WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện 16 tấn vàng của VNCH và nỗi oan 30 năm của ông Thiệu

16 tấn vàng là ngân khoản dự trữ của chính phủ Việt Nam Cộng hòa cất trong Ngân hàng Quốc gia vào thời điểm tháng 4 năm 1975, khoảnh khắc cuối cùng của sự tồn tại của nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Số vàng này gồm 1.234 thôi, trị giá 220 triệu đô-la Mỹ theo tỷ giá vào thời điểm đó.

Ảnh minh họa. Nguồn Vtm.vn

16 tấn vàng này gắn liền với tên tuổi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong giai đoạn cuối cùng của chế độ, người đã phải chịu một tin đồn tai tiếng kéo dài suốt hơn 30 năm.

Bối cảnh

Vào tháng 3 và tháng 4 năm 1975, các tuyến phòng thủ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa liên tục sụp đổ trước cuộc tổng tấn công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong khi đó, Quốc hội Mỹ từ chối đề nghị của Chính phủ Mỹ về việc viện trợ quân sự khẩn cấp cho Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền này đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.

Kế hoạch đem 16 tấn vàng ra nước ngoài

Để cứu vãn sự sụp đổ hoàn toàn hay ít ra cũng làm chậm nó, từ đầu tháng 4, khi hy vọng được Mỹ viện trợ khẩn cấp đã gần như không còn, Nguyễn Văn Thiệu đã lập một kế hoạch khác để vay tiền cho Việt Nam Cộng hòa. Ông cử ngoại trưởng Vương Văn Bắc bay sang Saudi Arabia, đề nghị quốc vương Haled tiếp tục đồng ý cho Việt Nam Cộng hòa vay tiền như phụ vương của ông ta (vua Faisal) đã hứa trước khi bị hạ sát. Nhưng để đạt được giải pháp tài chính nhanh hơn nữa, Nguyễn Văn Thiệu cử tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng ngày 15 tháng 4 bay sang Mỹ để cùng ngoại trưởng Vương Văn Bắc xúc tiến vận động hành lang để vay 3 tỉ USD từ chính phủ Mỹ, với 4 khoản thế chấp là tài nguyên dầu hỏa và nông nghiệp của Việt Nam Cộng hòa, số tiền mấy trăm triệu USD mà quốc vương Haled hứa cho vay, và 16 tấn vàng dự trữ đang nằm trong hầm của Ngân hàng Quốc gia ở bến Chương Dương. [1] Theo ông Nguyễn Tiến Hưng, thư ông Thiệu gửi Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ có đoạn: “Tôi trân trọng thỉnh cầu Ngài kêu gọi Quốc hội cho Việt Nam Cộng hòa vay dài hạn 3 tỷ đô la, chia làm ba năm, lãi suất do Quốc hội ấn định, và xin triển hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu hoả và canh nông của Việt Nam Cộng hòa sẽ dùng làm tiền thế chân cho món nợ này. Món nợ giúp chúng tôi chống xâm lăng và cho chúng tôi cơ hội để tồn tại như một quốc gia tự do. [2]

Cũng từ đầu tháng 4, ông Nguyễn Tiến Hưng đã đề nghị giải pháp dùng vàng dự trữ để mua vũ khí cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa như là “nỗ lực phòng thủ cuối cùng” và đề xuất các phương pháp chuyển tiền ra nước ngoài. Số vàng dự trữ lúc đó còn 16 tấn, trị giá khoảng 220 triệu USD (theo giá vàng lúc đó)[3] được giao cho Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Lê Quang Uyển phụ trách chuyển ra ngoại quốc để thế chấp. Ông Uyển lập tức liên lạc với các hãng hàng không TWA, Pan Am và Hãng bảo hiểm Lloyd’s ở London. Nhưng thông tin bị lộ ra ngoài. Ngày 5 tháng 4, một số tờ báo nước ngoài đã bắt đầu đăng tải những bản tin sốt dẻo đó, với sự ám chỉ về một âm mưu chiếm đoạt của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. [4] Các tờ báo lớn có phóng viên thường trú tại Sài Gòn đưa tin “tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chuẩn bị mang 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam”. Không chỉ BBC, AP, mà nhiều tờ báo khác như Los Angeles Times lúc đó cũng đăng tin. Báo chí Việt Nam Cộng hòa cũng đưa tin về sự kiện này. Tờ Chính Luận ngày 16-4 đăng tuyên bố của phát ngôn viên chính phủ: “Hoàn toàn là tin thất thiệt, đầy ác ý, cố ý bôi lọ”. và: “Tình trạng loan tin thất thiệt và cố ý bôi lọ của các hãng thông tấn và báo chí ngoại quốc loan đi không phải mới xảy ra mà đã kéo dài từ lâu”[5].

Kế hoạch chuyển vàng đi Thụy Sĩ vì thế đã bị vỡ. Các hãng hàng không và bảo hiểm quốc tế từ chối phi vụ này vì sợ bị dư luận chỉ trích.

Đại sứ Mỹ Martin can thiệp để giúp chuyển vàng đi. Để hy vọng làm tan đi mối nghi ngờ xung quanh vụ việc, Martin thuyết phục Nguyễn Văn Thiệu gửi vàng vào Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại New York (Federal Reserve Bank of New York), nơi nhiều nước khác cũng gửi tài sản. Nguyễn Văn Thiệu đồng ý.

