WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hội Nhà Văn & Văn Đoàn Độc Lập

“TS Nguyễn Xuân Tụ không đơn độc. Sự an toàn của anh sẽ được mọi người có lương tri theo dõi và góp sức bảo vệ.”

Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

TS Hà Sĩ Phu

TS Hà Sĩ Phu

Tôi vừa nhận được một món quà nho nhỏ, gửi qua đường bưu điện: Trọn bộ Chuyện Kể Năm Hai Ngàn(ấn bản đặc biệt, không bán, tái bản năm 2013) của Bùi Ngọc Tấn.Xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến vị ân nhân ẩn danh.

Nơi bìa sau cuốn sách, ngoài những tác phẩm chính đã xuất bản của tác giả, còn có in tựa bản thảo“những sáng tác bị công an tịch thu”(gồm ba cuốn tiều thuyết, hai tập thơ, một tập truyện ngắn, và một kịch bản phim truyện)khi họ đến bắt ông tại nhà – vào năm 1968.

Gần nửa thế kỷ qua, Hội Nhà Văn Việt Nam chưa bao giờ đặt câu hỏi về chuyện giam giữ Bùi Ngọc Tấn, và những sáng tác bị tịch thu(vĩnh viễn) kể trên. Trong bài tham luận, đọc tại thành phố Hải Phòng, vào ngày 25/11/2005, Bùi Ngọc Tấn đã kết luận bằng một “đề nghị” nhỏ:

“Vấn đề cuối cùng tôi muốn nói ở đây là ý kiến về Hội Nhà văn. Hội Nhà văn là một hội chính trị, nghề nghiệp như điều lệ Hội đã định rõ. Việc bảo vệ hội viên của mình nằm trong trách nhiệm của Hội. Giờ đây bộ tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 của tôi ra đời và bị thu hồi tiêu huỷ đã được hơn năm năm, một thời gian đủ để có thể thẩm định về nó.

Tôi đề nghị Hội Nhà văn đứng ra tổ chức hội thảo về quyển tiểu thuyết của tôi, để có một đánh giá chuẩn xác hơn về mặt chính trị cũng như nghệ thuật, minh oan cho một vụ án sách oan sai. Một vụ án người oan sai có thể bị lãng quên, nhưng một vụ án sách oan sai thì đời đời còn đó.”

Tuy “đề nghị” nhỏ xíu và giản dị vậy thôi nhưng rõ ràng vẫn cứ (quá) lớn đối với chức năng vô cùng khiêm tốn Hội Nhà Văn Việt Nam. Sự nhu nhược của cái hội này, cùng với thái độ ngang ngược cố hữu của nhà đương cuộc Hà Nội– phần nào – giải thích được nguyên do khiến cho tác giả Bùi Ngọc Tấn (cùng sáu mươi đồng nghiệp khác)đã đứng tên trong danh sách của những người cầm bút “Tuyên Bố Thành Lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam.”

Xin ghi lại toàn văn để rộng đường dư luận:

Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc.

Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình.

Văn chương Việt Nam yếu kém có nguyên nhân chủ quan trước tiên thuộc chính người cầm bút là sự thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo. Về mặt khách quan, một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng.

Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn.

Trước tình cảnh kéo dài và nay đã trở nên cấp bách đó, chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam , với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi.

Hoạt động của Văn đoàn độc lập Việt Nam nhằm vào những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

  • Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước.
  • Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ.
  • Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người.

Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.

Điều lệ và Chương trình hành động cụ thể của Văn đoàn sẽ được hình thành và công bố trong quá trình vận động. Mọi liên lạc xin gửi về email: nhavandoclap@gmail.com.

Hà Nội ngày 3 tháng 3 năm 2014

 TM Ban vận động Nguyên Ngọc.

 

Sự kiện khá bất ngờ này đã được đón nhận vớikhông ít hân hoan bởi rất nhiều người, trong cũng như ngoài nước. Phóng viên Kính HoàMặc Lâm(RFA) coi đây như là “một bước tiến của xã hội dân sự” hay là một hình thức “khôi phục nền văn học tự do.” Nhà báoNguyễn Mộng Hoài,dù đã bước vào tuổi tám mươi, chợt có cảm tưởng “mình như được trẻ lại.”

