WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Nam, 35 năm sau chiến tranh: Những bài không chịu học

Những huyền thoại về cuộc chiến

Đại Sứ John Negroponte, Cựu Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đã đặt ra một lô những chữ “Nếu” cho 150 người trong cử toạ, nhân phát biểu tại cuộc Hội Nghị được tổ chức ở Câu Lạc Bộ Army Navy Club tại Washington, nhằm lượng giá về Quân lực Việt nam Cộng hoà 35 năm sau khi chiến tranh kết thức.

Ảnh: AP

“Nếu mà Tổng Thống Roosevelt còn sống thì nước Mỹ không ủng hộ cho người Pháp trở lại Việt nam? Nếu mà chúng ta biết rõ hơn về chuyện xích mích giữa Liên Xô và Trung quốc? Nếu mà Tổng thống Ngô Đình Diệm không bị ám sát? Nếu mà Tổng thống Nixon không bị dính líu vào vụ Watergate?” Nhưng vì do những cái trớ trêu bất thường cuả lịch sử đại loại như vậy mà sự việc đã xẩy ra khác hẳn đi.

Năm diễn giả chính yếu khác và 10 tham luận viên, cả người Việt và người Mỹ, đã phân tích những trận chiến mà họ coi là khúc quanh của cuộc chiến tranh Việt nam.

Cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968, những trận đánh lớn ở Huế, An Lộc, Quảng Trị; Quân lực Việt nam Cộng hoà, Hiệp định Hoà bình Paris, và nhửng bài học đã thu lượm đã được mổ xẻ trong các buổi thảo luận trong từng nhóm. Chủ ý cuả các tham luận viên rõ ràng là nhằm phục hồi lại danh dự cho Quân lực miền Nam Việt nam.

Tết Mậu thân 1968

Tiến sĩ Erik Villard, sử gia, là diễn giả đầu tiên đã trình bày về cuộc tấn công nầy.  Ông nói: “Đây đích thực là một cuộc nội chiến tại Nam Việt nam giữa người quốc gia Việt nam với quân Cộng sản xâm lăng từ miền Bắc. Ông mô tả trận chiến lừng danh này với quy mô và sự phức tạp trong kế hoạch cuả Việt cộng và sự phản công lúc đầu coi như tuyệt vọng, mà lại rất thành công của phía miền Nam và Đồng minh. Nhưng ông nói: “Bi đát thay cái sự thắng lợi nầy lại bị thế giới coi như là một thất bại.”

Đại tá Trần Minh Công bổ túc thêm.  Ông nói đến 50 phần trăm quân đội VNCH được nghỉ phép ăn Tết giữa lúc quân Cộng Sản tấn công.  Ông ra lệnh cho tiểu đoàn cảnh sát tiến chiếm lại Dinh Tổng Thống ở Sài Gòn, trong khi các đơn vị khác thì hợp nhau lại để tái chiếm những đồn bót vừa mới bị Cộng quân chiếm giữ.

Tờ tuần báo Time tường thuật: “Quân lực Việt nam Cộng hoà phải gánh chiụ áp lực nặng nề lúc khởi đầu với sự dũng cảm và mau lẹ mà hầu như ít có ai lại có thể ngờ được.” Cố Đại sứ Ellsworth Bunker nói: “Chính phủ đã không sụp đổ. Trái lại, họ đã phản ứng mạnh bạo, mau mắn và quyết chí. Chính quyền đã tổ chức sự phục hồi với nỗ lực lớn lao.”

Đại tá Công phàn nàn: “Ấy thế mà giới truyền thông người Mỹ lại coi vụ Tết Mậu thân là ‘khởi sự cuộc chấm dứt chiến tranh’ Việt nam (The beginning of the end of the Vietnam War).”

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, học giả và cựu giảng viên tại Đại học George Mason kể lại: “Trong dịp tấn công Tết Mậu thân, cố đô Huế là nơi duy nhất quân Cộng sản đã thiết lập được một chính quyền dân sự. Họ phát động cuộc tàn sát, giết hại hàng ngàn người mà họ gọi là ‘kẻ thù của Cách mạng’ trong suốt 25 ngày chiếm đóng thành phố vào tháng Hai năm 1968.”

“Họ tàn sát đến 6,000 thường dân vô tội, bất kể đó là giáo sư đại học, giới kinh doanh, phụ nữ, người già và cả đến trẻ em, tạo ra viễn cảnh kinh hãi cuả chế độ Cộng sản. Hàng ngàn người bị coi là “tay sai Mỹ ngụy” đã bị tra tấn, giết hại và cả bị chôn sống do lệnh của Toà án Nhân dân Việt cộng mà gồm những cán bộ và dân làng được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.”

Vẫn theo lời giáo sư Bích, “Vụ thảm sát ở Huế tương tự như ‘cánh đồng giết người’ (killing fields) dưới chế độ Pol Pot ở Cambodia, hay Lò Thiêu Người hồi thế chiến thứ hai cuả Đức quốc xã.”

