WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dân tộc Bản địa Việt Nam: Một vấn đề cần được nhìn nhận

Rượu cần- Nét văn hóa của dân tộc thiểu số. Ảnh Sggp.

Rượu cần- Nét văn hóa của dân tộc thiểu số. Ảnh Sggp.

Theo tinh thần bản ‘Tuyên ngôn về Quyền của các Dân tộc Bản địa’ do Liên Hiệp Quốc vận động thành hình và đã được 150 quốc gia (kể cả Việt Nam) chấp thuận, thì nước ta phải có ít nhất là 30 dân tộc bản địa. Qua lăng kính nhân bản, đây là một thực tế lịch sử và chính trị không thể nào nhìn khác hơn. Và do đó, vấn đề hiện nay không còn là « Việt Nam có Dân tộc Bản địa hay không? » mà là Chính phủ Việt Nam phải công nhận sự hiện hữu của các dân tộc bản địa và cần có chính sách tương đồng với khuynh hướng chung của cộng đồng thế giới tiến bộ.

Với thực tế có 54 dân tộc đã và đang sống trên lãnh thổ từ Bắc chí Nam, Việt Nam mặc nhiên là một quốc gia đa chủng tộc và đa văn hóa. Dù người Kinh chiếm đa số (86%) dân số song cộng đồng các dân tộc bản địa vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng, vì lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã có công lao khai phá, phát triển của nhiều thế hệ dân tộc bản địa. Hơn nữa, Việt Nam sẽ không thể có hòa bình thực sự nếu như chính phủ không nhìn nhận nguồn gốc các dân tộc bản địa, đặc biệt là là tập thể người Tây Nguyên, người Champa và người Khmer-Krom. Các chính sách kỳ thị, ngược đãi chỉ gây ra thêm nhiều mâu thuẫn nguy hại, làm mất uy tín quốc gia và gây cản trở cho tiến trình hòa đồng dân tộc. Vai trò của các cộng đồng người thiểu số cũng có ý nghĩa tương tự.

Từ nhận thức đó, ý nghĩa của cụm từ « Dân tộc Việt Nam » cần phải được hiểu một cách rộng rãi như là sự hoà hợp giữa người Kinh cùng các dân tộc bản địa và sắc tộc thiểu số, chứ không phải chỉ là tập thể người Kinh thuần túy. Một khi quan niệm Dân Tộc Mới được nhìn nhận, tất cả công dân Việt Nam đều là một thành phần chính thức của Dân tộc Việt Nam — không phân biệt sắc tộc. Có thể nói, ý niệm sắc tộc Kinh, sắc tộc bản địa hay sắc tộc thiểu số chỉ là những từ ngữ nhằm xác định nguồn gốc chủng tộc cho những lãnh vực nghiên cứu chuyên môn, chứ không phải là tiêu chuẩn để phân định giai cấp xã hội, văn hoá, chính trị, kinh tế hay bất cứ quyền lợi nào khác.

Việt Nam là một dạng hợp chủng quốc và đa số người Việt ngày nay là con cháu bao đời của nhiều dòng máu sắc tộc khác nhau. Chữ « Đồng Bào » ngày nay không còn ý nghĩa hạn hẹp của những người cùng một « bọc mẹ trăm con » như truyền thuyết, mà là những thế hệ con người đã cùng chia sẻ vinh nhục, thăng trầm, vui khổ trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Nhìn nhận được ý nghĩa này thì tất cả chúng ta — không phân biệt người Kinh, người bản địa hay thiểu số — sẽ có thể cảm thông, gắn bó với nhau. Từ đó, những va chạm trong lịch sử sẽ được nhìn một cách trung thực, khách quan hơn; bởi lẽ những đau thương của lịch sử không phải chỉ có các dân tộc bản địa gánh chịu, mà người Kinh cũng đã có vô số tổn hại to lớn bởi chuỗi chiến tranh gây ra bởi các dân tộc bản địa, và nội chiến giữa người Kinh. Nói cách khác, lịch sử đau thương không phải chỉ là sự mâu thuẫn, đàn áp của người Kinh với các dân tộc bản địa, mà còn là giữa người Kinh với người Kinh, và giữa các dân tộc bản địa với nhau.

Hoàn cảnh lịch sử luôn oái oăm và tàn nhẫn trong những giai đoạn có nhiều nghịch cảnh. Nhưng lịch sử là những gì đã qua để chúng ta học hỏi và rút tỉa kinh nghiệm để làm tốt hơn hiện tại và quá khứ. Vấn đề bây giờ là nhìn lại quá khứ với tinh thần nào, giải quyết khó khăn của hiện tại ra sao, và tiến đến tương lai với định hướng gì.

