WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tướng Võ Nguyên Giáp, như tôi từng biết

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo quân đội Bùi Tín.

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo quân đội Bùi Tín.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời ngày 4/10/2013, quá tuổi 102, (đến 25-8-2011 là tròn trăm tuổi).
Thọ hơn 1 thế kỷ là cực hiếm, cực quý trong đời một người, vượt qua Đại Thọ Bách Niên. Người xưa nói khi nắp quan tài đậy lại là dịp luận bàn đánh giá đầy đủ về cuộc đời của người mới mất.Tuy vậy, do hoàn cảnh lịch sử, đấu tranh chính trị và chiến tranh kéo dài, sự phân chia Nam Bắc sau trận Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ, do hòa giải hòa hợp dân tộc vẫn còn ở phía trước, nên việc đánh giá tướng Giáp còn là một vấn đề tranh cãi, tranh cãi quyết liệt, kéo dài, với những chính kiến khác nhau, xa nhau, trái ngược hẳn nhau. Đây là điều không có gì lạ. Cho nên một đánh giá thống nhất về tướng Giáp là điều khó xảy ra, là hoàn toàn ảo tưởng. Qua bài viết này, tôi giữ thái độ khách quan công bằng, cũng là tưởng niệm khi ông mới đi xa.

Tôi gặp tướng Giáp từ những ngày đầu khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Hà Nội. Năm 1948 – 1949 tôi gặp lại ông ở Bộ Tư lệnh Quân khu 4, thành phố Vinh. Sau 1955 tôi dự nhiều cuộc họp ở Bộ Quốc phòng – Tổng tham mưu, do tướng Giáp chủ tọa. Đầu tháng 5-1975, khi vào Sài Gòn tìm hiểu tình hình, ông điện chọn «nhà báo quân đội Bùi Tín làm người lên kế hoạch và hướng dẫn đại tướng thăm thú phố xá Sài Gòn – Chợ lớn, thăm gia đình vài anh chị em biệt động thành, thăm bà mẹ chiến sỹ tiêu biểu», trong 2 ngày, sau đó ông mới làm việc chính thức với Ủy ban Quân quản, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và xuống Cần Thơ thăm Quân khu 9, tôi cùng đi theo.

Năm 1976 và 1977, tướng Giáp cầm đầu Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đi thăm chính thức lần lượt các nước Trung Quôc, Cộng hòa Dân chủ Đức, Ba Lan, Hungary, Romania, Liên Xô. Tôi ở trong đoàn, làm Trợ lý báo chí cho Bộ trưởng kiêm phóng viên cho báo Quân đội Nhân dân, giúp ông theo dõi thời sự quốc tế, trả lời phỏng vấn của báo chí, truyền hình các nước, đồng thời làm tin về hoạt động hằng ngày của đoàn. Mỗi buổi sáng, Cục trưởng đối ngoại của Bộ Quốc phòng và tôi là 2 người thường ăn sáng riêng cùng tướng Giáp để báo cáo tình hình và bàn công việc trong ngày.

Những năm 1986, 1990 vào dịp Đại hội đảng CS khóa VI và chuẩn bị Đại Hội VII, ông thường nhắn tôi đến nhà riêng ăn cơm gia đình để tìm hiểu tình hình xã hội, quân đội, dư luận quốc tế. Ông là người ưa nghe hơn là nói, thường kín đáo, không cởi mở, ít bạn tâm giao; ông cũng không hút thuốc, không uống rượu, không uống cà phê, chỉ uống nước trà pha rất loãng, không đánh bài tulơkhơ để giải trí như các ông tướng khác. Một thời khi bị xét nét về cái gọi là vụ «án xét lại chống đảng» (1966-1967) ông giải tỏa tinh thần bằng cách học đánh đàn dương cầm, mới chơi được vài bài phổ thông, chưa chơi được bài cổ điển như Dòng sông Danube hay Phiên chợ Ba Tư.

Công danh và những điều hạn chế

Về tài năng, ông Giáp quả có tài, mới đứng vững trên vị trí chỉ huy cao nhất của Quân đội Nhân Dân từ 1946 cho đến 1982, nghĩa là suốt 36 năm, qua 2 cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt. Tất nhiên trong cơ chế lãnh đạo tập thể, còn có Bộ Chính trị, có Đảng ủy Quân sự Trung ương, có các tướng lãnh và sỹ quan giúp việc dưới quyền, lại còn có cố vấn quân sự Trung Quốc, Liên Xô và vài nước khác, nên những chủ trương chiến lược, chiến dịch thường được bàn bạc chung.

Như khi chủ trương mở chiến dịch Biên giới năm 1950, lúc đầu tướng Giáp đề xuất đánh vào thị xã Cao Bằng trước, nhưng các cố vấn Trung Quốc do tướng Trần Canh cầm đầu đề nghị đánh theo kiểu «công điểm diệt viện», trước hết đánh vào Đông Khê trên đường số 4, ở giữa Cao Bằng và Lạng Sơn, tiêu diệt cả binh đoàn Charton từ Cao Bằng rút chạy và binh đoàn Lepage từ Lạng Sơn lên đón, đều bị tiêu diệt hay bắt sống ở ngoài công sự, khi hành quân trong rừng; kết quả là giải phóng luôn cả Cao Bằng, Lạng Sơn và một vùng biên giới rộng lớn, thu rất nhiều vũ khí, bắt nhiều tù binh. Biên giới Việt – Trung rộng mở là chuyển biến chiến lược, có ý nghĩa quyết định cho những chến thắng sau này.

