WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đặng Tiểu Bình trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979

Deng

Trong chuyến công du các quốc gia Á Châu để chuẩn bị hậu thuẫn dư luận trước khi đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”. Câu “Việt Nam là côn đồ” được các đài truyền hình Trung Quốc phát đi và chính Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Quảng Châu, đã xem đoạn phóng sự truyền hình đó “Tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói “bạo đồ” đầy giọng tức tối của ông ta qua truyền hình trực tiếp và tiếng người phiên dịch sang tiếng Anh là “hooligan” – tức du côn, côn đồ.”

Tại sao Đặng Tiểu Bình nói câu “lỗ mãng” đó?

Đảng CS Trung Quốc hy sinh quá nhiều cho đảng CSVN. Không nước nào viện trợ cho CSVN nhiều hơn Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ). Trong cuộc chiến Việt Nam, Trung Quốc không chỉ viện trợ tiền của mà còn bằng xương máu. Trong tác phẩm Trung Quốc lâm chiến: Một bộ bách khoa (China at War: An Encyclopedia) tác giả Xiaobing Li liệt kê các đóng góp cụ thể của 320 ngàn quân Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam: “Trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn năm 1964 đến năm 1973, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lần nữa can thiệp. Tháng Bảy năm 1965, Trung Quốc bắt đầu đưa quân vào Bắc Việt, bao gồm các đơn vị hỏa tiển địa-không (SAM), phòng không, làm đường rầy xe lửa, công binh, vét mìn, hậu cần. Quân đội Trung Quốc điều khiển các giàn hỏa tiển phòng không, chỉ huy các đơn vị SAM, xây dựng và sửa chữa đường sá, cầu cống, đường xe lửa, nhà máy. Sự tham gia của Trung Quốc giúp cho Việt Nam có điều kiện gởi thêm gởi nhiều đơn vị Bắc Việt vào Nam đánh Mỹ. Giữa năm 1965 và năm 1968, Trung Quốc gởi sang Bắc Việt 23 sư đoàn, gồm 95 trung đoàn, tổng số lên đến 320 ngàn quân. Vào cao điểm năm 1967, có 170,000 quân Trung Quốc hiện diện”.

Trong số năm nhân vật hàng đầu lãnh đạo Trung Quốc giai đoạn 1977 đến 1980 gồm Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Uông Đông Hưng và Đặng Tiểu Bình thì Đặng Tiểu Bình là người có hoạt động gần gũi nhất với phong trào CSVN. Hơn ai hết, họ Đặng đã tiếp xúc, làm việc với các lãnh đạo CSVN, biết cá tính từng người và cũng biết một cách tường tận và chính xác những hy sinh của Trung Quốc dành cho đảng CSVN. Trong thập niên 1960, CSVN sống bằng gạo trắng của Trung Quốc nhưng cũng ngay thời gian đó quê hương Tứ Xuyên của Đặng Tiểu Bình chết đói trên 10 triệu người. Trong thời gian hai đảng CS cơm không lành canh không ngọt, bộ máy tuyên truyền CSVN ca ngợi Lê Duẩn như một nhân vật kiên quyết chống bành trướng Bắc Kinh nhưng đừng quên tháng 4, 1965, chính Lê Duẩn đã sang tận Bắc Kinh cầu khẩn Đặng Tiểu Bình để gởi quân trực tiếp tham chiến.

Xung đột biên giới và xô đuổi Hoa Kiều

Theo báo cáo Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, các đụng độ quân sự trong khu vực biên giới giữa các lực lượng biên phòng hai nước đã gia tăng đáng kể sau 1975, gồm 752 vụ trong 1977 đến 1,100 vụ trong 1978. Không chỉ về số lượng mà cả tầm vóc của các vụ đụng độ cũng gia tăng. Dù không phải là lý do chính, những đụng độ quân sự cũng là cách gợi ý cho Bắc Kinh thấy giải pháp có thể phải chọn là giải pháp quân sự. Tháng 11, 1978 Phó Chủ Tịch Nhà nước Uông Đông Hưng và Tướng Su Zhenghua, Chính Ủy Hải Quân, đề nghị đưa quân sang Cambodia và Tướng Xu Shiyou, Tư lịnh Quân Khu Quảng Châu đề nghị đánh Việt Nam từ ngã Quảng Tây. Chính sách xô đuổi Hoa Kiều vào sáu tháng đầu 1978 cũng làm Trung Quốc khó chịu về bang giao và khó khăn về kinh tế.

Đánh Việt Nam để củng cố quyền lực

Đặng Tiểu Bình được phục hồi lần chót vào tháng 7, 1977 với chức vụ Phó Chủ Tịch BCH Trung Ương Đảng, Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, Phó Thủ Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả chức vụ này không đồng nghĩa với việc tóm thu quyền lực. Hoa Quốc Phong vẫn là Chủ Tịch Nước và Chủ Tịch Đảng. Các ủy viên Bộ Chính Trị khác như Uông Đông Hưng, người ủng hộ Hoa Quốc Phong, Lý Tiên Niệm, Phó Chủ Tịch Nước và Phó Chủ Tịch Đảng CSTQ đều còn nhiều quyền hành. Sự đấu tranh quyền lực trong nội bộ đảng CSTQ ngày càng căng thẳng. Ảnh hưởng của họ Đặng chỉ gia tăng sau chuyến viếng thăm Đông Nam Á và đặc biệt sau Hội Nghị Công Tác Trung Ương từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12, 1978 cũng như Hội Nghị Trung Ương Đảng kỳ III, trong đó các kế hoạch hiện đại hóa kinh tế được đề xuất như chiến lược của Trung Quốc trong thời kỳ mới. Trong nội dung chiến lược này, Mỹ được đánh giá như nguồn cung cấp khoa học kỹ thuật tiên tiến để phục vụ các hiện đại hóa.

Nỗi sợ bị bao vây

Tuy nhiên, câu nói của họ Đặng không phải phát ra từ cá lý do trên mà chính từ nỗi sợ bị bao vây. Học từ những bài học cay đắng của mấy ngàn năm lịch sử Trung Hoa, nỗi sợ lớn nhất ám ảnh thường xuyên trong đầu các thế hệ lãnh đạo CSTQ là nỗi sợ bị bao vây. Tất cả chính sách đối ngoại của đảng CSTQ từ 1949 đến nay đều bị chi phối bởi nỗi lo sợ đó.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, trong tác phẩm Về Trung Quốc (On China) vừa xuất bản, đã trích lại một đoạn đối thoại giữa Phạm Văn Đồng và Chu Ân Lai trong cuộc viếng thăm Trung Quốc của họ Phạm vào năm 1968. Chu Ân Lai: “Trong một thời gian dài, Trung Quốc bị Mỹ bao vây. Bây giờ Liên Xô bao vây Trung Quốc, ngoại trừ phần Việt Nam”. Phạm Văn Đồng nhiệt tình đáp lại: “Chúng tôi càng quyết tâm để đánh bại đế quốc Mỹ bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam”. Chu Ân Lai: “Đó chính là lý do chúng tôi ủng hộ các đồng chí”. Phạm Văn Đồng phấn khởi: “Chiến thắng của chúng tôi sẽ có ảnh hưởng tích cực tại châu Á, sẽ đem lại những thành quả chưa từng thấy”. Chu Ân Lai đồng ý: “Các đồng chí nghĩ thế là đúng ”.

Chính sách của Đặng Tiểu Bình đối với Liên Xô kế thừa từ quan điểm của Mao, qua đó, sự bành trướng của Liên Xô được xem như “một đe dọa đối với hòa bình”. Khi Việt Nam rơi vào quỹ đạo Liên Xô sau Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác Việt-Xô được ký ngày 3 tháng 11, 1978, nỗi sợ hãi bị bao vây như Chu Ân Lai chia sẻ với Phạm Văn Đồng không còn là một ám ảnh đầy đe dọa mà là một thực tế đầy nguy hiểm.