Có phải chăng một trong những điều kiện để phát triển bình đẳng và nhanh chóng trong thời đại hôm nay là cùng hòa đồng trong tinh thần cảm thông, tương kính và xây dựng? Tấm gương « melting pot » của Hiệp chủng quốc Hoa kỳ là một ví dụ điển hình nhất, vì ở nước này, mọi sắc tộc thiểu số và dân da đỏ bản địa đều được quyền bảo tồn lịch sử và văn hoá gốc của họ, song đồng thời cũng được chính phủ khuyến khích để hội nhập một cách bình đẳng vào dòng chính. Nhờ tinh thần đó, Hoa kỳ trở thành một tấm gương tiêu biểu cho tinh thần hòa đồng các dân tộc.

Cho nên chính phủ Việt Nam, dù là với chế độ chính trị nào, cũng đều cần có chính sách phù hợp với nguyện vọng chung của các dân tộc bản địa, tương tự như chính sách của chính phủ Hoa Kỳ đối với các bộ lạc người Da Đỏ. Sự tôn trọng đó là chủ trương cần có để hóa giải dần đi những cách biệt, mâu thuẫn do hoàn cảnh lịch sử gây ra; đồng thời giúp giữ vững các sắc thái đặc thù của từng sắc tộc, làm phong phú thêm cho lịch sử, văn hoá nước nhà.

Để thể hiện tính nhân bản và văn minh, chính phủ Việt Nam cần có chính sách trợ giúp đặc biệt cho các tập thể đồng bào bản địa và thiểu số để xây dựng sự bình đẳng cần có cho xã hội. Muốn có hòa bình thực sự để mọi sắc tộc đều có thể sống một cách hài hòa, tương kính lẫn nhau, thì mọi hành động kỳ thị hay ngược đãi đồng bào các dân tộc bản địa và sắc tộc thiểu số cần phải được chấm dứt ngay. Trong tinh thần đó, Đảng Vì Dân Việt Nam khẳng định chủ trương tôn trọng nguồn gốc, lịch sử, văn hóa và nguyện vọng chính đáng của các tập thể đồng bào dân tộc bản địa cũng như sắc tộc thiểu số; đồng thời ủng hộ quyền tự quyết và tự quản của các tập thể đồng bào dân tộc bản địa trong khuôn khổ Hiến pháp dân chủ và luật pháp quốc gia ở mai này.

Tóm lại, khi thực tế lịch sử ghi nhận lãnh thổ, dân tộc, lịch sử và văn hóa Việt Nam ngày nay có sự đóng góp không nhỏ từ các dân tộc bản địa, thì việc chính phủ công nhận nguồn gốc các dân tộc bản địa là một vấn đề chính đáng và khẩn thiết. Tạo được sự hòa đồng dân tộc là xây dựng được một nền tảng vững chắc cho Hợp chủng quốc Việt Nam – một tương lai tươi sáng chung cho tất cả người Việt Nam mới.

Viết ngày 14 tháng 09 năm 2013
Nhân cuộc ‘Hội Luận về Các Dân Tộc Bản Địa Việt Nam’ tại California

Nguyễn Công Bằng

(Tác giả gửi đăng)
——————————————————–
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
(1) Declaration on the Rights of Indigenous Peoples: http://undesadspd.org/IndigenousPeoples/DeclarationontheRightsofIndigenousPeoples.aspx
(2) United Nations Declarationon the Rights of Indigenous Peoples:

http://www.unicef.org/policyanalysis/rights/files/HRBAP_UN_Rights_Indig_Peoples.pdf

3 Phản hồi cho “Dân tộc Bản địa Việt Nam: Một vấn đề cần được nhìn nhận”

  1. Phan Huy says:

    Lời Mẹ Âu Cơ

    Ngày xưa mẹ sinh ra trăm trứng
    Nở thành con, trăm đứa, giống Rồng Tiên
    Một nửa theo cha xuống biển, lập bình nguyên
    Một nửa theo mẹ lên non, khai hoang làm rẫy.

    Bốn nghìn năm dựng xây và tồn tại
    Bốn nghìn năm giữ nước thật kiêu hùng
    Lúc thịnh lúc suy, khi nhược khi cường
    Nòi giống Việt không bao giờ khuất phục.

