WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [2]

BBT:Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar” là tên một cuốn tự truyện mà blogger Người Buôn Gió đang viết dở. Từng phần một sẽ được chúng tôi, với sự ủy quyền của tác giả, đăng tải lần lượt trên trang nhà. Mỗi phần, tùy theo nội dung của nó, chúng tôi sẽ đặt tên như một bài viết, nhưng để bạn đọc dễ theo dõi, tiêu đề chính sẽ là “Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar” kèm theo số thứ tự.

Theo đề nghị từ tác giả, chương mở đầu “Mùa đông năm 1990″ viết về những người hàng xóm sẽ chỉ xuất hiện trong sách in, như một món quà anh dành cho những người láng giềng của mình. Chương 2 chúng tôi đã đăng hôm tháng trước và từ nay sẽ giới thiệu các phần tiếp theo.

———————————————–

 Những ngày trong quân ngũ

Tôi vào quân đội, đơn vị của tôi có baỷ thằng lính người Hà Nội. Người ta gọi chúng tôi là trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Một cụm từ nghe rất tự hào thường dành cho con cái bọn dân đen. Con cái nhà các quan chức chẳng thấy được ” trúng tuyển ” bao giờ. Đi bộ đội hồi ấy tập tành loàng xoàng điều lệnh, điều lệ, mốt hai mốt. Nằm lê la bắn súng, ném lựu đạn, chui hàng rào…dăm ba món võ và kế hoạch tác chiến không gì cho lũ trẻ con vẫn chơi. Cuộc đời quân ngũ là đi lao động. Người ta lấy lính nào có phải để tập tành bảo vệ tổ quốc gì đâu, để lấy sức lao động của họ là chính. Một hình thức lấy lao động không phải trả công. Câu thành ngữ ” nước sông công lính ” là như vậy. Tôi đi lính năm 1900, thời thế lúc đó thay đổi nhiều. Biên giới Tây Nam người ta đã rút quân về, biên giới phía Bắc đã quan hệ bình thường. Thời của làm ăn kinh tế, các sĩ quan quân đội tận dụng chúng tôi để làm kinh tế cho họ. Đám lính chúng tôi đi đào mương, đào móng nhà, phụ hồ…rặt toàn công việc dùng đến sức lao động thô sơ. Bữa ăn chỉ có rau kho, rau nấu và một hay may lắm là hai miếng thịt to bằng đốt ngón tay út.

Một cảnh tiễn tân binh lên đường. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Một cảnh tiễn tân binh lên đường. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Tôi nhớ thằng Hải gầy đen người Sóc Sơn, nó gầy nhưng rất háu ăn. Nó bán dần quân tư trang mới cấp để mua đồ ăn. Có lần tôi thây nó vượt rào ra khỏi đơn vị, lúc tôi đứng gác bên ngoài. Nó đứng cầm cái áo mưa mới được phát, cứ người nào đạp xe qua là nó giơ chiếc áo ra hỏi.

- Cô ơi mua cháu cái áo…chú ơi mua giúp cháu cái áo.

Hết người này đi qua lắc đầu, lại đến người khác. Thằng Hải mắt mờ đi, nó thất thểu chui qua dãy chuồng lợn để vào doanh trại. Đến chiều nó chui rào ra quán, đổi chiếc áo lấy một bao thuốc lá Du Lịch và một bát mỳ có ít thịt bò bạc nhạc nổi lềnh phềnh.

Ở lớp lính nghĩa vụ trước tôi được hai anh quý, anh Trắng nhà ở Lương Văn Can và anh Hải Bột nhà ở làng Nhân Chính. Anh Dũng nhà giàu, chả hiểu sao phải đi lính. Đời anh đi lính cũng sướng, anh hút thuốc lá Malboro dài bao mềm. Thỉnh thoảng anh cho tôi vài điếu hút, hoặc anh dặn có đói thì lấy gì ở căng tin ghi tên anh. Hình như anh đóng tiền cho đơn vị nên chẳng phải lao động gì cả. Lúc nào có tập huấn thì anh tập vật vờ cho qua quýt , chẳng chỉ huy nào nói gì anh vì họ nhận tiền của anh hết.