Cùng lúc, cũng có người không dấu được sự thất vọng não nề:

Sáng nay 4/3/2014 khi lên mạng thấy cái đầu để to đùng “Tuyên bố thành lập Văn Đoàn độc lập Việt Nam” trên các trang Anh Ba sàm, Bô-Xít, thì mình mừng rơn lao đầu vào đọc, đọc đi, đọc lại, đọc cả bản tiếng Anh (xem có đến nỗi tệ như bản dịch đĩa hát chào mừng 1.000 năm Thăng Long của cái Hội táp nham âm nhạc Xè-Gòn không!?) và theo dõi 61 cái tên “lừng danh” (một thời) để rồi.. …thất vọng tràn trề:

- không có một chữ nào lên án ai? đường lối nào, nghị quyết nào đã “chuyên chính vô sản” tư tưởng tình cảm con người,

- không có một chữ nào nêu tên ai đã chỉ đạo cả ăn, ở, yêu, ghét, theo đúng lập trường đảng bảo là phải yêu, phải ghét,

- không có một chữ nào nêu tên ai đã cầm tù không án nhà văn, cấm nhà văn cầm bút, cấm phổ biến tác phẩm, …

và ai, cho đến nay vẫn đã thà chết chứ không bỏ quyền lãnh đạo toàn diện cái mặt trận tư tưởng này! Một chữ cũng không(!?)

Nghĩa là rất “có võ”, tránh hết mọi động chạm đến những bộ máy chuyên chính văn nghệ, những cá nhân vua, quan, thượng thư…… đã cấm chỉ báo chí, cấm xuất bản tự do, đã bỏ tù những ai viết sai đường lối của bất cứ một anh chị, cha căng, chú kiếc nào đó được giao chăn dắt lữ “trí thức khó bảo nhất” trong xã hội bầy đàn này!

Những câu phê phán về nguyên nhân của một nền văn học đang đi xuống hố chỉ là:

…Về mặt khách quan, một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng.Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn…

RỒI HẾT!

 

(Tô Hải – Nhật ký mở lần thứ 80: NIỀM HỨNG KHỞI CUỐI ĐỜI CỦA MÌNH ĐANG BAY BỖNG GIỮA TRỜI BỖNG…“XÌ HƠI”!)

Tôihoàn toàn chia sẻ cái tâm cảm “bỗng xì hơi” của nhạc sĩ Tô Hải. Tuy nhiên, theo thiển ý, sự việc mới bắt đầu chứ không phải là “rồi hết” đâu.Và vạn sự khởi đầu nan.  Ngôn ngữ mềm mỏng(hơi quá mức cần thiết)trong bản Tuyên Bố Thành Lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Namhẳn đã được cân nhắc kỹ, và tất phải có lý do.

Tưởng cũng nên nhắc lại – trước đây chưa lâu, vào ngày 20 tháng 10 năm 2006 – cũng đã có một số nhân vật“Tuyên Bố Thành Lập Công Đoàn Độc Lập Việt Nam.” Số phận của họ ra sao chắc mọi người còn nhớ:hai mươi ba năm tù cho Đỗ Thị Minh Hạnh,  Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Nguyễn Tấn Hoành.

Lê Trí Tuệ  thì đột nhiên “biến mất.” Theo bản tin của HRW, đọc được vào hôm 4 tháng 5 năm 2009: “Người ta nghĩ rằng công an Việt Nam đã bắt cóc ông Lê Trí Tuệ, một trong những sáng lập viên của Công đoàn Độc Lập Việt Nam. Ông Lê Trí Tuệ mất tích vào tháng Năm năm 2007 sau khi đào thoát sang Căm-Bốt để xin tị nạn. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã long trọng ghi nhận trong bản báo cáo 2008 về tình trạng nhân quyền Việt Nam rằng: ‘ông Lê Trí Tuệ hiện vẫn biệt tích… và theo một số lời đồn mật vụ của chính quyền Việt Nam đã giết ông ta.”

