Hiện tượng cả vú lấp miệng em của ông PGS, tiến sĩ Phan Trọng Thưởng
Sau khi đọc bài “Để hiểu hơn thực chất của một luận văn“ của PGS.TS Phan Trọng Thưởng (PTT), phó chủ tịch hội đồng lý luận phê bình VHNT trung ương, nguyên viện trưởng viện văn học VN và nhiều chức vụ quan trọng kèm theo khác…nhận xét (qui kết) luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên. Tôi không thể tìm được, hình tượng nào chuẩn xác hơn, hay hơn cái câu thành ngữ “ Cả vú lấp miệng em“ cho con người, cũng như cách viết không chính nhân, nặng mùi sát khí, phi lập luận khoa học này.
Phải nói thẳng, đọc luận văn: “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm mở miệng từ góc nhìn văn hóa“ thực sự tôi cảm được cái dũng khí, cũng như sự hiểu biết sâu rộng, không chỉ trong lãnh vực văn học của Nhã Thuyên, dù cô (cháu) còn rất trẻ. Nhưng với tôi, luận án này, không nằm trong số các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ văn chương đặc sắc về mặt lập luận, lý giải vấn đề(đã đặt ra), mà tôi đã tìm thấy và được đọc qua. Về đối tượng nghiên cứu của Nhã Thuyên là nhóm Mở Miệng. Thơ của họ, quả thật, không phải cái cần đọc, gu đọc của tôi. Tuy nhiên, trong môi trường, thể chế và chế độ xã hội nào, cũng có sự tồn tại của nó. Đôi khi, nó như là chất xúc tác trong tính phát triển, cũng như tính đào thải của văn học nói riêng và xã hội nói chung. Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Đức: “ Nhóm Mở Miệng không cách tân bút pháp và tư tưởng, họ chỉ sáng tạo bằng thái độ muốn quẫy đạp, phản xạ lại thói quen, dùng rác phản lại rác…“
Cơ thể con người, đột nhiên nảy sinh ra một tế bào mới lạ, thầy thuốc cần phải nghiên cứu, xem đó là tế bào lành, dữ, để có phương pháp điều trị, hoặc cắt bỏ. Một hiện tượng văn học mới, xuất hiện trong xã hội cũng vậy, phải có những công trình nghiên cứu khoa học, tìm ra nguyên nhân và sự hay dở, tầm ảnh hưởng, tác động của nó đến xã hội, con người ra sao. Và điều hiển nhiên, không ai bắt buộc người nghiên cứu phải đồng thuận với đề tài mình nghiên cứu. Vì vậy, ông Phan Trọng Thưởng bác bỏ đề tài nghiên cứu của Nhã Thuyên về nhóm Mở Miệng là kìm hãm sự phát triển của văn hóa. Nó ấu trĩ chẳng khác gì thời đánh Pháp, đánh Mỹ bỏ học tiếng Tây, khi đánh Tầu, các trường đại học bỏ khoa tiếng Trung, hoặc hạn chế học. Ai học, biết nhiều sinh ngữ có khi bị theo dõi, quàng cho cái tội phản động, làm gián điệp. Người ít học nhất, cũng có thể hiểu, muốn chiến thắng kẻ thù, hay trừ bỏ được cái ác, trước nhất phải nghiên cứu và hiểu về nó. Cũng như vậy, nếu như ông Phan Trọng Thưởng, coi nhóm Mở Miệng là xấu, là phản động thì trước tiên phải nghiên cứu, mới có thể tiêu diệt được nó. Là phó giáo sư, tiến sĩ, lẽ nào, ông cũng không hiểu điều này?
Có điều kỳ lạ, là phó giáo sư, tiến sĩ lãnh đạo cả một cái viện hàn lâm, thế mà bài viết của ông Phan Trọng Thưởng lại kém phần lý luận, tốt phần hù dọa. Cũng vẫn với cái kiên che(cũ rích) nhiệm mầu cuối cùng, là bóng đảng, bóng dáng cụ Hồ, đồng chí phó giáo sư đã lươn lẹo, gán nghiến cho Nhã Thuyên cái tội to vật vã: “ Nguy hiểm hơn, tác giả luận văn còn cổ vũ cho việc đem tác phẩm Đường Kách mệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra để giễu nhại, sàm sỡ và xem đó là sự “lật đổ của Slogan xã hội, các ảo tưởng đóng đinh trong ngôn ngữ ý thức hệ.”
