WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bài học nào cho các công ty Đài Loan sau sự kiện Bình Dương?

Ảnh wsj.com

Ảnh wsj.com

Đầu tháng này, các công ty của Đài Loan bị vạ lây khi cuộc bạo loạn của những người phản đối giàn khoan Trung Quốc ở Biển Đông dẫn đến kết quả có hàng trăm nhà máy của nước ngoài bị phá hủy hoặc hư hại. Các nhà máy của Đài Loan bị lãnh đạn nặng nhất: hơn 200 nhà máy của Đài Loan bị hư hại và ít nhất 18 nhà máy bị đốt cháy.

Mặc dù vụ bạo loại diễn ra một cách vô tư, không bị ngăn cản; và mặc dù lý do ngầm bên trong của cuộc bạo loạn vẫn còn trong vòng điều tra và ai thực sự là kẻ giật dây vẫn chưa tài nào được nhà chức trách Việt Nam xác định sau mấy tuần lễ trôi qua (nhưng nếu ở Hà Nội hay Sài Gòn có biểu tình thì ngay lập tức sẽ bị trấn áp và nhà chức trách biết ngay lập tức là do “thế lực phản động” chủ mưu), người Đài Loan đã ngồi lại để phân tích lý do và xem đã học được bài học gì.
Một lý do phổ biến được đưa ra là nhóm bạo loạn tưởng lầm các nhà máy Đài Loan là của Trung Quốc.

Nhưng cũng có giả thuyết cho rằng các công nhân tại các nhà máy của Đài Loan có thể đã bực tức với cấp trên của họ, trong đó có nhiều người Trung Quốc, vì nhiều công ty Đài Loan ở Việt Nam cũng thuê người Trung Quốc trong các vai trò đốc công, giám thị, quản lý trung cấp.

Đối với nhiều nhà phân tích Đài Loan, trong đó có ông Winston Yu, Giám đốc văn phòng tư vấn KPMG, bài học được rút tỉa từ vụ Bình Dương giành cho các nhà máy bị hư hại không phải là tăng cường các biện pháp an ninh hoặc có những cách để khỏi bị người bên ngoài nhầm tưởng họ là công ty Trung Quốc. Thay vào đó, các xí nghiệp này nên tạo ra một khung cảnh làm ăn và có trách nhiệm tập thể bằng cách địa phương hóa giai cấp quản lý.

Vào khoảng từ sau năm 2000, một số công ty Đài Loan ở Trung Quốc đã di chuyển sang Việt Nam vì công nhân Trung Quốc đòi lương cao. Khi di chuyển như vậy, nhiều công ty Đài Loan mang theo một số người Trung Quốc sang Việt Nam để làm giám thị.

Nhóm giám thị này tuy rất ít so với công nhân người Việt, nhưng có rất nhiều quyền hành và ăn lương cao hơn người Việt Nam cùng chức vụ.

Theo ông James Wang, đại diện của công ty tư vấn kế toán của công ty Mỹ Ernst and Young, chi nhánh Đài Loan, lương trung bình của công nhân Việt Nam cấp thấp tại một xí nghiệp do Đài Loan làm chủ là từ 150 đến 200 đô la. Một người Việt Nam làm giám thị hoặc trưởng ban tại một xí nghiệp loại này lãnh trung bình 500 đô la một tháng. Trong khi đó, một công dân Trung Quốc cũng làm công việc này hoặc cao hơn chút xíu, lãnh từ 1.300 đến 1.500 đô la một tháng. Và nếu những chức đó do một công dân Đài Loan nắm thì người này lãnh độ 2.000.

Ông Wang nói tiếp: “Vụ bạo loạn vừa qua làm giảm sự tin tưởng của các nhà đầu tư Đài Loan, nhưng vì lý do Việt Nam có đồng lương rẻ, nằm sát với thị trường Trung Quốc và vì nhu cầu hàng tiêu dùng của người Việt ngày càng phát triển, việc rút lui của các công ty Đài Loan không phải là một chọn lựa.”