Ngày 16 tháng 4, đại sứ Martin đã điện về Washington xin một chuyến bay quân sự đặc biệt được bảo hiểm để chở số vàng đó đi New York. Nhưng không quân Mỹ và Ngân hàng dự trữ liên bang New York đã không dễ dàng tìm được hợp đồng bảo hiểm cho một khối tài sản lớn như thế từ một nước đang có chiến tranh. Cuối cùng thì vấn đề bảo hiểm cũng được dàn xếp xong. [3]. Sáng ngày 25 tháng 4, một chiếc máy bay quân sự từ căn cứ Clark (Philippines) đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất tại Sài Gòn, sẵn sàng bốc 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam.

Kế hoạch bất thành

Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Xuân Lộc – tuyến phòng thủ cuối cùng cho Sài Gòn, người đưa ra quyết định chuyển vàng ra nước ngoài là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã phải từ chức do sức ép lớn từ Mỹ, Pháp khi họ muốn tìm kiếm một giải pháp cứu vãn Việt Nam Cộng hòa bằng thương lượng. Dù ông Thiệu đã từ chức không còn quyền hành gì, nhưng nhiều người vẫn không muốn sự có mặt của ông tại Sài Gòn trong những ngày căng thẳng đó. Tân tổng thống Trần Văn Hương khuyên ông nên sớm rời khỏi Việt Nam.

Đêm 25 tháng 4, với sự hộ vệ của các nhân viên CIA Mỹ[6], cùng với cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Văn Thiệu ra đi với tư cách là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch (qua đời ngày 5 tháng 4). Ông không còn quyền lực gì đối với 16 tấn vàng khi đó vẫn nằm nguyên trong hầm chứa của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Còn dư luận thì vẫn bán tín bán nghi về tin đồn tổng thống mang vàng đi, dù đã có tuyên bố cải chính của chính phủ Việt Nam Cộng hòa ngày 16 tháng 4. [5]

Khi Nguyễn Văn Thiệu hết quyền Tổng thống, những người có thẩm quyền lúc đó đã không chịu làm theo ý ông Thiệu nữa. Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn Hảo, cựu phó thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm tổng trưởng canh nông và kỹ nghệ thời chính phủ Nguyễn Bá Cẩn, lúc đó là người giữ liên lạc giữa chính quyền Sài Gòn và sứ quán Mỹ, hoàn toàn không muốn chuyển 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam[7].

Trong Hồ sơ mật dinh Độc Lập, tác giả Nguyễn Tiến Hưng viết: Nguyễn Văn Hảo vào gặp tổng thống Trần Văn Hương và dọa rằng: “Nếu tổng thống cho phép chuyển số vàng ấy ra ngoại quốc thì trong trường hợp tướng Minh (tức ông Dương Văn Minh) lên thay, tổng thống sẽ bị lên án là phản quốc!”. Ông Hương đồng ý giữ vàng lại. Sáng ngày 24 tháng 4 (một ngày trước khi ông Thiệu rời Việt Nam), ông Hảo điện cho cố vấn kinh tế đại sứ quán Mỹ Denny Ellerman, nói rằng: tổng thống Trần Văn Hương đã quyết định hoãn vô thời hạn việc chuyển vàng ra khỏi Việt Nam, cho đến khi một chính phủ mới được thành lập.[8]

Đại sứ Martin bất ngờ trước tin này, nhưng ông không cố gắng thuyết phục tổng thống Hương hủy bỏ lệnh ấy mà quyết định tạm để vàng ở lại vì nó có thể nâng cao vị thế của chính phủ Việt Nam Cộng hòa khi thương lượng với phe Cộng sản. Ông lệnh cho chiếc máy bay tiếp tục đợi cho đến nửa đêm ngày 27 tháng 4.[8] Trả lời phỏng vấn TS Nguyễn Tiến Hưng ngày 27 tháng 3 năm 1985, Martin kể: “Vào lúc chót, tôi có nghĩ đến việc liên lạc với người bạn cũ ở Thái Lan là tư lệnh không quân Dhawee Chulasapaya. Sau đó, kêu gọi thêm một số thủy quân lục chiến Thái Lan bay qua Sài Gòn để giải phóng số vàng, mang nó đi. Nhưng chỉ nghĩ thế thôi… Vàng vẫn còn lại ở đó”.

Ngày 27 tháng 1 năm 1976, cựu đại sứ Martin đã giải trình trước Quốc hội Mỹ về chuyện 16 tấn vàng:

…Những sắp xếp tạm thời đã được thực hiện để chuyển số vàng dự trữ của VN cộng hòa sang Ngân hàng Bank of International Settlement (BIS) ở Basel bên Thụy Sĩ nhằm có thể làm thế chấp cho một khoản vay mua đạn dược tại châu Âu. Khi tin này lộ ra thì không có cách nào chở vàng đi bằng đường hàng không thương mại được nữa.

Bởi vậy đã có những sắp xếp tiếp theo để chuyển nó sang tài khoản (của VN cộng hòa – NV) tại Ngân hàng Dự trữ liên bang New York.

