WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nghĩ gì về những ý kiến đa dạng liên quan đến việc xuất ngoại của Luật gia Cù Huy Hà Vũ?

CHHVĐa dạng và khác biệt là quy luật muôn đời của vũ trụ vạn vật. Muôn sự thì muôn vẻ, không sự nào vật nào hoàn toàn giống nhau. Con người thì “bá nhân bá tánh”, “chín người mười ý”, chẳng ai giống ai.

Chính vì thế, những quyết định của con người, dù hoàn cảnh có hoàn toàn như nhau, thì mỗi người quyết định mỗi khác, chẳng mấy ai giống ai. Mà hoàn cảnh thì có hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào đâu? Nhiều khi bề ngoài có vẻ giống nhau, nhưng thực tế có khi khác nhau một trời một vực. Khi quyết định, ai cũng có lý do mà họ tự đánh giá là chính đáng cho quyết định của mình.

Quy luật đa dạng của vũ trụ cũng áp dụng cho tình trạng trong tù và quyết định của mỗi người trong tù, đừng bao giờ nghĩ họ quyết định giống nhau hay đòi buộc họ giống nhau. Có người như linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, Luật sư Nguyễn Văn Đài… thà chết rũ tù vì bệnh chứ không chấp nhận được phóng thích mà bị trục xuất ra hải ngoại. Có người như Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy mặc dù không muốn ra hải ngoại, nhưng vẫn có thể bất đắc dĩ chấp nhận điều kiện đó để thoát cảnh tù đày. Sự khác biệt trong quyết định là tùy cách suy nghĩ, cách nhìn vấn đề, và tùy tâm tính, hoàn cảnh vốn rất khác biệt nhau của mỗi người. Nói theo toán học, với những biến số khác nhau thì hàm số khác nhau là chuyện hết sức bình thường. Quyết định như thế nào hoàn toàn là quyền tự do của mỗi người, ta nên tôn trọng, miễn đó không phải là điều xấu và nhất là khi đương sự được lương tâm của mình cho phép.

Những người quyết định thà chết trong tù để có thể ở lại trong nước đấu tranh bất chấp những đau khổ hay nhục hình có thể xảy đến với mình, chứ không chịu xuất ngoại để được tự do, thật vô cùng đáng phục! Những người can đảm một cách đáng nể phục như họ rất hiếm và thật đáng quý. Nhưng chắc chắn không phải nhà đấu tranh hay yêu nước nào cũng đều can đảm được như họ, hoặc đều có cách tính toán suy nghĩ giống họ (luật đa dạng mà!) Việc họ dám lên tiếng đấu tranh trong chế độ cộng sản đã là điều đáng phục vốn không mấy người làm được. Nếu họ không thể chịu đựng nổi những cực hình trong tù, mà chấp nhận ra hải ngoại để thoát khỏi cảnh ấy, điều đó tuy không đáng phục bằng những người thà chết trong tù chứ không chấp nhận ra hải ngoại, nhưng những gì họ đã từng can đảm làm cho quê hương đất nước rất đáng cho chúng ta ngưỡng phục. Chúng ta không nên lấy tiêu chuẩn tốt nhất vốn rất hiếm người làm được để áp đặt lên mọi nhà đấu tranh, buộc phải làm được trong khi chính chúng ta chưa hề làm nổi một phần nhỏ của họ.

Họ quyết định thế nào là quyền tự do của họ. Nếu chúng ta thật sự là những người đấu tranh cho quyền con người, cho tự do dân chủ, chúng ta phải tôn trọng quyền đó của họ. Voltaire nói: “Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó” (Je désapprouve ce que vous dites, mais je me battrai jusqu’à la mort pour que vous ayez le droit de le dire). Trong tinh thần ấy, ai  không tôn trọng những quyết định của người khác khi những quyết định này không hề phương hại đến quyền lợi chính đáng của người khác, kẻ ấy hẳn nhiên không phải là kẻ tôn trọng nhân quyền, lại càng không phải là người thật sự đấu tranh cho nhân quyền.

