WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tướng Võ Nguyên Giáp, như tôi từng biết

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo quân đội Bùi Tín.

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo quân đội Bùi Tín.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời ngày 4/10/2013, quá tuổi 102, (đến 25-8-2011 là tròn trăm tuổi).
Thọ hơn 1 thế kỷ là cực hiếm, cực quý trong đời một người, vượt qua Đại Thọ Bách Niên. Người xưa nói khi nắp quan tài đậy lại là dịp luận bàn đánh giá đầy đủ về cuộc đời của người mới mất.Tuy vậy, do hoàn cảnh lịch sử, đấu tranh chính trị và chiến tranh kéo dài, sự phân chia Nam Bắc sau trận Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ, do hòa giải hòa hợp dân tộc vẫn còn ở phía trước, nên việc đánh giá tướng Giáp còn là một vấn đề tranh cãi, tranh cãi quyết liệt, kéo dài, với những chính kiến khác nhau, xa nhau, trái ngược hẳn nhau. Đây là điều không có gì lạ. Cho nên một đánh giá thống nhất về tướng Giáp là điều khó xảy ra, là hoàn toàn ảo tưởng. Qua bài viết này, tôi giữ thái độ khách quan công bằng, cũng là tưởng niệm khi ông mới đi xa.

Tôi gặp tướng Giáp từ những ngày đầu khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Hà Nội. Năm 1948 – 1949 tôi gặp lại ông ở Bộ Tư lệnh Quân khu 4, thành phố Vinh. Sau 1955 tôi dự nhiều cuộc họp ở Bộ Quốc phòng – Tổng tham mưu, do tướng Giáp chủ tọa. Đầu tháng 5-1975, khi vào Sài Gòn tìm hiểu tình hình, ông điện chọn «nhà báo quân đội Bùi Tín làm người lên kế hoạch và hướng dẫn đại tướng thăm thú phố xá Sài Gòn – Chợ lớn, thăm gia đình vài anh chị em biệt động thành, thăm bà mẹ chiến sỹ tiêu biểu», trong 2 ngày, sau đó ông mới làm việc chính thức với Ủy ban Quân quản, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và xuống Cần Thơ thăm Quân khu 9, tôi cùng đi theo.

Năm 1976 và 1977, tướng Giáp cầm đầu Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đi thăm chính thức lần lượt các nước Trung Quôc, Cộng hòa Dân chủ Đức, Ba Lan, Hungary, Romania, Liên Xô. Tôi ở trong đoàn, làm Trợ lý báo chí cho Bộ trưởng kiêm phóng viên cho báo Quân đội Nhân dân, giúp ông theo dõi thời sự quốc tế, trả lời phỏng vấn của báo chí, truyền hình các nước, đồng thời làm tin về hoạt động hằng ngày của đoàn. Mỗi buổi sáng, Cục trưởng đối ngoại của Bộ Quốc phòng và tôi là 2 người thường ăn sáng riêng cùng tướng Giáp để báo cáo tình hình và bàn công việc trong ngày.

Những năm 1986, 1990 vào dịp Đại hội đảng CS khóa VI và chuẩn bị Đại Hội VII, ông thường nhắn tôi đến nhà riêng ăn cơm gia đình để tìm hiểu tình hình xã hội, quân đội, dư luận quốc tế. Ông là người ưa nghe hơn là nói, thường kín đáo, không cởi mở, ít bạn tâm giao; ông cũng không hút thuốc, không uống rượu, không uống cà phê, chỉ uống nước trà pha rất loãng, không đánh bài tulơkhơ để giải trí như các ông tướng khác. Một thời khi bị xét nét về cái gọi là vụ «án xét lại chống đảng» (1966-1967) ông giải tỏa tinh thần bằng cách học đánh đàn dương cầm, mới chơi được vài bài phổ thông, chưa chơi được bài cổ điển như Dòng sông Danube hay Phiên chợ Ba Tư.

Công danh và những điều hạn chế

Về tài năng, ông Giáp quả có tài, mới đứng vững trên vị trí chỉ huy cao nhất của Quân đội Nhân Dân từ 1946 cho đến 1982, nghĩa là suốt 36 năm, qua 2 cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt. Tất nhiên trong cơ chế lãnh đạo tập thể, còn có Bộ Chính trị, có Đảng ủy Quân sự Trung ương, có các tướng lãnh và sỹ quan giúp việc dưới quyền, lại còn có cố vấn quân sự Trung Quốc, Liên Xô và vài nước khác, nên những chủ trương chiến lược, chiến dịch thường được bàn bạc chung.

Như khi chủ trương mở chiến dịch Biên giới năm 1950, lúc đầu tướng Giáp đề xuất đánh vào thị xã Cao Bằng trước, nhưng các cố vấn Trung Quốc do tướng Trần Canh cầm đầu đề nghị đánh theo kiểu «công điểm diệt viện», trước hết đánh vào Đông Khê trên đường số 4, ở giữa Cao Bằng và Lạng Sơn, tiêu diệt cả binh đoàn Charton từ Cao Bằng rút chạy và binh đoàn Lepage từ Lạng Sơn lên đón, đều bị tiêu diệt hay bắt sống ở ngoài công sự, khi hành quân trong rừng; kết quả là giải phóng luôn cả Cao Bằng, Lạng Sơn và một vùng biên giới rộng lớn, thu rất nhiều vũ khí, bắt nhiều tù binh. Biên giới Việt – Trung rộng mở là chuyển biến chiến lược, có ý nghĩa quyết định cho những chến thắng sau này.