Anh Hải Bột thì khác hẳn anh Dũng, anh Hải Bột đi lính nghĩa vụ hai năm mà hàm trung sĩ, quyền trung đội trưởng. Nhà anh Hải Bột không giàu, nhưng anh có nhiều quân tư trang của các lớp lính hết hạn ra về hay của lính đào ngũ. Anh Hải Bột lại có phụ cấp, mỗi lần đưa quân đi làm nhiệm vụ (tức đi lao động) anh còn được bồi dưỡng riêng thêm. Anh Hải hay gọi tôi sang trung đội anh ấy, lúc cho cái quần, lúc cho cái áo, kể cả chăn màn. Tôi bảo tôi có rồi mà, anh bảo mày ngu lắm, lấy mà bán hay đổi lấy cái gì mà ăn. Tôi nhớ ra thằng Hải Sóc Sơn bèn cầm về cho nó bán mua gì hai thằng ăn. Đôi khi anh Hải Bột còn cho tôi ít tiền.

Chẳng hiểu vì sao hai con người trái ngược nhau ấy lại quý tôi. Trong cuộc đời tôi sau này tôi gặp nhiều người tốt như thế, chẳng hiểu họ quý mến hay thương tôi vì điều gì. Anh Dũng Trắng khệnh khạng chả coi ai trong đơn vị ra gì, anh ngồi uống rượu với giò chả trong căng tin, hút thuốc lá xịn. Ai ra vào anh cũng mặc, không thèm đưa mắt nhìn. Nhưng lần đầu anh thấy tôi , gọi lại cho thuốc hút và gói mấy miếng chả bảo tôi cầm về ăn. Đầu tiên tôi nghĩ chắc anh thấy tôi gần nhà anh, nhưng chẳng phải, thằng Tiến Béo nhà ngay hàng Hòm, cách nhà anh chỉ bằng một phần tư đường nhà tôi. Nhưng chả bao giờ anh nói gì với nó. Còn anh Hải Bột đĩnh đạc và nghiêm nghị, anh còn được vào diện cảm tình Đảng, dự định đi học sĩ quan. Các anh ở đại đội khác, chẳng liên quan gì đến đại đội tôi. Nhưng cái thằng tôi láo nháo nhất trong số bọn lính mới vào lại được người như anh Hải quý thì tôi cũng chịu, chẳng hiểu nữa.

Tôi luôn đứng đầu trong số lính bị kỷ luật, không những là lính cũ mà cả lính mới, nói tóm lại là gì chứ trong số lính bị kỷ luật bao giờ cũng có tôi. Kỷ luật tức là lao động, lúc giờ nghỉ trưa cả đơn vị chìm trong giấc ngủ quý báu thì tôi đi gánh phân để tưới rau, đi cuốc luống trồng rau. Lũ kỷ luật có một cán bộ đứng ngồi trong bóng râm trông.

Tôi gánh phân đi qua sân đổ xuống ruộng rau cần. Lúc lấy phân tôi thấy mẩu báo quân đội nhân dân có ghi ngày 28- 5. Hai hôm sau ở khay thức ăn trong nhà ăn đơn vị. Khi tôi thò đũa gỡ đĩa rau cần cho tơi ra tôi lại thấy mẩu báo bằng hai ngón tay còn nguyên cái đoạn ngày 28-5.

Từ hôm đó tôi toàn gánh thùng không.Anh cán bộ sĩ quan ngồi trong bóng râm đời nào ra nắng mà chúi đầu thùng phân kiểm tra. Tôi đi qua cứ còng cái lưng ra vẻ nặng nhọc. Được vài hôm như thế thì bị lộ. Thì ra cái thùng nặng nó trĩu đòn gánh, dù tôi đi qua chỗ anh ta đứng có cố tình cầm móc xích vít xuống ra vẻ đi nữa thì hai cái thùng và chiếc đòn gánh nó cũng không thể giống thật. Anh sĩ quan gọi tôi lại kiểm tra, khi nhìn thấy hai cái thùng không, anh e hèm.

