WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Các tổ chức xã hội dân sự VN tuyên bố

hoagiaihoahop

Sau khi Hội Cựu Tù nhân Lương Tâm (CTNLT) ra thông cáo báo chí về hai buổi làm việc ngày 24/4/2014 với an ninh TpHCM, chính quyền tiếp tục mời anh Phạm Bá Hải chất vấn về Hội CTNLT vào chiều ngày 29/4/2014.

Bên chính quyền gồm có một trung tá, một đại úy và một nhân viên an ninh huyện Hốc Môn. Cả ba đã có mặt trong lần làm việc thứ nhất.

Để làm rõ hơn nữa thông tin hoạt động của Hội và thông tin liên quan đến buổi chất vấn lần hai, Hội CTNLT nêu rõ quan điểm về 05 kết luận từ phía chính quyền như sau:

Kết luận một: Ở VN không có “tù nhân lương tâm” mà chỉ có những người vi phạm pháp luật VN và bị nhà nước xử lý hình sự. Việc đặc xá tha tù là chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và nhà nước.

Phần nhập đề của Tuyên cáo thành lập Hội CTNLT có ghi: “Tự do lương tâm là một trong các quyền cơ bản của con người, bên cạnh tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận… Sống theo lương tâm là sống trong đạo đức, trong tình thương, trong công lý và trong sự thật. Hành động theo lương tâm là hành động mang lại hạnh phúc cho nhân quần xã hội, đặc biệt cho những ai là nạn nhân của mọi xâm hại quyền con người”. Một khi luật và áp dụng luật thực sự chỉ nhắm đàn áp lương tâm con người thì lương tâm có quyền lên tiếng. Những người lên tiếng trong trường hợp như vậy là tù nhân lương tâm.

Báo cáo nhân quyền năm nay với tựa đề “Những tiếng nói bị bịt miệng: tù nhân lương tâm tại VN”, tổ chức Ân xã Quốc tế đã thống kê một danh sách không đầy đủ gồm 75 tù nhân lương tâm hiện đang bị giam cầm tại VN.

Hội CTNLT bao gồm những người đã từng bị ngồi tù vì lên tiếng ôn hòa cho nhân quyền căn bản, kêu gọi chính quyền VN xóa bỏ các Điều 79, 88, 258 và các điều luật mơ hồ khác dùng để bịt miệng người bất đồng chính kiến. Bỏ các điều luật này là sự biểu hiện sự tôn trọng nhân quyền thực sự.

Kết luận hai: Khi thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chính quyền có quyền tiếp xúc với gia đình người bị tình nghi vi phạm pháp luật để vận động gia đình tác động uốn nắn người đó trước khi bị xử lý.

Quy kết vi phạm pháp luật đối với những người vận động nhân quyền ôn hòa là hành động đàn áp có chủ đích chính trị, nhằm bảo vệ độc tài, lạm quyền và tham nhũng.

Điều 7, Tuyên ngôn Người bảo vệ nhân quyền LHQ đã nhấn mạnh: “Mọi người đều có quyền, cá nhân và kết hợp với những người khác, phát triển và thảo luận các ý tưởng và nguyên tắc mới về quyền con người; và vận động để được chấp nhận”.

Quá trình vận động để nhiều người nhận thức được và chính quyền chấp nhận là một công việc lâu dài và gian nan để có được sự thay đổi theo hướng tôn trọng nhân quyền. Hội CTNLT khẳng định hành động như vậy không thể xem như vi phạm pháp luật.

Trong quá khứ, các vụ chính quyền tiếp xúc vận động thân nhân người bất đồng chính kiến hầu hết đều trở thành các cuộc quấy nhiễu, răn đe người thân, làm áp lực gián tiếp lên các hoạt động của người bảo vệ nhân quyền. Một thí dụ điển hình là bà Đặng Thị Kim Liêng – mẹ bogger Tạ Phong Tần đã tự thiêu ngày 30/7/2012.

