WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những ngày nằm bệnh

le_hieu_dangBệnh ở đây không là bệnh nóng trán, nhức đầu, không là bệnh vặt. Bệnh ở đây là bệnh của một người “thất thập cổ lai hy”, bệnh của một người đã nghe văng vẳng đâu đây điệu nhạc vĩnh quyết từ cổng nghĩa trang… Trong tình huống cô tịch như vừa kể, những nghĩ và viết của Lê Hiếu Đằng nên được nghiêm chỉnh ghi nhận như một sản phẩm của tĩnh lặng và chân tình. Chân tình có hay không? Chân tình đến mức độ nào?

I. Suy nghĩ của Lê Hiếu Đằng.

Sau 30/04/1975, ngay giữa Sàigon, nhạc sĩ Nhật Ngân đã hiên ngang và khẳng khái viết lời và nhạc cho nhạc phẩm “Anh giải phóng Tôi hay Tôi giải phóng Anh?”. Ba mươi tám năm sau từ trên giường bệnh, Lê Hiếu Đằng (Bạn cùng lớp với Nhật Ngân tại Trường Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng) mới long trọng viết câu trả lời:

Nếu hiểu từ giải phóng theo ý thức sâu xa đó thì tôi cũng rất đồng tình với nhận xét của nhiều nhà báo, nhà văn, học giả ở Miền Bắc, trong đó có nhà báo Huy Đức trong cuốn Bên thắng cuộc mới đây. Thật sự là Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, văn hóa, tư tưởng

(“Viết trong những ngày nằm bệnh” – Lê Hiếu Đằng)

Năm 1963 Lê Hiếu Đằng và một người bạn tù khác bị giam vì lý do chính trị, nhưng lại được nhà cầm quyền VNCH cho phép rời nhà tù để đi dự thi tú tài II. Nhớ lại sự kiện vừa kể, Lê Hiếu Đằng viết:

Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đã được cho ra đi thi như chúng tôi hay không?

(VTNNNB – LHĐ)

Nhớ lại núi tội ác của CSVN sau 1975, Lê Hiếu Đằng mạnh mẽ xác định:

Sau một thời gian dài Đảng và nhà nước Việt Nam nhận chìm các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam dưới chế độ quản lý kinh tế bao cấp, đi ngược lại tất cả quy luật tự nhiên, cop-py mô hình kinh tế của Liên bang Xô viết và Trung Quốc cộng sản 100%. Dân chúng đói kém rên xiết. Các đợt cải tạo tư sản X1, X2 đã làm tan nát biết bao gia đình, làm dòng người vượt biên ngày càng nhiều và biết bao gia đình phải chết tức tưởi trên biển. Hoặc bị bọn cướp biển hãm hiếp làm nhục trước mặt chồng con. Có thể nói tất cả điều đó là tội ác của Đảng và Nhà nước Việt Nam, không thể nói khác được.”

(VTNNNB – LHĐ)

Ác với dân bao nhiêu, hèn với giặc bấy nhiêu. Hèn như thế nào? Lê Hiếu Đằng mô tả:

Thật ra tổ tiên chúng ta, những tiền nhân thời xa xưa đã cho họ nhiều bài học Chi Lăng, Bạch Đằng Giang, Gò Đống Đa, v.v. Không biết tập đoàn Tập Cận Bình có còn nhớ những bài học đó không? Riêng các vị lãnh đạo ĐCS và Nhà nước Việt Nam thì dường như chưa thấy hết sức mạnh của dân tộc Việt Nam nên quá “hiền lành” đối với một nước lớn nhưng rất “tiểu nhân” (chữ nghĩa của các truyện Tàu), miệng thì xoen xoét nói về “bốn tốt mười sáu chữ vàng” trong lúc hành động thực tế là uy hiếp, săn đuổi, bắt bớ một cách vô nhân đạo các ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trong ngư trường truyền thống của mình hoặc hèn hạ cắt đứt cáp các tàu thăm dò dầu khí của chúng ta. Thế mà phản ứng của lãnh đạo Việt Nam thì quá nhu nhược: chỉ là lời phản đối lặp đi lặp lại nghe quá nhàm tai và khó chịu của người phát ngôn viên bộ Ngoại giao. Đến nỗi có những vụ việc lớn càng không dám thực hiện những việc bình thường trong quan hệ quốc tế là triệu tập đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội để trao công hàm phản đối chứ không chỉ là đưa công hàm đến toà đại sứ. Vậy thì độc lập cái gì? Hẳn nhiên là chúng ta không dựa vào nước này chống các nước khác nhưng thực tế quốc tế hiện nay rất thuận lợi để chúng ta liên kết với các nước để đấu tranh với Trung Quốc về Biển Đông.