- Thằng này được, mày qua mặt tao bao nhiêu, đã thế tao gia hạn cho mày thêm 15 ngày nữa.

Tôi nói.

- Anh cho em nói vài lời được không ạ.

Anh sĩ quan gật đầu. Tôi nói.

- Anh ạ, mấy thằng kia kỷ luật chỉ có hạn 3 ngày, thằng 5 ngày là hết. Còn em anh thấy đó, không kể anh gia hạn 15 ngày thì hạn kỷ luật của em cũng cả tháng nữa chưa hết rồi. Trong vòng hơn một tháng đó em vừa thi hành kỷ luật lại vừa phạm kỷ luật. Đơn giản là em bị kỷ luật liên miên, thì mệt, làm sao gấp chăn vuông, lau súng tốt. Mà cái tội gấp chăn, lau súng không tốt mỗi tội là 3 ngày. Lại còn trốn đơn vị ra đường nữa, làm sao trong cả một tháng lại không có lần trèo tường ra mua bán gì. Cái đó là sự thật. Rồi tội cứ chồng chất tội, đến giờ em cũng chán chả gấp chăn, chả lau súng, thích em lại trèo tường ra ngoài. Toàn tội vặt , cứ cộng vào em chịu được tất. Giờ mà được nghỉ trưa em cũng chả ngủ được, khổ quen rồi.

Anh sĩ quan nheo mắt gật gù.

- Thế là mày có ý xin tao bớt cho 15 ngày.?

Tôi lắc đầu.

- Nếu xin 15 ngày em không xin, đằng nào cũng thế, em nói rồi, trong vòng hạn cũ 1 tháng kia thì em lại tiếp tục vi phạm và tiếp tục kỷ luật thôi.

Anh sĩ quan gằn giọng.

- Mày muốn gánh thùng không thế này qua mặt tao.?

Tôi từ tốn nói.

- Thùng có hay không chẳng quan trọng, vì ruộng rau đâu cần nhiều phân quá. Hình thức kỷ luật là cho thấy người vi phạm đang bị kỷ luật. Chứ đâu phải chuyện ruộng rau cần phân. Em gánh thùng không đi lại như thế này cũng là chịu kỷ luật rồi. Đổ nhiều phân quá chết rau chứ ích gì. Anh đã cho em nói thì em xin nói thế này. Anh bỏ tất tội cho em luôn, em hứa không vi phạm gì nữa. Chứ thời hạn kỷ luật của em giờ dài đến mức em quen với nó, em chịu đựng được, em vẫn vi phạm thêm chả sợ gì nữa. Vì em coi như đời em là đời kỷ luật, giờ có sửa cũng chả làm gì.

Anh cán bộ ngẫm nghĩ, tôi bồi thêm.

- Mà em thi hành kỷ luật dài, anh lại phải đứng trông em dài, cả hai anh em mình hành nhau. Giờ anh tuyên bố bỏ qua tất, em cũng chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, điều lệ, điêu lệnh… anh cũng được cấp trên nói là có phương pháp giáo dục. Kéo dài mãi như thế này chả đi vào đâu, em nói thật là em cũng quen kỷ luật rồi. Mình em đã đành, vì kéo thêm anh phải trông nên chỗ anh em , em nói tình cảm xin anh thế.

Anh cán bộ chỉ huy ngẫm nghĩ một vài phút, anh ta tặc lưỡi.

- Thôi tao tin mày một lần xem sao.