Cambodia, giọt nước tràn ly

Không những Trung Quốc sợ bao vây từ phía nam, vùng biên giới Lào mà còn lo sợ bị cả khối Việt Miên Lào bao vây. Để cô lập Việt Nam và ngăn chận khối Việt Miên Lào liên minh nhau, ngay từ tháng 8 năm 1975, Đặng Tiểu Bình cũng đã chia sẻ với Khieu Samphan, nhân vật số ba trong Khmer Đỏ “Khi một siêu cường [Mỹ] rút đi, một siêu cường khác [Liên Xô] sẽ chụp lấy cơ hội mở rộng nanh vuốt tội ác của chúng đến Đông Nam Á”. Họ Đặng kêu gọi đảng CS Campuchia đoàn kết với Trung Quốc trong việc ngăn chận Việt Nam bành trướng. Hoa Quốc Phong cũng lập lại những lời tương tự khi tiếp đón phái đoàn của Tổng bí thư đảng CS Lào Kaysone Phomvihane nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc của y vào tháng Ba, 1976. Tháng Sáu, 1978, Việt Nam chính thức tham gia COMECON và tháng 11 cùng năm Việt Nam ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác có bao gồm các điều khoản về quân sự với Liên Xô. Tháng 12 năm 1978, Việt Nam xâm lăng Campuchia đánh bật tập đoàn Pol Pot vào rừng và thiết lập chế độ Heng Samrin thân CSVN. Đặng Tiểu Bình xem đó như giọt nước tràn ly và quyết định chặt đứt vòng xích bằng cách dạy cho đàn em phản trắc CSVN “một bài học”. Đặng Tiểu Bình chọn phương pháp quân sự để chọc thủng vòng vây.

Quyết định của Đặng Tiểu Bình

Hầu hết tài liệu đều cho thấy, mặc dầu có sự chia rẻ trong nội bộ Bộ Chính Trị, quyết định tối hậu trong việc đánh Việt Nam là quyết định của Đặng Tiểu Bình.

Tại phiên họp mở rộng ngày 31 tháng 12, 1978 Đặng Tiểu Bình chính thức đề nghị thông qua kế hoạch tấn công “trừng phạt” Việt Nam. Các thành viên tham dự chẳng những đồng ý với kế hoạch đầu tiên tấn công vào Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai mà cả kế hoạch được sửa đổi trong đó có việc phối trí hai binh đoàn có thể tấn công vào Điện Biên Phủ từ ngã Mengla và Vân Nam qua đường Lào để đe dọa trực tiếp đến Hà Nội. Cũng trong phiên họp này Đặng Tiểu Bình cử Tướng Hứa Thế Hữu, Tư lịnh cánh quân từ hướng Quảng Tây, Tướng Dương Đắc Chí, đương kiêm Tư Lịnh Quân Khu Vũ Hán, chỉ huy cánh quân từ hướng Vân Nam.

Soạn kế hoạch trên giấy tờ thì dễ nhưng với một người có đầu óc thực tiễn như Đặng Tiểu Bình, y biết phải đối phó với nhiều khó khăn. Trong điều kiện kinh tế và quân sự còn rất yếu của Trung Quốc vào năm 1979, đánh Việt Nam là một quyết định vô cùng quan trọng. Đặng Tiểu Bình nắm được Bộ Chính Trị CSTQ nhưng về mặt đối ngoại, Đặng Tiểu Bình phải thuyết phục các quốc gia Đông Nam Á, Á Châu và nhất là Mỹ.

Lên đường thuyết khách tìm đồng minh

Cuối năm 1978, Đặng Tiểu Bình, 74 tuổi, thực hiện một chuyến công du chính thức và lịch sử với tư cách lãnh đạo tối cao của Trung Quốc để vừa thúc đẩy Bốn Hiện Đại Hóa và vừa dọn đường đánh Việt Nam.

Họ Đặng viếng thăm hàng loạt quốc gia châu Á như Nhật, Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Miến Điện, Nepal. Tại mỗi quốc gia thăm viếng, họ Đặng luôn đem thỏa ước Việt-Xô ra hù dọa các nước láng giềng như là mối đe dọa cho hòa bình và ổn định Đông Nam Á. Đặng Tiểu Bình phát biểu tại Bangkok ngày 8 tháng 11 năm 1978: “Hiệp ước [Việt Xô] này không chỉ nhắm đến riêng Trung Quốc… mà là một âm mưu Sô Viết tầm thế giới. Các bạn có thể nghĩ hiệp ước chỉ nhằm bao vây Trung Quốc. Tôi đã trao đổi một cách thân hữu với nhiều nước rằng Trung Quốc không sợ bị bao vây. Thỏa hiệp có ý nghĩa quan trọng hơn đối với Á Châu và Thái Bình Dương. An ninh và hòa bình châu Á, Thái Bình Dương và toàn thế giới bị đe dọa.” Ngoại trừ Singapore, họ Đặng nhận sự ủng hộ của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN lên án Việt Nam xâm lăng Kampuchea. Nhật Bản cũng lên án Việt Nam.

Trong các chuyến công du nước ngoài, việc viếng thăm Mỹ đương nhiên là quan trọng nhất. Trong phiên họp của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng CSTQ ngày 2 tháng 11, 1978, Đặng Tiểu Bình chỉ thị cho Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thông báo cho Mỹ biết ý định bình thường hóa ngoại giao. Đầu tháng 12, Đặng báo cho các bí thư đảng ủy một số tỉnh và tư lịnh các quân khu rằng Mỹ có thể thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào đầu năm Dương Lịch 1979. Chính bản thân Đặng đàm phán trực tiếp bốn lần với Leonard Woodcock, Giám Đốc Văn Phòng Đại Diện Mỹ tại Bắc Kinh trong hai ngày 13 và 15 tháng 11, 1978. Trong các buổi đàm phán, Đặng đã nhượng bộ Mỹ bằng cách không đưa vấn đề Mỹ bán võ khí cho Đài Loan như một điều kiện tiên quyết để tiến tới bình thường hóa vì Đặng nóng lòng giải quyết quan hệ với Mỹ trước khi xăm lăng Việt Nam.

Chính thức viếng thăm Hoa Kỳ

Ngày 28 tháng Giêng 1979, Đặng Tiểu Bình lên đường chính thức viếng thăm Mỹ. Y nghĩ rằng Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới một đồng minh chiến lược chống Sô Viết trên phạm vi toàn cầu nhưng không có gì chắc chắn Mỹ sẽ ủng hộ ra mặt trong cuộc chiến chống Việt Nam sắp tới. Trong thời gian ở Mỹ, Đặng Tiểu Bình gặp Tổng Thống Jimmy Carter ba lần. Chỉ trong vài giờ sau khi hạ cánh xuống Washington DC, Đặng yêu cầu được gặp riêng với Tổng thống Carter để thảo luận về vấn đề Việt Nam. Đề nghị của họ Đặng làm phía Mỹ ngạc nhiên. Chiều ngày 29 tháng Giêng, Đặng và phái đoàn gồm Ngoại Trưởng Hoàng Hoa, Thứ trưởng Ngoại Giao Zhang Wenjin đến gặp TT Carter tại Tòa Bạch Ốc. Phía Mỹ, ngoài TT Carter còn có Phó Tổng Thống Walter Mondale, Ngoại Trưởng Cyrus Vance và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Brzezinski. Trong buổi họp, Đặng Tiểu Bình thông báo cho TT Mỹ biết Trung Quốc đã quyết định chống lại sự bành trướng của Liên Xô bằng cách tấn công Việt Nam và cần sự ủng hộ của Mỹ. Trái với mong muốn của Đặng Tiểu Bình, TT Carter không trả lời ngay, ngoài trừ việc yêu cầu họ Đặng nên “tự chế khi đương đầu với tình trạng khó khăn”.
Ngày hôm sau, Đặng Tiểu Bình nhận lá thư viết tay của TT Carter, trong đó ông có ý cản ngăn họ Đặng vì theo TT Carter dù Trung Quốc có đánh Việt Nam, Việt Nam cũng không rút quân khỏi Cambodia mà còn làm Trung Quốc sa lầy. TT Carter cũng nhắc việc xâm lăng Việt Nam có thể làm cản trở nỗ lực của Trung Quốc cổ võ cho một viễn ảnh hòa bình trên thế giới.

