WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tượng đài trăn trở

tuong dai 1 Như quý vị đã biết, San Jose đang có dự án thực hiện một bức tường tưởng niệm tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong chiến tranh. Công việc này chúng tôi cũng có ý định từ lâu nhưng chưa có hoàn cảnh thuận tiện. May mắn có cô Hoàng Mộng Thu mở đường. Nhân dịp tổ chức lễ tưởng niệm chiến sĩ Hoa Kỳ hy sinh tại Việt Nam tại bức tường Sons of San Jose, ý kiến về một tượng đài Việt Nam bắt đầu. Cô Thu nhân danh biệt đoàn Lam Sơn sẽ thực hiện.  Sẽ đặt tại San Jose History Park, ngay phía trước Việt Museum. Đã vận động xin phép County và City. Đã hoàn tất kỹ thuật, có các nhà chuyên môn hợp tác. Theo lệ thường tượng đài phác họa có thể ghi chiến sĩ vô danh hay hình ảnh một chiến binh tượng trưng như bức tượng thương tiếc nổi tiếng tại Nghĩa trang Biên Hòa. Bên anh chị em Lam Sơn muốn khắc hình 5 vị tướng đã tự sát. Đoàn Lam sơn chuyên trình bầy nhạc đấu tranh và các vở kịch vinh danh anh hùng nên luôn luôn nhắc đến “Ngũ hổ tướng” và đại tá Hồ Ngọc Cẩn. Trong trụ sở của các cộng đồng, các hội cựu quân nhân hay các ngày lễ chúng ta thường thấy  trưng bầy hình quý vị đã tuẫn tiết. Trải qua 38 năm, tên tuổi các anh hùng đã trở thành khuôn mẫu lịch sử, chẳng còn ai thắc mắc phê phán.

Chúng tôi nhận lời phác họa bản vẽ đã đưa thêm hai điểm quan trọng. Đề nghị đưa thêm danh tính và hình ảnh trung tá cảnh sát Nguyễn Văn Long. Ông là người mà hình ảnh cụ thể đã in trên báo chí toàn thế giới. Dù vậy chúng tôi phải mất nhiều năm mới liên lạc được gia đình để ghi lại sinh quán và năm sinh. Tất cả 7 vị anh hùng đều có tên tuổi và hoàn cảnh hy sinh chính xác. Ban tổ chức liên lạc trực tiếp với các gia đình để có được hình ảnh và tài liệu. Thật may mắn chúng ta đã có các vị anh hùng từ cả ba miền đất nước. Đề nghị thứ hai là viết vài hàng chữ song ngữ ghi dấu việc tưởng niệm dành chung cho quân dân cán chính đã hy sinh trong chiến tranh và cả sau cuộc chiến, trong ngục tù trong rừng sâu và biển cả.  Dự án tuy nhỏ bé nhưng rất công phu có dự trù phía dưới là hình bóng chiến binh Việt Nam Cộng Hoà tham dự 3 trận chiến thắng tiêu biểu là 68 Tết Mậu Thân (Huế), Bình Long và Quảng Trị 72. Những hình ảnh này tượng trưng cho tất cả hàng trăm ngàn quân dân cán chính đã hy sinh mà chúng tôi không có khả năng ghi lại đầy đủ.

Nhắc lại nội dung dự án

tuong dai 2.jpgTượng đài này có vị trí tại khu vườn trước Việt Museum, trong công viên History San Jose. Từ phía ngoài nhìn vào, một bên là con thuyền vượt biên, một thứ tượng đài cho thuyền nhân. Phía tay trái là bức tường đen 3 mảnh lớn. Ở giữa là hình 7 vị tướng tá đã tuẫn tiết, hai bên là lời dẫn giải bằng Anh và Việt ngữ.

Chi tiết kỹ thuật: Bức tường dài 10 F cao 7 F bằng đá cẩm thạch.