Về chiến địch Điện Biên Phủ, có thể nói chủ trương chiến dịch mang đậm tài năng chỉ huy của tướng Giáp. Năm 1989, nhân kỷ niệm 35 năm chiến dịch này, ông đã kể lại cho tôi nghe diễn biến cụ thể của chiến dịch, có ghi âm, được nhà văn Hữu Mai cùng dự ghi lại, thành bài hồi ký «Quyết định khó khăn nhất» đăng trên tuần báo Nhân dân Chủ nhật. Khi quân Pháp vừa nhảy dù xuống lòng chảo Điện Biên hồi cuối tháng 11-1953, Bộ Tổng tham mưu đã phác họa ngay kế hoạch bao vây và tấn công theo phương châm «đánh nhanh giải quyết nhanh» (khoái tả khoái diệt), theo học thuyết quân sự của Lâm Bưu khi địch mới lâm thời phòng ngự, chưa có hệ thống phong thủ vững chắc. Tổng cố vấn Vi Quốc Thanh và đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tán thành phương châm này, theo kiểu ồ ạt, thường gọi là «biển người». Đầu tháng 1-1954, tướng Giáp lên đến mặt trận, vòng vây được xiết dần, pháo lớn được kéo vào đặt trên sườn núi, được ngụy trang kỹ, với nhiều ụ pháo nghi binh, dự định khai hỏa vào lúc 18 giờ ngảy 26-1, dự tính sau 2 đêm 1 ngày sẽ diệt xong cả tập đoàn cứ điểm.

Nhưng cả đêm 25-1, tướng Giáp thao thức trăn trở về khả năng chiến thắng. Trưa 26-1  ông họp đảng ủy mặt trận cùng 3 tướng: Hoàng Văn Thái,Tổng tham mưu trưởng kiêm Tham mưu trưởng Mặt trận; Lê Liêm, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kiêm Chủ nhiệm chính trị Mặt trận; Đặng Kim Giang, Phó chủ nhiệm hậu cần kiêm Chủ nhiệm hậu cần Mặt trận. Sau khi nêu rõ tuyến phòng thủ đã trở nên kiên cố của quân Pháp, tướng Giáp đưa ra ý kiến ngừng cuộc tiến công, rút pháo ra phía sau, chuẩn bị lại theo phương châm «đánh chắc tiến chắc», nghĩa là: đánh dũi theo đường hào bao vây chia cắt, diệt từng cứ điểm, dùng chiếc xẻng cán ngắn làm công cụ tiến công chính. Cả 3 tướng Thái, Liêm, Giang đều sững sờ vì bị bất ngờ, muốn giữ nguyên phương châm cũ, vì bộ đội đã được động viên cao, chỉ chờ lệnh là xông tới, nay đình lại là như dội nước lạnh, sau này động viên trở lại rất khó. Đã xế chiều, tranh luận còn gay go, tướng Giáp hỏi lại rằng có ai tin là sẽ chắc thắng trăm phần trăm, theo phương châm cũ không, thì cả 3 tướng nói trên đều không trả lời được. Ông dùng quyền bí thư đảng uỷ mặt trận, quyền tư lệnh chiến dịch kết thúc cuộc họp,  dùng điện thoại ra lệnh trực tiếp cho các tư lệnh dưới quyền giữ vững quyết tâm diệt địch nhưng đình chỉ tiến công, kéo pháo ra, chấp hành triệt để, vì tình hình đã thay đổi, địch đã phòng thủ vững chắc, cần thay phương châm tác chiến sang «đánh chắc tiến chắc», ai còn thắc mắc sẽ giải thích sau. Việc thay đổi phương châm, rút pháo ra, chuẩn bị thêm gần 50 ngày đêm, để đêm 10-3 mở cuộc tiến công vào cứ điểm Him Lam, Độc Lập cho đến chiều 7 tháng 5-1954 toàn thắng, cũng qua hơn 50 ngày đêm chiến đấu, được tướng Giáp coi là «Quyết định khó khăn nhất» trong đời ông. Cần công bằng công nhận đây là biểu hiện tài chỉ huy mang dấu ấn riêng của ông. Như ông kể, Đại tá Nguyễn Hiếu ở Sở chỉ huy chiến dịch và Đại tá Cục phó Quân báo Cao Pha đã góp phần của mình, sớm tán đồng phương châm «đánh chắc tiến chắc» do ông đề ra. Về sau, nhiều sỹ quan công nhận rằng không thay phương châm, cứ liều húc vào một hệ thống phòng thủ vững chắc như tướng Pháp Navare và Cogny mong muốn thì 4 sư đoàn tiến công – vốn liếng quân sự của cuộc kháng chiến -  sẽ bị tổn thất nặng nề ra sao, và diễn biến của cuộc chiến tranh chắc chắn sẽ khác hẳn. Các cố vấn quân sự Trung Quốc đều bất ngờ khi tướng Giáp báo tin thay đổi phương châm và sau khi nghe giải thích họ cũng tỏ ra tán thành.

Sau chiến thắng lớn như trên, các nhà bình luận quân sự phương Tây thường chỉ ra phía kháng chiến đã chịu những tổn thất khủng khiếp, gấp 3 hay 4 lần đối phương. Cái giá phải trả cho chiến thắng là quá lớn, lớn đến khủng khiếp, toàn là trai tráng thanh niên tuấn tú, có lý tưởng, chất lượng cao của dân tộc. Đây là sự thật. Hồi tháng 4-1996, trong cuộc hội thảo ở  trụ sở Quốc Hội  Hoa kỳ, tướng Westmoreland nói với tôi rằng: «Tôi công nhận tài năng của tướng Giáp, phải có tài mới ở lâu đến hơn 30 năm chiến tranh trên cương vị tư lệnh quân sự cao nhất; nhưng phải nói thật là nếu như tướng Giáp là một viên tướng Hoa kỳ thì ông đã bị mất chức từ lâu rồi, vì Quốc hội chúng tôi, xã hội chúng tôi không thể chấp nhận những tổn thất sinh mạng của quân đội mình cao đến vậy».

Tôi nghĩ  nền độc lập của đất nước, quyền sống tự do của nhân dân là vô giá, dù cho phải trả giá cao, nhưng lãnh đạo đảng Cộng sản đã không quan tâm thật sự đến tự do của nhân dân, chỉ quan tâm trước hết đến quyền lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của đảng, do đó mà vô vàn hy sinh của các liệt sỹ cuối cùng đã trở nên phũ phàng, mỉa mai, không được đáp đền một cách xứng đáng. Đây là điểm tiêu cực nhất của tướng Giáp, là tỳ vết sâu đậm nhất của một danh tướng, từng được coi là Người Anh Cả của Quân đội Nhân dân. Ông mang danh là một viên tướng «Sát Quân», sát quân một cách lạnh lùng.

