WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Afghanistan: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu không còn quân đội Hoa Kỳ và EU

Bầu cử ở Afghanistan. Ảnh AP

Bầu cử ở Afghanistan. Ảnh AP

Đầu tháng Hai 2014, Tổng Thống Hoa Kỳ triệu tập phiên họp quy tụ tất cả các thành viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Ngoại Trưởng John Kerry đang công du Trung Đông cũng được chỉ thị cắt ngắn chuyến đi về Washington D.C. phó hội. Đề tài được thảo luận: liệu có nên áp dụng “giải pháp zero” (Zero Option) nếu chính phủ Afghanistan nhất định không ký kết bản Hiệp Ước Quân Sự Song Phương (Bilateral Security Agreement) trong đó có điều khoản đồng ý cho Hoa Kỳ và NATO để lại từ 12,000 đến 15,000 binh sĩ không chiến đấu sau thời hạn rút quân đã được ấn định là ngày 31 tháng 12 năm nay hay không.

Tin tức rò rỉ từ những viên chức cao cấp có mặt trong cuộc họp cho biết tất cả đều tán thành ý kiến của ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel. Người đang điều khiển Ngũ Giác Đài trình bày “chẳng bao lâu nữa Afghanistan sẽ có một nhà lãnh đạo mới thay thế cho ông, tại sao chúng ta không bắt lấy cơ hội này để cho thế giới và chính quyền Kabul tương lai biết là Hoa Kỳ sẵn sàng rút hết quân ra khỏi Afghanistan, thay vì tiếp tục cuộc đàm phán dùng dằng chẳng đi tới đâu cả”.

Ý kiến này được sự ủng hộ nhiệt tình của bà Cố Vân An Ninh Susan Rice, cho rằng “mình nên báo cho ông Karzai biết là chúng tôi sẽ không điều đình thêm nữa” xem đó “là tiếng chuông cảnh báo cảnh báo cho tân chính phủ ở Kabul”. Tiếng chuông cảnh báo đó mang 3 ý nghĩa: thứ nhất, Hoa Kỳ và NATO vẫn muốn giúp đỡ cho Afghanistan, tiếp tục hỗ trợ cho quân đội cũng như chính quyền dân sự, thứ nhì, Hoa Kỳ và NATO không muốn thấy những hy sinh đã đổ ra trên chiến trường Afghanistan trờ thành vô ích, nhưng -thứ ba-, chính phủ Afghanistan đừng tiếp tục đặt ra những điều kiện buộc Washington D.C. và đồng minh quân sự Âu Châu phải thi hành một cách vô lý. Nói cách khác, như bà Rice trình bày trong cuộc họp: “phải cho Kabul hiểu đây là chiến lược có lợi cho cả đôi bên, bảo thẳng với họ vội nghĩ là mình cần họ hơn là họ cần mình”.

Chẳng bao lâu sau cuộc họp đó, Tổng Thống Barack Obama nhấc điện thoại gọi Tổng Thống Karzai. Các viên chức Tòa Bạch Ốc cho biết có 2 điểm cần chú ý: thứ nhất, lần đầu tiên sau hơn nửa năm trời ông Obama mới nói chuyện với nhà lãnh đạo đồng minh Afghanistan, thứ nhì là trong cuộc nói chuyện, Tổng Thống Hoa Kỳ nói rất rõ cho Tổng Thống Afghanistan biết là đã sẵn sàng rút hết quân về nước, không còn mặn mà với dự tính sẽ để lại hơn chục ngàn quân giúp huấn luyện và hợp tác với Afghanistan trong chương trình bài trừ khủng bố mà 2 quốc gia đã nói đến từ giữa năm 2011. Cũng theo Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Obama còn cho ông Karzai biết đã thảo luận với vị nguyên thủ những nước NATO và “họ đồng ý với chúng tôi (Hoa Kỳ) là không còn nhiều thì giờ để tiếp tục cuộc thương thuyết với Kabul”.

Giữa lúc căng thẳng chính trị đang xảy ra giữa Hoa Kỳ và chính phủ Kabul đương thời, nhiều cuộc thảo luận được tổ chức tại Washington D.C. để tìm hiểu xem chuyện gì sẽ xảy ra ở Afghanistan sau ngày không còn binh sĩ Mỹ và NATO. Trong những cuộc thảo luận đó, hầu hết các nhà phân tích -trong đó có cả những người từng hoạch định chính sách về Afghanistan dưới chính phủ George W. Bush và chính phủ Obama- đồng ý với nhau ở điểm “cứ nhìn những gì đang xảy ra ở Iraq là có thể dự đoán những gì sẽ xảy ra tại Afghanistan”. Cái nhìn của những chuyên gia này khá đơn giản nhưng rất vững chắc: 2 năm sau ngày Hoa Kỳ rút hết quân khỏi Baghdad, lực lượng khủng bố Al-queda có thời đang dẫy chết giờ đã sống lại, hoạt đọng mạnh hơn bào giờ hết. Thí dụ được nói đến: cuối tháng Ba vừa rồi, Al-queda đã chiếm được thành phố Anbar ở miền Tây Iraq, một trong những thành phố mà bình sĩ Mỹ đã tốn nhiều xương máu mới chiếm được và giao lại cho quân đội Iraq trước ngày Hoa Kỳ rút quân.

