WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đặng Tiểu Bình trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979

Deng

Trong chuyến công du các quốc gia Á Châu để chuẩn bị hậu thuẫn dư luận trước khi đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”. Câu “Việt Nam là côn đồ” được các đài truyền hình Trung Quốc phát đi và chính Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Quảng Châu, đã xem đoạn phóng sự truyền hình đó “Tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói “bạo đồ” đầy giọng tức tối của ông ta qua truyền hình trực tiếp và tiếng người phiên dịch sang tiếng Anh là “hooligan” – tức du côn, côn đồ.”

Tại sao Đặng Tiểu Bình nói câu “lỗ mãng” đó?

Đảng CS Trung Quốc hy sinh quá nhiều cho đảng CSVN. Không nước nào viện trợ cho CSVN nhiều hơn Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ). Trong cuộc chiến Việt Nam, Trung Quốc không chỉ viện trợ tiền của mà còn bằng xương máu. Trong tác phẩm Trung Quốc lâm chiến: Một bộ bách khoa (China at War: An Encyclopedia) tác giả Xiaobing Li liệt kê các đóng góp cụ thể của 320 ngàn quân Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam: “Trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn năm 1964 đến năm 1973, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lần nữa can thiệp. Tháng Bảy năm 1965, Trung Quốc bắt đầu đưa quân vào Bắc Việt, bao gồm các đơn vị hỏa tiển địa-không (SAM), phòng không, làm đường rầy xe lửa, công binh, vét mìn, hậu cần. Quân đội Trung Quốc điều khiển các giàn hỏa tiển phòng không, chỉ huy các đơn vị SAM, xây dựng và sửa chữa đường sá, cầu cống, đường xe lửa, nhà máy. Sự tham gia của Trung Quốc giúp cho Việt Nam có điều kiện gởi thêm gởi nhiều đơn vị Bắc Việt vào Nam đánh Mỹ. Giữa năm 1965 và năm 1968, Trung Quốc gởi sang Bắc Việt 23 sư đoàn, gồm 95 trung đoàn, tổng số lên đến 320 ngàn quân. Vào cao điểm năm 1967, có 170,000 quân Trung Quốc hiện diện”.

Trong số năm nhân vật hàng đầu lãnh đạo Trung Quốc giai đoạn 1977 đến 1980 gồm Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Uông Đông Hưng và Đặng Tiểu Bình thì Đặng Tiểu Bình là người có hoạt động gần gũi nhất với phong trào CSVN. Hơn ai hết, họ Đặng đã tiếp xúc, làm việc với các lãnh đạo CSVN, biết cá tính từng người và cũng biết một cách tường tận và chính xác những hy sinh của Trung Quốc dành cho đảng CSVN. Trong thập niên 1960, CSVN sống bằng gạo trắng của Trung Quốc nhưng cũng ngay thời gian đó quê hương Tứ Xuyên của Đặng Tiểu Bình chết đói trên 10 triệu người. Trong thời gian hai đảng CS cơm không lành canh không ngọt, bộ máy tuyên truyền CSVN ca ngợi Lê Duẩn như một nhân vật kiên quyết chống bành trướng Bắc Kinh nhưng đừng quên tháng 4, 1965, chính Lê Duẩn đã sang tận Bắc Kinh cầu khẩn Đặng Tiểu Bình để gởi quân trực tiếp tham chiến.

Xung đột biên giới và xô đuổi Hoa Kiều

Theo báo cáo Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, các đụng độ quân sự trong khu vực biên giới giữa các lực lượng biên phòng hai nước đã gia tăng đáng kể sau 1975, gồm 752 vụ trong 1977 đến 1,100 vụ trong 1978. Không chỉ về số lượng mà cả tầm vóc của các vụ đụng độ cũng gia tăng. Dù không phải là lý do chính, những đụng độ quân sự cũng là cách gợi ý cho Bắc Kinh thấy giải pháp có thể phải chọn là giải pháp quân sự. Tháng 11, 1978 Phó Chủ Tịch Nhà nước Uông Đông Hưng và Tướng Su Zhenghua, Chính Ủy Hải Quân, đề nghị đưa quân sang Cambodia và Tướng Xu Shiyou, Tư lịnh Quân Khu Quảng Châu đề nghị đánh Việt Nam từ ngã Quảng Tây. Chính sách xô đuổi Hoa Kiều vào sáu tháng đầu 1978 cũng làm Trung Quốc khó chịu về bang giao và khó khăn về kinh tế.

Đánh Việt Nam để củng cố quyền lực

Đặng Tiểu Bình được phục hồi lần chót vào tháng 7, 1977 với chức vụ Phó Chủ Tịch BCH Trung Ương Đảng, Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, Phó Thủ Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả chức vụ này không đồng nghĩa với việc tóm thu quyền lực. Hoa Quốc Phong vẫn là Chủ Tịch Nước và Chủ Tịch Đảng. Các ủy viên Bộ Chính Trị khác như Uông Đông Hưng, người ủng hộ Hoa Quốc Phong, Lý Tiên Niệm, Phó Chủ Tịch Nước và Phó Chủ Tịch Đảng CSTQ đều còn nhiều quyền hành. Sự đấu tranh quyền lực trong nội bộ đảng CSTQ ngày càng căng thẳng. Ảnh hưởng của họ Đặng chỉ gia tăng sau chuyến viếng thăm Đông Nam Á và đặc biệt sau Hội Nghị Công Tác Trung Ương từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12, 1978 cũng như Hội Nghị Trung Ương Đảng kỳ III, trong đó các kế hoạch hiện đại hóa kinh tế được đề xuất như chiến lược của Trung Quốc trong thời kỳ mới. Trong nội dung chiến lược này, Mỹ được đánh giá như nguồn cung cấp khoa học kỹ thuật tiên tiến để phục vụ các hiện đại hóa.

Nỗi sợ bị bao vây

Tuy nhiên, câu nói của họ Đặng không phải phát ra từ cá lý do trên mà chính từ nỗi sợ bị bao vây. Học từ những bài học cay đắng của mấy ngàn năm lịch sử Trung Hoa, nỗi sợ lớn nhất ám ảnh thường xuyên trong đầu các thế hệ lãnh đạo CSTQ là nỗi sợ bị bao vây. Tất cả chính sách đối ngoại của đảng CSTQ từ 1949 đến nay đều bị chi phối bởi nỗi lo sợ đó.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, trong tác phẩm Về Trung Quốc (On China) vừa xuất bản, đã trích lại một đoạn đối thoại giữa Phạm Văn Đồng và Chu Ân Lai trong cuộc viếng thăm Trung Quốc của họ Phạm vào năm 1968. Chu Ân Lai: “Trong một thời gian dài, Trung Quốc bị Mỹ bao vây. Bây giờ Liên Xô bao vây Trung Quốc, ngoại trừ phần Việt Nam”. Phạm Văn Đồng nhiệt tình đáp lại: “Chúng tôi càng quyết tâm để đánh bại đế quốc Mỹ bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam”. Chu Ân Lai: “Đó chính là lý do chúng tôi ủng hộ các đồng chí”. Phạm Văn Đồng phấn khởi: “Chiến thắng của chúng tôi sẽ có ảnh hưởng tích cực tại châu Á, sẽ đem lại những thành quả chưa từng thấy”. Chu Ân Lai đồng ý: “Các đồng chí nghĩ thế là đúng ”.

Chính sách của Đặng Tiểu Bình đối với Liên Xô kế thừa từ quan điểm của Mao, qua đó, sự bành trướng của Liên Xô được xem như “một đe dọa đối với hòa bình”. Khi Việt Nam rơi vào quỹ đạo Liên Xô sau Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác Việt-Xô được ký ngày 3 tháng 11, 1978, nỗi sợ hãi bị bao vây như Chu Ân Lai chia sẻ với Phạm Văn Đồng không còn là một ám ảnh đầy đe dọa mà là một thực tế đầy nguy hiểm.

Cambodia, giọt nước tràn ly

Không những Trung Quốc sợ bao vây từ phía nam, vùng biên giới Lào mà còn lo sợ bị cả khối Việt Miên Lào bao vây. Để cô lập Việt Nam và ngăn chận khối Việt Miên Lào liên minh nhau, ngay từ tháng 8 năm 1975, Đặng Tiểu Bình cũng đã chia sẻ với Khieu Samphan, nhân vật số ba trong Khmer Đỏ “Khi một siêu cường [Mỹ] rút đi, một siêu cường khác [Liên Xô] sẽ chụp lấy cơ hội mở rộng nanh vuốt tội ác của chúng đến Đông Nam Á”. Họ Đặng kêu gọi đảng CS Campuchia đoàn kết với Trung Quốc trong việc ngăn chận Việt Nam bành trướng. Hoa Quốc Phong cũng lập lại những lời tương tự khi tiếp đón phái đoàn của Tổng bí thư đảng CS Lào Kaysone Phomvihane nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc của y vào tháng Ba, 1976. Tháng Sáu, 1978, Việt Nam chính thức tham gia COMECON và tháng 11 cùng năm Việt Nam ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác có bao gồm các điều khoản về quân sự với Liên Xô. Tháng 12 năm 1978, Việt Nam xâm lăng Campuchia đánh bật tập đoàn Pol Pot vào rừng và thiết lập chế độ Heng Samrin thân CSVN. Đặng Tiểu Bình xem đó như giọt nước tràn ly và quyết định chặt đứt vòng xích bằng cách dạy cho đàn em phản trắc CSVN “một bài học”. Đặng Tiểu Bình chọn phương pháp quân sự để chọc thủng vòng vây.

Quyết định của Đặng Tiểu Bình

Hầu hết tài liệu đều cho thấy, mặc dầu có sự chia rẻ trong nội bộ Bộ Chính Trị, quyết định tối hậu trong việc đánh Việt Nam là quyết định của Đặng Tiểu Bình.

Tại phiên họp mở rộng ngày 31 tháng 12, 1978 Đặng Tiểu Bình chính thức đề nghị thông qua kế hoạch tấn công “trừng phạt” Việt Nam. Các thành viên tham dự chẳng những đồng ý với kế hoạch đầu tiên tấn công vào Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai mà cả kế hoạch được sửa đổi trong đó có việc phối trí hai binh đoàn có thể tấn công vào Điện Biên Phủ từ ngã Mengla và Vân Nam qua đường Lào để đe dọa trực tiếp đến Hà Nội. Cũng trong phiên họp này Đặng Tiểu Bình cử Tướng Hứa Thế Hữu, Tư lịnh cánh quân từ hướng Quảng Tây, Tướng Dương Đắc Chí, đương kiêm Tư Lịnh Quân Khu Vũ Hán, chỉ huy cánh quân từ hướng Vân Nam.

Soạn kế hoạch trên giấy tờ thì dễ nhưng với một người có đầu óc thực tiễn như Đặng Tiểu Bình, y biết phải đối phó với nhiều khó khăn. Trong điều kiện kinh tế và quân sự còn rất yếu của Trung Quốc vào năm 1979, đánh Việt Nam là một quyết định vô cùng quan trọng. Đặng Tiểu Bình nắm được Bộ Chính Trị CSTQ nhưng về mặt đối ngoại, Đặng Tiểu Bình phải thuyết phục các quốc gia Đông Nam Á, Á Châu và nhất là Mỹ.

Lên đường thuyết khách tìm đồng minh

Cuối năm 1978, Đặng Tiểu Bình, 74 tuổi, thực hiện một chuyến công du chính thức và lịch sử với tư cách lãnh đạo tối cao của Trung Quốc để vừa thúc đẩy Bốn Hiện Đại Hóa và vừa dọn đường đánh Việt Nam.

