WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sự thật về thác Bản Giốc: Ai là người nhận thức sai lầm?

Thác Bản Giốc. Nguồn Google

Thác Bản Giốc. Nguồn Google

 

Ngày 3-9-2013 vừa qua, báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng bài “Sự thật về Thác Bản Giốc và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử”[1], thực ra là một bài phỏng vấn ông Tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, người trực tiếp tham gia đàm phán hoạch định biên giới Việt Nam – Trung Quốc nói chung, khu vực Thác Bản Giốc nói riêng) do phóng viên Hồng Thủy thực hiện. Vì bài phỏng vấn nhằm vào cá nhân tôi và bài viết của tôi nhan đề “Sự thật về Thác Bản Giốc”[2], tôi thấy cần phải làm rõ một số điểm được nêu trong bài phỏng vấn, nhằm tránh sự hiểu lầm cho người đọc.

1) Bài phỏng vấn được mở đầu như sau: “Thời gian gần đây một số hãng truyền thông phương Tây và các trang mạng xã hội đăng tải bài viết “Sự thật về Thác Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh, trong đó có những nhận định và quy chụp hết sức chủ quan khi cho rằng Việt Nam đã bán đất cho Trung Quốc khiến dư luận có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó nhiều người vẫn cảm thấy mơ hồ khi nhắc tới địa danh này.”

Ngay từ lời giới thiệu này, Tòa soạn báo Giáo dục Việt Nam đã tỏ ra không sòng phẳng và thể hiện sự “quy chụp”.

Trước hết, nói “thời gian gần đây” là không đúng sự thật. Bài viết của tôi hoàn thành xong đã gửi đăng trên một số trang mạng vào thượng tuần tháng 2 năm 2012 (trên trang Bauxite Vietnam là vào hai ngày 10 và 11-2-2012). Ngoài ra còn có nhiều trang mạng khác đã đăng lại, nhưng chậm nhất cũng chỉ trong tháng 3 năm 2012, như vậy là đã một năm rưỡi.

Khi rút ngắn thời gian một năm rưỡi bằng cụm từ “thời gian gần đây”, cả tòa soạn báo lẫn phóng viên Hồng Thủy đã cùng với ông Trần Công Trục tìm cách gán ghép bài viết của tôi với một sự kiện nóng hổi mới xảy ra gần đây. Đó là việc ông Sam Rainsy – lãnh đạo đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia, đang tố cáo phía Việt Nam lấy đất của Kampuchea. Đây là một dụng ý không tử tế nhằm đánh lạc hướng dư luận. Bởi vì bất cứ ai đọc kỹ các bài viết của tôi đều thấy rõ giữa quan niệm của tôi và quan niệm của ông Sam Rainsy, không có gì giống nhau. Điểm căn bản là ở chỗ: ông Sam Rainsy là một nhà chính trị, đứng đầu một đảng chính trị ở nước láng giềng, muốn lấy lòng cử tri nên kích động tinh thần dân tộc hẹp hòi, còn tôi tuy luôn luôn bàn đến chính trị, nhưng lại không liên quan đến một đảng chính trị nào, vì thế không có động cơ phe phái. Hơn thế nữa, tôi cũng không liên quan gì đến cái mà ông Tiến sĩ Trần Công Trục gọi là “quan niệm về chủ quyền lịch sử”, nghĩa là “ngày xưa cha ông ta ở đâu thì đất đó là của Việt Nam”. Hãy đọc kỹ các bài viết của tôi về vấn đề biên giới Việt-Trung. Bất cứ bài nào cũng chỉ nhằm để bảo vệ “đường biên giới lịch sử” đã tồn tại từ khi có các công ước Pháp-Thanh vào cuối thế kỷ 19. Mà đường biên giới lịch sử này thì chính các tiền bối của ông Tiến sĩ Trần Công Trục trong Đảng cộng sản Việt Nam cũng như trong ngành ngoại giao cũng đã từng coi là căn cứ quan trọng nhất trong các cuộc đàm phán với phía Trung Quốc.

Tôi xin phép trích dẫn một đoạn văn trong cuốn “bị vong lục” (memorandum) do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố vào năm 1979 để làm rõ vấn đề:

“Lập trường của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được nêu rõ trong Công hàm ngày 2 tháng 3 năm 1979 gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc: những người cầm quyền Trung Quốc đã gây chiến tranh xâm lược Việt Nam thì họ phải vĩnh viễn chấm dứt xâm lược; phải rút ngay, rút hết, rút không điều kiện quân đội của họ về phía bên kia đường biên giới do lịch sử để lại như hai bên đã thoả thuận; triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Ngày 6 tháng 3 năm 1979, phía Việt Nam đã tuyên bố:

“ Nếu Trung Quốc thật sự rút toàn bộ quân của họ khỏi lãnh thổ Việt Nam như họ đã tuyên bố, thì sau khi quân Trung Quốc rút hết về bên kia đường biên giới lịch sử đã được hai bên thoả thuận tôn trọng, phía Việt nam sẵn sàng đàm phán ngay với phía Trung Quốc ở cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao về việc khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước. Địa điểm và thời gian sẽ do hai bên thoả thuận” 

Nếu những người cầm quyền Trung Quốc tiếp tục chính sách xâm lược chống Việt Nam thì quân và dân Việt Nam sẽ dùng quyền tự vệ thiêng liêng, kiên quyết chiến đấu chống xâm lược để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới. 