“Tình trạng đó cũng sẽ xảy ra ở Afghanistan” theo trình bày của ông Wayne Simmons, một cựu viên chức tình báo từng làm việc ở Kabul từ những ngày đầu tiên sau khi Tổng Thống George W. Bush quyết định đưa quân sang Afghanistan. “Quân Taliban, Al-Queda, đường dây khủng bố Haqqani đang chờ ngày Hoa Kỳ rút quân để chúng hoạt động trở lại”, nói thêm điều khác biệt duy nhất giữa Iraq và Afghanistan là “hệ thống giao thông tại Afghanistan rất kém, chính phủ Kabul có muốn chuyển quân tiếp viện cũng chẳng phải dễ”. Vì thế, ông Simmons nói với giọng đầy âu lo, “cuối cùng, có thể công sức và xương máu của chúng ta sẽ đổ ra sông ra biển!”.

Ông James Carafano, một trong những cố vấn của chính phủ George W. Bush còn bi quan hơn, e ngại “chính phủ trung ương Kabul sẽ tan vỡ vì không thể chống đỡ được áp lực của quân Al-queda”. Hiện đang giữ vị trí một nhà phân tích chiến lược của Viện Nghiên Cứu Heritage Foundation, người từng góp phần hoạch định kế hoạch cho chiến trường Afghanistan nghĩ rằng sau ngày Hoa Kỳ và NATO rút quân, “có thể Afghanistan sẽ trở lại thời kỳ loạn lạc, đất nước đó bị phân chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh được sự ủng hộ của một quốc gia như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pakistan và Iran” nhưng quan trọng nhất “vẫn là việc Al-queda sẽ quay trở lại, được đường dây khủng bố Haqqani yểm trợ tối đa”.

Đặt bản doanh ở Pakistan, đường dây khủng bố Haqqani là một tập hợp chuyên làm ăn phạm pháp, miễn sao có tiền để chúng thực hiện những hoạt động khủng bố và đạt được mục tiêu sẽ thống lĩnh vùng biên giới nằm bên phía Afghanistan. Tài liệu của Tình Báo Quốc Phòng Hoa Kỳ viết rằng “đây là một đường dây chuyên thực hiện những cuộc tấn công nhắm vào binh sĩ Mỹ”, nhưng cũng cho biết “Taliban mới chính là mối lo ngại lớn nhất vì đây mới chính là lực lượng chính phủ và quân đội Afghanistan phải đối phó sau ngày Hoa Kỳ và NATO rút quân”. Cũng theo tài liệu này, “từ năm 2001 đến giờ, các đơn vị quân sự Mỹ và đồng minh đã phá tan nhiều âm mưu phá hoại của Taliban, tiêu diệt phần lớn bọn thủ lãnh của tổ chức này, nhưng không có gì bảo đảm là chúng sẽ không tái phối trí để hoạt động trở lại sau ngày các binh sĩ Mỹ rút khỏi chiến trường”, tương tự những gì Al-queda đang làm ở Iraq.

Các nhà phân tích nhắc lại sau ngày mọi quyết định về quân sự được Hoa Kỳ trao lại cho quân đội Iraq, chương trình chống và bài trừ khủng bố do Bangdad thực hiện không còn hữu hiệu như trước vì các đơn vị quân sự bản xứ (Iraq) không có đủ khả năng lẫn điều kiện để thực hiện, tạo cơ hội thuận lợi cho Al-queda dựng các tổ hoạt động ở từng địa phương, sau đó chúng kết hợp với nhau để hoạt động ở tầm mức rộng hơn, trên địa bàn quốc gia. Bản phúc trình của Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh (the Institute for the Study of War viết rằng không chỉ có khả năng để tái hoạt động như một lực lượng quân sự tinh nhuệ, lực lượng Al-queda ở Iraq còn có đủ sức để mở những cuộc tấn công có tầm cỡ, gây khó khăn cho chính phủ Baghdad”.