Tôi đã gửi 2 lá thư cho ông (năm 1992 và 1996), nhắc ông rằng quân hàm đại tướng 4 sao của ông được mạ bằng xương máu của hàng vạn vạn chiến binh, rằng «nhất tướng công thành vạn cốt khô», mong ông hãy tham gia, ủng hộ phong trào đổi mới theo hướng dân chủ hóa thật sự đất nước; rằng ông chỉ cần ghé thăm anh Hoàng Minh Chính đang bị chính quyền đối xử rất tồi tệ, hoặc nhắn anh Đại tá Phạm Quế Dương mới ra khỏi nhà giam đến hỏi chuyện, cả 2 đều là sỹ quan từng dưới quyền trực tiếp của ông, ông vẫn làm ngơ, không động lòng. Đây là điểm yếu về ý chí, công tâm, nhân cách.

Nhiều người nhắc đến lá thư tháng 1-2004 của tướng Giáp gửi lãnh đạo đảng CS yêu cầu giải quyết «vụ án siêu nghiêm trọng» liên quan đến Tổng cục II, làm rõ vụ Năm Châu, Sáu Sứ và vụ T4, và sau này là 3 lá thư của ông hồi 2008-2009 về yêu cầu đình chỉ việc khai thác bauxite trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Đây là những việc làm có ý nghĩa tích cực, nhưng lá thư thứ nhất quá chậm trễ, vì các vụ Năm Châu, Sáu Sứ và vụ T4 đều xảy ra từ hồi 1991 – 1993 cũng như vụ dựng lên Tổng cục II từ Cục 2 Quân báo đến lúc đó cũng đã được mười năm. Ông Giáp phải chờ đến năm 2004 – năm kỷ niệm nửa thế kỷ Chiến thắng Điện Biên Phủ  – mới lên tiếng. Mà nội dung lên tiếng xem kỹ ra là nặng về thanh minh cho riêng cá nhân mình, như ông bị Năm Châu, Sáu Sứ dựng lên tài liệu để vu cáo là ông có âm mưu đảo chính, hay vụ T4 là do Tổng cục II bịa ra tài liệu vu cáo ông và nhiều nhân vật khác có quan hệ với CIA  của Hoa kỳ. Nói tóm lại ông chỉ trước hết nhằm bảo vệ thanh danh của cá nhân mình, cố chăm nom cho cái bộ mã của người hùng Điện Biên không bị hoen ố, cho đến khi hơn trăm tuổi.

Thái độ của ông đối với vụ khai thác bauxite cũng có phần yếu ớt, buông xuôi, so với những lá thư mạnh mẽ, lặp đi lặp lại của các tướng Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh và một số sỹ quan cấp cao khác.

Dũng khí là đức tính hàng đầu của một danh tướng, nên vào năm 1984, khi ông Lê Duẩn đến nói chuyện rất hẹp với cán bộ lãnh đạo báo Nhân Dân, ông kể rằng hồi 1968, bộ trưởng quốc phòng «nhát như thỏ đế», tránh mặt ra nước ngoài. Sự thật kế hoạch quân sự Mậu Thân 1968 là do các ông Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Trần Văn Trà đề xuất, khởi thảo và chỉ đạo thực hiện. Khi chiến sự bùng nổ Tết Mậu Thân, ông Giáp đang dưỡng bệnh 2 tháng ở Hungary sau khi mổ cắt túi mật ở đó. Thật ra ông không tán thành tham vọng tổng tiến công và nổi dậy, ông chỉ có ý thực hiện tập kích chiến lược, đánh rồi rút bảo toàn lực lượng, đánh lâu dài. Ý ông đúng, nhưng không cản nổi.

Ở Bộ Quốc phòng và Tổng tham mưu, các sỹ quan đều biết rằng suốt trong 30 năm, tướng Giáp rất ít khi ra mặt trận. Ngay ở Điện Biên Phủ ông gần như chỉ ở trong hang đá Mường Phăng, ngoài tầm pháo địch, suốt hơn 4 tháng trời, không ra gần hay sát nơi chiến trận. Sau khi chiến dịch toàn thắng ông mới ra duyệt binh tại chiến trường đã im tiếng súng  và tìm hiểu những di tích của các trận đánh. Trước đó, các chiến dịch lớn Trung Du, Hòa Bình, Thượng Lào … ông cũng ở trên Việt Bắc, chỉ huy từ rất xa.

Từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chiến tranh ở miền Nam (1959 – 1975), ông không hề đặt chân lên chiến trường miền Nam (trừ 2 ngày tháp tùng ông Fidel Castro trên một đoạn ngắn thăm đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Cam Lộ – Quảng Trị, khi sắp kết thúc chíến tranh.). Trong khi đó các tướng Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Trần Độ, Hoàng Cầm, Lê Ngọc Hiền, Chu Huy Mân, Đoàn Khuê … đều ở chiến trường miền Nam vài năm. Do đó trong cuộc chiến tranh ở miền Nam, rút ra được những kinh nghiệm nóng hổi, thiết thực và bổ ích nhất, tướng Giáp đóng góp không có gì đáng kể, so với một loạt bài tổng kết lớn của tướng Nguyễn Chí Thanh (ký tên Trường Sơn), một số bài báo của tướng Trần Độ (ký tên Cửu Long) cũng như một số tài liệu tổng kết cho Học viện quân sự cấp cao của các tướng Lê Trọng Tấn, Hoàng Cầm, Hoàng Minh Thảo và Nguyễn Hữu An …mà cán bộ học viện thường gọi là «Binh thư mới» của Quân đội Nhân dân.