Họ Đặng viếng thăm hàng loạt quốc gia châu Á như Nhật, Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Miến Điện, Nepal. Tại mỗi quốc gia thăm viếng, họ Đặng luôn đem thỏa ước Việt-Xô ra hù dọa các nước láng giềng như là mối đe dọa cho hòa bình và ổn định Đông Nam Á. Đặng Tiểu Bình phát biểu tại Bangkok ngày 8 tháng 11 năm 1978: “Hiệp ước [Việt Xô] này không chỉ nhắm đến riêng Trung Quốc… mà là một âm mưu Sô Viết tầm thế giới. Các bạn có thể nghĩ hiệp ước chỉ nhằm bao vây Trung Quốc. Tôi đã trao đổi một cách thân hữu với nhiều nước rằng Trung Quốc không sợ bị bao vây. Thỏa hiệp có ý nghĩa quan trọng hơn đối với Á Châu và Thái Bình Dương. An ninh và hòa bình châu Á, Thái Bình Dương và toàn thế giới bị đe dọa.” Ngoại trừ Singapore, họ Đặng nhận sự ủng hộ của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN lên án Việt Nam xâm lăng Kampuchea. Nhật Bản cũng lên án Việt Nam.

Trong các chuyến công du nước ngoài, việc viếng thăm Mỹ đương nhiên là quan trọng nhất. Trong phiên họp của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng CSTQ ngày 2 tháng 11, 1978, Đặng Tiểu Bình chỉ thị cho Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thông báo cho Mỹ biết ý định bình thường hóa ngoại giao. Đầu tháng 12, Đặng báo cho các bí thư đảng ủy một số tỉnh và tư lịnh các quân khu rằng Mỹ có thể thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào đầu năm Dương Lịch 1979. Chính bản thân Đặng đàm phán trực tiếp bốn lần với Leonard Woodcock, Giám Đốc Văn Phòng Đại Diện Mỹ tại Bắc Kinh trong hai ngày 13 và 15 tháng 11, 1978. Trong các buổi đàm phán, Đặng đã nhượng bộ Mỹ bằng cách không đưa vấn đề Mỹ bán võ khí cho Đài Loan như một điều kiện tiên quyết để tiến tới bình thường hóa vì Đặng nóng lòng giải quyết quan hệ với Mỹ trước khi xăm lăng Việt Nam.

Chính thức viếng thăm Hoa Kỳ

Ngày 28 tháng Giêng 1979, Đặng Tiểu Bình lên đường chính thức viếng thăm Mỹ. Y nghĩ rằng Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới một đồng minh chiến lược chống Sô Viết trên phạm vi toàn cầu nhưng không có gì chắc chắn Mỹ sẽ ủng hộ ra mặt trong cuộc chiến chống Việt Nam sắp tới. Trong thời gian ở Mỹ, Đặng Tiểu Bình gặp Tổng Thống Jimmy Carter ba lần. Chỉ trong vài giờ sau khi hạ cánh xuống Washington DC, Đặng yêu cầu được gặp riêng với Tổng thống Carter để thảo luận về vấn đề Việt Nam. Đề nghị của họ Đặng làm phía Mỹ ngạc nhiên. Chiều ngày 29 tháng Giêng, Đặng và phái đoàn gồm Ngoại Trưởng Hoàng Hoa, Thứ trưởng Ngoại Giao Zhang Wenjin đến gặp TT Carter tại Tòa Bạch Ốc. Phía Mỹ, ngoài TT Carter còn có Phó Tổng Thống Walter Mondale, Ngoại Trưởng Cyrus Vance và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Brzezinski. Trong buổi họp, Đặng Tiểu Bình thông báo cho TT Mỹ biết Trung Quốc đã quyết định chống lại sự bành trướng của Liên Xô bằng cách tấn công Việt Nam và cần sự ủng hộ của Mỹ. Trái với mong muốn của Đặng Tiểu Bình, TT Carter không trả lời ngay, ngoài trừ việc yêu cầu họ Đặng nên “tự chế khi đương đầu với tình trạng khó khăn”.
Ngày hôm sau, Đặng Tiểu Bình nhận lá thư viết tay của TT Carter, trong đó ông có ý cản ngăn họ Đặng vì theo TT Carter dù Trung Quốc có đánh Việt Nam, Việt Nam cũng không rút quân khỏi Cambodia mà còn làm Trung Quốc sa lầy. TT Carter cũng nhắc việc xâm lăng Việt Nam có thể làm cản trở nỗ lực của Trung Quốc cổ võ cho một viễn ảnh hòa bình trên thế giới.

TT Carter viết lại trong nhật ký Jimmy Carter, Keeping Faith, Memoirs Of A President, Ngô Bắc dịch: “Sáng sớm hôm sau, họ Đặng và tôi một lần nữa hội kiến tại Văn Phòng Bàu Dục, chỉ có một thông dịch viên hiện diện. Tôi đã đọc to và trao cho ông ta một bức thư viết tay tóm tắt các lý luận của tôi nhằm ngăn cản một cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam. Ông ta đã nhấn mạnh rằng nếu họ quyết định chuyển động, họ sẽ triệt thoái các bộ đội Trung Quốc sau một thời gian ngắn – và các kết quả của một cuộc hành quân như thế nhiều phần có lợi và có hiệu quả lâu dài. Hoàn toàn khác biệt với tối hôm trước, giờ đây ông ta là một lãnh tụ cộng sản cứng rắn, quả quyết rằng dân tộc ông không xuất hiện với vẻ yếu mềm. Ông ta tuyên bố vẫn còn đang cứu xét vấn đề, nhưng ấn tượng của tôi là quyết định đã sẵn được lấy. Việt Nam sẽ bị trừng phạt.”

Ngày 30 tháng Giêng, trong một buổi họp khác với TT Carter, Đặng Tiểu Bình cho biết việc đánh Việt Nam đã được quyết định và sẽ không có gì làm thay đổi. Tuy nhiên, họ Đặng cũng nhấn mạnh chiến tranh sẽ xảy ra trong vòng giới hạn.

Đặng Tiểu Bình không mua chuộc được sự ủng hộ công khai của Mỹ để đánh Việt Nam nhưng ít ra không phải về tay trắng. Tổng thống Carter để lấy lòng “khách hàng khổng lồ” và “đồng minh chiến lược chống Liên Xô” đã đồng ý cung cấp tin tức tình báo các hoạt động của 50 sư đoàn Liên Xô trong vùng biên giới phía bắc Trung Hoa. Mỹ cũng dùng vệ tinh để theo dõi trận đánh biên giới và cũng nhờ những tấm ảnh chụp từ vệ tinh mà các cơ quan truyền thông biết ai đã dạy ai bài học trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979. Trong buổi họp riêng với Tổng thống Carter trước khi lên máy bay, Đặng khẳng định “Trung Quốc vẫn phải trừng phạt Việt Nam”. Chuyến viếng thăm Mỹ là một thành công. Dù Mỹ không ủng hộ nhưng chắc chắc Đặng biết cũng sẽ không lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Trên đường về nước, Đặng ghé Tokyo lần nữa để vận động sự ủng hộ của Nhật.

Hai ngày sau khi trở lại Bắc Kinh, ngày 11 tháng 2, 1979 Đặng triệu tập phiên họp mở rộng của Bộ Chính Trị và giải thích đặc điểm và mục tiêu của cuộc tâ;n công Việt Nam. Ngày 17 tháng 2, 1979, Đặng Tiểu Bình xua khoảng từ 300 ngàn đến 500 ngàn quân, tùy theo nguồn ghi nhận, tấn công Việt Nam.

Lãnh đạo CSVN ở đâu trong ngày quân Trung Quốc tràn qua biên giới?

Trong khi Đặng Tiểu Bình chuẩn bị một cách chi tiết từ đối nội đến đối ngoại cho cuộc tấn công vào Việt Nam, các lãnh đạo CSVN đã bị CSTQ tẩy não sạch đến mức nghĩ rằng người Cộng Sản đàn anh dù có giận cỡ nào cũng không nở lòng đem quân đánh đàn em CSVN. Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự tại Quảng Châu nhắc lại “Trong tận đáy lòng chúng tôi vẫn hy vọng, có thể một cách ngây thơ rằng, Việt Nam và Trung Quốc từng quá gần gũi và hữu nghị, họ [Trung Quốc] chẳng lẽ thay đổi hoàn toàn với Việt Nam quá nhanh và quá mạnh như thế.”

Khi hàng trăm ngàn quân Trung Quốc tràn sang biên giới, Thủ Tướng CS Phạm Văn Đồng và Đại Tướng Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng vẫn còn đang viếng thăm Campuchia. Tình báo Việt Nam không theo dõi sát việc động binh ồ ạt của Trung Quốc và cũng không xác định được hướng nào là trục tiến quân chính của quân Trung Quốc. Tác giả Xiaoming Zhang viết trong Tái đánh giá cuộc chiến Trung Việt 1979 “Rõ ràng tình báo Việt Nam thất bại để chuẩn bị cho việc Trung Quốc xâm lăng” và “Mặc dù Trung Quốc nhiều tháng trước đó đã có nhiều dấu hiệu chiến tranh, các lãnh đạo Việt Nam không thể nào tin “nước xã hội chủ nghĩa anh em” có thể đánh họ.

Dù bị bất ngờ, hầu hết các nhà phân tích quân sự, kể cả nhiều tác giả người Hoa, cũng thừa nhận khả năng tác chiến của phía Việt Nam vượt xa khả năng của quân đội Trung Quốc. Tạp chí Time tổng kết dựa theo các nguồn tin tình báo Mỹ, chỉ riêng trong hai ngày đầu thôi và khi các quân đoàn chính quy Việt Nam chưa được điều động đến, dân quân Việt Nam vùng biên giới đã hạ bốn ngàn quân chủ lực Trung Quốc. Tác giả Xiaobing Li, trong bài viết Quân đội Trung Quốc học bài học gì dựa theo khảo cứu A History of the Modern Chinese Army đã mô tả quân Trung Quốc chiến đấu tệ hại hơn cả trong chiến tranh Triều Tiên mấy chục năm trước.

Nếu ngày đó giới lãnh đạo CSVN không tin tưởng một cách mù quáng vào ý thức hệ CS và “tình hữu nghị Việt Trung”, nhiều ngàn thanh niên Việt Nam đã không chết, Lạng Sơn đã không bị san bằng, hai tiểu đoàn bảo vệ thị trấn Đồng Đăng chống cự lại hai sư đoàn Trung Quốc đã không phải hy sinh đến người lính cuối cùng.

Bài học lịch sử từ chiến tranh biên giới 1979

Từ đó đến nay, khi đánh khi đàm, khi vuốt ve khi đe dọa nhưng các mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc đối với Việt Nam từ chiến tranh biên giới 1979 đến Hội Nghị Thành Đô 1990 vẫn không thay đổi. Trung Quốc bằng mọi phương tiện sẽ buộc Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc về chế độ chính trị, là một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Quốc và độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.

Đặng Tiểu Bình trước đây và các lãnh đạo CSTQ hiện nay sẳn sàng dùng bất cứ phương tiện gì để thực hiện các chủ trương đó kể cả việc xóa bỏ nước Việt Nam trong bản đồ thế giới bằng một chính sách đánh phủ đầu (preemptive policy).