TT Carter viết lại trong nhật ký Jimmy Carter, Keeping Faith, Memoirs Of A President, Ngô Bắc dịch: “Sáng sớm hôm sau, họ Đặng và tôi một lần nữa hội kiến tại Văn Phòng Bàu Dục, chỉ có một thông dịch viên hiện diện. Tôi đã đọc to và trao cho ông ta một bức thư viết tay tóm tắt các lý luận của tôi nhằm ngăn cản một cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam. Ông ta đã nhấn mạnh rằng nếu họ quyết định chuyển động, họ sẽ triệt thoái các bộ đội Trung Quốc sau một thời gian ngắn – và các kết quả của một cuộc hành quân như thế nhiều phần có lợi và có hiệu quả lâu dài. Hoàn toàn khác biệt với tối hôm trước, giờ đây ông ta là một lãnh tụ cộng sản cứng rắn, quả quyết rằng dân tộc ông không xuất hiện với vẻ yếu mềm. Ông ta tuyên bố vẫn còn đang cứu xét vấn đề, nhưng ấn tượng của tôi là quyết định đã sẵn được lấy. Việt Nam sẽ bị trừng phạt.”

Ngày 30 tháng Giêng, trong một buổi họp khác với TT Carter, Đặng Tiểu Bình cho biết việc đánh Việt Nam đã được quyết định và sẽ không có gì làm thay đổi. Tuy nhiên, họ Đặng cũng nhấn mạnh chiến tranh sẽ xảy ra trong vòng giới hạn.

Đặng Tiểu Bình không mua chuộc được sự ủng hộ công khai của Mỹ để đánh Việt Nam nhưng ít ra không phải về tay trắng. Tổng thống Carter để lấy lòng “khách hàng khổng lồ” và “đồng minh chiến lược chống Liên Xô” đã đồng ý cung cấp tin tức tình báo các hoạt động của 50 sư đoàn Liên Xô trong vùng biên giới phía bắc Trung Hoa. Mỹ cũng dùng vệ tinh để theo dõi trận đánh biên giới và cũng nhờ những tấm ảnh chụp từ vệ tinh mà các cơ quan truyền thông biết ai đã dạy ai bài học trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979. Trong buổi họp riêng với Tổng thống Carter trước khi lên máy bay, Đặng khẳng định “Trung Quốc vẫn phải trừng phạt Việt Nam”. Chuyến viếng thăm Mỹ là một thành công. Dù Mỹ không ủng hộ nhưng chắc chắc Đặng biết cũng sẽ không lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Trên đường về nước, Đặng ghé Tokyo lần nữa để vận động sự ủng hộ của Nhật.

Hai ngày sau khi trở lại Bắc Kinh, ngày 11 tháng 2, 1979 Đặng triệu tập phiên họp mở rộng của Bộ Chính Trị và giải thích đặc điểm và mục tiêu của cuộc tâ;n công Việt Nam. Ngày 17 tháng 2, 1979, Đặng Tiểu Bình xua khoảng từ 300 ngàn đến 500 ngàn quân, tùy theo nguồn ghi nhận, tấn công Việt Nam.

Lãnh đạo CSVN ở đâu trong ngày quân Trung Quốc tràn qua biên giới?

Trong khi Đặng Tiểu Bình chuẩn bị một cách chi tiết từ đối nội đến đối ngoại cho cuộc tấn công vào Việt Nam, các lãnh đạo CSVN đã bị CSTQ tẩy não sạch đến mức nghĩ rằng người Cộng Sản đàn anh dù có giận cỡ nào cũng không nở lòng đem quân đánh đàn em CSVN. Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự tại Quảng Châu nhắc lại “Trong tận đáy lòng chúng tôi vẫn hy vọng, có thể một cách ngây thơ rằng, Việt Nam và Trung Quốc từng quá gần gũi và hữu nghị, họ [Trung Quốc] chẳng lẽ thay đổi hoàn toàn với Việt Nam quá nhanh và quá mạnh như thế.”

Khi hàng trăm ngàn quân Trung Quốc tràn sang biên giới, Thủ Tướng CS Phạm Văn Đồng và Đại Tướng Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng vẫn còn đang viếng thăm Campuchia. Tình báo Việt Nam không theo dõi sát việc động binh ồ ạt của Trung Quốc và cũng không xác định được hướng nào là trục tiến quân chính của quân Trung Quốc. Tác giả Xiaoming Zhang viết trong Tái đánh giá cuộc chiến Trung Việt 1979 “Rõ ràng tình báo Việt Nam thất bại để chuẩn bị cho việc Trung Quốc xâm lăng” và “Mặc dù Trung Quốc nhiều tháng trước đó đã có nhiều dấu hiệu chiến tranh, các lãnh đạo Việt Nam không thể nào tin “nước xã hội chủ nghĩa anh em” có thể đánh họ.

Dù bị bất ngờ, hầu hết các nhà phân tích quân sự, kể cả nhiều tác giả người Hoa, cũng thừa nhận khả năng tác chiến của phía Việt Nam vượt xa khả năng của quân đội Trung Quốc. Tạp chí Time tổng kết dựa theo các nguồn tin tình báo Mỹ, chỉ riêng trong hai ngày đầu thôi và khi các quân đoàn chính quy Việt Nam chưa được điều động đến, dân quân Việt Nam vùng biên giới đã hạ bốn ngàn quân chủ lực Trung Quốc. Tác giả Xiaobing Li, trong bài viết Quân đội Trung Quốc học bài học gì dựa theo khảo cứu A History of the Modern Chinese Army đã mô tả quân Trung Quốc chiến đấu tệ hại hơn cả trong chiến tranh Triều Tiên mấy chục năm trước.

Nếu ngày đó giới lãnh đạo CSVN không tin tưởng một cách mù quáng vào ý thức hệ CS và “tình hữu nghị Việt Trung”, nhiều ngàn thanh niên Việt Nam đã không chết, Lạng Sơn đã không bị san bằng, hai tiểu đoàn bảo vệ thị trấn Đồng Đăng chống cự lại hai sư đoàn Trung Quốc đã không phải hy sinh đến người lính cuối cùng.

Bài học lịch sử từ chiến tranh biên giới 1979

Từ đó đến nay, khi đánh khi đàm, khi vuốt ve khi đe dọa nhưng các mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc đối với Việt Nam từ chiến tranh biên giới 1979 đến Hội Nghị Thành Đô 1990 vẫn không thay đổi. Trung Quốc bằng mọi phương tiện sẽ buộc Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc về chế độ chính trị, là một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Quốc và độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.

Đặng Tiểu Bình trước đây và các lãnh đạo CSTQ hiện nay sẳn sàng dùng bất cứ phương tiện gì để thực hiện các chủ trương đó kể cả việc xóa bỏ nước Việt Nam trong bản đồ thế giới bằng một chính sách đánh phủ đầu (preemptive policy).

Đừng quên họ Đặng đã từng chia sẻ ý định này với Tổng thống Jimmy Carter “Bất cứ nơi nào, Liên Xô thò ngón tay tới, chúng ta phải chặt đứt ngón tay đó đi”. Đặng Tiểu Bình muốn liên minh quân sự với Mỹ như kiểu NATO ở châu Âu để triệt tiêu Liên Xô tại châu Á. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger giải thích quan điểm này của họ Đặng trong tác phẩm Về Trung Quốc (On China) của ông: “Những gì Đặng Tiểu Bình đề nghị về căn bản là chính sách đánh phủ đầu, đó là một lãnh vực trong chủ thuyết quân sự ngăn chận tấn công của Trung Quốc… Nếu cần thiết, Trung Quốc sẽ chuẩn bị phát động các chiến dịch quân sự để phá vỡ kế hoạch của Liên Xô, đặc biệt tại vùng Đông Nam Á”. “Đông Nam Á” và “ngón tay” theo ý Đặng Tiểu Bình tức là Việt Nam và liên kết quân sự theo dạng NATO không phải là để dời vài cột mốc, dở một đoạn đường rầy xe lửa, đụng độ biên giới lẻ tẻ mà là cuộc tấn công phủ đầu, triệt tiêu có tính quyết định trước khi Việt Nam có khả năng chống trả.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ bà Madeline Albright có câu nói rất hay “Lịch sử chưa bao giờ lập lại một cách chính xác nhưng chúng ta phải gánh lấy tai họa nếu không học từ lịch sử.” Với Chiến Tranh Lạnh đang diễn ra tại Châu Á hiện nay và với nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhưng không lối thoát cho bộ máy chính trị độc tài toàn trị đang được chạy bằng nhiên liệu Đại Hán cực đoan, chiến tranh sẽ khó tránh khỏi dù các bên có muốn hay không.