Tù ngục là nơi mà các tù nhân phải chịu biết bao đau khổ, thậm chí có thể chết như thầy giáo Đinh Đăng Định mới đây. Tù của các nước tôn trọng nhân quyền mà còn khổ, huống hồ tù của một nước độc tài, vô luân, chà đạp nhân quyền như CSVN. Ai cũng biết câu: “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” (một ngày trong tù dài lê thê tựa như ngàn ngày ở ngoài). Việc mong muốn hay nhu cầu ra khỏi tù rất lớn. Những người chưa từng ở tù cộng sản thiết tưởng khó mà hiểu được những khó chịu, đau đớn, khổ cực và ước mong được tự do của những tù nhân trong chế độ cộng sản.

Đừng nói tới những trường hợp tù ngục, ngay cả những người ở ngoài tù trong chế độ cộng sản cũng muốn thoát khỏi chế độ tàn bạo khủng khiếp này. Bằng chứng là có hàng triệu người đã vượt biên tìm tự do, bất kể sống chết, bất kể bị chết đói chết khát, bất kể bị làm mồi cho cá mập, bất kể bị cướp bóc, bị hiếp dâm, bất kể bị thất bại và bị công an cộng sản bắt vào tù. Trong dân gian hậu 1975 có câu: “Cái cột đèn nếu biết đi cũng sẵn sàng bỏ nước ra đi..”

Trời sinh ra sức chịu đựng và ý chí của mỗi người khác nhau. Chúng ta đừng đánh đồng mọi người như nhau. Khi chưa chịu cực thì ai cũng tưởng khả năng chịu cực của mình rất lớn, sẵn sàng thề sống chết rằng vì đất nước, cực tới đâu mình cũng chịu. Nhưng khi thực tế phải đối diện với cực khổ, ta mới biết sức chịu đựng của ta giới hạn thế nào. “Lực bất tòng tâm” là điều ai cũng kinh nghiệm được. Vì thế, ta nên thông cảm thay vì chê trách những người yêu nước vì không chịu đựng được đau đớn, khổ cực mà tìm cách giảm nhẹ đau khổ cách phù hợp với lương tâm mình. Thiết tưởng khi chê trách ai, ta nên tự nhìn lại mình trước đã.

Để biểu lộ lòng yêu nước hay đấu tranh cứu nước, có nhiều lựa chọn khác nhau, không nhất thiết chỉ một cách duy nhất. Khi Miền Nam Việt Nam thất thủ năm 1975, để biểu lộ lòng yêu nước và phản đối chế độ cộng sản, có người tự sát như các tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng… Có người vượt biên ra hải ngoại để có thể đem vũ khí trở về nước chiến đấu như tướng Hoàng Cơ  Minh, sinh viên Trần Văn Bá, Đại tá Võ Đại Tôn… Có những người ở lại trong nước để chiến đấu như Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Lm Nguyễn Văn Lý, người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu… Có biết bao người sau khi vượt biên đến bến bờ tự do đã đấu tranh cho tự do dân chủ bằng cách yểm trợ hữu hiệu cho cuộc đấu tranh tại quốc nội về tài chánh qua việc tiếp tế cho các nhà đấu tranh trong nước, về chính trị qua hoạt động quốc tế vận, về thông tin qua các đài phát thanh, truyền hình, Internet, paltalk, v.v… biến hải ngoại trở thành một hậu phương vững chắc cho quốc nội. Tất cả những cách biểu lộ lòng yêu nước hay hình thức đấu tranh khác nhau đó, dù ở lại trong nước hay ra hải ngoại, đều đáng trân quý, đều không những ích lợi mà còn rất cần thiết, không thể thiếu. Thật vậy, nếu tất cả đều ở lại trong nước thì sẽ không có lực lượng yểm trợ tại hải ngoại như hiện nay. Đó là sự phân công tự nhiên và đa dạng của cuộc đấu tranh.

Trong lịch sử, thời thực dân Pháp cai trị −chắc chắn không hà khắc và tàn bạo như CSVN hiện nay− nhiều nhà yêu nước và đấu tranh nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, và rất nhiều người khác, đã từng bỏ nước ra đi mặc dù chẳng phải trong tình trạng tù tội. Tại hải ngoại, các vị ấy đã làm được nhiều việc khiến tổ quốc phải tri ân. Tùy hoàn cảnh và khả năng mỗi người, có người ở lại trong nước sẽ có lợi cho đại cuộc hơn, có người ra hải ngoại có lợi hơn. Không phải ai cũng giống ai.