Theo ông, căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn âm ỉ và việc rút lui khỏi Việt Nam cũng không nên mang ra bàn, muốn giảm bớt tai hại, các công ty Đài Loan tại Việt Nam nên tái cấu trúc phong cách hoạt động, bắt đầu bằng cách địa phương hóa nhiều hơn.

Ông Yu của KPMG cũng đồng ý với ông Wang, cho rằng chính sách địa phương hóa chẳng những tiết kiệt được tiền bạc mà còn “tạo nên một tinh thần quản lý và dẫn đến một sức mạnh tổng hợp nơi những công nhân người Việt.”

Công ty Phong Thái, một công ty Đài Loan ở Bình Dương chuyên gia công cho các đại công ty giày da lớn thế giới như Nike, Bauer and Clarks, tin tưởng rằng sở dĩ nhà máy của họ ở Bình Dương “thoát nạn” trong vụ bạo loạn vừa qua một phần là nhờ các nỗ lực địa phương hóa nhân viên từ lâu nay. Tại đây, Phong Thái có một tổng giám đốc người Việt, nhiều giám thị người Việt, không một nhân viên nào người Trung Quốc.

Cô Amy Chen, phát ngôn viên của Phong Thái nói rằng “Địa phương hóa là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi bởi vì chúng tôi tin rằng đó là cách nâng cao tinh thần cho công nhân người địa phương, và chúng tôi thấy họ làm việc cũng được lắm.”

Nói tóm lại, các nhà phân tích Đài Loan nói rằng bài học cho các công ty Đài Loan sau vụ bạo loạn Bình Dương là “tư duy toàn cầu, hành động cục bộ.”

Theo wsj.com

© Đàn Chim Việt

6 Phản hồi cho “Bài học nào cho các công ty Đài Loan sau sự kiện Bình Dương?”

  1. Dao Cong Khai says:

    Xin hỏi quý vị, mấy công ty Tàu hay Đài Loan đó có đóng thuế cho đảng CSVN hay không, chúng cho cho người dân VN nào một lon gạo nấu cơm không hay chỉ mướn công nhân VN và dựa vào đảng CSVN để bóc lột sức lao động của công nhân VN. Họ có trả lương cho công nhân VN công ba*ng` như công nhân người Đài Loan của họ không?

    Có tụi nó quý vị có job để làm kiếm cơm, đúng thế. Cái kiếp của công nhân quý vị ở VN là kiếp của một con chó nằm ở gầm bàn chờ đảng CSVN nó liệng xuống đó những miếng xương thừa để mà gặm. Đảng VC nó kiếm rượu thịt thì quý vị cũng kiếm được mấy miếng xương liệng xuống gầm bàn.

    Không riêng gì mấy hang~ của Tàu, hay Đài Loan. Kể cả những hang~ của Mỹ, Nhật, và của VN nó cũng chỉ biết đóng thuế và chia chác cho đảng CSVN cùng những cán bộ VC ở đó để dễ làm ăn thôi. Đối với công nhân VN thì tụi nó là tư bản bóc lột, đúng nghĩa theo sách vở của đảng CS quý vị đã học tập. Đảng CS nó nói người ta là tư bản bóc lột mình, nhưng chính đảng CSVN nó cấu kết và mang tư bản ngoại quốc vào VN để bóc lột dân mình.

    Cũng han~g điện tử Intel của Mỹ, nó mướn công nhân ít nhất 12 đô la 1 giờ. Ở VN nó trả quý vị bao nhiêu? Chẳng qua nó phải nướng cho đảng CSVN mớ tiền khá lớn để nó được mở ở VN, nay nó bóc lột công nhân VN để trám vào số tiền lo lót làm ăn của nó. Nói chung tất cả tư bản ở VN là tay sai của đảng CSVN, là cánh tay dài của đảng CSVN để bóc lột nhân dân VN. Có dịp thì chúng ta đập phá rồi đốt cháy hết đi, cùng lắm mình mất cái job làm cu li thôi.

