WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Vũ Anh – Ukraine sẽ đi về đâu?

LTS: Ukraine trở thành tâm điểm của thế giới, nhất là sau khi Putin đưa quân đội vào Crimea, bất chấp  hiệp ước về biên giới đã ký kết trước kia, cũng như sự lên án của dư luận quốc tế. Đã có rất nhiều bài viết, bài bình luận, phỏng vấn được đăng tải trong những ngày qua. Nhưng đa số của các phóng viên ‘từ xa’.  Bài viết dưới đây của Nguyễn Vũ Anh, một người Việt từ thành phố Odessa. Tác giả sang Ukraine du học từ cuối thập niên 80s và sau đó trở lại làm nghiên cứu sinh rồi cùng gia đình lập nghiệp tại mảnh đất này.

Với mục đích khiêm tốn là chia sẻ một góc nhìn trên Facebook, nhưng bài viết của anh đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Chúng tôi đã có đôi lời trao đổi cùng tác giả Nguyễn Vũ Anh về cuộc sống của người Việt ở Ukraine, kèm theo bài viết của anh:

 

- Odessa có khoảng bao nhiêu ngàn người Việt, thưa anh?

Tôi  không biết chính xác. Có lẽ khoảng từ 2-3 nghìn người. Thời gian cuối có khá nhiều người Việt từ Kharkov xuống nữa.

- Cuộc sống của người Việt bên đó bị ảnh hưởng như thế nào trước tình hình Ukraine hiện nay?

Tất nhiên là bị ảnh hưởng nặng nề vì buôn bán không được. Không chỉ người Việt mà người bản xứ cũng vậy.

- Còn về mặt an ninh thì sao? Cửa hàng có bị cướp phá gì không?

Hiện tại an ninh ở Odessa vẫn khá tốt. Gần như Odessa đứng ngoài các vụ bạo loạn ở Kiev. Sau bạo loạn cũng thấy báo chí nói về một số vụ bọn bịt mặt cướp của nhưng không xảy ra ở khu chợ nơi có nhiều người Việt buôn bán

- Odessa có lẽ thuộc vùng chịu ảnh hưởng nhiều của Nga, vậy theo nhận xét của anh thì sao?

Odessa nói tiếng Nga nhưng có không có sự gắn kết với Nga như các vùng miền Đông Ukraine. Odessa sẽ sớm theo quỹ đạo của chính quyền mới để ổn định cuộc sống.

- Có tờ báo trong nước nói, người Việt ở bên đó lo lắng trước lệnh tổng động viên, nhiều người nghĩ tới việc về nước, điều này có đúng không, thưa anh?

Đúng rồi. Người Việt mình có nhiều người có con trai đang ở độ tuổi đi lính có lo lắng việc con họ sẽ bị gọi đi lính.

- Theo cảm nhận của anh, chiến sự có thể lan rộng ra ngoài khu vực tự trị Crimea không?

Tôi nghĩ rằng không. Thứ nhất Ukraine sẽ kiềm chế để không xảy ra chiến tranh ngay trên đất Crimea. Máu đã đổ quá đủ trong bạo loạn rồi. Thứ 2 là quốc tế sẽ không cho phép điều này xảy ra.

Đại sứ quán Việt nam có sự hướng dẫn hay giúp đỡ gì bà con người Việt bên đó không?

Hiện tại người Việt chưa cần giúp đỡ nhưng tôi có nghe thông tin về việc ĐSQ  có phổ biến cho cộng đồng việc trợ giúp nếu xảy ra chiến sự.

Tác giả Nguyễn Vũ Anh. Ảnh Facebook

Tác giả Nguyễn Vũ Anh. Ảnh Facebook

————————————————————–

Các bạn thân mến, tớ hôm nay liều mạng thử viết một bài bình luận về tình hình Ukraine. Các bạn cùng trao đổi cho xôm tụ.

Trước hết tớ phải nói là tớ đã sống đủ lâu ở miền Nam Ukraine cho nên quan niệm sống và góc nhìn tình hình Ukraine của tớ là ảnh hưởng của góc nhìn của đa số người dân miền Nam Ukraine mà cụ thể là Odessa.

Tại sao tớ lại nhắc đến vùng miền ở đây? Tớ nhắc đến vì vùng miền là một trong những nguyên nhân gây chia rẽ Ukraine. Thực tế hiện tại Ukraine chia ra làm Tây và Trung tâm ủng hộ việc ra nhập EU đối lại với Đông Nam và Crimea ủng hộ việc thân với Nga. Nguyên nhân là do lịch sử từ những thời xa xưa. Miền Tây Ukraine luôn nằm dưới quyền quản lý của Ba Lan hoặc đế quốc Áo Hung. Miền Nam và Crimea dưới sự quản lý của đế quốc Ottoman và miền Đông dưới sự quản lý của Nga. Miền Nam và Crimea nhập vào Nga cuối thế kỷ 19 trong khi Miền Tây thực sự nhập vào Ukraine sau thế chiến thứ 2. Ở miền Tây đa số dân chúng theo đạo thiên chúa Catolic nói tiếng Ukraine nặng, gần với tiếng Ba Lan còn miền Nam và Đông nói tiếng U lai Nga ở nông thôn và tiếng Nga ở thành thị. Đa số dân cư ở các vùng này theo đạo Orthdox (Chính thống giáo). Về thu nhập các bạn có thể xem hình bên dưới.

u-1

để thấy nói chung thu nhập các vùng Đông Nam cao hơn do có nhiều các cơ sở công nghiệp, kinh tế, cảng biển quan trọng. Người miền Đông Nam chủ yếu làm việc tại chỗ còn người miền Tây sang các nước Châu Âu lân cận làm việc rất nhiều. Miền Đông buôn bán nhiều với Nga, rất nhiều các mặt hàng thực phẩm, nông nghiệp, công nghiệp được xuất thẳng sang Nga. Miền Đông dùng nhiều khí đốt của Nga cho các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, hóa chất. Điều người dân miền Tây muốn nhập EU và miền Đông Nam muốn thân Nga cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra dân 2 miền này cũng không ưa nhau. Sau cách mạng tháng 10, phía Tây thành lập nước Cộng hòa Ukraine theo Châu Âu còn phía Đông Nam thành lập nước CH XHCN SV Ukraine. Nội chiến diễn ra và kết quả là một phần miền Tây lại một lần nữa nhập vào Ba Lan. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, tại miền Tây rất nhiều người ủng hộ quân Đức chiếm đóng và năm 1942 thì lực lượng UPA  do Bandera lãnh đạo được thành lập chống lại du kích và Hông quân LX, chống cả Đức, Ba Lan. Lực lượng này được sự ủng hộ khá nhiều của những người dân miền Tây. UPA tồn tại và đấu tranh đến tận những năm 50. Hàng chục nghìn người Ba Lan cũng như Nga, Ukraine bị giết vì theo chính quyền SV. Chính vì vậy người vùng Đông Nam luôn gọi dân miền Tây một cách căm ghét là Banderovsi (Bọn Bandera).

Chúng ta cùng thông nhất các sự kiện sau nhé. Dưới thời Tổng thống Kuchma (1994-2004), Ukraine thì hành một chính sách ngoại giao rất khôn khéo trung hòa được cả hai bên EU, Mỹ và Nga. Quân đội Ukraine vẫn tham gia tập trận và các hoạt động quân sự như gỡ mìn ở Iraq. Ukraine vẫn nằm trong khối SNG và được Nga bán gaz cho với giá ưu đãi. Cuộc cách mạng Cam đã đưa Yushenko lên làm Tổng thống. Ukraine ngả hẳn sang Châu Âu và Mỹ, quay lưng lại với Nga. Đòn trừng phạt kinh tế của Nga làm cho Ukraine khá điêu đứng và dẫn đến bất hòa giữa 2 người đã từng là đồng minh sát cánh trong cuộc cách mạng Cam là Tổng thống Yushenko và bà Thủ tướng Timoshenko. Hiến pháp Ukraine năm 2004 cho phép Quốc hội phế truất Tổng thống và ngược lại Tổng thống được quyền giải tán Quốc hội dẫn đến Ukraine phải tiến hành trong thời gian ngắn 2 cuộc bẩu cừ Quốc hội để cuối cùng 2 người kia ai vẫn ngồi chỗ của người đó. Cuộc đấu tranh quyền lực đã làm cho nhân dân Ukraine chán ngán và vì vậy trong vòng 1 của cuộc bầu cử Tổng thống năm 2010, TT Yushenko chỉ được bầu với một số phiếu khiêm tốn. Vòng 2 giữa bà Timoshenko và cựu Thủ tướng dưới thời TT Kuchma Yanukovic kết thúc với chiến thắng của cựu Thủ tướng đến từ vùng phía Đông. Hình dưới cho thấy các vùng ảnh hưởng của các hai ứng cử viên