Nội dung phần dẫn giải Việt ngữ như sau: 

Đài tưởng niệm nhỏ bé này được xây dựng để ghi nhận và vinh danh sự hy sinh lớn lao của hàng triệu quân dân chính Việt Nam Cộng Hòa trong chiến tranh Việt Nam1950-1975. Hàng trăm ngàn người đã chết trong cuộc chiến và sau cuộc chiến. Chết tại chiến trường, trong ngục tù cộng sản, trong rừng sâu và ngoài biển cả. Hàng trăm người đã tuẩn tiết trong thời gian cộng sản thôn tính miền Nam. Trên bức tường này là hình ảnh của 7 vị anh hùng đã tuẫn tiết hoặc bị Việt Cộng xử bắn. Những cái chết cao cả đó tượng trưng cho chính nghĩa quốc gia và tinh thần bất khuất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời cũng ghi dấu uất hận của ngày 30 tháng Tư 1975. 

Đài tưởng niệm xây dựng năm 2013 tại VietMuseum, trong công viên Kelley Park, khu San Jose History.

 Hình ảnh các vị tuẫn tiết

(Thứ tự từ trái qua phải)

tuong dai 31)  Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng Chương Thiện, sinh 1938 tại Rạch Giá. Sau 30 tháng tư 75 không chịu đầu hàng. Bị cộng sản bắt giam và tra vấn suốt 3 tháng rồi xử bắn tại sân ban Cần Thơ ngày 4 tháng 8-75.

2) Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Tư lệnh sư đoàn 7, sinh 1925 Gò Công. Tự vẫn bằng thuốc độc t ại căn cứ Đồng Tâm đêm 30 tháng 4-75.

3) Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh sư đoàn 5, sinh 1933 tại Sơn Tây. Tự vẫn bằng súng tại căn cứ Lai Khê trưa 30 tháng 4-75.                              

4) Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh quân đoàn IV, sinh 1927 Thừa Thiên. Tự vẫn bằng súng tại Cần Thơ sáng 1-5-75.                                            

5) Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó quân đoàn IV, sinh 1933 Gia Định. Tự vẫn bằng súng đêm 30-4-75 tại Cần Thơ.                                                                                              

6) Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh quân đoàn II, sinh 1928 Hà Đông. Tự vẫn bằng thuốc độc tại Sài Gòn ngày 29 đưa vào nhà thương và chết sáng ngày 30 tháng 4-75.                                                                

 7) Trung tá Nguyễn Văn Long, Cảnh sát quốc gia Việt Nam sinh tại Huế 1919. Tự vẫn bằng súng ngay tại công trường TQLC Sài Gòn tr ưa ngày 30-4-75.

Tu chỉnh quan trọng

Trong nội dung bản văn dự thảo đầu tiên, chúng tôi có viết rằng vào dịp 30 tháng tư-75 đã có nhiều trường hợp cả nhà tự sát. Có sỹ quan và quân nhân bắn vợ con rồi tự tử. Vì tượng đài thực hiện trong khu văn hóa và lịch sử San Jose, sẽ có toàn các học sinh và sinh viên Hoa Kỳ đến thăm, đoạn văn này đã xóa bỏ. Trong hoàn cảnh hiện nay, việc hạ sát con nhỏ và cả gia đình trước khi tự tử không nên nhắc đến.

Ngoài ra đặc biệt mô hình tượng đài được đưa ra triển lãm cho hàng ngàn người tham dự đại nhạc hội giúp thưong phế binh tại San Jose và đã được sự tán thưởng mạnh mẽ. Ban tổ chức cũng nhận được hàng trăm lời khích lệ qua thư tín hay trực tiếp. Chúng tôi cũng nhận được những ý kiến phê bình.

 Những phê bình quan trọng.

