WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Năm sự kiện chưa được biết về Khe Sanh

KheSanhfinal

Trận Khe Sanh là một điển hình của cuộc đối đầu, là một phép thử của khát vọng trong chiến tranh Việt Nam, nơi có 6.000 thủy quân lục chiến Mỹ chống cự lại 20.000 quân đội Cộng sản Bắc Việt, kéo dài 77 ngày đêm vào những tháng đầu năm 1968.

Bóng ma của Điện Biên Phủ 1954 vẫn còn lởn vởn. Lực lượng cộng sản Việt Nam đã bao vây và cuối cùng là tiêu diệt gọn một căn cứ quân sự mạnh của Pháp. Nhưng không giống người Pháp ở Điện Biên Phủ, người Mỹ đã duy trì một đường tiếp vận hàng không đến với Khe Sanh, đã chống trả ngoan cường trước những trận pháo kích và những đợt tấn công trực diện. Cuối cùng, quân đội Mỹ đã phá vỡ được vòng vây vào tháng Tư. Nhưng chỉ khoảng ba tháng sau đó thì Mỹ đã tự hủy bỏ toàn bộ căn cứ quân sự kiên cố này.

1- Trận Khe Sanh không làm thay đổi cục diện của cuộc chiến, nhưng nó thúc đẩy những kỹ thuật phát triển quân sự rất đáng ghi nhận. Lần đâu tiên những cảm ứng điện tử được sử dụng để thả xuống những khu rừng rậm xung quanh Khe Sanh. Nó cung cấp những thông tin quân sự quan trọng cho việc phòng vệ. Lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã đối diện với xe tăng của Bắc Việt. Nhưng hình ảnh đáng ghi nhớ hơn cả là Chiến dịch Niagara với pháo đài bay B-52 cùng với máy bay tiêm kích đã rót xuống đây 100.000 tấn bom. Pháo binh bắn ra 158.000 quả đại bác. Một hợp đồng tác chiến vĩ đại nhất trong chiến tranh Việt Nam giữa hai lực lượng pháo binh và không quân để tiêu diệt gần như toàn bộ lực lượng Bắc Việt đang bao vây, muốn lật úp Khe Sanh.

2- Tổng thống Lyndon Johnson và Tướng William Westmoreland đã đưa ra kế hoạch sử dụng vũ khí nguyên tử cấp chiến thuật và vũ khí hoá học để bảo vệ căn cứ Khe Sanh. Trong một loạt những cuộc điện đàm, Tướng Westmoreland thông báo cho Tổng thống Johnson rằng vũ khí nguyên tử và hóa học là chưa cần thiết để dùng cho Khe Sanh, nhưng sẽ là một lựa chọn cuối cùng để chặn đứng lực lượng Bắc Việt đang vượt qua khu phi quân sự tiến về Khe Sanh.

3- Phe chủ chiến thường buộc tội Lyndon Johnson đã không làm tất cả những gì mà ông có khả năng để giành chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam. Nhưng nội các của tổng thống thì phủ nhận. Những cố vấn quân sự muốn cố thủ Khe Sanh, trong đó có tướng liên quân đã hồi hưu Maxwell Taylor. Bằng thư và đàm thoại, ông vận động ráo riết tổng thống cố thủ Khe Sanh. Tổng thống Johnson đã xem xét cẩn thận những lời khuyên của Taylor, nhưng cuối cùng thì ông trở lại với kế hoạch của Westmoreland là chỉ giáng một đòn quyết định vào lực lượng Bắc Việt tại Khe Sanh.

140605_280x424Last+Stand+at+Khe+Sahn4- Hậu cần của Mỹ vượt xa khả năng hậu cần của cộng sản trong cả cuộc chiến, nhưng những điều này lại không đúng trong những tuần lễ đầu tại Khe Sanh. Ở những ngọn đồi cứ điểm xung quanh Khe Sanh, nạn thiếu thực phẩm và nước uống đã trở nên nghiêm trọng. Cơn đói khát giày vò, cảnh rách rưới của những người lính Mỹ bảo vệ Đồi 881 và 861 gợi ra một hình ảnh của những người bị bỏ rơi trên hoang đảo. Một chiến dịch táo bạo được biết đến với tên “Super Gaggle” đã chấm dứt cuộc khủng hoảng trên bằng cuộc trải thảm bom, bom napal, khói cay mắt, sương mù vào những vị trí của lực lượng Bắc Việt, để trực thăng đáp xuống tiếp trợ thực phẩm cho những ngọn đồi cứ điểm tiền tiêu.