 (Chú thích: Màu xanh là vùng bầu cho Yanukovich, màu hồng là cho Timoshenko)


(Chú thích: Màu xanh là vùng bầu cho Yanukovich, màu hồng là cho Timoshenko)

Sau khi lên chức TT, chính quyền Yanukovich lập tức tìm cách cho bà Timoshenko vào tù với tội danh lợi dùng chức vụ làm thiệt hại kinh tế do việc ký kết giá gaz với Nga. Trong cuộc bầu cử Quốc hội đảng Các vùng của Yanukovich thắng lớn. Liên minh với đảng Cộng sản làm họ trở nên đa số trong Quốc hội và bắt đầu lũng đoạn quốc hội. Sau khi thay đổi hiến pháp năm 2010, quyền lực của Quốc hội bị giảm đáng kể và hầu như mọi quyền lực đều tập trung vào tay TT. Bộ sậu của TT đã đưa người của mình vào hầu hết tất cả các ghế trong chính phủ, trong các cơ quan quan trọng nhà nước, trong bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án, tư pháp.

(Chú thích: màu xanh đảng Cac vùng 185 ghế, màu xám đảng Tổ quốc 101 ghế, màu xanh đậm là không đảng phái 43 ghế, màu nâu là đảng Quả Đấm của Klichko 40 ghế, màu vàng đáng Svoboda (Tự do) 37 ghế, màu đỏ đáng Cộng sản 32 ghế)

(Chú thích: màu xanh đảng Cac vùng 185 ghế, màu xám đảng Tổ quốc 101 ghế, màu xanh đậm là không đảng phái 43 ghế, màu nâu là đảng Quả Đấm của Klichko 40 ghế, màu vàng đáng Svoboda (Tự do) 37 ghế, màu đỏ đáng Cộng sản 32 ghế)

Chính quyên Yanukovich là một chính quyền tham nhũng rất nặng. Các quan chức thản nhiên nhận hối lộ hay ép buộc gây khó khăn làm cho để buộc người khác phải hối lộ. Chính quyền này cũng như một đảng cướp. Dưới sự che chở của chính quyền, những kẻ có quen biết, có tiền thản nhiên cướp những tài sản mà chúng thấy có giá trị cao như đất đai, nhà máy, các khu chợ….Các sự việc này làm người dân tức giận nhưng quyền lực nằm trong tay TT quá mạnh. Việc TT Yanukovich ngừng việc tiến hành các quá trình tiến gần với EU mà quay sang với Nga đã làm những người dân phía Tây và Trung Ukraine tức giận nhưng lại được ủng hộ không nhỏ ở các vùng Đông Nam. Các sinh viên Kiev biểu tình. Sự đàn áp dã man của cảnh sát đã dẫn đến việc người dân phẫn nộ kéo đến trung tâm ủng hộ sinh viên càng ngày càng đông. Và cuối cùng dẫn đến cuộc bạo loạn lật đổ chính quyền của TT Yanukovich.

Đến đây thì góc nhìn về người biểu tình của tớ hơi khác so với góc nhìn các bạn người Việt của tớ sống tại Kiev. Đúng là người biểu tình đến từ khắp nơi từ các vùng lãnh thổ Ukraine nhưng chủ yếu là đến từ miền Tây và Trung. Hàng đoàn xe bus từ miền Tây chở người đến tham gia biểu tình. Từ miền Đông và Nam số này rất ít. Điều này dễ dàng có thể nhận thấy trong khi các tỉnh phía Tây và miền Trung có hàng ngàn cho đến hàng chục ngàn người biểu tình trước các trụ sở HDND Tỉnh thì ở miền Đông Nam số lượng này chỉ là vài trăm người. Trong khi hầu hết các trụ sở bị chiếm ở miền Tây và Trung thì ở vùng Đông Nam mọi cố gắng của một số ít người ửng hộ Maidan đều bị dập tắt ngay lập tức. Các bạn có thể xem ảnh các vùng nơi ủy ban nhân đân tỉnh nằm dưới quyền kiểm soát của ai.

(Chú thích: màu vàng là dưới quyền kiểm soát của người biểu tình, màu hồng là vùng có những vụ tấn công vào trụ sở nhưng bất thành, màu xanh là dưới quyền kiểm soát của chính phủ)

(Chú thích: màu vàng là dưới quyền kiểm soát của người biểu tình, màu hồng là vùng có những vụ tấn công vào trụ sở nhưng bất thành, màu xanh là dưới quyền kiểm soát của chính phủ)

 

Lúc đầu cuộc biểu tình có tính chất là cuộc biểu tình phản đối ôn hòa nhưng từ khí các nhóm theo chủ nghĩa cực đoan tham gia mà cụ thể là Right Sector thì đã không còn là ôn hòa nữa. Các chiến binh của tổ chức này luôn khiêu khích cảnh sát từ việc ném đá, quật xích để cảnh sát tức giận dẫn đến việc gia tăng bạo lực với các cuộc đánh nhau mà phía cảnh sát là dùi cui, lựu đạn khói và bắn đạn cao su, phía người biểu tình là gạch đá, gậy gộc và bom xăng. (Xem video)

Các chiến binh của Right Sector được huấn luyện các kỹ thuật cận chiến, kỹ thuật chống cảnh sát bạo động là nóng cốt trong các trận chống lại cảnh sát và chiếm các trụ sở HDND tỉnh. Có thể khá dễ dàng nhận ra chúng nhờ vào các bộ quần áo rằn ri, bịt mặt và một số bọn còn đeo băng có dấu hiệu phát xít trên tay áo.

Right Sector

Right Sector

 

Right Sector – Họ là ai

http://www.youtube.com/watch?v=2UmxU6y2KsI

 

Dưới đây là video Right  Sector đuổi những người dân Kiev thử đến dọn dẹp những đống đổ nát do người biểu tình lập ra

http://www.youtube.com/watch?v=tQkD8131dxk

 

Những người biểu tình ôn hòa thực sự thường đứng sau chiến lũy thứ 2 như lời một chỉ huy cảnh sát Berkut đã nói. Từ chiến lũy thứ 2 đến chiến lũy thứ nhất ngăn với cảnh sát là những chiến binh.

Chính vì sự tham gia tích cực và lũng đoạn cuộc biểu tình của các nhóm cực đoan mà tại miền Đông Nam Ukraine đã thành lập các đội tự vệ và các tuyến đường vào các tỉnh này bị đặt các trạm kiểm soát của cả cảnh sát lẫn tự vệ để ngăn chặn sự xâm nhập của các nhóm cực đoan từ miền Tây. Người vùng Đông Nam từ việc chỉ quan sát những gì diễn ra tại Maidan đã trở nên tích cực trong việc chống lại Maidan. Họ bảo vệ không phải chính quyền của Yanukovich. Họ ra đường bảo vệ các trụ sở với khẩu hiệu Chúng tôi không có Phát xít (Chỉ bọn theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan). Việc trỗi dậy của Right Sector đã đào sâu thêm cái hố ngăn cách giữa các miền.

