WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Putin đang sống ở thế giới nào?

 

Putin

Putin

Sau hành động Nga đưa quân đội vào Krym, thủ tướng Đức Angela Merkel đã trao đổi điện thoại với tổng thống Putin. Sau cuộc nói chuyện điện thọai bà đã nhận xét: Putin như đang ở một thế giới nào khác, tôi không chắc là ông ta còn khả năng tiếp cận với thực tế không.

Nhận xét trên đây của bà thủ tướng Đức được nhiều nhà báo, chính trị gia…chia sẻ, nhưng có những ý kiến phản bác. Đến nay Nga đã hoàn thành các bước sáp nhập Krym vào lãnh thổ Nga, quân đội Nga còn điều động hàng vạn quân tập trận và áp sát vùng biên giới với Ukraina, hậu thuẫn cho những người dân gốc Nga ở phía đông Ukraina đòi ly khai, gây nên tình hình bất ổn và nguy cơ chia cắt nước Ukraina. Những người phản bác đưa ra những nhận xét, rằng Putin đã hành động rất tỉnh táo và hiệu quả. Một vài tác giả của báo chí ”lề phải” Việt Nam còn hân hoan ca ngợi „Trận pháp Putin”(1), rằng sau thắng lợi ở Krym, ai cấm được Nga hợp tác với Trung Quốc sản xuất vũ khí siêu thanh tấn công toàn cầu, đánh thắng chiến lược ”xoay trục” của Mỹ.
Vậy hậu quả của việc Putin sáp nhập Krym vào Nga đối với nước Nga nói riêng và thế giới nói chung sẽ ra sao?

Vài dòng lịch sử

Bán đảo Krym nằm ở phía bắc của Biển Đen, phần đất liền nối với miền nam Ukraina, phía đông giáp Biển Azov. Diện tích 27.000 km2. Phía đông Krym có dãy núi Jailu dựng đứng, chạy bao quanh bờ biển đến tận phía bắc, chia thành những dẫy nhỏ chạy song song và được bao phủ bởi rừng rậm. Phía bắc là những cánh đồng hoang rộng kế tiếp nhau. Phía nam Krym với nhiều thắng cảnh, nhiều di tích , các thành quách, các khu nhà cổ đổ nát, các tu viện của người Tatar, những khu vườn cây xinh đẹp, những cánh rừng ô liu nhỏ. Phía bắc khí hậu điều hòa, tạo điều kiện cho thảm thực vật phát triển gần giống khí hậu cận nhiệt đới, những thung lũng màu mỡ phì nhiêu nằm trên các bờ vịnh nhỏ, với những dòng suối chảy ngang, tạo thành những bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ.

Với khí hậu ôn hòa ở bờ biển phía nam, thuyền buồm của cư dân từ Biển Đen dễ dàng đến Krym trú ngụ và sinh sống. Nơi đây luôn là vùng đất của nhiều sắc tộc sinh sống và các cuộc chiến tranh giành Krym của các quốc gia vùng Biển Đen. Năm 1774 chiến tranh Nga – Thổ kết thúc với thắng lợi của Nga, Năm 1783 Nga sáp nhập Krym vào lãnh thổ của Nga. Năm 1864 sau những biến động về di cư, dân số của Krym 198.000 người, trong đó 50,3% người Tatar, 28,5% người Nga, 6,5% người Hy Lạp, 5,3% người Do Thái, 2,9% người Ác Mê Ni, 2,7% người Đức, 1,7% người Karaimi(2), 1,7% người Bungari. Đây là thời điểm sau cùng người Tatar chiếm đa số tại Krym.

Năm1917 những người bolsevik Nga nắm chính quyền nhưng chưa đủ sức mạnh để cai trị dân Tatar tại Krym. Tháng 11 năm 1917 Hội Đồng Trung Ương nước Ukraina đã sáp nhập 3 huyện phía bắc của Krym vào Ukraina trước sự phản đối của Nga và cộng đồng người Tatar.