Một nhược điểm của tướng Giáp là văn phong, khẩu khí của ông, nếu không thể nói là yếu kém thì có thể nói là không có gì nổi bật. Ông mất đi, để lại hàng chục đầu sách, hàng trăm luận văn, bản báo cáo, hàng chục hồi ký (phần lớn do nhà văn quân đội Hữu Mai ghi lại), rất nhiều bài trả lời phỏng vấn trong nước và nước ngoài. Có cuốn sách nào hay, những ý tưởng quân sự nào đặc sắc của cá nhân ông, để lại cho hậu thế hay không? Điều này rất khó nói. Tôi từng dự nhiều buổi nói chuyện của ông tại Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, tại Học viện Quân sự cấp cao, ở trường Sỹ quan Lục quân, ở nhiều Quân khu, có thể nói ông không có năng khiếu truyền đạt, thông tin một cách bổ ích, hấp dẫn, rất thiếu những hình ảnh, dẫn chứng đặc sắc thú vị. Ông không có tài hùng biện, lôi cuốn của tướng Nguyễn Chí Thanh, không có tài kể chuyện thú vị  của tướng Trần Độ, không có sự sống động dày dạn của lão tướng Lê Trọng Tấn, không có sự táo tợn bộc trực của tướng Phùng Thế Tài, cũng không có cái giọng bình dân lính tráng bỗ bã của tướng Đinh Đức Thiện.

Vốn là giáo sư sử học trường tư thục Thăng Long, tướng Giáp say mê nghiên cứu lịch sử, hiểu rõ thiên tài quân sự của Napoléon. Ông thông minh, đôi mắt sáng, có trí nhớ tốt. Nhưng cách trình bày, khoa sư phạm của ông thường lại sáo mòn, đầy những quy luật, nguyên tắc nhạt nhẽo, khô cứng, lặp đi lặp lại đến phát chán cho người nghe. Bao giờ cũng là do sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, có đường lối chính trị và đường lối quân sự đúng đắn; có Quân đội Nhân dân, quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được nhân dân bao bọc, che chở, nuôi dưỡng, gồm 3 thứ quân: chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, phối hợp chặt chẽ 3 vùng: rừng núi, trung du và đồng bằng; vùng tự do, vùng tranh chấp và vùng tạm chiếm; luôn giữ quyền chủ động cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và chiến đấu, kết hợp chặt chẽ tiền tuyến với hậu phương…, quanh quẩn chỉ có thế.

Tướng Peter Mac Donald của Quân đội Hoàng gia Anh, từng sang Việt Nam gặp tướng Giáp hồi 1987 đã viết cuốn «GIAP – hai cuộc chiến tranh Đông Dương» (GIAP – les deux guerres d’ Indochine) do nhà xuất bản Perrin – Paris phát hành năm 1992, trong đó ông nhận xét: «Những tư tưởng của tướng Giáp được ghi lại trên giấy thường là chán ngán đến chết người » (ses pensées transcrites sur le papier sont souvent mortellement ennuyeuses). Đây là nhận xét gần với sự thật.

Kết luận cuốn sách 350 trang, tướng P. Mac Donald viết: «Từ khi còn trẻ, tướng Giáp đã thấm nhuần lý thuyết Cộng sản. Thật đáng tiếc là trải qua mấy chục năm dài, lẽ ra trí thông minh của ông đã có thể mách bảo ông rằng cái chế độ mà ông tham gia xây dựng là sai lầm tệ hại, để từ đó tìm ra con đường khác bảo đảm hạnh phúc cho đồng bào của ông. Như một người theo Công giáo thời Trung cổ sợ hãi bị trừng phạt khủng khiếp khi bỏ đạo, ông đã mù quáng phục vụ đường lối Marx – Lénine theo như Hồ Chí Minh dẫn giải».

Trên đây là nhận xét khách quan của một nhà quân sự già dặn từng ở trong quân đội Anh 32 năm, từng sống qua 26 nước, từng nghiên cúu kỹ trận Điện Biên Phủ, từng là chủ biên cuốn Lịch sử thế giới (1987).

Bi kịch lớn nhất của tướng Giáp khá nhiều người nhận thấy đúng là: một danh tướng, có kiến thức, thông minh nhưng lại không đủ thông minh và dũng khí để sớm nhận ra và từ bỏ một lý thuyết sai lầm tệ hại, chỉ đem lại tàn phá và tổn thất cho nhân dân, đến nay vẫn chưa có tự do và hạnh phúc khi ông nhắm mắt.

Blog Bùi Tín (VOA)

66 Phản hồi cho “Tướng Võ Nguyên Giáp, như tôi từng biết”

  1. vybui says:

    VÕ NGUYÊN GIÁP PHỤC VỤ AI? ĐẢNG CSVN HAY TỔ QUỐC, DÂN TỘC VN?

    Là một đảng viên trung kiên, là một trong những lãnh đạo cao cấp cuả Đảng CSVN, GIÁP suốt đời đi theo Đảng, tuân phục mọi quyết định cuả Đảng, hiến thân cho Đảng để Đảng nắm quyền và cưỡng bách đất nước đi theo Chủ Nghĩa CS, phung phí máu xương nhân dân, gây cho quốc gia, dân tộc lụn bại.

    Đảng bảo Giáp thủ tiêu người Quốc Gia yêu nước, với cương vị Bộ Trưởng Nội Vụ, Giáp hoàn thành mỹ mãn!

    Đảng phong tướng cho Giáp, Giáp dành chiến tích bất kể xương máu hàng triệu thanh niên, lương dân!

    Đảng phóng tay Cải Cách Ruộng Đất, tiêu diệt trí thức, nguyên khí quốc gia, loại trừ những người yêu nước tạm thời đứng trong hàng ngũ CS, qua đấu tranh giai cấp, đào xới tận gốc rễ văn hoá ngàn đời. Đến khi that bại, Đảng dùng uy tín cuả Giáp để lưà phỉnh toàn dân, Giáp đồng loả!

    Đảng, vì lợi quyền dâng biển đảo cho Tàu, Giáp đồng tình!

    Đảng “vu” cho Giáp là xét lại theo Nga, Giáp “vâng” the ý Đảng,không dám lên tiếng tự bào chưã hay phản đối, để Đảng bắt bớ giam cầm, hãm hại hàng chục,hàng trăm cộng sự, thân tín dưới quyền!

    Hơn nửa thế kỷ, Đảng nắm quyền làm toàn những điều hại nước, hại dân, Giáp chưa một lần phản đối hay ngay đến như bàn chuyện thiệt hơn, hay dở!

    Như thế Giáp có công với Đảng hay với quốc gia dân tộc?
    Như thế Giáp là anh hùng với Đảng hay là anh hùng cuả dân Việt?