Chẳng may, đang khi có sự chậm trễ về phía Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm nguồn bảo hiểm (cho việc chuyên chở số vàng) thì tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra đi. Ông phó thủ tướng (Nguyễn Văn Hảo) và tổng trưởng tài chính đã không xin được phép của tân tổng thống (Trần Văn Hương) để chuyển số vàng này đi…“. [2]

Tiếp quản sau sự kiện 30 tháng 4

Theo phóng sự điều tra của báo Tuổi Trẻ [9], ngày 2 tháng 5, cựu Phó Thủ tướng VNCH Nguyễn Văn Hảo gặp lãnh đạo Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định, ông trình bày chi tiết về câu chuyện liên quan đến 16 tấn vàng và đề nghị Ủy ban quân quản tiến hành tiếp quản và kiểm kê ngay.[10]

Cũng theo báo Tuổi Trẻ [9], ông Hoàng Minh Duyệt, chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia, nói về những nhân viên bảo vệ ngân hàng của chế độ cũ “đã không rời vị trí vì nhiệm vụ của họ là bảo vệ an toàn kho tiền và vàng dự trữ, không để nó bị xâm nhập, cướp phá giống như nhiều tòa nhà và trụ sở lân cận. Họ giữ vị trí cho đến khi những người lính giải phóng xuất hiện”.

Cũng theo báo Tuổi trẻ, các ông Huỳnh Bửu Sơn, Lê Minh Kiêm là các nhân chứng trực tiếp bàn giao vàng cho chính quyền mới. Đầu tháng 6 năm 1975, Huỳnh Bửu Sơn, người giữ chìa khóa kho vàng, và Lê Minh Kiêm, người giữ mã số của các hầm bạc được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia cùng đơn vị tiếp quản tiến hành kiểm kê các kho tiền và vàng của chế độ cũ. Số tiền và vàng nằm trong kho khớp đúng với sổ sách từng chi tiết nhỏ.

Ông Huỳnh Bửu Sơn kể về cuộc kiểm kê kho vàng lần cuối cùng khi bàn giao cho chính quyền mới:[11] Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi.

Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau… Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả số vàng thoi và tiền vàng cổ đều được theo dõi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán của ngân hàng theo dõi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập tồn kho.

Tai tiếng của Nguyễn Văn Thiệu

Từ đầu tháng 4 năm 1975, khi Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn tại vị, một số tờ báo nước ngoài đã bắt đầu đăng tải tin về kế hoạch chuyển 16 tấn vàng ra nước ngoài với sự ám chỉ về một âm mưu chiếm đoạt của ông. Báo chí Việt Nam Cộng hòa cũng đưa tin về sự kiện này. Tuy có báo đăng tuyên bố cải chính của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, nhưng sau khi ông Thiệu đã ra đi, ngày 28 tháng 4, báo Độc Lập khác của Việt Nam Cộng hòa đăng một bản tin về chuyến ra đi của ông Nguyễn Văn Thiệu với chi tiết: “Tin Reuters ghi nhận liền sau khi đoàn người Nguyễn Văn Thiệu cùng tùy tùng xuống phi cơ và được đưa vào phòng khách danh dự, một số hàng hơn 10 tấn cũng đã được cất xuống theo”.[5] Các báo chí viết tường thuật nói ông Thiệu đã bỏ trốn với một số lượng vàng lớn lấy đi từ ngân khố của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. [12].

Trong hồi ký “Đại thắng mùa xuân”, Đại tướng Văn Tiến Dũng khẳng định Nguyễn Văn Thiệu đã mang 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam[13].

Theo Việt Báo [14], trong suốt 26 năm từ năm 1975 cho đến khi ông Thiệu qua đời, Hà Nội vẫn “rêu rao dựng đứng tin tổng thống Thiệu ra đi mang theo 16 tấn vàng ông đã vơ vét”. Ngay cả khi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu qua đời, báo Thanh Niên, báo Nhân Dân, và các cơ quan truyền thông của Việt Nam “vẫn công nhiên lôi chuyện 16 tấn vàng để bôi nhọ tổng thống Thiệu”.

Còn theo báo Tuổi Trẻ, “có quá ít tài liệu trong nước đề cập một cách chính xác và đầy đủ về chuyện này sau năm 1975″, cũng theo tờ báo này, “Trong một cuốn sách khá nổi tiếng[15] đã được tái bản khá nhiều lần trong hơn 20 năm qua (ở Việt Nam), người ta đọc được một đoạn “có vẻ chắc chắn” như sau: “Thiệu và Khiêm đáp máy bay rời Sài Gòn sang Đài Loan, nơi anh ruột của Thiệu đang còn làm đại sứ (tức ông Nguyễn Văn Kiểu). Thiệu mang theo năm vali chứa đầy đôla. Trước đó, Thiệu đã mướn một chiếc máy bay chở hành khách cỡ lớn của Mỹ, đưa khỏi Việt Nam 17 tấn vàng bạc, châu báu, tài sản quí mà gia đình y đã vơ vét được sau hai nhiệm kỳ làm tổng thống””[5].

Theo Luật sư Lê Công Định[16], từ sau năm 1975, “rất nhiều ấn phẩm trong nước đã thay nhau đổ tội và kết án ông trong “vụ án” bịa đặt này với những “bằng chứng” chắc chắn như thể chính các tác giả đều tận mắt trông thấy”.

Mọi nguồn thông tin đều không bênh vực cho ông Thiệu, ông ra đi mang theo một cái án là kẻ ăn cắp tài sản quốc gia.

