WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hoàn cảnh lịch sử của Công hàm 1958

vietnam_phamvandong

Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam đặt vấn đề Quốc hội hiện nay của Việt Nam nên có nghị quyết phủ nhận giá trị Công hàm do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký vào năm 1958.

Công hàm này được Trung Quốc sử dụng để nói rằng Việt Nam đã thừa nhận tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bắc Kinh đã đưa giàn khoan HD-981 ra gần quần đảo Hoàng Sa, một động thái đã làm Việt Nam nổi giận và làm bùng phát các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.

‘Công hàm hữu nghị’

Tuy nhiên, trao đổi với BBC, ông Đinh Kim Phúc, một nhà nghiên cứu về Biển Đông từ trong nước, đã đưa ra một số lập luận phản bác công hàm này.

“Phải xét hoàn cảnh lịch sử bấy giờ, đó là thời kỳ Chiến tranh Lạnh,” ông Phúc nói. “Trước sự bao vây của Mỹ và một số nước đế quốc, Trung Quốc sợ bị tấn công nên ra tuyên bố về lãnh hải.”

Do đó, công hàm do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký, theo ông Phúc, là ‘công hàm hữu nghị giữa hai người đồng chí anh em ủng hộ nhau để chống kẻ thù chung’.

“Nhưng Trung Quốc đã diễn giải công hàm này cho rằng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc,” ông nói.

Hơn nữa, theo ông Phúc, Trung Quốc cũng là một bên ký kết hiệp định Geneve vào năm 1954 chia cắt Việt Nam thành hai miền trong đó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam.

“Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa (để thừa nhận trong công hàm),” ông nói.

Ngoài ra, công hàm được ký năm 1958 này “chưa được Quốc hội thông qua”, ông Phúc nói thêm.

“Quốc hội Việt Nam cũng chưa từng bao giờ ra nghị quyết phủ nhận chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

“Cho dù thủ tướng một nước ký công hàm thừa nhận cái gì đó với những quốc gia có quan hệ ngoại giao nhưng không có nghị quyết của Quốc hội thì tôi nghĩ không có giá trị cao nhất,” ông nhận định.

‘Ý thức hệ chi phối’

Công hàm này đã công nhận Tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải

Ông cho rằng ông Phạm Văn Đồng khi ký công hàm năm 1958 “không có ý thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo” vì ông Đồng “đã có quá nhiều kinh nghiệm với Trung Quốc trong cuộc hội đàm Geneva mà Trung Quốc đã phản bội Việt Nam”.

Tuy nhiên nhà nghiên cứu này thừa nhận trong bối cảnh cuộc chiến ý thức hệ vào thời điểm đó đã “có ảo tưởng của những người lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.

“Họ cứ nghĩ rằng Trung Quốc là đồng chí, là anh em, sau này giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì chuyện anh em sẽ dễ giải quyết. Trung Quốc sẽ hữu nghị, sẽ trả đảo lại cho Việt Nam,” ông nói và khẳng định yếu tố ý thức hệ ‘đã chi phối hành động các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ’.

Ông cho rằng công hàm này đã làm cho Việt Nam ‘yếu thế hơn’ trong quá trình tranh chấp với Trung Quốc và cho biết một số nhà nghiên cứu trong nước đã nghĩ đến khả năng Quốc hội hiện nay ‘ra nghị quyết phủ nhận công hàm năm 1958’.

“Cần nhìn nhận sự thật lịch sử đã diễn ra và phải biết đặt vấn đề giữa quá khứ và hiện tại như thế nào để có lợi nhất cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền,” ông nói.

Nguồn: BBC

27 Phản hồi cho “Hoàn cảnh lịch sử của Công hàm 1958”

  1. Ly Tao says:

    Vài chục năm nữa nếu nước Việt chưa hoàn toàn thành một quận của Tầu, đối diện với những kết quả khốn nạn của những ký kết hôm nay về bô-xít, cho thuê rừng đầu nguồn, v.v… lũ đàn em chúng nó cũng sẽ nói y chang như với kết qủa của công hàm bán nước hiện nay: Tại vì… “hoàn cảnh lịch sử”!

Leave a Reply to Ly Tao