Việt Nam, quốc gia vùng trái độn giữa hai quyền lực thế giới, chưa bao giờ đứng trước một chọn lựa sinh tử như hôm nay. Một người có trách nhiệm với tương lai đất nước, dù cá nhân có mang một thiên kiến chính trị nào, cũng phải biết thức tỉnh, biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên, biết chọn hướng đi thích hợp với đà tiến văn minh dân chủ của thời đại, chấm dứt việc cấy vào nhận thức của tuổi trẻ một tinh thần bạc nhược, đầu hàng. Lịch sử đã chứng minh, Trung Quốc giàu mạnh nhưng không phải là một quốc gia đáng sợ. Nỗi sợ hãi lớn nhất của người Việt Nam là sợ chính mình không đủ can đảm vượt qua quá khứ bản thân, không đủ can đảm thừa nhận sự thật và sống vì tương lai của các thế hệ con cháu mai sau.

Trần Trung Đạo

Tham khảo:
- Deng Xiaoping and China’s Decision to go to War with Vietnam, Xiaoming Zhang, MIT Press 2010
- China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment, Xiaoming Zhang
- Henry Kissinger, On China, The Penguin Press, New York 2011
- Graham Hutchings, Modern China, Harvard University Press, 2001
- A Reassessment, China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment, The China Quarterly, 2005
- Todd West, Failed Deterrence, University of Georgia
- Reuter, China admits 320,000 troops fought in Vietnam, May 16 1989
- Russell D. Howard, The Chinese People’s Liberation Army: “Short Arms and Slow Legs”, USAF Institute for National Security Studies 1999
- Wikipedia Đặng Tiểu Bình
- Wikipedia Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
- Vietnam tense as China war is marked, BBC, 16 February 2009
- A History of the Modern Chinese Armypp. P 255-256, 258-259 , Xiaobing Li (U. Press of Kentucky, 2007)
- Jimmy Carter, cựu Tổng Thống Hoa Kỳ, Ghi nhớ về chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam năm 1979, Ngô Bắc dịch
- “Côn đồ” Đặng Tiểu Bình trong quan hệ Việt-Trung-Miên, Trần Trung Đạo
- Chu kỳ thù hận Việt-Trung-Miên, Trần Trung Đạo

66 Phản hồi cho “Đặng Tiểu Bình trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “chỉ riêng trong hai ngày đầu thôi và khi các quân đoàn chính quy Việt Nam chưa được điều động đến, dân quân Việt Nam vùng biên giới đã hạ bốn ngàn quân chủ lực Trung Quốc.”

    Trung Quốc chết nhiều vì dùng chiến thuật biển người. Việt Nam dùng pháo binh để bắn chận chiến thuật biển người. Một số sĩ quan VNCH lúc đó đang học tập cải tạo ở miền Bắc cũng đã được kéo ra khỏi trại để dạy bộ đội sử dụng các súng đại bác của Mỹ. Pháo binh VNCH có loại đạn nổ chụp để chống biển người. Loại đạn này nổ trên không khi cách mặt đất chừng chục mét bắn ra hàng trăm mảnh đạn nhỏ xuống phía dưới.

    Khi Trung Quốc đánh nhau với Liên Xô tại Hắc Long Giang, Trung Quốc cũng bị chết nhiều vì Liên Xô dùng đại bác chống lại chiến thuật biển người.

    • NGÀN PHƯƠNG says:

      CHIẾN THUẬT BIỂN NGƯỜI

      Vì ngu cứ tưởng mình đông
      Mạng người như cỏ nướng nhiều càng hay
      Để mong chiến thắng về tay
      Quả loài dã thú phải đâu con người
      Mạng người coi rẻ ở đời
      Thật loài tàn ác dẫu trời chẳng dung
      Nên còn “đạn chụp” trên không
      Diệt cho thẳng cánh “biển người” hay chưa !

      DẶM NGÀN
      (19/02/14)

  2. Trực Ngôn says:

    LS Trần Quốc Thuận (Sàigòn), nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đề nghị, không nên chửi rủa mà yêu cầu CSVN phải thế này thế nọ! Nhưng ông quên rằng mấy chục năm qua nhân dân VN đã kiên nhẫn để đề nghị, yêu cầu quá nhiều rồi. Tuy nhiên gặp phải lãnh đạo CSVN toàn là những kẻ điếc!

    LS Thuận là “nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội”, là người có tiếng nói và ông đã nói nhiều rồi mà CSVN còn không hay “đếch” muốn nghe, thì nói gì đến người dân?

    Mặc dù LS Thuận đã lên tiếng rằng: Nếu còn yêu nước, Đảng phải tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung.

    Nhưng lãnh đạo CSVN không làm, không lẽ LS Thuận và các bạn đồng liêu của ông trong Quốc hội cứ mãi cúc cung kiến nghị, yêu cầu đến sói đầu rụng gối?

    • SAO NGÀN says:

      TRÁCH AI

      Ở đời quả biết trách ai
      Trách về tập thể hay về cá nhân
      Trách về chủ thuyết nhâng nhâng
      Trách về thực hiện lầng quầng hay sao
      Trách ai gây nạn binh đao
      Hay là trách biết đường nào mà ra
      Con kiến mà leo cành đa
      Leo phải cảnh cụt leo ra leo vào
      Thôi đời đầy chuyện tào lao
      Bồ hòn làm ngọt biết nào trách ai
      Phải chăng trách tại bồ hòn
      Hay là tự trách mình còn ngậm thôi !

      NON NGÀN
      (19/02/14)

  3. tonydo says:

    Cậy lớn ăn hiếp đàn em, lại nhắm lúc người ta mang gần hết quân xuống mặt trân phía nam mà choảng, hèn hết chỗ nói.
    Mỹ nó uýnh đàng hoàng, báo trước.
    Như trận B52 trên bầu trời miền bắc Giáng Sinh năm 72 đã có nhiều Phi Công không chịu bay vô vì cấp trên không cho họ thay đổi đường bay, giờ giấc và hướng oanh tạc.
    Vậy mà vẫn không thắng nổi mấy đồng chí A Ma Tơ cùng mấy chị du kích chưa bao giờ được bắn qúa ba viên đạn.
    Cũng như nhiều người khác, tôi không ưa Việt Cộng, tuy nhiên qua bài học mà các chị dân quân du kích miền biên ải đã dạy cho các đồng chí 16 chữ vàng và 4 tốt năm 1979 thì có lẽ cả 100 năm nữa dù đồng chí Đặng Tiểu Bình thước mốt ( fairly 5 feet ) có sống lại đi chăng nữa, các anh hùng với quyển trước tác Mao Trạch Đông trong tay, hát vang bài ra khơi có Người cầm lái vững cũng đếch dám bén mảng tới mảnh đất hình chữ S.
    Sợ tới già. Lịch Sử là vậy.

    • DâM TiêN says:

      Bài học thứ nhất. ( He he… Đặng Tiểu bình sang hội ý với Mỹ đấy nhá !)

      Bài học THỨ HAI, có tránh được không? ( thì VNCS ..hội ý với Mỹ, đi !
      Vậy, có nhiẽ chính bên Việt Nam (CS) phải khai hỏa trước, theo gương
      Ngụy Văn Thà, dành lấy chánh nghĩa.

      Hoặc là ai ơi, Thằng Tàu sẽ dạy cho Bắc Kỳ bài học THỨ HAI, để quay
      về xem xét cho rõ cái Hiệp Định Ba Lê 1973 ? ( Nhớ hỏi ý Mỹ nhá!)

      Rồi xem, một trong ba giải pháp,,, ( tưởng Dâm TiêN )

      • Hoàng says:

        Mọi sự đã an bài. Chỉ những kẻ mắc bệnh tâm thần hoang tưởng mới đòi quốc tế và Mỹ xem xét lại Hiệp Định Ba Lê 1973.