Hội nghị cũng phản ánh quan điểm cuả các chuyên gia khác. Ông Lewis Sorley, sử gia chuyên về chiến tranh Việt nam và là giáo sư tại West Point và tại Học Viện Chiến tranh cuả Lục quân Mỹ, nói là hồi năm ngoái tại Đại học Texas Tech rằng những cái nhìn lệch lạc phát xuất từ chiến dịch bôi nhọ toàn thể chế độ miền Nam Việt nam và cuộc chiến đấu lâu dài và khó khăn cuả họ, cho đến lời tố cáo vô liêm sỉ cuả Jane Fonda cho rằng: “Các tù nhân Mỹ khi hồi hương mà đã tố cáo bị người Cộng sản tra tấn hạ nhục đều là những ‘kẻ nói dối’ và ‘giả hình’.”

Cuộc tấn công dịp Lễ Phục sinh 1972

Trong ba tháng mà tỉnh An Lộc bị vây hãm vào tháng Tư 1972 cũng bị giới truyền thông Mỹ bóp méo sự thật. Tiến sĩ James Willbanks cho cử toạ thấy là: “Kết quả là cả hai bên đối chiến đều bị tổn thất kinh hoàng, nhưng cuối cùng thì quân đội kiên cường của miền Nam đã kiểm soát được thành phố, sau khi kết thúc trận chiến đẫm máu”.

Đại tá Phan Văn Huấn, Chỉ huy Lữ đoàn 81 Biệt cách Dù và Trung tá Nguyễn Lân phụ tá chỉ huy, kể lại họ đã đảy lui được quân đội Bắc Việt và ngăn chặn hướng tiến công cuả Cộng sản vào thủ đô Saigon, lập ra được vòng đai phòng thủ vững mạnh chống lại quân số lớn hơn hẳn cuả địch quân. Họ đã cầm cự được cuộc tấn công liên tục của Bắc quân, đẩy lui được ba vụ xung phong tấn công tới tấp từ phía địch quân.

Trận chiến ở Quảng Trị

Ba nhân vật sau đây thảo luận về trận chiến nầy. Đó là Đại tá Phạm Văn Chung, Đại uý Nguyễn Việt và ông Dale Andrade, một sử gia và tác giả cuả ba cuốn sách về cuộc chiến tranh Việt nam. Các vị này tường trình rằng Sư đoàn 308 và hai trung đoàn độc lập cuả Quân đội miền Bắc vượt qua khu vực phi quân sự để tiến vào miền Nam, trong khi Sư đoàn 304 thì từ phiá Lào ở phiá Tây cũng xâm nhập vào. Đại quân đó quét sạch cả hệ thống căn cứ nhỏ của quân đội miền Nam có nhiệm vụ canh giữ quốc lộ 9, và tiến chiếm vùng thung lũng Quảng trị.

Mục tiêu cuả giới lãnh đạo Hà Nội là “tạo được một chiến thắng quyết định trong năm 1972 và bắt buộc cho đế quốc Mỹ phải thương thuyết việc chấm dứt chiến tranh từ vị thế cuả kẻ thất bại.” Quân đội miền Nam bị phân tán và rút lui, nhường đất cho Cộng quân. Nhưng Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, một tướng lãnh xuất sắc cuả miền Nam đã được nắm quyền chỉ huy và lần hồi đã tái chiếm được miền Nam Quảng trị và cả thủ đô.

Quân đội Bắc Việt bị thương vong đến 100,000 quân là phân nửa tổng số lực lượng của họ, kể cả 40,000 quân bị tử trận, và còn bị mất phân nữa số chiến xa và  trọng pháo. Kết quả là chính Tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng đã đánh thắng người Pháp ở Điện Biên Phủ, đã bị loại ra khỏi vị trí chỉ huy quân đội Bắc Việt. Kết quả này đã không được giới truyền thông Mỹ tường thuật chính xác.

Có một bài học nào được rút ra chăng?

Nhiều người tin rằng người Mỹ hiểu biết rất ít về cuộc chiến tranh Việt nam, mặc dầu nó đã chấm dứt trên ba thập niên rồi. Trong một bài báo nhan đề “Lịch sử chứng minh kẻ thắng trận ở Việt nam đã sai lầm” được đăng tải trên Báo Wall Street vào tháng Tư năm 2000, Nghị sĩ James Webb đã liệt kê giới truyền thông báo chí, giới hàn lâm đại học và Hollywood là những nhóm “đã có trách nhiệm rất lớn cho thấy cuộc chiến được tưởng nhớ là vừa không cần thiết và vừa không thể chiến thắng được.”

Hàng ngàn bài báo, cuốn sách, bản phúc trình quân sự, bài nghiên cứu trận đánh và các hồi ký về cuộc chiến tranh 10 năm vẫn tiếp tục không bị đem ra thách đố hay được chấp nhận như là những sự kiện mà không hề có sự phân tích chiều sâu trong giới sử gia. Người quá cố Douglas Pike là nhà phân tích chính trị đã viết rất nhiều về Việt nam, đã bình luận rằng: “đó là những người bị lừa bịp bởi giới ký giả ngu dốt của loại truyền hình thương mại và giới hàn lâm theo phe tả thiên lệch về một sứ mệnh ý thức hệ.”