Về chiến địch Điện Biên Phủ, có thể nói chủ trương chiến dịch mang đậm tài năng chỉ huy của tướng Giáp. Năm 1989, nhân kỷ niệm 35 năm chiến dịch này, ông đã kể lại cho tôi nghe diễn biến cụ thể của chiến dịch, có ghi âm, được nhà văn Hữu Mai cùng dự ghi lại, thành bài hồi ký «Quyết định khó khăn nhất» đăng trên tuần báo Nhân dân Chủ nhật. Khi quân Pháp vừa nhảy dù xuống lòng chảo Điện Biên hồi cuối tháng 11-1953, Bộ Tổng tham mưu đã phác họa ngay kế hoạch bao vây và tấn công theo phương châm «đánh nhanh giải quyết nhanh» (khoái tả khoái diệt), theo học thuyết quân sự của Lâm Bưu khi địch mới lâm thời phòng ngự, chưa có hệ thống phong thủ vững chắc. Tổng cố vấn Vi Quốc Thanh và đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tán thành phương châm này, theo kiểu ồ ạt, thường gọi là «biển người». Đầu tháng 1-1954, tướng Giáp lên đến mặt trận, vòng vây được xiết dần, pháo lớn được kéo vào đặt trên sườn núi, được ngụy trang kỹ, với nhiều ụ pháo nghi binh, dự định khai hỏa vào lúc 18 giờ ngảy 26-1, dự tính sau 2 đêm 1 ngày sẽ diệt xong cả tập đoàn cứ điểm.

Nhưng cả đêm 25-1, tướng Giáp thao thức trăn trở về khả năng chiến thắng. Trưa 26-1  ông họp đảng ủy mặt trận cùng 3 tướng: Hoàng Văn Thái,Tổng tham mưu trưởng kiêm Tham mưu trưởng Mặt trận; Lê Liêm, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kiêm Chủ nhiệm chính trị Mặt trận; Đặng Kim Giang, Phó chủ nhiệm hậu cần kiêm Chủ nhiệm hậu cần Mặt trận. Sau khi nêu rõ tuyến phòng thủ đã trở nên kiên cố của quân Pháp, tướng Giáp đưa ra ý kiến ngừng cuộc tiến công, rút pháo ra phía sau, chuẩn bị lại theo phương châm «đánh chắc tiến chắc», nghĩa là: đánh dũi theo đường hào bao vây chia cắt, diệt từng cứ điểm, dùng chiếc xẻng cán ngắn làm công cụ tiến công chính. Cả 3 tướng Thái, Liêm, Giang đều sững sờ vì bị bất ngờ, muốn giữ nguyên phương châm cũ, vì bộ đội đã được động viên cao, chỉ chờ lệnh là xông tới, nay đình lại là như dội nước lạnh, sau này động viên trở lại rất khó. Đã xế chiều, tranh luận còn gay go, tướng Giáp hỏi lại rằng có ai tin là sẽ chắc thắng trăm phần trăm, theo phương châm cũ không, thì cả 3 tướng nói trên đều không trả lời được. Ông dùng quyền bí thư đảng uỷ mặt trận, quyền tư lệnh chiến dịch kết thúc cuộc họp,  dùng điện thoại ra lệnh trực tiếp cho các tư lệnh dưới quyền giữ vững quyết tâm diệt địch nhưng đình chỉ tiến công, kéo pháo ra, chấp hành triệt để, vì tình hình đã thay đổi, địch đã phòng thủ vững chắc, cần thay phương châm tác chiến sang «đánh chắc tiến chắc», ai còn thắc mắc sẽ giải thích sau. Việc thay đổi phương châm, rút pháo ra, chuẩn bị thêm gần 50 ngày đêm, để đêm 10-3 mở cuộc tiến công vào cứ điểm Him Lam, Độc Lập cho đến chiều 7 tháng 5-1954 toàn thắng, cũng qua hơn 50 ngày đêm chiến đấu, được tướng Giáp coi là «Quyết định khó khăn nhất» trong đời ông. Cần công bằng công nhận đây là biểu hiện tài chỉ huy mang dấu ấn riêng của ông. Như ông kể, Đại tá Nguyễn Hiếu ở Sở chỉ huy chiến dịch và Đại tá Cục phó Quân báo Cao Pha đã góp phần của mình, sớm tán đồng phương châm «đánh chắc tiến chắc» do ông đề ra. Về sau, nhiều sỹ quan công nhận rằng không thay phương châm, cứ liều húc vào một hệ thống phòng thủ vững chắc như tướng Pháp Navare và Cogny mong muốn thì 4 sư đoàn tiến công – vốn liếng quân sự của cuộc kháng chiến -  sẽ bị tổn thất nặng nề ra sao, và diễn biến của cuộc chiến tranh chắc chắn sẽ khác hẳn. Các cố vấn quân sự Trung Quốc đều bất ngờ khi tướng Giáp báo tin thay đổi phương châm và sau khi nghe giải thích họ cũng tỏ ra tán thành.