  4. LeThiep says:

    Huyền thoại về tình báo Việt cộng tan như bong bóng nước !:

    Quả đấm thép của quan thày Tàu cộng vung ra, Việt cộng ngỡ ngàng không dự phòng :

    ***16/2/11- BBC: “…Nhiều cán bộ lãnh đạo của Việt Nam lúc bấy giờ cũng đều đã nhắc tới sự ngỡ ngàng vì không lường trước được quy mô tấn công của quân đội Trung Quốc.

    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người lúc đó là đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, nói với BBC rằng khi nghe tin, ông hoàn toàn bất ngờ.

    Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ thì nói ông cảm thấy mình “bất lực”.

    Ông Dương Danh Dy, lúc đó làm việc tại đại sứ quán ở Bắc Kinh, cũng nói cuộc chiến tranh “về tổng thể không bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng về thời gian cụ thể và nhất là về quy mô binh lực mà Trung Quốc sử dụng thì quả là không tính tới” .

    ***06/03/09 | Tác giả: Bùi Tín :… hơn 2 quân đoàn bảo vệ miền Bắc vẫn được đưa vào chiến trường Cam bốt; biên giới phía Bắc chỉ có toàn là chủ lực các Quân Khu, lực lượng tham chiến những ngày đầu chủ yếu là bộ đội địa phương 6 tỉnh và 26 huyện biên giới, cùng với bộ đội biên phòng……

    Ngày cuộc chiến nổ ra (17-2-1979), tôi đang ở Pnom Pênh, theo dõi sự kiện Đoàn cấp cao Việt nam sang dự lễ mừng chiến thắng, do thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Sáng hôm ấy sỹ quan Việt nam tập họp trong đại sảnh đại sứ quán Trung quốc cũ để nghe ông Đồng nói chuyện. Ông Đồng đang nói thì tôi thấy tướng Văn Tiến Dũng – bộ trưởng Quốc phòng, đưa lên một mảnh giấy, sau đó ông Đồng thông báo đêm qua TQ đã tiến công trên khắp tuyến biên giới 6 tinh..

  5. Lý Chính Luận says:

    (Trích):…”Cũng trong phiên họp này Đặng Tiểu Bình cử Tướng Hứa Thế Hữu, Tư lịnh cánh quân từ hướng Quảng Tây, Tướng Dương Đắc Chí, đương kiêm Tư Lịnh Quân Khu Vũ Hán, chỉ huy cánh quân từ hướng Vân Nam.”… (ngưng).

    Đọc đoạn trên, tôi thấy cái tên Hứa Thế Hữu nghe ngờ ngợ giống một cái tên khác có đề cập đâu đó trong lịch sử VN. Thì ra, đó là tên Hứa Thế Hanh, nguyên đề đốc tỉnh Quảng Tây năm 1788, dưới trướng vua Càn Long. Hứa Thế Hanh theo đoàn quân xâm lược của Tôn Sĩ Nghị, cũng xuất phát từ Quảng Tây qua chiếm thành Thăng Long. Khi vua Quang Trung đem quân đại phá quân Thanh, Hứa Thế Hanh bị giết trong đám loạn quân nhà Thanh trấn đóng ở bờ Nam sông Hồng. Xác của y chắc chắn đã làm môì cho cá sông Hồng năm ấy.

    Tên tướng Hứa Thế Hữu làm “tư lịnh” của cánh quân xuất phát từ Quảng Tây, chắc cũng vào hàng con cháu dây dưa của tặc tướng Hứa Thế Hanh. May mà hắn đánh đấm từ đằng xa, chém vè loạn xạ và rút lẹ về tàu! Nếu không thí ắt số phận hắn cũng không mấy gì khá hơn ông cố nội Hứa Thế Hanh nhà hắn!

    Xin xem thêm về tặc tướng Hứa Thế Hanh trong link sau đây:

    http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%A9a_Th%E1%BA%BF_Hanh

  6. LeThiep says:

    Dzui thiệt ! Cướp xong chính quyền, hai tên côn đồ Tàu cộng và Việt cộng quay ra đánh nhau chí chóe. Súng đạn hai bên nổ vô nhau đều toàn made in China . Hi hi

    Hỡi ôi, nếu tên Việt gian Hồ chí Minh đã không tha cái chủ nghĩa rác rưởi Cộng sản về nước thì người dân Việt nam đâu có chết thảm như dưới đây:

    Trích -… ký giả Huy Đức đã gặp được ông Nguyễn Thanh Loan, người trông giữ nghĩa trang của huyện. Nghĩa trang có 1680 ngôi mộ thì 1600 mộ đã là của bộ đội Việt Nam chết vì súng đạn của Trung quốc, vào thời điểm mà cứ nửa đêm về sáng, xe quân sự lại chở xác về, từng túi xếp chồng lên nhau. Trở lại Tổng Chúp, nhà báo đã phải nhờ người địa phương dẫn đường tới cái giếng nơi quân Trung Quốc dùng búa và dao chặt 43 phụ nữ và trẻ em Việt Nam hôm 9/03/1979, rồi quăng xuống giếng .

    06/03/09 | Tác giả: Bùi Tín

    Không thể nào tưởng tượng một đội quân chính quy của một đảng cộng sản lớn, tự nhận là “vĩ đại”lại có thể hành xử tàn bạo, độc ác, mang bản chất phá hoại phi nhân đến vậy. Quân Tàu Tưởng Giới Thạch, quân phát xít Nhật, quân thực dân Pháp đều qua đây, nay là quân Trung Cộng; và kỷ lục về giết dân thường, về tàn phá tràn lan, triệt để, thâm hiểm là thuộc về bọn lính Trung Cộng này đây.

    Những điều được trông thấy đã đủ để kinh hoàng. Còn những nơi tôi không được thấy, được ống kính xưởng phim quân đội ghi lại còn khủng khiếp gấp vạn lần. Đó là ở Bát Xát Lào Cai, một bà người Mông bị cả một tiểu đội 9 tên đưa vào hang đá thay nhau hãm hiếp rồi đâm chết trước mặt con trai bà bị trói chặt ở gốc cây khế ngoài cửa hang. Anh giả chết khi chúng bắn vào vai anh trước khi cùng nhau tháo chạy, anh vừa khóc vừa kể. Ở thôn Tông, huyện Hoà An Cao bằng, chúng bị phục kích chết hơn chục tên, chúng uống rượu rồi tàn sát bằng dao, báng súng cả một xóm 43 người, có 21 phụ nữ và 20 em nhỏ, trong số phụ nữ có 7 người mang thai. Gần đó chúng giết người rồi ném 5 xác xuống giếng.

    • LeThiep phản quốc, phản nhân dân says:

      ,LeThiep, mày là thằng giặc Ba Tàu hay sao mà mày lại vui mừng khi TQ đáng VN, khi TQ giết hàng ngàn người VN.
      Mày thù hận CSVN thì cứ thù, sao mày lại thù cả dân tộc, đất nước và nhân dân Việt Nam, mày lại vui sướng vì đất nước bị ngoại bang xâm lược và nhân dân bị giặc ngoại bang giết chết.

      • DâM TiêN says:

        Bà nó, khi chúng mi gọi nhau là ” đồng chí,” thì còn gì là
        nghĩa “đồng bào ?”

        Thằng Tuyên LÁO đâu, ra đây cho ta hỏi, cái gì ” đồng chí?”

        LETHIEP chưởi lũ Rợ Hồ Cộng Nô chúng mi, là chí lý.

        Chúng mi còn để cái tượng Lê Nin lù lù ra đó, mà chi!
        ĐỒNG CHÍ Le Nin “chứ bộ”…Ôi hãnh diện thống khoái quá…

      • LeThiep says:

        Dư lợn viên nuôi bởi lò heo thuộc Bô Công An Việt cộng nên hôi thúi quá chừng . Bác Dâm Tiên để tui xịt nước rửa nó bằng bài viết dưới đây cho bớt ô nhiễm :

        Lời tâm sự của một “dư luận viên”

        Bình Đê – Trước tiên, tôi xin khẳng định với các bạn, tôi là một con người. Một con người bình thường về đầu óc, có học thức. Vậy tại sao tôi lại tự xỉ vả mình là “con vật”? Xin các bạn đọc tiếp để biết căn nguyên.