Nếu đã gọi Đường Kách Mệnh của tác giả Hồ Chí Minh, là một tác phẩm…lý luận, hay văn học hoặc là gì gì đi chăng nữa, thì Nhã Thuyên lấy nó làm dẫn chứng nghiên cứu khoa học là chuyện rất bình thường. Bởi tác giả, khoa học không có thứ bậc, vua quan, hay thường dân. Suy diễn, áp đặt chính trị vào khoa học kiểu như ông Phan Trọng Thưởng, có lẽ, khi tôi cho rằng: Bài chúc tết năm (1969)của cụ Hồ, không phải là thơ, chỉ là những câu nói, vần vè ghép lại. Chắc chắn, ông sẽ cho tôi lên đoạn đầu đài mất.
Luận văn của Nhã Thuyên giải quyết câu hỏi đã đặt ra, về nhóm Mở Miệng: “ Đây là hiện tượng chính trị đội lốt thi ca hay cuộc cách tân văn chương gây hiệu ứng chính trị…“ Và tác giả đã chứng minh, tìm ra câu trả lời, đi đến kết luận“ Không nên đặt ra cái gọi văn học phản kháng, có thể tìm sự phản kháng trong văn học. Ở đây sự phản kháng trở thành phẩm chất, không phải là mục tiêu“. Thế mà, ông PGS-TS Phan Trọng Thưởng, hạ bút kết tội Nhã Thuyên một cách đáng xấu hổ. (Như từ ngữ của một số nhà phê bình trong nước, là ông đã đánh tráo khái niệm, đổi trắng thay đen). Đọc lại đoạn trích dưới đây, ta thấy được nghệ thuật làm xiếc trơ trẽ, bỉ ổi biến câu hỏi, thành khẳng định của ông PGS-TS này: “Như tác giả luận văn đã tự xác nhận, đây là một luận văn “chính trị đội lốt văn chương” với rất nhiều quan điểm chính trị và học thuật sai trái, mang tính chất kích động, đả phá chế độ, xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh; đánh giá sai lệch về sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước; không có giá trị khoa học và thực tiễn; sai lầm trong việc chọn đối tượng nghiên cứu; tài liệu không chính thống, không có độ tin cậy; cổ súy và biện hộ cho những hiện tượng văn chương tục tĩu, thấp kém; miệt thị văn học và văn hóa chính thống của dân tộc; tạo hậu thuẫn về mặt lý luận và tiếp tay cho những phần tử chống đối, nổi loạn ở trong và ngoài nước… Luận văn lại được viết bằng một văn phong trôi chảy, có sự mở rộng trên cả hai lĩnh vực văn chương và chính trị, vì vậy, đây là luận văn nguy hiểm, cần được chỉ ra các sai sót để hạn chế các tác động tiêu cực đến xã hội và văn học“
Đọc những lời kết tội Nhã Thuyên, của ông PGS-TS Phan Trọng Thưởng, tôi có cảm giác, ông còn chưa hiểu thế nào là nghiên cứu. Trong cái lộn sộn bán mua bằng cấp ở Việt Nam hiện nay, làm cho người đọc cứ ngợ ngợ cái học hàm, học vị của ông.
Cứ tưởng giới văn chương trong nước, chỉ có một tắc kè Đông La, không dám ngẩng lên, đường đường chính chính, dùng đúng cái tên cúng cơm, do cha mẹ ban cho, viết một bài văn cho ra hồn. Nhưng từ khi luận văn của Nhã Thuyên bị chọc tiết đến nay, làm cho ông phó cối, hàng xóm nhà tôi, phải thốt lên: Việt Nam bây giờ sao nhiều Đông La đến thế!