Nhân dân Việt Nam quyết tiếp tục làm hết sức mình gìn giữ tình hữu nghị truyền thống với nhân dân Trung Quốc. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên quyết đòi nhà cầm quyền Trung Quốc: 

[1] Vĩnh viễn chấm dứt xâm lược, phải rút ngay, rút không điều kiện quân đội của họ về nước; chấm dứt mọi hành động tội ác đối với nhân dân Việt nam; triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; tôn trọng đường biên giới do lịch sử để lại như hai bên đã thoả thuận; phải chấm dứt ngay việc dời cột mốc biên giới và những hành động khác nhằm thay đổi đường biên giới đó. 

[2] Cùng phía Việt Nam sớm mở cuộc thương lượng nêu trong Công hàm ngày 15 tháng 3 năm 1979 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhằm đem lại hoà bình và ổn định ở vùng biên giới giữa hai nước, khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước.”[3]

“Đường biên giới lịch sử” mà văn bản này nói đến chính là đường biên giới được hoạch định bởi các công ước Pháp-Thanh ký hồi cuối thế kỷ 19.

2) Ngay trong lời giới thiệu bài phỏng vấn cũng như trong câu hỏi của phóng viên, câu trả lời của ông Tiến sĩ Trần Công Trục, đều có những sự xuyên tạc đầy ác ý nhằm kích động người đọc nghĩ xấu về tôi. Xin dẫn chứng một số ví dụ sau:

- PV: Quay lại câu chuyện tài liệu “Sự thật thác Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh đưa ra các tài liệu lịch sử, chứng cứ lịch sử để khẳng định rằng toàn bộ ngọn thác này thuộc chủ quyền của Việt Nam và quy kết các nhà đàm phán, lãnh đạo Việt Nam đã nhân nhượng vô nguyên tắc, bán đất cho TQ. (…)

- “Câu chuyện về Sam Rainsy và một số nhóm chính trị đối lập tại Campuchia viện dẫn những quan điểm sai trái về chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử để đưa ra những tuyên bố vô lý về vấn đề chủ quyền, gây rối loạn xã hội Campuchia, chia rẽ quan hệ Campuchia – Việt Nam. Điều này không khác gì hiện nay trong dư luận đang sử dụng yếu tố lịch sử để lật lại vấn đề đàm phán biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và tung tin các nhà đàm phán Việt Nam, lãnh đạo Việt Nam bán đất cho Trung Quốc.” (Trích lời ông Trần Công Trục).

Đây là điều bịa đặt nhằm mục đích kích động dư luận. Trong toàn bộ bài viết của tôi, tuyệt nhiên  không có chỗ nào nói “lãnh đạo Việt Nam bán đất cho Trung Quốc.” Chỉ có một đoạn như sau liên quan đến chữ “bán”: “Ở chỗ này, nếu nói chúng ta bán đất thì hoàn toàn vô lý. Pháp lý lẫn thực tiễn đều không cho phép chúng ta giữ chủ quyền trên toàn bộ thác Bản Giốc.” Nhưng câu này không phải là lời của tôi, mà chỉ là câu trích dẫn lời nói của ông Lê Công Phụng – nguyên Thứ trưởng Bộ ngoại giao.

3) Ông Trần Công Trục nói: “Công ước Pháp – Thanh 1887 và Công ước Pháp – Thanh bổ sung 1895 cùng các văn kiện, bản đồ hoạch định cắm mốc kèm theo được công ước trên xác nhận và quy định mới được xem xét là có giá trị khi đưa ra đàm phán các khu vực có tranh chấp về chủ quyền. Tất cả các tài liệu, chứng cứ lịch sử như bản đồ, thư tịch, sách giáo khoa, bưu ảnh, ghi chép cá nhân nằm ngoài phạm vi của 2 bản Công ước trên đều không được chấp nhận, kể cả là ta hay TQ.”

Đúng là một số tài liệu tôi nêu ra chỉ là tài liệu dùng để tham khảo, không phải là căn cứ pháp lý. Nhưng nêu những tài liệu đó là điều cần thiết để chứng minh một sự thật: ít nhất là từ khi nhà Thanh và người Pháp ký các công ước về biên giới vào cuối thế kỷ 19 cho đến khi có hiệp định 1999, toàn bộ Thác Bản Giốc vẫn thuộc về nước ta.