        Số là sáng nay tôi có việc phải đến nhà riêng của cấp trên. Tỉnh tôi là một tỉnh nghèo nhưng tư gia của sếp không hề thua kém những tư gia của các đại gia hay siêu sao mà báo chí vẫn thường đưa tin.

        Tôi xin giới thiệu về mình. Tôi là một thanh niên trẻ vào đảng tầm 10 năm, tốt nghiệp học viện báo chí tuyên truyền, công việc là tuyên giáo. Một nghề mà chỉ có ở những nước XHCN mới có. Tuy là công việc đặc thù nhưng hiện nay, chúng tôi là những đứa con cưng của đảng.

        Một tỉnh nghèo và thưa dân như Lào Cai mà cần đến 3.000 người làm công tác tuyên giáo chuyên nghiệp-chưa kể số lượng cộng tác viên-ở cấp xã đã có từ 8-13 tuyên giáo. Tôi tính trung bình mỗi tuyên giáo nhận lương 5 triệu/tháng thì cái tỉnh nghèo này mỗi tháng mất 15 tỷ, mỗi năm tốn 180 tỷ .

        Hiện nay lương của tôi gấp đôi số lương bình quân trên (tầm 10tr/tháng), công việc thường ngày của tôi là đọc các bài viết trên các blog lề trái để tìm ra xu hướng dư luận, tổng hợp tin tức báo cáo lãnh đạo. Nghiên cứu các bài viết thật kỹ để tìm ra sơ hở rồi nhằm vào đó mà đánh phá, gây nghi kỵ, bôi nhọ uy tín tác giả.

        Hôm nay, tôi thấy mình không còn là con người, mà là một con chó không hơn không kém. Ngay khi bước chân vào tòa nhà uy nghi của sếp, hai con chó to giống Đức hung dữ nhào ra như muốn xé xác tôi, may mà có sợi xích quanh cổ nó níu lại. Sếp tôi người trắng núc, la lớn “Bi, ngoan nào” và hai con chó ngoan ngoãn quay về chỗ cũ. Tôi hoàn hồn, còn sếp thì như đắc ý điều gì. Ông nói “giống chó dữ tợn vậy nhưng luôn phải nghe lời chủ, người cho nó ăn. Con nào khó trị tao bỏ đói cho biết điều”. Nói rồi hắn ta có vẻ mãn nguyện với uy quyền của mình trong nụ cười đầy thâm ý.

        Trao đổi của chúng tôi cũng xoay quanh vấn đề không khí chính trị hiện tại: Chuyện hiến pháp, chuyện Đoàn Văn Vươn, chuyện khủng hoảng kinh tế, chuyện xu hướng của các nhà hoạt động dân chủ,… Phải nói rằng những người cộng sản như sếp tôi rất thực tế và khôn ngoan. Nói cho dân thì khác: yêu nước, ổn định, hy sinh, đảng chỉ có quyền lợi với dân tộc,… nhưng khi nói với nội bộ thì đơn giản là quyền lợi mình và đối phương. Họ biết ai có cùng quyền lợi, ai đang đi cùng thuyền, ai không thể bỏ thuyền được. Quyền lợi luôn là con bài mang ra mặc cả và đánh giá tình hình.

        Sau buổi nói chuyện, tôi ra về mà lòng nặng trĩu. Trên đường về hình ảnh những người dân khốn khổ đang cùng nhau đẩy xe gạch, từng tốp công nhân nam nữ đi làm phu hồ đang trên đường về, hàng quán thúng, mẹt của các bà các mẹ buôn bán lấn chiếm lề đường, vỉa vè bẩn thỉu,… đập vào mắt tôi. Tôi thấy mình như một con chó không hơn không kém, con chó được ông chủ nó cho ăn uống tốt để sủa. Sủa để nó vinh thân, sếp nó phì gia trong cảnh dân tình đói rách. Cái đám người khốn khổ kia họ đâu nghe được những lời thực dụng từ người lãnh đạo cao nhất của họ. Hàng ngày họ phải vất vả sớm hôm, nắng cháy cũng như mưa phùn để làm và làm. Họ chỉ có được miếng cơm qua ngày, phần thặng dư thì chảy đều từ chủ công ty đến sếp và một phần là nuôi tôi. Tôi thấy mình khốn nạn quá. Tôi đang nói láo, tôi phải nối dối người dân để có miếng ăn.

        Đảng hiện nay luôn biết nuôi hậu hĩnh những ai và bỏ đói những ai. Những người như chúng tôi luôn có mức lương cao kèm những ưu đãi như mua chung cư (mua có thể ở hoặc cho thuê), rồi đến công an, quân đội. Tôi giật mình xót xa khi biết lương giáo viên, bác sĩ hiện nay thâm niên gần 10 năm chỉ tầm 3,5 triệu, trong khi lương chúng tôi ít nhất là gấp hai lần số đó.

        Lãnh đạo đảng luôn thực dụng: Bên ngoài thì nói đạo lý còn bên trong luôn đánh vào quyền lợi, dùng quyền lợi để buộc sự trung thành. Tôi thật sự phát tởm trong các cuộc họp kín nội bộ, lãnh đạo không cần che dấu mà nói toạc ra là chúng tôi phải làm hết mình để giữ vững chế độ vì chỉ có chế độ này mới trọng dụng người như chúng tôi. Nếu chế độ sụp đổ thì nghề tuyên giáo cũng mất, từ sống trong nhung lụa chúng tôi có thể phải đi ăn mày. Còn gì thâm hiểm hơn tình thế này?

        Người cộng sản luôn thực dụng về tiền. Một bên là nắm quyền lực nhà nước, dùng tiền thuế nuôi bộ máy tuyên giáo khổng lồ với ngân sách hàng chục ngàn tỷ như con số tạm tính trên.

        Tôi viết ra đây để mọi người hiểu được tình thế mà anh em tuyên giáo chúng tôi mắc phải. Không có sự chọn lựa khác, chúng tôi buộc phải ra sức chống đỡ cật lực con thuyền XHCN vì nếu nó chìm thì chúng tôi cũng chết. Những người như chúng tôi đã nằm vào thế buộc phải im, không thể không nói được.

        Những nhà đấu tranh dân chủ ngoài việc tuyên dương lý tưởng cao đẹp: Tự do, dân chủ,… hãy bắt tay tìm kiếm giải pháp nào để dung hòa quyền lợi những người như chúng tôi với sự thay đổi. Con người thấy một cái bè mới tốt hơn thì không ai ngu dại ra sức chống đỡ một chiếc bè sắp chìm.

      • LeThiep says:

        Dư lợn viên nuôi bởi lò heo thuộc Bô Công An Việt cộng nên hôi thúi quá chừng . Bác Dâm Tiên để tui xịt nước rửa nó bằng bài viết dưới đây cho nó bớt ô nhiễm :

        Lời tâm sự của một “dư luận viên”

        Bình Đê – Trước tiên, tôi xin khẳng định với các bạn, tôi là một con người. Một con người bình thường về đầu óc, có học thức. Vậy tại sao tôi lại tự xỉ vả mình là “con vật”? Xin các bạn đọc tiếp để biết căn nguyên.

        Số là sáng nay tôi có việc phải đến nhà riêng của cấp trên. Tỉnh tôi là một tỉnh nghèo nhưng tư gia của sếp không hề thua kém những tư gia của các đại gia hay siêu sao mà báo chí vẫn thường đưa tin.

        Tôi xin giới thiệu về mình. Tôi là một thanh niên trẻ vào đảng tầm 10 năm, tốt nghiệp học viện báo chí tuyên truyền, công việc là tuyên giáo. Một nghề mà chỉ có ở những nước XHCN mới có. Tuy là công việc đặc thù nhưng hiện nay, chúng tôi là những đứa con cưng của đảng.

        Một tỉnh nghèo và thưa dân như Lào Cai mà cần đến 3.000 người làm công tác tuyên giáo chuyên nghiệp-chưa kể số lượng cộng tác viên-ở cấp xã đã có từ 8-13 tuyên giáo. Tôi tính trung bình mỗi tuyên giáo nhận lương 5 triệu/tháng thì cái tỉnh nghèo này mỗi tháng mất 15 tỷ, mỗi năm tốn 180 tỷ .