Sau chiến thắng lớn như trên, các nhà bình luận quân sự phương Tây thường chỉ ra phía kháng chiến đã chịu những tổn thất khủng khiếp, gấp 3 hay 4 lần đối phương. Cái giá phải trả cho chiến thắng là quá lớn, lớn đến khủng khiếp, toàn là trai tráng thanh niên tuấn tú, có lý tưởng, chất lượng cao của dân tộc. Đây là sự thật. Hồi tháng 4-1996, trong cuộc hội thảo ở  trụ sở Quốc Hội  Hoa kỳ, tướng Westmoreland nói với tôi rằng: «Tôi công nhận tài năng của tướng Giáp, phải có tài mới ở lâu đến hơn 30 năm chiến tranh trên cương vị tư lệnh quân sự cao nhất; nhưng phải nói thật là nếu như tướng Giáp là một viên tướng Hoa kỳ thì ông đã bị mất chức từ lâu rồi, vì Quốc hội chúng tôi, xã hội chúng tôi không thể chấp nhận những tổn thất sinh mạng của quân đội mình cao đến vậy».

Tôi nghĩ  nền độc lập của đất nước, quyền sống tự do của nhân dân là vô giá, dù cho phải trả giá cao, nhưng lãnh đạo đảng Cộng sản đã không quan tâm thật sự đến tự do của nhân dân, chỉ quan tâm trước hết đến quyền lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của đảng, do đó mà vô vàn hy sinh của các liệt sỹ cuối cùng đã trở nên phũ phàng, mỉa mai, không được đáp đền một cách xứng đáng. Đây là điểm tiêu cực nhất của tướng Giáp, là tỳ vết sâu đậm nhất của một danh tướng, từng được coi là Người Anh Cả của Quân đội Nhân dân. Ông mang danh là một viên tướng «Sát Quân», sát quân một cách lạnh lùng.

Tôi đã gửi 2 lá thư cho ông (năm 1992 và 1996), nhắc ông rằng quân hàm đại tướng 4 sao của ông được mạ bằng xương máu của hàng vạn vạn chiến binh, rằng «nhất tướng công thành vạn cốt khô», mong ông hãy tham gia, ủng hộ phong trào đổi mới theo hướng dân chủ hóa thật sự đất nước; rằng ông chỉ cần ghé thăm anh Hoàng Minh Chính đang bị chính quyền đối xử rất tồi tệ, hoặc nhắn anh Đại tá Phạm Quế Dương mới ra khỏi nhà giam đến hỏi chuyện, cả 2 đều là sỹ quan từng dưới quyền trực tiếp của ông, ông vẫn làm ngơ, không động lòng. Đây là điểm yếu về ý chí, công tâm, nhân cách.

Nhiều người nhắc đến lá thư tháng 1-2004 của tướng Giáp gửi lãnh đạo đảng CS yêu cầu giải quyết «vụ án siêu nghiêm trọng» liên quan đến Tổng cục II, làm rõ vụ Năm Châu, Sáu Sứ và vụ T4, và sau này là 3 lá thư của ông hồi 2008-2009 về yêu cầu đình chỉ việc khai thác bauxite trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Đây là những việc làm có ý nghĩa tích cực, nhưng lá thư thứ nhất quá chậm trễ, vì các vụ Năm Châu, Sáu Sứ và vụ T4 đều xảy ra từ hồi 1991 – 1993 cũng như vụ dựng lên Tổng cục II từ Cục 2 Quân báo đến lúc đó cũng đã được mười năm. Ông Giáp phải chờ đến năm 2004 – năm kỷ niệm nửa thế kỷ Chiến thắng Điện Biên Phủ  – mới lên tiếng. Mà nội dung lên tiếng xem kỹ ra là nặng về thanh minh cho riêng cá nhân mình, như ông bị Năm Châu, Sáu Sứ dựng lên tài liệu để vu cáo là ông có âm mưu đảo chính, hay vụ T4 là do Tổng cục II bịa ra tài liệu vu cáo ông và nhiều nhân vật khác có quan hệ với CIA  của Hoa kỳ. Nói tóm lại ông chỉ trước hết nhằm bảo vệ thanh danh của cá nhân mình, cố chăm nom cho cái bộ mã của người hùng Điện Biên không bị hoen ố, cho đến khi hơn trăm tuổi.

Thái độ của ông đối với vụ khai thác bauxite cũng có phần yếu ớt, buông xuôi, so với những lá thư mạnh mẽ, lặp đi lặp lại của các tướng Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh và một số sỹ quan cấp cao khác.

Dũng khí là đức tính hàng đầu của một danh tướng, nên vào năm 1984, khi ông Lê Duẩn đến nói chuyện rất hẹp với cán bộ lãnh đạo báo Nhân Dân, ông kể rằng hồi 1968, bộ trưởng quốc phòng «nhát như thỏ đế», tránh mặt ra nước ngoài. Sự thật kế hoạch quân sự Mậu Thân 1968 là do các ông Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Trần Văn Trà đề xuất, khởi thảo và chỉ đạo thực hiện. Khi chiến sự bùng nổ Tết Mậu Thân, ông Giáp đang dưỡng bệnh 2 tháng ở Hungary sau khi mổ cắt túi mật ở đó. Thật ra ông không tán thành tham vọng tổng tiến công và nổi dậy, ông chỉ có ý thực hiện tập kích chiến lược, đánh rồi rút bảo toàn lực lượng, đánh lâu dài. Ý ông đúng, nhưng không cản nổi.