Ông George Veith là một tác giả chuyên viết về Việt nam, mà hiện đang hoàn thành cuốn sách – Tháng Tư Đen: Cuộc Thất Trận cuả Nam Việt nam1975 – nói về những huyền thoại về sự sụp đổ của miền Nam Việt nam.

Ông nói Hà Nội trông đợi chánh quyền Nam Việt nam sụp đổ một khi người Mỹ rút khỏi năm 1972. Nhưng sự việc đó đã không xẩy ra, và quân đội Việt nam lại mỗi ngày một mạnh hơn lên, như được chứng tỏ trong trận An Lộc và Quảng Trị vừa nêu trên. Thế rồi, từ năm 1973 cho đến tháng Ba năm 1975, quân đội miền Nam đã gây những thất bại nặng nề cho quân đội Bắc Việt, khiến cho Tướng Võ Nguyên Giáp bị mất chức. Ông Veith xác tín rằng quân lực Việt nam Cộng hoà không hề yếu kém và hèn nhát như giới truyền thông báo chí Mỹ thường tô vẽ ra.

Vì coi việc Tổng thống Nixon từ chức như là một dấu hiệu rằng người Mỹ sẽ bỏ rơi miền Nam, nên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Hà Nội mới quyết định ‘giải phóng’ miền Nam trong thời hạn 2 năm 1975-76 bằng cách tung ra những cuộc tấn công đại quy mô.

Họ đã vi phạm Hiệp định Đình chiến Paris mà họ đã ký kết với Hoa kỳ và miền Nam Việt nam. Khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt nam năm 1972 và Quốc hội cắt hết viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt nam vào tháng Ba năm 1974, ông Veith nói: “Với những bất lợi về điạ lý, quân đội miền Nam không thể nào ngăn chặn được một cuộc tấn công đồng loạt trên khắp cả nước mà không có sự trợ giúp của không lực Mỹ.”

Tham nhũng có phải là nguyên nhân gây ra sự xụp đổ cuả Nam Việt nam không? Ông Sorley thuật lại lời cuả Tom Polgar, giám đốc CIA ở Sài Gòn lúc bấy giờ biện luận rằng:  “nước nầy có thể tồn tại được dù với một chánh quyền thối nát, y như trường hợp của Phi luật tân, Nam Hàn, Thái Lan hay bất kỳ nước nào.” Trong một nước mà ngừơi công chức không được trả lương phải chăng, thì đều có nạn tham nhũng là chuyện thường xẩy ra trên đời.” Đại tá William Legro, Tuỳ viên Quân sự ở Việt nam cũng đồng ý như thế, ông nói: “tham nhũng không phải là nguyên nhân làm xụp đổ mà chính là sự giảm bớt đến độ zero mọi viện trợ cuả Mỹ mới là nguyên nhân. Chúng ta đã làm cái điều tai hại khủng khiếp đối với người miền Nam Việt nam.”

Cựu Đại sứ tại Mỹ Bùi Diễm là một trong những người đứng ra tổ chức cuộc hội nghị này cũng than phiền về việc Quốc hội Mỹ cắt hết viện trợ. “Tôi không thể không giận dữ trước sự việc bất công vì dự luật viện trợ quân sự bị bác bỏ tại Quốc Hội. Vấn đề chính yếu trong tâm trí tôi là số phận cuả hàng triệu người dân miền Nam Việt nam phải chiụ đựng như thế nào một khi Quốc Hội đã quyết định.”

Ông Sorley đưa ra những con số như sau: “Tại Việt nam, có thể có đến 65,000 người bị hạ sát bởi tay của những người tự nhận là quân giải phóng và có đến 250,000 người nữa bị chết trong các “trại cải tạo” tàn bạo. Hai triệu người bị bứng ra khỏi quê hương và tạo thành lớp người Việt nam tại hải ngoại.” Một phần tư triệu thuyền nhân đã bỏ mình ngoài biển khơi.

Ông Hoàng Đức Nhã, nguyên Tổng trưởng Thông Tin và Chiêu Hồi là người phụ trách việc đúc kết cuả Đại hội nói: “Cuộc chiến Việt nam được nhìn qua lăng kính cuả người Mỹ khiến làm biến dạng méo mó sự thể tìm hiểu tại sao người Cộng sản chiến thắng và người quốc gia thua trận. Ông lưu ý cử tọa rằng, trong khi còn nguy khốn, miền Nam đã cố gắng xây dựng một chế độ dân chủ với một nền kinh tế lành mạnh, dựa trên nền tảng luật pháp.  Đó là một cố gắng ít được nghe thấy trong một nước đang có chiến tranh.”

Ông nói tiếp: “Hơn thế nữa, ngay cả trước tình thế phải chiến đấu liên tục, chánh quyền cũng cho thi hành một chiến lược phát triển ba mặt về phát triển nông nghiệp, kỹ nghệ sử dụng nhiều lao động, và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Năm 1974, dầu khí đã được tìm thấy ngoài khơi bờ biển miền Nam. Ấy thế mà những thành tựu như thế lại ít được ai công nhận.”