Leipzig ngày 24-4-2014
© Đỗ Trường
© Đàn Chim Việt
Vấn đề ở đây không phải là bằng cấp và nói thật bằng cấp VN không có giá trị gì đối với thế giới cho nên dân Việt(có tiền) hay đua nhau học chí ít ở trường Quốc Tế hay ra nước ngoài học.Vấn đề ở đây là cách hành xử sao cho có văn hóa và cả quân tử giữa những người tự xưng bằng này mác nọ.Để ý kỹ sự việc chỉ bùng nổ khi ông Cát, một trong những người thuộc nhóm Mở miệng,người không được lòng nhà nước bởi hay ăn nói ngay thẳng,trở về sau khi nhận được giải thưởng về in ấn Quốc Tế và cô Thuyên từng làm luận văn về nhóm Mở Miệng.Thế là đợt truy xét để quy chụp dưới sự lãnh đạo của đảng trường(chắc có sự gợi ý của trung ương) diễn ra .Kết quả pgs -ts Bình,người hướng dẫn luận văn cho cô Thuyên bị cho về hưu và cô Thuyên bị đuổi việc truy hồi bằng ! Rõ đây là hành động tiểu nhân vô văn hoá quái dị nhắm vào cô Thuyên bởi luận văn cô từng được hội đồng (ít nhất 4 vị ) cho điểm nhất trí tối đa sao nay lại xoay ra hại cô !?Nhóm Mở Miệng có thực sự là mối nguy hại hay đe dọa gì đó cho ai hay cho chế độ đến nổi ai nói đến thì bị vạ lây ?!Đây là một sự xúc phạm nhân phẩm đến cô Thuyên và cả bà Bình.Nếu lẽ thường có bắt hai vị cởi đồ ra cho họ coi hay động chạm đến thân thể hai vị thì đó là hành vi xúc phạm nhân phẩm danh dự cá nhân thì bắt buộc hai vị(cô Thuyên,bà Bình) phải phản ứng dữ dội chết thì thôi .Nay việc quy chụp này cũng là một hành động xúc phạm danh dự,nhân phẩm con người thì quý vị cũng đừng nên cam chịu bởi cam chịu là chấp nhận họ đúng,nhất là nay đã có nhiều vị trí thức(chứ không phải trí ngủ) nổi tiếng trong và ngoài nước đã lên tiếng và chắc chắn vụ việc không dừng ở đây!
Phan Trọng Thưởng có họ hàng gì với Phan Trọng Luận không?
Có ai biết nói cho tôi nghe với. Tôi biết khá rõ giáo sư văn chương Phan Trọng Luận
Hồng Ân
NÓI VỀ Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀY NAY
Luận văn có nghĩa chưa đủ tầm vóc như luận án. Bởi vậy luận văn chỉ mới được coi là đề tài tốt nghiệp cho cấp thạc sĩ (cao học) chưa như đề tài tốt nghiệp cho cấp tiến sĩ (giai đoạn khởi đầu cho nghiên cứu và học thuật). Từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, điều này cũng không hề khác. Tức ý nghĩa giá trị, kết quả và phương pháp luận khảo cứu đều như nhau, chỉ có lãnh vực khác nhau. Nếu được đặt chung trong ý nghĩa quốc tế (vì cấp học này là cấp phổ quát, chung cho toàn thế giới) thì ở mọi nơi, mọi nước, thời kỳ nào nó cũng buộc phải như vậy.
Có nghĩa bằng cấp ở đây không còn thuần túy là giấy chứng nhận năng lực trí nhớ, khả năng rập khuôn, trình độ sao chép, như ở bậc trung học hay đại học, nói chung là ý nghĩa tổng hợp, ghi nhớ, mà đích thực là lập trường, ý thức, triển vọng, ý nghĩa khai phá và sáng tạo cái mới. Có nghĩa nếu tiểu luận cao học, luận án tiến sĩ mà chỉ kiểu như bài báo, cho dù có có dài cỡ bao nhiêu, hay kết quả chỉ là sao chép, lặp lại vết mòn nào đó đã có, hay kiểu mánh lới nhằm đúc kết hoặc khai thác cái gì đó nhẹ nhàng, đơn giản, dễ nuốt trôi nhất, thì chỉ nói lên tính cách hay nhân cách học thuật và khoa học tầm thường, không có giá trị, hứa hẹn hoặc ý nghĩa gì. Ngày nay vào các thư viện đọc bao nhiêu các luận văn cao học, kể cả cái gọi là luận án tiến sĩ tại VN người ta không mấy khó khăn nhận ra điều đó. Cho nên về mặt ngoại ngữ, nếu ngoại ngữ không phải là khả năng nghiên cứu hay trình bày trực tiếp mà chỉ là giấy chứng nhận ngoài lề kèm theo, cũng đã là sự yếu kém rồi, nhưng cũng chưa quan trọng bằng sự xuềnh xoàng hay sự non yếu, vở lòng về khoa học, tri thức và học thuật trong chính những nội dung giá trị đề tài mà các mảnh bằng đó chuyên tải.