5- Khe Sanh là một chiến thắng quân sự của Hoa Kỳ, những người lính dũng cảm, thành công bảo vệ cứ điểm trong suốt 77 ngày đêm vây hãm. Nhưng rồi những nhận thức này bị lu mờ vào tháng 7 – 1968 bởi quyết định hủy bỏ căn cứ này. Khe Sanh trở nên thứ acid bào mòn những tâm tưởng của bao nhiêu người Mỹ về một biểu tượng của lòng hy sinh không có mục đích, chiến thuật lộn xộn. Những điều này đã dẫn đến số phận cuối cùng của những cố gắng của người Mỹ ở Việt Nam. Phán quyết của lịch sử về Khe Sanh cho là Mỹ đã thua, và buộc tội Tướng Westmoreland hơn là công nhận một sự thực về bản hùng ca đã bảo vệ được cả quốc gia đứng vững trong thời gian tổng công kích từ tháng Giêng đến tháng Tư năm 1968.

(Dịch từ: “5 Things you dit not know about Khe Sanh” của Thomas E. Ricks, FP, May 5, 2014; điểm cuốn “Last Stand at Khe Sanh” của Gregg Jones)

© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

130 Phản hồi cho “Năm sự kiện chưa được biết về Khe Sanh”

  1. Thắc-Mắc says:

    Chào bạn H
    Cac người khác reply cho bạn và thương-hại bạn, dạy-dỗ bạn vì cho rằng bạn quá ngu-dốt. Riêng tôi thì không tin bạn quá ngu-dôt. Hơn thế, bạn còn hiểu Đảng CSVN của bạn nói láo, chuyên lừa-dối, hay nói trắng thành đen. Đó là bản-chất của CS nói chung..Bạn biết hết, nhưng bạn vẫn cứ viết hùa theo chúng, vì bạn đang là CAM. Ăn cơm chúa múa tối ngày. Tuy nhiên bạn hãy cảnh-tỉnh, chuẩn-bị rút lui, trả thẻ Đảng là vừa. Đừng để quá muộn mà ăn-năn không kịp.

  2. Huỳnh says:

    Cụm cứ điểm Khe Sanh là một vị trí chiến lược rất quan trọng, ai chiếm giữ được cụm cứ điểm Khe sanh thì sẽ làm chủ con đường vận tải chiến lược – đường Hồ Chí Minh, hay còn có tên gọi là đường 559 – của Bắc Việt ở cả 2 nhánh gồm Đông Trường Sơn trên phần đất Việt Nam và Tây trường Sơn trên phần đất Lào.

    Nếu Mỹ giữ được căn cứ Khe Sanh thì sẽ là nơi xuất phát các cuộc hành quân đánh phá cả 2 nhánh của đường Hồ Chí Minh để cắt đứt, hoặc chí ít là hạn chế sự chi viện của Bắc Việt cho VC ở chiến trường miền Nam. Từ đó VC và quân đội Bắc Việt ở chiến trường miền Nam sẽ gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn nên không thể dành thế chủ động trên chiến trường, và cuối cùng VC và Bắc Việt sẽ bại trận.

    Ngược lại, nếu Bắc Việt làm chủ Khe Sanh thì tuyến vận tải chiến lược – đường Hồ Chí Minh/đường 559 – sẽ thông suốt, Bắc Việt có điều kiện chi viện ồ ạt cho VC và quân đội của họ ở chiến trường miền Nam. Từ đó, quân đội Bắc Việt và VC có đủ điều kiện để mở những chiến dịch quân sự lớn cấp sư đoàn, quân đoàn, dẫn đến làm thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho phía Bắc Việt và VC.

    Chính vì vậy nên cả Mỹ và Bắc Việt đều quyết chiếm giữ cho bằng được cụm cứ điểm Khe Sanh.