    Nếu những người dân nước Việt còn u tối, mê muội tôn vinh Giáp là anh hùng dân tộc, thì mặc nhiên chấp nhận Đảng CSVN cũng có công với đất nước và bao nhiêu tội ác cuả Đảng CS với dân với nước sẽ được “công” cuả Giáp …rửa sạch!

    Có lý nào, một tên cướp, toàn tâm, toàn ý phục vụ một đảng cướp, dùng tài trí, bạo lực giúp Đảng Cướp cuả nó thống trị, cướp đoạt sinh mạng, tài sản, tự do cuả mình, rồi cũng với “tài trí” đó, nó thắng được bọn cướp khác thì VỖ TAY, CỔ XÚY, XƯNG TỤNG NÓ LÀ ANH HÙNG …CUẢ MÌNH?

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      GIÁP CÓ NĂM ĐẠI TỘI

      Tội thứ nhất : Nhận Hán là cha rồi Bán Nước ( chủ mưu & đồng lõa Cong Ham PVD)
      Tội thứ nhì : Đấu Tố ( đồng lõa )
      Tội thứ ba : Thảm sát dân lành trong Nam ( chủ mưu & đồng lõa )
      Tội thứ tư : Lừa dối che đậy dân tộc ( đồng lõa )
      Tội thứ năm : Quá Độ ( đồng lõa )

  2. YetKieuVN says:

    VÔ vàn nhịp đập triệu con tim,
    CÙNG nhau thổn thức tiếc người hiền
    THƯƠNG người tài đức, vừa hiển thánh!
    TIẾC đấng hùng anh, mãi linh thiêng.
    ĐẠI nghĩa cứu dân, xây dựng nước,
    TƯỚNG tài diệt giặc, giữ non sông.
    VÕ giỏi, văn hay lừng thế giới.
    NGUYÊN khí quốc gia, vọng muôn đời.
    GIÁP thiêng che chở, triệu triệu người.

    ĐẠI nghĩa xưa nay trừ cường bạo,
    TƯỚNG tài trước vốn địch muôn quân.
    VÕ công lừng lẫy, “Trung với Nước”,
    NGUYÊN vẹn tấm lòng, “Hiếu với Dân”.
    GIÁP trụ đơn sơ, manh áo vải,
    THỌ tựa Nam Sơn, trải trăm mùa.
    BÁCH chiến, bách thắng, khi Võ tướng.
    NIÊN thuận, vũ hòa, lúc Văn quan.

    Kính lạy

    • Trúc Bạch says:

      Chẳng thà anh im lặng để hương hồn tướng Giáp được an nghỉ…chứ anh làm thơ kiểu này thì tht là mỉa mai, và làm cho linh hồn tướng Giáp (nếu quả thật ông ta có …linh hồn) không thể siêu thoát được

      - Nướng quân như nướng…chuột thì không thể là “người hiền” và không thể hiển thánh được !

      - Năm (5) năm cuối đời gần như người tù bị biệt giam …Ăn, ngủ, ỉa, đáí ngay tại chỗ thì thật là một sự đau khổ vô cùng tận (nôm na là Đái ở chỗ ngủ, Ngủ ở chỗ ăn và ăn ở chỗ ỉa) …. “Thọ bách niên” kiểu này chính là một hình phạt của ông Trời, và cái này người ta gọi là Đa Thọ Đắc Đa Nhục ông YetKieuVN ạ ! .

      Dùng cái đầu chút đi !

  3. lethan says:

    Hung thần Võ nguyên Giáp

    Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội . Ngày 5/9/1945, hung thần Võ nguyên Giáp trong chức vụ bộ trưởng Bộ Nội Vụ ký sắc lệnh chỉ thị cho bộ Nội Vụ, Quốc Phòng và Tư Pháp ra tay triệt hạ các đảng phái quốc gia trên toàn quốc . Công an Việt minh đã sát hại chính vị hiệu trưởng trường Thăng Long là giáo sư Tôn Thất Bình và bắt cha vợ của ông Bình là Thượng thư Phạm Quỳnh đem đi thủ tiêu.

    Sử gia Vũ Ngự Chiêu, trong tác phẩm Các Vua Cuối Nhà Nguyễn đã gọi là “Thời của những đồ tể”. Ông viết như sau: “Khí thế Việt Minh tỏa rộng nhanh khắp ba kỳ, đánh dấu “thời của những đồ tể”. Cảnh cắt tiết, mổ bụng, khoét mắt, buộc đá ném xuống sông các nạn nhân (mò tôm) lan tràn, gây hoảng sợ và căm phẫn trong nhiều giai tầng xã hội “.

    Tác giả Phạm Văn Liễu (Việt Nam Quốc Dân Đảng) trong quyển Trả Ta Sông Núi đã tường thuật về tình hình ở miền Bắc như sau:“… những vụ ám sát, thủ tiêu, cắt cổ, mổ bụng, buộc đá thả sông (mò tôm) xảy ra như cơm bữa, từ thành thị tới thôn quê “.

    Tác giả Vũ Trọng Kỳ trong quyển Bốn đời Chạy Giặc : “Bồng bềnh trên mặt nước, tâm thần tôi luôn luôn hồi hộp vì thấy mạng con người buổi loạn ly như treo trên sợi tóc. Hàng ngày thấy những tử thi, đàn ông, đàn bà, con trẻ, nhiều cái không toàn thân, lõa lồ, mất đầu, hay cụt cẳng, có cái chân tay bị trói, hết thẩy chương, sình, nổi lều bều, theo giòng nước cuốn, hoặc bị mắc vào đám bèo đám rong, quang cảnh thật hãi hùng”.

    Tác giả Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu trong quyển Những Ngày Qua đã viết như sau: “Cộng sản sau đó đã khủng bố dữ dội các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo vùng Long Xuyên, Châu Đốc, Trà Vinh, Sa Đéc… Hơn 10 ngàn người đã bị giết và chôn tập thể ở các cánh đồng xa xôi trong Đồng Tháp Mười “.