Sau sự kiện đẫm máu ngảy 20/2, TT Yanukovich và các đảng đối lập ký thỏa ước hòa bình với việc quay trở lại hiến pháp 2004, bầu cử TT trước thời hạn và thả hết người biểu tình bị bắt. Đổi lại phía đối lập giải tán biểu tình, trả lại các trụ sở bị chiếm. Các nước Mỹ, Đức, Pháp bảo đảm an toàn cho Yanukovich và đảm bảo việc thực thi thỏa ước. Ngày 21/2 Right Sector tuyên bố đấu tranh đến cùng buộc TT phải từ chức ngay lập tức. TT Yanukovich buộc phải chạy trốn và bị Quốc hội phế truất. Quốc hội dưới sức ép của người biểu tình đã ngay lập tức bỏ luật ngôn ngữ làm các vùng nói tiếng Nga tức giận dấy lên làn sóng phản đối và bạo loạn chống lại chính quyền lâm thời. Tại các vùng miền Đông Nam một loạt các trụ sở HDND được Right Sector bảo vệ đã bị người biểu tình chiếm lại. Tại Crimea dưới sự bảo vệ của các chiến binh lạ mặt, Quốc hội Crimea thành lập chính phủ mới và tuyên bố không công nhận chính phủ Kiev. Quân Nga kéo vào theo đề nghị của chính phủ Crimea. Dưới sức ép phản đối của dân các vùng Đông Nam và bên lề của cuộc chiến tranh với Nga, quyền TT Ukraine đã buộc phải không ký hủy luật ngôn ngữ. Điều này đã quá muộn. Cỗ máy do những tổ chức thân Nga đã khởi động không thể dừng lại. Crimea đòi nhập vào Nga và một loạt các tỉnh phia Đông liên tục biểu tình phản đối chính phủ. Lúc tớ đang gõ dòng này thì tại Kharkov và Donesk, hàng nghìn người dân đang sôi sục đòi tiến hành trưng cầu dân ý).

Chính quyền Yankovich đã sai lầm khi không tính đến tiếng nói của những người dân miền Tây và lần này chính quyền mới cũng vội vàng chạy đến EU mà lặp lại sai lầm của chính quyền mà họ lật đổ. Họ đã không tính đến nguyện vọng của những người dân vùng Đông Nam. Việc Nga đưa quân vào Crimea chỉ làm người dân Ukraine ở các vùng tạm thời xích lại với nhau chống lại chiến tranh chứ không giải quyết được tận gốc sự chia rẽ. Càng ngày càng có nhiều ý kiến của các nhà hoạt động chính trị về việc tiến hành công khai một cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập EU hay quay lại với Nga. Bên nào được nhiều người ủng hộ hơn thì mới tiến hành.

Sự thiên vị làm ngơ của chính quyền mới cũng làm cho những người dân miền Đông căm phẫn. Khi các phần tử nổi loạn tấn công cảnh sát, chiếm các trụ sở HDND Tỉnh, chiếm các trụ sở cảnh sát, an ninh ở miền Tây được tự do và không bị trách nhiệm hình sự thì những người làm những việc tương tự ở phía đông bị bắt và bị điều tra khởi tố.

Việc chia sẻ quyền lực tại các tỉnh càng làm dấy lên sự lo ngại của dân các vùng miền Đông Nam về việc chủ nghĩa dân tộc lên ngôi. Người của Đảng “Tự do” mà người lãnh đạo Tyahnybok (http://en.wikipedia.org/wiki/Oleh_Tyahnybok) với những tuyên bố sặc mùi kỳ thị từ chỗ chỉ có 37 ghế trong Quốc hội hiện đã nắm chức Tỉnh trưởng một loạt các vùng. Các vùng phía Đông các Đảng cầm quyền buộc phải để cho các nhà tài phiệt nắm giữ

(Chú thích: Màu hồng là người của đáng Tổ quốc nắm, màu vàng do đảng Tự do, màu xanh là các nhà tài phiệt)

(Chú thích: Màu hồng là người của đáng Tổ quốc nắm, màu vàng do đảng Tự do, màu xanh là các nhà tài phiệt)

Ngoài Crimea, miền Đông đang như một thùng thuốc súng. Các kênh truyền thông hiện đang có tiến hành một cuộc tuyên truyền kêu gọi đoàn kết rất mạnh với sự tham gia của tất cả các kênh TV Ukraine và một loạt các nghệ sĩ, ca sĩ, người dẫn truyền hình nổi tiếng.

Ở đây các bạn cùng tranh luận bàn giải pháp nào cho Ukraine để hòa hợp dân tộc nhé. Có nên trưng cầu dân ý về việc vào EU hay tham gia liên minh thuế quan với Nga hay không? Làm thế nào để trung hòa quyền lợi giữa những người thân phương Tây và những người thân Nga. Với những gắn kết về văn hóa và kinh tế giữa U với Nga thì việc theo phương Tây hay theo Nga sẽ tốt hơn?

Chuyển qua vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay là Crimea. Đứng dưới con mắt của một người Ukraine thì tớ phản đối việc Nga can thiệp và phản đối việc Crimea đòi tách ra sát nhập với Nga. Cbn, tớ không muốn khi đi nghỉ ở Crimea phải xin visa :).
Mặt khác nếu nhìn dưới con mắt của người vùng Crimea thì họ có lý do để đòi tách hoặc ít ra là đòi quy chế tự trị theo kiểu 1 nước 2 chế độ.

Đầu tiên họ có lý do lo ngại những tổ chức cực đoan kéo xuống Crimea. Khi Liên Xô mới tan rã tại Crimea cũng có phong trào muốn nhập vào Nga và cuối cùng đã có một thỏa hiệp về việc cho Crimea hưởng quy chế là nước cộng hòa tự trị. Năm 1992, những kẻ thuộc UNA-UNCO đã kéo khoảng 400 người đi tàu xuống Crimea với cuộc hành quân được gọi là “chuyến tàu hữu nghị”. Chuyến tàu bị dừng không đến được Crimea nhưng bọn UNA-UNCO đã đến được bằng đường bộ. Bọn chúng đã có dự định tấn công khu kều trại của những người ủng hộ Nga bằng bom xăng. Lần này Right Sector cũng đe dọa sẽ kéo quân đến Crimea như năm 92.

Thứ 2, về lịch sử Crimea vốn thuộc Nga. Năm 1954 đã được vị Tổng bí thư người Ukraine, Nikita Khrusov, cắt nhập vào Ukraine. Tại Crimea có 58% là người Nga, 24% là người Ukraine, 12% là người Tatar sinh sống và 97% dân Crimea nói tiếng Nga, 77% coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ. Họ sống hoàn toàn theo phong tục Nga và trong mọt số lãnh vực như tòa án, tư pháp bị buộc phải dùng ngôn ngữ quốc gia là tiếng Ukraine. Mặc dù tự trị nhưng người Crimea luôn bị chính phủ Ukraine chỉ định những người lãnh đạo nước cộng hòa là những người khong phải dân Crimea. Chính vì vậy lần này Quốc hội đã tiến hành bầu ra một Thủ tường mới vốn đã sống tại Crimea từ đầu những năm 90.

Các bạn hay so sánh và đem ví dụ như nếu xảy ra ở VN kiểu như người TQ ở Chợ lớn cũng đòi tách ra thì sao? Sao không so sánh vụ Kosovo tách ra khỏi Serbia ý? Sao các nước phương Tây không phản đối việc vùng này đòi tách đi. Mặt khác phía Nga ủng hộ Crimea tách khỏi Ukraine nhưng sao cũng lại không cho Chechnia độc lập?

Về việc Nga can thiệp thì Nga đã hành xử như một nước lớn. Với chiêu bài bảo vệ những người mang quốc tịch Nga, Quốc hội Nga cho phép quân đội Nga can thiệp vào bất kỳ một nước nào. Điều này các nước lên án Nga như Mỹ, Pháp, Anh cũng tự cho mình cái quyền can thiệp quân sự vào nước khác đấy thôi: Serbia, Iraq, Libya,

Về mặt quân sự khả năng quân đội Ukraine chống lại quân đội Nga hầu như không có. Với 90% các căn cứ quân sự bị vây chặt. Hạm đội không sử dụng được. Căn cứ không quân bị chiếm.

u-7
Chính phủ Ukraine một mặt cho quân đội sẵn sàng chiến đấu. Một mặt kiềm chế không trả lời các khiêu khích dùng ngoại giao thông qua các nước bảo trọ theo hiệp ước Budapes ép Nga tuân theo đảm bao an ninh và toàn ven lãnh thổ cho Ukraine. Ngoài ra Ukraine cũng thử đàm phán trực tiếp với Nga để tìm ra giải pháp về Crimea nhưng Nga không công nhận tính hợp pháp của chính phủ Ukraine và không quan hệ ngoại giao với chính phủ này

Theo các bạn giải pháp nào cho Crimea và Ukraine? Nga có chịu rút quân khỏi Crimea hay không? Mỹ, Châu Âu liệu sẽ có những động thái nào ép Nga?