Việc đấu tranh cũng như làm chính trị thì “thiên biến vạn hóa”, người càng nhiều mưu lược thì khả năng “tùy cơ ứng biến” càng cao và sự biến hóa càng khó có thể tiên đoán hay tưởng tượng được. Đấu tranh hay làm chính trị mà chỉ nghĩ được một chiến lược, một chiến thuật duy nhất để đối phó trong tất cả mọi hoàn cảnh, bất chấp hoàn cảnh thay đổi khác nhau, thì hoàn toàn đi ngược lại với nguyên tắc “tùy cơ ứng biến” của binh pháp mà các nhà đấu tranh cần phải hiểu rõ và áp dụng. Người đấu tranh hay làm chính trị có thể chủ trương ở trong nước, mà cũng có thể chủ trương ra hải ngoại. Tùy tình thế! Không nhất thiết chỉ có một đường!

Trước sự việc Luật gia Cù Huy Hà Vũ ra hải ngoại, biết bao nhiêu người lên tiếng phát biểu ý kiến trên các diễn đàn Internet, người đồng ý thì chúc mừng, cho đấy là một quyết định khôn ngoan; người không đồng ý thì phản đối, cho đấy là đầu hàng, là hèn nhát; có những người đứng trung lập… Đồng ý hay phản đối cũng có nhiều mức độ khác nhau. Dù đồng ý hay bất đồng, dù ủng hộ hay phản đối, ai cũng đều có lý do mà một cách chủ quan mình luôn cho là hợp lý, là đúng. Nếu không cho điều mình nghĩ là đúng thì đâu còn là lập trường nữa. Thiết tưởng mọi người đều có quyền phát biểu ý nghĩ của mình, và các nhà đấu tranh cho nhân quyền và tự do dân chủ không những cần tôn trọng mà còn phải đấu tranh bảo vệ quyền ấy.

Ý kiến khác biệt đủ kiểu ấy cho thấy sự thể hiện luật đa dạng của vũ trụ vạn vật trong xã hội con người. Người viết bài này cảm thấy rất thích thú về luật này, đồng thời tạ ơn Trời vì đã tạo nên luật đa dạng ấy. Nếu không có luật đa dạng ấy thì mọi vật trong vũ trụ đều đồng dạng, đều giống nhau, lúc ấy vũ trụ này chắc là buồn chán lắm. Ngay trong chuyện ăn uống, nếu thức ăn mà không có nhiều thứ khác nhau để thay đổi, cứ ăn hoài một món dù là món mình thích nhất chắc là… chán lắm, nuốt không trôi! Nếu mọi tế bào trong thân thể tôi đều giống nhau thì tôi chỉ là một cục thịt, hay một cục xương thuần nhất.

Nhưng điều buồn cười là có rất nhiều người lại không muốn hay không chấp nhận tính đa dạng của tự nhiên. Con người muốn tất cả mọi người đều phải quan niệm giống mình, hoạt động giống mình, ai giống mình thì đúng, ai khác mình thì sai. Ai khác mình thì phải tìm cách bắt họ giống mình. Họ không chịu giống mình thì chửi rủa, mạt sát họ, hạ họ xuống bùn đen.

Mọi chế độ độc tài trên thế giới đều phát sinh từ tâm thức này. Một đất nước mà đa số người dân đều có tâm thức này thì hẳn nhiên chế độ mà họ sản sinh ra phải là một chế độ độc tài. Người Mỹ có câu: “Such people, such government” (dân nào chính phủ nấy). Thật vậy, người dân mà có tâm thức độc tài thì làm sao sinh xuất được một chế độ dân chủ?

Nhiều người phê bình chỉ trích người khác mà không hề nhìn lại mình thế nào, mình là ai. Chính mình cũng trốn chạy cộng sản và chưa bao giờ có được một hành động nào anh hùng như Cù Huy Hà Vũ, thậm chí kém xa ông ấy một trời một vực, lại lên tiếng chỉ trích việc ông bất đắc dĩ phải ra hải ngoại, lại còn dạy ông phải can đảm thế này thế khác! Ôi, ngao ngán thay cảnh “thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm” hay cảnh “dạy đĩ vén váy!” (xin lỗi độc giả, do không tìm được một hình ảnh nào khác ngoài thành ngữ bình dân này để minh họa, dù không xứng hợp).