    Tác giả Nguyễn Văn Thiệt thuật lại trong bài Tôi Thấy Tạ Thu Thâu Chết, đăng trong tuần báo Hồn Nước số 7 ngày 30-7 và số 8 ngày 7-8-1949 :“Ai đi ngang Quảng Ngãi vào khoảng tháng 9-1945, cũng biết đến không khí hãi hùng của cái thành phố tự cho mình có tinh thần cách mạng cao ấy. Các tín đồ Cao Đài, các nhà trí thức, các nhà phú hộ, các nhà cách mạng quốc gia, tất cả những hạng người ấy cùng với vợ, con, anh em họ được Việt Minh cẩn thận chém giết, chôn sống, thiêu cháy, mổ bụng v.v… mỗi ngày theo chính sách tru di tam tộc để trừ hậu họa. Người chết nhiều đến nỗi độ ấy ở Hà Nội, tờ báo Gió Mới của Tổng hội Sinh viên, một tờ báo rất thiên Việt Minh đã phải lên tiếng rằng: “Ở Quảng Ngãi, ngày ngày đầu người rụng như sung”.

  4. Dương Tuệ Minh Khuê says:

    Lẽ rất tự nhiên, như bản chất của tự nhiên, như qui luật của vũ trụ… Không đứng từ xa thì sao mà nhìn rộng, để mà có được tầm nhìn sáng suốt, đưa ra cách đánh hay đến vậy, thần kỳ đến vậy. Rồi nữa, nếu ” thiếu suy nghĩ” mà đi nhảy vào”lửa” tức là “xông đại” ra chiến trường, lỡ mà chết thì chắc cũng được phong là anh hùng đấy… Nhưng làm sao mà có trọn vẹn một Điện Biên Phủ toàn thắng trọn vẹn, và cả chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 30-4-1975 nữa. Bao nhiêu tướng tá và quân sỹ đã hy sinh để có được ngày hôm nay, ngày mà Việt Nam giám ngẩng đầu, giám ganh đua với cả thế giới trên mọi lĩnh vực, sự hy sinh không uổng, rất đáng ca ngợi, đáng tự hào. Nhưng nếu ai là tướng cũng ra tận chiến trận, cũng phải đổ máu, mới là “ không hèn”, thì lấy ai cầm quân đến tận ngày toàn thắng?
    Là một Ông Tướng giỏi và đồng thời phải viết văn tài nữa thì còn gì bằng. Khó đấy, vậy thì viết giỏi vừa vừa thôi cũng được, rồi để quân của ông tài hơn, sửa cho hay.
    Hiền từ, ít nói, sống nội tâm… tất nhiên sẽ được hiểu ( có thể cả hiểu lầm) là “lạnh lùng”,” ít bạn tâm giao”,,….Chẳng cần biết, chỉ biết rằng khi Ông mất, cả Thế giới khóc thương Ông, trong đó không ít những nhân vật đã từng, có lúc ở bên kia chiến tuyến. Còn nhân dân Việt Nam, những người đang sống, chỉ được biết Ông qua Lịch sử, đâu được gần gũi Ông; vậy mà, từ khi nghe tin Ông vĩnh viễn không còn, như có một sợi dây vô hình, kéo họ đến gần Ông hơn, kéo mọi người đến gần nhau hơn bởi cùng chung một nỗi đau mất mát. Cả Thế giới này nhầm lẫn, thiển cận hay sao? Thế mới biết, nhiều chữ để hiểu thấu đáo, nói cho đúng cái lẽ đời thật không dễ chút nào.

    • Tu Do says:

      Viết thối hơn cức, cuộc đời của ông Giáp cho thấy rỏ bản chất của cọng sản; vắt chanh bỏ vỏ .

    • Truơng Thúy Sơn says:

      “Bao nhiêu tướng tá và quân sỹ đã hy sinh để có được ngày hôm nay, ngày mà Việt Nam giám ngẩng đầu, giám ganh đua với cả thế giới trên mọi lĩnh vực, sự hy sinh không uổng, rất đáng ca ngợi, đáng tự hào.”

      Nói như thế mà nói được thì đúng là “ếch ngồi đáy giếng”. Ganh đua với cả thế giới trên mọi lãnh vực như tham nhũng khủng khiếp, bất công lan tràn, giáo dục xuống cấp, xã hội băng hoại, luân lý suy đồi …. cái đó thì không phủ nhận.
      Người dân miền Nam có 3 cái mốc lịch sử. Thứ nhất là Đệ Nhất Công Hòa của ông Ngô Đình Diệm, lúc đó miền Nam Viêt Nam có thể so sánh với Nam Hàn và Đài Loan. Thứ hai là Đệ Nhị Cộng Hòa của ông Nguyễn Văn Thiệu, có thể so sánh với Thái Lan, Mã Lai, Indonesia. Thứ ba là sau 75, khi Cộng Sản cướp chính quyền miền Nam và cho đến bây giờ thì chỉ ngang hàng với Campuchia và Lào. Bao nhiêu xương máu của hàng triệu thanh niên VN đã đổ ra chỉ đưa 1 nhóm rất nhỏ tư bản đỏ lên làm chủ và Độc Lập, Tự Do chỉ còn là 1 sáo ngữ rỗng tuyếch. Người dân Việt có chút ít liêm sĩ có ai dám “ngẫng đầu” lên với thế giới? Thật đáng tiếc!

      Trương Thúy Sơn

  5. DâM TiêN says:

    ” History is only flatterer — Lịch sử chỉ là kẻ xu thời.”

    Cá nhân tôi vẫn kính trọng Tướng Giáp và nể vì tài năng của ông.Nhưng không phải vì thế mà tôi hoàn toàn theo Sử mà xét về ông.

    Xin phép nêu câu hỏi trước diễn đàn :
    – Trong trận Điện Biên Phủ, bên Trung Quốc đã dồn hêt nỗ lực tham mưu và hỏa lưc pháo binh ,yểm trợ quân ông Giáp đến thắng trận,
    Vậy, đối lại
    – Về bên quân Pháp, nếu Hoa Kỳ như đã hứa, mà xử dung những không đoàn B.29, rải thảm lửa tối đa trên hệ thống pháo binh,và trên các lực lượng tiến công, thì Tướng Giáp còn có vinh dự là người thắng trân ĐBP hay không?