Nguồn: Facebook Nguyễn Vũ Anh

 

 

 

9 Phản hồi cho “Nguyễn Vũ Anh – Ukraine sẽ đi về đâu?”

  1. Vũ Anh (Theo AFP) says:

    Uy tín của Tổng thống Putin tăng mạnh trong cuộc khủng hoảng Ukraine

    Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin tại Nga đã tăng mạnh nhờ lập trường mạnh mẽ của ông khi can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine, mà đặc biệt là Cộng hòa tự trị Crimea. Điều này trái ngược hoàn toàn với tỷ lệ dành cho Tổng thống Mỹ Barack Obama.

    Tỷ lệ ủng hộ dành cho Tổng thống Putin và Tổng thống Obama đang đi theo xu hướng tỷ lệ nghịch với phần tăng dành cho nhà lãnh đạo Nga.

    Theo cuộc thăm dò do tổ chức độc lập Levada tiến hành cuối tháng 2 vừa qua đối với 1.603 người tại 45 khu vực của Nga, có tới 69% số người được hỏi khẳng định ủng hộ các hành động của ông Putin. Tỷ lệ này ngang bằng với khi ông mới nhậm chức hồi tháng 5/2012.

    Trong khi đó, chỉ có 30% nói rằng họ không ủng hộ hành động của Tổng thống, giảm 34% so với năm ngoái.

    Còn theo kết quả khảo sát vào đầu tháng 3 của cơ quan thăm dò dư luận VTsIOM, được cho là thân cận với Điện Kremlin, tỷ lệ ủng hộ nhà lãnh đạo Nga là 68%. Ngoài ra, 53% số người được hỏi cho rằng tình hình tại Ukraine là sự kiện tin tức quan trọng nhất.

    Việc tăng mạnh tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Putin trái ngược hoàn toàn với con số ảm đạm đang dành cho Tổng thống Mỹ Barack Obama, khi kết quả thăm dò dư luận của Fox News công bố ngày 5/3 cho biết tỷ lệ dân Mỹ ủng hộ ông Obama giảm xuống mức thấp kỷ lục.

    Trong hơn 1.000 người trên khắp nước Mỹ được Fox News phỏng vấn ngẫu nhiên qua điện thoại di động trong các ngày từ 2-4/3, chỉ có 38% ủng hộ những gì Tổng thống Obama đang làm trên cương vị hiện nay, giảm 4% so với tháng trước.

    Trong khi đó, tỷ lệ cử tri không đồng tình với ông chủ Nhà Trắng tăng từ 53% lên 54%. Đây là tỷ lệ thấp kỷ lục kể từ mức 40% ủng hộ và 55% phản đối hồi tháng 11/2013.

    Cũng theo cuộc thăm dò, có tới 59% cho rằng Nhà Trắng, dưới quyền lãnh đạo của ông Obama, gần như đã thất bại trong việc tạo việc làm. Một tỷ lệ tương tự cho rằng chính quyền Obama thất bại trong việc cải thiện hình ảnh của nước Mỹ ở bên ngoài. 56% có cảm giác ông Obama không điều hành hiệu quả nền kinh tế. 57% xác định ông Obama không hoàn thành cam kết cải cách y tế.

    Vũ Anh (Theo AFP)

  2. Huỳnh says:

    Ban lãnh đạo biểu tình Ukraina thuê những kẻ bắn tỉa giết người biểu tình và giết cả cảnh sát để kích động bạo loạn nhằm lật đổ chính phủ hợp hiến và hợp pháp tổng thống Yanukovich: http://vtc.vn/quoc-te/phe-doi-lap-ukraine-thue-sat-thu-ban-nguoi-bieu-tinh-583280.html

    EU: Phe đối lập Ukraine thuê sát thủ bắn người biểu tình

    (VTC News) – Một đoạn ghi âm rò rỉ trên internet đang là cơ sở để tìm ra những kẻ đứng sau vụ đụng độ đổ máu hôm 20-21/2 khiến hàng chục người thiệt mạng ở Kiev.

    Trong đoạn băng ghi âm bị rò rỉ trên mạng YouTube ngày 5/3, Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet đã nói với Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton về những cáo buộc cho rằng các nhà lãnh đạo thân Phương Tây của Ukraine có thể đã nhúng tay vào cuộc đổ máu ở Kiev hôm 20-21/2 khiến hàng chục người và khoảng 15 cảnh sát thiệt mạng.

    Ngày 5/3, Bộ Ngoại giao Estonia ra thông cáo báo chí trong đó xác nhận tính xác thực của các đoạn ghi âm cuộc nói chuyện trên.

    Ông Urmat Paet có cuộc trao đổi điện thoại này sau khi trở về từ Kiev. Tại đây ông đã nói chuyện với một đại diện của phe đối lập Ukraine chống chính phủ của ông Yanukovych khi đó.

    Ông Paet được thông báo có sự xuất hiện của các tay súng bắn tỉa. Họ đã hạ sát hàng chục người, bao gồm cả cảnh sát và người biểu tình.

    Phe đối lập ở Kiev thuyết phục ông Paet về việc không mở rộng điều tra vụ việc có các tay súng bắn tỉa này vì họ (phe đối lập) đứng đằng sau chuyện này.

    Qua điện thoại, ông Paet nói với bà Ashton rằng có thể phe đối lập đã thuê những tay bắn tỉa này trong hàng ngũ NATO.

    Nữ phát ngôn viên Minna-Liina Lind của ông Paet đã xác nhận tính xác thực của đoạn ghi âm nói trên, nói thêm rằng vị ngoại trưởng này “hết sức lấy làm tiếc” về việc đoạn hội thoại bị rỏ rỉ.

    Trước đó, Tiếng nói nước Nga dẫn nguồn tạp chí Pando của Mỹ nói có thể Washington đã ‘bơm’ tiền cho các thành phần đối lập ở Ukraine trong việc lật đổ ông Yanukovych.

    Các số liệu tài chính được Pando công bố cho thấy nhiều mục tài trợ cho các hoạt động phi chính phủ ở khắp Ukraine, bao gồm ở Poltava, Vinnytsia, Zhytomyr, Ternopil, Sumy và một số khu vực khác, chủ yếu là những vùng nói tiếng Ukraine ở Trung và Tây nước này.

    Tài liệu cũng cho thấy những nguồn tiền này được tài trợ từ các tỷ phú Mỹ như George Soros, người sáng lập ra eBay và Pierre Omidyar. Bên cạnh đó, Quốc hội Mỹ cũng có đóng góp thông qua Quỹ quốc gia vì dân chủ của mình.

    Theo thông tin bị rò rỉ, một loạt các tổ chức phi chính phủ của Mỹ và Chesno của Ukraine đã kết hợp với nhau để nhắm vào các chính trị gia ủng hộ ông Yanukovych bằng một chiến dịch nhằm gây dựng sức mạnh ở các khu vực thuộc Ukraine.

    Từ tháng 10/2011 đến 12/2012, USAID đã cung cấp cho phong trào dân sự Chesno 421.000 USD, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của 9 chuyên gia đến từ tổ chức phi chính phủ Center UA.

    Điều này cho thấy Chesno đã các hoạt động của Chesno đã nhận được tài trợ từ tiền thuế của người dân Mỹ nấp dưới hình thức của một tổ chức giám sát của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ – USAID.

  3. Lại Mạnh Cường says:

    Xin thành thật cám ơn NGUYỄN VŨ ÁNH !

    Phải thú thật có quá nhiều điều rất phức tạp và tế nhị, KHÔNG THỂ NÀO MỘT NGƯỜI NGOÀI CUỘC (OUTSIDERS) CÓ THỂ NGHĨ NGAY RA MỘT GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO UKRAINE !

    Vâng có quá nhiều nan đề về lịch sử, địa phương, sắc tộc, tôn giáo, chính trị, kinh tế, xã hội .. đan chéo vào nhau ,có cái đã bắt rễ từ lâu đời, nên khó mà một sớm một chiều tìm ra một giải pháp ổn thoả cho mọi phía.

    Các lực lượng chính trị và các chính khách Ukraine đã lợi dụng thời cơ, tìm cách trục lợi, qua những màn đấu tố, lật đổ nhau … Họ đã mị dân trắng trợn, từ phía thân Nga cho đến phía thân EU. Các thế lực ngoại bang (Nga, Mỹ và EU) đã thừa cơ hội gây ảnh hưởng, làm cho tình thế thêm rắc rối. Chính vì thế mà đám cực hữu Right sector có cơ hội ngóc đầu thật cao, khiến phong trào dân chủ hóa Ukraine bị bôi đen ít nhiều.

