WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cựu binh Mỹ và những đứa con rơi ở Việt Nam

Ngay sau khi rời Việt Nam vào năm 1970, James Copeland nhận được một lá thư từ người bạn gái Việt Nam. Cô thông báo đã có thai và ông là cha của đứa trẻ.

Nhận được tin, Copeland lại đăng ký tuyển quân, hy vọng sẽ được điều động trở lại Việt Nam. Tuy nhiên, quân đội Mỹ đang rút dần khỏi Việt Nam nên ông không có cách nào quay lại. Khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất vào năm 1975, Copland mất liên lạc với bạn gái.

Một thời gian sau, ông được nhận vào làm việc ở một nhà máy nhựa tại phía bắc của bang Mississippi và lập gia đình. Tuy nhiên, trong đầu ông vẫn luôn canh cánh một câu hỏi: liệu người bạn gái năm xưa có thực sự đã mang trong mình giọt máu của ông?

“Tôi có thể quên nhiều điều mà chúng tôi đã làm ở Việt Nam. Nhưng riêng điều đó, tôi không thể nào quên được”, người đàn ông 67 tuổi nói, nhắc đến nỗi dày vò về bạn gái cũ và đứa con.

Năm 2011, Copeland quyết định đi tìm câu trả lời cho điều mà nhiều cựu binh Mỹ khác hoặc chối bỏ, hoặc tìm cách cố quên đi sự thật, đó là, họ đã để lại những đứa con của mình trên mảnh đất Việt Nam.

Di sản chiến tranh

Câu chuyện của họ là một di sản bị lãng quên khi chiến tranh đã lùi xa hàng chục năm. Tuy nhiên, đối với một số cựu binh, nhu cầu tìm lại con ruột trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Những binh sĩ Mỹ ngày nào giờ đã ngấp nghé tuổi 70. Nhiều người trong số đó đã nghỉ hưu hoặc tàn tật và khao khát hàn gắn vết sẹo của chiến tranh.

Với những đứa con mang hai dòng máu Việt Nam và Mỹ, tìm lại được cội nguồn cũng là một nguyện vọng tha thiết.

“Tôi cần phải biết mình từ đâu đến”, Trinh Tran, 46 tuổi, một nhân viên bất động sản ở Houston, đang tìm cha trong vô vọng, nói. “Tôi luôn nghĩ rằng nếu không có ông ấy thì tôi cũng không tồn tại”.

Ước tính hàng chục nghìn quân nhân Mỹ đã có con với phụ nữ Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Một số đứa trẻ là kết quả của những mối tình dài, một số khác là kết quả những cuộc tình qua đêm chóng vánh. Chỉ có rất ít trong số những người cha Mỹ này từng thấy mặt con họ, và số người đưa con theo về Mỹ càng ít hơn.

Sau chiến tranh, những đứa trẻ được gọi là con lai Mỹ phải chịu đựng sự kỳ thị và cuộc sống khó khăn ở Việt Nam. Trước những báo cáo về điều kiện sống thiếu thốn của thế hệ này, Quốc hội Mỹ đã thông qua điều luật cho những đứa con lai một tình trạng di trú đặc biệt vào năm 1987. Kể từ đó, hơn 21.000 người, kèm theo 55.000 người thân, đã di cư sang Mỹ theo chương trình này và thêm hàng nghìn người được hưởng các chính sách di trú khác.

Nhiều người sang Mỹ với hy vọng được đoàn tụ với cha, nhưng họ đã không được chính phủ Mỹ hỗ trợ trong vấn đề này. Không tới 5% trong số họ tìm lại được cha đẻ.

Những cuộc tìm kiếm

Những đứa con lai Mỹ vẫn tiếp tục tìm cha, dù chỉ có trong tay những cái tên bị dịch sai, những ký ức nửa hư nửa thực và những bức ảnh đã phai nhòe theo năm tháng. Ở chiều ngược lại, một số cựu binh Mỹ cũng tiếp tục nỗ lực tìm con, trong tâm trạng bị chi phối bởi nỗi đau hoặc cảm giác tội lỗi.