Tiến sĩ Rufus Philipps, tác giả của cuốn sách mới đây mà được ca tụng rất nhiều –  Why Vietnam Matters – đưa ra nhận định trong một tài liệu được chuẩn bị riêng cho Hội nghị. Ông trích dẫn câu trả lời cuả Tướng Maxwell Taylor cho câu hỏi tại sao chúng ta thất bại tại Việt nam? Vị cưụ Đại sứ tại Việt nam nói vào hồi cuối cuộc đời của mình: “Chúng ta đã không hiểu kẻ địch, không hiểu người bạn đồng minh Nam Việt nam, và cũng không hiểu chính chúng ta nữa. Chúng ta đã không hiểu làm sao mà đối phó với cái loại chiến tranh đó cho đến khi quá muộn. Từ lâu, giới hoạch định chính sách cấp cao ở Washington và giới lãnh đạo chóp bu của chúng ta ở tại chỗ, với lòng tự ái được thổi phồng bởi nghề nghiệp đầy hứa hẹn  trong những nỗ lực cuả họ, thì họ lại ít có sự bao dung đối với những quan điểm khác biệt được dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn  không đồng ý với họ.”

Cuối cùng, Tiến sĩ Phillips có lời khuyên: “Người Mỹ chúng ta có một nhu cầu  thiết tha là phải tìm hiểu các người bạn mà chúng ta muốn giúp.  Chúng ta không thể áp đặt những giải pháp đã được làm sẵn tại Mỹ (made-in-America), nhưng phải cùng làm việc chung như người đồng sự kể như là anh em với nhau, để chúng ta giúp các bạn đó tìm ra các giải pháp riêng của mình. Đó là những bài học chúng ta không được luôn luôn chú ý tiếp thu và không chịu học.”

© Jackie Bong

Pages: 1 2

32 Phản hồi cho “Việt Nam, 35 năm sau chiến tranh: Những bài không chịu học”

  1. Chúng tôi đồng ý với ý kiến của các bạn trẻ trong và ngoài nước hôm nay đã góp ý. Đúng ! Mỹ đã thả chất độc mầu da cam, bom Na-pan, bom bi, bom phá sát hại dân Việt nam thời chiến tranh là không thể biện minh và di chứng của nó còn để lại đến giờ, các vị bao biện cãi hộ kẻ giết người là không đúng. Ngay những phi công Mỹ đi rải chất khai quang này đã được nhà nước bị bồi thường rồi. Các vị còn cãi chầy cãi cối nữa sao? Những ông như Nguyễn Hiền đang sống tại Hà lan, xưa là lính VNCH nên nay cố cãi là không nên. Theo tôi ngay ông cũng phải xám hối tội làm tay sai cho Mỹ giết hại đồng bào mình rồi.
    Các bạn trẻ hôm nay được học tập, có trình độ nhận thức đúng sao nói là nhồi sọ được? Không ai bắt họ phải nghe mình mà chính từ những gì họ đã nhìn thấy trên thân thể bao người Việt nam đang bị chất độc Da cam hành hạ họ, bao gia đình bị tan nát vì bom Mỹ thả. Cho nên các vị cãi bậy, bao biện cho kẻ gây ác thì cũng là kẻ đồng hành làm tội ác thôi.
    Tôi cũng rất đống ý đến chuyện mà các bạn ttẻ đưa ra đó là điều quan trọng là nếu Mỹ có nhận bồi thường thì nạn nhân chất độc mầu Da cam này cũng chẳng nhận được là bao mà bị các ông lớn xà xẻo gần hết. Đó mới là điều đáng nói.
    Người Yêu Nước

  2. Tôi nghĩ Mỹ thả chất độc mầu da cam, bom Na-pan, bom bi, bom phá sát hại dân Việt nam thời chiến tranh là không thể biện minh và di chứng của nó còn để lại đến giờ, các vị bao biện cãi hộ kẻ giết người là không đúng. Ngay những phi công Mỹ đi rải chất khaiq uang này đã được nhà nước bị bồi thường rồi. Các vị còn cãi chầy cãi cối nữa sao? Nhưng điều quan trọng là nếu Mỹ có nhận bồi thường thì nạn nhân chất độc mầu Da cam này cũng chẳng nhận được là bao mà bị các ông lớn xà xẻo gần hết. Đó mới là điều đáng nói.
    Hoàng Thùy Dung

  3. Lúc này VC lên mạng rất nhiều, điều này cho chúng ta thấy trong nước VC không có cơ hội nỗ cho nên cần diễn đàn dân chủ để nỗ. VC chửi Mỹ nhưng cuộc sống không thoát khỏi đồng tiền đế quốc Mỹ.Miệng chống Mỹ nhưng khi thấy tiền Mỹ thì con mắt lấp lánh như con hổ đói thấy mồi ngon là muốn chụp.