Phê bình quan trọng nhất là bác Nguyễn Hữu Luyện với tư cách một quân nhân tại San Jose. Gặp trực tiếp cô Hoàng mộng Thu trên đài Quê Hương bác Luyện cho biết sẽ mở cả chiến dịch để dùng dư luận áp lực cho ý kiến bác đóng góp phải được thực hiện. Ý kiến cụ thể của ông tóm lược như sau. Trên bức tường vinh danh cần có mỗi cấp một người đã tự sát 30 tháng tư-75. Một tướng, một tá, một úy, một hạ sĩ quan và một binh sĩ. Tất cả đều có tên tuổi cụ thể. Ông không đồng ý ghi là chiến sĩ vô danh. Kết quả ý kiến đưa ra cũng có nhiều người lên tiếng tán thành vì cho rẳng nếu có cả hình ảnh người lính thì thể hiện tình chiến hữu không phân biệt cấp bậc. Tất cả cùng hy sinh. Tuy nhiên trên thưc tế quý vị đưa ra sáng kiến không thể đề nghị được một danh sách. Trong 5 vị tướng chọn người nào, hai ông tá sẽ giữ lại ông nào. Ai là sĩ quan anh hùng cấp úy, cấp hạ sĩ quan và ai là anh hùng cấp binh sĩ đã tự sát 30 tháng tư. Những  hình ảnh và tiểu sử lấy từ đâu ra. Hiện nay trên internet phổ biến một danh sách hết sức mơ hồ do góp nhặt từ các câu chuyện kể lại. Ban tổ chức của biệt đoàn Lam Sơn cho biết họ không đủ can đảm loại bỏ bất cứ vị nào trong số 7 anh hùng đã công bố. Đồng thời dù rất kính trọng ý kiến lý tưởng của quý vị nhưng đoàn Lam Sơn hoàn toàn không đủ khả năng, không đủ thẩm quyền đi tìm các vị anh hùng các cấp để bổ túc danh sách. Đó là công việc vĩ đại và trách nhiệm lớn lao dành cho chính quý vị có sáng kiến.

Trong khi chờ đợi mong rằng quý vị vui lòng tùy nghi yểm trợ cho dự án nhỏ bé đầu tiên tại hải ngoại. Trong lịch sử chiến tranh kim cổ, chưa bao giờ có đến 5 vị tướng lãnh tự sát một lượt khi bại trận. Họ không chết vì chịu tội với thiên hoàng như người Nhật. Họ không chết vì tổng thống hay chính phủ. Họ chết vì không muốn sa vào tay giặc. Họ chết vì trách nhiệm chỉ huy nên tự xử. Việc tự sát của những người lãnh đạo có giá trị đặc biệt nên tất cả phải được lưu danh hậu thế. Riêng bà Hồ Ngọc Cẩn cho biết vì anh Cẩn là công giáo nên chấp nhận bị xử bắn. Ngày xưa, cùng chịu mất thành Hoàng Diệu tự tử ngoài Bắc, Phan thanh Giản tự tử trong Nam. Bia đá anh hùng ghi tên cả hai, làm sao lại chỉ chọn lấy một ông.

Vài hàng sau cùng.

Anh chị em Lam Sơn muốn tôi cùng khắc lên bia đá những lời đáng ghi lại. Tôi chọn đoạn sau đây

Trưa 30 tháng tư-75 tướng Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng tại Sài Gòn. Những lời nói sau của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam tại Cần Thơ. Chiều 30 tháng 4-1975, tư lệnh thăm quân y viện, một  thương binh nói:                                                                     

“Xin thiếu tướng đừng bỏ tụi em.”                                                                                                             

Ông Nam: “Không, qua không bỏ tụi em.”                                                                                                                        

Trở về tư dinh, sĩ quan tùy viên báo cáo:                           

Các sĩ quan đã bỏ đi rồi.                                                        

Ông Nam nói: Đi để làm gì?                                                 

Tối ngày 30 tháng 4-1975, sĩ quan tùy viên báo cáo:                                                                                        

“Thưa, tướng Hưng đã chết rồi.”                                                                                                       

Ông Nam: “Chết để làm gì?”                                              