Đừng quên họ Đặng đã từng chia sẻ ý định này với Tổng thống Jimmy Carter “Bất cứ nơi nào, Liên Xô thò ngón tay tới, chúng ta phải chặt đứt ngón tay đó đi”. Đặng Tiểu Bình muốn liên minh quân sự với Mỹ như kiểu NATO ở châu Âu để triệt tiêu Liên Xô tại châu Á. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger giải thích quan điểm này của họ Đặng trong tác phẩm Về Trung Quốc (On China) của ông: “Những gì Đặng Tiểu Bình đề nghị về căn bản là chính sách đánh phủ đầu, đó là một lãnh vực trong chủ thuyết quân sự ngăn chận tấn công của Trung Quốc… Nếu cần thiết, Trung Quốc sẽ chuẩn bị phát động các chiến dịch quân sự để phá vỡ kế hoạch của Liên Xô, đặc biệt tại vùng Đông Nam Á”. “Đông Nam Á” và “ngón tay” theo ý Đặng Tiểu Bình tức là Việt Nam và liên kết quân sự theo dạng NATO không phải là để dời vài cột mốc, dở một đoạn đường rầy xe lửa, đụng độ biên giới lẻ tẻ mà là cuộc tấn công phủ đầu, triệt tiêu có tính quyết định trước khi Việt Nam có khả năng chống trả.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ bà Madeline Albright có câu nói rất hay “Lịch sử chưa bao giờ lập lại một cách chính xác nhưng chúng ta phải gánh lấy tai họa nếu không học từ lịch sử.” Với Chiến Tranh Lạnh đang diễn ra tại Châu Á hiện nay và với nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhưng không lối thoát cho bộ máy chính trị độc tài toàn trị đang được chạy bằng nhiên liệu Đại Hán cực đoan, chiến tranh sẽ khó tránh khỏi dù các bên có muốn hay không.

Việt Nam, quốc gia vùng trái độn giữa hai quyền lực thế giới, chưa bao giờ đứng trước một chọn lựa sinh tử như hôm nay. Một người có trách nhiệm với tương lai đất nước, dù cá nhân có mang một thiên kiến chính trị nào, cũng phải biết thức tỉnh, biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên, biết chọn hướng đi thích hợp với đà tiến văn minh dân chủ của thời đại, chấm dứt việc cấy vào nhận thức của tuổi trẻ một tinh thần bạc nhược, đầu hàng. Lịch sử đã chứng minh, Trung Quốc giàu mạnh nhưng không phải là một quốc gia đáng sợ. Nỗi sợ hãi lớn nhất của người Việt Nam là sợ chính mình không đủ can đảm vượt qua quá khứ bản thân, không đủ can đảm thừa nhận sự thật và sống vì tương lai của các thế hệ con cháu mai sau.

Trần Trung Đạo

Tham khảo:
- Deng Xiaoping and China’s Decision to go to War with Vietnam, Xiaoming Zhang, MIT Press 2010
- China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment, Xiaoming Zhang
- Henry Kissinger, On China, The Penguin Press, New York 2011
- Graham Hutchings, Modern China, Harvard University Press, 2001
- A Reassessment, China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment, The China Quarterly, 2005
- Todd West, Failed Deterrence, University of Georgia
- Reuter, China admits 320,000 troops fought in Vietnam, May 16 1989
- Russell D. Howard, The Chinese People’s Liberation Army: “Short Arms and Slow Legs”, USAF Institute for National Security Studies 1999
- Wikipedia Đặng Tiểu Bình
- Wikipedia Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
- Vietnam tense as China war is marked, BBC, 16 February 2009
- A History of the Modern Chinese Armypp. P 255-256, 258-259 , Xiaobing Li (U. Press of Kentucky, 2007)
- Jimmy Carter, cựu Tổng Thống Hoa Kỳ, Ghi nhớ về chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam năm 1979, Ngô Bắc dịch
- “Côn đồ” Đặng Tiểu Bình trong quan hệ Việt-Trung-Miên, Trần Trung Đạo
- Chu kỳ thù hận Việt-Trung-Miên, Trần Trung Đạo

66 Phản hồi cho “Đặng Tiểu Bình trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979”

  1. LeThiep says:

    Cán binh Việt cộng chết “hai” lần

    ( Trích )Đinh Tấn Lực : Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận Trung ương của đảng CSVN, số ra ngày 17-02-1979, đã đi tựa lớn choán đầy bề ngang trang nhất: “Trung Quốc phát động chiến tranh quy mô lớn trên biên giới Việt – Trung”. Đặng Tiểu Bình đặt tên cho cuộc tấn công vũ trang quy mô lớn này là cuộc chiến “giáo trừng” (dạy cho bọn lãnh đạo hiếu chiến VN 1 bài học).

    Hà Nội bấy giờ, vừa mới gia nhập CMEA (29-6-1978), lại tin tưởng vào bản Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa VN và Liên Xô (03-11-1978, với chữ ký của cả đảng cộng sản lẫn nhà nước hai bên) cùng chiếc mũ bảo hiểm của điện Cẩm Linh, nên không thể ngờ “người anh em hữu hảo” TQ quyết định dàn một triệu rưỡi quân PLA dọc theo biên giới Trung-Xô, cùng lúc, điều động hơn nửa triệu quân dọc biên giới Việt-Trung, cho trận đòn roi vọt này.
    …………………
    …………………
    •Bia tưởng niệm sự hy sinh của quân đội nhân dân VN dọc biên giới bị đục bỏ chữ “anh hùng”. Hàng chữ “quân TQ xâm lược” cũng bị đục bỏ trên bia kỷ niệm chiến thắng của VN. Một số tỉnh dọc biên giới lập nghĩa trang và dựng bia liệt sĩ cho lính TQ. Lãnh đạo VN dâng hoa tưởng niệm lính TQ tử trận trong cuộc chiến giáo trừng của Đặng Tiểu Bình (Bài viết “Lễ Dâng hương tưởng niệm các liệt sỹ Trung Quốc nhân Tiết Thanh minh” trên web langson.gov.vn đã bị gỡ bỏ sau khi bị làng dân báo chỉ trích, nhưng hình ảnh vòng hoa tưởng niệm “Đời đời nhớ ơn các liệt sĩ Trung Quốc” thì đã được lưu giữ làm bằng).

    •Lãnh đạo Tuyên Giáo triệu tập các tổng biên tập dàn báo đài trong luồng để ban mật lệnh cấm đăng bài bình luận/phóng sự/tâm bút liên quan đến Hoàng Sa/Trường Sa/chiến tranh biên giới. Trang mạng Một Thế Giới vừa khởi sự đăng loạt bài 35 năm cuộc chiến tranh biên giới, với những bài viết rất hay, chẳng hạn như “Phút Bi Tráng Ở Pò-Hèn”, hoặc “Hoa Đào Biên Viễn”… Nhiều người nhanh tay chép lại ngay. Rất nhiều người chưa kịp đọc, thì Một Thế Giới đã nhận lệnh tháo gỡ.

  2. Minh Đức says:

    Sau khi Mỹ rút khỏi miền Nam thì Đông Dương trở thành bãi chiến trường giữa các nước cộng sản anh em. Lúc đó báo Time chạy tít trên bìa trước “Communists At War” (Cộng Sản đang đánh nhau). Đó là các nước anh em một thời gắn bỏ tưởng chừng là một khối vô cùng vững chắc nhưng về sau lại quay ra choảng nhau. Đặng Tiểu Bình cay cú vì Liên Xô bành trướng ảnh hưởng ở Đông Dương trong khi Trung Quốc bỏ bao nhiêu tiền của ra mà chẳng được gì. CSVN và CSTQ cũng từng bắt tay ôm hôn với những lời lẽ thắm thiết rồi quay qua choảng nhau.

    Nếu nhìn sang phía tư bản thì khối NATO ngày nay vẫn còn tồn tại còn khối Warsaw của Liên Xô đã tan rã. Các nước ở trong khối Warsaw sao không còn muốn ở trong khối này nữa trong khi có nước ở châu Âu lại muốn gia nhập NATO?

    Đó là do cách xử sự khác nhau. Đối xử với nhau bình đẳng, theo luật lệ thì mọi người hài lòng, hợp tác với nhau. Còn ỷ lớn, ỷ mạnh mà bắt kẻ yếu phải phục tòng mình thì lúc đầu bằng mặt nhưng không bằng lòng, lâu rồi quay qua choảng nhau. Trung Quốc chớp lấy Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam làm cho dân Việt không còn muốn gắn bó với Trung Quốc nữa. Nga chiếm một mảnh đất lớn của Ba Lan sáp nhập vào Nga nên Ba Lan có dịp là tách ra khỏi khối Warsaw và không bao giờ còn muốn quay trở lại. Dân Ukraine cũng không muốn chịu thân phận phải phục tùng Nga nữa nên phải đối chính quyền kịch liệt, đòi phải đi theo Liên Âu. Tình hình Việt Nam cũng tương tự như tình hình Ukraine, đó là một số quyền thì muốn bám vào Trung Quốc, còn người dân thì chán Trung Quốc muốn tách ra, tránh xa Trung Quốc.

  3. motnguoimy says:

    Hãy lắng nghe các học giả Tây Phương:

    Vì sao TQ muốn quên cuộc chiến 1979?

    BBC-Cập nhật: 06:36 GMT – thứ năm, 20 tháng 2, 2014
    Facebook
    Twitter
    Google+
    chia sẻ
    Gửi cho bạn bè
    In trang này

    Trung Quốc vẫn xem cuộc chiến năm 1979 với Việt Nam là một ‘chiến thắng’
    Nhân dịp 35 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung, BBC đã có cuộc phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam từ Học viên Quốc phòng Úc, để tìm hiểu nguyên nhân vì sao Bắc Kinh lại muốn lãng quên cuộc chiến nước này gọi là ‘chiến tranh tự vệ’ mà Trung Quốc đã ‘chiến thắng’.
    Các bài liên quan
    ‘TQ đánh VN vì muốn làm ăn với Mỹ’
    Thủ tướng VN nói về cuộc chiến 1979
    ‘Nhảy múa cản trở người tưởng niệm 1979′
    Chủ đề liên quan
    Quan hệ Việt Trung
    BBC: Trung Quốc đã tuyên bố cuộc chiến năm 1979 là nhằm mục đích “dạy cho Việt Nam một bài học”, và một số nguồn nói quyết định giới hạn cuộc chiến trong vòng hai tuần đã được đưa ra nhiều tháng trước khi nó chính thức bùng nổ. Xét những yếu tố trên, ông đánh giá thế nào về mức độ thành công của Trung Quốc trong cuộc chiến với Việt Nam?
    Giáo sư Carl Thayer: Căng thẳng dọc biên giới Việt-Trung đã bắt đầu leo thang từ năm 1976 và dẫn đến kết cục là việc Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh với Việt Nam.
    Bắc Kinh đã lên kế hoạch đánh Việt Nam từ năm 1978 nhưng sau đó đến tận giữa tháng Hai năm 1979, quyết định cuối cùng mới được đưa ra.
    Đặng Tiểu Bình đã có cuộc họp với các quan chức cấp cao vào ngày 16/2, một ngày trước khi nổ ra chiến tranh biên giới. Ông tuyên bố cuộc chiến sẽ được giới hạn về cả phạm vi lẫn thời gian, và lực lượng tham chiến chỉ bao gồm các lực lượng trên bộ.
    Đặng Tiểu Bình và các tướng lĩnh của ông ta nghĩ rằng họ có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra chỉ trong vài ngày. Điều này đã không xảy ra.
    Trung Quốc đã sử dụng việc chiếm được Lạng Sơn ba tuần sau khi tiến quân qua biên giới để tuyên bố chiến thắng và đơn phương rút quân.
    Những mục tiêu mà Trung Quốc đề ra, trong đó có việc buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia nhằm giảm sức ép cho đồng minh Khmer Đỏ của họ, đã không thể đạt được. Việt Nam đã tiếp tục tấn công Khmer Đỏ và không rút quân khỏi Campuchia để tiếp viện cho biên giới phía Bắc.
    Trung Quốc cũng muốn tiêu diệt các lực lượng chính của Việt Nam ở cấp sư đoàn đang đóng gần khu vực biên giới. Tuy nhiên Việt Nam đã giữ các lực lượng chính lại phía sau và Trung Quốc đã không thể loại các đơn vị này ra khỏi vòng chiến. Việt Nam chủ yếu chỉ sử dụng dân quân và bộ đội địa phương trong suốt cuộc chiến với Trung Quốc.
    Một trong các mục tiêu khác của Trung Quốc là chiếm các tỉnh lớn như Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn, và phá hủy hệ thống phòng thủ cũng như cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới phía Bắc của Việt Nam. Trung Quốc đã đạt được mục tiêu này, nhưng không phải chỉ sau vài ngày, mà là sau nhiều tuần giao tranh ác liệt và phải chịu thiệt hại nặng nề.