    (Hoặc sau này, trong tháng Tư 1975, Hoa Kỳ cho ném thêm chừng 10 quả CBU trên các quân đoàn Bắc Việt và cho Bộ binh đánh chiếm ra Bắc Việt, thì tình đã như thế nào ?— Hỏi ” chơi” vậy thôi, bởi Hoa Kỳ tạo cái thắng cho BV và xử dung BV làm người lính soi đường vô khối CS Quốc tế; và Hoa Kỳ đã thắng khắp toàn cầu, nhờ cái thắng nơi khu vực của Bắc Việt. — Hết!.

  6. nvtncs says:

    Cái cay đắng nhất, bất hạnh nhất, của dân bắc Việt, là người dân đen VN ngoài đó không đủ thông tin để hiểu rằng cuộc chiến tranh 54-75 không phải là cuộc chiến tranh để giải phóng miền Nam mà là cuộc chiến tranh tư tưởng giữa CS và tư sản.
    Ngay ngày hôm nay vẫn còn một số rất lớn người bắc bị tuyên truyền, đầu độc bởi CS, vẫn đinh ninh rằng đánh miền Nam là ĐÚNG.

    Bằng chứng lịch sử cho ta thấy Mỹ đã trả lại nền độc lập cho Phi trong ôn hoà, trả lại độc lập cho Nam Hàn, trả lại độc lập cho Tây ̣Đức, trả lại độc lập cho Nhất bản, thì Mỹ định vào đô hộ miền Nam VN để làm cái gì???
    Mỹ là nước tân tiến nhất, giầu nhất thế giới, thì cần gì phải bóc lột Việt Nam để làm giầu?????

    Lý do Mỹ vào miền Nam VN là để chặn sự bành trướng, cuộc Nam Tiến của tư tưởng CS quốc tế xuống miền Nam và Tây, Đông Nam Á.

    Thế nhưng lũ trí thức CSBV thì sao? “Thiên tài” Võ Nguyên Giáp thì sao?
    Họ biệt Những điều tôi kê trên về Mỹ lắm chứ.

    Nhưng,
    họ đánh miền Nam có hai lý do chính:
    - Họ muốn lấy lúa miền Nam; họ muốn làm vua cả nước, thay vì làm vua nửa nước.
    Và Lý do thứ hai, quan trọng ngang hàng với lý do đầu:
    - Họ tin rằng con đường tư tưởng CS họ đi là ĐÚNG!

    Vậy câu hỏi tôi xin đặt ra với những người ca tụng ông Giáp cực kỳ thông minh, là tại sao một “thiên tài”, thông minh tuyệt vời, tột đỉnh như ông Giáp, lại không nhìn thấy rằng lý thuyết CS là lý thuyết sai????

    38 năm sau cuộc chiến tranh tàn khốc, tan hoang gia tài VN, người bắc mới bắt đầu từ từ nhận thấy như qua một đám sương mù, rằng CS là SAI. Thế nhưng vẫn tưởng đánh miền Nam là ĐÚNG.

    Chính ông Hồ, ông Giáp đã đưa đồng bào, đất nước, sau bao nhiêu xương máu, đến ngõ cụt ngày hôm nay!!!!!
    Vậy thì còn khóc lóc các ông ấy làm cái gì!!!!!

    Người VN giết nhau đến kiệt quệ, để ngày nay thằng Tầu hiên ngang lấy đất, biển, đảo, mà chẳng cần phải có chiến tranh. Trái lại, Mỹ có ý đ̣inh lấy một tấc biển của các ông chưa, tuy rằng hải quân Mỹ còn tân tiến gấp vạn lần hải quôn Tầu?

    Thế rồi các ông bắc kỳ kêu gọi HGHH, các ông giết người như ngóe, song rồi các ông lại trách thân nhận của họ sao “sân hận”?
    HGHH cái gì khi xác ông Hồ còn nằm trong lăng Ba Đình, khi các ông khóc lóc, làm quốc tang cho ông Giáp, khi các ông còn ăn mừng đại thắng mùa xuân?????

    Các ông gọi người miền Nam chúng tôi là thù địch, là ngụy, đồng thời các ông gọi thằng Tầu là anh em, là đ/c; các ông còn làm thơ thắm thiết với đồng chí Tầu:
    Bên nay biên giới là nhà,
    bên kia biên giới cũng tình quê hương

    Các ông vào Nam thổ phỉ đồ đạc của chúng tôi, khuân ra bắc, gông xích chúng tôi trên rừng xanh, nước độc!!!! Đó là sự thật của cái mà các ông gọi là giải phóng chúng tôi.

    Các ông thống nhất được đất đai nhưng các ông lại chia rẽ lòng người dân.
    Dân bắc các ông có một văn hoá khác, một cách làm việc khác, một cách suy nghĩ khác, một cách cư xử khác, một từ vựng khác, một cách đối đãi với nhau khác.

    nvtncs,
    một người Hà Nội năm mươi tư.

    • Minh Trung says:

      Cái bác này hình như có vấn đề về tâm lý hay sao đó ! Sao lại cứ phân biệt dân Bắc với dân Nam ?

      • nvtncs says:

        Bắc với Nam trước 1954 có cùng một văn hóa, là cùng một dân tộc, cùng một nhà.

        Sau 1954, người bắc là con người có một văn hóa mới, văn hóa CS xa lạ, nhập cảnh từ bên Nga, khác hẳn văn hóa nho giáo của tổ tiên cổ truyền: một nền văn hóa vô sản, vô giai cấp, vô thần, vô đạo lý.
        Trong khi đó, người Nam vẫn giữ được văn hóa của tổ tiên: lễ phép, vâng, dạ, thưa, bẩm, kính cẩn, tình nghĩa với cha, mẹ, bạn bè, thầy trò, chú bác, người già, kẻ cả, chứ không có cái trò ai cũng gọi là đồng chí, ai cũng bình đẳng một cái bình đẳng giả tạo: ( some are more equal than others, dịch là, có người “bình đẳng” HƠN người khác ).