Mặc dù ông Trục khoe rằng “đã đọc kỹ bài viết này của ông Mai Thái Lĩnh”, trong thực tế ông đã không đọc kỹ bài viết đó. Vì vậy ông đã không nhận ra “những bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lý”. Trong phần kết luận, tôi đã viết như sau:

“Trước hết, về căn cứ pháp lý để chứng minh chủ quyền của nước ta đối với Thác Bản Giốc, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng có trong tay ít nhất là 4 hồ sơ: [1] Tài liệu về việc Trung Quốc “sửa bản đồ” vào năm 1955-56 để âm mưu chiếm cồn Pò Thoong và một phần Thác Bản Giốc, [2] Tài liệu về việc xây dựng trạm thủy văn trên cồn Pò Thoong vào thập niên 1960, [3] Tài liệu về việc Trung Quốc lấn chiếm cồn Pò Thoong vào năm 1976 và [4] Hai tờ bản đồ Trùng Khánh số hiệu 6354-IV do Quân đội Nhân dân Việt Nam in vào những năm 1976 và 1980.”

Và tôi đã đặt câu hỏi: “… tại sao các nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng đã bỏ qua, không sử dụng những tài liệu này trong đàm phán?”

Nếu ông Trục không coi đây là những bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lý thì ông phải nói rõ lý do, chứ không nên lờ đi, vì các bằng chứng này có liên quan đến chính quyền mà ông Trục phục vụ, và cả Đảng cộng sản Việt Nam – mà ông Trục là một thành viên.

4) Ông Trần Công Trục luôn mồm rao giảng về sự khác nhau giữa một bên là “chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử, quan điểm lịch sử” và bên kia là “các chứng lý lịch sử có giá trị pháp lý trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ theo luật pháp quốc tế”. Tự coi mình là người am hiểu và nắm vững vấn đề hơn người khác, ông luôn mồm chê bai người khác là “nhầm lẫn”, là “nhận thức hạn chế”, v.v… và v.v…

Vì vậy, tôi thấy cần nhấn mạnh đến “những chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý” trích từ cuốn Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc xuất bản năm 1979, mục II ( Tình hình Trung quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay), nói về việc “nhà cầm quyền Trung Quốc đã lần lượt lấn chiếm hết khu vực này đến khu vực khác của Việt nam, từ khu vực nhỏ hẹp đến khu vực to lớn, từ khu vực quan trọng về quân sự đến khu vực quan trọng về kinh tế”:

[3] Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam.

Trên đoạn biên giới đất liền cũng như ở các đoạn biên giới đi theo sông suối, tại nhiều nơi, phía Trung Quốc đã tự tiện mở rộng xây dựng các công trình để từng bước xâm lấn đất. 

Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 20 tháng 2 năm 1970 phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong, và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc. (tr. 11-12)

[7] Lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam để chuyển dịch đường biên giới.

Năm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc. Thí dụ họ đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong. (trang 14)

Đề nghị ông Tiến sĩ Trần Công Trục cho biết: những hồ sơ nêu trên có phải là “những chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý” hay không?

Riêng tôi thì tin rằng khi viết những dòng chữ này trong bản “bị vong lục” năm 1979, Bộ Ngoại giao do cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch[4] lãnh đạo đã có sẵn những chứng cứ pháp lý cụ thể kèm theo. Nếu ông Trần Công Trục thật sự có “tinh thần tôn trọng sự thật khách quan, bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc và có lợi cho việc gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển đất nước”  thì ông nên đề nghị ông đương kim Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh mở kho lưu trữ để công bố các hồ sơ nêu trên cho toàn dân biết. Trong các hồ sơ đó, dĩ nhiên có cả những bản đồ chi tiết về cột mốc 53, về cồn Pò Thoong, v.v… – nhất là chứng cứ về việc Trung Quốc đã sửa bản đồ tỷ lệ 1/100.000 như thế nào nhằm “chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong”

Cũng cần nhấn mạnh đến ý kiến của ông Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng chỉ có “các văn kiện, bản đồ hoạch định cắm mốc kèm theo” hai công ước Pháp-Thanh và được hai công ước ấy “xác nhận và quy định”  mới được xem xét là có giá trị khi đưa ra đàm phán, còn tất cả các chứng cứ khác (kể cả bản đồ) “nằm ngoài phạm vi của 2 bản Công ước trên” đều không được chấp nhận. Theo tôi, một khi đã chấp nhận điều kiện này, ông Trục và những người tham gia đàm phán về phía Việt Nam đã rơi vào bẫy của phía Trung Quốc.

Vì sao? Vào cuối thế kỷ 19, khi ký kết các công ước giữa Pháp và nhà Thanh, trình độ kỹ thuật chưa cho phép người ta vẽ bản đồ với độ chính xác cao, nhất là chưa có tọa độ địa lý. Vì vậy nếu chỉ dựa vào những bản vẽ ấy, không thể xác định được chính xác các cột mốc biên giới. Chính phía Trung Quốc cũng biết rõ như thế cho nên họ mới tìm cách “sửa bản đồ”, “dời cột mốc”, và sau khi đã ký được hiệp định 1999, hoàn thành việc cắm mốc, họ đã vội vàng dỡ bỏ mọi cột mốc lịch sử để “phi tang”, xóa dấu tích nhằm che giấu những việc làm ám muội của họ.