    Vũ khí quân PLA sử dụng trong chiến tranh năm 1979 không được cho là hiện đại
    Không ngờ được thất bại
    BBC: Một số ý kiến cho rằng Đặng Tiểu Bình phát động chiến tranh với Việt Nam vì ông ta muốn giữ cho quân đội bận bịu để rảnh tay giải quyết mâu thuẫn nội bộ. Ông có đồng ý với điều này?
    Giáo sư Carl Thayer: Trước Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 vào tháng 11-12 năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã được phục chức và có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ đa số trong giới lãnh đạo Trung Quốc thời bấy giờ.
    Đặng là người có quan điểm cứng rắn chống lại Việt Nam kể từ khi hai nước bắt đầu có xung đột về vấn đề Hoa kiều. Việc Việt Nam đưa quân vượt biên giới Tây Nam để tiến vào Campuchia tháng 12 năm 1978 có lẽ là một giọt nước tràn ly.
    Khi Đặng Tiểu Bình đã có thể ra lệnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) “dạy cho Việt Nam một bài học”, điều đó cho thấy ông ta là một lãnh đạo không có đối thủ.
    Bên cạnh đó, Đặng Tiểu Bình cũng cho rằng Trung Quốc có thể thu về những kinh nghiệm chiến trường cần thiết từ cuộc chiến với Việt Nam.
    BBC: Nhiều sử gia cho rằng cuộc chiến là cách Đặng Tiểu Bình thử khả năng chiến đấu của quân PLA và nó phục vụ kế hoạch hiện đại hóa quân đội của ông ta, bởi nó làm bộc lộ nhiều điểm yếu của quân đội PLA thời bấy giờ. Ông nghĩ gì về điều này?
    Giáo sư Carl Thayer: Trung Quốc đã thực hiện ‘Bốn hiện đại hóa’ một năm trước khi phát động chiến tranh với Việt Nam, trong đó hiện đại hóa quân sự được ưu tiên cuối cùng.
    Việc thử khả năng chiến đấu của quân PLA không phải là điều Đặng Tiểu Bình muốn ưu tiên hàng đầu, mà thay vào đó, ông ta muốn có một chiến thắng vang dội trước Việt Nam, và cùng một lúc, thu về những kinh nghiệm quý giá trên chiến trường.
    Đặng Tiểu Bình và các tướng lĩnh của ông ta không ngờ rằng quân PLA đã không đủ khả năng thực hiện ‘chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại’.

    Các lực lượng tham chiến của Việt Nam năm 1979 chủ yếu là dân quân và bộ đội địa phương
    Vì sao muốn lãng quên?
    BBC: Theo ông thì vì sao Trung Quốc lại muốn lãng quên một cuộc chiến mà họ gọi là ‘chiến tranh tự vệ’, nhất là khi họ đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến đó?
    Giáo sư Carl Thayer: Ít có quốc gia nào muốn nhớ đến thất bại của mình trong chiến tranh. Trung Quốc cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
    Cái khó của Trung Quốc là làm sao có thể tưởng niệm chiến tranh biên giới mà không làm dấy lên nghi vấn về tuyên bố chiến thắng của Đặng Tiểu Bình.
    Một mặt khác, nếu nhìn lại cuộc chiến biên giới năm 1979 thì có thể thấy là chính Trung Quốc, không phải Việt Nam, là nước đi xâm lược.
    BBC: Cuộc chiến đã thay đổi những chính sách ngoại giao và quân sự của Trung Quốc như thế nào, thưa ông?
    Giáo sư Carl Thayer: Cuộc chiến biên giới là hồi chuông cảnh tỉnh đối với Bắc Kinh, buộc họ phải hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa quân PLA.
    Trong cuộc chiến năm 1979, Trung Quốc đã sử dụng những đợt tiến công với quân số đông đảo như thời Chiến tranh Triều Tiên.
    ‘Chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại’ là chiến lược dùng để bảo vệ Trung Quốc trước một kẻ thù hiện đại hơn. Đó là một ‘chiến tranh nhân dân’ được sửa đổi để sử dụng cho việc xâm lược một nước khác.
    Trong ‘chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại’ vào năm 1979, quân PLA đã không sử dụng những loại vũ khí đặc biệt hiện đại.
    Yếu tố duy nhất của ‘chiến tranh nhân dân’ trong cuộc chiến năm 1979 đó là việc huy động dân quân cho công tác hậu cần vào bảo vệ hậu phương. Tuy nhiên ngay cả khi đó, các đơn vị của Việt Nam cũng vẫn có thể tiến qua biên giới của Trung Quốc nhằm “phản công để tự vệ”, dù họ không gây ra thiệt hại nặng nề.
    Quan hệ Việt-Trung đã đóng băng hơn 10 năm và trong thời gian này, Trung Quốc vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Khmer Đỏ.
    Chính sách ngoại giao của Trung Quốc chỉ bắt đầu thay đổi sau sự sụp đổ của Liên Xô dưới thời Gorbachev. Chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng chỉ thay đổi đáng kể sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991 và sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia năm 1989.

    • LeThiep says:

      Sau khi ăn những cái tát bốp chát như Trời giáng của Tàu cộng ở biên giới, bè lũ Việt cộng chư hầu đành phải khẩu phục , tâm phục bọn đế quốc đầu sỏ:

      Đại tá kiêm nhà văn Việt cộng Phạm Đình Trọng : Đảng Cộng sản Trung Hoa phát động cuộc chiến tranh biên giới đánh Việt Nam ác liệt suốt mười năm, 1979 – 1989. Tháng chín, năm 1989, Trung Hoa vừa ngừng đánh Việt Nam thì tháng chín năm 1990 các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vội hấp tấp sang gặp các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Hoa ở tỉnh lẻ Thành Đô cầu thân với Trung Hoa để dựa vào Trung Hoa duy trì sự thống trị xã hội của đảng Cộng sản Việt Nam, Cái hình ảnh ông Đỗ Mười đến Thành Đô hớn hở chạy tới, ngước lên, ôm chầm lấy Giang Trạch Dân trong khi ông này không buồn cúi xuống, đã làm cho không người dân Việt Nam có lòng tự trọng nào không khỏi tủi nhục thay. Tưởng rằng đấy chỉ là biểu hiện ngốc nghếch của một ông già lẩm cẩm, nào ngờ, ngài gíáo sư – tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng cũng thật đáng phàn nàn khi uốn lưỡi nịnh nọt ngoại bang một cách rất không phải lối:

      “Ngày đó ngài Nguyễn Phú Trọng vừa được đảng của ngài phân chia cho chức Chủ tịch Quốc hội, ngài vội mau mắn sang ngay Trung Hoa hớn hở khoe với những người đứng đầu đảng cộng sản đàn anh rằng Trung Hoa là hướng tốt lành ngài chọn xuất ngoại đầu tiên ngay sau khi trở thành người đứng đầu cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Việt Nam!

      Câu nói của ngài làm cho những người Việt Nam còn chút lòng tự trọng đều phải cúi mặt lắc đầu nhưng sẽ làm đẹp lòng những người Trung Hoa đang đối thoại với ngài! Hảo lớ!”

      “Ôi chao, nhục nhã, ê chề quá! Cố giữ liên minh với sức mạnh bạo lực Trung Hoa làm điểm tựa cho đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại.

      “Đứng đầu cơ quan quyền lực cao nhất Nhà nước Việt Nam có lòng thành với Trung Hoa như vậy nên tàu chiến Trung Hoa cứ mặc nhiên ngang dọc trên biển Việt Nam, ngang nhiên bắn giết, cướp bóc dân chài Việt Nam, cấm dân chài Việt Nam đánh cá trên biển Việt Nam, xua đuổi công ty nước ngoài vào thăm dò dầu khí trên biển Việt Nam! Trước thực tế đau lòng đó, chủ nhiệm ủy ban an ninh – quốc phòng của Quốc hội Việt Nam nêu ý kiến đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải có báo cáo với Quốc hội Việt Nam về tình hình biển Đông để Quốc hội xem xét, cho ý kiến, ngài liền gạt phắt: Tình hình biển Đông có gì mới đâu mà phải báo cáo

  4. Huy says:

    Khi người Trung Quốc lên án cuộc chiến tranh biên giới 1979

    Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới, ngày càng có nhiều người Trung Quốc nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.

    Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới mà họ gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ” để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung Quốc”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”…., ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.

    “Một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”

    Dưới tiêu đề “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam – một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”, mạng “Tianya.cn” ngày 6/4/2012 đã cho đăng bài của tác giả “Tây Hồ kiếm khách”. Tác giả tự xưng là một cựu binh đã tham gia cuộc chiến tranh 17/2 này viết: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam là một cuộc chiến có vấn đề nghiêm trọng về cả hoạch định lẫn chỉ huy, cần phải nhìn nhận lại…Cuộc chiến đó thương vong quá nhiều.

    Quân đội ta (tức Trung Quốc – ND) không thể hiện được ưu thế về trang bị và chiến thuật; hệ thống hậu cần và tiếp tế hỗn loạn, thiếu sự hiệp đồng giữa bộ binh – xe tăng và mặt đất – trên không, không quân và tên lửa chiến lược không tham chiến; vũ khí nhẹ quân lính sử dụng quá cũ, không thực hiện được áp chế hỏa lực…

    Sĩ quan chỉ huy chiến trường hầu như không biết tác chiến hiệp đồng binh chủng, bộ thống soái cao nhất thì chiến lược hỗn loạn; chiến tranh không đạt được mục đích “trừng phạt Việt Nam, phá hủy tiềm lực và tài nguyên, sát thương quân chủ lực và chiến lược quân sự”, cũng không đạt mục tiêu chiến lược chính trị “làm Việt Nam tan rã, giúp chính phủ mới thân Hoa lên cầm quyền”. Tuy nhiên mục tiêu chính trị quan trọng trong nước là giải quyết vấn đề quyền chỉ huy quân đội thì đã được giải quyết thuận lợi”.

    Tác giả nêu lên “11 vấn đề bên trong cuộc chiến tranh cần được làm sáng tỏ”. Trong đó có một số vấn đề quan trọng sau:

    “1. Về nguyên nhân gây chiến tranh, đến nay vẫn chưa được giải thích công khai, chính thức và khiến người ta tin phục. Thậm chí Trương Thắng, Cục trưởng Cục Tác chiến (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái Bình) cũng thừa nhận trong hai cuốn sách của ông “Đi ra từ chiến tranh” và “Đặc công cuối cùng náu mình ở Đại lục”: về nguyên nhân của cuộc chiến tranh ấy, ngay Bộ trưởng Quốc phòng khi đó cũng không rõ vì sao ta phải tiến hành đánh Việt Nam”.

    2. Mục đích chiến lược cơ bản không đạt được.

    3. Trang bị tiên tiến xếp xó. Khi đó ta có các trang bị hiện đại máy bay, xe tăng, tên lửa, nhưng do những người chỉ huy không biết tác chiến hiệp đồng nên các trang bị đó thành đồ bỏ. Vốn ra một chiếc máy bay có thể giải quyết được vấn đề phong tỏa, nhưng phải dùng đến cả binh đoàn, đi ngược lại quan niệm giá trị trong chiến tranh.

    4. Tấn công không có bài bản. Vừa khai chiến, bộ đội đã ào ạt kéo vào. Khi tôi (tác giả- ND) ở điểm cao 796, nhìn xa nhìn gần, khắp mặt đất toàn là lính ta. Khi đó tôi đã phẫn nộ nói với Tham mưu trưởng: “Vào trong xóm tìm một đứa trẻ cũng không chỉ huy tồi như thế”. Một quả pháo, một loạt đạn của đối phương cũng quét sạch cả một mảng lớn lính ta.