Kết luận ba: Yêu cầu không được đưa tin về nội dung các cuộc làm việc với an ninh.

Điều 8, mục 2, Tuyên ngôn về Người Bảo vệ nhân quyền xác định: “các cá nhân hay kết hợp với những người khác, trong số những quyền khác, quyền được đệ trình lên ban ngành chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan những lời phê bình chỉ trích về vấn đề công cộng; và đề xuất dự án cải thiện chức năng của họ; và nhằm thu hút sự chú ý từ bất kỳ khía cạnh công việc nào của họ mà nó có thể trở ngại hoặc ngăn cản việc thúc đẩy, bảo vệ và thực hiện quyền con người và các quyền tự do căn bản”.

Các cuộc vận động thay đổi luật pháp, thừa nhận các quyền căn bản là công khai, minh bạch, Hội CTNLT duy trì tính minh bạch các hoạt động, vận động quần chúng tìm hiểu về các hoạt động nhân quyền. Theo đó, công khai nội dung liên quan đến vận động nhân quyền trong các buổi làm việc với chính quyền là quyền lợi và cần thiết.

Hơn nữa, giấy mời làm việc của cơ quan an ninh không có tính bắt buộc trong pháp luật tố tụng hình sự, tức đương sự được mời có thể không đi và không phải giữ kín nội dung làm việc theo các quy định bảo mật của ngành công an. Ngược lại, đương sự được mời hoàn toàn có quyền được thông tin theo quyền công dân.

Kết luận bốn: Trong thông cáo báo chí vừa qua của Hội CTNLT có nêu tên một sỹ quan an ninh mà không hỏi ý kiến người đó. Yêu cầu gỡ bỏ thông cáo báo chí xuống.

Chính quyền đưa giấy mời một thành viên trong Ban điều hành của Hội CTNLT làm việc về công việc của hội. Thành viên có nghĩa vụ trả lời các câu hỏi có liên quan về hội trong thẩm quyền được ủy nhiệm. Dó đó nội dung sẽ được báo cáo cho ban điều hành, đôi khi những người vận động nhân quyền cũng có quyền được biết đến nếu nó giúp họ tìm ra một giải pháp cho tôn trọng nhân quyền.

Tuyên ngôn Người Bảo vệ nhân quyền, Điều 9, mục 1, ghi rõ: “Trong việc thực hiện các quyền con người và những quyền tự do căn bản, bao gồm cả việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền như đã nêu trong Tuyên ngôn này, tất cả mọi người có quyền, cá nhân và kết hợp với những người khác, được hưởng lợi từ một giải pháp khắc phục có hiệu quả và được bảo vệ trong trường hợp có xâm phạm các quyền đó”.

Tuy nhiên, xét thấy việc nêu tên cụ thể không là vấn đề chính trong quá trình vận động, Hội CTNLT quyết định rút danh tính của một người sỹ quan đã đề cập trong thông cáo báo chí ngày 26/4. Bản thông cáo cập nhật được đăng tải đồng thời với tuyền bố này.

Và chúng tôi vẫn duy trì quyền được biết của người dân bằng cách tiếp tục lưu hành các thông cáo báo chí.

Kết luận năm: Yêu cầu Hội CTNLT chấm dứt hoạt động vì không có giấy phép của nhà nước.

Hội CTNLT thành lập dựa trên các cơ sở không thể phủ nhận:

- Công ước quốc tế về Quyền chính trị và dân sự mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết vào năm 1982, với Điều 21 ghi: “Quyền hội họp hoà bình phải được công nhận. Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khỏe và đạo đức xã hội hoặc bảo vệ quyền và tự do của những người khác”.

- Hiến pháp Việt Nam năm 2013 về các quyền công dân về việc hội họp, lập hội.