Vì thế, cần phải căn cứ vào các tài liệu – nhất là bản đồ của thời Pháp thuộc, để xác định đường biên giới Pháp-Thanh đã được thể hiện rõ ràng trên thực tế. Cho đến nay, các nhà ngoại giao tham gia đàm phán (kể cả ông Trần Công Trục) đều cố tình lờ đi hai tài liệu quan trọng: bản đồ gốc tỷ lệ 1/100.000 (tức là bản đồ do người Pháp in trước năm 1954) và bản đồ in lại đã bị Trung Quốc sửa chữa. Chính sự mờ ám đó khiến cho nhân dân hoài nghi vào “lòng yêu nước”, “tính trung thực” của những người tham gia đàm phán hiệp định biên giới Việt-Trung, chứ không phải là do những bài viết của tôi và các nhà nghiên cứu khác.

Điều mà các bài viết của tôi nhắm tới chính là “đường biên giới do lịch sử để lại” mà bản “bị vong lục” năm 1979 đã nhiều lần nhắc tới. Đường biên giới lịch sử ấy chính là đường biên giới do các công ước Pháp-Thanh quy định vào cuối thế kỷ 19. Đường biên giới lịch sử ấy có thật sự được tôn trọng hay không? Hiệp định biên giới trên bộ năm 1999 có bảo đảm được “đường biên giới lịch sử” ấy hay không? Đó mới thật sự là điều những người Việt Nam yêu nước băn khoăn, lo nghĩ.

Vì vậy, không thể đánh lận con đen, quy tôi vào quan niệm “chủ quyền lịch sử” theo kiểu của Tòa soạn báo Giáo dục Việt Nam và ông Tiến sĩ Trần Công Trục. Tôi đâu có đòi lại đất Quảng Tây hay Quảng Đông mà bảo tôi “nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử”?

Cuối cùng, tôi đọc được câu sau đây trên trang mạng Giáo dục Việt Nam – cơ quan ngôn luận của “Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập”: “Mọi ý kiến nhận xét, phản biện về các nội dung trong bài viết trên tinh thần tôn trọng sự thật khách quan, bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc và có lợi cho việc gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển đất nước, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam sẵn sàng đăng tải. Tiến sĩ Trần Công Trục sẵn sàng trao đổi để làm rõ những thắc mắc, nghi vấn xung quanh vấn đề này.”

Dựa trên tinh thần đó, tôi chính thức đề nghị báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết này cùng với toàn văn bài viết “Sự thật về Thác Bản Giốc” bên cạnh bài trả lời phỏng vấn của ông Trần Công Trục để độc giả tiện so sánh, đánh giá, phản biện.

Đà Lạt ngày 5-9-2013

MAI THÁI LĨNH

© Đàn Chim Việt

 



[1] “Sự thật về Thác Bản Giốc” và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Thứ ba 3-9-2013:

http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Su-that-ve-Thac-Ban-Gioc-va-nhan-thuc-sai-lam-ve-chu-quyen-lich-su/315145.gd

[3] Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nxb Sự Thật, Hà Nội 1979, trang 34-36. Những đoạn gạch dưới là do tôi nhấn mạnh (MTL).

[4] Theo Wikipedia bản tiếng Việt, ông Nguyễn Cơ Thạch (tên thật là Phạm Văn Cương) là thân sinh của ông Phạm Bình Minh – Bộ trưởng Ngoại giao hiện nay.

 

16 Phản hồi cho “Sự thật về thác Bản Giốc: Ai là người nhận thức sai lầm?”

  1. ngiyenha says:

    Thưa Ông MTL,nếu như Ông có trong tay toàn văn Hiệp định biên giới mà CS đả ký với Tàu-cộng,thì Ông làm ơn đăng lên cho bà con xem cái đả,rồi hảy bàn.Nếu không có,thì Ông và các bạn của Ông ,nói về biên giới,không khác nào” Hiệp sĩ mù múa gió kiếm”.Cám ơn.

  2. S.Lam says:

    Cái ông Tiến sĩ”Trần Công Trục” này nay lòi bộ mặt hàm hồ,đánh lận con đen,”cả vú lấp miệng em”… trở thành Tiến sĩ”Trần Trùng Trục” dưới ngòi bút phân tích rõ ràng,đúng đắn của nhà giáo Mai Thái Lĩnh rồi ! Ô hô ai tai! Phải chăng đây là bản chất của đại đa số cán bộ Đảng CSVN từ xưa đến nay ?