“Giống như việc một người mẹ cho đứa con ruột đi làm con nuôi của người khác. Bà mẹ sẽ không bao giờ ngừng suy nghĩ về điều đó”, George Pettitt, ở trung tâm Wales, New York nói.

Ông Pettitt, 63 tuổi, nhập ngũ sau khi bỏ học cấp ba và đến Việt Nam khi mới 19 tuổi. Năm đó, ông có cảm tình với một thiếu nữ người Việt làm ở tiệm giặt là cho các binh sĩ. Chẳng bao lâu sau thì cô gái có bầu.

“Tôi chỉ định vui chơi với cô ấy“, ông nói. “Tôi không bao giờ có ý định làm cho cô ấy có thai”.

Khi quay về New York, ông mất liên lạc với bạn gái, sau đó làm nghề lái xe tải và lập gia đình. Nhưng khi nghỉ hưu vì lý do sức khỏe năm 2000, những ký ức về đứa con bị bỏ lại, mà ông tin là một đứa con trai, cứ ám ảnh tâm can Pettitt. Ông đã trả tiền để thuê một người đàn ông tìm giúp nhưng vô ích.

Năm nay, một người phụ nữ ở bang Virginia gọi điện cho ông báo rằng, cô nghĩ chồng cô có thể là người con trai mà ông tìm kiếm. Thế nhưng, kết quả xét nghiệm DNA cho thấy điều ngược lại.

May mắn hơn Pettitt, có những cặp cha con Mỹ-Việt đã tìm thấy nhau.

Những cuộc đoàn tụ

Cường Lưu sinh ra ở Việt Nam, là con của một binh lính Mỹ quen mẹ anh khi bà làm chân quét dọn ở khu nhà của ông. Người lính này rời Việt Nam trước khi Lưu chào đời và mẹ anh cũng mất liên lạc với ông. Ngay sau đó, bà kết hôn với một người Mỹ khác cũng làm việc cho quân đội. Ông đã chuyển cả gia đình đến Virgin Islands, lãnh thổ hải ngoại của Anh tại Caribean, khi Lưu còn rất bé.

Cường Lưu bên con gái và người cha Mỹ đã tìm lại được Jack Magee. Ảnh: NY Times

Cường Lưu bên con gái và người cha Mỹ đã tìm lại được Jack Magee. Ảnh: NY Times

Lưu thừa hưởng nhiều nét của bố và trong cộng đồng người da đen ở St. Thomas, nơi anh lớn lên, anh bị chế giễu là “đồ da trắng”. Mẹ Lưu cũng dần xa lánh con trai, có lẽ vì xấu hổ vì quá khứ mà anh gợi nhắc đến.

Năm 9 tuổi, Lưu bị đưa vào nhà dành cho trẻ phạm tội. Năm 17 tuổi, anh sống lang bạt trên đường, bán cần sa và dùng chất kích thích. Năm 20 tuổi, anh vào tù vì chĩa súng cướp một người đàn ông. Khi được ra tù, người chị gái cùng mẹ khác cha đưa anh đến Baltimore, bang Maryland, nơi Lưu lại sa vào con đường buôn ma túy.

Tuy nhiên, sau khi có con gái, anh bắt đầu thay đổi. “Tôi lo mình sẽ lại đi tù và không bao giờ được nhìn thấy con bé nữa”, anh nói về con gái Cara, hiện 4 tuổi.

Bị thôi thúc bởi những câu hỏi về thân phận của mình, Lưu quyết định đi tìm cha đẻ để tìm lại cuộc sống. “Tôi chỉ muốn nhìn thấy ông ấy bằng chính đôi mắt của mình“, Lưu, 41 tuổi nói.

Anh dành hàng đêm bên máy tính với những cuộc tìm kiếm bất thành cho đến khi nhận ra mình đã đánh vần sai tên của cha. Ông là Jack Magee, chứ không phải McGee.