    Mỹ cũng như Tàu, hai anh này có kinh nghiệm VC đầy mình. Điều đầu tiên là bơm tiền vào VN như miếng mồi ngon để câu VC. VC cũng thấy xấu hổ không dám đớp mồi liền nhưng trước khi đớp thì ra lệnh bọn đàn em viết báo lên án Mỹ, Tàu để che cái bẩn thiếu là muốn ăn nhưng còn rụt rè.

    Bọn đàn em thì yêu nước quá độ đến nỗi không biết đàn anh mình xúi dại nói xấu Mỹ nên cứ cương gân cổ chửi Mỹ thậm tệ để VC tin và chia xẻ miếng mồi ngon của Mỹ đang câu VC.

    Trong cuộc đời nhiều người thích làm tay sai và tay sai tủi nhục nhất là làm tay sai cho VC. Nhưng những người làm tay sai này vẫn thấy vinh vì mọi người không sống trong lòng VC nên không biết nguyên nhân. Thật ra VC dùng vũ lực bắt những tên này làm tay sai bằng cách dùng chúng viết những nhận định đánh phá Mỹ, chọc tức những người tỵ nạn để khuây khỏa trí thức một chiều. Trong nước, chúng chửi Mỹ chẳng ai ghé vào mà đọc vì toàn những điều lăng nhăn khó nghe.

    VC còn đem trường hợp Nguyễn Hữu Hạnh ra làm gương, nhưng ông Hạnh đâu có làm gì rạng danh cho nước nhà. Nếu so ông Hạnh với tướng Kỳ thì thua xa. öng Kỳ còn tuyên bố tự thủ, muốn đem bom ra đánh đê Hà Nội.Ông Hành chỉ biết đầu hàng và chửi Mỹ. Chuyện dân tộc ông không lo mà cứ nhờ vã vào nước nước ngoài,mất nước là lẽ đương nhiên. Giờ đây VC cũng thế, nội lực yêu nước không lo phát huy mà cứ nhắm vào những trọng tâm mà đánh. Đó là lòng yêu nước của dân tộc. Điều buồn cười là kẻ lâu la VC vẫn còn dùng những trò đốn mạt để chỉ trích của người khác. Những tên làm tay sai cho VC còn tệ hơn làm tay sai cho đế quốc. Đã làm tay sai thì không bao giờ có chính nghĩa. Ông Hạnh làm tay sai cho Mỹ nhưng chửi Mỹ vì ông không biết cách làm tay sai cũng như VC làm tay sai cho Tàu sau đó chửi Tàu vì chưa biết cách làm tay sai. Trò đời là như vậy. Kẻ thích làm tay sai lại chửi bới người làm tay sai, thật là trò trớ triêu của cuộc đời.

  4. Sang Phan says:

    Bàn luận đến đây, lẽ dĩ nhiên, chúng ta đã thấy là, Chủ nghĩa Cộng sản dưới con mắt của người phương Tây đã khác hẳn Thế giới Cộng sản mà Hoa Kỳ diễn tả tại Việt Nam, vì Hoa Kỳ đã lợi dụng trình độ dân trí của dân ta, đã lâm vào cảnh ngộ của con ếch nằm đáy giếng. Chủ nghĩa Cộng sản kia chỉ dựa vào những lý thuyết Utopian Socialism, mà chính Karl Marx đã đả kích kịch liệt. Hơn nữa, Hoa Kỳ cũng đã khôn khéo dùng chủ nghĩa cộng sản đó, thêm mắm thêm muối, để dấu đi mục đích tranh đấu dành độc lập của người Việt Nam, và toan tính hiểm hóc dùng nước ta làm địa thế đánh Trung Quốc.

    Ta đã tưởng ta thấy rõ tình thế hơn người Mỹ tại Hoa Kỳ, vì ta đã sống ngay tại Việt Nam. Nhưng tin tức và những hình ảnh ngày đó thì do ai cung cấp? Tin tức đó chính xác hơn tại đất Mỹ, hay khi tung ra báo chí Sài Gòn? Khi ta thấy VC ngày đó, thì ta cũng chỉ thấy xác và bộ quần áo rách rưới của họ mà thôi. Nào ta đã đọc được tâm tư của họ, mà chắc chắn rằng, họ tranh đấu cho những lý thuyết xa xăm mà người Mỹ bảo rằng họ đeo đuổi. Họ chỉ là những người nhà quê, có những người thân yêu trong làng, đâu biết gì đến Utopian Socialism của Mỹ.

    Họ cũng chỉ là những người bị những người khác gọi vào bưng, vào hậu phương, để đánh đuổi quân xâm lăng. Họ cũng là những người quyết chiến, có khả năng, và làm những cựu quân nhân Mỹ tại Việt Nam ngày nay rất khâm phục. Hơn nữa, họ cũng là gần hết tất cả mọi người Việt Nam, vì ngày đó Hoa Kỳ đã có lúc gửi qua 500,000 quân, mà không chặn lại được những làn sóng người tranh đấu cho Quê Hương. Khi người lính Việt Nam Cộng Hòa đánh đập, tra tấn, và giết họ, người ta có biết đâu là những người ấy đâu khác chúng ta. Họ cũng là những kẻ trải qua những đau thương như ta. Nhưng những kẻ dã man đã mặc sức ngày đêm bảo rằng, họ tranh đấu cho một mục đích điên rồ, một Thiên Đàng Cộng Sản Vu Vơ và vì thế trở nên độc ác.