Trong nhiều năm sau chiến tranh, những người biết rõ số phận của 16 tấn vàng tại các cơ quan chức năng nhà nước đã không đính chính tin đồn. Sau này, khi thông tin đã được phổ biến rộng rãi qua loạt phóng sự điều tra của báo Tuổi Trẻ. Khi được hỏi tại sao lâu nay Nhà nước Việt Nam không đính chính, ông Lữ Minh Châu, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trả lời: “Mình biết rất rõ là số vàng đó vẫn còn, đã được kiểm kê cẩn thận và đưa vào tài sản quốc gia, nhưng không đính chính vì đó là tin đồn đăng trên báo chí, có ai đặt câu hỏi chính thức với Nhà nước đâu”. [17]

Giải oan

Sau hơn 30 năm, tháng 12 năm 2005 hồ sơ mật được phép giải mã, chính phủ Anh công bố Hồ sơ Bộ Ngoại giao trong đó có phần nói về chuyện vị lãnh đạo của chính quyền Việt Nam Cộng hoà chuyển sang sống tại khu ngoại ô của London như thế nào. Tuy nhiên, hồ sơ này không nói đến số vàng nào được ông Thiệu mang tới Anh.[12]

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 29 Tháng 12 năm 2005[12], Cựu Tổng trưởng Kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng nói rằng số tiền vàng này chưa mang ra khỏi Việt Nam, nhưng ông không phải là nhân chứng của vụ việc.

Dư luận nhân dân đặt câu hỏi về việc ông Thiệu có mang vàng ra ngoài hay không và nếu không thì giờ ở đâu.[5]

Trong loạt phóng sự điều tra được đăng từ ngày 26 tháng 04 năm 2006, báo Tuổi Trẻ đã phỏng vấn các nhân chứng trực tiếp liên quan đến 16 tấn vàng, làm rõ rằng cựu Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu không “đánh cắp” số vàng này. Tuy nhiên, ông đã qua đời từ trước đó, vào năm 2001.

Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, số lượng tiền vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách từng chi tiết nhỏ.[1]

Về tai tiếng của Nguyễn Văn Thiệu, Luật sư Lê Công Định viết: “tìm ra tận cùng của sự thật, báo Tuổi Trẻ đã làm được một việc thiện xét từ góc độ lương tri”.[16]

Thông tin thêm

Theo Báo Tuổi Trẻ, Wikipedia (không nêu rõ phiên bản nào của Wikipedia ngôn ngữ nào) đã viết những thông tin “giật gân” rằng :

Martin (đại sứ Mỹ tại Sài Gòn – NV) giúp gia đình Thiệu ra đi, nhưng chỉ cho mang theo đồ vật cá nhân nhỏ. Thế là tay cựu tổng thống và bà vợ phải tính đến cách khác. Mai Anh (vợ Thiệu) đã xoay xở lấy được 16 tấn vàng ra khỏi ngân hàng quốc gia bằng cách ép dọa thuộc cấp. Bà ta cho chuyển phần lớn số vàng thỏi ấy lên một chiếc máy bay thuê của Hãng hàng không Thụy Sĩ. Nhưng các phi công, sau khi khám phá ra đó là vàng, đã hỏi sứ quán Thụy Sĩ và cuối cùng từ chối không chở nữa. Lý Long Thân (chồng em nuôi vợ Thiệu) nhảy vào cứu nguy. Thân ra lệnh chở vàng bằng tàu Trương Tinh đi Pháp, để sau này Thiệu nhận lại ở đó“. [5]

Bảng kê thoi vàng đựng trong các tủ sắt

Hầm số 3

Tủ số 40: 80 thoi

Tủ số 41: 80 thoi

Tủ số 42: 80 thoi

Tủ số 43: 80 thoi

Tủ số 44: 80 thoi

Tủ số 45: 80 thoi

Tủ số 46: 80 thoi

Tủ số 47: 73 thoi

633 thoi

Hầm số 6

Tủ số 202: 35 thoi

Tủ số 203: 80 thoi

Tủ số 204: 80 thoi

Tủ số 205: 80 thoi

Tủ số 206: 79 thoi

Tủ số 207: 89 thoi

Tủ số 215: 88 thoi

Tủ số 216: 70 thoi

601 thoi

Tổng cộng: 1.234 thoi vàng
(Nguồn: Nha Phát hành, tháng 4-1975)[11]