Sáng 1 tháng 5-1975 tướng Nguyễn Khoa Nam tự tử  

Nhắn tin của tác giả: Chúng tôi nhận được tác giả Điệp Mỹ Linh gửi tặng Viet Museum tác phẩm “Hải quân Việt Nam Cộng Hòa ra khơi 1975.” Tài liệu lịch sử xuất sắc do một phụ nữ trong gia đình hải quân soạn thảo. Trong đó có rất nhiều chi tiết lịch sử liên quan đến giai đoạn khốc liệt của Nam Việt Nam trong hai tháng cuối cùng. Trang 283 của tác phẩm có đề cập đến trường hợp hải quân thiếu tá Lê anh Tuấn CHT giang đoàn 43 đã tự sát trên chiến đỉnh trên sông Vàm cỏ Tây, Long An. Được biết ông Tuấn còn độc thân và là em trai của tướng Lê Nguyên Khang. Chúng tôi rất cần tin tức về những giây phút cuối cùng của thiếu tá Tuấn trên mặt trận sông nước Tiền Giang vào ngày cuối của cuộc chiến.  Xin vui lòng liên lạc về email:  giaochi12@gmail.com            

Xin cảm tạ.

© Giao Chỉ, Vũ Văn Lộc

© Đàn Chim Việt

                                 

31 Phản hồi cho “Tượng đài trăn trở”

  1. Dân tị nạn says:

    Nhìn vào sinh hoạt Cộng đồng Hải ngoại , đôi lúc người sống ở Hải có cảm giác cái quá khứ hơn tình cảm thực tại , muốn lấy cái quá khứ để kêu gọi đoàn kết phát Huy , mà quên mất cái thực tại thiếu mầm sống để gần gũi .

    Xây dựng một công trình đều đặt nặng trọng tâm vào quá khứ xa , quên thực tế gần . Tại sao ?

    Ngân quỹ của quận hạt , của những người VN hiện sinh sống tại quận hạt này có đóng góp . Đại diện cho một dự án , một công trình chỉ hướng về quá khứ xa xôi có đúng hay không ? Trong khi đó lại quên mất cái thực tại xót xa có thể đánh động lương tâm của người còn sống tại quận hạt Santa Clara này .

    Đã có bao nhiêu người Việt tị nạn CS đến sinh sống tại đây và đã chết tại đây ? Cái thương tiếc cho những người đồng cảnh ngộ tha Hương cũng chính là sự gắn bó cho người nằm xuống nơi đất khách quê người chúng ta không xem trọng , thì cái quá khứ ý nghĩa gì .

    Tại sao chúng ta không thể thành lập một khu tưởng niệm người Việt tị nạn CS đã đến và chết tại đây , điều này có phải hợp lý và thực tế hơn hay không ?

    Đất của quận hạt này cũng nên nghỉ đến người Việt đã sống và chết vì CS tại đây vẫn hơn ôm đồm một gánh nặng không thực tế , ngoài khả năng .

    • Haile says:

      Chính những Vị Anh-Hùng của Quân-Lực Việt-Nam Cọng-Hòa nầy. Ở trong thế buộc “BỨC TỬ” không “BỎ CHẠY” khồng “HÀNG” thà “CHẾT VINH HƠN SỐNG NHỤC” đã nói lên khí thế Hào-hùng của Dân-tộc Việt. Làm cho Đồng-minh phản-bội cũng như Quố-tế phải kính nễ. Tôn trong Dân-Tộc Việt-Nam. Nhờ đó Người Việt (tỵ nạn cọng-sản) sống ở nước ngoài có được khí-thế tự-hào Dân-tộc không bị kỳ-thi khinh-khi. Trong đó có Dântỵnạn Huynh !!!

    • Dân bội ơn says:

      @Dân tị nạn says:

      Xin hỏi Dtn: không có quá khứ làm sao có hiện tại?