Ở Bộ Quốc phòng và Tổng tham mưu, các sỹ quan đều biết rằng suốt trong 30 năm, tướng Giáp rất ít khi ra mặt trận. Ngay ở Điện Biên Phủ ông gần như chỉ ở trong hang đá Mường Phăng, ngoài tầm pháo địch, suốt hơn 4 tháng trời, không ra gần hay sát nơi chiến trận. Sau khi chiến dịch toàn thắng ông mới ra duyệt binh tại chiến trường đã im tiếng súng  và tìm hiểu những di tích của các trận đánh. Trước đó, các chiến dịch lớn Trung Du, Hòa Bình, Thượng Lào … ông cũng ở trên Việt Bắc, chỉ huy từ rất xa.

Từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chiến tranh ở miền Nam (1959 – 1975), ông không hề đặt chân lên chiến trường miền Nam (trừ 2 ngày tháp tùng ông Fidel Castro trên một đoạn ngắn thăm đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Cam Lộ – Quảng Trị, khi sắp kết thúc chíến tranh.). Trong khi đó các tướng Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Trần Độ, Hoàng Cầm, Lê Ngọc Hiền, Chu Huy Mân, Đoàn Khuê … đều ở chiến trường miền Nam vài năm. Do đó trong cuộc chiến tranh ở miền Nam, rút ra được những kinh nghiệm nóng hổi, thiết thực và bổ ích nhất, tướng Giáp đóng góp không có gì đáng kể, so với một loạt bài tổng kết lớn của tướng Nguyễn Chí Thanh (ký tên Trường Sơn), một số bài báo của tướng Trần Độ (ký tên Cửu Long) cũng như một số tài liệu tổng kết cho Học viện quân sự cấp cao của các tướng Lê Trọng Tấn, Hoàng Cầm, Hoàng Minh Thảo và Nguyễn Hữu An …mà cán bộ học viện thường gọi là «Binh thư mới» của Quân đội Nhân dân.

Một nhược điểm của tướng Giáp là văn phong, khẩu khí của ông, nếu không thể nói là yếu kém thì có thể nói là không có gì nổi bật. Ông mất đi, để lại hàng chục đầu sách, hàng trăm luận văn, bản báo cáo, hàng chục hồi ký (phần lớn do nhà văn quân đội Hữu Mai ghi lại), rất nhiều bài trả lời phỏng vấn trong nước và nước ngoài. Có cuốn sách nào hay, những ý tưởng quân sự nào đặc sắc của cá nhân ông, để lại cho hậu thế hay không? Điều này rất khó nói. Tôi từng dự nhiều buổi nói chuyện của ông tại Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, tại Học viện Quân sự cấp cao, ở trường Sỹ quan Lục quân, ở nhiều Quân khu, có thể nói ông không có năng khiếu truyền đạt, thông tin một cách bổ ích, hấp dẫn, rất thiếu những hình ảnh, dẫn chứng đặc sắc thú vị. Ông không có tài hùng biện, lôi cuốn của tướng Nguyễn Chí Thanh, không có tài kể chuyện thú vị  của tướng Trần Độ, không có sự sống động dày dạn của lão tướng Lê Trọng Tấn, không có sự táo tợn bộc trực của tướng Phùng Thế Tài, cũng không có cái giọng bình dân lính tráng bỗ bã của tướng Đinh Đức Thiện.

Vốn là giáo sư sử học trường tư thục Thăng Long, tướng Giáp say mê nghiên cứu lịch sử, hiểu rõ thiên tài quân sự của Napoléon. Ông thông minh, đôi mắt sáng, có trí nhớ tốt. Nhưng cách trình bày, khoa sư phạm của ông thường lại sáo mòn, đầy những quy luật, nguyên tắc nhạt nhẽo, khô cứng, lặp đi lặp lại đến phát chán cho người nghe. Bao giờ cũng là do sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, có đường lối chính trị và đường lối quân sự đúng đắn; có Quân đội Nhân dân, quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được nhân dân bao bọc, che chở, nuôi dưỡng, gồm 3 thứ quân: chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, phối hợp chặt chẽ 3 vùng: rừng núi, trung du và đồng bằng; vùng tự do, vùng tranh chấp và vùng tạm chiếm; luôn giữ quyền chủ động cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và chiến đấu, kết hợp chặt chẽ tiền tuyến với hậu phương…, quanh quẩn chỉ có thế.

Tướng Peter Mac Donald của Quân đội Hoàng gia Anh, từng sang Việt Nam gặp tướng Giáp hồi 1987 đã viết cuốn «GIAP – hai cuộc chiến tranh Đông Dương» (GIAP – les deux guerres d’ Indochine) do nhà xuất bản Perrin – Paris phát hành năm 1992, trong đó ông nhận xét: «Những tư tưởng của tướng Giáp được ghi lại trên giấy thường là chán ngán đến chết người » (ses pensées transcrites sur le papier sont souvent mortellement ennuyeuses). Đây là nhận xét gần với sự thật.

Kết luận cuốn sách 350 trang, tướng P. Mac Donald viết: «Từ khi còn trẻ, tướng Giáp đã thấm nhuần lý thuyết Cộng sản. Thật đáng tiếc là trải qua mấy chục năm dài, lẽ ra trí thông minh của ông đã có thể mách bảo ông rằng cái chế độ mà ông tham gia xây dựng là sai lầm tệ hại, để từ đó tìm ra con đường khác bảo đảm hạnh phúc cho đồng bào của ông. Như một người theo Công giáo thời Trung cổ sợ hãi bị trừng phạt khủng khiếp khi bỏ đạo, ông đã mù quáng phục vụ đường lối Marx – Lénine theo như Hồ Chí Minh dẫn giải».