Anh tìm thấy một người tên là Jack Magee trên một trang web của cựu binh, rồi thông qua Facebook, tìm hiểu về ông qua một người từng phục vụ cùng đơn vị. “Anh muốn gì từ Jack Magee?“, người đàn ông hỏi. “Tôi chỉ muốn một người cha“, Lưu đáp. “Bố của anh muốn nói chuyện với anh“, người đàn ông trả lời sau đó không lâu.

Lưu đi xét nghiệm DNA và kết quả cho thấy anh chính là con trai của ông Jack Magee trên. Tháng 11, ông Magee, một giáo viên đã nghỉ hưu ở Nam California, đã đến thăm con trai nhân ngày sinh nhật anh. Mối quan hệ của hai cha con bắt đầu, với đầy tinh thần trách nhiệm nhưng cũng còn nhiều ngượng nghịu và lo lắng.

Magee gọi điện cho con trai hàng tuần để đảm bảo rằng anh vẫn đang làm công việc quét dọn các phòng bệnh viện ở Baltimore. Ông cũng gửi một chiếc Toyota Corolla cũ từ California đến cho Lưu vì biết anh đang phải đi lại bằng xe buýt.

Tìm thấy cha mình, Lưu cảm giác mình mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, anh vẫn không giải quyết được vấn đề của bản thân. Một kẻ từng ngồi tù có thể làm gì để cuộc sống khá lên? Học đại học? Kinh doanh? Buôn ma túy vẫn là một cám dỗ khó cưỡng.

“Tôi chỉ ước giá như mình đã gặp cha trước đây. Ông ấy đã có thể dạy bảo tôi nhiều điều”, Lưu nói.

Sự thật không thể chối bỏ

Brian Hjort, một người Đan Mạch đã giúp Lưu và những người Việt khác tìm cha, cho rằng những đứa con lai Mỹ thường kỳ vọng quá mức về việc đoàn tụ với cha, với hy vọng họ sẽ chữa lành những vết thương tình cảm. Tuy nhiên, các cựu binh họ gặp lại thường ốm yếu hoặc khó khăn về kinh tế. Đôi khi có những mối quan hệ khiến họ không được toại nguyện.

“Tôi đã nói với họ rằng tôi không thể đảm bảo được chuyện tình cảm. Tôi chỉ có thể cố gắng tìm cha cho họ mà thôi”, ông Hjort nói.

Hjort, 42 tuổi, thuộc một nhóm nhỏ gồm các chuyên gia giúp những người con lai tìm cha. Là một họa sĩ công nghiệp ở thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, ông quen những người con lai Mỹ khi đi du lịch xuyên Việt Nam và Philippines cách đây 20 năm. Đó là những nơi khiến ông bị lay động bởi cuộc sống đói nghèo của người như thế.

Một người đã nhờ ông tìm cha cho một người bạn và ông bất ngờ thành công dù không biết gì về các hồ sơ quân đội. Tin tức về ông Hjort nhanh chóng lan rộng trong cộng đồng những người con lai khiến nhiều người tìm cách liên lạc với ông để xin giúp đỡ. Cảm động trước nỗi đau của của họ, Hjort nhận tìm cha cho thêm vài người nữa và chỉ lấy mỗi tiền phí đi sang Việt Nam. Ông lập ra trang web fatherfounded.org và thành công trong nhiều trường hợp khác.

 

 Ông Copeland và con gái Tiffany Nguyễn đoàn tụ. Ảnh: NY Times


Ông Copeland và con gái Tiffany Nguyễn đoàn tụ. Ảnh: NY Times

Chỉ làm việc vào thời gian rảnh, ông Hjort ước tính mình đã tìm được hàng chục người cha. Một số người đã qua đời, nhiều người khác từ chối hợp tác với ông, trong khi một vài người dọa kiện ông. Tuy nhiên, có khoảng 20 người đã nhận lại con. Trong những năm gần đây, các cựu binh cũng bắt đầu chủ động tìm đến ông Hjort xin giúp đỡ. James Copeland là một trong số đó.