    Theo tôi nghĩ, Ukraine rất CẦN NGA (thiết yếu là khí đốt và dầu hỏa) và Nga cũng CẦN UKRAINE (làm phên dậu che chắn và căn cứ cho hạm đội Hắc Hải, cho dù hạm đội này này đã què quặt nhiều) cho nên khó mà tách Ukraine ra khỏi vùng ảnh hưởng của Nga, nhất là trong khi Nga ở gần còn EU và Mỹ lại ở xa, rồi cộng đồng người Nga và dân nói tiếng Nga vừa đông vừa nắm những kinh tế chủ chốt.
    Đó là lý do mà nên ĐI DÂY giữa các nước lớn như thời tổng thống Kuchma (1994-2004) . Đó cũng là giải pháp dễ dàng nhất để có thể đạt được ĐỒNG THUẬN DÂN TỘC trong tiến trình HÒA GIẢI HÒA HỢP DÂN TỘC.

    Trước mắt Ukaine nằm trong vòng tay của Nga, sẽ được hưởng ít nhiều ổn định về chính trị và xã hội ,cũng như các trợ giúp về kinh tế tài chính, giá mềm về khí đốt …
    Dù sao họ đã đuổi được anh chàng tổng thống thân Nga tham nhũng và tham quyền cố vị đi khỏi nước, tức đã đạt được bước đầu trong con đường dân chủ hoá nghiêng về phương Tây rồi. Nên tạm thời bằng lòng với thành quả này, hơn là tiến thêm bước nữa nghiêng về EU, làm cho Nga thêm phần “sốt vó”, bởi thấy phương Tây bao vây mình vô rọ.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Thưa tác giả và bà con,

      Tôi xin được bổ túc thêm cho rõ những điều trình bày bên trên ở một số trọng điểm như sau:

      1/
      Nguyễn Vũ Ánh tường thuật chi tiết cho biết, chính quyền Yanukovich (Y) là một CHÍNH QUYỀN TỒI TỆ NHẤT XƯA NAY, bởi Y nuôi tham vọng trở thành một nhà độc tài như Putin, cai trị đất nước bằng bè phái và bàn tay sắt.
      Y. tìm mọi cách gian trá để thắng cử, kiếm cớ bỏ tù đối lập, dùng thủ thuật mị dân để tập trung quyền lực trong tay mình.
      Y và bè phái lũng đoạn Ukraine khiến tham nhũng thành quốc nạn, chả khác gì Putin ở Nga (điển hình như qua dự án xây dựng khu thế vận hội mùa đông 2014 tại Suchi):

      [trích]
      Sau khi lên chức TT, chính quyền Yanukovich lập tức tìm cách cho bà Timoshenko vào tù với tội danh lợi dùng chức vụ làm thiệt hại kinh tế do việc ký kết giá gaz với Nga.
      Trong cuộc bầu cử Quốc hội đảng Các vùng của Yanukovich thắng lớn. Liên minh với đảng Cộng sản làm họ trở nên đa số trong Quốc hội và bắt đầu lũng đoạn quốc hội. Sau khi thay đổi hiến pháp năm 2010, quyền lực của Quốc hội bị giảm đáng kể và hầu như mọi quyền lực đều tập trung vào tay TT. Bộ sậu của TT đã đưa người của mình vào hầu hết tất cả các ghế trong chính phủ, trong các cơ quan quan trọng nhà nước, trong bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án, tư pháp.
      Chính quyên Yanukovich là một chính quyền tham nhũng rất nặng. Các quan chức thản nhiên nhận hối lộ hay ép buộc gây khó khăn làm cho để buộc người khác phải hối lộ. Chính quyền này cũng như một đảng cướp. Dưới sự che chở của chính quyền, những kẻ có quen biết, có tiền thản nhiên cướp những tài sản mà chúng thấy có giá trị cao như đất đai, nhà máy, các khu chợ….Các sự việc này làm người dân tức giận nhưng quyền lực nằm trong tay TT quá mạnh.
      [hết trích]

      Kết luận, tiến trình dân chủ hóa ở Ukraine bị ngăn chặn bởi Yanukovich, khiến Ukraine ngày một lệ thuộc vào Nga trầm trọng hơn bao giờ hết. Còn Y thì dân và nước Ukraine khó mà thực hiện thành công các thành quả của Cách mạng Da cam trước đây, tức trở thành một nước dân chủ tự do thật sự, mà ngược lại tiếp tục trở thành một nước chư hầu của Nga như thời mồ ma CS, tức tiếp tục àm phên dậu che chở cho Nga. Bởi vì bè kũ Yanukovich là tay sai của Nga, do Nga dựng lên theo kiểu chính sách thực dân kiểu mới.
      Xem ra bọn này chả khác gì bọn CSVN, vốn là tay sai của Nga-Hoa vậy. Còn bọn CSVN thì tiến trình dân chủ hóa VN sẽ bế tắc hoàn toàn và dân với nước Việt trở thành chư hầu cho Tàu cộng như thời phong kiến phương Bắc ngày xưa (thời thực dân Pháp coi thế mà VN đã thoát ra khỏi ảnh hưởng của Tàu trong nhiều mặt như ai cũng rõ. Rồi thời nội chiến nhờ Mỹ mà miền Nam độc lập với Tàu cộng trong khi miền Bắc lại lệ thuộc vào Tàu như xưa).
      Y ở Ukraine và bọn CSVN rất giống nhau ở nhiều điểm, thứ nhất độc tài thối nát, thứ hai cố bám víu lấy quyền lực bằng mọi mưu mô gian trá, thứ ba biến đất và dân nước mình thành chư hầu cho ngoại bang như cũ.

      2/
      Phía đối lập Y tạm gọi là phe dân chủ, bởi thực ra đó là một phe nhóm thân phương Tây, aka Mỹ và EU, thực ra còn quá non trẻ, chưa có kinh nghiệm tranh đấu và quản trị đất nước. Nắm được chính quyền trong tay, nhưng không biết lợi dụng thời cơ lại để cho mất lòng dân và thất cử trước bọn ma đạo thân Nga. Đó là chưa kể lại chia rẽ, nội bộ xâu xé, khiến mất nội lực cách mạng, tạo cơ hội thuận lợi cho tên ma đầu giáo chủ Y quay trở lại chính trường, để lũng đoạn thêm nhiều hơn nữa, và làm cho đất nước có nguy cơ nội chiến hay ít ra sẽ chia tam xẻ tứ như hiện nay. Nguy hiểm trước mắt là sự trỗi dậy của thành phần cực hữu, mang tên là Right Sector, một hình thức Tân Phát xít mang danh ái quốc cực đoan.
      Chính bọn này có công không nhỏ trong kháng cự lại sự đàn áp dã man của cảnh sát và nhóm bắn sẽ của bè lũ Y., nhưng rồi ra chúng sẽ trở thành những “kiêu binh”, như thời chúa Trịnh, khiến cho tình hình chính trị và xã hội thêm nhiều rối rắm, cũng như làm ô danh công cuộc cách mạng lật đổ chính quyền độc tài thối nát thân Nga của Y.