Trên đây là nhận xét khách quan của một nhà quân sự già dặn từng ở trong quân đội Anh 32 năm, từng sống qua 26 nước, từng nghiên cúu kỹ trận Điện Biên Phủ, từng là chủ biên cuốn Lịch sử thế giới (1987).

Bi kịch lớn nhất của tướng Giáp khá nhiều người nhận thấy đúng là: một danh tướng, có kiến thức, thông minh nhưng lại không đủ thông minh và dũng khí để sớm nhận ra và từ bỏ một lý thuyết sai lầm tệ hại, chỉ đem lại tàn phá và tổn thất cho nhân dân, đến nay vẫn chưa có tự do và hạnh phúc khi ông nhắm mắt.

Blog Bùi Tín (VOA)

66 Phản hồi cho “Tướng Võ Nguyên Giáp, như tôi từng biết”

  1. nvtncs says:

    Hãy đọc cho biết sự thật:
    ——————————–
    “PLA involvement in the Vietnam War
    Decisive battle of Dien Bien Phu

    By 1954 “Giap and the Chinese had built a tough, well-equipped, experienced, and dedicated army-a tool awaiting a great task and a master craftsman.” [34] The great task would be the decisive battle of Dien Bien Phu in western Vietnam near Laos, a battle that would end the First Vietnam War and the French presence in Indochina. Evidence suggests that the Vietnamese leadership did not see the opportunity provided by the French reoccupation of the valley until Chinese advisors alerted the Vietnamese, who initially wanted to move through Laos to invade South Vietnam, until convinced otherwise by General Wei Guoqing. [35] Additionally the CMAG ̣( Chinese Military Advisory Group ) would provide the Viet Minh with a copy of the Navarre Plan, outlining French goals and objectives by the new French Commander in Vietnam.

    With the signing of the Korean Armistice in July 1953 China could and would shift additional resources to Vietnam. Specific support provided for the Dien Bien Phu campaign would include planning, logistics, engineering advisors, trucks, rocket and 75mm recoilless rifle battalions, and Soviet Katyusha Rocket Launchers or “Stalin Organs.” A combined headquarters was established as the Dien Bien Phu Campaign Command with General Giap as Commander in Chief with Chinese General Wei Guoqing as General Advisor. [36]

    Giap wrote years after the battle that “I felt there needed to be a meeting with the head of the team of friendly military experts who was also present. Generally speaking, relationships between us and friendly military experts ever since the Border Campaign had been excellent. Our friends had given us the benefit of their invaluable experience drawn from the revolutionary war in China and the anti-US war in Korea.” [37] It is interesting that in his account of the battle Giap makes no mention of Chinese material support or advice and planning assistance provided throughout this decisive last battle of the First Vietnam War. The Chinese advisors, such as General Wei Guoqing, are not identified or given any credit by Giap. Perhaps this is understandable given that one of the Chinese advisors would write later that “The greatest shortcoming of the Vietnamese Communists was their fear of letting other people know their weaknesses. They lacked Bolshevist self-criticism.” [38] The siege of Dien Bien Phu was to last 8 weeks with China providing 8,286 tons of supplies, including 4,620 tons of petroleum, 1,360 tons of ammunition, 46 tons of weapons and 1,700 tons of rice from supply depots 600 miles away. [39]

    Chinese advisors would be involved at all levels during the battle including digging in the all important Vietnamese artillery into shellproof dugouts, experience learned the hard way in the hills of Korea. [40] In effect the battle of Dien Bien Phu would be planned and assisted by Chinese advisors and fought with Chinese trained, equipped, supplied, transported and fed PAVN troops in a military soup to nuts manner. This support is rarely mentioned as a contributing factor to the Vietnamese victory in 1954 but should be acknowledged in analyzing the battle.
    [51] Recent Chinese sources indicate that this PLA AAA Division did indeed operate in the western area of North Vietnam. [52] In addition to AAA forces the PLA also provided missiles, artillery and logistics, railroad, engineer and mine sweeping forces. These forces would not only man AAA sites but would also build and repair Vietnamese infrastructure damaged or destroyed by U.S. airstrikes. [53] Such units would have quite a bit of repair work to do given that there would be more than a million tons of bombs dropped by U.S. aircraft upon North Vietnam from 1965 to 1972. [54] The Second Vietnam War would drag on for years as a sort of operational stalemate existed in the skies over North Vietnam. The U.S. could and did bomb the North at will, but the sheer numbers of Chinese forces, to include a total of 16 AAA divisions serving with a peak strength of 170,000 troops attained in 1967, would ensure that a high price would be paid by U.S. pilots with targets often rapidly rebuilt after destruction. [55] Chinese engineering and logistics units would perform impressive feats of construction throughout their stay in North Vietnam effectively keeping the transportation network functioning.”
    —————————–
    nguồn: http://www.militaryhistoryonline.com/20thcentury/articles/chinesesupport.aspx

  2. Thiến Heo says:

    Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp thuộc về phe thân Tàu
    Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng phe thân Nga

    Phe thân Tàu nổi bật là chiến thắng ĐBP. Đúng ra, nhờ sự chi viện và kể cả cố vấn chỉ huy của tướng lĩnh Tàu bên cạnh tướng tá VC.