    5. Hiện tượng tự thương trên chiến trường liên tiếp xảy ra. Để lẩn tránh chiến tranh, một số binh lính sau khi vượt biên đi xâm lược nước người khác đã tự bắn vào chân mình.

    6. Tiêu chuẩn chế độ cho lính bị thương quá lạc hậu. Sau khi bị thương, tôi được cấp 15 tệ, tương đương với thời kháng Nhật. Năm 2010, sau 31 năm, tôi nhận được 300 tệ tiền trợ cấp thương tật, bình quân 30 tệ/năm. Tiền tuất cho lính tử trận chỉ tương đương giá một con lợn: 300 tệ….”.

    “Một cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc”

    Đó là tiêu đề bài báo của một cựu binh đăng trên báo điện tử Thiết Huyết (Tiexue.net) ngày 18/7/2013. Tác giả viết: “Chiến tranh Triều Tiên chúng ta đạt được lợi ích là kìm chế quân Mỹ ở phía Nam vĩ tuyến 38; Chiến tranh Giải phóng, chúng ta giải phóng được Trung Quốc đại lục. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.

    Dưới đầu đề “Nhìn lại “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam””, tác giả Thường Thanh viết trên báo mạng “Botanwang.com” ngày 30/5/2013: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” có lẽ là cuộc chiến khiến mọi người Trung Quốc hiểu biết sự thật khó mở miệng nhất trong mọi cuộc chiến tranh đối ngoại kể từ năm 1949…

    Ngay khi đó đã có rất nhiều người nghĩ khác (với chính quyền) về giá trị của cuộc chiến tranh ấy. Lúc đầu, khi người ta nhìn thấy trên màn hình tivi hàng ngũ trùng điệp những binh lính Trung Quốc tuổi 18-20 kéo ra tiền tuyến, không khỏi cảm thán. Ít lâu sau lại thấy cảnh hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ xếp hàng ngay ngắn trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam, sự đau xót khó nói thành lời. Nhưng sự kinh dị còn ở phía sau: khi chiến tranh kết thúc cũng chả ai biết, cũng không có cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đã kết thúc rồi…

    Tôi nghĩ, sở dĩ nó kết thúc mà khó mở miệng nói được là vì khó nói rõ ngọn ngành cho quốc dân về tính chất của cuộc chiến tranh đó. Nói trắng ra, cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” thực tế là áp dụng kế “Vây Ngụy cứu Triệu” để giải cứu quân đội Khmer Đỏ đang bị Việt Nam đánh…

    Tính chất của cuộc chiến tranh đó được quyết định bởi tính chất của Khmer Đỏ! Khmer Đỏ là học trò của Đại cách mạng Văn hóa Trung Quốc, nhưng “Xanh hơn cả Xanh”, sự tàn bạo của họ đối với chính dân tộc mình đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử loài người. Họ đã áp dụng một chính sách khủng bố, diệt chủng tàn bạo….

    Theo tính toán khiêm tốn nhất, có khoảng 1,2 đến 3 triệu người CPC bị chết dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, chiếm ¼ dân số cả nước; trong đó có 215 ngàn người CPC gốc Hoa và gần như toàn bộ 20 ngàn người CPC gốc Việt.

    Ngày 25/12/1978, theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu nước CPC, quân tình nguyện Việt Nam đã phát động cuộc tiến công chống Khmer Đỏ. Thêm một trong những lý do để Việt Nam tiến công khi đó là để cứu kiều dân nước họ (các tác giả Trung Quốc còn chưa đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới tàn bạo mà Khmer Đỏ tiến hành chống Việt Nam ngay từ năm 1975 – TP). Nhân dân Căm Pu Chia khi đó không những không chống trả mà còn dẫn đường cho quân đội Việt Nam.

    Chỉ mất 2 tuần, ngày 7/1/1979, quân đội Việt Nam đã chiếm được Phnom Penh, lật đổ ách thống trị tàn bạo Khmer Đỏ. Điều đó cho thấy rõ ràng chế độ Khmer Đỏ không chiếm được nhân tâm.

    Sự nhiệt thành của các lễ kỷ niệm ngày quân tình nguyện Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ tổ chức các năm sau đó, đặc biệt là gần đây với sự tham gia của hàng vạn người Campuchia ở Phnom Penh, mà tại đó, các nhà lãnh đạo Campuchia đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam để “chấm dứt chương đen tối nhất trong lịch sử đất nước” này cho thấy hiệu quả khách quan của cái mà người Trung Quốc được giải thích là cuộc “xâm lược Căm Pu Chia” của quân đội Việt Nam.

    Những lời cảm tạ Việt Nam của người Cam Pu Chia nói lên một cách đầy đủ tính chất của cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”, cũng khiến chúng ta nghi ngờ về tính chính nghĩa của nó.

    “Một cuộc chiến thảm bại”

    Để tiến hành cuộc chiến tranh 17/2/1979, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một lực lượng khổng lồ 60 vạn quân gồm những quân đoàn chủ lực tinh nhuệ, được coi là thiện chiến nhất khi đó. Theo tiết lộ chính thức trên báo chí gần đây thì việc tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” được quyết định tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7/12/1978 và mệnh lệnh được ban hành vào ngày 8/12.

    Theo Nhân dân Nhật báo, cánh quân phía Quảng Tây do Hứa Thế Hữu gồm các quân đoàn 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149); cánh phía Vân Nam do Dương Đắc Chí chỉ huy gồm các quân đoàn 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 và lực lượng biên phòng, dân binh với tổng số quân hơn 600 ngàn, số tràn qua biên giới là 202 ngàn.

    Chỉ kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17/2 đến 16/3/1979), nhưng tổng cộng đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn, 268 xe quân sự (48 xe tăng) bị phá hủy, hư hỏng; bị chết 18.531 người, bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 238, bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến.

    Thương vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đã mất hơn 4.000 quân, đến mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương chết cho mất máu vì không được cấp cứu.

    Theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước vào giai đoạn tác chiến giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối với các đại đội xung kích, những đại đội này khi rút quân chỉ còn hơn chục người sống sót, mỗi tiểu đội chỉ còn 1-2 người.

    Theo Tienphong online

  5. Minh Phương says:

    Khi họ là “giáo sư, tiến sĩ, nhà sử học”

    (Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979) – Nếu theo lý thuyết của họ thì cũng nên “kỷ niệm” những ngày Pháp nổ súng tấn công đổ bộ vào Đà Nẵng, ngày Mỹ đổ quân vào miền Nam, hay ngày quân Polpot tràn qua biên giới Tây Nam tấn công Việt Nam như những sự kiện đánh dấu ngày đội quân xâm lược đặt chân lên mảnh đất hình chữ S này?

    Vừa qua, hàng loạt các bài báo ra đời như : “Cần tôn vinh thế hệ đã hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979”, “Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm”, “Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lãng”… Vậy phải chăng Nhà nước Việt Nam đã “lãng quên” cuộc chiến này? Phải chăng Nhà nước Việt Nam đã “không tôn vinh” các thế hệ đã hi sinh trong chiến tranh biên giới 1979? Phải chăng chiến thắng biên giới 1979 không phải chiến thắng “chống ngoại xâm”?
    Trước hết, phải khẳng định rằng Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như bao thế hệ người Việt Nam không bao giờ quên ơn những anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc trong tất cả các cuộc chiến tranh.
    Phần mộ của của các liệt sỹ hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ chống quân Trung Quốc xâm lược cũng đã và đang được quy tập về nằm trang trọng trong các nghĩa trang liệt sĩ. Gia đình của các Liệt sĩ cũng được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật, được chính quyền và nhân dân các địa phương hết lòng chăm sóc, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để có cuộc sống ngày càng được nâng cao như tất cả các liệt sỹ của các cuộc chiến tranh khác.
    Hằng năm đều có người dân và các đoàn đến dâng hương, tưởng niệm tại các nghĩa trang liệt sĩ vào các dịp lễ lạc. Nhiều tổ chức, cá nhân đã tổ chức các đợt thăm viếng, hỗ trợ các gia đình liệt sĩ hi sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979. Báo chí cũng có nhiều bài đàng hoàng viết về cuộc chiến này. Vậy thì có ai “lãng quên” không? Có ai “không tôn vinh” không?
    Ông Dương Trung Quốc, một người được báo chí tung hô là “nhà sử học” nhưng lại nhầm đến cả dòng họ của mình thì kêu gọi “Cần tôn vinh thế hệ đã hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979” trong bài trả lời phỏng vấn báo chí. Đặc biệt, ông ta còn nói rằng: “Giới sử học nhiều nước từng có chung mong muốn là làm sao sách giáo khoa không che giấu sự thật về các cuộc chiến tranh trong quá khứ, đồng thời không khoét sâu tâm lý thù địch giữa các dân tộc, quốc gia.”
    Thật nực cười khi chính ông ta là người nghiên cứu, tuyên truyền về sử lại có thể phát biểu suy nghĩ thiển cận như vậy? Sách giáo khoa nào che dấu sự thật? Thậm chí, trong bài trả lời phỏng vấn, Dương Trung Quốc đã lập lờ miệng lưỡi nhằm đổ tội cho Đảng và Nhà nước với câu “Phải chăng ai đó vẫn viện vào cái phương châm…”. Ông ta ngầm ý cho rằng chính quyền đã chỉ đạo xuyên tạc, che giấu đi những sự kiện lịch sử của Việt Nam? Ông vui lòng đọc lại Sử lớp 12 xem Nhà nước có che giấu gì không ông sử gia “Trung Quốc”.
    Ông Vũ Minh Giang thì hùng hồn “phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hi sinh”…. Tôi không hiểu rằng ông Vũ Minh Giang đã lên đến đồn biên phòng Pò Hèn chưa? Ông đã lên đến Lào Cai để xem các tên đường mang tên các anh hùng đã hi sinh tại Biên giới phía Bắc, hay về xã Minh Ngọc, thị xã Móng Cái để đặt hoa trước tượng đài của Liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm. Ông Giang thử tìm kiếm trên mạng với từ khoá “Trường Lê Đình Chinh” thì sẽ biết có bao nhiêu kết quả. Xin hỏi “ngài” rằng ai đã lấy mất vị trí của các anh hùng mà phải đòi trả lại?
    Nhà nước Việt Nam có bao giờ phân biệt đối xử hay “phân loại” liệt sĩ thành liệt sĩ chống Pháp, liệt sĩ chống Mỹ, liệt sĩ chống Trung Quốc, hay liệt sĩ chống Polpot chưa? Hay ý các “ngài” là phải có một ngày riêng cho các anh hùng liệt sĩ cuộc chiến chống Trung Quốc? Như vậy mới là “tôn vinh” chứ gì?
    Cứ nói đến Trung Quốc là các “ngài” lại nhảy chồm chỗm lên. Các “ngài” còn hô hào là “phải đưa sự kiện cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc” vào sách giáo khoa lịch sử (?) Không biết các “ngài” vì “quên” hay “cố tình quên” mà phát ngôn như vậy. Xin thưa các vị là sự kiện này đã được ghi rõ ràng trong sách giáo khoa “Lịch sử 12” (trang 207) và sách “Bài tập lịch sử 12” (trang 134).
    Các vị có thể nói rằng cần phải viết thêm vào hoặc tăng dung lượng cho phần sự kiện này thì nghe nó còn lọt lỗ tai. Bảo rằng SGK không có, cần phải đưa vào thì nghe ngứa lắm. Thiết nghĩ cách thiết thực nhất để tôn vinh các anh hùng liệt sĩ là quy tập hài cốt của các anh về nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc phần mộ của các anh, thăm hỏi, giúp đỡ gia đình họ và thực hiện đúng các chế độ đối với người có công theo quy định của pháp luật (Chính phủ Việt Nam đã và đang làm rất tốt) chứ không phải là hô hào tưởng niệm bằng nước bọt.
    Là những người được mệnh danh là trí thức, nhưng phương pháp đặt vấn đề của các “giáo xư”, “nhà xử học” phải nói là rất có vấn đề. Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho bọn chống phá, xuyên tạc, “dâm chủ” được nước lộng hành.
    Nhóm No-U FC thì bày ra trò lấy biểu tượng hoa sim làm “Ngày biên giới 17/2”, kêu gọi biểu tình tưởng niệm nhưng thực ra là chống chính quyền, phá rối trật tự trị an. Cái ý tưởng điên rồ và bã đậu nhất của chúng là kêu gọi “kỷ niệm ngày 17/2”, ngày mà quân Trung Quốc tấn công, tàn sát nhân dân nước ta. Từ cổ chí kim và cũng không có cái xó nào trên trái đất này lấy cái ngày mình bị đánh ra mà kỷ niệm.
    Nếu theo lý thuyết của bọn chúng thì cũng nên “kỷ niệm” những ngày Pháp đổ bộ vào Đà Nẵng, ngày Mỹ đổ quân vào miền Nam, hay ngày quân Polpot tràn qua biên giới Tây Nam tấn công Việt Nam như những sự kiện đánh dấu ngày đội quân xâm lược đặt chân lên mảnh đất hình chữ S này để cướp phá đất nước ta, tàn sát bắn giết nhân dân ta?
    Những “lều báo lố” như Mạnh Quân, tự xưng là phóng viên Báo SGTT, Thanh Niên thì đã không ngại ngần gì đưa thẳng lên Face của hắn rằng “bao nhiêu triều đại đã qua của VN, chưa từng thấy triều đại nào hèn đớn với bọn Tàu thế này”. “Nhà văn” như Phạm Quang Vinh (em của Phạm Quang Lập) thì trưng cái hình những kẻ chống đối chế độ biểu tình tại khu vực Tháp Bút – Hồ Hoàn Kiếm và cho rằng những người khác đang tập thể dục buổi sáng là sự phá rối đáng khinh bỉ và lố bịch và cho rằng “tôi cúi đầu trước tấm ảnh này để chữ không hèn”. Khi bị phản biện cứng họng thì tay “nhà văn” này vội vàng xóa comment và block ngay những người đã vạch mặt hắn.
    Chung quy lại là bọn chúng dùng đủ trò tiểu xảo để vu vạ và chửi bới chính quyền Việt Nam là hèn. Đây chính là chiêu bài mà bọn phản động, phá hoại, bán nước, “dâm chủ” ngày đêm kêu gào nhằm làm giảm uy tín của Đảng cộng sản Việt Nam, của Chính quyền nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
    Tất cả những trò hề ấy không ngoài việc để chúng kiếm cơm và phục vụ cho mưu đồ của bọn quan thầy của chúng. Những cái trò nhố nhăng của nhóm “dâm chủ” thì đã bị cộng đồng vạch mặt.
    Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là một số tờ báo, mang danh là báo chí cách mạng Việt Nam và một số “trí thức” (nhưng đang mơ ngủ và ngủ gật) lại trở thành những cái loa tuyên truyền cho bọn phản động, gieo rắc tư tưởng kích động, chống phá nhà nước, phá hoại mối quan hệ hữu nghị với tất cả các nước mà Đảng và Nhà nước đang dày công xây dựng và vun đắp.
    Cách đặt tít cũng như nội dung các bài phỏng vấn đã khiến cho không ít người thiếu tỉnh táo đã bày tỏ sự hoài nghi, thậm chí phẫn nộ với chính sách của Đảng và Nhà nước về cái sự gọi là “hèn” của “nhà cầm quyền” Việt Nam đối với Trung Quốc. Cái mà bọn chúng muốn là gieo vào nhân dân ta tư tưởng “bài Trung”, từ đó phá hoại mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, gây bất ổn, rối ren để chúng thừa nước đục thả câu. Do vậy mọi người cần phải tỉnh hết sức tỉnh táo!