Tôi không vi phạm gì mấy cái vụ lặt vặt nữa. Ở đơn vị tôi có anh Giàn người Hải Dương là chính trị viên đại đội. Quê gốc tôi từ ba đời trước ở Hưng Yên. Có lần Hưng Yên và Hải Dương gộp với nhau làm một tỉnh. Gọi là Hải Hưng, thời ấy lâu lắm rồi khi các anh tôi mới sinh, bởi bố tôi đặt tên hai anh tôi như vậy để nhớ quê hương. Nhưng ở Việt Nam hay có tật nhận đồng hương, đồng hương chỉ cần có dính dáng tí cũng là đồng hương. Tôi và anh Giàn nhận nhau là đồng hương một phần dây mơ, rễ má là vậy. Một phần tôi là thằng hay có trò nghịch oái ăm nhất đại đội, cãi lý cũng vào hàng đầu. Vì là chính trị viên đại đội anh Giàn cũng dây dưa với tôi một phần vì nhiệm vụ của anh. Chính trị viên đại đội Giàn đẹp trai, cười tươi và hiền. Chưa thấy anh nặng lời với lính, thậm chí đến phiên anh trực chỉ huy đại đội, thằng lính nào vi phạm anh cũng xử lý nhẹ hơn đại đội trưởng hay đại đội phó quân sự.

Vậy tôi có ô dù, nhưng tính tôi lạ lùng là không có ô dù có khi tôi còn phá phách. Có ô dù lại giữ gìn, vì không muốn phiền ô dù của mình. Sợ mang tiếng là lợi dụng tình cảm rồi này nọ. Bỗng nhiên tôi ngoan, bọn trung đội tôi cũng thấy làm lạ.

Một tối đến phiên tôi gác ngoài bốt điện của trung đoàn, tít ngoài phố. Bốt điện thì ai trộm cắp hay phá hoại làm gì. Người ta cứ làm cao như là gác mục tiêu quan trọng, nhưng cũng phải có mục tiêu để lính tập canh gác chứ. Tôi vác súng AK ( súng làm quái gì có đạn ) gác một mình, ngắm gái qua lại. Tiền không có , đói meo , thèm thuốc. Cứ vạ vật mong hết phiên người khác ra thay. Buồn ngủ díp cả mắt mà không dám chui vào thềm bốt điện ngủ sợ chỉ huy đi kiểm tra bắt gặp. Đến 10 giờ thì hết ca, tôi uể oải vác súng đi bộ hơn một cây về đơn vị.

Đến giữa sân tôi thấy một tốp lính vẫn đứng dưới ánh đèn đỏ mờ mờ, lại gần tôi mới nhận ra trung đội mình. Họ đang đứng vì bị kỷ luật. Thế là tôi không được ngủ, tôi ngồi phịch trước hàng lính đang đứng im lìm nhẫn nhục, tất cả chúng tôi chờ đợi chỉ huy cho về phòng ngủ. Nhưng chỉ huy chúng tôi ở trong phòng đóng kín cửa xem Wordcup90, chốc có tiếng hò reo vọng ra. Dường như họ đã quên chúng tôi. Tôi ngồi vò đầu , bứt tai sốt ruột chờ, đám đồng đội tôi chốc lại đổi chân, có người ngủ đứng. Mấy chục con người chẳng ai nói gì cả, cứ chống súng xuống đất, chân trụ, chân nghỉ mà gà gật. Đêm sương bắt đầu đọng trên thép súng thành giọt nhỏ. Thoảng có người ngủ gật suýt làm rơi súng hoặc mất đà suýt ngã.

Tôi bắt đầu ngứa chân tay, ngồi mãi cũng chán, đứng dậy đi loanh quanh. Tôi để súng dưới đất gác trên cái mũ, chắp hai tay sau đít tôi đi trước hàng quân. Đi hết đầu này lại vòng lại đầu kia, vừa đi vừa cúi đầu, chốc lại thở dài, chốc lại chép miệng. Đám đồng đội tôi thấy vậy, nhiều đứa đã tỉnh táo lại, họ biết tôi sắp làm gì đó. Tôi hỏi.

- Làm sao riêng trung đội mình bị phạt thế.?

Đám đồng bọn (trong đồng đội chung thì có vài thằng chơi thân gọi là đồng bọn) tôi kể. Đại khái khi điểm danh xong, đến phần dặn dò ưu khuyết điểm trong ngày. Đồng chí đại trưởng hỏi.

- Từ giờ các đồng chí có thế không?