Cuối năm 1920 chính quyền Lenin mới thực sự cai quản được Krym, năm 1921 thành lập nước Cộng Hòa Tự Trị Krym thuộc Cộng Hòa Liên Bang XHCN Nga. Trong chiến tranh thế giới II, năm 1942 – 1944 quân Đức đã chiếm đóng Krym. Tháng 05-1944 Hồng Quân giải phóng Krym. Ngay sau giải phóng, Stalin đã quyết định trục xuất 200 ngàn người Tatar Krym đến nước Cộng Hòa XHCN Uzbekistan thuộc Liên Xô, gần một nửa đã chết trên đường đi do đói rét hoặc ốm đau bệnh tệt. Chính quyền Stalin đã phạm tội ác chống loài người, họ đưa ra lý do cộng đồng dân Tatar Krym đã hợp tác vớí quân Đức chống lại Liên Xô.
Năm 1954, nhân dịp 300 năm ngày ký kết thỏa thuận Perejaslawska(3) Xô Viết tối cao ký quyết định sáp nhập Krym vào Ukraina.

Hiện nay dân số Krym 2,4 triệu, người Nga 60,4%, người Ukraina 24,01%, người Tatar 10,21%. Về sử dụng ngôn ngữ, tiếng Nga 79,1, tiếng Ukraina 9,6%, tiếng Tatar 9,6%.

Đi ngược dòng chảy của thời đại

Chiến tranh thế giới lần thứ II đi qua đã 60 năm, đây là khoảng thời gian hòa bình dài nhất kể từ đầu thế kỷ XX mà châu Âu được hưởng thụ. Các cuộc chiến tranh tàn khốc quy mô lớn thường bắt đầu từ châu Âu, lan rộng và cuốn hút cả thế giới, đưa đến thảm họa kinh hoàng cho nhân loại. Chỉ một nước Đức với chủ nghĩa dân tộc cuồng tín đã gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới, giết chết hàng chục triệu người. Các lò thiêu người ở Oswiecim Ba Lan và rải rác ở châu Âu luôn nhắc nhở các thế hệ người dân châu Âu ghê sợ, cảnh giác để ngăn ngừa chiến tranh. Nguyên nhân của các cuộc chiến tranh thường bắt đầu với những lý do về lãnh thổ, biên giới, chủng tộc, vùng ảnh hưởng và bảo vệ những người đồng hương.

Ý tưởng tiến tới một châu Âu thống nhất để ngăn ngừa chiến tranh, gìn giữ hòa bình, xây dựng phát triển kinh tế hiện đại đã được các chính trị gia, nhà văn, nhà triết học … của châu Âu đề cập từ thế kỷ XVIII, XIX, nhưng nó chỉ được thảo luận cụ thể sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Ngày 18-04-1951, sáu quốc gia dân chủ tây Âu gồm Pháp, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Lusemburg đã ký kết thành lập Cộng Đồng Than Thép Châu Âu. Đây là tổ chức cơ sở đầu tiên tiến tới thành lập Liên Minh Châu Âu (EU) sau này. Hiện nay đã qua sáu lần phát triển mở rộng, EU bao gồm 28 quốc gia thành viên, hầu hết đều nằm trong khối quân sự NATO. Khu vực sử dụng đồng EURO gồm 17 quốc gia.

Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, Stalin đã hành động bạo ngược, vạch lại biên giới nhiều quốc gia trung và đông Âu. 1/3 lãnh thổ của Ba Lan ở phía đông đã bị sáp nhập vào Liên Xô, một phần lãnh thổ phía đông của Đức (bằng khoảng một nửa diện tích của Ba Lan đã bị sáp nhập vào Liên Xô) được sáp nhập vào Ba Lan. Biên giới giữa Tiệp và Đức cũng bị vạch lại. Một cuộc di dân ép buộc rộng lớn, đầy bi thương đã xẩy ra, hàng vạn người dân đã mất hết nhà cửa, ruộng vườn quê hương.

Liên Xô tan dã, chiến tranh lạnh kết thúc, biện pháp dùng bạo lực trong tranh chấp biên giới và lãnh thổ càng trở nên xa lạ ở châu Âu. Để duy trì hòa bình và ổn định, EU cùng các quốc gia của châu Âu đã đàm phán, ký kết các hiệp định giữ nguyên các đường biên giới giữa các quốc gia tồn tại từ sau chiến tranh thế giới II.

Sáp nhập Krym vào lãnh thổ Nga, chính quyền Putin đã vi phạm luật pháp quốc tế về tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia, phá vỡ sự ổn định của châu Âu, đi ngược lại xu thế lịch sử.