    • La verite says:

      Cá nhân mấy thằng công ty đầu tư lập xưởng ở Việt Nam, đừng nói T+, kể cả Đài Loan, Hàn Quốc,… đều là những thằng điếm, là những thằng thích lao động giá rẻ mạc của VN. Chúng bắt tay với bọn cầm quyền CSVN để khỏi phải lu bu chuyện pháp luật để chúng có thể bốc lột người lao động VN theo ý thích, muốn người công nhân tăng ca bất cứ khi nào cũng phải nghe theo, khi người công nhân làm lâu năm một chút (lương sẽ tăng theo quy định của hợp đồng) thì chúng tìm cách đuổi những người đó để nhận người mới với mức lương rẻ, để chúng có thể sinh lợi nhuận cao nhất.

      Khi người CN được xuống đường biểu tình họ sẽ bộc phát hết những bức xúc từ trước đến giờ, nên chuyện họ đốt phá, làm loạn là phải. Bản thân tôi không ủng hộ bạo lực nhưng thà thấy được sự thật để hiểu tâm tư tình cảm của người lao động nghèo của dân mình còn hơn phải chứng kiến những cuộc xuống đường với những biểu ngữ dối trá ca ngợi đảng CS của đám ngu não, teo tim.

  2. Ba Giai BÀN LOẠN CUỐI TUẦN says:

    “…Bài học nào cho các công ty Đài Loan sau sự kiện Bình Dương ? …” : Chẳng có bài học nào hết, chỉ có ngạn ngữ ” con sâu làm rầu nồi canh ” . một con sâu còn vậy huống chi đây cả tỉ con sâu nồi canh không những chỉ rầu mà còn thúi nữa ấy chứi lị . Lại nữa tầu lục địa ( quen thói lưu manh như Mao sư tổ ), tầu đảo ( ĐL ? ) đến khi ” bức xúc ” quá nên mất khôn thành tầu nào cũng đều là tầu khựa cả, giận cá chém thớt thì cũng đúng thôi . Thế nhưng phải hiểu VN giờ có 2 mảnh : mảnh Tầu khựa và mảnh … (khó nói quá ), nhưng chắc quí vị cũng đoán ra rùi . Và bài học cho các công ty Đài Loan sau sự kiện Bình Dương là ” chẩu, chẩu ! ” không nhanh chân thì chết, cho mảnh …kia thay chân ( kêu bằng hất cẳng ? ) : chẳng gì cũng cả 80 triệu nhân công ( hơn tầu khựa về mọi mặt là cái chắc ) : cứ hỏi đi rùi tự trả lời ” tại sao Nhật Đại Hàn không bị ? ( bồ nhà mà ? ) . Vậy tại sao, kẻ nào dám bảo công nhân sẽ mất việc : nói láo, không những không bị mất việc mà lại còn có “dóp thơm, tiền nhiều tiền thơm hơn tiền Nhân Dân tệ …bạc ?) hơn nữa chủ lại biết điều không bắt nạt, bóc lột nhân công như chủ tầu khựa . Đấy biểu tình tại BD ai đứng đàng sau ? Không biết hả, cứ tạm gọi là X đi .

    • hoa says:

      Đúng là bọn hải ngoại , chả bít cái mẹ gì, ngồi xa mà phán như thánh, đầu óc thì ngây ngô…

      • Bút Thép VN says:

        hoa says: “Đúng là bọn hải ngoại , chả bít cái mẹ gì, ngồi xa mà phán như thánh, đầu óc thì ngây ngô…“.

        Không ai cấm đóng góp ý kiến, cũng chẳng ai định hướng phải góp ý thế nào cho có văn hoá, nhưng bình loạn trên đây của hoa phát xuất từ một kẻ vô học, vơ đũa cả nắm, không đủ trình độ phân biệt?

      • Minh says:

        Đã gọi là rác bẩn rùi thì rac vẫn hoàn rác. Hơi đâu bơi ra xem chúng thuộc loại rác gì bạn ui.
        Nghe mùi là biết rùi

Leave a Reply to La verite