 

Không cần phải là thầy bói, ai cũng có thể đoán được trước là việc thành lập Văn Đoàn Độc Lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam (rồi ra) cũng sẽ khó mà thuận buồm xuôi gió.Bởi vậy, cách diễn đạt quan điểm của Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam ra sao không phải là điều quan trọng lắm. Vấn đề chính là ở thái độ của những thành viên của hội, khi phải trực diện với những lực cản (chắc chắn) sẽ xuất hiện trong tương lai gần – bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn đê tiện nhất –  từ nhà nước toàn trị XHCNVN.

Và mọi người không phải chờ lâu. Công Luận vừa biết đến Thư Khước Từ “Làm Việc” của ông Hà Sĩ Phu, một thành viên của Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam, với phần mở đầu như sau:

Nowy obraz (1)

“Ngày 20-3-2014 tôi lại nhận được “Giấy mời” của cơ quan An ninh điều tra, “mời” nhưng YÊU CẦU phải có mặt đúng giờ (mời đến lần thứ 3 chắc chuyển sang Triệu tập?) . Trong hơn 20 năm nay tôi không thể nhớ được đây là “Giấy mời” lần thứ bao nhiêu nữa?

Tôi vốn không muốn kể những tai họa mà cá nhân mình phải chịu đựng, dù rất vô lý, nhưng nay tôi đã già yếu, 75 tuổi với đủ thứ bệnh tật, tôi buộc phải có thái độ dứt khoát để yêu cầu chấm dứt những phiền toái vô lý kéo dài hết năm này đến năm khác như vậy…”

Tình trạng cá nhân của Hà Sĩ Phu, với hơn bốn trăm lần hỏi cung và làm việc với công an trong hai mươi năm qua – xem ra –  còn tệ hại hơn của Bùi Ngọc Tấnhồi cuối thế kỷ trướcrất nhiều. Tuy nhiên, thế kỷ trước đã qua.Thời vàng son của chuyên chính vô sản cũng đã qua luôn rồi. Thời đó mà còn không bẻ gẫy được chiếc đũa Nguyễn Xuân Tụ thì nay còn hơi sức đâu mà“vơ” nguyên nắm đũa là Văn Đoàn Độc Lập mà ông sĩ phu Bắc Hà chỉ  là một thành viên.

© Tưởng Năng Tiến

© Đàn Chim Việt

13 Phản hồi cho “Hội Nhà Văn & Văn Đoàn Độc Lập”

  1. Việt cộng bịt mồm dân says:

    ***Việt Nam bị tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới xếp vào gần cuối bảng (172 trên 179) – sau tất cả chín nước ASEAN khác, trong đó có cả Lào, Campuchia và Miến Điện – về tự do báo chí, ngôn luận .

    ***Economist Intelligence Unit (EIU) – cơ quan thông tin kinh doanh của tạp chí The Economist tại Anh – xếp Việt Nam rất thấp trong chỉ số dân chủ. Việt nam chỉ được điểm 2,98 trên 10, Việt Nam bị xếp ở thứ 144 (trên số 167 quốc gia và lãnh thổ) năm 2013.

    Trong khi đó một số nước Đông Nam Á khác như Indonesia có số điểm là 6,76 (xếp thứ 53), Thái Lan 6,55 (58), Malaysia 6,41 (64), Philippines 6,30 (69)…

  2. Việt cộng ác hơn thực dân Pháp says:

    Nhà văn Nguyễn Tuân : Tất cả chúng ta đều mang chung một họ :Họ “Sợ “.

    Nhà thơ Hữu Loan : So với chế độ cộng sản xã hội chủ nghĩa Việt nam hiện nay thì chế độ cai trị của thực dân Pháp trước đây còn vàng son gấp ngàn lần .

    Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: Không có cái chế độ nào bẩn thỉu như cái chế độ này . Nó coi con người như rơm rác , bẩn thỉu .

    • an old man says:

      Hồi nhỏ ( năm 1948 ) , mới 6 tuổi tôi quá nghịch ngợm té “bể đầu”. Được đưa vô nhà thương Chợ Rẩy của tụi Tây. Các BS Tây tận tình cứu chửa. Nằm trong đó hết mấy tháng trời.
      Khi vết thương lành, khỏe hẵn được về nhà không tốn đồng xu cắc bạc nào. Nếu bị như vậy vào thời bi giờ vnxn thì chắc chắn là tôi chết vì không tiền.
      Cám ơn mấy ông Tây.