- Các quy định của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc mà Nhà nước Việt Nam trở thành thành viên chính thức vào tháng 11/2013 với nhiệm kỳ 2014-2016.

Hội CTNLT một lần nữa yêu cầu Nhà nước Việt Nam và cơ quan an ninh tôn trọng quyền được tự do lập hội của người dân và các quy định về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Hội CTNLT đề nghị Quốc hội Việt Nam khẩn trương ban hành Luật lập hội – một văn bản rất cần thiết nhưng đã bị trì hoãn suốt hơn hai chục năm qua kể từ hiến pháp năm 1992. Nếu văn bản này được ban hành, Hội CTNLT sẽ tiến hành thủ tục hoạt động theo quy định mới.
Và chúng tôi hoàn toàn bác bỏ yêu cầu chấm dứt hoạt động.

Trong trường hợp tiếp tục bị cơ quan an ninh gây sức ép hoặc sách nhiễu, các thành viên của Hội CTNLT có quyền từ chối giấy mời làm việc của công an, đồng thời có thể xem xét thực hiện thủ tục khiếu nại, tố cáo tới các cấp thẩm quyền trong nước và quốc tế.

Ngày 4/5/2014

Đồng hành ký tên đòi quyền Tự do lập hội và các quyền căn bản khác nêu trong tuyên bố chung này:

1. Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Bs.Nguyễn Đan Quế, Lm.Phan Văn Lợi.
2. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền: Bà Dương Thị Tân, Cô Huỳnh Thục Vy.
3. Hội Anh Em Dân Chủ: Ls.Nguyễn Văn Đài.
4. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự: Ts.Nguyễn Quang A.
5. Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế: Lm.Lê Ngọc Thanh.
6. Cao Trào Nhân Bản: Bs.Nguyễn Đan Quế.
7. Boxit Việt Nam: Gs.Nguyễn Huệ Chi.
8. Khối 8406: Ks.Đỗ Nam Hải.
9. Hiệp Hội Dân Oan: Ông Nguyễn Xuân Ngữ.
10. Hội Bầu Bí Tương Thân: Ông Nguyễn Lê Hùng.
11. Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo: Ls.Nguyễn Bắc Truyển.
12. Văn Đoàn Độc Lập: Nhà văn Nguyên Ngọc.
13. Bạch Đằng Giang Foundation: Ths.Phạm Bá Hải.
——————————————————-
Joint statement of civil society organizations in vietnam, May 4, 2014:

GOVERNMENT OF VIETNAM PLEASE RESPECT THE FREEDOM OF ASSOCIATION

After the FVPOC (Former Vietnamese Prisoners of Conscience) press release about the two interrogation sessions with the HCM City security authorities on April 24, 2014, the authorities continue to interrogate Pham Ba Hai about the Association (FVPOC) on the afternoon of April 29, 2014.

The government side included a lieutenant colonel, a captain and a security personnel of Hoc Mon district. All three were present for the first interrogation.

To further clarify the operation of the Association and information relating to the second interrogation, the FVPOC Association clarifies the standpoints from the 05 government conclusions as follows:

Conclusion one: In Vietnam there are no “prisoners of conscience” only those who violate the laws of the state of Vietnam and incurred criminal penalties. The prisoner amnesty program is the policy of clemency and humanity on the part of the Party and the state.

The preamble in the declaration on the establishment of FVPOC states: “Freedom of conscience is one of the fundamental human rights, in addition to freedom of thought, freedom of religion, freedom of speech… To live according to the dictate of one’s conscience is to live with high moral, with love, with justice and truth. To act conscientiously will bring happiness to the greater society’s population, especially for those who are victims of all types of infringements on their human rights.” Once the law and the application of that law is to just really aim at repressing human conscience, then conscience has the right to speak. Those who speak in such instances are prisoners of conscience.