________________________________________________________________________________________

  1. ^ Báo Tuổi Trẻ, Kỳ 3: Không có ánh sáng cuối đường hầm
  2. ^ a b Nguyễn Tiến Hưng – nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch của chế độ VNCH, Khi đồng minh tháo chạy, chương 12,13
  3. ^ a b Frank Snepp, Decent Interval, Penguin Books Ltd. 1980, tr. 298
  4. ^ Báo Tuổi Trẻ, Kỳ 4: Kế hoạch bí mật từ dinh tổng thống, 29/04/2006 truy cập được đến ngày 7/12/2007
  5. ^ a b c d e f Báo Tuổi Trẻ, Ông Thiệu đã chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ?, 26/04/2006 truy cập được đến ngày 7/12/2007
  6. ^ Frank Snepp, Decent Interval, Penguin Books Ltd. 1980, tr. 342-343.
  7. ^ Sau khi Sài Gòn sụp đổ, CIA nhận được tin tình báo rằng từ đầu tháng 4, phe Cộng sản đã liên lạc với Nguyễn Văn Hảo, đề nghị ông tìm cách giữ không để 16 tấn vàng bị đem ra khỏi Việt Nam,
    Frank Snepp, tr. 334
  8. ^ a b Frank Snepp, Decent Interval, Penguin Books Ltd. 1980, tr. 334.
  9. ^ a b Báo Tuổi Trẻ Vàng đổi chủ, 30/04/2006
  10. ^ Tuy nhiên, chưa tìm thấy tài liệu do ông viết hoặc nói gì về sự thật này trong suốt hơn 30 năm trong khi ông Thiệu bị tiếng là chiếm của công, mang vàng ra nước ngoài.
  11. ^ a b Báo Tuổi Trẻ, Kỳ cuối: Người giữ chìa khóa kho vàng, 01/05/2006
  12. ^ a b c BBC Việt ngữ, Anh ra hồ sơ về ông Nguyễn Văn Thiệu, 29/12/2005.
  13. ^ Văn Tiến Dũng, Đại thắng mùa xuân, Chương 15: Giờ tàn của địch.
    Trích: “Cho đến ngày 26 tháng 4, khi Thiệu và gia đình hắn đem 16 tấn vàng bạc, đô la, của cải vội vã chạy sang Đài Loan…
  14. ^ Việt Báo Thứ Bảy, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu & Công Lao Của Một Vị Tướng, 10/6/2001
  15. ^ Tên và tác giả cuốn sách không được nói đến trong nội dung bài báo.
  16. ^ a b Lê Công Định, Câu chuyện Nguyễn Văn Thiệu “đánh cắp” 16 tấn vàng đã kết thúc, BBC Việt ngữ, 30/5/2006
  17. ^ Báo Thanh niên, Người “buôn tiền” thành bộ trưởng – Kỳ 1: Trở lại câu chuyện 16 tấn vàng ngày 30/4/1975


Nguồn: Wikipedia

65 Phản hồi cho “Chuyện 16 tấn vàng của VNCH và nỗi oan 30 năm của ông Thiệu”

  1. noileo says:

    Ngày 2-5-1975 Hà Nội cho chuyên cơ IL 18 vào Sàigòn nhận đủ hơn 16 tấn vàng ấy.

    “…Một lát sau, ông Nguyễn Văn Hảo yêu cầu gặp riêng tôi. Tôi cùng ông ngồi cạnh chiếc bàn con bên cửa sổ lớn nhìn xuống sân trước, ông nói: «Tôi là Nguyễn Văn Hảo, giáo sư, phó thủ tướng đặc trách kinh tế, xin báo với riêng ông một tin quan trọng: bọn này đã giữ lại trong kho Ngân khố quốc gia hơn 16 tấn vàng, không cho họ mang ra khỏi nước, mong quý ông báo ra Hà Nội cho người vô nhận…»

    Tôi hỏi kỹ lại và tối đó tôi điện ngay cho Thiếu tướng Lê Quang Đạo phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị. Ngày 2-5-1975 Hà Nội cho chuyên cơ IL 18 vào Sàigòn nhận đủ hơn 16 tấn vàng ấy.”

    (BBT đề nghị không dẫn link)

    • noileo says:

      Nguồn: “Tuyên bố của nhà báo Bùi Tín nhân ngày 30-4-2010″, Bùi Tín, viết ngày Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010, Bùi Tín Blog, VOA new.

  2. nvtncs says:

    I apologize for having to write in English, but it would take me too long to write in my halting Vietnamese.
    So here it is: Before giving our opinions, let us seek further information and think before we write. There are many untruths and unsubstantiated accusations circulating which instead of shedding light on the subject, obscure it.
    I believe the question is:” What happened to the gold in the national bank of South Vietnam in 1975? Did president Thiệu send it abroad?”

    For an answer, please go to google and copy and type the following string:

    “Tears before the rain: an oral history of the fall of South Vietnam
    By Larry Engelmann”.

    This is, by the way, a serious and good book in that it is written based on reliable foreign and American official records.

    Please go to chapter chapter V, by Vietnam CIA chief, Thomas Polgar, an American of Polish descent. Then please go straight to page 68 and start reading.

    I regret not being able to copy and paste the couple of pages of interest. If someone knows how to do it, please do us a favor and post pages 68-70 on this forum, on this subject.
    Thanks.

  3. lotxac says:

    Dù gì cũng do VẬN NƯỚC; vận nước đến lúc XẤU; giống như TỬ THẦN đến kêu người chết phải ra đi…thì người ấy cũng đâu có lý do gì cản nổi.
    Tớ đã có nhiều lần đưa TIN lên diễn đàn DCV về vụ Ptt Nguyễn văn Hảo hướng dẫn cho MTGPMN đến để nhận số 16 tấn vàng; mà ông Hảo biết chỗ; nhưng không biết DCV và độc giả có để ý không ?
    Sẵn hôm nay; nói đến nỗi oan của Ông Thiệu trên 30 năm; không phải oan đâu ? CSVN nó đã chuyển 16 tấn vàng ra HÀ NỘI; do ông Nguyễn văn Hảo lập công. Nhưng nó vẫn để người ta nghi vấn là Ông Thiệu chuyển Vàng đi ra nước ngoài là nó có đầy THÂM ĐỘC : Vừa ăn cướp; vừa mượn tay giết người. Một mũi tên bắn hai con CHIM là con đường của Hồ chí Minh đã làm.
    Theo tôi; nếu VẬN NƯỚC của miền NAM còn TỐT. TRỜI còn thương chúng ta; thì Ông Thiệu chuyển số tiền và VÀNG ra được nước ngoài. sau đó lập chính phủ LƯU VONG, và kêu gọi anh em; đồng bào; quân nhân tỵ nạn tại các QUỐC GIA; hoặc tại trại TỴ NẠN ĐÔNG NAM Á, và dùng số tiền trên nuôi ăn; tổ chức lại hàng ngũ chỉnh tề và PHÁP lúc đó muốn trở lại ĐÔNG DƯƠNG; chúng ta dựa vào Pháp; như Shianoude của Căm bốt hiện nay; thì chắc chắn chúng ta người YÊU TỰ DO và TÔN GIÁO có đất đứng. Đằng này; ông Thiệu là T.T bất tài; khi đất nước LÂM NGUY. Hơn nữa; ngay cả tôi cũng không ưa ông Thiệu; vì giờ chót trốn chạy bỏ lại anh em chiến đấu sau lưng; trong đó có cả anh Nguyển cao Kỳ nữa.
    Đất nước đã mất; còn gì phải nói; phải tiếc… vì mắt các cháu của thế hệ thứ II sáng lên. Nhưng mắt của chúng tôi đã mờ lần… cho đến hơi thở cuối cùng; nhưng cố đứng bên các thế hệ này để làm CHỨNG NHÂN bỡi ngày UẤT HẬN 30 tháng 04.