Thiết tưởng chúng ta đừng vội phán đoán một con người đã từng có những hành động anh hùng đáng phục mà rất hiếm người làm được như Luật gia Cù Huy Hà Vũ. Chúng ta hãy chờ xem khi ra hải ngoại, ông làm gì, ông nói gì, ông làm lợi gì cho cuộc đấu tranh dân chủ trong nước. Nếu thấy ông có ý chí tiếp tục đấu tranh thì chúng ta phải ủng hộ ông, phải tiếp tay giúp phương tiện để ông đấu tranh, không cách này thì cách khác.

Giả như (chỉ “giả như” thôi!), giả như ông im tiếng luôn thì ta cũng nên tự hỏi: người Việt hải ngoại − trong đó có ta − có quan tâm tạo điều kiện cho ông đấu tranh không? Ngay như những nhà đấu tranh trong nước nếu không có sự yểm trợ của người Việt hải ngoại, những người yêu nước làm sao đấu tranh lâu dài được khi bị công an bao vây kinh tế, sách nhiễu đủ điều đó? Làm sao họ yên tâm đấu tranh lâu dài được khi bụng họ đói, gia đình họ nheo nhóc?

Cũng vậy, người mới từ trong nước ra hải ngoại nếu cứ phải vật lộn với cuộc sống suốt ngày suốt tháng suốt năm, nếu cuộc sống của họ chưa ổn định được, làm sao họ tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ được? Người chỉ biết trách người mà không hề xét xem mình có đáng trách không thì còn đáng trách hơn người bị mình trách nữa.

Người ta đấu tranh là do lòng yêu nước và sự tự nguyện của người ta. Họ đấu tranh không phải vì ta khuyến khích họ, lại càng không phải vì ta trả lương cho họ… Giả như họ ngừng đấu tranh thì đó là quyền của họ, ta không có quyền trách móc phê phán họ, nhất là khi ta chưa từng đấu tranh anh dũng như họ. Chỉ cần dám can đảm lên tiếng đấu tranh bất chấp tù tội như Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Phong, v.v… dù bây giờ họ đã im tiếng hay không còn đấu tranh mạnh mẽ như trước, miễn là không làm gì phản lại lý tưởng của họ, thì họ vẫn là những người đáng phục, nhiều lần đáng phục hơn những người chưa bao giờ làm được như họ.

Khi phê bình chỉ trích ai, nhất là những người cùng chiến tuyến với mình, xin hãy tự hỏi: lời chỉ trích này có lợi cho ai? cho độc tài cộng sản hay cho tự do dân chủ? Coi chừng kẻo chúng ta đang lạm dụng quyền tự do dân chủ của các nước tự do để vi phạm nhân quyền hay quyền tự do của người khác.

© Nguyễn Chính Kết

© Đàn Chim Việt

___________________________

Xin tham khảo thêm:

1) Đừng vội xét đoán – Chuyện nồi cơm của Khổng Tử:

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-168_4-18108/dung-voi-xet-doan.html

2) Đừng xét đoán:

http://tinmung.net/MinhHoa/XetDoan/XetDoan05.htm

3) Đừng vội vàng kết luận:

http://giesu.info/svtk/dung-voi-vang-ket-luan/

 

13 Phản hồi cho “Nghĩ gì về những ý kiến đa dạng liên quan đến việc xuất ngoại của Luật gia Cù Huy Hà Vũ?”

  1. thịhĩm says:

    -Những ngừời đâu tranh thật là nhũng người chấp nhận tù đày,nhục hình và “bám trụ” để chông bọn cường quyền csvn.
    -Một số khác đấu tranh cũng ra vẻ… nhưng không chịu nối gian khổ ,tìm cách đi ra nước ngoài . Họ đi “tìm đường cứu nước” bằng cách viết, nói như “người cùng khổ “hcm một thời!
    Một sô khác tranh đấu cho cái vé định cư ỏ nước khác…
    Tác giả viết là dù sao cũng nên cảm phục họ vì họ đã đấu tranh -thì cũng cảm phục chớ sao !-dù như tác giã cũng đã đấu tranh với cs và thay vì ở trong nước thì cũng trốn ra nước ngoài,đấu tranh rộng,tự do và không SỢ. Gọi là đấu tranh rất “thoải mái” !
    Thật ra thì tác gỉ nói không sai. Đâu tranh giải thẻ chế độ cs ,phi nhân của bất cứ ai cũng đáng khâm phục .Nhưng
    đấu tranh ở đâu ,đấu tranh ra sao để được khâm phục lại là chuyện khác. Nó có từng mức độ . Và nó có từng thới gian .
    Như tác giã được nhắc đén ít nhất khi tranh đấu trong nước bên cạnh ĐVH. Sau này ĐVH qua Mỹ theo vợ thì hình như có giao nck ở lại tiếp tục con đường đáu tranh trong phong trào của nhà tranh đấu DVH ,ở Mỹ vói ý nghĩa “V/đ Mỹ và quốc tế cho v/đ vn” .Như vậy nằm trong cái thế trong ứng ngoài hợp.
    Nhưng đùng cái nck vượt đại dương qua Mỹ…Thé là hết …
    Người viết khâm phục nhứng người đấu tranh trong nước . Phục lm Lý khi đọc được lới phát biểu của TNS nt Hãi canada)là đã làm đủ thủ tục và canada đã chấp nhận cho LM Lý định cư,nhưng Ngài không đi (chửa bệnh) vì ngài biết “đi là không trở về “và như vậy là cuộc đấu tranh sẻ vô hiệu hóa ít nhiều ! NTTrung trơ về vn đẻ bị tù cúng là một người tre đáng đẻ được khâm phục. Và còn ba o người khác ,các phụ nũ vẫn miệt mài đáu tranh và có người ở tù bệnh hoạn năng vẩn tù và có thể mất mạng .Những người này đáng phục hơn chứ phải không ? (bao nhiêu người ra ngoại quóc coi như vô hiệu hóa đấu tranh . Do đó Công Tàu và Việt tống xuất họ . SV người tàu thủ lảnh việc chống TC trong vụ biểu tình TAM bị đàn áp ,trốn qua HK nay cũng chẳng ai nhắc đên . Anh có trong đoàn biểu tình khi phái đoàn TC qua SF (trong đó có LLThũ Đức VN có 8 người vì những người khác chống Mỹ ở TTCSJ .
    Còn nhắc tới đoàn kết tức là chưa đoàn kết. Cả một dan tộc mất nước ,mất đất (VNCH) nay định cư nước ngoài chí chăm chăm vào cái con đường khu chợ đẻ đấu tranh chó 2 chử lito sg như đấu tranh cho một kỹ niệm ,thương tiếc cho một kỹ niệm đã mất đã qua…như một cuộc tình lở ,phỏng có ích gì? Cho nên .nuwofitranh đấu nổi đình đám nhất là anh lý ,nhưng rồi cũng phôi pha khi anh đi vào con đường tuyệt thực vì 2 chữ lito SG chống đối hùa theo sự chĩ đạo của cs (gây chia rẻ vô hiệu hóa sự chống cộng),chống đói nghị viên người Mỹ góc Việt à cái chống đối đáng lẻ phải là trọng tâm SG hay VN phía bên bở đai dương mói là thiết yếu ,quan trọng.
    Ngoài ra còn có bệnh ự cao tự đại ,ta đây nên khó gây được sự đoàn kết,khs tìm ra lãnh tụ vì AI CŨNG CHO MÌNH LÀ LÃNH TỤ..đứng cao ,đứng xa ,đứng riêng lẻ nhìn xuống…”thần dân”…
    AI cũng như AI.ai nói ai nghe?
    (Có hô hào nào thành công ? Không về vn? không gởi tiền về vn?và anh hùng nào xịt vô mắt mr.dàm đẻ gọi là chống văn hóa vân (ca nhạc) thì nay có hàng chục Mr đàm qua múa may,và sách vc đầy trong các thư viện ….)
    Còn cuvu đấu tranh ,bị tù thì người dân TNCS hoan nghênh,nhưng nay anh ta được Mỹ bão lãnh sau khi bị vc tống xuất thì chúng ta còn nghĩ gì nửa . Cứ coi anh ta như tktt huy đức,hay bùi tín ,dương thu hương ,vũ thư hiên….
    Chờ xem anh ta làm gì hay im lăng là vàng ?
    (h)