This year’s human rights report entitled “The voices being silenced: prisoners of conscience in Vietnam.” Amnesty International has gathered a statistically incomplete list of 75 prisoners of conscience who are currently held in Vietnam.
The FVPOC Association including those who have been in prison for peacefully speaking out for basic human rights, calling on the government Vietnam to remove Articles 79, 88, 258 and other vague laws used to silence political dissidents. Removal of these laws is demonstrating the true respect for human rights.

Conclusion two: When observing signs of violation of the law, the government has the right to contact the family whose member is suspected of violating the law to mobilize the family to help redirect the person before his/her being administratively punished.

To accuse those who peacefully advocate for human rights as violating the law is an intentional act of political repression in order to protect the dictatorship, the abuse of power, and corruption.

Article 7 of the United Nations Declaration on Human Rights Defenders emphasizes: “Everyone has the right, individually and in association with others, to develop and discuss new human rights ideas and principles and to advocate their acceptance”.

The process of mobilizing more people to be aware and the government to go along is a long and arduous task to get the change in the direction of respect for human rights. The FVPOC Association confirms such actions cannot be seen as violations of the law.

In the past, the incidents of the government contacting relatives of the dissidents have mostly turned into harassment, with threats and coercion of the relatives, causing indirect pressure on the activities of the human rights defenders. A case in point: Mrs. Dang Thi Kim Lieng – mother of blogger Ta Phong Tan – had self-immolated on July 30, 2012.

Conclusion three: Security personnel issued a request (a veiled threat) not to report on the contents of the security interrogations.

Article 8 of the United Nations Declaration on Human Rights Defenders says:

1. Everyone has the right, individually and in association with others, to have effective access, on a nondiscriminatory basis, to participation in the government of his or her country and in the conduct of public affairs.

2. This includes, inter alia, the right, individually and in association with others, to submit to governmental bodies and agencies and organizations concerned with public affairs criticism and proposals for improving their functioning and to draw attention to any aspect of their work that may hinder or impede the promotion, protection and realization of human rights and fundamental freedoms.

The campaigns to change the law acknowledge the fundamental civil rights as being public, open and transparent, the FVPOC upholds the transparency in its activities, mobilizing the masses to learn about the human rights operations. Accordingly, our publicizing the interrogation sessions with the government relating to our human rights activities in is our rights, necessary and proper.

Moreover, the invitation paper of the security agencies is not legal or mandatory in criminal law, that the person being requested (invited) is not required to go nor does s/he have to keep the content of the interrogation sessions secret according to the rules of confidentiality of the security branch. On the contrary, a person being invited (to interrogation session) has the right as a citizen to inform.

Conclusion four: In the recent press release, the FVPOC mentions the name of a security officer without consulting him. Request the removal of the press release.

The government issued the invitation for a member of the FVPOC Executive Board to come for interrogation relating to his/her work for the Association. Members are obliged to answer questions relating to the Association in his/her delegated responsibility. Therefore, all the content will be reported to the executive committee, sometimes human rights advocate has the right to know if it helps them figure out a solution with respect to human rights.

The United Nations Declaration on Human Rights Defenders, Article 9, paragraph 1, states clearly: “In the exercise of human rights and fundamental freedoms, including the promotion and protection of human rights as referred to in the present Declaration, everyone has the right, individually and in association with others, to benefit from an effective remedy and to be protected in the event of the violation of those rights”.

However, considering the specific naming of a person is not the main issue in the campaign, the FVPOC decides to withdraw the identity of an officer mentioned in the press release of April 26. The updated press release is attached below.

And we still uphold the people’s right to know by continuing to circulate the press release.

Conclusion five: Request the FVPOC to terminate operations because it does not have permit from the state.

The FVPOC is established based on the undeniable basis:

- The International Covenant on Civil and Political Rights which Vietnam signed in 1982, with Article 21 says: “The right of peaceful assembly shall be recognized. No restrictions may be placed on the exercise of this right other than those imposed in conformity with the law and which are necessary in a democratic society in the interests of national security or public safety, public order (ordre public), the protection of public health or morals or the protection of the rights and freedoms of others.