  3. Trực Ngôn says:

    Trở lại bài viết: ” Sự thật về Thác Bản Giốc ” của ông Mai Thái Lĩnh, có đoạn:

    Vào những tháng cuối năm 2011, “Thác Bản Giốc” bỗng nhiên lại trở thành đề tài hàng đầu của báo chí trong nước. Điều khiến cho các nhà báo cảm thấy bức xúc là tình trạng mất cân đối giữa hai bên: trong khi ngành du lịch Trung Quốc thu hút được gần một triệu du khách hàng năm nhờ vào thắng cảnh này thì về phía Việt Nam, số lượng du khách đến thăm Thác Bản Giốc chỉ vào khoảng 30 ngàn. Nhiều lý do đã được nêu ra để lý giải: do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, do “Hiệp định hợp tác khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc” chưa được ký kết, v.v. Thậm chí, trên báo Thanh Niên, các phóng viên còn biểu lộ lòng yêu nước bằng cách phê phán các báo phương Tây (như trang mạng News.com.au của Úc hay tạp chí Life của Mỹ) đã “xâm hại nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam” khi chú thích ảnh chụp Thác Bản Giốc là “Detian Falls, China” (Thác Đức Thiên, Trung Quốc)

    Mặc dù tác giả đã nêu vài lý do, nhưng theo tôi, điểm chính yếu là nhà nước CSVN không quan tâm đến chuyện này là vì họ sợ làm phật ý TQ nên không dám đầu tư vào điểm “nhạy cảm” này, và cố tình để nó đi vào quên lãng?

  4. Bút Thép VN says:

    Trích: “3) Ông Trần Công Trục nói: “Công ước Pháp – Thanh 1887 và Công ước Pháp – Thanh bổ sung 1895 cùng các văn kiện, bản đồ hoạch định cắm mốc kèm theo được công ước trên xác nhận và quy định mới được xem xét là có giá trị khi đưa ra đàm phán các khu vực có tranh chấp về chủ quyền. Tất cả các tài liệu, chứng cứ lịch sử như bản đồ, thư tịch, sách giáo khoa, bưu ảnh, ghi chép cá nhân nằm ngoài phạm vi của 2 bản Công ước trên đều không được chấp nhận, kể cả là ta hay TQ.”

    Đúng là một số tài liệu tôi nêu ra chỉ là tài liệu dùng để tham khảo, không phải là căn cứ pháp lý. Nhưng nêu những tài liệu đó là điều cần thiết để chứng minh một sự thật: ít nhất là từ khi nhà Thanh và người Pháp ký các công ước về biên giới vào cuối thế kỷ 19 cho đến khi có hiệp định 1999, toàn bộ Thác Bản Giốc vẫn thuộc về nước ta” (hết trích).

    Tôi đồng ý với nhận định trên đây của ông Mai Thái Lĩnh!

    Cho dù rằng; Tất cả các tài liệu, chứng cứ lịch sử như bản đồ, thư tịch, sách giáo khoa, bưu ảnh, ghi chép cá nhân…..không có giá trị khi đàm phán về biên giới 1999, nhưng nó đều được trích dẫn, sao chép, và chụp lại từ những chứng cứ lịch sử để đến được tay người dân Việt Nam,

    Vì vậy nó góp phần, cần phải tìm tòi lại cho đủ những chứng liệu trong công ước Pháp Thanh cùng với bản đồ (trong hiệp ước), chớ không thể chỉ dùng “Hiệp ước Pháp-Thanh) mà không có bản đồ đính kèm, hoặc dùng bản đồ sau này do TQ vẽ lại để đàm phán với họ, vì làm như vậy thì việc mất đất, mất biển vào tay TQ sẽ là hiển nhiên!