Đằng đầu nghe rõ đồng chí ấy cảnh cáo việc leo tường, lên đồng thành ”không ạ ”. Trung đội tôi đăng sau, toàn tân binh đang tuổi ăn , tuổi ngủ. Đếm tầm ấy gà gật mong sao giải tán nhanh để đặt lưng. Nghe gà nghe vịt thế nào tưởng đại trưởng bảo nhất trí cái gì đó không, cả bọn đáp ”có ạ”.

Quá ngán ngẩm vì một điều không đâu, lính cứ phản xạ thế, có và không. Chung quy tại mệt quá, chả tập trung chứ có phải chống đối gì đâu. Tôi ngồi trên cái mũ, súng ôm vào lòng. Nghĩ lát tôi bắt đầu ngứa mồm nói. Đầu tiên tôi ngứa chân tay, loay hoay một lúc là tôi ngứa mồm. Các cụ bảo lỡ chân tay thì đỡ được, lỡ mồm khó mà đỡ được. Tôi còn trẻ, chả nghĩ được nhiều. Tôi mở miệng diễn thuyết một hồi. Đầu tiên tôi kể chúng ta là con người, đi lính đây là nghĩa vụ, ở nhà cha mẹ chúng ta không hành hạ chúng ta, giờ vào đây cơm ăn thì đói, tập tành khổ cực chúng ta đã gắng chịu…..thế nhưng cái chuyện này là nhầm lẫn nhỏ. Nhưng họ thể hiện quyền uy mà hành hạ chúng ta. Họ chả phải máu mủ gì với mình, họ hành hạ vì họ thấy thế là họ hạnh phúc. Giờ họ xem bóng đá, đêm nay đá liên tiếp mấy trận. Họ quên chúng ta đã cả ngày mệt mỏi, đói khát đang phải đứng đây. Kỷ luật chúng ta vì một điều nhầm lẫn vô thức đã là đáng trách, nhưng mà đưa hình thức kỷ luật xong họ mải vui quên béng chúng ta mà là điều khiên chúng ta phải nghĩ.

Đám quân bắt đầu lao xao, nhiều câu chửi thề, nhiều ý kiến hậm hực.

Tôi nói tiếp.

Giờ tao không liên quan gì, không bị kỷ luật như chúng mày. Nhưng tao thấy thế này quá bất công. Anh em mình đã thế bỏ về nhà hết, bỏ đông thế này họ chả dám làm gì đâu. Vài thằng bỏ mới chết.

Tiếng bàn bạc rộn lên, thằng đồng ý, thằng ngần ngừ. Tôi bảo.

- Thằng nào bỏ về thì về, thằng nào không về thì cứ đứng đây đến sáng mai. Giờ tao đi cất súng tao về nhà xem bóng đá đây.( Đơn vị chúng tôi không xa nhà lắm, thằng nào nhà xa nhất cũng chỉ cách đơn vị 50 cây.) Thằng nào nhà xa thì dạt về thằng nhà gần đêm nay, mai về nhà đỡ mệt.

Lúc tôi vào cất súng, hơn chục thằng bỏ đội ngũ vào cất theo. Tốp đầu tôi đi cùng có 7 thằng, tốp sau hơn 10 thằng. Còn lại hai mươi thằng vẫn đứng.

Nửa đêm tầm khoảng 3 giờ sáng, lúc bọn tôi đang ngủ ở nhà thằng Ái phố Khâm Thiên. Trung đội trưởng gõ cửa. Chúng tôi bị lùa lên xe ô tô về đơn vị.Trở lại đơn vị thấy các chỉ huy lớn nhỏ đứng đó hết, chẳng vị nào nặng lời, họ bảo chúng tôi đi ngủ. Gần sáng thì xe đơn vị đưa nốt đám lính bỏ trốn về không sót thằng nào. Hóa ra hai mươi thằng ở lại sau cũng bỏ về nhà hết sau lúc bọn tôi đi. Cả ngày hôm đấy chúng tôi chờ đợi thấp thỏm xem bị kỷ luật gì không, họp hành kỷ luật gì không. Tuyệt nhiên cả ngày chả thấy gì. Nét mặt chúng tôi thằng nào thằng ấy đầy lo âu, ai cũng đoán là tội nặng quá phải chờ cân nhắc kỷ luật.