Một trong những lý do Nga đưa ra để thôn tính Krym là nó đã từng là lãnh thổ của Nga. Vậy, nếu như Ba Lan cũng đưa ra lý do tương tự để đòi lại thành phố Lwow, nơi đã sinh ra nhiều danh nhân Ba Lan nay thuộc Ukraina? Nếu như Đức cũng đưa ra lý do tương tự để đòi lại thành phố Wroslaw cổ kính nay thuộc Ba Lan?

Câu trả lời: có thể sẽ đưa châu Âu đến một cuộc chiến tranh mới.

Lý do thứ hai Nga đưa ra là để bảo vệ những người Nga đang sinh sống ở Krym. Đây là sự ngụy tạo làm các nước láng giềng của Nga phải „giật mình”. 14 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ giờ đây là các quốc gia độc lập, nhưng đều có người Nga sinh sống. Một ngày xấu trời nào đó, „Nga Hoàng” Putin ra lệnh đưa quân vào để bảo vệ những người đồng hương của mình (chẳng hạn như Estonia có đến 25,6% dân số là người Nga), như đã từng làm ở Osetia và Abchazja của Gruzia.

Hành động sau cùng mà Nga tiến hành để sáp nhập Krym là tổ chức trưng cầu dân ý. Krym là lãnh thổ của Ukraina, chính quyền Krym muốn tổ chức trưng cầu dân ý phải thảo luận và được sự đồng ý của chính phủ Ukraina theo đúng hiến pháp hiện hành của Ukraina. Nhưng có một điều chắc chắn, trưng cầu dân ý dưới họng súng của của những binh lính Nga bịt mặt, các xe tăng Nga đã khống chế các đường phố, trụ sở các cơ quan hành chính, các căn cứ quân sự của Krym, một cuộc trưng cầu dân ý như vậy không thể được coi là hợp lệ.

Như vậy sáp nhập Krym vào Nga, Putin đã gây ra tình hình bất ổn cho Ukraina và châu Âu, không một quốc gia nào (kể cả ông bạn vàng Trung Quốc của Nga) ủng hộ hành động này. Putin đã đưa nước Nga đi ngược xu thế hòa bình, ổn định của châu Âu và thế giới ngày nay.

Nga đã hành động như một đế quốc, luôn nhòm ngó lãnh thổ các nước láng giềng để chiếm đoạt hoặc gây ảnh hưởng. Hành động đã và sẽ đưa nước Nga đến vị thế cô lập và sự bất ổn về kinh tế.

Mỹ và EU biết phải làm gì để thắng Putin

George Soros nhà kinh tế, tỷ phú Mỹ, người đã đầu tư nhiều tiền bạc và công sức để giúp đỡ phát triển thể chế tự do dân chủ của các quốc gia đông Âu hậu cộng sản đã nói: ”Châu Âu rất cần đến Nga như một đối tác, nhưng Putin đã đưa nước Nga trở thành đối thủ của châu Âu”. Chúng ta thử xem xét, so sánh sự cân bằng lực lượng giữa hai đối thủ nước Nga của Putin và EU, dĩ nhiên là EU và cả Mỹ đều mong muốn hợp tác với Nga hơn là đối địch.

Ai cũng biết nước Nga là một quốc gia rộng lớn nhất thế giới, diện tích 17.075.400 km2, chiếm gần 1/6 diện tích địa cầu, trải dài từ bắc Á đến đông Âu, dân số là 143,5 triệu (số liệu 2012), mật độ dân số 8,4 người/km2. Tổng sản phẩm quốc dân năm 2013 là 2.117 tỷ USD, tương đương với với tổng thu nhập quốc dân của Ý

(dân số Ý 60,92 triệu người). Nước Nga có trữ lượng dầu hỏa, gaz nhiều nhất thế giới, Nga còn có nhiều kim loại quý như vàng, kim cương, niken, titan, nhôm . Năm 2012, mỗi ngày Nga khai thác 10,73 triệu thùng dầu, đứng đầu về sản xuất dầu của thế giới. Xuất khẩu dầu hỏa, gaz và khoáng sản đem lại 90% nguồn thu nhập ngân sách và dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Năm 2013, mặc dù giá dầu hỏa trên thế giới tăng đều đặn, kinh tế Nga chỉ tăng trưởng có 1,3%.