    Phe thân Nga nổi bật ở trận không chiến 10 ngày đêm 1972 với thành tích bắn rơi B52 nhờ hỏa tiển SAM và cố vấn LX giúp đở.
    Từ đó phe nầy mạnh hơn phe thân Tàu, dẫn đến chiến thắng miền Nam 1975.

    + Lịch sử đảng CSVN (VC) có một bước ngoặc rất quan trọng đó là trận chiến biên giới với TQ vào năm 1979. Trọng trận này, Võ Nguyên Giáp là bộ trưởng QP nhưng quyền hành thật sự nằm trong tay Lê Duẫn là Bí Thư Quân Ủy Trung Ương cùng với Văn Tiến Dũng là Tổng Tham Mưu Trưởng.

    Sau trận chiến đẩm máu 1979 với TQ, VNG mất luôn chức bộ trưởng QP về tay VTD. Và Giáp cũng bị hạ nhục bởi phe Lê Duẫn khi cho Giáp làm phó thủ tướng kiêm Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch.

    Nhưng xui xẻo cho phe thân Nga là hệ thống LX đã sụp đổ vào năm 1990. Điều này ngoài dự kiến của VC.

    + Lịch sử đảng CSVN (VC) còn có một bước ngoặc rất quan trọng khác, đó là Hội Nghị Thành Đô TQ, 1991. Lúc nầy VNG được coi trọng trở lại nhưng y đã quá già yếu và đã về hưu. VC quay trở lại toàn tâm toàn ý đầu phục thiên triều để giữ vững sự sống còn của đảng trên bờ vực thẳm.

    Tôi hỏi quý vị, khi một thằng từng đánh thầy, quay trở lại quy thuận thầy cũ thì chuyện gì sẽ xảy ra? Nên nhớ, thằng thầy nầy là thầy Tàu rất thâm độc !

  3. nguenha says:

    “” một danh tướng có kiến thức,thông minh,nhưng lại không đủ thông minh và DŨNG KHí để sớm nhận ra và từ bỏ một lý thuyết sai lầm và tệ hại…” Thưa o^ng Bùi Tín : VNG thông minh ,nhưng chưa đủ ! thế nghĩa là
    làm sao? Không nhận ra một chủ thuyết sai lầm ,tai hại cả Dân-tộc,có hay không “sự thông minh” ?? Rỏ rang là VNG chưa Thông minh đủ.! Còn một chuyện nửa: Tướng mà không có đủ Dũng-khí,thì Tướng gì ??Phải
    chăng VNG chỉ là Viên Tướng “:Ăn theo,nói leo” theo quan thầy Trung-Cộng?? Thưa bà con,chuyện rõ “mười mươi”,nhà báo Bùi Tín nhận xét VNG: Thiếu Dũng-khí và Thông minh !! Vậy thì “danh tướng” cái nổi gì ??

  4. vohoan says:

    Cảm nghỉ của tôi về bái viết trên của ông BÙI TÍN : Đúng

  5. Khách qua đường says:

    Với sự ra đi của tướng Giáp , một trận bão chính trị đang quần tụ và bùng phát tại VN .

    Những lời phát biểu chống và đề phòng TQ như một tai họa truyền kiếp cho nước Việt , khiến ông bị yếm tướng , bôi nhọ , trù dập . Những dữ liệu nayf bắt đầu công khai lộ diện Lan tràn trên Trang mạng , là những ngọn lửa kết hợp với tinh thần sùng Bái tướng Giáp của lớp trẻ VN , sẽ là một cơn bão lửa thổi tung và đốt cháy chế độ độc Tài CS VN hiện nay .

    Lịch sử VN lại sắp sang Trang …???