  4. nguoiVN says:

    GỞI ÔNG HOÀNG CÔNG CHÍNH

    Ông hoàng công Chính, cuộc chiến VN là cuộc chiến quốc cộng. không có lien quan gì đền người mỹ. Nên nhớ là trước khi người mỹ có mặt ở VN, thì người cộng sản đã tìm cách thủ tiêu và chém giết những đảng phái và những người không có tư tưởng cộng sản rồi. Đấu tố chém giết trí thức, tiểu tư sản, địa chủ ở ngoài BẮC là xãy ra trước khi người mỹ có mặt ở VN. Và sau khi người mỹ rút khỏi miền nam (VNCH) thì người cộng sản vẫn tiếp tục bắn giết những người không cộng sản. Sự tàn sát những người không có tư tưởng cộng sản không chấm dứt vào ngày 30/4/1975 mà vẩn tiếp tục lâu dài trong các trại cải tạo. Hoàng công Chinh có nhân thức được cuộc chiến VN có mỹ hay không thì vẫn xãy ra không? Vấn đề khác nhau chỉ là vấn đề thời gian. Nếu không có người mỹ thì cộng sản dưới sự giúp đỡ vũ khí của trung cộng và lien xô thì sẽ làm chủ toàn nước VN sớm hơn
    Và nếu chuyện này xãy ra, thì HOÀNG SA và TRƯỜNG SA đã thuộc về trung cộng 1954 hoặc là sau đó 1958. Tất cả người VN nên nhớ chỉ có cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ duy nhất đã từng tung bay ở HOÀNG SA. Cờ đỏ sao vàng chưa bao giờ và mãi mãi sẽ không bao giờ có mặt ở đó. Ngược lại cờ đỏ sao vàng là cờ của chính quyền công nhận HOÀNG SA và TRƯỜNG SA là của trung cộng. Chuyện 16 tấn vàng là chuyện phải nói, vì đó là tài sản quốc gia ai làm thất thoát là có tội với tổ quốc và phải trả lời trước tòa án sau này. Nên nhớ đây không phải là tài sản riêng của ông Thiệu hay là tài sản riêng của chính quyền miền nam (VNCH)
    VNCH không phải là của ông Diệm, ông Thiệu, nguyễn khoa Nam hay Lê văn Hưng v v… mà là của tất cả mọi người yêu chuông tự do bao gồm sang, giàu, nghèo, hèn nhát hay anh hung, kể cả những người cộng sản (việt cộng chiêu hồi). hèn nhát, anh hung, giàu nghèo đều muốn có quyền làm người, NHÂN QUYỀN
    VNCH nhận viện trợ mỹ. Nhưng chúng tôi vẫn biểu tình chống mỹ. Hai người tổng thống VNCH, một người bị mỹ giết, một người bi NIXON đòi lấy đầu. Đã nói lên tính bất khất muốn chống mỹ hoặc không muốn lệ thuộc vào mỹ. Không phải giống như hồ chí Minh dâng đảo dâng biển cho trung cộng. Và một lần nữa xin ông hoàng công Chính đừng nói đây là cuộc chiến tranh chống mỹ hay chiến thắng mỹ. Mà là cuộc chiến thắng của đảng CS dưới sự tiếp tế vũ khí của trung cộng và lien xô đã thắng người dân VN. Nếu không được tàu, nga ủng hộ vũ khí thì csvn không có thể đè đầu đè cổ người dân hoặc chiến thắng

  5. ky nguyen says:

    Vợ chồng Nguyễn văn Thiệu thì cũng tham nhũng như những người được lên làm Thủ Tướng hoặc Tổng thống Ai Cập Tunesia V..V.. Hồi xưa báo chí Đức đăng là Nguyễn văn Thiệu có 160 triệu đô la trong các Ngân Hàng Thụy Sĩ. Nếu không có số tiền khổng lồ này của một ông Tổng Thống VNCH bỏ chạy sau khi vênh váo trên đài truyen hình VN ngày 27.04.75 “Đồng bào mất một Tổng Thống Thiệu nhưng còn một chiến sĩ chống Cộng Nguyễn văn Thiệu” thì ông Thiệu làm sao sang nước Anh mua nhà tậu Auto thuê vệ sĩ riêng bảo vệ ông ta được. Sau đó Ông ta chạy sang Virgina (Washington DC) tiếp tục tậu nhà tậu xe đi nghỉ hè về chết …..
    Nhưng lòng tham không đáy Ông Thiệu muốn đem thêm 16 tấn vàng bỏ Ngân Hàng Thụy Sĩ để có một cuộc sống vương giả ở ngoại quốc. Việt Cộng chưa vào Sài gòn ông ta đã bỏ chạy âm thầm sang Đài Loan thì còn đòi mua vũ khí của ai để tiếp tục đánh nhau với các Sư Đoàn 302 và 306 của Bắc Việt ? Sao các Ông các Bà ngây thơ thế ?