(VTNNNB – LHĐ)

II. Phương pháp luận của Lê Hiếu Đằng

Đứng trước tình cảnh khó khăn mọi mặt của Việt Nam, Lê Hiếu Đằng kêu gọi những người đã từng bị CSVN dối gạt trong “cách mạng giải phóng”, giới trẻ và toàn thể quần chúng Việt Nam hãy vùng lên:

vùng lên sau một giấc ngủ khá dài để chấp nhận mọi rủi ro, nguy hiểm cho bản thân cá nhân mình cũng như gia đình để dấn thân vào cuộc chiến đấu mới để tiếp tục thực hiện lý tưởng thời trai trẻ mà hiện nay đã bị phản bội, chà đạp những lời hứa năm nào trong kháng chiến. Ngoài ra còn cả một lớp trẻ hăng hái, nhiệt tình bao gồm những blogger, những sinh viên đang có những hoạt động ở các trường Đại học hoặc nhiều tổ chức khác”.

(VTNNNB – LHĐ)

Vùng lên để làm gì? Thưa rằng để đòi dân chủ đa nguyên, đòi xóa bỏ hiến pháp 1992, làm ra hiến pháp mới dưới quyền giám sát nghiêm minh của Liên Hiệp Quốc:

“(CSVN) đã chủ trương phải đổi mới kinh tế bằng cách phải chấp nhận kinh tế có nhiều thành phần trong đó có kinh tế cá thể. Thế thì một khi cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ có nhiều tầng lớp với lợi ích khác nhau thì tất yếu họ phải có tổ chức để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của họ. Đó là quy luật tất yếu vì vậy không thể không đa nguyên đa đảng được và như vậy điều 4 Hiến Pháp hiện nay là vô nghĩa. Trước sau gì các vị lãnh đạo của ĐCS phải chấp nhận thách thức này: các Đảng, tổ chức đối lập sẽ đấu tranh bình đẳng với ĐCS trong các cuộc bầu cử hợp pháp có quan sát viên Quốc tế giám sát như hiện nay Campuchia đã làm… Cần có quốc hội lập hiến để soạn thảo và thông qua hiến pháp mới. Sau đó bầu quốc hội lập pháp.”

(VTNNNB – LHĐ)

III. Lý thuyết dẫn đạo suy nghĩ và hành động

Muốn tránh tình huống “nói một đường, làm một nẻo”, hoặc “vừa làm, vừa run”, một người, một tập thể cần phải suy nghĩ và hành động theo một lý thuyết dẫn đạo. Lý thuyết dẫn đạo mà Lê Hiếu Đằng chọn lựa chính là tư tưởng của Nhà Cách Mạng Phan Châu Trinh:

Tôi nêu những trải nghiệm nói trên để chứng minh rằng trong chế độ này không có chỗ cho người trung thực mà chỉ dành cho những người nói láo, tránh né đấu tranh. Giờ đây chúng ta phải phá vỡ nỗi sợ hãi đó đi để thực hiện một chủ trương cực kỳ quan trọng của nhà cách mạng Phan Châu Trinh: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

(VTNNNB – LHĐ )

Lê Hiếu Đằng nhấn mạnh:

Một khi xã hội dân sự, xã hội công dân mạnh lên, đủ sức kìm hãm, ức chế các khuynh hướng độc tài của một nhà nước toàn trị. Trước mắt là phải “chấn dân khí” để không còn sợ hãi các thế lực tàn bạo, không sợ bắt bớ, tù đày. Sau đó là “khai dân trí” và “hậu dân sinh”.

(VTNNNB – LHĐ)

“Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh” là một khẩu quyết trong tư tưởng Phan Châu Trinh. Chi tiết hóa tư tưởng này chúng ta sẽ có được cả một dàn tư tưởng với đầy đủ:

Tiền đề triết học

Qui luật triết học

Phương pháp luận

Bài “Viết trong những ngày nằm bệnh” của Lê Hiếu Đằng với đầy đủ:

1) Suy nghĩ rất chân tình, rất phù hợp với thực tại đời sống.