    Xưa, ta đã lầm tưởng rằng chiến tranh Việt Nam, là một cuộc nội chiến. Có bao giờ ta ngờ rằng chiến tranh đó là chiến tranh của Mỹ đâu. Nhưng ngày nay, khi ta thấy những cuộc nội chiến khác do Mỹ tạo nên, thì mới hiểu tại sao, người ta so sánh chiến tranh Việt Nam với những cuộc chiến khác của Hoa Kỳ tại Iraq, Afghanistan, Pakistan.

    Ý nghĩa hai chữ Cộng Sản vẫn luôn tùy thuộc tuyên truyền mà thôi. Người ta bảo nó hay thì nó hay, bảo nó dở thì nó dở, chứ thật sự ra, có bao giờ nó có ý nghĩa gì đâu. Người ta đã thay thế chữ Communism bằng chữ Terrorism, để cho ta thấy rằng hai chữ ấy đều vô nghĩa như nhau, vì nó chỉ là những chữ hô hào vận động cho người ta giết lẫn nhau và tạo nên chiến tranh mà thôi.

  5. Nguoi Công Chính luôn luôn dâú tranh cho su thât

  6. Hai lua says:

    Cac Ban noi lam gi voi Cai dam CS con nit nay ,Tui no da duoc nhoi so,Du rang rat muon Di my nhung khg duoc dam ra Noi bay ,Tia no Can bo goc Cung muon di My hon la di Lien so Thien dang cua CS da xup do lau roi ,Chung chui My nhung Mo thien dang My ,ngay xua Cha chung Chong My cuu Nuoc Hom nay Cha chung Lay My cuu Dang ,hoi suc nao ma Ton thoi gio voi bon Con Nit nay

  7. Tôi thấy bài phỏng vấn mà bạn Nguyễn quốc Trung đã giới thiệu do đài BBC tiếng Việt phát đi thật sống động và là bài học sâu sắc, nó sẽ uốn nắn cho những con mặt lệch của những ai mê tín Mỹ và đề cao quá mức về ông khổng lồ này.Mỹ xưa còn thất bại chổng vó huống là bây giờ chỉ là người khổng lồ hết hơi. Chúng ta sống ở nước ngoài lạ gì Mỹ đâu? Chỉ có những kẻ làm tay sai thì cố tình bào biện bao che cho Mỹ mà thôi.
    Nguyễn Trung Chính

  8. Hiểu về Mỹ và quan hệ với Mỹ như thế nào cho đúng?
    Nhiều người Việt ở nước ngoài vẫn có tư tưởng mê tín Mỹ và cho rằng cần phải có Mỹ mới nâng vực được kinh tế Việt nam và cần phải có Mỹ mới bảo vệ được chủ quyền đảo biển. Đây là sự trông chờ vào bên ngoài hão huyền mà không biết tự nghĩ vào nội lực của chính mình. Còn quan hệ Mỹ Việt chỉ có lợi cho cả hai phía chứ không phải một bên nào, nhưng cần hiểu Mỹ cần Việt nam cũng như Việt nam cần quan hệ với Mỹ nhưng chơi với Mỹ thì phải biết là họ thực dụng và hay bỏ rơi đồng minh lúc hoạn nạn, thậm chí quay mặt đi khi khi không còn thấy tác dụng nữa. Bài phỏng vấn sau đây với một vị tướng sát cành cùng Mỹ xưa đã nói về điều này một cách thấm thía. Xin giới thiệu cùng các bạn:
    ‘Khó mà trông chờ vào người Mỹ’