  2. Kiều Trung says:

    Quốc nội thì mãnh mẽ và đoàn kết đấu tranh chống cộng, quốc ngoại thì… Ôi, bùn wá! Nhiều vị to tiếng chống cộng nhưng cũng lại lớn tiếng chống luôn cả phong trào dân chủ trong nước! Hổng biết các vị ấy thế nào nữa? Có lẽ miếng ăn chỗ ở đã đủ rồi thì giờ chỉ thích ngồi chửi cộng, nhìn đâu cũng thấy tay chân cộng sản, chửi cộng cho hả, chứ yêu nước thương nòi thật chi?! Chửi chơi thế thôi cho sướng cái mồm. Các nhà đấu tranh dân chủ trong nước chẳng được họ yểm trợ, lại còn bị họ ném đá. Thế thì đến Tết U tinh CS cũng chả sụp! Thật hết chịu nổi!
    Thời Tổng thống Diệm, Thiệu còn trọng dụng các tên tay sai cho CS qui hàng, dùng chúng để chống lại CS. Vậy mà giờ đây, người Việt hải ngoại lại làm trái hẳn… Họ muốn “vặt trụi” đi những mầm lộc của phong trào đấu tranh này để đơn độc ở hải ngoại hô hào “bắn súng sậy” chống cộng! Họ gây chia rẽ giữa nhân dân với những nhà đấu tranh dân chủ. Họ làm cho cộng đồng người VN ta ở hải ngoại thành những nhóm nhỏ phân tán, chia cách, rất khó hoà hợp, giống như đĩa CD bị phân mảnh đến nghiêm trọng!
    “Tổ quốc suy vi, thất phu hữu trách”. Lời cổ nhân còn vọng mãi bên ta!
    Hỡi các vị nhân sĩ trí thức có tấm lòng thực sự vì dân vì nước ở hải ngoại! Các vị nghĩ gì trước tình trạng này đây? Mong lắm thay!

  3. Thích Nói Thật says:

    Với câu hỏi qua tựa đề “Nghĩ gì về những ý kiến đa dạng liên quan đến việc xuất ngoại của Luật gia Cù Huy Hà Vũ?

    cùng với phần kết luận: “Khi phê bình chỉ trích ai, nhất là những người cùng chiến tuyến với mình, xin hãy tự hỏi: lời chỉ trích này có lợi cho ai? cho độc tài cộng sản hay cho tự do dân chủ? Coi chừng kẻo chúng ta đang lạm dụng quyền tự do dân chủ của các nước tự do để vi phạm nhân quyền hay quyền tự do của người khác.

    Phải chăng ông Nguyễn Chính Kết muốn nhắc nhở bạn đọc nên cẩn thận trong suy nghĩ và phát biểu, bình luận của mình?

    Điều này đúng và rất tốt, nhưng xin đừng bi quan!

    Nhà nước CSVN với hơn 700 tờ báo mà chỉ có một tổng biên tập “định hướng”, với gần hai vạn cán bộ, nhân viên và PV cộng với các cơ quan truyền thanh, truyền hình, được đào tạo kỹ năng, được nuôi dưỡng và chăm sóc bằng nhiều ưu đãi chỉ để “bốc thơm” và “bít lỗ hổng” cho đảng, thế mà vẫn có những người đá giò lái vì quá bức xúc, không thể chịu nổi cái mùi hôi thối của đảng bưng bít quá kỹ, buộc nó phải xì hơi, rò rỉ. Huống hồ báo chí hải ngoại tự do, không bị cầm cương hay chi phối bởi một tổ chức, hay một cơ quan có hệ thống (pháp quyền) nào.

    Nếu những người còn chút lương tâm thì đưa tin tức trung thực, không thể ăn gian nói dối, còn đối với những kẻ “đói lợi nhuận” thì họ sẵn sàng vứt bỏ lương tâm để viết thuê chém mướn cho những thế lực “có tiền”, trong đó có cả CSVN để vu khống, bôi nhọ NVHN nói chung, TS Cù Huy Hà Vũ nói riêng.