Năm 2011, Copeland, khi đó đã nghỉ hưu, đọc được câu chuyện về cuộc sống cơ cực của những người mang thân phận con lai ở Việt Nam. Ông quyết định đi tìm con mình.

Ông tìm đến Hjort và chi tiền cho ông về Việt Nam. Với một vài cái tên và một bản đồ sơ lược, ông Hjort đã tìm thấy ngôi làng nơi ông Copeland từng đóng quân và tìm được anh trai của một phụ nữ lai đang sống ở Mỹ, người mà ông tin là con gái của Copeland.

Hjort đã gửi một bức ảnh của cô này và mẹ cô cho Copeland. Trái tim ông đột ngột loạn nhịp khi nhận ra người mẹ đó chính là bạn gái cũ của mình. Tay ông run rẩy khi nhấc điện thoại bấm số của con gái và hỏi: “Có phải Tiffany Nguyễn đấy không?”.

Những ngày sau đó, ông đến thăm cô, mẹ cô và ba anh trai ở bang Pennsylvania, nơi cô đang mở một tiệm làm móng tay. Nguyễn và ba con đã về Mississippi để nghỉ lễ Tạ ơn cùng ông năm 2011. Có lần, họ trò chuyện đến đêm và Nguyễn kể lại chuyện mẹ đã bảo vệ cô như thế nào ở Việt Nam, về cuộc đấu tranh để thích nghi với nước Mỹ và chuyện cô tìm hiểu những người đàn ông lớn tuổi, tự hỏi có ai trong số họ là cha mình.

“Bây giờ tôi đã có thể ngủ ngon hơn nhiều rồi”, ông Copeland nói. Tuy nhiên, sự đoàn tụ này lại cũng mang đến cho ông một nỗi đau không ngờ khác.

Vợ ông vô cùng tức giận khi phát hiện chồng mình có một cô con gái người Việt và yêu cầu ông ngừng đến thăm cô. Tuy nhiên, Copeland đã từ chối yêu cầu này bởi Nguyễn là con ruột duy nhất của ông. Sau 37 năm chung sống, ông và vợ ly thân. Họ đang tính chuyện ly hôn.

Hiện giờ, Copeland giúp Hjort liên lạc với những cựu binh mà họ tin là cha của các con lai Mỹ-Việt. Ông kiên nhẫn kể câu chuyện của mình với họ và động viên họ đối mặt với sự thật rằng, họ cũng có con người Việt giống như ông.

Nếu họ né tránh cuộc gọi của ông, Copeland sẽ tiếp tục nhắn tin, với con cái, vợ chồng họ. “Họ cần phải biết”, ông nói. “Một số người chỉ muốn quên đi và sống tiếp. Tôi không hiểu sao họ có thể làm thế”.

Ngọc Anh (VnExpress, N.Y Times)

5 Phản hồi cho “Cựu binh Mỹ và những đứa con rơi ở Việt Nam”

  1. Dân Việt says:

    Trong cuốn tiểu thuyết Người Mỹ Ưu Tư ( The Unquiet American ) một tiểu thuyết toàn chử viết tay của học giả Hồ Hữu Tường xuất bản tại Paris 1968 và lúc đó người ta vận động cho Ông giải thưởng Nobel về Văn Chương vì lập trường hòa đồng hòa giải của Ông trong cuộc chiến VN. Tiểu thuyết nhằm chống lại cuốn Người Mỹ Trầm Lặng (The Quiet American ) đả được dung thành phim. Trong năm 1968 mà Hồ quân đã đưa vần đề con Mỹ Lai Việt vào tiểu thuyết là vần đề người Mỹ phải ưu tư chớ không phải là trầm lặng được.