      Nguyễn Vũ Ánh đã tường thuật rất trung thực như sau:

      [trích]
      Dưới thời Tổng thống Kuchma (1994-2004), Ukraine thì hành một chính sách ngoại giao rất khôn khéo trung hòa được cả hai bên EU, Mỹ và Nga. Quân đội Ukraine vẫn tham gia tập trận và các hoạt động quân sự như gỡ mìn ở Iraq. Ukraine vẫn nằm trong khối SNG và được Nga bán gaz cho với giá ưu đãi. Cuộc cách mạng Cam đã đưa Yushenko lên làm Tổng thống. Ukraine ngả hẳn sang Châu Âu và Mỹ, quay lưng lại với Nga. Đòn trừng phạt kinh tế của Nga làm cho Ukraine khá điêu đứng và dẫn đến bất hòa giữa 2 người đã từng là đồng minh sát cánh trong cuộc cách mạng Cam là Tổng thống Yushenko và bà Thủ tướng Timoshenko. Hiến pháp Ukraine năm 2004 cho phép Quốc hội phế truất Tổng thống và ngược lại Tổng thống được quyền giải tán Quốc hội dẫn đến Ukraine phải tiến hành trong thời gian ngắn 2 cuộc bẩu cừ Quốc hội để cuối cùng 2 người kia ai vẫn ngồi chỗ của người đó. Cuộc đấu tranh quyền lực đã làm cho nhân dân Ukraine chán ngán và vì vậy trong vòng 1 của cuộc bầu cử Tổng thống năm 2010, TT Yushenko chỉ được bầu với một số phiếu khiêm tốn. Vòng 2 giữa bà Timoshenko và cựu Thủ tướng dưới thời TT Kuchma Yanukovic kết thúc với chiến thắng của cựu Thủ tướng đến từ vùng phía Đông. Hình dưới cho thấy các vùng ảnh hưởng của các hai ứng cử viên
      (…)

      Lúc đầu cuộc biểu tình có tính chất là cuộc biểu tình phản đối ôn hòa nhưng từ khí các nhóm theo chủ nghĩa cực đoan tham gia mà cụ thể là Right Sector thì đã không còn là ôn hòa nữa. Các chiến binh của tổ chức này luôn khiêu khích cảnh sát từ việc ném đá, quật xích để cảnh sát tức giận dẫn đến việc gia tăng bạo lực với các cuộc đánh nhau mà phía cảnh sát là dùi cui, lựu đạn khói và bắn đạn cao su, phía người biểu tình là gạch đá, gậy gộc và bom xăng.

      Các chiến binh của Right Sector được huấn luyện các kỹ thuật cận chiến, kỹ thuật chống cảnh sát bạo động là nóng cốt trong các trận chống lại cảnh sát và chiếm các trụ sở HDND tỉnh. Có thể khá dễ dàng nhận ra chúng nhờ vào các bộ quần áo rằn ri, bịt mặt và một số bọn còn đeo băng có dấu hiệu phát xít trên tay áo

      Những người biểu tình ôn hòa thực sự thường đứng sau chiến lũy thứ 2 như lời một chỉ huy cảnh sát Berkut đã nói. Từ chiến lũy thứ 2 đến chiến lũy thứ nhất ngăn với cảnh sát là những chiến binh.

      Chính vì sự tham gia tích cực và lũng đoạn cuộc biểu tình của các nhóm cực đoan mà tại miền Đông Nam Ukraine đã thành lập các đội tự vệ và các tuyến đường vào các tỉnh này bị đặt các trạm kiểm soát của cả cảnh sát lẫn tự vệ để ngăn chặn sự xâm nhập của các nhóm cực đoan từ miền Tây. Người vùng Đông Nam từ việc chỉ quan sát những gì diễn ra tại Maidan đã trở nên tích cực trong việc chống lại Maidan. Họ bảo vệ không phải chính quyền của Yanukovich. Họ ra đường bảo vệ các trụ sở với khẩu hiệu Chúng tôi không có Phát xít (Chỉ bọn theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan). Việc trỗi dậy của Right Sector đã đào sâu thêm cái hố ngăn cách giữa các miền.
      [hết trích]

      (còn tiếp)

      • Lại Mạnh Cường says:

        3/
        Cách đây chứng ba bốn hôm, tôi ngồi bàn chuyện nước non mình với bác sĩ Trần Đức Tường, vốn là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn quân y sư đoàn Dù, đồng thời cũng là một nhân vật cao cấp của Việt Tân ở Pháp.

        Chúng tôi cũng đồng ý với nhau ở điểm chính yếu trong chủ trương đường lối chống Cộng là, với CS KHÔNG ĐỐI THOẠI THUẦN TÚY, CẦN KẾT HỢP GIẢI PHÁP CHÍNH TRỊ LẪN BẠO LỰC CÁCH MẠNG KHI CẦN THIẾT !
        Đơn giản là, CS KHÔNG CÓ THIỆN CHÍ ĐỐI THOẠI, CS CƯƠNG QUYẾT PHỦ NHẬN DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN, để độc quyền chính trị !

        Thành thật mà nói, phe thân EU ở Ukraine thắng thế một phần không nhỏ có công lao của đám cực hữu (Right sector = Ukrainian nationalist). Nhờ có đám cựu hữu này phía biểu tình đã giữ vững được trận địa, đối đầu lại với đám bắn tỉa của chính phủ, cũng như các đợt tấn công sắt thép tàn bạo của đám cảnh sát chống biểu tình.

        “Ngộ biến phải tùng quyền”, ông Tường cho biết trong cuộc đời chiến binh của ông có ít nhất hai lần ông cầm quyền chỉ huy đại đội lính chiến Dù, bởi trong giao tranh đại đội trưởng gục ngã và chỉ có ông lúc đó là cấp chỉ huy cao nhất và dầy dạn chiến trường, nên nắm quyền chỉ huy lính chiến lẫn lính quân y Dù tại trận tiền.

        Chúng ta là những người cổ võ dân chủ đa nguyên, nhưng không cứng nhắc trong hành động, vì các “gíao điều” (theory), mà cần linh hoạt trong hành động. Với CS thì phải thẳng rằng, CÓ MÀY KHÔNG CÓ TAO, CÓ TAO KHÔNG CÓ MÀY !

        Chúng ta không chấp nhận bọn cực tả CS, cũng như phe cực hữu, nhưng một viên tướng tài cũng như một thày thuốc giỏi, phải biết rõ nguyên tắc, DĨ ĐỘC TRỊ ĐỘC ! Dùng cực hữu chống cực tả, như dùng thuốc cực độc để trị ung thư chẳng hạn, là điều bó buộc phải làm trong khi hành xử cứu bệnh nhân hay cứu binh như cứu hoả !

        Trong thời nội chiến, chính CS cũng tiến hành song song tranh đấu quân sự với chính trị để dùng quả đấm quân sự làm sức mạnh hổ trợ trên bản thảm xanh hòa đàm.
        Bọn Taliban thế yếu hơn Mỹ, nên dùng giải pháp khủng bố để làm áp lực buộc Mỹ phải thương lượng và nhượng bộ như ta thấy hiện nay.
        Ngày trước phía IRA của Bắc Ái Nhĩ Lan cũng có hai bộ phận, một quân sự một chính trị, để hổ trợ cho nhau.

        Thử tưởng tưởng nếu như dân chúng ở VN nổi dậy đòi cách mạng dân sinh và dân chủ, bọn CS sẽ thẳng tay đàn áp, thậm chí bằng các vũ khí tân kỳ mà chúng mua sắm gọi là để chống Tàu cộng. Hiện nay chưa có gì mà bọn CS đã mạnh tay đàn áp dissidents, dân oan giáo oan thật dã man tàn bạo. Không lẽ chúng ta để mặc cho đồng bào mình cùng các chiến sĩ nơi tuyến đầu tổ quốc lần lượt hy sinh dưới bàn tay sắt thép của CS ư ?
        Bốn thằng đầu não Hùng, Dũng, Sang, Trọng đều là một phường sâu dân mọt nước, bán nước cầu vinh, chẳng thằng nào lại nổi lòng từ bi ngưng đàn áp dân lại, như xưa nay ai cũng rõ.

        Vậy còn trông chờ gì mà không tán thành giải pháp đề nghị trên của chúng tôi và thành lập các tổ chức quyết tử, một phen sống mái với CS khi cần thiết.

        TƯ TƯỞNG ĐÚNG CHỈ ĐẠO CHO HÀNH ĐỘNG ĐÚNG ! Phải dám nghĩ mới dám làm.

        4/
        CHỈ NÊN KẾT HỢP NHỮNG GÌ CÓ THỂ KẾT HỢP ĐƯỢC !

        Bọn cực hữu Right sector trong các cuộc phỏng vấn của BBC với chủ trương cực đoan chả khác gì bọn cực tả CS, đó là nhất định thống nhất đất nước bằng mọi giá !
        Thế giới hiện nay theo chiều hướng đa nguyên, tôn trọng sư khác biệt. Cho nên ta thấy yếu tố hoà bình qua đối thoại là chính yếu để giải quyết mọi xung đột, mọi khác biệt.