Tối điểm danh, trung đội tôi vào buồng chuẩn bị chăn màn ngủ, thì đại trưởng vào. Ông bảo trung đội trưởng đóng cửa phòng lại. Đại trưởng đi lại giữa phòng, mặt mũi nghiêm trọng, ông đợi chúng tôi khiếp hãi mới nói.

- Lịch sử cái đơn vị này từ khi thành lập, chưa bao giờ có chuyện đào ngũ một lúc đông như vậy.

Chúng tôi im lặng, cúi đầu. Đại trưởng gằn giọng hỏi.

- Ai đầu têu, ai bỏ về trước, ai xúi mọi người.?

Chúng tôi im lặng, chẳng ai nói gì.

Đại trưởng quát.

- Tôi hỏi ai đầu têu?

Chẳng ai trả lời, chúng tôi cúi đầu và cúi đầu.

Đại trưởng nói.

- Tôi sẽ mời bố mẹ các anh lên đơn vị để nói việc này, trước khi kỷ luật các anh, việc các anh làm là rất nghiêm trọng. Có thể phải đưa ra tòa án binh.

Tôi nói, tôi vừa cất tiếng nói thấy mọi người nhìn tôi như họ trút được gánh nặng. Tôi biết nếu ông chỉ huy hỏi kiểu này thì muôn kiếp chả thằng nào khai ra ai. Vì như thế là phản bội đồng đội. Tôi cũng không muốn kéo dài thêm nếu cứ để ông ấy độc thoại mà không ai trả lời. Tôi thưa.

- Thưa anh, chúng em đều đủ 18 tuổi, đủ tuổi đi lính, đủ tuổi chịu trách nhiệm. Bọn em không còn là học trò nữa mà phải mời bố mẹ chúng em đến đây. Chúng em làm sai, chúng em xin chịu.

Đại đội trưởng bảo tôi bước lên gần ông ta. Tôi tiến lên một cách anh dũng. Thật ra không anh dũng thì cũng phải tiến đến vì sợ. Tôi cố đi cho thật đúng tác phong nhà lính, ưỡn ngực, bẻ hai vai về đằng sau, đầu ngẩng cao, chân bước thẳng hàng.

Thật dại dột khi đi kiểu đó, tôi không ngờ đến gần, bị đại trưởng bất thình lình móc cho hai quả đấm vào mỏ ác. Đang ưỡn ngực, vươn vai thì lãnh đủ, tránh sao kịp. Tôi gập người vì đau, nhưng cố gắng đứng dậy lại tư thế thật nhanh trước mặt vị chỉ huy.

Đại trưởng cười. Ô lúc này ông ta lại cười được. Cả đám lính đang sợ hãi cũng phải bật cười rúc rích. Đại trưởng bảo.

- Tao hỏi thế thôi, chứ biết mày là thằng đầu têu. Tao thử thế đoán thế nào mày cũng thò mặt ra, y rằng vậy. Giờ đi ngủ, mai riêng mày lên gặp tao sau giờ ăn sáng.

Hóa ra chuyện mấy chục thằng bỏ về, làm các cấp chỉ huy sợ xanh mặt. Lúc lùa chúng tôi về hết rồi họ mới thở phào, vì trung đoàn chúng tôi đóng độc lập. Nên chỉ huy trung đoàn họp và quyết định coi như không có vụ này.

Sáng ở phòng chỉ huy đại đội, tôi được uống trà. Hút thuốc ngon. Nghe đại trưởng tâm tình đời lính một hồi. Rồi ông ta dẫn tôi lên trung đoàn mang theo nội vụ cá nhân. Tôi chào anh em vác đồ đi. Họ hỏi đi đâu tôi cũng không biết. Mọi người động viên an ủi tôi cố gắng, mạnh khỏe và bình yên.