  5. DẶM NGÀN says:

    ĐƯỜNG BIÊN GIỚI QUỐC GIA

    Bất kỳ người nào tâm huyết khi lên nắm chính quyền, đầu tiên là phải nghĩ tới phạm vi lãnh thổ quốc gia trước nhất. Bởi có nghĩ tới thì người khác mới báo cáo cho mình. Có nghĩ tới thì mình mới trước tiên hỏi người khác. Có nghĩ tới thì về cơ bản mình mới bảo vệ được, bởi vì đó là nghĩa vụ hàng đầu của người cầm quyền trước nhất.
    Tất nhiên biên giới lãnh thổ quốc gia thì phần lớn mọi người trong lãnh thổ đó đều biết cả. Trước hết là những người dân sinh sống lâu năm tại đường biên đó, gần đường biên đó. Sau nữa là sử sách đương thời đều có nói. Sau nữa dư luận trong nước và báo chí đều vẫn nhắc đến hằng ngày, ngay cả bản thân của người mới lên cầm quyền cũng không thể nào không biết, bởi họ là đương thời của tất cả mọi điều đó. Có nghĩa đường ranh chính xác của lãnh thổ quốc gia nơi mỗi vùng có tiếp giáp với nước khác thì trong thời gian một trăm năm trở lại, chẳng mấy ai là không biết rõ qua những chứng tích hay những sự kiện hoàn toàn cụ thể.
    Cho nên đường ranh biên giới giữa VN và các nước lân bang cũng không đi ra ngoài những thực tế đó.
    Tức nó là sản phẩm hay được xác định qua tồn tại cụ thể của những con người đang sinh sống ở đó, qua pháp lý đang có, qua pháp lý gần nhất đã có, qua kết quả của lịch sử từ lâu đời đến đó. Nó không thoát ly được lịch sử lâu đời đã có, nó không làm thay đổi đi thực tế vào lúc đó, nó không đi ngược lại pháp lý liên quan cho tới đó. Đó đều là những nguồn khách quan không thể phủ nhận được.
    Như vậy mọi biên giới lãnh thổ VN nói chung, trước tiên phải được xác nhận từ lúc chính quyền độc lập của VN còn tồn tại, tức nhà nước VN dưới triều Nguyễn.
    Khi người Pháp đến bảo hộ VN, dĩ nhiên người Pháp không thể thay đổi được lằn ranh địa giới đất nước VN, vì Pháp chỉ “bảo hộ”, Pháp hoàn toàn không có chủ quyền lãnh thổ khách quan đúng nghĩa tại VN. Có nghĩa mọi hiệp định Pháp ký với nhà Thanh TQ chỉ là mặt pháp lý của chính quyền hai bên liên quan lúc đó, nó không thể làm thay đổi được thực tại trên thực địa của biên giới đất nước luôn chỉ thuộc quyền của chính dân tộc và đất nước VN. Cái gì phù hợp cái sau thì được công nhận, nhưng nếu trái lại với cái sau thì không thể được công nhận. Vả chăng khi đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, chính vị vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng đã tuyên bố bải bỏ hết mọi hiệp ước bất bình đẳng đối với VN mà Pháp và nhà Thanh đã ký kết trước kia rồi.
    Toàn bộ những ý nghĩa trên đây, rõ ràng bao quát cả các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và lằn ranh biên giới phía Bắc của VN. Ải Nam Quan và thác Bản Giốc cũng không đi ra ngoài chính quan điểm như thế.
    Có nghĩa bất cứ người nào lên nắm quyền tại VN kể từ năm 1945, tức sau khi VN giành lại được chủ quyền, đều phải nhất thiết biết rõ lằn ranh địa giới đất nước đối với TQ là nằm cụ thể ở đâu. Còn nếu không quan tâm cụ thể để đến nỗi không biết cụ thể điều đó như từ đầu đã nói thì đã tỏ ra không xứng đáng hay quả thật là rất đáng trách.
    Vậy thì những người trong Ủy ban biên giới chính phủ, những người trực tiếp tham gia hoạch định biên giới sau này với TQ không thể cho là không biết rõ điều đó. Trong lòng họ thấy chỗ nào đúng chỗ nào sai, khách quan thực tế ra sao, tất họ buộc phải biết hay đều đã phải biết. Những người điều khiển họ hay cấp trên cao nhất cũng buộc phải biết hay nhất định đã biết. Điều này dù kết quả xác định hiện thời thế nào thì lịch sử lâu dài về sau hiển nhiên cũng rõ cả. Việc có nhượng đất hay không, có mua bán gì không, nếu người dân bây giờ chưa xác định được thì lịch sử sau này cũng minh bạch được. Và tội hay không tội lúc ấy mới đều khẳng định được hoàn toàn rõ ràng. Cho nên mọi sự cãi qua cái lại trên ngôn ngữ hiện nay giữa người nọ người kia cũng chỉ trên tính cách bề ngoài, ngôn ngữ, nhưng chính lương tâm hay sự hiểu rõ của những người trong cuộc vẫn là điều mà hiện tại trong lòng họ chắc không thể nào nói khác được.
    Đó là chưa nói nếu có ban điều tra thực tế nào tới hỏi ngay, điều tra trực tiếp đối với dân cư tại chỗ ở Bản Giốc hay ở Nam Quan cũng đều biết ngay sự thật.
    Tên gọi Ải Nam Quan cũng thế. Địa danh này hẳn đã có cả từ thời Nguyễn Phi Khanh, nên nó đã trở thành như một nhận thức lịch sử vốn có của mọi người VN từ xưa đến nay. Không thể chỉ căn cứ vào lời gọi “Nam Quan” mà cho nó thuộc Tàu. Bởi tên gọi đôi khi chỉ là thói quen về sau do các nguyên nhân bên ngoài nào đó. Vấn đề là phải nghiên cứu lại xem chính ai đã xây dựng nên cửa ải quan đó. Ý nghĩa định mốc ranh giới của nó ra sao, nằm ngay chính ranh của hai bên hay thuộc của riêng bên nào. Tất cả những lý giải này vẫn đều có thể vận dụng ngay các lập luận từ đâu trên đây để tìm ra được chính tính chất thực tế cũng như khách quan.
    Điều cuối cùng quan trọng cũng phải nói, nếu có những cá nhân trong cuộc nào đó quan niệm có thể du di, chuyển dịch lằn ranh địa giới quốc gia vì tính ân nghĩa hay nợ nần nào đó thì đều hoàn toàn thấp kém và sai lầm. Bởi ân nghĩa nếu quả có thật, đúng đắn thật, cũng chỉ giới hạn trên món đồ cụ thể nào đó, quyền lợi nhất thời cụ thể nào đó, không thể đổi chác bằng chính bản thân con người hay bằng ranh giới lãnh thổ của một đất nước. Nếu làm như vậy thực chất cũng chẳng khác gì bán thân, bán nước. Bởi vì thân xác con người, lãnh thổ quốc gia là cái gì thiêng liêng nhất, duy nhất, không thể đổi chác được bằng bất kỳ thứ nào khác. Bởi vậy mọi sự đồng hóa đất nước, dân tộc với chính trị, nếu quả có như thế của một số người nào đó, đều thật sự chỉ là ngu xuẩn hay đều phản nước. Điều đó chẳng khác gì đã nhầm lẫn một cách sai trái và trong ý nghĩa thấp kém giữa cái căn cơ, cái bất diệt, với cái thoáng qua, cái hiện tượng bề ngoài, hay cái giai đoạn nhỏ hẹp.