        Hiện nay lương của tôi gấp đôi số lương bình quân trên (tầm 10tr/tháng), công việc thường ngày của tôi là đọc các bài viết trên các blog lề trái để tìm ra xu hướng dư luận, tổng hợp tin tức báo cáo lãnh đạo. Nghiên cứu các bài viết thật kỹ để tìm ra sơ hở rồi nhằm vào đó mà đánh phá, gây nghi kỵ, bôi nhọ uy tín tác giả.

        Hôm nay, tôi thấy mình không còn là con người, mà là một con chó không hơn không kém. Ngay khi bước chân vào tòa nhà uy nghi của sếp, hai con chó to giống Đức hung dữ nhào ra như muốn xé xác tôi, may mà có sợi xích quanh cổ nó níu lại. Sếp tôi người trắng núc, la lớn “Bi, ngoan nào” và hai con chó ngoan ngoãn quay về chỗ cũ. Tôi hoàn hồn, còn sếp thì như đắc ý điều gì. Ông nói “giống chó dữ tợn vậy nhưng luôn phải nghe lời chủ, người cho nó ăn. Con nào khó trị tao bỏ đói cho biết điều”. Nói rồi hắn ta có vẻ mãn nguyện với uy quyền của mình trong nụ cười đầy thâm ý.

        Trao đổi của chúng tôi cũng xoay quanh vấn đề không khí chính trị hiện tại: Chuyện hiến pháp, chuyện Đoàn Văn Vươn, chuyện khủng hoảng kinh tế, chuyện xu hướng của các nhà hoạt động dân chủ,… Phải nói rằng những người cộng sản như sếp tôi rất thực tế và khôn ngoan. Nói cho dân thì khác: yêu nước, ổn định, hy sinh, đảng chỉ có quyền lợi với dân tộc,… nhưng khi nói với nội bộ thì đơn giản là quyền lợi mình và đối phương. Họ biết ai có cùng quyền lợi, ai đang đi cùng thuyền, ai không thể bỏ thuyền được. Quyền lợi luôn là con bài mang ra mặc cả và đánh giá tình hình.

        Sau buổi nói chuyện, tôi ra về mà lòng nặng trĩu. Trên đường về hình ảnh những người dân khốn khổ đang cùng nhau đẩy xe gạch, từng tốp công nhân nam nữ đi làm phu hồ đang trên đường về, hàng quán thúng, mẹt của các bà các mẹ buôn bán lấn chiếm lề đường, vỉa vè bẩn thỉu,… đập vào mắt tôi. Tôi thấy mình như một con chó không hơn không kém, con chó được ông chủ nó cho ăn uống tốt để sủa. Sủa để nó vinh thân, sếp nó phì gia trong cảnh dân tình đói rách. Cái đám người khốn khổ kia họ đâu nghe được những lời thực dụng từ người lãnh đạo cao nhất của họ. Hàng ngày họ phải vất vả sớm hôm, nắng cháy cũng như mưa phùn để làm và làm. Họ chỉ có được miếng cơm qua ngày, phần thặng dư thì chảy đều từ chủ công ty đến sếp và một phần là nuôi tôi. Tôi thấy mình khốn nạn quá. Tôi đang nói láo, tôi phải nối dối người dân để có miếng ăn.

        Đảng hiện nay luôn biết nuôi hậu hĩnh những ai và bỏ đói những ai. Những người như chúng tôi luôn có mức lương cao kèm những ưu đãi như mua chung cư (mua có thể ở hoặc cho thuê), rồi đến công an, quân đội. Tôi giật mình xót xa khi biết lương giáo viên, bác sĩ hiện nay thâm niên gần 10 năm chỉ tầm 3,5 triệu, trong khi lương chúng tôi ít nhất là gấp hai lần số đó.

        Lãnh đạo đảng luôn thực dụng: Bên ngoài thì nói đạo lý còn bên trong luôn đánh vào quyền lợi, dùng quyền lợi để buộc sự trung thành. Tôi thật sự phát tởm trong các cuộc họp kín nội bộ, lãnh đạo không cần che dấu mà nói toạc ra là chúng tôi phải làm hết mình để giữ vững chế độ vì chỉ có chế độ này mới trọng dụng người như chúng tôi. Nếu chế độ sụp đổ thì nghề tuyên giáo cũng mất, từ sống trong nhung lụa chúng tôi có thể phải đi ăn mày. Còn gì thâm hiểm hơn tình thế này?

        Người cộng sản luôn thực dụng về tiền. Một bên là nắm quyền lực nhà nước, dùng tiền thuế nuôi bộ máy tuyên giáo khổng lồ với ngân sách hàng chục ngàn tỷ như con số tạm tính trên.

        Tôi viết ra đây để mọi người hiểu được tình thế mà anh em tuyên giáo chúng tôi mắc phải. Không có sự chọn lựa khác, chúng tôi buộc phải ra sức chống đỡ cật lực con thuyền XHCN vì nếu nó chìm thì chúng tôi cũng chết. Những người như chúng tôi đã nằm vào thế buộc phải im, không thể không nói được.

        Những nhà đấu tranh dân chủ ngoài việc tuyên dương lý tưởng cao đẹp: Tự do, dân chủ,… hãy bắt tay tìm kiếm giải pháp nào để dung hòa quyền lợi những người như chúng tôi với sự thay đổi. Con người thấy một cái bè mới tốt hơn thì không ai ngu dại ra sức chống đỡ một chiếc bè sắp chìm.

  7. LeThiep says:

    300000 lính Tàu cộng trợ giúp Việt cộng trong Cuộc Chiến Việt Nam :

    *** “Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 30-7-1979, một viên chức ngọai giao Trung Quốc cho biết tứ năm 1954 đến 1971, 300,000 binh sĩ Trung Quốc đã chiến đấu bên cạnh binh sĩ Bắc Việt, trong đó hàng ngàn người đã tử trận và hàng chục ngàn người đã bị thương “.

    (Nguồn : “L’aventure Viet-Minh “ -Jacques Massu, Jean-Julien Fonde, , Paris: Plon, 1980, trang 293)

    *** Hãng thông tấn quốc tế Reuteurs – Tuesday, May 16, 1989
    HONG KONG (Reuteurs)
    16 tháng 5, 1989 – Trung Quốc thú nhận đã gửi hơn 300.000 lính chiến đến Việt Nam để chiến đấu chống lại lực lượng Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam.

    Hãng Thông tấn bán chính thức của Trung Quốc (China News Service) trong một bài báo cho biết Trung Quốc đã gởi 320000 lính sang Việt Nam trong những năm 1960. Trung Quốc cũng đã chi trên 20 tỷ USD để viện trợ quân đội chính quy Bắc Việt của Hà Nội và các đơn vị quân du kích Việt Cộng. Bài báo trích “Lịch Sử Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” do Nhà Xuất bản Văn khố Nhà nước phát hành, cho biết có hơn 4.000 binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng trong chiến tranh.

    *** Theo tài liệu của Vietnam War Statistics thì Trung Cộng đã gửi 327000 quân vào miền Bắc Việt Nam ( China has opened its records on the number of uniformed Chinese troops sent to aid their Communist friends in Hanoi . In all, China sent 327,000 troops to North Vietnam ).

  8. Minh Đức says:

    Đi với Mỹ thì tương lai của đảng CSVN sẽ mù mịt không rõ sẽ ra sao trong một xã hội dân chủ và địa vị các đảng viên rất là bấp bênh. Quyền lực và tiền của trong tay nhiều quá, ai dại gì buông ra!!!!!

    Hơn nữa cái xã hội phải tuân theo luật lệ rất là khó sống đối với những kẻ từng quen có quyền lực, bất chấp luật lệ.