      Không có những người chết cho chúng ta sống Tự Do ở đây, thì làm sao chúng ta có thể ngồi đây lý luận ” quá khứ xa, thực tế gần ” ?
      Còn Dtn hỏi quá khứ có ý nghĩa gì ? :
      Ý nghĩa bị phản bội bởi sự đui mù, ít kỷ của thế giới Tự Do
      Ý nghĩa không chấp nhận sự bạo tàn của Việt Gian Cộng Sản nhuộm đỏ quê hương
      Ý nghĩa những cái CHẾT đó cho bọn ăn cơm Quốc Gia thờ ma CS thấy rằng chúng sẻ là những tên nô lệ CS
      Ý nghĩa : sống Tự Do hay chết chứ không nô lệ Việt Gian Cộng Sản !

    • lethan says:

      Gã Dan Ti Nan này chắc thưôc loại tỵ nạn kinh tế, lớn lên trong ngôi trường giáo dục bởi bọn Việt cộng nên mới viết những câu thổ tả như vậy .

  2. Lính xưa says:

    Hãy lấy tên là Tượng Đài Thương Tiếc . Nó rất đúng nghĩa về lịch sử của quân lực VNCH ( Ra đi bỏ lại nghĩa Trang Biên Hoà ) , nó đúng vì người sống nhớ về người chết . Đúng nhất là không hình ảnh bất cứ một người nào dầu là tướng tá , dầu là tự sát hay bất cứ một hình thức nào khác , vì chúng ta không thể công bằng trong một diện tích nhỏ hẹp , để có thể đưa tất cả hàng trăm nghìn bức hình của người lính VNCH đã chết vì nhiệm vụ lên tại khu tưởng niệm nầy .

    Hãy công bằng cho tất cả mọi người lính VNCH đã nằm xuống , cũng chính là công bằng cho tất cả những thân nhân của họ còn đang sống , mot điều mà tượng Đài có thể làm được với tất cả thương tiếc cho người nằm xuống trong cuộc chiến vừa qua . Người còn sống mới trăn trở , tượng Đài làm sao có thể trăn trở ? Xử dụng từ ngữ Hoa Mỹ , hay ước muốn vượt quá tầm mức , có thể trở thành lố bịch và sáo rỗng .

    • Haile says:

      Thưa với Huynh-đệ Línhxưa. “TƯỢNG ĐÀI THƯƠNG-TIẾC”. Bây giờ không còn trong không-gian. Nhưng hình-tượng đó vẫn sống mãi trong ký-ức Người Việt. Hình-ảnh Tượng đài là Linh-hồn của Nghĩa-trang Biên-Hòa. Là cái “ĐINH” đã và đang đóng vào tim Việt cọng. Việt cọng đang nhức-nhối muốn nhổ đi. Nhưng chưa nhổ được vì “LINH-HỒN TƯỢNG -TIẾC” vẫn còn sống ở đó trong ký-ức người dân Nam Việt-Nam. Chúng ta đang chờ diều-kiện. phương-tiện đã sẵn-sàng……’PHỤC-HỒI”. Vậy, thưa Huynh nghỉ laị.

  3. Haile says:

    Kính Nguyễn-Hữu-Luyện Huynh. Xin tự nói Tôi cũng là Lính. Tôi cũng muốn như Huynh ! Tinh-thần của Anh Chi Em trong đoàn Lam-Sơn rất tích-cực và thiện-chí. Điều-kiện và phương-tiện để thực-hiện khả-năng như anh và tôi muốn. Họ không làm nỗi. Xin Anh cũng như mọi người cân-nhắc đề-nghị của mình trong tầm tay của Họ, để Họ có thể vói tới và nhắc lên được. Thông-cảm

  4. Doug says:

    xin vui long xem lai “Từ phía ngoài nhìn vào, một bên là con thuyền vượt biên, một thứ tượng đài cho thuyền nhân.” cai gi la “một thứ tượng đài” nghia la sao

  5. LÃO MÓC says:

    Kính BBT,
    Tôi có forward ý kiến của cựu Đại úy Nguyễn Hữu Luyện, (một trong những người đã kiện Trung Tâm William Joiner trong việc “viết căn cước đỏ cho 3 triệu người Việt tỵ nạn”) để trả lời bài viết “Tượng đài trăn trở” của ông Giao Chỉ tức cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc.
    Nếu được, xin BBT cho vào phần “góp ý” để rộng đường dư luận.
    Xin cám ơn trước.