    Sau 77 ngày đêm chiến đấu ác liệt dưới làn mưa pháo và chiến thuật “BIỂN NGƯỜI”, Mỹ đã giữ được cụm cứ điểm Khe Sanh. Nhưng, trước sức ép ngày càng tăng của 2 sư đoàn Bắc Việt và 3 trung đoàn bộ đội địa phương của quân khu Trị Thiên và của tỉnh Quảng Trị, Mỹ biết rằng không thể giữ được cum cứ điểm Khe Sanh, cuối cùng Mỹ phải hủy bỏ toàn bộ cụm căn cứ và rút quân, giao lại khu vực Khe Sanh và toàn bộ huyện Hướng Hóa, huyện Dakrong cho Bắc Việt và VC làm chủ.

    Trong chiến tranh, bên nào đạt được mục tiêu của một trân đánh, một chiến dịch quân sự và cả cuộc chiến tranh thì bên đó chiến thắng.

    Mục tiêu của Mỹ là bằng mọi giá phải chiếm giữ cho bằng được cụm cứ điểm Khe Sanh, nhưng cuối cùng Mỹ phải rút bỏ. Như vậy, Mỹ đã không đạt được mục tiêu đề ra. Xét về mục tiêu chiến dịch và ý nghĩa chiến lược, tại Khe Sanh Mỹ hoàn toàn thất bại.

    Tương tự như vậy, mùa xuân năm 1971, dưới sự yểm trợ rất hùng hậu của phi pháo Mỹ, kể cả máy bay ném bom chiến lược B52, và rất nhiều cố vấn Mỹ, QLVNCH mở cuộc hành quân Lam Sơn 719. Mục tiêu của cuộc hành quân Lam Sơn 719 là phá hủy và cắt đứt tuyến vận tải chiến lược – đường Hồ Chí Minh/đường 559 – của Bắc Việt. Nhưng cuối cùng, QLVNCH không thực hiện được mục tiêu đề ra, tuyến vận tải chiến lược – đường Hồ Chí Minh/đường 559 – của Bắc Việt vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cho đến ngày VNCH đầu hàng không điều kiện nhân dân Việt Nam vào trưa 30/4/1975. Như vậy, cuộc hành quân Lam Sơn 719 không đạt được mục tiêu chiến dịch và ý nghĩa chiến lược. Cuộc hành quân Lam Sơn 719 của QLVNCH hoàn toàn thất bại.

    • Barbecue Việt cộng says:

      ***Bỏ Khe Sanh là chuyện nhỏ, barbeque 15000 tên cán binh Việt cộng xâm lược là chuyện lớn :

      ” quân CS Bắc Việt đã bị nghiền nát hoàn toàn bởi hỏa lực khủng khiếp của quân đội Hoa kỳ. Hơn 15.000 tên địch bị tàn sát được ghi nhận…” ( “The battles of the US Marines “- tác giả Đại tá Joseph H. Alexander – sử gia ).

      ***Bỏ Khe Sanh là chuyện nhỏ, đánh tan tành đại quân Việt cộng hèn nhát đánh lén dịp Tết Mậu Thân là chuyện lớn :

      Đại Tướng cộng sản Phạm Văn Trà : “Tiểu đoàn chúng tôi ngày xuất quân với 7 đại đội đủ quân, xấp xỉ một ngàn tay súng, sau khi kết thúc đợt 1, chỉ còn trên một trăm cán bộ, chiến sĩ. Có tiểu đoàn khi đánh vào Cần Thơ bộ đội ngồi chật cả trăm xuồng, khi ra chỉ còn vài chục chiếc, mỗi chiếc chở vài anh em” (“ Bên Thắng Cuộc “- Huy Đức).

      Ông Võ Văn Kiệt có mặt gần đình Bình Đông, quận Tám nói: “những người trực tiếp ở chiến trường như ông phải chứng kiến sự hy sinh quá lớn, lúc đó tôi đau đến mức nhiều lần bật khóc. Hơn 11 vạn quân (110,000) giải phóng đã hy sinh trên toàn chiến trường, còn thương vong của dân chúng thì không thể nào tính được” (Bên Thắng Cuộc- Huy Đức).