Theo Cựu Đại Tướng John Keane, người hồi 2007 điều khiển chương trình tăng quân để ổn định chiến trường Iraq, “nếu chúng ta (Hoa Kỳ) bỏ Afghanistan như đã bỏ Iraq, chắc chắn điều đó sẽ tạo cơ hội cho quân Taliban trở lại, tương tự như chuyện Al-queda trở lại ở Iraq”. Tướng Keane vạch rõ kế hoạch mà ông tin Taliban sẽ làm sau ngày Hoa Kỳ rút hết quân về nước: “chúng sẽ trỗi dậy ở miến Nam Afghanistan, bắt tay với những đơn vị khủng bố đang hoạt động khá mạnh ở miền Đông”.

Hai tuần trước đây, Tổng Thống Hamid Karzai gọi điện thoại cho Ngoại Trưởng John Kerry, than phiền rằng quân Taliban sẵn sàng nói chuyện với Kabul nhưng “bọn họ bị Pakistan làm áp lực nên cuộc thương thuyết không thành”. Ngay sau đó đại diện của Taliban cho hay “không hể có chuyện thương thuyết với Kabul” nhắc lại mục tiêu tối thượng của chúng là “phải trở lại nắm quyền”.

Một tuần sau đó trong cuộc họp báo thường lệ của Bộ Ngoại Giao Mỹ, bà phát ngôn viên Jennifer Psaki nhắc lại “nếu không đạt được bản Hiệp Ước Quân Sự Song Phương đúng hạn, lúc đó chúng tôi sẽ bắt đầu chương trình rút hết quân về nước vào cuối năm nay, tức sẽ không có binh sĩ Hoa Kỳ hay NATO nào ở lại Afghanistan”. Bà Psaki bảo thêm “chuyện còn lại là chuyện của Tổng Thống Karzai, đã đến lúc ông phải quyết định điều nào là điều lợi nhất cho quốc gia của ông”.

Quyết định đó có lẽ không còn nằm trong tay của ông Karzai nữa. Cuộc bầu chọn tân tổng thống ở Afghanistan đã diễn ra hôm thứ Bảy tuần trước, và theo lời Tổng Thống Karzai, ông để cho người kế nhiệm quyết định có nên mời quân đội Hoa Kỳ và NATO ở lại hay không.

© Đàn Chim Việt

 

1 Phản hồi cho “Afghanistan: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu không còn quân đội Hoa Kỳ và EU”

  1. DÂN VIỆT says:

    Afghanistan: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu không còn quân đội Hoa Kỳ và EU
    Thì lúc đó cả nước Afghanistan sẽ biến thành rừng xì-thẩu do Tầu khựa làm chủ, cả thế giới tha hồ mà đi mây về gió ! Rồi chiến tranh nha phiến cũng lại sẽ xẩy ra như hồi 1840, nhà Mãn Thanh phải nhắm mắt ký Hiệp ước bất bình đẳng ( Unequal Treaty ) đế các đế quốc xâu xé làm 100 mảnh, Anh thì lượm được Hồng Kông ngon ơ, cả Nhật Đại hàn Tây bán Nhà, Pháp cũng nhẩy vào ăn có, rồi ngày nay đương nhiên phải có cả Việt Nam ? Tầu khựa quên bài học ” gậy ông đập lưng ông rồi sao ? ” . Lúc đó thuốc phiện sản xuất được, chẳng phải chở đi đâu xa tốn công, cái thị trường vĩ đại béo bở 5 tỉ mạng người chứ ít à ( Tầu khựa 2 tỉ, Pakistan Ấn Độ gần 2 tỉ, Nga, Iran, Iraq cũng xấp xỉ 1 tỉ ? ). Vậy nghĩ lại đi Tầu khựa mà để mặc cà-Dái ” điu ” ( deal ) với đế quốc, đừng thọc gậy bánh xe nữa, đế quốc Mỹ nó chỉ chờ có thế thôi, cái sự thể nó hất cẳng Liên-Sô để nó ” quản lý ” Afghanistan, quản lý sắp xếp đâu ra đấy xong, nó còn đang tính bề ” tháo chạy ” thì ai dè Tầu khựa lại tự dưng nhấp nhổm xông vào làm không công cho nó : Bài học nó tháo chạy khỏi Việt Nam, Tầu khựa được cái giải gì ? : chưa đủ quê với thiên hạ sao . Thằng Nhật thằng Do Thái cứng cựa như vậy, thằng đòi chơi Tầu khựa, thằng đòi đánh Iran nhưng đế quốc bảo : ” No way ” cũng đều phải im re, còn cha Kaza’i sức mấy mà dám cưỡng lại ( cưỡng lại vì có Tầu khựa xúi khôn xúi dại ? ) . Thật rõ khổ, rõ là hận, Tầu khựa cứ luôn luôn dưới cơ đế quốc Mỹ ?

Phản hồi