Chế độ độc tài của Putin đã đưa kinh tế nước Nga phát triển, nhưng nền kinh tế Nga phát triển không bền vững, phụ thuộc nhiều vào giá dầu hỏa và gaz của thế giới. Putin dùng việc xuất khẩu dầu hỏa và khí đốt làm công cụ để thực hiện ý đồ chính trị : mua chuộc, trừng phạt, gây sức ép … Nga là một trong những nước đứng hàng đầu thế giới về tham nhũng. Theo PricewaterhouseCooper (PwC), một trong bốn công ty toàn cầu có uy tín nhất thế giới về kiểm toán và tư vấn, tỷ lệ tham nhũng của bộ máy chính quyền Nga là 60%, châu Phi 50%, mức trung bình của thế giới 37%. Những đại gia Nga, những người chi phối, kiểm soát một phần đáng kể nền kinh tế Nga, không có một niềm tin nào vào chế độ Putin, họ gửi con cái sang các nước phương tây du học và sẵn sàng chuyển tiền bạc tài sản đến đó để làm ăn sinh sống.

Tổng thu nhập quốc dân của 28 quốc gia EU là 17.720 tỷ USD gấp 8 lần của Nga, dân số EU 732 triệu, gấp 5 lần dân số Nga. Tất cả các quốc gia EU đều theo thể chế dân chủ và có nền kinh tế thị trường ổn định, có chung một chính sách về an ninh và quốc phòng và hầu hết đã tham gia khối quân sự NATO. Chi phí quân sự của UE là 285 tỷ USD chiếm 1,7% thu nhập quốc dân, gấp 4 lần chi phí cho quân sự hàng năm của Nga. Nếu tính cả Mỹ trong khối NATO, chi phí của NATO hàng năm là 935 tỷ USD, gấp 15 lần Nga.

Về xuất khẩu, Nga là khách hàng đứng thứ 4 của EU , chiếm 6,7% lượng hàng xuất khẩu của EU (sau Mỹ 17,5%, Trung Quốc 8,3%, Thụy Sỹ7,7%).

Mỹ và EU sẽ làm gì để ngăn chặn hành động xâm lược Krym và những hành động leo thang tiếp sau của Putin?

Trước hết Mỹ và EU loại bỏ khả năng đối đầu quân sự với Nga nếu như Nga không mở rộng hành động xâm lược sang các nước thành viên khối NATO.

Sau khi Nga sáp nhập Krym, Mỹ và EU đã hoạch định chính sách đối phó kịp thời trước mắt và lâu dài đối với Nga.

Ông Elmar Brok, nghị viên đại diện của đảng CDU/CSU Đức, chủ tịch ủy ban đối ngoại của nghị viện EU nói:”Nga tồn tại nhờ bán dầu hỏa và gaz, nếu chúng ta ngừng xuất khẩu các sản phẩm và công nghệ cao một thời gian dài, sẽ là thảm họa cho nền kinh tế Nga, chúng ta từng bước, từng bước làm thất bại chính sách bành trướng của Putin” Các nhà chính trị cho rằng, nước Nga của Putin không phải chỉ ham muốn Krym và khôi phục đế quốc Xô Viết, Putin còn muốn đóng vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị quan trọng của thế giới. Theo kế hoạch, Putin sẽ đón 7 nguyên thủ quốc gia khác của nhóm G8 tại Sochi, nơi vừa tổ chức thế vận hội mùa đông vào tháng 06 tới , Obama và 6 nguyên thủ quốc gia phương tây đã khai trừ Nga ra khỏi nhóm G8 và chuyển địa điểm họp về Anh. Mỹ và EU đã lên danh sách các quan chức Nga bị cấm nhập cảnh vào Mỹ và EU, Mỹ còn đóng băng một số ngân hàng Nga mà chủ ngân hàng là tay chân của Putin. Sự cảnh baó của Mỹ và EU đã tác động đến tình hình chính trị và kinh tế của Nga. Trong mấy ngày, đồng Rúp đã mất giá 13% so với đồng USD, thị trường chứng khoáng mất điểm, Elwira Nabiullina tổng giám đốc ngân hàng Nga đã phải công khai thừa nhận, dự đoán kinh tế Nga tăng trưởng 1,5 đến 1,8 trong năm 2014 đã quá xa vời, ngân hàng nhà nước vừa phải điều chỉnh xuống 0,6%.

Nếu Nga tiếp tục gây bất ổn và xâm chiếm lãnh thổ Ukraina, Mỹ và EU buộc phải cấm vận kinh tế đối với Nga. Mỹ có thể mạnh tay hành động vì Mỹ không bị phụ thuộc vào trao đổi hàng hóa với Nga. EU nhập khẩu từ Nga 1/3 tổng số gaz cần dùng, Putin sẵn sàng đóng các đường ống dẫn gaz sang EU nếu bị cấm vận.