  6. NON NGÀN says:

    TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU LÀ NGƯỜI VIỆT HÔM NAY

    Nói tất cả chúng ta đều là người VN là nói những người hôm nay. Những người đã chết rồi thì không nói nữa, vì họ đã qua đời. Người VN có nghĩa là vượt ra ngoài người CS hay người chống lại người CS, tức chỉ coi mình như người VN bình thường, thuần túy vậy thôi.
    Trong ý nghĩa đó, việc quá đề cao tướng Giáp hay chỉ xem thường tướng Giáp chỉ thuần túy theo cảm tính, đều không phải là điều mà người VN thuần túy nên làm.
    Có nghĩa việc đánh giá lại tướng Giáp ngày nay sau khi ông đã qua đời cần nên trầm tĩnh, có chiều sâu, công bằng, nghiêm túc, khách quan, hay đúng đắn. Bởi vì khách quan bao giờ cũng khách quan, cho dầu người ta có khi không muốn điều đó.
    Vậy cách đánh giá tốt nhất về tướng Giáp đúng đắn, cần thiết nhất, ngoài ý nghĩa như trên, cần dựa vào những người trong cuộc có tinh thần minh bạch nhất, lẫn cái nhìn chung, bao quát nhất của tất cả mọi người ngoài cuộc hiện tại sau khi họ đã kinh qua mọi thông tin rộng rãi, phong phú nhất.
    Trường hợp bài viết của ông Bùi Tín trên đây có thể được coi là những thông tin đúng đắn, sâu sắc của một người từng trong cuộc, nên cũng là điều đáng tin nhất. Tất nhiên ở đây là những thông tin cơ bản, khách quan về tướng Giáp như ông Tín cung cấp mà không phải những quan điểm riêng về chính trị của ông, vì ở đây chỉ nói khía cạnh thuần túy là người VN như từ đầu đã xác định.
    Thế nên cũng từ đó mà đánh giá chung được rằng : ông Giáp đúng là con người CS từ đầu đến cuối.
    Ý nghĩa khởi thủy và nền tảng của ông là ý nghĩa ý thức hệ CS. Việc ông trở thành người chỉ huy quân đội đầu tiên đó chẳng phải vì năng khiếu, mục đích gì của ông, đó chỉ là sự chỉ định từ cấp trên của ông, hay sự phân công tập thể đối với ông. Mọi sự chiến thắng (kể cả những lần thua nhất định) quân sự từ đầu đến cuối của ông, thực chất đều mang tình huống chiến trường, tình huống chính trị, tình huống phận mạng riêng của ông, nhưng chủ yếu là do chính mọi con người đã hi sinh, ngã xuống mới thực tế đưa lại chính những chiến thắng đó.
    Như vậy một giáo sư đầy phong cách “tiểu tư sản” như ông Giáp trở nên một người chỉ huy quân đội trong những giai đoạn nhất định, vẫn đều không làm bản chất con người thật của ông thay thế được tính chất người lính hay nói ngược lại cũng thế. Có nghĩa hoàn cảnh đã mang lại cho tướng Giáp trở nên vị đại tướng danh tiếng mà không phải bản chất con người ông có thể làm được điều đó một cách duy nhất hoặc khách quan. Cho nên tính cách người chiến thắng trận Điện Biên Phủ của tướng Giáp là có, nhưng tính cách như là vị tướng hào hùng trong suốt cuộc đời bình nghiệp của ông chưa hẳn đã có. Những phát ngôn thường thấy trong sinh hoạt công cộng của ông, những phản ứng đã có của ông có liên quan đến bản lĩnh của mình trước hoàn cảnh tác động bên ngoài đều nói lên tất cả điều đó.
    Có nghĩa người VN thật sự không thể không hãnh diện trận chiến Điện Biên Phủ, nhưng nếu thần thánh hóa quá đáng nó thì thực tình cũng không nên có. Bởi nếu căng ra mà nói, trong các chiến dịch quân sự biên giới khi đó và trong bản thân cuộc chiến ĐBP đều đã có yếu tố cố vấn, trợ lực nào đó của phía TQ. Tất nhiên danh nghĩa chủ động và chiến thắng cuối cùng của tướng Giáp chỉ là điều hiển nhiên. Nhưng nói đến chiến thắng của tướng Giáp cũng phải nói đến tài năng của hàng bao tướng lãnh khác dưới quyền ông, nhất là nói đến sự hi sinh xương máu của bao chiến sĩ bộ đội đã từng ngã xuống. Không có những yếu tố đó, danh nghĩa chiến thắng của tướng Giáp cũng thật sự khó mà có. Đó là chưa nói đến yếu tố lãnh đạo tập thể trong quân sự và trong chính trị của ý nghĩa thể chế CS là coi như không bao giờ có thể lờ đi được.
    Nên nói chung lại, danh nghĩa trong trận Điện Biên Phủ dân VN đã chiến thắng được thực dân Pháp, đó là điều mọi người phải thừa nhận và mọi người VN đều có thể lấy làm hãnh diện về ý nghĩa của danh nghĩa đó. Còn việc ý nghĩa thật của tướng Giáp như thế nào về ý nghĩa chính trị, ý nghĩa quân sự toàn cục nhất đối với đại cục của đất nước thì chỉ lịch sử sau này mới đưa ra những phán xét và kết luận chính xác, đầy đủ nhất. Riêng về khía cạnh này đối với bản thân tướng Giáp, cũng không nên sổ toẹt hay thần thánh hóa quá nhiều. Nói khác đi ông Giáp cũng chỉ là một người CS bình thường, một chiến sĩ CS bình thường như hàng bao nhiêu triệu chiến sĩ CS bình thường thế thôi. Chẳng qua định mạng riêng của ông đã tạo ông trở nên người chỉ huy danh tiếng, thế nhưng bản chất con người riêng của ông, bản chất một chiến sĩ CS bình thường trong ông thì thật sự chỉ cho thấy những điều như trên chỉ là biểu kiến. Đó có lẽ là điều mà mọi người VN đích thực ngày nay cần nên nhận xét khách quan và đánh giá đúng đắn, nghiêm túc, bình thường nhất.

    NGÀN KHƠI
    (06/10/13)

  7. Thiến Heo says:

    Tổng cố vấn Vi Quốc Thanh và đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tán thành phương châm này, theo kiểu ồ ạt, thường gọi là «biển người». Đầu tháng 1-1954, tướng Giáp lên đến mặt trận, vòng vây được xiết dần, pháo lớn được kéo vào đặt trên sườn núi, được ngụy trang kỹ, với nhiều ụ pháo nghi binh, dự định khai hỏa vào lúc 18 giờ ngảy 26-1, dự tính sau 2 đêm 1 ngày sẽ diệt xong cả tập đoàn cứ điểm.