      ***Bỏ Khe Sanh là chuyện nhỏ, đánh tan tành đại quân Việt cộng trong trận đại tấn công Mùa Hè năm 1972 là chuyện lớn :

      UPI ( United Press International) là một trong ba hãng thông tấn quốc tế lớn nhất hoàn cầu. Theo UPI, trong cuộc Tổng Công Kích mùa hè năm 1972, Cộng sản bị thiệt hại 140000 tên – “The greatest and yet hardest to imagine image is the dead in 1972. American deaths were only about 300. South Vietnamese troops suffered by their own official count more than 25,000 deaths. Communists killed total 140,000. Civilian dead is, of course, unknown “.

      Trong tài liệu tổng kết chiến dịch mùa hè 1972 của bộ tổng tham mưu QĐNDVN mang bí số KHTM/1972- BQP cho biết: “Chúng ta đã thiệt hại nặng nề nhất kể từ sau tổng tiến công Mậu thân năm 1968 mà cần phải một thời gian chừng 4 năm nữa mới có thể khôi phục lại…”.

      Trong cuốn sách “Liên Xô-Trung Quốc và Việt Nam, vấn đề chưa được biết” của tác giả người Nga, Ruslan Kobachenko, nhà giáo kiêm nhà nghiên cứu lịch sử Châu Á từng giảng dạy tại đại học Minsk-Nga, ông cũng là đảng viên đảng cộng sản Liên Xô được nhà xuất bản Lịch sử của Liên Bang Nga xuất bản năm 1995 viết: “Về cơ bản chiến dịch tổng tấn công mùa hè năm 1972 của quân đội ông Giáp thất bại hoàn toàn mà không đem lại lợi ích nào cụ thể. Cái được lớn nhất chỉ là kinh nghiệm cho cuộc chiến sau này “.

    • Lamson72 says:

      Huỳnh cưng thương ,

      Những gì cưng nói trật lất . Khe Sanh thời điểm 1968 không là cái gì cả . Chẳng phải là con đường tiếp liệu (vận tãi) chiến lược gì sất cả .

      Phần lớn quân nhu, quân dụng , đạn dược, vủ khí vào bằng con đường mòn hồ chí râu . Cho tới khi Vua Sihanouk thân cộng ngu muội bị lật đổ (1970) thì con đường Trường Sơn mới là con đường tiếp vận tiếp liệu chiến lược .

      Đại tướng VC Giáp ta đem 3 sư đoàn bao vây để dứt cứ điểm Khe Sanh được một Lữ Đoàn TQLC Mỹ và Tiểu Đoàn 37 BĐQ VNCH trấn giữ . Để làm gì ? Để chơi bạo lấy tiếng ngu . Đại tướng VC Võ banh giáp chưa biết được sức mạnh của Không Lực Hoa Kỳ nên sau mấy tháng chơi bạo bèn ôm đầu máu chém vè qua Lào tuột cả quần, mất cả dép râu . Chết như rạ. . Đại tướng thí quân quá cở .

      Có hai ông Đại tá VC cùng họ Phạm . Ông Phạm Quế Dương thì ca tụng anh hùng dỏm Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo . Chết vì ngu . Còn ông Phạm Đình Trọng thì ca thượng sĩ phùng quang thanh anh hùng trong chiến dịch Lamson719 . Mấy cha Đại Tá VC bị nhồi sọ nên chả biết mẹ gì .Người lính quân đội nhăn răng anh hùng sống hùng sống mạnh nhưng không thể sống sót dưới cánh B52 hay Con Ma (Phantom) , Thần Sấm . (thunderbolt) Chỉ có những anh sống chui sống nhủi thì sẽ sống lai rai để hơn 40 năm sau làm đại tướng bộ trưởng bộ cuốc phòng chết nhát như thượng sĩ mặt heo nọc phùng quang thanh .