    • Tiên ngu says:

      Gớm, anh nàm như nà anh…bảnh hơn ông Thiệu cả tỉ lần ấy. Chắc anh nàm tổng thống thời ấy, con dân Việt Nam sẽ được nhờ ơn nắm nắm. Không bị nạn cộng sản nó đì mấy chục năm…!

      Việt Cộng ngày xưa cũng…chọt Nguyễn văn Thiệu y chang như anh đang hát bây giờ.

      Con vợ của thằng Thiệu toàn…tắm bằng sữa dê…
      Thiệu…thối nát, bất tài
      Xã hội Thiệu…đồi truỵ
      Thiệu nà…tay sai, bán nước cho đế quốc Mỹ
      Vợ Thiệu nà…trùm buôn nậu
      Dân miền Nam bị Thiệu nó kềm kẹp đến…vãi đái ra quần…

      Ối giời ơi, Thiệu mà như thế, chắc dân miền Nam cứ phải nà đi…hốt phân trồng rau muống, lây lất qua ngày, hoặc chết non hết quá? Chừng hai ba năm, dân ai còn…sống sót?

      Nghe nói Thiệu nàm tổng thống đến những…8 năm cưa đấy. Giả như đế quốc Mỹ nó không cúp viện trợ cái rụp, lính nguỵ sẽ quay súng nại mà…bắn Thiệu ấy chứ?

      Trên diễn đàn quốc tế, ai cũng…ngây thơ cả, thế chúng em phải sắp hàng, nghe nời anh dạy bảo mới…nên người ấy à?

    • Trung Kiên says:

      Ông ky nguyen ơi, đừng ăn nói hàm hồ như thế, Ông làm ơn đưa bằng chứng ra đi, bài báo nào hay trang mạng nào viết như vậy, hay chính ông bịa ra?

      Ăn không nói có, bịa đặt nói láo để vu vạ cho người khác là thất đức đấy ông ạ!

      Hãy đọ bài báo sau đây:
      Tác giả được giới thiệu như sau: “Người giữ chìa khóa kho vàng lúc đó là ông Huỳnh Bửu Sơn – làm việc trong ban lãnh đạo Nha Phát hành Ngân hàng Quốc gia…”

      Bài viết trên tờ Tuổi Trẻ trích đoạn như sau:

      … Những ngày đầu tháng 5-1975, tôi vào trình diện tại Ngân hàng Quốc gia ở 17 Bến Chương Dương, thủ đô Sài Gòn cùng các đồng nghiệp khác, chỉ thiếu vắng một vài người. Chúng tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia là chờ phân công tác. Trong khi chờ đợi, mỗi ngày mọi người đều phải có mặt tại cơ quan.

      …Tôi đến trình diện tại Ngân hàng Quốc gia và được phân công tác tại Vụ Phát hành và kho quĩ. Những ngày tiếp theo, Ban Quân quản tổ chức học tập tại chỗ ba ngày cho các viên chức ở lại và cấp giấy chứng nhận học tập cải tạo. Lúc đó, giấy chứng nhận này chính là một lá bùa hộ mệnh….

      Lần kiểm kê cuối cùng

      Vào đầu tháng 6-1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia tiến hành kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các kho tiền và vàng của Ngân hàng Quốc gia thuộc quyền quản lý của Nha Phát hành, nơi tôi làm việc trong ban lãnh đạo từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên. Anh giám đốc Nha Phát hành đã đi cải tạo tập trung, do đó trong số người còn ở lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa và anh Lê Minh Kiêm – chánh sự vụ – là người giữ mã số của các hầm bạc.

      –> Ông hãy đọc cho kỹ, lần cuối cùng kiểm tra là tháng 6/1975 như vậy thì làm sao mà ông Thiệu mang đi được?

    • bui le says:

      I think you should up date your knowledge

  6. Quốc Anh says:

    Kính gởi ông Hoàng Sỹ Bình (Hà nội)
    Ý kiến của Ông bên dưới với ông Bùi Tín thì tôi không dám xen vào! Ông cho “ý kiến của bạn Cẩm thơ rất chân thành và chuẩn xác“, nhưng chúng tôi chưa được đọc nên chưa dám cho ý kiến! “Lời khuyên” của Ông dành cho ông Bùi Tín xem ra cũng chân thành lắm, nhưng chuyện thực-hư như thế nào thì còn tùy phản ứng của ông Bùi Tín, chúng tôi chỉ là “khách qua đường” đứng nghe thôi!
    Nhưng thắc mắc ở cuối ý kiến của Ông lại là thắc mắc của tôi! Không biết căn cứ vào đâu mà Ông khẳng định rằng..”Riêng tôi, tôi thấy báo Đàn Chim Việt mấy ngày qua đã không chịu đăng tải ý kiến của nhiều phía mà chỉ đăng tin một chiều như vậy là không khách quan, làm bạn đọc có thể hiểu lầm đây là báo lá cải của tổ chức Việt nam cộng hòa sân hận hơn là của một bài báo cho tất cả người Việt nam mà báo xưa nay vẫn lấy đây làm tôn chỉ.“.
    Viết như vậy là Ông đã biết chắc chắn “những ý kiến của bạn đọc đã viết mà ĐànChimViệt không chịu đăng”, vậy đề nghị Ông lãy liệt kê ra để làm bằng chứng, đấy cũng là để thuyết phục lời khẳng định của Ông, ĐànChimViệt qua đấy cũng sẽ không bị oan như nỗi oan của ông Thiệu với 16 tấn vàng!
    Cám ơn thiện ý và kính chào Ông!
    Phạm Quốc Anh