- Vietnam 2013 Constitution of the civil rights of assembly, of association.

- The provisions of the Human Rights Council of the United Nations, which Vietnam joined as an official member on December 11, 2013 for the term 2014-2016.

The FVPOC again requests Vietnam and its Security agencies to respect the right of freedom of association of the people and the human rights provisions on which Vietnam has become a signatory.

The FVPOC proposes Vietnam Congress to urgently enact the right of association – an essential document that has been delayed for more than two decades since the 1992 Constitution. If this document passed, the FVPOC will proceed to operate under its new rules.

And we totally reject the request to terminate our operations.

In case the security agencies continue to pressure or harass the members of the FVPOC, we have the right to refuse the police’s invitation subpoena, and concurrently consider our procedures for the redress of grievances and denunciations to the competent authority in the country and international concerns.

May 4, 2014

The following Civil Society Organizations have collectively signed to demand the freedom of association and other fundamental rights mentioned in this press release:

1. Former Vietnamese Prisoners of Conscience: Dr. Nguyen Dan Que, Catholic Priest Phan Van Loi.
2. Vietnmese Women for Human Rights: Mrs. Duong Thi Tan, Ms. Huynh Thuc Vy.
3. Brotherhood for Democracy: Lawyer Nguyen Van Dai.
4. Civil Society Forum: Nguyen Quang A, PhD.
5. Vietnam Redemptorists’ News: Catholic Priest Le Ngoc Thanh.
6. Non-violent Movement for Democracy: Dr. Nguyen Dan Que.
7. Bauxite Vietnam: Prof. Nguyen Hue Chi.
8. Bloc 8406: Engineer Do Nam Hai.
9. Peasants Petitioners Association: Mr. Nguyen Xuan Ngu.
10. Bau Bi Association: Mr. Nguyen Le Hung.
11. Friendship Association of Former Political and Religious Prisoners: Nguyen Bac Truyen, LLB.
12. Writers’ Independent Union: Writer Nguyen Ngoc.
13. Bach Dang Giang Foundation: Pham Ba Hai, MBE.

Translation by Nguyen Khoa Thai Anh

Tags:

7 Phản hồi cho “Các tổ chức xã hội dân sự VN tuyên bố”

  1. Hi there! This post couldn’t be written any better! Reading this post reminds me of my old room mate! He always kept chatting about this. I will forward this page to him. Fairly certain he will have a good read. Thanks for sharing!
    discount louis vuitton handbags store
    [url=http://defnenindunyasi.com/shop.asp?url=discount-louis-vuitton-handbags-store-b-1023.html]discount louis vuitton handbags store[/url]

  2. Yoս made some good points there. I looked on the internet for additional infߋrmation about
    tɦe isse and found most people ѡill go along with your views on tҺis site.

  3. Chặn, bịt để bịp says:

    Trang Diendanxahoidansu.Wordpress.com từ hôm nay 6/5/2014 đã bị ngăn chặn gần như rất khó vào: vì phải khai ID người dùng mới cho vào: Vậy là cơ hội được mở miệng, được mở mắt, được nghe và bàn bạc tranh luận về sự thật về chân lý của người dân trên diễn đàn lại một lần nữa bị cắt mất:
    ở Vn, mấy ai nói ra sự thật khuất tất, ai dám tố cáo những trò lưu manh lừa đảo tham nhũng, lừa dân bán nước của kẻ cầm quyền, dám nói lên ý kiến quan điểm trái chièu với kẻ cầm quyền mà không bị hành hung khủng bố đàn áp tù đày? vì thế người ta phải dùng ẩn danh, bí danh -điều đó là tất yếu để bảo vệ tính mạng.
    Thế nhưng, nay trang Diendanxahoidansu.Wordpress.com phải khai ID thì ai dám nói thẳng, nói thật nếu khai ID để mà vào? chắc chắn số người vào xem sẽ giảm gần hết.
    Thế là chỉ còn những lời “góp ý ngọt ngào” hay “cạnh khoé” là cùng.
    Rõ chán: ‘cộng sản làm cho con người trở thành dối trá” bà thủ tướng Đức An-giê-la-Mec-ken đã Kết luận như vậy thật chẳng sai chút nào.