      Tại sao có chiến dịch Lamson719 ? Do Ngủ Giác Đài Mẽo thiết kế để phá hai căn cứ hậu cần 604 và 611 của VC và sau đó bình định chà xát vài tháng trườc khi rút quân về nước . Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm Tư Lệnh Quân Đoàn I VNCH đề nghị thay vì đánh qua Lào thì QLVNCH sẽ Bắc Tiến đánh ngay vào bộ chỉ huy sở đoàn 559 tại Quảng Bình . Địa thế dễ dàng và đánh ngay đầu rắn . Nhưng không được chấp thuận . Quân đội Mỹ không tham chiến vì Quốc hội Mỹ cấm . Kế hoạch bị lộ qua Phủ đầu rồng . Tài liệu bắt được tại Tchepone cho biết . Phòng không dầy đặt . Sau khi biết chắc chắn là QLVNCH đánh qua Hạ Lào cho nên gần 20 ngàn quân tại bộ chỉ huy sở đoàn 559 đã bôn tập qua Lào tiếp chiến .Tình báo Mỹ dở hay biết mà làm thinh . Mấy trăm chiếc trực thăng rụng như lá mùa thu . Nhưng hằng chục ngàn cán binh sinh Bắc tử Lào phơi thây dưới cánh B52 . Và nhờ B52 mà Sư đoàn 1 BB đã được trực thăng vận đến Tchepone để đái một bải rồi rút quân về . Thượng sĩ phùng quang thanh bị ướt đầu trong trận chiến bằng nước đái đó .

      Không đi hết kế hoạch , bị nhiều thiệt hại vì tình báo dỏm đưa ước tính không chính xác . 16 ngàn quân VNCH tấn công 40 ngàn bộ đội Bắc Việt trật sách vở . Đơn vị tấn công phải có quân số gấp 3 lần quân phòng thủ . Nhưng quân Bắc Việt hết hơi không còn khả năng truy kích khi đoàn quân VNCH rút về Khe Sanh Lao Bảo .

      Sau trận Lamson719 chúng ta thấy gì ? Quân Bắc Việt không đủ khả năng để mở bất kỳ một mặt trận nào sau đó . Mặt trận Trị-hiên hoàn toàn yên tỉnh . Nếu Quân Bắc Việt thắng Lamson719 , sẽ xông lên chiếm Quảng Trị rồi thừa thắng chiếm luôn Huế . Thật sự quân Bắc Việt đã bị thiệt hại trầm trọng chết quá nhiều , quân dụng , hậu cần bị phá hũy cho nên mãi một năm sau mới mở được ba mặt trận An Lộc , Kontum và Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972 . Đặc biệt là trận Quảng Trị không điều quân từ Hạ Lào mà vượt vĩ tuyến 17 để chiếm Quảng Trị . Một lần nữa 18 sư đoàn Bắc Việt bị thảm bại hoàn toàn .

      Nếu không vì một trật tự thế giới được Mỹ sắp đặt sau cú bắt tay cùng Tàu cộng thì còn khuya Bắc Việt mới đặt dép râu vào Sai Gòn hoa lệ

      Huỳnh cưng thương . Trước khi viết gì , nói gì phải tham khảo , phải suy nghĩ . Chứ thời nay mà cứ bị nhồi sọ hoài cứ chui rút dưới đáy gếng hoài thì làm sao khá được

      Khà khà khà !!!

      • Hùng says:

        Thế chiến 2 Liên Xô chết 27 triệu người, cộng với khoảng 10 triệu người của các nước Đồng Minh, tổng số khoảng 37 triệu người, nhiều hơn nhiều lần số người chết của Phát xít Đức, nhưng Liên Xô cùng với các nước Đồng minh đã tiêu diệt Phát xít Đức. Vậy Liên Xô và Đồng minh chết nhiều hơn Phát xít Đức thì Liên Xô và Đồng minh thua trận hay sao?

        Cuộc đổ bộ của quân Đồng minh ở Normandie, nước Pháp (D-Day) để mở mặt trận phía Tây – mặt trận thứ 2, số quân Đồng minh chết hơn 14 ngàn người (riêng quân Mỹ là 9.387 người). Tổng số quân Đồng Minh chết gấp gần 2 lần số quân Phát xít Đức chết (quân Phát xít Đức chết hơn 8 ngàn người). Nhưng cuối cùng quân Đồng Minh đã đánh bật quân Đức Quốc Xã ra khỏi các căn cứ quân sự tại Normandie và trên đà thắng lợi đã tiến hành cuộc giải phóng Paris, giải phóng hoàn toàn nước Pháp. Trong chiến dịch đó, quân Đồng Minh chết nhiều hơn quân Phát xít Đức; hơn 14 ngàn/hơn 8 ngàn. Vậy quân Đồng Minh bại trận hay sao?

        Xét về chiến thắng hay bại trận trong chiến tranh là xét về mục tiêu đề ra có đạt được hay không. Bên nào đạt được mục tiêu đề ra thì bên đó chiến thắng, bên nào không thực hiện được mục tiêu đề ra thì bên đó thất bại, chứ không phải xét về số lính chết nhiều hay chết ít.