        Trong hai thập niên sau cùng ta chứng kiến được một số sự kiện quốc tế, giúp cho ta học hỏi thêm nhiều hơn thế nào là dân chủ tự do, đã gây ra một cuộc tranh cãi thật đẫm máu trong suốt thế kỷ 20. Tôi xin mạn phép nêu ra hai bài học lớn ở đây trong số rất nhiều bài học khác

        Trước tiên ở Liên bang Tiệp Khắc dưới thời tổng thống Vaclav Havel đã tách làm hai trong hòa bình, sau cuộc Cách mạng Nhung ở Đông Âu và Nga. Ngày 1 tháng 1 năm 1993 liên bang trên đã rất êm thắm chia thành hai quốc gia là Cộng hòa Tiệp (Republic Czech; CSVN gọi là CH Xéc) và Cộng hòa Khắc (Slovakia; Slovak Republic; CSVN: CH Slovak), mặc dù xưa nay quyền lực chính trị, cũng như các trọng điểm về kinh tế, lẫn văn hoá và xã hội, đều nằm ở vùng (phía) Tây Tiệp (Khắc), tức Cộng hòa Tiệp ngày nay.

        Thứ hai là sự tan vỡ của Liên bang Nam Tư trong cảnh nội chiến tương tàn, gây nhiều tang tóc, đổ nát, nhất là sự đổ vỡ tình tự dân tộc. Tất cả là do tham vọng điên cuồng của tổng thống Serbia có gương mặt con nít (babyface) Slobodan Milosevic thời đó, cũng như sự ngu xuẩn của dân xứ Serbia đã ủng hộ tập đoàn Slobodan Milosevic (chả khác gì dân Đức thời Quốc xã đã bị mê hoặc bởi chủ thuyết dân tộc thượng đẳng của Hitler). Serbia tự coi mình như xếp chúa, buộc các tiểu bang khác phải thuần phục mình, tạo nên thảm cảnh như ai cũng rõ.
        (Trong tương lai VN thời hậu CS, nếu như dân miền Bắc tự coi mình xếp xòng, khống chế hai miền Trung và Nam, thì lại có đổ máu như ở Nam Tư mà xem).

        =========

        Ghi chú:

        1/
        Nam Tư (Jugoslavija trong tiếng Serbia-Croatia (ký tự Latin) và tiếng Slovenia; Југославија trong tiếng Serbia-Croatia (ký tự Cirill) và tiếng Macedonia;) miêu tả ba thực thể chính trị tồn tại nối tiếp nhau trên Bán đảo Balkan ở Châu Âu, trong hầu hết thế kỷ 20.

        Quốc gia đầu tiên được biết với cái tên Nam Tư là Vương quốc Nam Tư, vốn trước ngày 3 tháng 10 năm 1929 từng được gọi là “Vương quốc của người Serbia, người Croatia và người Slovenia”. Quốc gia này được thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1918 bởi liên minh Nhà nước của người Slovenia, Croatia và Serbia và Vương quốc Serbia. Nước này bị phe Trục xâm chiếm năm 1941, và bởi các sự kiện diễn ra tiếp sau đó, đã chính thức bị xoá bỏ năm 1945.

        Quốc gia với tên này từng là “Liên bang Dân chủ Nam Tư”, tuyên bố năm 1943 bởi những người cộng sản thuộc phong trào kháng chiến trong Thế chiến thứ hai. Nó được đổi tên thành “Liên bang Cộng hoà Nhân dân Nam Tư” năm 1946, khi một chính phủ cộng sản được thành lập. Năm 1963, nó lại được đổi tên thành “Cộng hoà Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư” (SFRY). Những nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa hợp thành nhà nước này, từ bắc xuống nam, gồm: Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Slovenia, Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Croatia, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Bosna và Hercegovina, Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Montenegro, Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Serbia (gồm cả các tỉnh tự trị Vojvodina và Kosovo, sau này được gọi đơn giản là Kosovo) và Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Macedonia. Bắt đầu từ năm 1991, Cộng hoà Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư tan rã trong những cuộc chiến tranh Nam Tư kéo theo sự ly khai của hầu hết các thực thể cộng hoà.

        Quốc gia cuối cùng mang tên này là “Cộng hoà Liên bang Nam Tư” (FRY) được thành lập ngày 27 tháng 3 năm 1992. Đây là một liên bang trên lãnh thổ của hai nước cộng hoà (chưa ly khai) là Serbia (gồm cả các tỉnh tự trị Vojvodina và Kosovo) và Montenegro.
        Ngày 4 tháng 2 năm 2003, nó được đổi tên lại thành “Liên bang Serbia và Montenegro”, và chính thức xoá bỏ cái tên “Nam Tư”.

        Ngày 3 tháng 6 và 5 tháng 6 năm 2006, Montenegro và Serbia lần lượt tuyên bố độc lập, vì thế chấm dứt những tàn tích cuối cùng của một nhà nước Nam Tư.

        2/
        Cộng hoà Slovak là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Đông Âu với dân số trên 5 triệu người và diện tích khoảng 49,000 km2. Slovakia giáp biên giới với Cộng hoà Séc và Áo ở phía tây, Ba Lan ở phía bắc, Ukraina ở phía đông và Hungary ở phía nam. Thành phố lớn nhất đồng thời là thủ đô là Bratislava. Slovakia là quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, NATO, UN, OECD, WTO, UNESCO và các tổ chức quốc tế khác.

        Người Slav đã tới lãnh thổ Slovakia hiện nay trong khoảng thế kỷ thứ 5 và thế kỷ thứ 6 sau AD trong Giai đoạn Di cư. Trong quá trình lịch sử, nhiều phần của Slovakia ngày nay thuộc Đế chế của Samo (đơn vị chính trị đầu tiên được biết của người Slavơ), Đại Moravia, Vương quốc Hungary,[4] Đế chế Áo-Hung hay Đế chế Habsburg và Tiệp Khắc. Một nhà nước Slovak độc lập đã được thành lập trong một giai đoạn ngắn trong Thế chiến II, trong đó Slovakia là một nhà nước phụ thuộc của Phát xít Đức 1939–1944. Từ năm 1945 Slovakia một lần nữa lại là một phần của Tiệp Khắc.

        Slovakia hiện nay trở thành một nhà nước độc lập ngày 1 tháng 1 năm 1993 sau sự giải tán liên bang của nó với Cộng hoà Séc.

        Slovakia có một nền kinh tế hiện đại có thu nhập cao với các mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất EU và OECD[cần dẫn nguồn]. Nước này gia nhập Liên minh châu Âu năm 2004 và gia nhập Eurozone ngày 1 tháng 1 năm 2009.

        3/
        Cộng hòa Séc là một quốc gia thuộc khu vực Trung Âu và là nước không giáp biển. Cộng hòa Séc giáp Ba Lan về phía bắc, giáp Đức về phía tây, giáp Áo về phía nam và giáp Slovakia về phía đông. Thủ đô và thành phố lớn nhất của quốc gia là Prague (Praha), với hơn 1,3 triệu dân cư ngụ tại đây. Cộng hòa Séc là một quốc gia đa đảng theo chế độ cộng hòa đại nghị. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, còn thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Quốc hội có hai viện gồm thượng viện và hạ viện. Cộng hòa Séc đã gia nhập NATO vào năm 1999 và trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu từ năm 2004. Ngày 21 tháng 12 năm 2007, Cộng hòa Séc đã thông qua Hiệp ước Schengen, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và du lịch vào nước này. Ngoài ra, Cộng hòa Séc hiện nay cũng là thành viên của các tổ chức OECD, OSCE, Ủy hội châu Âu và Khối Visegrád.

        Lãnh thổ Cộng hòa Séc, ngày nay bao gồm các vùng đất đã từng tồn tại trong lịch sử là Bohemia, Moravia và một phần Silesia. Séc trở thành một bộ phận của Đế quốc Áo và Đế quốc Áo-Hung trong nhiều thế kỉ cho đến năm 1918, khi Séc cùng với Slovakia tuyên bố thành lập nước Tiệp Khắc. Trong Thế chiến thứ hai, Tiệp Khắc bị phát xít Đức chiếm đóng. Sau đó, nước này trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa cho đến năm 1989 khi cuộc Cách mạng Nhung yên bình diễn ra, đưa đất nước trở về tiến trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, một cuộc chia ly êm thắm đã diễn ra, Tiệp Khắc lại tách thành hai nước là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia.