  3. VietAmer says:

    Trái tim của văn chương là sáng tác. Xương sống của văn học là xuất bản. Và nguồn nuôi dưỡng văn chương là đọc giả.

    Thật ra, chỉ cần 5,6 nhà writers có tài, họp nhau lại thì có thể thành hình một văn đoàn. vấn đề là quý vị có thể thành lập nhà xuất bản riêng rẽ độc lập hay không?Chưa kể, ai phát hành phân phối sách cho quý vị? Ai cung cấp nguyên vật liệu như giấy mực, máy móc? Ai cấp giấy phép cho quý vị? Hay quý vị cũng phải chịu chi phối và chia chác với nhà nước? Tôi thật sự không rõ.

    Giả dụ, quý vị được phép hoạt động tự do thành lập mọi thứ. Quý vị cũng sẽ vấp một KHÂU rất qua trọng : tiền !
    Hay nói rõ hơn, quý vị sẽ gặp sự cạnh tranh bán sách với Hội NV nhà nước. Cái nầy mới khó. Tiền liền khúc ruột.

    Đó là tôi nói về thực lực của 1 văn đoàn . Chứ nếu chỉ loay hoay trên một trang mạng. Phổ biến tác phẩm, phê bình, lý luận văn chương, v.v… thì lại quá dễ. Không khéo lại sa đà vào những “trường văn trận bút” dài lòng …thòng không biết bao giờ sẽ kết thúc.

    Bao gìờ cũng vậy, một cuốn sách hay thì tự nhiên công chúng sẽ mua đọc. Cần gì phải nói nhiều? 100 anh writers họp nhau trên mạng ảo thì làm sao bằng 10 nhà xuất bản của 10 văn đoàn độc lập cùng nhau phát triển?

    Tôi thật sự mong muốn được cầm trên tay những quyển sách văn học hoặc biên khảo của VN sạch sẽ xinh đẹp và có giá trị nhân văn và tính dân tộc.

  4. Sáng ra tình cờ đọc bài “Có đủ căn cứ pháp luật cho sự ra đời của những chính đảng mới” của Phạm Đình Trọng, nguyên Đại tá, nhà văn quân đội đã ra khỏi đảng CSVN, làm mình phì cười.

    Tôi phì cười vì ông nhà văn Phạm Đình Trọng nổi tiếng, hôm nay lại trổ tài chém gió như một “chuyên gia pháp lý“. Hóa ra cũng còn nhiều người có tuổi, kinh nghiệm đầy mình vẫn tỏ ra nguy hiểm khi thể hiện hiểu biết của mình về pháp luật bằng cách nói năng, viết lách văng mạng.

    Mở đầu, Phạm Đình Trọng phê phán GS Vũ Minh Giang, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương khi trả lời BBC rằng:
    http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2014/04/ong-pham-inh-trong-ngu-thi-ung-to-ra.html

  5. T. says:

    Nhìn mấy chữ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc sau hàng chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong tờ giấy mời ông Nguyễn Xuân Tụ mà thấy LỢM GIỌNG!!!!

    Đáng lẽ trên tờ giấy mời phải in như sau:

    Cộng Hoà Xã Hội Cướp Ngày Việt Nam
    Không Độc Lập – Khộng Tự Do – Không Hạnh Phúc

    mới chính xác!

  6. Thanh Pham says:

    Xin Chia Sẻ

    Đếm trên đầu ngón tay
    Có được bao anh tài
    Nổi trôi cùng vận nước
    Biết trăn trở đoái hoài!

    Sống cho ra con người
    Mà nhất là trí thức
    Không trùm chăn chai lười
    Phải dấn bước đi trước

    Dĩ nhiên sẽ gánh chịu
    Những gian truân chực chờ
    Lòng nầy xin chia sẻ
    Đừng như ai hững hờ!