    • Trực Ngôn says:

      Chặn, bịt để bịp says: “Trang Diendanxahoidansu.Wordpress.com từ hôm nay 6/5/2014 đã bị ngăn chặn gần như rất khó vào: vì phải khai ID người dùng mới cho vào: Vậy là cơ hội được mở miệng, được mở mắt, được nghe và bàn bạc tranh luận về sự thật về chân lý của người dân trên diễn đàn lại một lần nữa bị cắt mất“.

      Có lẽ Trang Web phòng hờ bị kẻ xấu phá hoại nên mới đòi hỏi xác định ID (?).

      Nhưng làm như vậy chưa hẳn đã ngăn cản được Virus và ID giả. Chi bằng cứ làm như ĐànChimViệt hay DânLàmBáo, tiếp nhận tất cả mọi ý kiến rồi sàng lọc, TỐT thì cho dăng, XẤU thì cho vào sọt rác!

      Trích; “Kết luận một: Ở VN không có “tù nhân lương tâm” mà chỉ có những người vi phạm pháp luật VN và bị nhà nước xử lý hình sự. Việc đặc xá tha tù là chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và nhà nước“.

      Không có “tù nhân lương tâm”, vì CSVN không có lương tâm nên họ không muốn biết “lương tâm” là gì! Chính vì thế mà cán bộ đảng viên CSVN tha hồ ăn cắp, cướp đoạt đất đai tài sản của nhân dân, ai chống lại thì bị qui là phạm pháp (chống người thi hành công vụ ăn cướp), bị nhét vô tù.

      Kiểu này gọi là “hiếp người cướp của”! Nhốt vô tù một thời gian, bị dư luận lên án, quốc tế làm áp lực, phải trả tự do cho họ với mỹ từ “đặc xá tha tù là chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và nhà nước“.

      Nhất cử lưỡng tiện; Vừa “cướp được tài sản của dân” vừa được tiếng là “nhân đụa”

  4. Việt cộng hèn hạ,đê tiện says:

    “Kết luận hai: Khi thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chính quyền có quyền tiếp xúc với gia đình người bị tình nghi vi phạm pháp luật để vận động gia đình tác động uốn nắn người đó trước khi bị xử lý”. Trích

    Bạo quyền Việt cộng bán nước hành động hèn hạ, đê tiện có khác nào thực dân Pháp thuở trước ! :

    *** Phan Đình Phùng: Thủ lãnh kháng chiến chống Pháp ở Hà Tĩnh :

    ( Trích ) Năm 1886, anh của Phan Đình Phùng là Phan Đình Thông đang giữ cánh quân ở Nghệ An, bị thủ hạ làm phản nên bị Pháp bắt. Lê Kinh Hạp vốn là bạn thân Phan Đình Phùng, nên viết thư khuyên bạn về hàng để cứu lấy anh, để mồ mả cha ông khỏi bị khai quật.

    Phan Đình Phùng cười lạt, nói với người đưa thư:

    Tôi có một ngôi mộ rất to nên giữ là đất nước Việt Nam, có một ngôi mộ rất to là mấy mươi triệu đồng bào. Nếu về hàng, để sửa sang phần mộ của cha ông mình, thì ngôi mả cả nước kia ai giữ? Về để cứu vớt ông anh mình, thì anh em trong nước ai cứu?

    Sau khi cho khai quật mồ mả tổ tiên của Phan Đình Phùng ở làng Đông Thái vào năm 1894, Pháp cho bắt giam luôn những người thân tộc của ông.