2) Ước mơ hành động rất quyết liệt, rất dứt khoát.

3) Suy nghĩ và hành động của Lê Hiếu Đằng được dẫn đạo bởi tư tưởng biện chứng Phan Châu Trinh.

Bởi các lý lẽ trình bày ở trên bài viết này trân trọng thỉnh cầu Bạn Đọc trong cũng như ngoài nước đón nhận “Viết trong những ngày nằm bệnh” của Lê Hiếu Đằng như là cống hiến tư tưởng của một người Việt Nam yêu nước, quyết tâm từ bỏ quá khứ bị dối gạt bởi “cách mạng giải phóng của CSVN”, quyết tâm đấu tranh cho một Việt Nam Dân Chủ Đa Nguyên, Nhân Quyền, Thịnh Vượng và Công Bằng.

© Đỗ Thái Nhiên

© Đàn Chim Việt

 

 

8 Phản hồi cho “Những ngày nằm bệnh”

  1. Thắc-Mắc says:

    Đúc-kết 3 bài viết : – suy-nghĩ trong những ngày nằm bệnh của LHĐ, – của TN Tiến, nói về LHĐ, – và nay bài của ĐTN, tôi thấy có một sự ăn khớp. Với ĐTN thì tôi không biết lắm về ông này, với LHĐ thì khỏi phê-bình, riêng đối với TNT, tuy trẻ tuổi (ý nói trẻ hơn tôi), nhưng là cây viết có tên tuổi, có nhiều bài mà tôi đã đọc, và theo tôi, có giá-trị. Từ điểm này, tôi không tin mục-đích của những bài viết này kết-hợp nhằm …tiếp tay cho chính-quyền CSVN để làm lắng-dịu tình-hình hầu giúp họ tìm một sách-lược mới hòng giải-quyết tình-trạng bế-tắc của nhiều lãnh-vực – nhất là về chính-trị và kinh-tế – tại VN.Vì vậy, tôi có một phản-hồi với bài của LHĐ mà tôi cho rằng ” thừa và muộn “, với bài của TNT thi tôi có góp ý rằng TNT vỉ cảm-tình …
    Đúng ra thì LHĐ cũng đã chẳng giữ một vai-trò chính-trị quan-trọng gì lắm trong chính-quyền CSVN, và trên lãnh-vực văn-hóa, tư-tưởng thì cũng không gọi là nổi-bật, nên tiếng vang từ bài viết của ông chỉ có giá-trị nhất thời – thật-sự không bằng hành-động của những Việt-Khang, Phương-Uyên, hay Điếu Cày, v.v…
    Có hai trường-hợp điển-hình có thể xảy ra đối với LHĐ, dù còn nhiều trường-hợp khác – đó là :
    (1) – LHĐ đã đến lúc hôi-tâm (vì nhiều nguyên-nhân gì đó) để viết bài tuần qua, hy-vọng góp thêm vào ngọn lửa đấu-tranh đã đang cháy – lúc mạnh lúc yếu – lâu nay, hầu vớt-vát những lỗi-lầm cũ.
    (2) – Là bài-bản của chính-quyền CSVN. Họ chịu để LHĐ (với uy-tín không lớn, vai-trò không quan-trọng) đứng ra có vẻ như đại-diên cho họ, đề ra sự đổi mới, ít nhất cũng tạm có hiệu-quả như :chia-rẽ những thành-phần chống lại họ, nhất là những người chủ-trương ôn-hòa., những người hay bàn ra, vô thưởng vô phạt, nói rõ hơn, thích ” hòa hợp hòa giải “.
    Cọng cho cả hai trường-hợp trên, những người chống lại chính-quyền CSVN, thử cân-phân xem-xét :(a) có nên tạo cơ-hội kéo dài tiếng vang của ” hiện-tượng LHĐ ” không ? Nếu có, thì với mức-độ nào ? Nếu cần cảnh-giác thì cảnh-giác như thế nào ? (b) Có nên tấn-công (về mặt tư-tưởng, nhất là trên trang mạng, online, diễn-đàn) bất kể LHĐ ở trường-hợp nào, hay không ?