Vì vậy EU đã và đang có kế hoạch „an ninh năng lượng ”. Đầu tiên, EU dần dần giảm tỷ lệ nhập khẩu gaz của Nga, trước mắt nguồn gaz hóa lỏng sẽ được nhập khẩu từ Mỹ, việc xây dựng hệ thống các thiết bị để tiếp nhận gaz hóa lỏng tại hải cảng Wilhelmshaven ở phía tây bắc Đức gần như đã hoàn tất. Trữ lượng gaz đá phiến ở các nước đông Âu của EU như Ba Lan, Rumani …rất cao, với sự giúp đỡ kỹ thuật của Mỹ đã và đang thăm dò và chuẩn bị khai thác. EU sẽ tiến hành đầu tư một công trình trọng điểm là đường ống dẫn gaz Nabcco dẫn ga từ vung biển Kaspien đến châu Âu và đình chỉ xây dựng đường ống dẫn ga từ Nga mang tên South Stream, đi dưới đáy Biển Đen, qua vùng phía nam châu Âu bỏ qua Ukraina.

Qua việc sáp nhập Krym, Nga đã đẩy Ukraina về với châu Âu, làm cho xu thế tách Ukraina ra khỏi sự phụ thuộc của Nga trở nên mạnh hơn bao giờ hết. Giờ đây, những đảng phái, giới tinh hoa của Ukraina đã nhận ra, họ đã bỏ nhiều cơ hội để xây dựng đất nước trở thành một quốc gia độc lập, tự chủ, dân chủ và giầu mạnh, nằm trong gia đình châu Âu. Họ phải rút ra bài học của quá khứ, bài học vể chia rẽ, „cãi vã” giữa các nhà chính trị. Ukrain đang trong tình trạng rất khó khăn. Nga dùng mọi biện pháp để can thiệp, kích động những người gốc Nga sống ở các tỉnh phía đông Ukraina, dùng sự phụ thuộc năng lượng để khống chế Ukraina. Mỹ và EU trước hết giúp đỡ Ukraina vượt qua khủng khoảng kinh tế, kế hoạch giúp đỡ lâu dài của Mỹ, EU và Q ũy Tiền
Tệ Quốc Tế (IMF) gắn với các đòi hỏi về cải cách kinh tế, chính trị. Các nước đông Âu hậu cộng sản như Ba Lan, Séc…sẽ giúp đỡ U kraina tiến hành các cuộc cải cách kinh tế, cải cách hành chính, cải cách luật pháp v…v. George Soros cho rằng, EU phải coi trong việc giúp đỡ Ukraina hơn việc trừng phạt Nga. Nếu những người lãnh đạo mới của Ukraina quyết tâm và khôn khéo, với sự giúp đỡ của Mỹ và EU, Ukraina có thể trở thành một nước tự do, dân chủ và giầu mạnh, một đối tác tốt hay có thể là một thành viên của EU với 45 triệu dân.

&

Chiến tranh lạnh giữa hai khối XHCH và TƯ BẢN CHỦ NGHĨA đã dẫn đến sự tan dã của Liên Xô và phe XHCN. Cuộc đối đầu giữa nước Nga với Mỹ và EU có thể dẫn đến sự sụp đổ của thể chế độc tài Putin. Nhiều nhà bình luận tiên đoán rằng, sự kiện Krym là bắt đầu của quá trình kết thúc một giấc mơ bất thành của Putin : khôi phục lại đế quốc Xô Viết. Chúng ta hãy chờ xem „Nga Hoàng ” thời hiện đại Putin sẽ đưa nước Nga về đâu.
Warszawa 06-04-2014

© Đàn Chim Việt

————————————————————–

Ghi chú:
(1) Trận pháp Pụtin, tác giả Đặng Vương Hạnh, Tiềnphong điện tử, 18-03-2014
(2) Một sắc tộc có vài trăm ngàn người, sống rải rác ở các nước Ả Rập, Thổ và châu Âu.
(3) Hiệp ước PEREJASLAWSKA ký ngày18-01-1654 giữa đại diện của Nga Hoàng với hội đồng những người Kozak Ukraina, giữ lời thề trung thanh với Nga Hoàng.