        Đó, sơ qua, là sự khác biệt và sự cách biệt giữa người Nam và người bắc sau năm 1954.

        Vậy thì, người Nam là người Viêt Nam thuần túy, trái lại, người bắc là người CS quốc tế, thờ Lénine, khóc Staline, Mao Ze Dong, Hồ Chí Minh. Trên bàn thờ của người bắc có ảnh ông Hồ Chí Minh.

        Dù là nạn nhân hay là kẻ làm tội trong cuộc, người bắc đã thấm nhuần cái văn hóa CS quốc tế qua sự tuyền truyền, nhồi sọ của chế độ CSBV từ năm 1945 và còn nặng nề hơn nữa, sau năm 1954.
        Người bắc đã lớn lên, sống trong sự kềm kẹp, sự tuyên truyền của một tư tưởng thô bạo, hoang tưởng, trong đó mạng người rẻ hơn bèo.

      • nvtncs says:

        Ơ hay,
        các ông bất hợp pháp, sang Lào, Miên, qua đường mòn Hồ Chí Minh, vào Nam giết chúng tôi trong 21 năm trời, coi chúng tôi là thù địch, gọi chúng tôi là ngụy, sau khi thắng, các ông, nói dối, lôi chúng tôi đi tù, để chết đói, chết bệnh, cướp nhà, ruộng, phát lý lịch xấu, rồi giờ đây các ông đòi chúng tôi coi các ông như Nam bắc một nhà, đòi chúng tôi coi các ông như người trong nhà!!!
        Các ông thật không có đến một lý luận sơ đẳng, nói câu trước mà không nghĩ đến câu sau, thế mà lại thắng trận lên làm vua; đó mới gọi là thế giới đảo ngược ( le monde à l’envers ).

        Xã hội bắc, văn hóa bắc của các ông, là một văn hóa dối trá, cướp bóc, giết tróc. Sự dối trá, cướp bóc, giết tróc này không phải là những hành động phạm tôi cá nhân mà trái lại là chính sách của nhà nước.

  7. UncleFox says:

    ” Bác Bùi Tín đánh giá thế e hơi nặng tay chăng ? Kụ Ráp phê phán mạnh thế nào được khi con cháu Kụ Ráp đang hưởng ơn mưa móc của Đảng Cộng Phỉ Việt Gian, làm giàu bất chính trên xương máu đồng bào ? Kụ mà nói mạnh hơn một tí là chúng rút hết các ơn lành, có khi lại còn lôi con cháu Kụ ra toà vì tội trốn thuế chẳng hạn thì có mà chết chắc . Khi còn nắm binh quyền trong tay mà “hai thằng họ Lê” còn chẳng xem Kụ ra cái chó gì, có thằng đệ tử thân tín bị giam tù cũng chẳng dám ho he xin tha thì thử hỏi sau này, ngay cái chức tổng tư lệnh xưởng đẻ cũng không còn thì làm sao Kụ dám ti toe ?
    Vả lại Kụ phải nín thở qua sông để bảo vệ cái hào quang giả mà đảng ban cho nữa chứ . Nói tóm lại, Kụ Ráp là một người thông minh . Cả đời Kụ luôn biết uốn mình vì quyền lợi cá nhân . Quan niệm sống của Kụ thể hiện minh bạch trong suốt mấy mươi năm dài phục vụ cho đảng Phỉ là “Sĩ khả nhục bất khả sát” .
    Mặc kệ đám ruồi nhặng bu quanh hậu môn Kụ vo ve tán tụng . Có thêm được những lời tán dương của mấy ông Tây thì hình ảnh một anh đại tướng ngực đầy huân chương, tay phải cầm vòng xoắn, tay trái một nắm condom, vai đeo túi thuốc ngừa thai, mồm gào khẩu hiệu “mếch oa đông mếch lấp” … cũng sẽ còn đậm nét trong lòng chúng tôi mãi mãi .
    Xin chân thành cảm ơn … “hai thằng họ Lê!

  8. Trần Kha says:

    Nếu Bùi Tín là người tài giỏi sao lúc đấy là Đại tá – Phó tổng biên tập báo quân đội không liên minh liên kết với các quân đoàn làm đảo chính quân sự lật đổ chế độ cộng sản xây dựng 1 xã hội dân quyền tốt đẹp hơn mà phải chạy sang phương tây như một con chó hoang vô chủ vậy. Ông Giáp dù muốn nói thế nào đi chăng nữa vẫn là anh hùng dân tộc phải được tôn vinh.

    • vu trung says:

      Hình như ông Bùi Tín chưa bao giờ nhận là anh hùng cả. Còn về chuyện Võ Nguyên Giáp (viết tên ông chữ hoa là đã tỏ ra kính trọng người quá cố rồi đấy) là anh hùng dân tộc thì phải xem xét xem dân tộc nào, và tầm vóc ảnh hưởng của VNG đối với toàn dân VN. Có cái gì đáng để tôn sùng không?

  9. tuổi hai mươi says:

    NƠI ĐẠI TƯỚNG TRỞ VỀ…!!!

    Đại Tướng sẽ gặp những người lính
    Khi tuổi đời ở mãi tuổi hai mươi
    Họ chờ ông ở nơi vĩnh hằng…
    Từng hàng một… ngôi sao đỏ lửa
    Nơi ấy không một lời than vãn
    Trầm mặc, Lặng im đón ông về…
    Hồn người lính quện vào nhau…
    Cõi thiên thai ngàn thu bất tận.

    Hoa kỳ- Texas OCT-5-2013
    John Lee

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Bao nhiêu người Việt là nạn nhân bị giết bởi chủ nghĩa Cộng Sản , Cộng Giáp sẽ gặp hết …

  10. Tú từ VN says:

    Tin lời Bùi Tín hay tin lời các học giả, cac tướng lính Tây Phương?

    http://old.danchimviet.info/archives/80244/tuong-giap-trong-mat-nguoi-phuong-tay/2013/10

    • lethan says:

      Đừng loè người Việt hải ngoại với bài viết của BBC- vốn là hang ổ của bọn thiên tả mà người Việt Miền Nam đã biết từ cả nửa thế kỷ nay.

Leave a Reply to Minh Trung