    Trên các diễn đàn, kể cả ĐCV giống như một công viên, một vườn hoa văn hoá không có hàng rào chắn, không bị ngăn chận, vì thế ai vào cũng được, súc vật vào cũng OK.

    Người đàng hoàng tử tế, biết thưởng thức thì giữ gìn, góp phần chăm sóc “vườn hoa” cho trang nhã, kẻ vô tri thì khạc nhổ hay xả rác, la hét cho thoả mãn cá tính!

    Còn kẻ xấu thì cố tình phá hoại, gây gỗ chửi bới, dắt chó mèo vào để chúng chạy nhảy lung tung, đạp cả lên hoa, phóng uế bừa bãi!

    Mục đích của chúng là gì thì ông Nguyễn Chính Kết, BBT, và bạn đọc thừa biết?

  4. Hoàng says:

    Cù Huy Hà Vũ đã đạt được nguyện vọng cao nhât của cuộc đời ông ta, đó là được quy mã – qua Mỹ sinh sống. Vậy là ông ta đã được CHẤM HẾT. Một thời gian ngắn nữa chẳng có ai nhắc về ông ta.

    • Bút Thép VN says:

      Không nên cay cú, dè bỉu. Đừng lấy bụng mình suy bụng người khác! Nên đặt mình vào hoàn cảnh của người khác!

      Nói bậy, nói bừa là kẻ vô trách nhiệm!

      Hãy động não suy nghĩ câu này của ông Nguyễn Chính Kết:

      Khi phê bình chỉ trích ai, nhất là những người cùng chiến tuyến với mình, xin hãy tự hỏi: lời chỉ trích này có lợi cho ai? cho độc tài cộng sản hay cho tự do dân chủ? Coi chừng kẻo chúng ta đang lạm dụng quyền tự do dân chủ của các nước tự do để vi phạm nhân quyền hay quyền tự do của người khác.

      CHẤM HẾT!

  5. GIÓ NGÀN says:

    CÓ GÌ ĐÂU

    Có gì đâu phải ồn ào
    Cù Huy Hà Vũ cũng nào khác chi !
    Nếu cần dân chủ phát huy
    Tự do đúng mức rõ thì toàn dân
    Nếu mình tự thấy cù lần
    Tìm người tung hứng vạn phần phiêu lưu
    Muốn nên non nước, nên người
    Mỗi người tự quyết mới đời hơn thua
    Cù Huy Hà Vũ như ai
    Còn bao người nữa có đâu mình Cù
    Vậy thì đoàn kết mọi người
    Cùng nhau kết hợp mới đời vinh quang !

    NẮNG NGÀN
    (25/4/14)

  6. TEÒ says:

    Có thực nới vực đạo.
    Các tổ chức chiến đấu Balan, Tiêp, Hung…đều giãi quyết đuơc qũy yểm trơ thoát ly cho nhũng chiêế sĩ dân chủ trong nuớc.
    Mỗi năm nguời viêt hải ngoại đãi cho Hànội trên 10 tỷ đôla. Nêu không ngăn cản đuợc việc tiếp tế tiền cho Hà nội thì tại sao không đặt kế hoạch xin nguời gữi chĩ năm phần trăm trong số 10 tỷ ?
    Mỗi năm sẽ có 50 triêu để yễm trơ cho nhiều sư đoàn thoát ly chiếu đấu “dân chu”

    Bác Nguyễn Chính Kết nghĩ thử xem có cụ thể hoá lý luận suông thành ra cái quỹ tiền loại này đuợc không?

  7. Đô Quan says:

    Chẳng lẽ cứ đưa cờ vàng xuống đường chống ca sỹ với lý do chống NQ 36, đã tạo được công trạng hơn CHHV hay sao ?

  8. Chu Hà says:

    “Thiết tưởng khi chê trách ai, ta nên tự nhìn lại mình trước đã.”

    Chê trách tức là phê phán. Phê phán tức là… phê bình.

    Phê bình ai đó, thí dụ như chê Cristiano Ronaldo đá ẹ hay chê Placido Domingo tối nay sao hát dở quá tôi phải xem lại mình xem có đá hoặc hát hay hay bét lắm là cũng ngang ngửa với hai tay này?