Bài viết sử dụng các số liệu của nhật báo WYBORCZA Ba Lan và WIKIPEDIA WOLNA ENCYKLOPEDIA.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

58 Phản hồi cho “Putin đang sống ở thế giới nào?”

  1. Thanh Nga says:

    Mỹ thừa nhận bằng chứng lính Nga ở đông Ukraine là giả

    Những bức ảnh do Washington và Kiev tung ra làm bằng chứng về sự tham gia của Nga ở Ukraine và được tờ New York Times đăng hôm 21/4 là sai sự thật.
    Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thừa nhận sai sót của họ. Còn tờ The New York Times cũng đính chính lại câu chuyện “trên trời” do họ tự vẽ ra vào hôm thứ 2 (21/4) về những bức ảnh chụp lực lượng bí ẩn mà họ nghi là binh lính Nga ở miền đông Ukraine.
    Cụ thể, tờ báo Mỹ đã viết như sau: “các bức ảnh và sự mô tả về lực lượng vũ trang ở miền đông Ukraine do chính quyền Obama xác nhận cho thấy rằng, những người đàn ông trong trang phục màu xanh lá cây thực sự là quân đội và lực lượng tình báo Nga”. Bên cạnh những bức ảnh này, tờ New York Times đưa ra lời đề tựa rằng: “Bộ ảnh này được thực hiện ở Nga” và do nhiếp ảnh gia tự do Maxim Dondyuk thực hiện. Chính quyền lâm thời ở Kiev đã đưa chúng cho đại diện Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) nhẳm chức minh cho sự hiện diện của quân Nga trong bối cảnh tỉnh miền đông nước này là Donetsk trải qua những ngày căng thẳng.
    Tuy nhiên, ít ngày sau khi đăng tải bài viết này trên trang mình, ban lãnh đạo tờ báo đã nhận được phản hồi từ chính tác giả của các bức ảnh đó. Maxim cho biết: “Chúng (tức các bức ảnh) được chụp ở thành phố miền đông Ukraine là Slavyansk. Không có ai hỏi sự cho phép của tôi trước khi sử dụng chúng cả”. Sau đó, báo này đã có bài đính chính thông tin về bài báo trên trời kia vào hôm thứ 4 (23/4).
    Cùng với đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng công khai thừa nhận sai sót này của mình. Phát ngôn viên bộ này, bà Jen Psaki thừa nhận, “các bức ảnh mà Bộ Ngoại giao Mỹ trình ra trong buổi họp báo để chứng minh sự tồn tại của binh lính Nga ở miền đông Ukraine là không chính xác”. Bà giải thích rằng, các bức ảnh này thực chất là một phần trong các tài liệu dự trù mà không được sử dụng tới trong cuộc họp bốn bên ở Geneva cách đây hơn một tuần trước.
    Thanh Nga

  2. ho chu tit says:

    Tin mới nhất, Mỹ đã đưa thêm quân vào Ba Lan và tầu chiến vào Hắc hải
    Ukraine đã chiếm lại một tòa thị chính

  3. Minh Đức says:

    Nga có thể chiếm đứt miền Đông của Ukraine mà các nước Mỹ và Tây Âu không dám dùng quân sự can thiệp. Nhưng hậu quả là các nước Tây Âu sẽ e sợ Nga, lánh xa Nga. Bây giờ thì các nước Tây Âu vẫn mua dầu khí của Nga nhưng dần dần họ sẽ chuyển sang mua của nước khác, bớt mua của Nga. Nga có thể bán dầu cho Trung Quốc nên cũng không bị bớt thu nhập. Nhưng các nước Tây Âu sẽ hạn chế bán các hàng công nghệ cao cho Nga, hạn chế việc đầu tư vào Nga, giảm bớt buôn bán với Nga. Đây là chưa nói đến việc cấm vận. Về lâu về dài, hành động dương nanh vuốt của Nga sẽ có hại cho Nga về mặt kinh tế, về mặt ngoại giao và cả về mặt khoa học, kỹ thuật. Chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Nga liệu có còn ra đời đúng thời hạn hay không khi kinh tế Nga bị thiệt hại, thị trường chứng khoán tuột dốc, đồng rúp mất giá? Nga chiếm thêm được đất mà máy bay, vũ khí bị tụt hậu trong khi các nước khác tiến vùn vụt thì có khi hại lại nhiều hơn là lợi.

Leave a Reply to Minh Đức