    NGÀN KHƠI
    (07/9/13)

  6. Minh Đức says:

    Trích: “Ông Trần Công Trục nói: “Công ước Pháp – Thanh 1887 và Công ước Pháp – Thanh bổ sung 1895 cùng các văn kiện, bản đồ hoạch định cắm mốc kèm theo được công ước trên xác nhận và quy định mới được xem xét là có giá trị”

    Bản đồ hoạch định cắm mốc được dùng để đàm phán. Nhưng nếu cột mốc bị Trung Quốc dời thì sao? Cũng vẫn căn cứ vào cái cột mốc bị dời đó mà xác định biên giới chăng? Thế thì lại phải căn cứ thêm vào các câu chuyện, các tài liệu ngoài các bản đồ hoạch định cắm mốc đó để biết bản đồ cột mốc đó có còn chính xác hay không. Ngày xưa đâu có GPS để xác định chính xác vị trí cột mốc đến từng mét. Cột mốc bị dời đi vài trăm mét thì đủ để một cái thác, một con suối lọt qua lãnh thổ Trung Quốc.

    Ở nước Ecuador có một cái nhà ghi là ở đây là đúng đường xích đạo, nghĩa là đúng ngay nửa trái đất. Họ vẽ một lằn trên đất và đặt một tấm biển nói ở đây là đường xích đạo rồi du khách đến đó chụp hình làm kỷ niệm là mình đã đến viếng đường xích đạo. Nhưng trên thực tế thì chỗ đó cách đường xích đạo thật hơn 1 km. Chỉ có dùng GPS mới biết được, còn không thời xưa thì cứ chấp nhận vì xê xích hơn 1km chẳng đáng là bao nhiêu. Nhưng xê xích hơn 1km ở biên giới Việt Hoa thì có thể mất đi cái thác, cái cổng biên giới .

  7. Phan Huy says:

    Lời Đức Thánh Trần

    “Nay đứng vời trông đất nước nhà
    Mà nghe nhức buốt trái tim ta
    Nam quan ải khóc niềm ai oán
    Bản giốc thác gào nỗi xót xa
    Giang san tan nát vì yêu quái
    Dân tộc lầm than bởi quỷ ma
    Trăm sự đều do thằng Hồ tặc
    Gião quyệt điêu ngoa rước Cộng tà.”

    “Gião quyệt điêu ngoa rước Cộng tà
    Chính thằng Hồ tặc chẳng ai xa
    Trúng bùa xã hội hồi qua Pháp 
    Đầu quân Cộng sản lúc sang Nga
    Đã đem Miền Bắc dâng Xô viết
    Lại lấy Miền Nam biếu chệt Hoa
    Năm nọ còn làm thơ hỗn láo
    Vỗ ngực anh hùng trước mặt ta.”

    “Vỗ ngực anh hùng trước mặt ta
    Đầu đảng buôn dân bán nước nhà
    Ta đuổi quân Nguyên phò xã tắc
    Mi xua giặc Pháp lệnh Tàu Nga
    Ta đưa đất nước qua nô lệ
    Mi dẫn nhân dân đến quỷ ma
    Đã thế còn khoe làm cách mạng
    Tội mày địa ngục khó ngày ra.”

    http://fdfvn.wordpress.com

    • Trúc Bạch says:

      Thơ Phan Huy hay quá !

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Tuyệt vời Thi Sử của Phan Huy
      Sắc bén xưa nay thiệt khó bì !
      Xác xạt từng câu không thừa chử
      Réo rắt mổi dòng chẳng thiếu uy
      Như kim đâm lụa thêu nên áo
      Giống thoi kéo tầm tạo nhung y
      Thi sử đời nay mà viết thế
      Linh hiển đời sau chẳng khó chi !

      Vạn Kính

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Hehehe…

        mắt mũi tèm nhèm nên đánh sai chính tả rồi

        Tuyệt vời Thi Sử của Phan Huy
        Sắc bén xưa nay thiệt khó bì !
        Xát xạt từng câu không thừa chử
        Réo rắc mổi dòng chẳng thiếu uy
        Như kim đâm lụa thêu nên áo
        Giống thoi kéo tằm tạo nhung y
        Thi sử đời nay mà viết thế
        Linh hiển đời sau chẳng khó chi !