    Ở Bộ Quốc phòng và Tổng tham mưu, các sỹ quan đều biết rằng suốt trong 30 năm, tướng Giáp rất ít khi ra mặt trận. Ngay ở Điện Biên Phủ ông gần như chỉ ở trong hang đá Mường Phăng, ngoài tầm pháo địch (BT)

    Tóm tắt:

    -Trận ĐBP do tướng Tàu khựa chỉ huy. Giáp trùm mền hơi kỹ.
    -Trận này VC phải theo lệnh TQ và chiến thuật biển người nên VC hy sinh rất nhiều sinh mạng đồng bào và lính của họ .

    Dưới đây là các hình ảnh sinh hoạt giữa VNG và các tướng Tàu Trần Canh và Vi Quốc Thanh

    Trần Canh tham gia diễn tập cho bộ đội VC
    http://chengeng.hrbeu.edu.cn/showcolumn.php?columnid=75&currentpage=2

    Hoàng Văn Thái, Trần Canh, Võ Nguyên Giáp, Vi Quốc Thanh
    http://chengeng.hrbeu.edu.cn/showcolumn.php?columnid=75&currentpage=3

    Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh, Trần Canh
    http://chengeng.hrbeu.edu.cn/showcolumn.php?columnid=75&currentpage=4

    Trần Canh, Võ Nguyên Giáp
    http://chengeng.hrbeu.edu.cn/showcolumn.php?columnid=75&currentpage=6

    Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh, Trần Canh, Lê văn Lương, La Quý Ba
    http://chengeng.hrbeu.edu.cn/showcolumn.php?columnid=75&currentpage=6

    Trích Bảo Tàng Viện của Trần Canh. Cuộc đời Trần Canh được ghi nhận nổi bật nhất là vai trò cố vấn chỉ đạo cho VC, theo lệnh của Mao Trạch Đông, những năm 50s

  8. Phan BA says:

    Từ cốt cách, tính tình; ông này là gà mái! nếu không có lũ quỷ ít học thì ông này cũng vẫn là giáo viên, dạy học. Thật bất hạnh cho nước Việt.

  9. lethan says:

    “Không thày đố mày làm nên”. Không có Tàu cộng dắt tay chỉ dẫn tới nơi tới chốn thì làm sao có được “danh tướng” họ Võ của Điện Biên Phủ.

    Trích – Quyển “Điên Biên Phủ – Điểm Hẹn Lịch Sử” do Võ Nguyên Giáp viết và xuất bản vào năm 2000, Giáp đã giải đáp cái thắc mắc của quân Pháp trú đóng tại Điện Biên rằng: Chiến thuật đánh “giao thông hào” là do sự bàn thảo kế hoạch chung với các cố vấn quân sự Trung Quốc. Giáp viết: “Ngày đầu xuân Giáp Ngọ – 1954 – tôi sang lán của đồng chí Vi Quốc Thanh chúc Tết đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc vì sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam phải tiếp tục ăn một cái Tết ỏ ngay mặt trận. Đồng chí Vi vui vẽ chúc mùng. Đồng chí cho biết: Sau khi phân tích rõ về chỗ mạnh, chỗ yếu của địch và ta, các cố vấn đều nhất trí với chủ trương thay đổi phương châm chiến dịch. Đồng chí đã đề nghị quân uỷ Trung Ương và bộ tổng tham mưu quân giải phóng nhân dân Trung Quốc gửi sang gấp những tài liệu tổng kết kinh nghiệm chiến đấu mới nhất ở Triều Tiên, nhất là kinh nghiệm xây dựng trận địa và chiến đấu đường hầm, kể cả cuốn sách “Thượng Cam Lĩnh”, để bộ đội Việt Nam tham khảo”

    Qua lời kể đó, Giáp đã nhìn nhận rằng chính các cố vấn quân sự Trung Quốc, trong trường hợp này là Vi Quốc Thanh đã đồng ý với chủ trương thay đổi phương châm chiến dịch trong trận Điện Biên Phủ . Một trong những sự thay đổi đó là đánh bằng giao thông hào sau khi phân tích rõ về chỗ mạnh, chỗ yếu của địch và ta. Có nghĩa là tất tần tật những kế hoạch hành quân của tướng Giáp đều phải có sự tham khảo với cố vấn quân sự Trung Quốc hay nói cách khác chiến thắng Điện Biên Phủ không phải là chiến thắng riêng của ông Giáp mà là có cả công của cố vấn TQ.

    “China & the Viet Nam wars”- Qiang Zhai, :“Nhiều lãnh đạo Việt Minh mong muốn thống nhất toàn thể Việt Nam cái một. Hồ Chí Minh cần hiểu rằng nếu không có sự trợ giúp của Trung Quốc và Xô Viết, họ không thể đánh bại được người Pháp và chiếm được vị thế như ngày hôm nay họ đạt được. (..) Sự chỉ đạo của tướng Trần Canh là điều quyết định cho sự thành công của Hồ Chí Minh, đặc biệt là trong chiến dịch biên giới năm 1950 trong khi tổ chức của quận đội Việt Nam còn nghèo nàn, lỏng lẻo và các cấp chỉ huy thì còn chưa có kinh nghiệm . “

  10. Lý Nhân Bản says:

    Nhận xét cuả anh Bùi Tín thật là công bằng.
    Một bài viết có giá trị về tài năng và phong cách cuả Tướng Võ Nguyên Giáp.

    Cám ơn anh Bùi Tín.

Leave a Reply to nguenha