    *** Nguyễn Trung Trực – Anh hùng kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ . Thành công đốt cháy tiểu hạm L’Espérance . Pháp đã bắt mẹ của ông để uy hiếp, Nguyễn Trung Trực tự ra nộp mình cho người Pháp và đã bị đưa về giam ở Sài Gòn.

    Ngày 27 tháng 10 năm 1868, ông bị đưa ra hành hình tại chợ Rạch Giá, hưởng dương 30 tuổi.

    • TRĂNG NGÀN says:

      KHÍ PHÁCH ANH HÙNG

      Thật là khí phách anh hùng
      Phan Đình Phùng đó lẫy lừng sử xanh
      Cũng thời đô hộ thực dân
      Nguyễn Trung Trực nữa hùng anh ai bằng
      Mới hay những bậc tài năng
      Toàn tâm vì nước mới đời vinh quang
      Chỉ thù có bọn Việt gian
      Cam tâm theo giặc thật càng thương đau
      Họ Phan họ Nguyễn đều hay
      Nhưng mà gan góc rõ tài họ Phan !

      NẮNG NGÀN
      (08/5/14)

  5. Nguyễn Ước says:

    Xin đóng góp bằng vài định nghĩa trích từ cuốn “Từ điển Danh từ Anh Việt Triết học và Tôn giáo” (đang biên soạn)

    “civil liberty” Tự do dân sự. • 1. Quyền của một người làm hay nói những gì y cảm thấy thoải mái trong chừng mực y không làm thương tổn kẻ khác. 2. Sự tự do của một người vui hưởng các quyền được bảo đảm bởi luật lệ hoặc hiến pháp của một xứ sở mà không có sự cấm cản quá đáng nào hoặc sự can thiệp nào của chính quyền. Quyền tự do dân sự gồm các quyền tự do ngôn luận, lập hội, tôn giáo, lương tâm và đi lại, tự do trước pháp luật và quyền được xét xử công bằng. Chúng thường được ghi rõ trong hiến pháp hay đôi khi, trong các đạo luật thường.

    “civil rights” Dân quyền; quyền dân sự; quyền công dân. • Quyền của người có quốc tịch; quyền hiến định hay pháp định. Theo cách dùng thông thường, thuật ngữ này, có ý nói tới quyền của các nhóm trong xã hội, như một cách nói đối lập với quyền của cá nhân dù cả hai có những yếu tố trùng lặp, thí dụ quyền của phụ nữ, quyền của giới đồng tính; quyền của các nhóm thiểu số sắc tộc hay chủng tộc, v.v.

    “civil society” Xã hội dân sự. • “Xã hội dân sự là một không gian công cộng giữa nhà nước, thị trường và gia đình bình thường, ở đó dân chúng có thể tranh luận và tìm cách hành động”. Như vậy, có thể bao gồm hoạt động tập thể và tự nguyện trong đó dân chúng phối hợp để đạt được sự biến đổi trong một vấn đề cá biệt – nhưng không bao gồm các đảng phái chính trị dù xã hội dân sự có chiều kích chính trị. Qua định nghĩa này, xã hội dân sự gồm có các hội từ thiện; các chương trình kế hoạch tương trợ khu phố hay xóm giềng; các cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc hay Hội Chữ Thập Đỏ; các nhóm áp lực có cơ sở tôn giáo; những cuộc vận động cho nhân quyền trong các xã hội bị áp bức; và các tổ chức phi chính phủ (NGO) nhằm cải thiện y tế. giáo dục và định chuẩn sống. tại các quốc gia phát triển hoặc đang phát triển. (BBC, 5.7.2001),

    “prisioner of conscience” Tù nhân lương tâm. • Người bị nhà nước cầm tù vì lý do chính trị hay lý do tôn giáo.

Leave a Reply to maillots foot pas cher