  6. Haile says:

    Đề nghị ; Thay hai từ “TRĂN-TRỞ” = “BỨC-XÚC” “TỰNG ĐÀI BỨC-XÚC”
    Theo tôi nghi. Các Vị Anh-hùng nầy đã quyết-định tự vận. “CHẾT VINH HƠN SỐNG NHỤC” Vì Họ bị bức tử bởi đồng-minh. Do đó Họ không có “TRĂN-TRỞ LĂNG-LÓC” gì cả, mà Họ chết với tinh-thần tự-hào Dân-tộc, quả-cảm của Quân-lực Việt-Nam Cọng-Hòa. Nhìn tượng đài thấy Họ là “BỨC-XÚC” cho VIỆT-NAM CỌNG-HÒA.
    Phòng binh hơn chữa bệnh. Cảnh-giác tránh “BỆNH TƯỢNG ĐÀI” ở TAXAS…..

  7. Ban Mai says:

    Hình ảnh 7 vị anh hùng đã tuẫn tiết rất đẹp nhưng tại sao vị chính giữa lớn trội còn những vị hai bên nhỏ dần, ra đến rìa là nhỏ nhất? Vì thế cứ có cảm tưởng như là vị ở chính giữa là tiêu biểu hơn!

    Phần nghệ thuật rất quan trọng nhưng trình bày như thế nào đó để tránh ngộ nhận thì tốt hơn! Trân trọng.

  8. Nguyễn Trọng Dân says:

    Nếu lỡ lên plafond rồi thì thôi …

    Nhưng nếu có thể sửa chỉnh thì xin thêm tên một người nữa thôi lên đài…NGƯỜI NÀY CHẾT RẤT LÀ RÙNG RỢN…

    Cái mã tấu đã kề cổ , ” Nếu mày không cầm loa kêu lính của mày đầu hàng…thì tụi tao chém !”

    NGƯỜI NÀY CẦM LOA , ” Hỡi các anh em ……….SÁT !”

    Đầu lìa khỏi cổ ,…

    Thầy Quan Vân Trường cũng một lần phải đầu hàng trong đời…NGƯỜI NÀY THÌ KHÔNG !

    VẠN KÍNH

  9. noileo says:

    “Dự án tuy nhỏ bé nhưng rất công phu có dự trù phía dưới là hình bóng chiến binh Việt Nam Cộng Hoà tham dự 3 trận chiến thắng tiêu biểu là 68 Tết Mậu Thân (Huế), Bình Long và Quảng Trị 72.”

    Có thể nhắc đến “3 trận đánh tiêu biểu là …”, xin tạm bỏ 2 chữ “chiến thắng” ra.

    Nói chung, xin không, hay ít nhất khoan có một lời lẽ nào nhắc nhở đến “chiến thắng”, bởi vì bọn cộng sản Hồ chí Minh phản quốc vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu vẫn còn đó, vẫn còn không ngừng trấn lột người dân, đất nước VN, vẫn còn không ngừng khoanh tay cúi đầu trước giặc tàu, làm nhục VN, như vậy thì chưa thể nói đến “chiến thắng”.

    “Trăn trở” vẫn còn đó…

  10. Phan Huy says:

    Hình như có sự nhầm lẫn. Hình Trung tá Nguyễn văn Long này không phải là Trung tá CSGG Nguyễn Văn Long- người đã tuẩn tiết tại công trường TQLC trưa 30-04-1975.

Leave a Reply to Lính xưa