    Chắc chắn là ý của Mục sư Nguyễn Chánh Kết khi viết như trên không phải là như vậy. Nhưng sao tôi vẫn thấy có cái gì đó không ổn.

    Tương tự như “thương nhau lắm cắn nhau đau”, có kỳ vọng cao, người ta mới chê trách dữ khi kỳ vọng không được hồi đáp một cách tương ứng.

    Tới đây biết đâu có người sẽ “phê phán” rằng kỳ vọng thì cứ việc kỳ vọng, còn ngoài ra thì chỉ nên thông kởm hơn là chê trách.

    Thế thì có ăn nhậu gì tới việc “nên tự nhìn lại mình trước đã”. Kỳ vọng và ước mơ, riêng hay chung, hoặc vừa riêng vừa chung, hay sao đó không nhẽ phải sám hối trước đã rồi mới mơ miếc gì đó thì mơ như trong Công giáo muốn rước lễ thì phải xưng tội cái đã?

    Chưa kể kỳ vọng là nuôi dưỡng ngọn lửa, nói nôm na là “giử lửa”. Và lửa đây là lửa đấu tranh. Càng kỳ vọng cao là càng hun đúc ngọn lửa, giử lửa cho thiệt lớn. Có ai muốn giử một ngọn lửa riu riu như hâm cháo gà ở giai đoạn chót trong khi cơ hội cho một ngọn lửa thiệt lớn chưa phải là đã “nghìn trùng xa cách”?

    Càng kỳ vọng cao là càng nâng cao tiêu chuẩn và phẩm chất đấu tranh. “No pain, no gain”. Càng nhục hình nhiều, càng mau tới chiến thắng, những chiến thắng vẻ vang và chói lọi nữa là đằng khác. Có ai muốn duy trì một tiêu chuẩn nhát gừng, tùy tiện, sao cũng ô-kê, miễn sao “an toàn trên xa lộ”?

    Hãy cứ im re, hoặc không phê phán dữ khi kỳ vọng chính đáng dù cao cách mấy đi nữa không được hồi đáp thỏa đáng có phải là làm tiêu hao hay làm nhụt chí hay chí ít là hạ thấp tiêu chuẩn đấu tranh để tỏ ra thực dụng và thức thời?

    Ngắn gọn, như thế không phải là hạ thấp kỳ vọng và ước mơ?

  9. DâM TiêN says:

    Nói ngay, xin lỗi hai bên Cộng Sản đương quyền và Cộng đồng tị nản Cs, nhá !

    Vì sao…toàn dân ta chưa nhận ra, là chú Sam ‘ thua trận’ đã làm ngơ quay mặt
    lại tất cả những lực lượng, phong trào, đảng phái… chống đánh CSVN vậy ?

    Có phải vì chú SAM đã …theo Cộng Sản chủ nghĩa chăng là ? Hề hề…hổng
    phải đâu !— Chú ta tiếp tục xài cái môn thuốc “Dĩ độc Trị độc ” đó. Là cái
    tay nghề bốc thuốc của chú Sam mà.

    Bên trong có lắm điều hay.Chánh nghĩa Cộng Hòa cuối cùng sẽ Thắng, là thế!

    ( Các “anh em Cộng sản,” xin đùng SỢ ! Hay vui lên vì Tình Dân tộc, mới đúng!)

  10. Số phận says:

    Một bài viết phân tích quá đúng tuyệt hay ! Đấu tranh dân chủ bây giờ chẳng có người cầm chịch đầu tàu , mạnh ai người đó hứng … rệu rã chẳng thấy đoàn kết … muôn đời không mạnh nổi thì đấu tranh là … tránh đâu khỏi sự bắt bớ giam cầm ?

    • Cù Lần Lửa says:

      Thưa không phải thế đâu là không phải như thế đâu.

      bởi “thằng” Mỹ nó thua ” ông ” CS Annamite, nên nó quay trở lại

      “nắm đầu ” ông Annam, để nó ..vặn cổ tiếp một CS bự khác nữa..

      (Nếu có nhiều cái ” đa đảng” thì lôi thôi ra, khó nắm đầu cho gọn,
      nên Mẽo nó chê. Chỉ có MỘT CS an nam cho nó xài là vừa đủ..

Leave a Reply to Đô Quan