  9. nguenha says:

    “lịch sử đả chứng minh,Trung quốc là quốc gia giàu mạnh.Nhưng không phải là quốc gia đáng sợ”.Đúng vậy ,trong lịch sử chống ngoại xâm của Tàu chỉ có thua …với thua : từ Mông Cổ,Nhật, Anh, Pháp,VN…và cả trong chiến tranh Triều Tiên! Nhưng DCS “tự thua”,đem Đất nước hiến dâng Tàu! Đó chính là quan niệm “Bác rất buồn khi thấy các nước anh em xung đột nhau”. HCM tự đặt Đất nước trong quan hệ “anh em”.Đả là anh-em, thì có kẻ TRÊN người DƯỚI .Cố nhiên Tàu là “Anh” và VN là “Em” ! Cái chết là ở chổ đó : bất-bình-đẳng! ” ai có thể Sai,chứ Mao không bao giờ Sai”(HCM) ! Vậy thử hỏi : chính sách thôn tính VN của Mao,có Sai không ?? Bọn con -cháu-cụ-Hồ
    hảy trả lời trước Dân tộc !! Nói ra như thế mới thấy rỏ “Bác” là tên Việt gian-Bán nước ,chứ còn gì
    nửa ?? Bởi thế khi cuộc chiến 1979 bùng nổ,chỉ có CSVN là bất-ngờ,vì cứ tin “các nước -anh-em”.Còn thế giới DTB đả đi ” Mớm” trước rồi : sẽ đánh VN! Bọn Hanoi có còn nhớ,cách đây hơn thập niên trước,khi chính quyền CS ,cho Nam Hàn đem máy bay qua VN chở hang tram dân Bắc Hàn
    xin tỵ nạn,thay vì bắt họ trở về Bắc Triều Tiên . Chủ tịch Kim-chánh-Nhật lúc đó,phát biểu trên truyền hình : “Bọn (CSVN) ăn-cháo-đá-bát”.! Đây cũng là hình ảnh VNCS trong mắt các-nước-anh-em !!
    Vậy thì còn gì nửa mà không vất Cái BÚA,cái LIềM vào thùng Rác,mà cứ “mang họa vào thân”!
    Những người trẻ hảy mở rộng đôi mắt ,hảy vất Đội,vất Đoàn, vất Đảng ,để Tổ-quốc VN mau nhìn thấy ánh sang mặt trời. Mong lắm thay !!!

  10. Minh Phương says:

    Trong chiến tranh VN, TQ chỉ đưa sang 3 sư đoàn, gồm 2 sư đoàn công binh và một sư đoàn phòng không. Tất cả 3 sư đoàn này đều đóng quân ở Bắc đường số 5, tức là Bắc Sông Hồng, lên biên giới Việt Trung. Tổng số quân của TQ thường trực có mặt trên đất VN là 30 ngàn đến 31 ngàn. 320 ngàn quân Trung Quốc hiện diện ở VN là số lượt lính TQ sang VN chứ không phải số quân có mặt thường trực tại VN. Lính TQ có mặt tại lãnh thổ Bắc VN là từ 1965 đến 1968, chứ không phải đến 1973.

    Trong quá trình lính TQ làm đường và bắn máy bay Mỹ trên đất VN, một số lính TQ chết, chúng gom các xác chết lại chôn theo từng khu vực có các đơn vị lính TQ đóng quân. Đến nay, ở các tỉnh Bắc sông Hồng vẫn còn hơn 40 nghĩa trang lính TQ thời kỳ 1965 – 1968. Đọc: “NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI RA” của Tiến sĩ Vũ Cao Phan, đăng trên website VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC: http://vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=359

    Năm 1976, ông Lê Duẫn dẫn đầu phái đoàn đảng và nhà nước VN qua thăm TQ để bàn rất nhiều nội dung cả 2 bên liên quan, trong đó có việc VN đề nghị 3 vấn đề:
    1- Thành lập mỗi nước một đoàn chuyên viên cao cấp để hội đàm hoạch định giới giữa 2 nước.
    2- TQ cải táng hài cốt lính TQ chết trận tại VN về nước.
    3- TQ trảo trả lại quần đảo Hoàng Sa cho VN.

    - TQ chấp nhân đề nghị thứ nhất của VN, bác bỏ đề nghị thứ 2 và thứ 3.
    - Lý do TQ bác bỏ đề nghị thứ 2 là: Phía TQ nói: các liệt sỹ TQ hy sinh trên lãnh thổ VN trong khi làm nhiệm vụ giúp bạn VN đánh Mỹ, nay đã có mồ yên mả đẹp, không nên đào bới cất bốc, vì như thế thể động mộ, ảnh hưởng vong linh các liệt sỹ. Thực tế là ông Lê Duẫn và đoàn VN ai cũng hiểu TQ lợi dụng mồ mả, hài cốt liệt sỹ TQ chôn trên đất VN để thực hiệni ý đồ thâm hiểm lâu dài.

    - Lý do TQ bác bỏ đề nghị thứ 3 là: TQ cho rằng, người TQ đã chiếm hữu và khai thác quần đảo HS từ hàng ngàn năm trước. TQ đã cử đoàn khảo cổ học ra khảo cổ tại HS. Quá trình khảo cổ đã phát hiện rất nhiều đồ gốm sứ do người TQ sản xuất cách nay đã hàng ngàn năm, và có hàng trăm bộ xương người TQ bị vùi sâu hàng trăm, hàng ngàn năm trước trên quần đảo HS, nên TQ không thể giao quần đảo HS cho VN. Ngay lúc ấy ông Lê Duẫn nói: “Vậy thì mời các đồng chí TQ qua gò Đống Đa ở Hà Nội để khảo cổ. Vì ở đó có hàng ngàn bộ xương lính nhà Thanh của TQ bị quân lính của Hoàng đế Quang Trung -Nguyễn Huệ của VN tiêu diệt, đã được nhân dân VN gom lại chôn cất, và có vô số đồ tùy táng là đồ dùng của lính Nhà Thanh TQ được chôn theo”. Nghe ông Lê Duẫn phát biểu như vậy, ban lãnh đạo TQ đùng đùng nổi đóa. Vì vậy cuộc thăm viếng đó TQ không tổ chức tiệc chiêu đãi đoàn VN, và ngược lại, VN cũng không tổ chức tiệc chiêu đãi phía TQ.

    • bùi lễ says:

      Lý do thứ 2 ta sẽ thấy cái khôn và cái thâm ý của Tàu . Nếu sự cố có sảy ra
      thì đây là câu trả lời với thế giới rằng,
      “đây là đất Tàu cho nên xương dân tàu mới chon ở đây”

      co bao giờ thằng đầy tớ hiểu ý xâu xa của thằng chủ ?!

      • Xuân Ninh says:

        Ô hay. bùi lễ có đọc kỹ không vậy? Khi TQ trả lời không thể cải táng hài cốt lính TQ về nước thì: “ông Lê Duẫn và đoàn VN ai cũng hiểu TQ lợi dụng mồ mả, hài cốt liệt sỹ TQ chôn trên đất VN để thực hiện ý đồ thâm hiểm lâu dài” kia mà, sao lại ccho rằng họ không hiểu thâm ý của Tàu. bùi lễ chỉ là con cóc ngồi dưới đáy giếng cạn mà cứ ngoác mồm coi khinh thiên hạ, coi trờ không hơn cái miệng giếng.

    • DâM TiêN says:

      Cũng đúng thôi! bởi vì vào thời điểm 1976, Việt Nam CS bỏ Tàu theo Nga
      rồi mà. Và Lê Duẫn đã làm thông gia với bên Nga Sô rùi mà…

      Lê Duận làm ra vẻ ta đây ” chống Tàu”" là để lấy điểm đỏ với Nga Sô.

      Ta biểu thiệt : sau này cánh “CS…giá sống” sẽ đổ hết tội lỗi ” xâm lăng”
      Miền Nam VN lên đầu Lê Duẫn làm…vật tế thần chuộc tội cho CS đấy !

    • Vương Minh says:

      Có tài liệu nói là 23 sư đoàn TQ có mặt trên lãnh thổ Bắc Việt.
      Tuy nhiên, tôi đồng ý với Minh Phương là chỉ có 3 sư đoàn TQ thường trực trên lãnh thổ Bắc Việt.
      Số liệu 23 sư đoàn là số số liệu về số lượt sư đoàn TQ thay nhau sang VN chứ không phải số sư đoàn TQ thường trực.

Leave a Reply to nguenha