  7. Trung Kiên says:

    Trích…”Theo ông Nguyễn Tiến Hưng, thư ông Thiệu gửi Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ có đoạn: “Tôi trân trọng thỉnh cầu Ngài kêu gọi Quốc hội cho Việt Nam Cộng hòa vay dài hạn 3 tỷ đô la, chia làm ba năm, lãi suất do Quốc hội ấn định, và xin triển hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu hoả và canh nông của Việt Nam Cộng hòa sẽ dùng làm tiền thế chân cho món nợ này. Món nợ giúp chúng tôi chống xâm lăng và cho chúng tôi cơ hội để tồn tại như một quốc gia tự do.“!

    –> Đọc những dòng chữ này mà đau lòng xót ruột!

    Lời năn nỉ của ông Thiệu; để “cứu nước” chỉ cần 10 tỉ $ với những thế ước, thế chân… mà không được Mỹ chấp thuận, còn csvn nhận KHÔNG hàng năm của NVHN từ 5-8 tỉ $, không biết số tiền này đi về đâu, không phải lo chiến tranh, cũng chẳng phải để xây dựng, vậy nó chảy vào ngóc ngách nào nhỉ?

    Xét cho cùng thì nỗi oan ức của ông Thiệu cần phải được giải toả! 16 tấn vàng đã được (hay bị) lãnh đạo csvn “giải phóng” khỏi ngân hàng quốc gia!

    Vậy những ai đã từng vu khống cho ông Thiệu lấy số vàng này, thì hãy tự vả vào mồm mình 100 cái, lè lưỡi liếm đất 1000 lần!

  8. Võ Hưng Thanh says:

    PHẢN HỒI SỰ CHƯỞI BỚI TỤC TIỂU CỦA
    TAY NGUYỄN HỮU VIỆN

    Viện là ai chắc vẫn cứ là người
    Sao lời nói nghe như trong rừng rú
    Vậy mà dám khoe văn minh tiến bộ
    Để hô hào dân chủ lẫn tự do
    Dân chủ ấy đúng là dân chủ bịp
    Tự do kia quả đúng tự do càn
    Trong hàng ngũ bao nhiêu người chính đáng
    Cớ làm sao còn lẫn lộn hổ beo
    Chuyên cắn người lại làm như tử tế
    Móng vuốt kia chẳng khác một con mèo
    Con mèo rừng lang thang trong đêm tối
    Còn tru lên cả những tiếng meo meo
    Thật rùng rợn quả làm con nít khóc
    Tưởng con chi hóa chỉ một con mèo !

    VHT

  9. noileo says:

    “16 tấn vàng là ngân khoản dự trữ của chính phủ Việt Nam Cộng hòa cất trong Ngân hàng Quốc gia vào thời điểm tháng 4 năm 1975, khoảnh khắc cuối cùng của sự tồn tại của nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Số vàng này gồm 1.234 thôi, trị giá 220 triệu đô-la Mỹ theo tỷ giá vào thời điểm đó.”

    Thế thì vào “khoảnh khắc ấy & thời điểm đó”, tháng 4 năm 1975, trong “ngân hàng nhà nuớc” của “nuớc Việt nam Dân Chủ Cộng hoà” có mấy chuc tấn vàng hay mấy… chỉ vàng?

    Thế thì phải hiểu “giải phóng” của cộng sản Hồ chí Minh nghĩa là gì?

    “Giải phóng” của cộng sản Hồ chí Minh là vác cờ đỏ đi dâng nộp Hoàng sa & Trường sa cho vào lãnh hải Tàu cộng để đuọc Tàu cộng nuôi ăn, để đuọc Tàu cộng cho vũ khí để vác cờ đỏ đi đánh cuớp miền Nam cứu đói miền Bắc, cứu đói các “trí thức cộng sản & kinh tế gia xã hội chủ nghĩa” chuyên nghề làm chứng gian vu cáo người dân VN là “toàn dântheo bác hồ & đảng cs xây dựng chủ nghĩa xã hội & giải phóng miền nam”!

  10. CƯỜNG says:

    Cảm ơn bài viết của tác giả đã minh oan cho Cố T.T Thiệu. Trong bài cũng nói rằng mục đích mang vàng ra nước ngòai là dùng vay mua vũ khí chứ không nhét túi làm của riêng ! Mới thấy thương T.T Thiệu. Tác giả đã làm 1 việc hết sức có ý nghĩa thể hiện lòng nhân đạo. T.T Thiệu vẫn là vị tổng thống đáng kính của đồng bào miền Nam VN chúng tôi.

Phản hồi