    • SƯƠNG NGÀN says:

      VÔ TƯ

      Ngày xưa anh quả vô tư
      Chơi thì chơi đại bây chừ ngẩn ngơ
      Có con cũng đã có rồi
      Giờ thì có khước cũng còn gì đâu
      Nay già lại muốn chơi thêm
      Chẳng hay anh chả đã thèm hay sao

      NẮNG NGÀN
      (24/8/13)

  2. BUILAN says:

    ĐÁP LỜI anh ĐỖ THÁI NHIÊN

    BUILAN says:
    12/08/2013 at 09:29

    “CON CHIM TRỨỚC KHI CHẾT HÓT LỜI BI AI”

    Cảm ơn anh ĐẰNG đã traĩ lòng

    _ “Lão lai tài tân” LHĐ và bạn bè“ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN” cùng thời với anh có còn đủ thời gian cùng “dũng khí” đễ thực hiện ước mơ ??? !! Tôi không có ý xúc phạm quá khứ qúy anh đâu ! Dù gì thì đó vẫn là sự thật !

    _ Tôi không lầm thì những ngày sau 1975 Tổng Biên Tập cuả SGGP _ TN_ TT_ PN và cả Báo CÔNG AN.. (thêm tờbáo ngoại ngữ gì gì cuả Võ Như Lanh? ).. đều do dân QN đãm nhận !

    XIN HOỈ : Nay thì bài viết cuả anh ĐẰNG có được phép đang ở tờ báo nào trong nước không nhĩ ??? Nếu không, thì liệu có ích gì !
    Anh LHĐ và bạn bè có dám THỰC HIỆN như “một tờ rơi”- kèm theo với BTN/QTNQ phổ biến rộng raiĩ trong toàn dân ??? (HKB thưà sức hổ trợ về tài chánh, nếu cần thì có tôi )
    Tôi vẫn thường xuyên tìm đọc HĐN ! VHT thì chán ngán ! HKB chỉ là một nhà kinh doanh (đâu có viết lách gì) – Ông bà HC có còn khoẻ không BÁU ?

    “Tôi nghĩ trong một thời gian dài ĐCS sẽ là một lực lượng chính trị mà không có bất cứ lực lượng nào có thể tranh chấp được. Các nhà lãnh đạo ĐCS cần tự tin điều đó. Dần dần các Đảng đối lập sẽ trở thành một lực lượng làm nhiệm vụ như một kháng thể trong một cơ thể xã hội lành mạnh. Nếu xã hội không có lực lượng đối lập sẽ trở thành một con bệnh SIDA khó trị, chờ chết mà thôi.”
    _Liệu có phải anh LHĐ vẫn còn nặng lòng suy tư LO cho sự tồn vong cuả ĐCS !???

    @ _ Sau cùng tôi xin quý BÀ CON mở lòng ra mà đọc- Mở rộng vòng tay nhân aí ÔM NHỮNG ĐỨA CON YÊU nghe qúy anh TRAĨ LÒNG !

    “Bài viết nầy cũng là để trải lòng với bạn bè, đồng đội và những nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ, các bạn TNSVHS mà tôi đã quen hoặc mới quen, để khẳng định một điều: với lòng tự trọng của một công dân một nước có lịch sử hào hùng chúng ta phải hành động. Không nên ngồi tranh luận với nhau về sự đúng, sai khi chọn lựa đứng bên này hay bên kia. Vì thật ra cả một bộ phận loài người trong đó có người VN khát khao với một xã hội tốt đẹp hơn, chống lại cái ác, cái xấu nên đã có thời gian dài nuôi ảo tưởng về ĐCS VN và CNXH. Vấn đề là trước đây chúng ta chưa có đủ điều kiện, dữ liệu để nhận thức một số vấn đề sống còn của đất nước nhưng hiện nay tình hình trong nước và trên thế giới đã thay đổi, vì vậy chúng ta phải nhận thức lại một số vấn đề trước đây. Nhận thức lại và dấn thân hành động cho cuộc chiến đấu mới. Đừng loay hoay những chuyện đã qua mà làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc. Hãy để con cháu chúng ta làm nhiệm vụ đánh giá lịch sử. Còn chúng ta trước mắt là hành động, hành động và hành động. Điều này tôi nói một lần rồi thôi…
    Viết trong những ngày nằm bịnh.