    T.Phạm

    http://phaxiengnole.wordpress.com/
    http://sangcongpha1.wordpress.com/

    • http://chemgiocatuan.blogspot.com/2014/03/lay-au-ra-van-ma-lap-van-oan.html
      .
      Cái đoàn(quân) không văn (chương) này định lập gì cho độc, hay lại mang mấy bổn cũ ra soạn lại, rồi cười hỉ hả hi ha tự sướng.

      Văn đoàn dẫn hội viên ra Bờ Hồ biểu tình đòi tự do tư tưởng hay kí kiến nghị đòi tự do sáng tác?

      Lạy gẫy lưỡi, nó chả cho còn chả làm gì được, nữa là đòi.

      Mà đời vắng Bùi Hằng rồi, lấy ai có máu trên máu dưới úp âm hộ vào cq. 60 hội viên xáng lập tinh U60, U70 thế, sức hô được mấy nả và, sức van

  7. “Văn đoàn độc lập Việt Nam” là cái gì? Xin được bàn luận về một số điểm sau:

    Thứ nhất: Ngay trong cách đặt vấn đề là “Tuyên Bố Vận Động” cũng đã cho thấy tính thiếu chính danh của “Hội” này. Nó cho thấy sự láu cá luồn lách với mục đích thăm dò dư luận, đặc biệt là phản ứng của chính quyền. Điều này chứng tỏ, các nhà văn chưa hiểu kỹ luật pháp, chưa nắm chắc phản ứng của chính quyền và chưa thật sẵn sàng cho ra đời cái hội như thế này. Một “Hội” đường đường chính chính sẽ không bao giờ làm cái công việc nửa nạc nửa mỡ như vậy.

    Đọc kĩ tuyên bố vận động của Nguyên Ngọc, thông qua những gì bản tuyên bố liệt kê và phát biểu của ông Phạm Xuân Nguyên, người ta dễ dàng hiểu ra mục đích chính của nó là để đối lập với Hội nhà văn Việt Nam, và dĩ nhiên nó không muốn chịu sự quản lý của chính quyền. Cái từ “Độc lập” có ý muốn tách ra khỏi sự quản lý của nhà nước và nó chỉ ra mục đích đen tối của những người đứng ra vận động thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam”.
    ĐỌC TIẾP:http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2014/03/ve-cai-goi-la-van-oan-oc-lap-viet-nam_8.html

    • SUỐI NGÀN says:

      BIẾT VÀ KHÔNG BIẾT

      Biết thì lên mạng nói chơi
      Còn như không biết thôi thời im đi
      Lời mà gian dối quý gì
      Ý mà gian dối còn chi con người
      Văn chương độc lập ở đời
      Chính là cái đức của người hiền lương
      Còn như cá chốt một phường
      Văn chương hạ đẳng chân tường chôn mau
      Việt Nam văn học rạng ngời
      Phải cần năng nổ nhắm vì tương lai
      Hoan nghênh những kẻ chân tài
      Sân chơi mới mẽ lại càng mong thay !

      NON NGÀN
      (06/4/13)

      • Xưa, ở làng Vũ Đại có Chí Phèo chuyên nghề rạch mặt ăn vạ. Nhiều khi chỉ cần kiếm vài xu làm chai rượu. Từ bấy đến gần đây không thấy nghề ấy xuất hiện nửa. Bỗng dưng, từ đầu năm nay nghề ăn vạ quay lại. Nhưng lần này cách ăn vạ hiện đại hơn. Ăn vạ qua Internet.

        Mới bữa trước tớ bóc mẽ tay Chí Đức qua cái vụ lu loa bị công an đánh giữa đồng không mông quạnh. Rồi ngay tức khắc trả lời phỏng vấn RFA, quay Video tung lên mạng. Lần ấy tớ quên nói cho mọi người biết rằng, cứ mỗi lần như vậy RFA sẽ trả tiền “nhuận bút” bằng USD qua tài khoản cá nhân. Cùng với đó, trang mạng nào đã…
        Đọc đi: http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2013/05/an-va-cung-la-lam-dan-chu.html

Leave a Reply to Việt cộng ác hơn thực dân Pháp