    Ảnh: Ông Nguyễn Hữu Hạnh từng giữ chức
    Phụ tá Tổng tham mưu trưởng VNCH
    Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, 87 tuổi, nguyên Phụ tá Tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng Hòa, là một trong số 16 nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của miền Nam còn ở lại khi Sài Gòn thất thủ tháng 4/1975.
    Từ sau khi kết thúc chiến tranh, ông sống ở trong nước và sinh hoạt Mặt trận Tổ quốc.
    Đài BBC đã nói chuyện với Chuẩn tướng Hạnh về vai trò của người Mỹ ở miền Nam Việt Nam:
    Ông Nguyễn Hữu Hạnh: Pháp đã ở Việt Nam 100 năm. Pháp đi sau Hiệp định Genève thì Mỹ lại nhảy vô.
    Tôi nói thật, trong tất cả các đời tổng thống miền Nam Việt Nam, ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị hất đổ ngay. Ở miền Nam này, đã xảy ra không biết bao nhiêu cuộc đảo chánh – mười mấy lần chứ có ít đâu.
    Tụi tôi trong quân đội, học ở Mỹ, học tiếng Mỹ, đi thăm Mỹ… đủ hết. Rồi tụi tôi cũng có nhiều bạn Mỹ rất tốt bụng, nhưng với Mỹ thì tôi vẫn không có bằng lòng. Thậm chí lần đi thăm đại bản doanh Cục Tình báo Trung ương (CIA) bên đó, thấy sợ hơn là thấy thích.
    Người Mỹ họ có đường lối của họ: đó là họ phải nắm chỉ huy ở miền Nam này. Họ chỉ huy trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế tới ngoại giao… Mỹ nắm hết. Rồi chính Mỹ đã bỏ miền Nam Việt Nam.
    BBC: Thưa ông, một thế hệ người Việt Nam cảm thấy rằng họ bị Mỹ phản bội và bỏ rơi. Họ sẽ nghĩ thế nào khi chứng kiến nỗ lực của Chính phủ Việt Nam hiện tại trong quá trình thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ?
    Ông Nguyễn Hữu Hạnh: Hiện tại Việt Nam đang cố gắng thúc đẩy quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, nhất là các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Mỹ… Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đang cố gắng làm thế nào để hòa hợp với tất cả các nước.
    Tôi nghĩ, tôi chẳng có ước muốn gì cao hơn là làm sao để Việt Nam hòa nhập thế giới một cách tốt đẹp.
    BBC: Có ý kiệ́n cho rằng hiện nay, trong các vấn đề nóng thí dụ như bảo vệ biển đảo Việt Nam trước đe dọa của ngoại bang, thì Việt Nam phải dựa vào Hoa Kỳ, vào trợ giúp của Hoa Kỳ. Liệu suy nghĩ đó có khả thi không, thưa ông?
    Ông Nguyễn Hữu Hạnh: Mỹ cũng chỉ là một nước, một quốc gia có thể liên quan trong chủ đề này thôi.
    Cần phải xem lại lịch sử cái thời mà chính quyền Nguyễn Văn Thiệu làm mất Hoàng Sa (1974). Mỹ cũng ở đó, mà có giúp gì không? Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đánh nhau với Trung Quốc rồi để mất đảo là như thế nào, vai trò các nước ra sao, phải xem lại.
    Tranh chấp biển đảo là vấn đề phức tạp, liên quan tới nhiều quốc gia. Biển Đông chẳng phải của riêng nước nào, nhiều nước đều liên quan (chủ quyền).
    Trông chờ một nước giúp mình thì chắc không phải dễ. Đây là cả một quá trình tranh đấu của nhiều nước.
    (trích báo đài BBC tiếng Việt đăng ngày 10 tháng 5 năm 20100)
    Nguyễn Quốc Trung

  9. Vũ Trần says:

    Thật tội nghiệp cho các bạn trẻ Nguyễn thị thu Trang , Nguyễn công Bình , Trần bình Minh . các bạn nầy như những chú khỉ trong sở thú ,quanh quẩn trong cái lòng hôi hám , người ta ném cho cái gì thì ăn cái đó , đôi khi đói quá còn móc c… của mình lên để ăn . Cả đời chẳng biết cánh rừng xanh , bao nhiêu là màu sắc ,thoáng mát bao la và tự do .Đầu óc thì hạn hẹp , chỉ chứa những thứ rác rưởi của chế độ csVN thành ra mới thốt ra những lời lẽ rất ấu trỉ .Thử hỏi xem hơn 3 triệu người Việt ở hải ngoại có bao nhiêu người muốn về VN sống dưới chế độ cs , và có bao nhiều người vẫn muốn ra đi ? ( muốn biết thì đi hỏi các toà đại sứ Tây phương có bao nhiều người VN muốn qua Âu Mỹ để làm lao động ,có bao nhiêu gái Việt muốn lấy chồng ngoại kiều , các du sinh đã tốt nghiệp và có việc làm ở ngoại quốc , và có biết bao người đang nộp đơn xin di dân nhiều viện khác nhau ở các toà đại sứ các nước tự do dân chủ Tây phương .Hãy lên mạng đọc nhiều mà học hỏi ( ừ , mà làm sao các bạn đọc được càc ý trái chiều với cs được vì bị tường lửa chắn lối rồi ( đừng nói là tường lửa của “đế quốc Mỹ” nhé ) .Bù lại người Việt hải ngoại lên mạng muốn đọc báo nào cững được , kể cả báo trong nước mà không bị “tường lửa” . Chỉ một cái việc thật nhỏ nầy tôi cũng thấy sưng sướng hơn các bạn rồi , đừng nói đến còn rất nhiều cái người Việt hải ngoại được mà các bạn muốn cũng không được . Thế ai mà thèm về VN sống dưới chế độ cs . Các bạn đừng có lo .Nhục sao các ông “nhớn” cuả các bạn tạo nhà tạo xe cho các con du học và tìm cách lấy Việt kiều để được ở luôn bên nầy .Nhục sao nhà cầm quyền csVN đổi giộng gọi chúng tớ là Việt kiều yêu nước ?Biết bao nhiêu Việt kiều thành công và có chức phận trong chính quyền các nước họ đang sống và được mọi người nể trọng , sao gọi là nhục . Tội nghiệp “ếch ngồi đáy giếng .