  2. SAO NGÀN says:

    THƯƠNG NGƯỜI

    Con người vẫn chỉ đáng thương
    Chỉ vì dốt nát mà vương hận thù
    Thôi thì thông cảm ở đời
    Mong vào phép lạ để đời đi lên

    SƯƠNG NGÀN
    (25/9/13)

  3. NON NGÀN says:

    GIỌT MÁU

    Có giọt máu nào rơi đâu đây
    Ngày qua tháng lại có còn hay
    Có còn nhớ nữa hay quên bẵng
    Một giọt máu nào rơi xưa kia

    Thế rồi giọt máu vẫn lớn lên
    Vẫn hoài tâm mãi chỗ cội nguồn
    Có tìm ra được hay đi mãi
    Biền biệt tháng ngày đâu ai hay

    Đời người thấm thoát có bao nhiêu
    Mọt giọt máu nào khi chia ly
    Có lớn thành người hay tan mất
    Dòng đời như vậy vẫn trôi đi

    Rồi có một ngày ai nhận lại
    Cuộc đời như thể lại nhân lên
    Giọt máu nào xưa giờ đã lớn
    Đã thành người mới giữa nhân gian

    TRĂNG NGÀN
    (25/9/13)

  4. Ng. Linh Trà says:

    Đọc bài viết củ Ngọc Anh tôi thật xúc động vô cùng. Vợ tôi, Võ Thị Kim Trúc là một trong số con lai Mỹ. Đã chiụ đựng kếp người: bị khinh rẻ, cộng sản ngược đãi kỳ thị đến tận cùng của điạ ngục xhcn.
    Sống nơi ven biển miền trung, Sa Huỳnh hấu như ai cũng biết người con gái lai Mỹ tên thường gọi là Lan. Năm đầu bọn chúng chiếm miền nam, nhà Lan ở Thành Phố Qui Nhơn. Chúng đuổi gia đình Lan ra khỏi nhà. lý do Lan là con lai Mỹ. gia đình gồm có Lan Mẹ cùng hai em nhỏ. Trở về nơi quê ngoại nuơng tựa, Lan và các em Lan không bao giờ được đặt chân đến trường học. Lý do Lan là con lai Mỹ. gia đình Lan phải làm ruộng hợp tác xã, mỗi ngày chúng phát cho hai kg lúa để ăn. Chúng chửi rủa là con đế quốc không thể để cho chúng sống được. Bị bao vây mọi thứ, không được mua bất kỳ những thứ cần thiết cho đời sống gia đình. Lan lớn lên không chùn bước trức nghịch cảnh kỳ thị, gánh đất thuê cho họ làm nhà, gánh muối thuê cho nhập kho, phu công xây nhà. Ai cần thuê mướn làm bất cứ công việc gì Lan không bao giờ từ chối. Chúng tôi quen nhau cùng cảnh ngộ. Tôi bị kỳ thị là con lính ngụy chết trận. Chúng tôi nghèo lắm, đám cưới thật đơn giản cô dâu không có nhẫn cưới. Nhưng ông trới có con mắt. đoái thương kẻ cùng khổ. Một ngày nọi công an tìm đến nhài tôi và nói rằng chúng tôi phải làm giấy để đi định cư ở Mỹ. Chúng tôi sợ rằng chúng lừa đảo để biết những người có ý muốn theo chế độ VNCH. mà trừng trị. Chúng tôi trả lời là không đi đâu cả. Chúng đến nhiều lần, chúng tôi điều từ chối. Một ngày nọ, chúng đem theo giấy tờ đến nhà chúng tôi bắt khai trình chúng biên xong và chụp hình, hai vợ chông tôi và cháu bé mới sinh sáu tháng tuổi. Chúng tôi không bao giờ nghĩ mình se được đi đến Mỹ. Thời gian chúng làm giấy và đến khi khám sưc khỏe hơn một năm. Khoảng một năm bảy tháng chúng tôi rời gia đình quê hương để đến nơi đầu tiên là Philippine là Tháng Tám năm 1991. Và tháng Tư năm 1992 chúng tôi tới Hoa Kỳ. Đây là phép lạ cho kẻ bần cùng của sống nơi xhcn.

    • Nguyen Phan says:

      Câu truyện của bạn that cảm động và tình người. Xin chúc mừng cho bạn và gia đình.

Leave a Reply to SAO NGÀN