    Nhưng hôm nay mẹ tủi buồn chua xót
    Những người con đã phản phúc vong ân
    Chúng chỉ biết Lê Nin và Các Mác
    Quên Hùng Vương quốc tổ Lạc Long Quân.

    Mới hôm qua mẹ lòng đau ruột cắt
    Nhìn các con trong cuộc chiến tương tàn
    Đứa Miền Bắc, cho mưu đồ quốc tế
    Đứa Miền Nam, vì dân chủ tự do.

    Con có biết? mẹ ngày đêm thầm khóc
    Vì non sông gấm vóc mãi điêu tàn
    Kẻ ngoại thù đang cướp phá giang san
    Các con vẫn điềm nhiên nhìn nước mất.

    Con có biết? mẹ càng thêm phẫn uất
    Vì các con đi nhận giặc làm cha
    Nỡ đang tâm bán đứng mảnh sơn hà
    Cho giặc Hán, kẻ thù nhà truyền kiếp.

    Mẹ trót lỡ sinh thằng con chướng nghiệp
    Thằng họ Hồ lộn kiếp đã đầu thai!
    Chia rẽ anh em, phá nát cơ đồ
    Gây hậu quả kinh hoàng và dai dẳng.

    Hậu quả ấy giờ đây là cái đảng
    Đang bạo tàn, trơ trẽn, bám quyền uy
    Mặc quê hương cùng kiệt mức suy vi
    Mặc dân tộc đứng trên bờ vực thẳm.

    Hỡi lũ con đang lạc loài chìm đắm
    Nếu các con thương mẹ hãy quay về
    Bỏ liềm búa, buông con dao đồ tể
    Mẹ vẫn chờ, đứng khóc, giữa trời quê.

    http://fdfvn.wordpress.com

  2. KHỔNG MINH VIỆT NAM says:

    Đây là một âm mưu thâm độc của đảng cộng sản Việt Nam theo lệnh quan thầy Trung cộng để gây rối Việt Nam nếu một mai Việt Nam bung ra khỏi tay Trung cộng, thì lực lượng ” dân tộc ” này , trung quốc sẽ chơi trò ném đá dấu tay xúi bẩy họ nổi dậy đòi tự trị ( máu đổ thịt rơi ) anh em một nhà chém giết nhau, Trung cộng mới có cớ ” nghĩa vụ quốc tế ” (?) đem quân sang đánh dẹp, rồi ở lì luôn ??? Đồng bào đừng để mắc mưu gian của giặc phương Bắc !

  3. SAO NGÀN says:

    ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC

    Đất nước là lãnh thổ quốc gia mà các chủng tộc có cùng lịch sử đang sinh sống trên đó. Dân tộc bởi vậy được hiểu theo nghĩa pháp lý, có thể có nhiều chủng tộc bao hàm trong đó. Dân tộc Việt Nam bao gồm nhiều sắc tộc có cùng lịch sử của đất nước và hiện tại đều cùng quốc tịch Việt Nam nói chung.
    Tất nhiên người Việt hay người kinh về mặt chủng tộc vẫn từ lâu đều chiếm đa số. Do đó các chủng tộc anh em đều là đồng bào, cho dù họ chiếm thiểu số nên gọi là dân tộc ít người (chữ “thiểu số” trước kia chỉ có nghĩa là ít người, chẳng hàm ý gì xấu).
    Và ở quốc gia nào cũng vậy, chủng tộc đa số trong quốc gia đó vẫn là thành phần chủ yếu và có tính quyết định đối với nhiều ý nghĩa toàn cục chung nhất. Thế nhưng nghĩa vụ đưa mọi chủng tộc trong lòng quốc gia, nhất là các chủng tộc bản địa còn ít phát triển hơn lên tầm phát triển đồng đều chung của đất nước là trách nhiệm cần thiết của bất cứ nhà nước nào. Nhưng cho dù các chủng tộc có thể có riêng các bản sắc cố hữu của mình, tính cách thống nhất về ngôn ngữ về văn hóa chung với chủng tộc chiếm đa số vẫn là điều tự nhiên và quan trọng nhất.
    Cho nên ý nghĩa quốc gia, ý nghĩa quốc tịch, tinh thần dân tộc nói chung đều không cho phép bất kỳ sự phân biệt, sự kỳ thị hay sự xem nhẹ về mặt nào đối với các chủng tộc anh em cùng tạo nên chung đất nước, dân tộc hay quốc gia đó.

    NON NGÀN
    (19/9/13)

Leave a Reply to KHỔNG MINH VIỆT NAM