    • LeThiep says:

      Dư lợn viên mp đọc nhá :

      Tổng thống Nga Putin – cựu trùm tình báo Liên xô KGB – phát biểu: Kẻ nào tin những gì Cộng sản nói là không có cái đầu.

      Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên xô Gorbachev : “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”

      Nguyễn Khải -đại tá, đại biểu quốc hội CSVN, phó chủ tịch hội nhà văn CS: Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ…

      Xuân Vũ – một cựu cán bộ thời kháng chiến-: Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ chúng làm là làm bậy .

      • Minh Phương says:

        Những người chống Cộng ra sức bịa đặt, xuyên tạc sự thật, nhưng không đánh lừa được những con người chân chính và có hiểu biết, chỉ đánh lừa được đồng bọn với nhau theo kiểu ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
        - Tổng thống Nga Putin nói: “Ai không luyến tiếc thời Xô Viết là không có trái tim, ai muốn quay lại thời Xô Viết là không có khối óc”.
        - Khi một phóng viên hãng thống tấn Ita Tass của Nga hỏi vì sao ngài rời bỏ đảng Cộng sản Liên Xô, ông Putin trả lời: “Không, tôi không rời bỏ đảng Cộng sản Liên Xô, chỉ có đảng Cộng sản Liên Xô tự giải thể, bằng chứng là thẻ đảng của tôi còn trong ngăn kéo”.
        - Khi Pu tin lên làm tổng thống Nga, ngay năm đầu tiên làm tổng thống – năm 2000, ông Putin đã ký các dự luật hiến pháp liên bang về quốc huy, quốc kỳ và quốc ca. Các dự luật này được Viện Duma (Hạ viện Nga) thông qua vào 8/12/2000 và Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) phê chuẩn vào ngày 20/12/2000. Theo đó, nhạc quốc ca của Nga chính là nhạc của quốc ca Liên Xô trước đây do Josef Stalin chọn năm 1943, chỉ thay đổi phần lời cho phù hợp với tình hình nước Nga hiện tại. Ông giải thích quyết định đặt nhạc quốc ca Liên Xô bên cạnh các biểu tượng khác như là một cách bày tỏ sự kính trọng đối với các vinh quang về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, nghệ thuật và khoa học ở các giai đoạn khác nhau, trong đó có giai đoạn Xô Viết trong lịch sử hàng ngàn năm của nước Nga.
        - Năm 2004, Putin ra sắc lệnh lấy ngày kỷ niệm Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga 07/11/1917, làm ngày Đoàn kết Dân tộc hàng năm. Cả nước được phép sử dụng quốc kỳ Liên Xô và cờ của quốc tế Cộng sản [nền đỏ, chính giữa có hình búa liềm màu vàng] trong những ngày kỷ niệm chiến thắng Phát xít Đức, ngày Đoàn kết Dân tộc và những ngày quốc lễ quan trọng khác. Sắc lệnh cũng quy định quân đội Nga được dùng cờ của quân đội [quân kỳ] Liên Xô làm quân kỳ của quân đội Nga. Ông giải thích, quân đội Nga kế thừa và phát huy tất cả sức mạnh và truyền thống oai hùng, oanh liệt, hiển hách của quân đội Liên Xô nên phải dùng quân ký quân đội Liên Xô cho quân đội Nga.
        - Bọn chống Cộng ở Nga đòi đưa thi hài Lê Nin ra khỏi lăng Lê nin và phá bỏ các bức tượng Lê nin. Nhưng Putin đã ký sắc lệnh giữ nguyên hiện trạng, vẫn giữ thi hài Lê nin ở trong lăng và giữ nguyên các bức tượng Lê nin trên toàn Nga, coi đó là lịch sử, văn hóa, khoa học và nghệ thuật của nước Nga.
        - Các ngày lễ kỷ niệm, diễu binh, người ta dựng bình phong che khuất lăng Lenin, khiến dư luận cho rằng ông chống V.I. Lenin. Nhưng bộ đôi Putin-Medvedev còn, thì bọn chống Cộng Nga đừng hòng đưa V.I. Lenin ra khỏi lăng. Sang thăm Việt Nam, Putin, Medvedev đều đàng hoàng và trịnh trọng, thành kính vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều mà nhiều nguyên thủ nước ngoài muốn cũng không dám, vì ngại “viếng “Trùm” CS Việt Nam”.
        - Mới đây, Tổng thống và Thủ tướng CHLB Nga đưa Việt Nam lên đối tác chiến lược tin cậy đặc biệt. Putin khẳng định: “Việt Nam là nước DUY NHẤT được tham gia cùng Nga nghiên cứu và ứng dụng phát triển khoa học kỹ thuật quân sự và vũ khí”, Tổng thống Nga Putin tuyên bố công khai với thế giới như vậy đấy.
        + Tóm lại, từ sâu thẳm cõi lòng của Putin, ông vẫn là Người Cộng sản, nhưng tình hình nước Nga và cương vị tổng thống Nga của ông không cho phép ông lộ rõ điều đó.

        LeThiep và những người chống Cộng có đủ sức bịa đặt, xuyên tạc những sự thật hiển nhiên như trên hay không? Sự bịa đặt, xuyên tạc của các vị không bao giờ thu phục được nhân tâm của nhân loại tiến bộ, càng không đủ sức thuyết phục được những con người chân chính, có hiểu biết. Càng bịa đặt, xuyên tạc thì càng bộc lộ đầu óc và trái tim đen tối, bẩn thỉu, hèn hạ của các vị mà thôi.

      • Hoàng says:

        Nhìn chung, tất cả những người chống Cộng trên diễn đàn Đà Chim Việt không đủ trình độ để phản biện những ý kiến quá sắc sảo của ông Minh Phương nên thường đánh trống lãng hoặc tru bậy, sủa bậy.
        Mỗi khi các ông Minh Phương, Huỳnh, Huy và vài ông nữa đăng ý kiến là cả một bầy chống Cộng nhao nhao tru hội đồng, sủa hội đồng, nhưng vẫn chỉ là chiêu bài đánh trống lãng hoặc tru bậy, chửi bậy.
        Cho nên, bọn chống Cộng bán nước bị bại trận, đầu hàng không điều kiện là phải. 39 năm qua bọn chống Cộng kêu gào vỡ cả cuống họng để lật đổ CSVN mà không làm rụng được cái lông chân nào của CSVN cũng là phải, đúng với khả năng của bọn chống Cộng, bán nước.

      • LeThiep says:

        Rỗi hơi đâu mà ngồi đọc tin tức của dư lợn viên mp của Quỷ Đỏ chuyên láo lường, dối trá , bịp bợm , bịa đặt ném lên diễn đàn .

        Đại sứ Hoa kỳ lột mặt nạ Quỷ Đỏ Việt cộng nói láo :

        Báo Việt Nam bịa đặt lời Đại sứ Mỹ
        August 09, 2013

        HÀ NỘI (NV) .- Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đòi báo ở Việt Nam cải chính và xin lỗi khi đưa tin đại sứ David Shear phát biểu nhân quyền tại Việt Nam “cải thiện đáng kể”, một điều ông không nói.

        Nhiều báo lớn ở Việt Nam đăng tải tường thuật cuộc họp báo của đại sứ David Shear buổi chiều ngày Thứ Tư 7/8/2013. Tuy mỗi báo tường thuật dài ngằn khác nhau, phần lớn đều nói vắn tắt và gây ấn tượng mạnh khi cho hay Hoa Kỳ, qua lời ông Shear, trả lời một câu hỏi đã nói rằng “sẽ xem xét nghiêm túc đề xuất của Việt Nam về dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương”.

        Theo tin Đài VOA, cơ quan truyền thanh trực thuộc Bộ Ngoại Giao phục vụ thính giả hải ngoại, chương trình phát thanh Việt ngữ hôm Thứ Sáu, cho biết “Đại sứ quán Hoa Kỳ khẳng định báo chí Việt Nam đã đưa tin sai, đại sứ David Shear không hề phát biểu rằng nhân quyền Việt Nam “cải thiện đáng kể.”