Tới trung đoàn, tôi được đại trưởng giao cho cán bộ quân lực. Cán bộ quân lực là người điều động lính từ đơn vị này sang đơn vị khác. Lính chúng tôi cho rằng ông ta hơi nhiều mầu, vì ông có thể điều lính đến chỗ ngon lành như nhà bếp, căng tin, nhà xe, nhà kho, hậu cần, tiếp vụ…những chỗ ăn ngon mà lại nhàn hạ. Nhưng ông cũng điều đi những chỗ khổ nhất như sang đơn vị nào đó ở xa khuất nẻo nơi chó ăn đá gà ăn sỏi.

Cán bộ quân lực bảo tôi đi theo, đến phòng bên cạnh phòng ông. Ông bảo tôi bỏ đồ vào đấy rồi sang phòng ông bên cạnh nói chuyện. Tôi sang thấy ông đang cầm hồ sơ của tôi, ông bảo tôi ngồi xuống rồi nói.

- Tôi thấy chữ cậu đẹp, bảo cậu lên đây làm phụ giúp tôi. Sáng cậu đun nước, đi lên nhà ăn lấy 2 suất ăn, trưa và chiều cũng vậy. Giặt quần áo cho tôi và tôi cần ghi chép gì thì cậu ghi theo tôi dặn. Công việc có thế, không phải tập tành gì vất vả như dưới kia. Tối thì từ 7 có đi đâu đến 9 giờ về thì về. Một thời gian nữa tôi sẽ xếp cậu việc khác.

Thời gian nữa là gì, là một thời gian ngắn sau khi phục vụ cán bộ quân lực, ông bảo tôi về nhà, bao giờ áng chừng đến hạn ra quân thì vào đây lấy giấy ra quân.

Tôi thoát khỏi quân đội trên hình thức sớm nhất, nhưng sau trên giấy tờ cũng sớm hơn các đồng đội cùng lứa.

© Người Buôn Gió

© Đàn Chim Việt

 

2 Phản hồi cho “Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [2]”

  1. Lâm Vũ says:

    Đúng là phải ngang tàng thế mới dám đi buôn “gió” chứ nhỉ! (Một lỗi typo: ” Tôi đi lính năm 1900, thời thế lúc đó thay đổi nhiều”)

  2. noileo says:

    Người Việt mình trong nước, đặc biệt là quý các nhà trí thức, “trí thức là lãnh đạo” mà, hãy noi gương Người Buôn Gió mà đứng lên, trước mắt là tự giải phóng & giải thoát chính mình, cho bản thân mình được nhờ, không phải làm cục phân xã hội chủ nghĩa, không phải viết kiến nghị xã hội chủ nghĩa xin sỏ đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa chuyên nghề truyền thống Hồ chí Minh hửi rắm tây ăn cứt tàu, bán nước cưu đảng,

    sau là cho dân đen đuọc nhờ, đuọc độc lập tụ do hạnh phúc bình thường, [chứ không phải cái "độc lập tự do hạnh phúc xã hội chủ nghĩa đểu cáng của cụ Hồ chí Minh vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu, đầu têu rước giặc tàu vào VN, dựa vào súng đạn Tàu cộng dựng nên chế độ cộng sản VNDCCH độc tài đê tiện gian ác, khủng bố thảm sát nhân dân VN, phản quốc bán nước, cắt HS dâng cho giặc tàu],

    cho nhân dân đuọc thục sự làm chủ mảnh đất & căn nhà thiết thân của mình, do mình tạo mãi, khai hoang lập nghiệp, thoát khỏi ách cai trị cộng sản Hồ chí Minh tàn dân hại nước, vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu

    cho đất nước VN mình phục hồi, mau chóng tiến lên với nhân loại bằng những cung cách bình thường của con người, chứ không phải, như hiện tại, mãi mãi tụt hậu, đi đến mất nước vào tay giặc Tàu , với cung cách & cuộc sống & ách cai trị “xã hội chủ nghĩa” quái dị, quái thai của bọn cộng sản Hồ chí Minh gian ác tay sai giặc Tàu

Leave a Reply to Lâm Vũ