    Lê Hiếu Đằng (Bauxite)

    __ Vậy thì quý anh đừng có LOAY HOAY VIẾT nữa mà hãy
    .. …hành động, hành động và hành động

  3. Phan Huy says:

    Nói Với Anh Lê Hữu Đằng

    Nghe anh nói, tôi cũng mừng lắm lắm
    Một con người tuổi đảng bốn mươi năm
    Bây giờ đây, ngồi xét lại lương tâm
    Tính sổ đảng, thấy toàn là hụi chết.

    Bao đóng góp nay trở thành tội ác
    Bao hy sinh thành phản bội giống nòi
    Một Miền Nam nhân bản quá tuyệt vời
    Đã sụp đổ có bàn tay anh đó!

    Dù hơi muộn,  còn hơn là ngoan cố
    Anh hãy làm chuộc lại lỗi lầm xưa
    Hành động đi, đừng lãng phí thì giờ
    Trả thẻ đảng, nói một lời xin lỗi.

    Dân Việt ta bị lọc lừa gian dối
    Trở thành chim sợ hãi nhánh cây cong
    Nếu quả thật anh còn tình yêu nước
    Xé cờ ma, bỏ đảng, đến cùng dân.

    http://fdfvn.wordpress.com

  4. Luật Sư Đinh Thái Nhiên, người cùng quê Quảng Nam với Lê Hiếu Đằng, đã biện hộ cho tội phạm Lê Hiếu Đằng thật hay. Hay ở chỗ luật sư có tài đội trắng thay đen. Miền Nam rơi vào tay cộng sản, một bầy cán ngố vào thành giống như đàn bò vào thành phố (bài hát của Trịnh Công Sơn) nên nhạc sĩ Nhật Ngân mới viết bài hát “Anh giải phóng tôi, hay tôi giải phóng anh?”. Thế mà một người được gọi là luật gia mà tối dạ đến độ 45 năm trong đảng, nhờ ốm liệt giường nằm bệnh viện thì mới đọc những sách của Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Trần Dần để biết cộng sản đối xử với trí thức ra sao!
    Cái nghề luật sư có thể biến một kẻ có tội thành vô tội, nên thường bị tổn âm đức. Nếu Lê Hiếu Đằng dám công khai họp báo tuyên bố từ bỏ đảng và dám nói một lời sám hối thì may ra đồng bào tin một phần nào.
    Đất xứ Quảng là địa linh sinh nhân kiệt: Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Phan Chu Trinh, Phan Khôi, nhưng đồng thời cũng sinh ra những hạng người phản quốc như Lê Hiếu Đằng. Tôi không rõ Đỗ Thái Nhiên, dân xứ Quảng, nằm trong thành phần nào.

  5. TRĂNG NGÀN says:

    CUỘC ĐỜI

    Cuộc đời anh đã qua rồi
    Bốn mươi năm ấy lại ngồi nghĩ suy
    Giờ thì nói ngược làm chi
    Ai sai ai đúng nhiều khi vẫn buồn
    Hoàng hôn anh đã tới rồi
    Sao không lo liệu chỉ ngồi lơ mơ
    Hay là muốn ngược tuổi thơ
    Quay lên quay xuống cũng giờ ra chi

    ÁNH NGÀN
    (23/8/13)

  6. quandannambo says:

    thưa ông lê hiếu đằng
    *
    hiện nay
    ông có ngửa tay nhận tiền lương hưu hằng tháng hay không
    *
    cái sổ hưu trí mà ông có được
    là do
    công lao hản mả trong suốt 45 năm ông đả tận tụy hết lòng hết sức phục vụ đảng
    thì đảng mới cấp cho ông
    *
    tôi nghỉ là ông nên giử nó cho chặt
    để
    sử dụng chiêu “gậy ông đập lưng ông”
    *
    có nghỉa là
    dùng tiền việt công để chống lại việt cộng
    *
    nếu có ai đó nói là
    ông ăn cơm của việt công
    mà chống lại việt cộng

    làm trò ba sạo xỏ lá
    thì
    nhửng người đó chẳng hiểu gì về chiến thuật chiến lược
    của
    nghệ thuật đấu tranh
    *
    cứ mặc kệ họ
    đường của ông thì ông cư đi *

  7. Dân Việt says:

    Những điều ông Đằng nêu ra, tôi công nhận là đúng. Nhưng chỉ đến khi nào ông ấy công khai tuyên bố từ bỏ đảng tịch của cái đảng mà ông ấy lên án thì tôi mới tin là ông ấy thật lòng.

Leave a Reply to Phan Huy