        Nguồn tin VOA cho biết “Tòa đại sứ Mỹ nói sau khi phát hiện hôm 8/8, họ đã yêu cầu đính chính và đề nghị xin lỗi”.

        Chưa thấy báo Tiền Phong có lời đính chính và xin lỗi nào trên báo Online nhưng bản tin tường thuật cuộc họp báo của đại sứ Shear không thấy nữa. Ông Shear nhiều lần đã từng tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không bán võ khí sát thương cho Việt Nam khi nhân quyền chưa cải thiện.

        Khi tiếp xúc với báo chí lần đầu tiên ngày 9/9/2011 sau khi nhận chức đại sứ tại Hà Nội, ông Shear cũng từng tuyên bố là “Bán võ khí cho Việt Nam vẫn còn chưa biết bao giờ, một phần vì vấn đề nhân quyền”.

        Trong cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 7/8/2013, ông Shear trả lời câu hỏi của một ký giả khi nào thì Mỹ sẽ bỏ cấm vận võ khí sát thương đối với Việt Nam rằng “Phía Việt Nam đã bầy tỏ ước muốn bỏ điều cấm đó và chúng tôi sẽ cứu xét lời yêu cầu đó một cách nghiêm chỉnh. Nhưng chúng tôi cũng tin rằng để tạo được hậu thuẫn chính trị hầu dỡ bỏ điều cấm…chúng tôi cần nhìn thấy một số tiến bộ về nhân quyền từ phía Việt Nam”.

        Lời tuyên bố này được ghi lại trên giấy trao cho báo chí của Việt Nam hôm Thứ Tư và được Tòa Đại Sứ phổ biến lại hôm Thứ Năm, theo bản tin Wall Street Journal.

        ****Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên xô Gorbachev: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”

        Tổng thống Nga Putin : Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu.

        Nguyễn Khải -đại tá, đại biểu quốc hội CSVN, phó chủ tịch hội nhà văn CS: Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ…

        Xuân Vũ – một cựu cán bộ thời kháng chiến-: Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ chúng làm là làm bậy .

        Nhà văn Nguyên Ngọc ở Việt nam : Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối.Việt cộng chuyên láo lường, dối trá , bịp bợm , bịa đặt ném lên diễn đàn .

        Đại sứ Hoa kỳ lột mặt nạ Quỷ Đỏ Việt cộng nói láo :

        Báo Việt Nam bịa đặt lời Đại sứ Mỹ
        August 09, 2013

        HÀ NỘI (NV) .- Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đòi báo ở Việt Nam cải chính và xin lỗi khi đưa tin đại sứ David Shear phát biểu nhân quyền tại Việt Nam “cải thiện đáng kể”, một điều ông không nói.

        Nhiều báo lớn ở Việt Nam đăng tải tường thuật cuộc họp báo của đại sứ David Shear buổi chiều ngày Thứ Tư 7/8/2013. Tuy mỗi báo tường thuật dài ngằn khác nhau, phần lớn đều nói vắn tắt và gây ấn tượng mạnh khi cho hay Hoa Kỳ, qua lời ông Shear, trả lời một câu hỏi đã nói rằng “sẽ xem xét nghiêm túc đề xuất của Việt Nam về dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương”.

        Theo tin Đài VOA, cơ quan truyền thanh trực thuộc Bộ Ngoại Giao phục vụ thính giả hải ngoại, chương trình phát thanh Việt ngữ hôm Thứ Sáu, cho biết “Đại sứ quán Hoa Kỳ khẳng định báo chí Việt Nam đã đưa tin sai, đại sứ David Shear không hề phát biểu rằng nhân quyền Việt Nam “cải thiện đáng kể.”

        Nguồn tin VOA cho biết “Tòa đại sứ Mỹ nói sau khi phát hiện hôm 8/8, họ đã yêu cầu đính chính và đề nghị xin lỗi”.

        Chưa thấy báo Tiền Phong có lời đính chính và xin lỗi nào trên báo Online nhưng bản tin tường thuật cuộc họp báo của đại sứ Shear không thấy nữa. Ông Shear nhiều lần đã từng tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không bán võ khí sát thương cho Việt Nam khi nhân quyền chưa cải thiện.

        Khi tiếp xúc với báo chí lần đầu tiên ngày 9/9/2011 sau khi nhận chức đại sứ tại Hà Nội, ông Shear cũng từng tuyên bố là “Bán võ khí cho Việt Nam vẫn còn chưa biết bao giờ, một phần vì vấn đề nhân quyền”.

        Trong cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 7/8/2013, ông Shear trả lời câu hỏi của một ký giả khi nào thì Mỹ sẽ bỏ cấm vận võ khí sát thương đối với Việt Nam rằng “Phía Việt Nam đã bầy tỏ ước muốn bỏ điều cấm đó và chúng tôi sẽ cứu xét lời yêu cầu đó một cách nghiêm chỉnh. Nhưng chúng tôi cũng tin rằng để tạo được hậu thuẫn chính trị hầu dỡ bỏ điều cấm…chúng tôi cần nhìn thấy một số tiến bộ về nhân quyền từ phía Việt Nam”.

        Lời tuyên bố này được ghi lại trên giấy trao cho báo chí của Việt Nam hôm Thứ Tư và được Tòa Đại Sứ phổ biến lại hôm Thứ Năm, theo bản tin Wall Street Journal.

        ****Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên xô Gorbachev: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”

        Tổng thống Nga Putin : Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu.

        Nguyễn Khải -đại tá, đại biểu quốc hội CSVN, phó chủ tịch hội nhà văn CS: Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ…

        Xuân Vũ – một cựu cán bộ thời kháng chiến-: Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ chúng làm là làm bậy .

        Nhà văn Nguyên Ngọc ở Việt nam : Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối.

      • UncleFox says:

        Minh Phương “trọng thị” gã độc tài Putin quá nên hóa ra đần độn Nếu ĐCS Liên Sô hay CNCS tốt đến thế sao sau hơn bảy thập niên tác oai tái quái lại bị nhân dân Nga ném vvào hố xí lịch sử ?
        Cái câu “Kẻ nào không luyến tiếc thời kỳ Liên Sô là không có trái tịm Kẻ nào muốn quay lại thời Liên Sô là không có đầu óc” cho thấy thời kỳ Soiet nó khốn nạn lắm nên mấy triệu đảng viên CS mới dửng dưng đứng nhìn đồng chí Boris Yeltsin đá đít, đặt nó ra ngoài vòng pháp luật
        Cái việc hợp tác sản xuất vũ khí thì Nga đã làm với nhiều nước rồi, đặc biệt là Ấn Độ Đâu phải chỉ duy nhất có Viet Nam mà nhắng lên như thế ?

        Minh Phương viết ngớ nga ngớ ngẩn như thế mà cũng có đứa khen là “sâu sắc”. Cái lò VC chỉ đẻ ra những con Vẹt thế này thì làm gì phát minh, sáng chế dduoc. như Thailand, quốc gia mà những con Vẹt chê bai là thiếu “ổn định chính trị” …

      • Kim Khanh says:

        Tôi đó các vị chống Cộng viết được một comment có nội dung và ngôn từ sâu sắc, chặt chẽ và nghiêm túc như của ông Minh Phương.
        Nếu các vị chống Cộng viết được một comment như của ông Minh Phương thì VNCH đã không ăn trộm, ăn cướp bài Tiếng Gọi Thanh Niên của ông nhạc sỹ tài hoa của chế độ mà VNCH thù tận xương tủy là chế độ VNCS rồi đổi tên thành bài Tiếng Gọi Công Dân và sửa vài ca từ để làm quốc ca của VNCH.
        Nếu các vị chống Cộng viết được một comment như của ông Minh Phương thì VNCH đã không bị bại trận, đầu hàng không điều kiện CSVN.

      • UncleFox says:

        Không ngờ Kim Khanh lại ngu … “sâu sắc” như thế . Bài “Thanh Niên Hành Khúc” của Lưu Hữu Phước viết đầu thập niên 1940s, khi ông Phước còn là một sinh viên quốc gia, chẳng có liên quan gì đến mấy ông cố nội Việt Minh CS chuyên ngành khủng bố cả . Thế nên đấy là tài sản chung của những người yêu nước, và ông LHP cũng chưa từng phản đối khi tổng hội sinh viên Hà Nội chọn bản SVHK làm nhạc hiệu và sau đấy thì QGVN của quốc trưởng Bảo Đại chọn làm quốc thiều …
        Còn nói đến ăn cắp, ăn cướp thì không thể nhắc đến “vụ việc” cuốn Ngục Trung Nhật Ký mà “bác Hồ” cầm nhầm . Chắc Kim Khanh thể nào cũng giãy nảy lên bảo cuốn ấy là do đích tay “bác” sáng tác phải không ? Nếu đúng quyển NTNK do “bác” viết thì “bác” của Kim Khanh đích thực là một tên Tầu nguỵ trang thành người Việt, len lỏi vào nắm đầu cái đảng Cộng Phỉ An Nam để phục vụ cho mục tiêu thôn tính nước ta một cách âm thầm .
        Thế mà Kim Khanh và đồng bọn vẫn hàng ngày cong đít lên vái lạy thằng Tầu gián điệp ấy mới thật là nản chí bầu cua chó cái lò Vi-Xi phản quốc ! Đẹp mặt quá nhỉ !

    • vu trung says:

      Có người nhận diện nói thấy Minh Phưong là 1 trong những vũ công nhảy nhót hôm 17/2 vừa qua .

      • Nhà Dân chủ Xuân Diện says:

        Toàn là đoán mò.
        Vậy tôi cũng đoán mò: Có người thấy vu trung đi ăn cướp và hiếp dâm trẻ em.

      • vu trung says:

        “Nhà Dân chủ Xuân Diện says:”

        Có nhớ lộn hông dậy, hông phải hôm ấy, mà là cái hôm toàn dân nổi dậy lật đổ cái chế độ cs thối nát nầy, và đó là cái hậu quả sẽ xảy ra cho đảng viên cs đấỵ Bắt đầu lo đi là vừa :)

    • Lịch Sử says:

      Tặng Minh Phương một bức hình lịch sử :

      http://old.danchimviet.info/wp-content/uploads/2011/05/dtb1-400×292.jpg

      Việt Nam Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông, chung một ý, chung một lòng, chung một Biển Đông…chung màu cờ hồng thắng lợi ….

      Việt Nam Trung Hoa nách kề nách, vai kề vai , mông kề kề mông, chung một chiếu chung một giường chung một bao cao su….đã qua xử dung …a …a…a…a .Hồ Chí Minh – Đặng Tiều Binh À…á …a …

  6. LeThiep says:

    Tai mắt nhân dân và quân báo Việt cộng !!!

    (Trích ) Theo cuốn sách “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt” của nhà xuất bản Đại Học Tứ Xuyên trong năm 1993 thì ngay trong Hội Nghị Quân Uỷ Trung Ương từ 7 đến ngày 9 tháng 12 năm 1978, Tàu cộng đã quyết định đánh Việt Nam. Trong ngày 9-12-1978, quyết định này đã được “tuyệt mật” chuyển tới tay tướng Hứa Thế Hữu. Trong khi mãi tới ngày 25-12-1978, quân đội Việt Nam mới bắt đầu mở chiến dịch đánh sang Phnompênh ( Cam bốt).

    Như vậy lý do Trung cộng đánh Việt Nam không phải vì đàn em Cam bốt bị Việt Nam tấn công, theo như một số tài liệu khác đã viết.

    Trong cuộc tấn công,Trung Quốc đã điều động tới 20 sư đoàn bộ binh ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến.