        Chết ít lính, thậm chí không chết người lính nào nhưng phải tháo chạy khỏi căn cứ, tháo chạy khỏi chiến trường, thậm chí đầu hàng không điều kiện đối phương thì bên đó là kẻ bại trận.

        Bên nào đạt được mục tiêu đề ra là chiếm giữ được căn cứ, làm chủ chiến trường, cao hơn nữa là buộc đối phương đầu hàng không điều kiện thì dù chết nhiều lính, thậm chí chết rất nhiều lính nhưng vẫn là bên chiến thắng.

      • Hùng says:

        Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe. Ngu mà bày đặt dạy đời người trong cuộc. Chú mày (Lamson72) là người chết mà cứ cãi lại người sống đang khiêng chú mày đi chôn.

        Tuyến đường vận tải trên biển của Bắc Việt để đưa hàng vào cảng Xi-ha-núc-vin trên đất Căm Pu Chia rồi chuyên chở theo đường bộ về Nam Bộ và Tây Nguyên nằm trong tuyến vận tải trên biển được gọi là “Đường Hồ Chí Minh trên biển”. Tuyến đường vận tải trên biển này hình thành từ năm 1961, nhưng hoạt động mạnh nhất là từ năm 1964, nó chỉ góp một phần nhỏ vào sự chi viện của Bắc Việt cho chiến trường miền Nam (Tìm đọc: http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh_tr%C3%AAn_bi%E1%BB%83n).

        Tuyến vận tải chiến lược quan trong bậc nhất được gọi là Đường mòn Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Đường Trường Sơn, hoặc Đường dây 559, được hình thành từ tháng 5 năm 1959. Đây mới là tuyến vận tải chiến lược chính để chi viện cho chiến trường miền Nam (Tìm đọc: http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_S%C6%A1n).

    • DâM TiêN says:

      Chúng ta bàn bạc theo lối …TA.

      Mỹ nó vô VN theo lối…MỸ chống đánh Tàu, Nga.

      Nên, mềnh bàn về ” quan niệm hành quân “của Mỹ”
      để mà chơi chơi thôi….

      Ngay cái việc Mỹ đành hy sinh VNCH, để xứ dung
      con chó dẫn đường Cộng Phỉ, mà nhiều người nơi
      chúng ta vẫn còn chưa hay!

    • Barbecue Việt cộng says:

      Thời Thế Chiến II, dân số Hoa Kỳ 133 triệu, Nga sô 109 triệu . Họ có mặt trong trận chiến và chịu sự hy sinh lớn lao là để trận đứng cuồng vọng thống trị thế giới của Đức Quốc Xã Hitler .

      Trong Cuộc Chiến Việt Nam, dân số Miền Bắc trên dưới chỉ có 20 triệu, bị tổn thất đến 4 triệu , tất cả chỉ là vì bè lũ Việt cộng cam tâm đưa dân tộc làm tay sai cho bè lũ đế quốc Trung – Xô mơ mộng nhuộm Đỏ hoàn cầu .

      Lê Duẩn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc “.

      Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của Việt cộng năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường – gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam.

  3. le van luc says:

    Ong Cuong Bac si Tuong Sau nay Ve lam Tai Benh vien 2 da Chien o kon tum Don vi cuoi cung voi toi ./

    • Lại Mạnh Cường says:

      Dear le van luc,

      Bác vào web Sinh viên quân y để thấy hình ông Trần Đức Tường rất bảnh trai thời chàng ta còn son trẻ, cũng như bài thơ TIỄN ANH, do ông sáng tác lúc về làm y sĩ trưởng Tiểu đoàn 3 Dù và sau này (2010) được bs Phạm Gia Cổn phổ nhạc

      http://www.svqy.org/tienanh.html

      [trích]
      Một cuối tuần đầu thu, có một cuộc hội ngộ nhỏ QYND diễn ra ở quán cà phê Mưa Rừng trong buổi sáng mát lạnh tại Little Saigon. Với sự hiện diện của niên trưởng Trần Tấn Phát, quý đại ca Phạm Gia Cổn, Mai Minh Chí, Nguyễn Mậu Trinh đi cùng anh vợ là Bửu Khải, tức họa sĩ Nguyên Khai và người bạn Nguyễn Đình Cường.