  8. vong quốc dân says:

    Ông tiến sỉ này là xác việt hồn hoa không cần bàn cải nhiều.

  9. Minh Đức says:

    Trích: “Ngày 20 tháng 2 năm 1970 phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người “

    “Năm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam…”

    “phía Trung Quốc đã tự tiện mở rộng xây dựng các công trình để từng bước xâm lấn đất”

    Những đoạn văn trên cho thấy Trung Quốc đã lộ ra bộ mặt đế quốc xâm lấn từ những năm 1955, 1956. Nghĩa là chẳng bao lâu sau khi Mao Trạch Đông lên cầm quyền, năm 1949. Năm 1958, Trung Quốc tuyên bố lãnh hải bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa . Năm 1959, Trung Quốc đem quân đánh chiếm Tây Tạng. Các hành vi xâm lấn đó chắc chắn không phù hợp với chủ nghĩa Mác Lê vì theo chủ nghĩa Mác Lê thì chỉ có các nước tư bản mới là đế quốc, còn các nước XHCN là giai cấp vô sản đoàn kết với nhau thì không có lòng tham như tư bản mà đi xâm chiếm đất đai của nhau. Như vậy ở tầng trên cao, những nhà lãnh đạo các nước Cộng Sản họ không hề tin vào chủ nghĩa Mác Lê, họ vẫn hành động theo lòng tham, như các vua chúa hay các nhà tư bản, nghĩa là lòng tham của loài người nói chung. Những cái gọi là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa cộng sản, độc lập dân tộc… chỉ là các chiêu bài mà những kẻ khôn ngoan trên đỉnh quyền lực lợi dụng để huy động quần chúng nhân dân ngu si lao vào chỗ chết cho họ xây đài vinh quang.

  10. viet says:

    Nếu không tôn trong hiệp đinh Pháp Thanh thì Cam Pu Chia cũng có quyền đòi đảo Phú Quốc vì Pháp chia gianh giới Biển cho Phú Quốc vào lãnh thổ VN.

    Bởi vậy có những chuyện đã rồi, thì ta phải công nhận. Ngay thác Bản giốc cũng không có tài liệu pháp lý nào nói nó hoàn toàn thộc VN.

    Ngay như ‘Ải Nam Quan” chúng ta thường ngộ nhận là của VN vì căn cứ theo câu nói lịch sử: “Đất nước ta từ Ải Nam quan đến mũi Cà Mau”. Ta hiểu câu này nói Ải Nam Quan là của VN thì cũng là sai hoàn toàn. Câu này chỉ nói phần đất tính từ Ải Nam Quan mà thôi, không có Ải Nam quan trong đó. Hơn thế nữa, chữ “Nam Quan” nghĩa là “cửa phía Nam”, Nếu nói nó là của VN thì phải gọi là Ải “Bắc Quan” mới đúng chứ vì nó là “cửa ở phía Bắc” cơ mà?

    • T. says:

      Viết tên là “viet” nhưng bụng là Hán gian!!! không lẽ già Hồ với phương châm “100 năm trồng người” lại đào tạo ra một lũ quái vật có tên “viet” như vậy chăng????

      • vk mỹ says:

        Ông bạn T say có khác gì mấy người đối lập ở Campuchia đâu? bọn này nói diệt chủng ở Campot là do VN, không phải do Khơ Me Đỏ?????

        Người có “dân trí cao” thì phải biết theo lẽ phải, cái gì cũng vơ vào mình mặc dù nó vô lý? Đó là bọn người dân trí thấp.

        Kinh nghiệm xương máu ở I Raq và Apganistan, Libya cho ta thấy:”Đem dân chủ, đa nguyên cho người có dân trí thấp thì Đại Loạn!”./.

    • Bút Thép VN says:

      Tôi không rõ góp ý trên đây là của nick “viet”, hay chỉ là lập lại lời của Trần Công Trục?

      Nếu chỉ là lời lập lại của ông Trân Công Trục mà không có nhận định kèm theo, thì nick “việt” chỉ là con vẹt học nói theo Trần Công Trục.

      Còn nếu như đó là “nhận định” của níck việt thì đúng là đoản trí, thiếu suy nghĩ!

      Trưng dẫn công ước Pháp-Thanh mà không có bản đồ đính kèm thì làm sao có thể chứng minh sự thật là mình không bị mất đất?

      Nên nhớ rằng câu “Đất nước ta từ Ải Nam quan đến mũi Cà Mau” là dựa trên chứng liệu lịch sử mà cha ông chúng ta đã dạy con cháu học thuộc nằm lòng, để nhớ rằng đó là chiều dài của đất nước Việt Nam!

      Nếu ông Trần Công Trực có đủ bản lĩnh thì hãy đối chất trực tiếp và công khai với các ông Mai Thái Lĩnh và Trương Nhân Tuấn!

      Trần Công Trục là đảng viên CSVN và là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để mất đất vào tay TQ, nên y phải tìm cách gian bua, biện giải để chạy tội, còn níck việt thì vì cái giải rút gì?

Phản hồi