    Thế nhưng nhiều cán bộ lãnh đạo của Việt Nam lúc bấy giờ cũng đều đã nhắc tới sự ngỡ ngàng vì không lường trước được quy mô tấn công của quân đội Trung Quốc. Thiếu tướng Nguyễn trọng Vĩnh, người lúc đó là đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, nói với BBC rằng khi nghe tin, ông hoàn toàn bất ngờ.

    Tiến sĩ Hoàng Kim Phúc thuộc đại học Oxford, Anh Quốc, ngày 24 tháng 2, năm 2009 thuật lại rằng :
    “Ở nhiều nơi khi tôi đến, danh nghĩa là cuộc chiến đã qua 20 năm, ký ức về sự man rợ của cuộc chiến như vừa mới hôm qua. Lần đầu đến Hà Giang, ngồi cạnh bác lái già chạy xe Hà Giang-Vị Xuyên, ông kể “Năm 79 nó sang, dân bên mình hoàn toàn bị bất ngờ, vì thế thiệt hại là vô kể.
    ”Nó rút đi đặt mìn giật sập bất cứ cái gì gọi là do tay con người tạo nên. Mìn nó còn gài lại vô số trong các khu dân cư, tỉnh lộ. Mà nào có yên, pháo nó còn “củng” sang đây liên tục tới năm 88-89.
    ”Thằng con tôi đi củi với hai thằng bé cùng lớp bị trúng mìn. Hai đứa chết, một đứa cụt hai chân, mù mắt. Phía Việt Nam đã hoàn toàn bị bất ngờ trong cuộc chiến 79″.

    ”Khu vực “Hữu nghị Quan”, dân các xã xung quanh kể lại là chiều hôm trước lính Tàu còn sang đá bóng với thanh niên địa phương và lính biên phòng Việt Nam. Tối hôm đó có chiếu bóng ngoài bãi, bọn lính Tàu còn sang chơi đầy, thế mà sáng hôm sau nó tấn công.

    Nhóm nghiên cứu của tôi đã “nằm” ở Cà Liểng, nơi có hẻm núi hẹp, độc đạo, mà xe tăng Trung Quốc đã vào Việt Nam ở ngả Cao Bằng. Một cô giáo bản, dân tộc Mèo “đen” sáng hôm đó chở ông bố xuống huyện khám bệnh.

    Tự dưng thấy rất nhiều xe tăng với “bộ đội” ngồi trên ở phía sau tiến tới. Ông cụ giơ tay chào nhưng sau thấy xe tăng cứ tiến sát như muốn nghiến lên chiếc xe đạp, ông kêu ầm lên để các chú “bộ đội” nghe thấy.Đột nhiên thằng ôn vật ngồi trên tháp pháo rút súng làm đánh đùng một cái vào đầu ông cụ. Ông cụ lăn xuống chết tức khắc, cô con gái sợ quá quăng xe đạp lao vào rừng, chạy tắt xuống huyện đội. Lúc đó người ta mới ngã ngửa ra là Tàu đánh.

    Dân Thạch An, Cao Bằng mạnh ai nấy chạy, giạt hết lên núi.Vào sâu trong rừng, người đồng bào sau đó tìm thấy những vạt rừng phủ kín quần áo, võng, bạt, vỏ đồ hộp và phân…của bọn lính sơn cước Tàu. Chúng đã ém quân từ khá lâu trước đó. Từ đỉnh núi, đồng bào địa phương nhìn ngay xuống bản, thậm chí sân nhà mình. Nhiều người phải liều mạng lẻn về để lấy muối, lấy dao, quần áo…”.

  7. DâM TiêN says:

    Chiến tranh CS uýnh CS tại biên giới ViệtTrung, chẳng có gì là bất ngờ sất!

    Khi các hoàng tử Miền Nam chúng tôi rời Sơn La dìa ” đóng quân” tại rừng
    kêu là trẹ K3 Trần Phú, thì tình hình Tàu Việt đã bắt đầu căng. Nhờ cái loa
    cộng phỉ mắc vô cây cao trên đồi hướng xuống, hoàng tử chúng tôi từ cuối
    tháng 12 năm 1976 đã biết sẽ có lộn xộn giữa 2 loài cộng phỉ ác ôn côn đồ.

    Trên đồi, cộng phỉ tồ chức công sự như có chiến tranh, “hỏa khí 37″ phòng
    không , trung liên RPD bốn góc trại Tù…nói là để “đảm bảo”an toàn cho
    các anh…(kéo Tàu nó bắt đi mất !).

    Riêng đám hoàng rử bụng đói cật rét, đã có kinh nghiệm đầy mình về tính
    thú vật tàn bạo của lũ Rợ Hồ dã man nhứt hàng nhân loại ! nên thầm
    mong tụi Tàu uýnh cho lũ này một trận tan hoang phen này…

    Cái loa trên đồi tiếp tục loan tin tụi Tàu thao dượt biên giới thách thức bên
    ta Rợ Hồ. Thu tướng Đồng Vẫu ra giấy ban khen bộ đội biên phòng luôn
    đề cao cảnh giác…chờ chết.

    Trước áp lực của Tàu, tụi cộng phỉ an nam bắt đầu ” mời” các hoàng tử
    xuôi nam.., gần nhà mình, dù sao về Miền Nam, vẫn hơn là ” trụ” tại Miền
    Bắc xã hội xã hội chũ nghĩa, nhìn các cô gái gầy còm thay trâu kéo cày
    mà lòng dạ tơi bời cho mình cho dân mình. Cộng phỉ ui, mi dã man quá…

    • Hoàng says:

      Lại thêm tên DâM TiêN từ chỗ thù hận CSVN nên mù quáng quay sang thù hận đất nước VN và mong giặc Tàu “uýnh cho lũ này {VN} một trận tan hoang phen này…”.
      Từ thù hận đã mù quáng chuyển thành phản quốc. Từ phản quốc tất yếu sẽ trở thành kẻ bán nước.

      • LeThiep says:

        Dư lơn viên:
        “Từ có Đảng cuộc đời chợt sáng
        Cơm thơm ăn với cá kho
        Công đức của Đảng con nhớ nghìn năm”

        Bọn dư lợn viên được dạy dỗ và nhận tiền của cái lò heo Việt cộng nên chúng mù quáng tưởng Đảng là Tổ quốc và Tổ quốc là Đảng . Nhận lệnh của cái lò heo, bọn dư lợn viên chạy lăng quăng trên mạng điên cuồng chụp mũ “phản quốc ” cho bất cứ ai chống Đảng Việt cộng chúng .

        Chúng cần phải học hỏi từ những người yêu nước như dưới đây :

        Phương Uyên: ‘Tôi yêu tổ quốc xin đừng đánh đồng với Đảng’

        Nguyên Kha: Tôi là người yêu nước, yêu dân tộc . Tôi chỉ chống đảng cọng sản , mà chống đảng thì không có tội .

      • DâM TiêN says:

        Nước? Còn đâu mà bán ru mà ?
        Trong chiến tranh, thì thằng Duẫn Hô nó nói, ta uýnh đây là uýnh cho
        Liên Sô và Trung Cooc mà!

        Còn thằng Đồng Vẩu thì ký công hàm công nhận quyền kiểm soát
        Biển Đông cho thằng Tàu.

        Vậy thì thiền sư DâM Tiên ta còn nước đâu mà bán. Tụi cộng phỉ
        của em Hoàng nó bán mẹ nó zồi…

      • Hùng says:

        LeThiep học mót nên không thuộc bài. Nghe đây để học lại cho thuộc mà vận dụng cho nhuần nhuyễn:

        “Từ có Đảng cuộc đời chợt sáng
        Bát cơm thơm tháng tám ngày ba
        Cơm thơm ăn với cá kho
        Công đức Bác Hồ bản nhớ nghìn năm”

        Ghi chú: Bản tức là bản làng, thôn bản.

    • LeThiep says:

      Phỏng đoán là một chuyện, nhưng điều quan trọng cần phải biết là khi nào địch thủ ra tay . Còn phỏng đoán thì có thể trật hay đúng .

      Trước 4/75, có quan thày Tàu cộng giúp cho về tình báo, chớ còn trong trận chiến Biên Giới đánh lại quan thày, thì dĩ nhiên quờ quạng bị ăn quả đấm thép bất ngờ ! Cả mấy trăm ngàn tên lính Tàu cùng xe tăng, đại pháo rùng rùng tiến bước mà tai mắt nhân dân lẫn quân báo chẳng biết trước chi sất để mà sẵn sàng .

    • tonydo says:

      Có em nào thuộc loại Rosa Chinensis kéo cày thay trâu ở đó không chiến hữu đàn anh quan Sáu?
      Chắc có, nên mới ở lại bóc hơn chục quyển lịch để được ngắm người đẹp Leng Leng Tố Chể ngày ngày chổng mông kéo cày.
      Thôi ở đời được cái này mất cái nọ! Chửi Cộng Phỉ quá, nó điếc tai, nhức đầu lăn ra chết hết thì lại phải quay về: Chống Cộng chửi Chống Cộng cho vui. Mệt lắm.
      Kính đàn anh.

  8. LeThiep says:

    Trong đám 30 hay 40 ngàn tên cán binh Việt cộng xác phơi chiến địa hay què cụt lê lết ắt hẳn không thiếu những tên trước đã từng rót pháo hay nã súng vào người dân Miền Nam trên đường chạy loạn xa lánh bọn chúng năm 1975 .

  9. LeThiep says:

    Dư lơn viên:

    “Từ có Đảng cuộc đời chợt sáng
    Cơm thơm ăn với cá kho
    Công đức của Đảng con nhớ nghìn năm”

    Bọn dư lợn viên được dạy dỗ và nhận tiền của cái lò heo Việt cộng nên chúng mù quáng tưởng Đảng là Tổ quốc và Tổ quốc là Đảng . Nhận lệnh của cái lò heo, bọn dư lợn viên chạy lăng quăng trên mạng điên cuồng chụp mũ “phản quốc ” cho bất cứ ai chống Đảng Việt cộng chúng .

    Chúng cần phải học hỏi từ những người yêu nước như dưới đây :

    Phương Uyên: Tôi yêu Tổ quốc xin đừng đánh đồng với Đảng .

    Nguyên Kha: Tôi là người yêu nước, yêu dân tộc . Tôi chỉ chống Đảng CS, mà chống Đảng thì không có tội .

  10. LeThiep says:

    Nếu tên Việt gian Hồ chí Minh đã không ngoạm cái chủ nghĩa rác rưởi Cộng sản tha về nước thì làm đếch gì có Trận Chiến Biên Giới và Cam Bốt.

    Xem đại pháo và hoả tiễn của Tàu cộng ào ạt bắn cày xới tung cả đất đai của Tổ quốc, đổ xuống đầu dân lành mà căm hận cả bè lũ Việt cộng lẫn Tàu cộng . Chớ còn hàng bốn, năm chục ngàn cán binh của những lực lượng gọi là Quân Đội Nhân Dân Việt Nam hay Trung quốc tử trận thì đám ruồi nhặng, giòi bọ đó càng chết nhiều bao nhiêu thì dân lành càng đỡ khổ bấy nhiêu .

    ***danoan says:
    17/02/2013 at 18:36

    Trung cộng diệt Việt cộng, đó là 2 thằng XHCN đánh nhau vì xung đột quyền lợi của khối cộng. Có gì đâu mà hãnh diện là nhân dân ta thắng Trung quốc xâm lược. Không thể so sánh với những trận thắng Trung Hoa trong lịch sử trước kia. Xin đừng nhầm lẫn.

    ***Đúng 35 năm về trước, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đem 700.000 quân vượt biên giới đánh Việt Nam. Ai đời lại đem chuyện thằng cha đánh con, thằng anh đánh em, để dạy cho một bài học ra làm rùm beng, kỷ niệm bao giờ.”

    Nguyễn Bá Chổi
    danlambaovn.blogspot.com

Leave a Reply to Huy