Bởi vậy tuy dù bước đầu xác định năng lực hay con đường dài khoa học, nhưng cách chọn chủ đề khảo sát mới đích thực là cái tiêu chuẩn nhất, thách đố nhất hay cũng là ý nghĩa hoặc giá trị nhất. Nếu đề tài chỉ cốt nhằm cho qua truông được dễ, nhằm cốt cho qua tang lề, nhằm trả nợ quỷ thần, nhằm toa rập xu thời để có mảnh bằng kiếm cơm như là con đường công danh ngắn nhất để đi thì điều đó là một tệ trạng và chẳng có gì để bàn. Đặc biệt trong khoa học xã hội hay văn học, thì mọi sự ô nhiễm này ngày nay hay từ lâu rồi đặc biệt nghiêm trọng trong nước. Bởi vì đó là trạng thái tự nuôi nó, lớp trước đẻ ra lớp sau, cùng chung một kiểu vết mòn, tức phải do chính trị lèo lái hay chí ít cũng không thoát ra được những nguyên lý chỉ trị chỉ đạo trong suy nghĩ hay trong phương pháp luận trình bày liên quan đến.
Điều này nói lên tính độc lập của học thuật, tính cách đóng góp mới mẻ, nghiêm túc hay cần thiết của khoa học chỉ có thể cùn nhụt, bế tắt, bị vô hiệu hóa bởi áp lực hay trở lực không đáng có hay thực chất không nên có về ý nghĩa chính trị. Mọi sự phản bác khoa học hoặc học thuật chỉ vì thuần túy chi phối bởi chính trị chẳng qua là từ trên nguồn gốc hay nền tảng đó. Đây là điều tệ lậu và xấu xa nhất khi chính trị bao trùm lên tất cả mọi ý nghĩa hoạt động của xã hội chính là như thế.
Cho nên tóm lại, nếu luận văn của Nhã Thuyên không vi phạm phương pháp luận, hay chuẩn mực, hoặc ý nghĩa, giá trị, của khoa học, học thuật khách quan thì không bất kỳ điều gì có thể cấm đoán, ngăn cản hay phê phán nó được. Bởi vì chính trị thuần túy thì vẫn thuộc phạm vi khác, yêu cầu khác, thực chất không liên quan gì ở đây. Đó chẳng qua do tâm lý toàn trị, tâm lý chính trị hóa mọi loại, tâm lý nô lệ hay tôi đòi cho chính trị mà người ta có thể đã làm điều đó. Bởi khoa học, học thuật chỉ có thể giúp ích tích cực cho chính trị mà không thể nào hoàn toàn ngược lại.
Thế cho nên ông Phan Trong Thưởng nào đó, nếu chỉ nhân danh vị trí của mình rồi phán bừa về ý nghĩa luận văn của Nhã Thuyên mà không đưa ra được những luận cứ khách quan, xác đáng, nghiêm túc, có tinh thần và ý thức trách nhiệm chung, một cách thẳng thắn và đích thực, thì điều đó cũng không thể nào chấp nhận được. Có nghĩa không thể nhân danh cái “chính trị” nào đó để quy chụp, đả kích hay cấm đoán Nhã Thuyên hoặc nhóm “Mở miệng”. Chính trị “nhân danh” thì thực chất cũng không phải là chính trị chính đáng, cần thiết hay khách quan. Bởi vì mọi cái gì chính đáng trên đời này thì không thể trái ngược hay mâu thuẫn nhau. Và cũng chỉ có quan điểm khách quan, khoa học mới chính là tiêu chuẩn đo đạc điều chính đáng đó mà không thể là gì khác. Chính trị tốt là chính trị luôn có ích cho khoa học và học thuật chính đáng nhất. Còn nếu điều chỉ hoàn toàn ngược lại, tức chính trị nếu chỉ nhằm đi nô dịch mọi cái khác, thì đó tất yếu không phải là chính trị chính đáng, và hẳn nhiên nhất thiết nó cần phải tự đặt ra nhiều vấn đề để nhằm phải tự giải quyết cho chính nó trước nhất.
THƯỢNG NGÀN
(25/4/14)
” Phó giáo sư – tiến sĩ ” là cái chức dếch gì thế nhỉ ! ??? . Trí thức Vixi có khác , chức tước thì kêu to , trí
óc thì chỉ bằng óc của con bò Nam Định .