    • Lão Độc Nhãn says:

      Rất thất vọng trước những ý tưởng đi dây cù cưa của bạn, một người luôn hô hào “dân chủ cho VN” trên diễn đàn này. Như Vũ Ánh đã viết, người dân U rất căm phẩn trước nạn tham nhũng của chế độ Yanukovich thân Nga. Họ mong có dân chủ và mong mỏi đó được dồn vào chỉ trong một giỏ : “thân Tây phương”.Người VN chúng ta nên nhìn vào biến cố này của Ucraine để học hỏi và
      không nên làm thầy dùi mà phát ngôn bừa. Có thể đơn giản hóa những rắc rối ở U như sau:
      _ Để chống độc tài, tham nhũng; người dân U chọn đường lối đối ngoại làm kim chỉ nam => thân Tây phương.
      _ Putin, người Nga, không muốn mất quyền lợi của mình ở U khi U theo EU=> chống người dân U.

      Tương tự, Ở VN hiện nay :
      _ Người dân bất mãn trước nạn độc tài tham nhũng của CSVN, người dân VN chọn đường lối đối ngoại làm kim chỉ nam => thân Tây phương = thân Mỹ
      _Tập cận Bình, dân Tàu, không muốn mất quyền lợi của mình ở biển Đông khi VN theo Mỹ=> chống người dân VN.

      Liệu vào lúc đó anh bạn lại có thưa bà con : nên ĐI DÂY giữa các nước lớn như thời CS (1945-2014) . Đó cũng là giải pháp dễ dàng nhất để có thể đạt được ĐỒNG THUẬN DÂN TỘC trong tiến trình HÒA GIẢI HÒA HỢP DÂN TỘC.
      Ôi, tôi lại nôn oẹ với cụm từ HÒA GIẢI HÒA HỢP DÂN TỘC.!

      Rất nhiều người sẽ nói y như bạn rằng : “Trước mắt VN nằm trong vòng tay của TQ, sẽ được hưởng ít nhiều ổn định về chính trị và xã hội ,cũng như các trợ giúp về kinh tế tài chính, giá mềm về mọi thứ….Dù sao chúng ta cũng đã đuổi được anh chàng tổng thống thân TQ tham nhũng và tham quyền cố vị đi khỏi nước, tức đã đạt được bước đầu trong con đường dân chủ hoá nghiêng về phương Tây rồi. Nên tạm thời bằng lòng với thành quả này, hơn là tiến thêm bước nữa nghiêng về Mỹ làm cho TQ thêm phần “sốt vó”, bởi thấy Mỹ bao vây mình vô rọ.Ôi dào, quả là dân chửi chứ không phải là dân chủ, phải không bạn ?

      Rất mến tinh thần yêu dân chủ của bạn và vì thế tôi dừng ở đây, mong bạn cẩn trọng. Thoát Hán là mục tiêu sống còn của người VN. U cũng có thể tương tự => thoát Nga.

    • vb says:

      ” Theo tôi nghĩ, Việt Nam rất cần Tàu( cần gì thì khỏi phải bàn!), và Tàu cũng cần VN (làm phên dậu, thuận tình cho Tàu dễ dàng chiếm biển Động, khai thác tiềm năng, hành xử bá quyền…) cho nên khó mà có chuyện VN rời khỏi vùng ảnh hưởng của Tàu. Nhất là trong khi Mỹ thì xa, Nước ‘Lạ” lại gần, rồi cả ban Lãnh Đạo, Nhà Nước, Đảng Viên Đảng CS VN vừa nắm quyền, vừa có những lợi ích về kinh tế. Hơn nữa phương diện lịch sử thì đúng là “anh em cật ruột” kể từ khi …có Đảng, lại cũng “đồng văn” (văn hóa) v.v…. Đó là những lý do tại sao VN(CS) nên ĐI DÂYgiữa Tàu và Mỹ+Tây Phương…hoặc tốt hơn hết nghiêng hẳn về Tàu cho đỡ…lộn xộn!
      Trước mắt, VN nằm trong vòng tay cuả Tàu sẽ được hưởng sự “ỔN ĐỊNH” về chính trị và xã hội, cũng như được Tàu “ưu tiên” mở ra nhiều “dự án kinh tế” để hai bên (Tàu và chính quyền VN) cùng có lợi. Còn dân VN tha hồ “bới rác” Tàu….và chẳng bao lâu sẽ “lá” Việt sẽ được rụng vào “cội” Tàu( như Crimea)!!!

      Ông Kường, ông cứ thay hai chữ VN, Tàu vào Ukraine, Nga rồi ông đứng trên quan điểm một người VN yêu nước, cần dân chủ, nhân quyền…, thì giọng điệu trên liệu có ngửi được không?
      Hãy làm ơn thay mặt người dân Ukraine mà nói ra lời…công đạo!

  4. Huỳnh says:

    Crimea vốn thuộc Nga đã 300 năm nhưng chỉ mới nhập vào Ukraina đúng 60 năm: 1954 – 2014. Crimea lại là một địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng, ai chiếm được Crimea thì sẽ không chế được Biển Đen (Hắc Hải). Hơn nữa, nếu Nga chiếm được Crimea thì Crimea sẽ là vùng đệm để bảo đảm an toàn ở biên giới với Ukraina cho Nga khi/nếu Ukraina ngả hẵn về Tây Âu và gia nhập Nato. Vì vậy lần biến động này ở Ukraina, nhất là ở Crimea là cơ hội ngàn vàng cho Nga để Nga thu hồi lại Crimea, cho nên chắc chắn Nga sẽ kiên quyết chiếm bằng được Crimea và sẵn sàng chấp nhận thiệt hại hàng trăm ngàn lần về mọi mặt khi bị Mỹ và phương Tây bao vây, cấm vận.
    Nếu tôi là người dân Nga thì vì quyền lợi chiến lược lâu dài của nước Nga, tôi sẵn sàng chấp nhận mọi sức ép, rủi ro, thiệt hại để ủng hộ tổng thống Putin và chính quyền Nga bằng mọi giá phải chiếm bằng được Crimea.

  5. Nguyễn Thế Viên says:

    Xin bàn loan:
    Chắc chắn là Nga sẽ không nhả Crimea. Vụ việc Ukraine xảy ra tước hết là có lợi cho cá nhân Puttin và “đế chế” cuả ông. Tinh thần Đại Nga giúp ông TT độc đoán Puttin vẫn còn được nhiều dân Nga mến mộ. Biến cố hiện nay ở nước cựu chư hầu Ukraine càng giúp Puttincủng cố thêm quyền lực. Phong trào đòi hỏi dân chủ sẽ bị tạm lắng xuống để nhường chỗ cho lòng yêu nước cực đoan.
    Puttin cũng rất thông minh để không chiếm đóng toàn thể nước Ucraine, mà chỉ cần nắm chịch là đủ. Tư bản Mỹ sẽ vui mừng (ngầm) nếu Nga chiếm đóng toàn thể và sa lầy tại Ukraine. MỸ sẽ sẵn sang cung cấp vũ khí tồn kho (chẳng tốn kém là bao) cho kháng chiến Ukraine. Chiến tranh kéo dài ở sát nách sẽ làm Nga sa lầy và suy yếu. Tình thế này chắc sẽ khó cho cơn mộng hoàng đế trọn đời cuả Puttin và là mầm mống cuả CM dân chủ lần nưã.
    Chiến tranh du kích kéo dài ở Ukraine sẽ giúp HK vực dậy kỹ nghệ quân sự. Cộng thêm, xuất cảng khí đốt, dầu thô từ đá/ cát cũng giúp HK giải quyết được nạn thất nghiệp và thoát khỏi khủng hoảng KT. Các đồng minh cuả HK, vốn đã bắt đầu hơi cứng đầu, sẽ ngoan ngoãn hơn vì lệ thuộc năng lựơng vào HK khi không còn được Nga cung cấp.
    Kinh nghiệm cho thấy, sau mỗi chiến tranh lớn cuả TG thì kinh tế HK thường phát triển vượt trội
    Tóm lại, Ukraine sẽ là ván bài mặc cả giưã con gấu Nga và chú Sam Mỹ. Chỉ có dân Ukraine là thiệt.
    Nguyễn Thế Viên

Leave a Reply to Vũ Anh (Theo AFP)