  10. VC luôn luôn xúi dục những kẻ bưng bô có những luận điệu hiếu chiến, những người bưng bô cho VC cứ khăng khăng bảo người khác làm tay sai cho Mỹ nhưng thực tế những người này đang làm tay sai cho VC cuồng điên, thiếu nhận thức. Những lớp trẻ lớn lên sau 75, đâu thấy miền nam tự do như thế nào và sau 35 bị nhồi sọ, một số nhỏ lớp trẻ nhận định rất yếu kém về hai chế độ khi VN còn chia cắt.

    Đối với những người vượt biển ra đi, trong đó đâu phải toàn là những người làm cho chế độ củ, ngay VC cũng vượt biên. Vì những người này khi vào miền nam, thấy miền nam tự do. Khi còn ở Bắc, cứ tưởng miền nam làm tay sai cho Mỹ, nhưng thực sự người miền nam có những suy nghĩ độc lập, không suy nghĩ một chiều như người miền Bắc sống với VC, nhất một số trẻ thơ choi choi sinh ra trong lòng VC bị nhồi sọ,không có cơ hội đi ra nước ngoài, chỉ sống trong bốn bức tường sắc VC, luôn mơ tưởng một thiên đường CS trên hạ giới.

    Nhưng không có gì phức tạp và nguy hiểm cho dân tộc trong tương lai vì thành phần ăn theo nói leo theo chế độ chỉ là thiểu số, trong số này có Thu Trang,Công Bình, lãi nhải những luận điều trái với ước nguyện của toàn dân tộc. Những thành phần này lên án VC tham nhũng, yếu hèn trước đàn anh Trung Quốc nhưng vẫn chịu ngậm đắng nuốt cay sống với VC, những người này không có khả năng sáng tạo một con đường mới cho dân tộc và cứ ù ù cạt cạt sống một cuộc đời tẻ nhạt không muốn đất nước VN thoát khỏi những cam go thử thách rất trầm trọng như yếu hèn, tham nhũng, cửa quyền.

    Lên án chế độ mà tiếp tục làm tay sai, thì chỉ lên án giả vờ để cứu chế độ. Những con người này thù hận chế độ củ một cách vô lý, như quy chụp cho chế độ củ làm tay sai cho Mỹ, nhưng thực tế cho chúng ta thấy và nhân dân đã thấy, ai là tay sai cho ngoại bang , ai là kềm kẹp dân lành? chính là VC. Thật mà nói, chế độ nào cũng phải tàn, muốn hay không muốn , người ta không thể ngăn cản bánh xe lịch sử. chế độ mà đi ngược lại lòng dân, bắt dân làm nô lệ thì chế độ ấy phải sụp đổ trong tương lai.

    Tôi có diễm phúc sống hai chế độ, nếu VN chỉ có hai thể chế VNCH va CHXHCNVN thì tôi chọn VNCH. Nhưng với sự tiến bộ của nhân loại, trong tương lai chúng ta rất có nhiều hình thái xã hội dân chủ và chúng ta tha hồ mà chọn lựa. Nay thì khó chọn vì chế độ toàn trị VC đang dùng súng ống và bạo lực bắt dân sống theo mô hình VC, mô hình ấy xin dành cho Trang và Bình vì những người này không muốn chọn một mô hình xã hội khác , chỉ chấp nhận mô hình VC.

    Chế độ củ khác với chế độ VC, anh muốn sống với VC thì cứ tiếp tục sống, nhưng VC thì khác, chúng bắt mọi người sống trong gông cùm của chúng, đó là điều nghịch lý. Nhưng nhớ rằng thích sống với VC khi bị VC bóp cổ thì phải làm cách mạng,đừng chơi trò chạy ra nước ngoài xin tỵ nạn làm dơ bẩn thái độ sống lành mạnh và dứt khoát của người tỵ nạn.

    Muốn hay không muốn lập lại thể chế chế độ củ là do nguyện vọng của toàn dân tộc, nếu dân tộc muốn thì không ai có thể cản trở, dù đem súng đạn dáo mát đe dọa cũng không ngăn nỗi ý chí quật cường của dân tộc. Nếu một cá nhân nào đó thích sống với VC thì không có lý do nào ngăn cản ý chí tự do của người ấy, nhưng người ấy bắt tôi sống và dân tộc tôi sống với VC thì tôi không bao giờ chấp nhận, bắc buột dân tộc phải đứng lên làm cách mạng, lật đổ chế độ ấy.

    Tôi thì luôn luôn chấp nhận ý kiến của số đông. Số đông muốn sống theo chế độ VC thì cứ tiếp tục sống, nhưng ngặc nỗi thiểu số cầm quyền VCluôn luôn áp đặt quyết định trái ngược trên đa số vì thế mà sinh chuyện. Chính vì thế mới có những kẻ bưng bô đi tuyên truyền những luận điệu trái với lòng dân mà không biết hổ thẹn.

Phản hồi