      Ngồi bên nhau, BS. Cổn tình cờ đọc cho tôi nghe vài câu thơ của BS. Trần Đức Tường. Tò mò kích thích, về nhà lục soạn kho bài cũ trong tháng 8, 2010 của web svqy.org, tôi tìm thấy bài thơ “Tiễn Anh” do y sĩ Thiếu Tá Trần Đức Tường, Tiểu Đoàn Trưởng TĐQY của Sư Đoàn Nhảy Dù VNCH, là “Đích Thân” của tôi trong thời gian tôi phục vụ TĐQYND, sáng tác khi lần đầu tiên tham dự cuộc hành quân với đơn vị tác chiến trong chức vụ y sĩ trưởng TĐ3ND. Bài thơ đã được phổ nhạc bởi Y Sĩ Đại Úy Phạm Gia Cổn, nguyên y sĩ trưởng TĐ1ND, là đơn vị tác chiến lẫy lừng mà tôi đến nhậm chức hai năm sau.

      Đây không phải là một bài thơ hay khúc nhạc diễn tả sự từ giả “Lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế” hay nói lên sự sầu vương của chia lìa trong tình yêu “Giờ vĩnh biệt tôi ngại ngùng không nói. Không dám nhìn đôi mắt nhỏ ngây thơ”. Đây cũng không phải là bài thơ soạn theo lời kể chuyện hay thuộc loại phóng sự chiến trường. Đây chính là một bài thơ “sống” với “cảm xúc thật”. Bởi chính tác giả đã làm nhân chứng trước một cái chết hào hùng ngay tại mặt trận khi tiếng súng đang còn rền vang. Với tất cả sự cẩn thận tinh tế của một bác sĩ, lòng kính trọng đối với người quá cố và lời nguyện cầu kín đáo, người y sĩ tiền tuyến dang rộng tay tiếp nhận xác của đồng đội đã tử thương trước khi đến lều cấp cứu, ôm choàng thi thể, dù chỉ để vuốt mắt, thấm đi giòng máu tươi đang còn rỉ, chùi rửa băng bó vết thương.

      Trong khi bên ngoài chiến sự vẫn còn tiếp diễn, dưới ánh sáng nhảy múa của hỏa châu và trận pháo, tác giả nằm sát trong hố cá nhân ghi vội những cảm nghĩ đầy xúc động của mình, thể hiện tình cảm thiêng liêng giữa những người từng sát cánh chiến đấu bên nhau trong tinh thần frères d’armes.

      Tôi đọc bài thơ “Tiễn Anh” bằng mắt, rồi bằng tiếng. Lúc đầu chỉ ư ê, rồi lớn dần. Tôi lập lại nhiều lần, và nhiều lần hơn nữa. Tôi dừng lại ở từng chữ một của mỗi giòng để cố hình dung khung cảnh trận chiến ngày hôm ấy, ráng soi thấu tâm trạng của anh Tường trong lần baptême de feu này. Sự xúc động mãnh liệt thế nào để Anh sáng tác bài thơ ấy.
      [hết trích]

      Bác le van luc ơi,

      Thoáng chốc mà đã nửa thế kỷ, thời gian trôi qua nhanh quá khiến mình thấy buồn ! Nợ nước thù nhà trả chưa song mà đầu tóc bạc trắng :-( ! (Quốc thù vị báo đầu tiên bạch !)

      Anh Tường hiện cũng già yếu vì bệnh tật, nhưng hào khí vẫn ngất trời xanh. Đến thăm và nghe anh ấy kể triyện thời oanh liệt thấy hấp dẫn quá. Chính vì thế tôi đã không còn ngac nhiên tại sao anh ấy lại theo “Khiến chán” ngay từ đầu và giờ này vẫn thế ! Con người đó không thể ngồi yên, nhất là sau khi vượt biển thành công đến Pháp.
      Bà vợ anh ấy thật tuyệt vời, support chồng tối đa từ xưa đến nay. Đúng là sau lưng một người đàn ông lớn còn có một người đàn bà … “lớn” hơn (tuy rằng chị ấy hình hài bé xíu, nhưng sanh cho anh ấy những đứa con có hiếu và giỏi giang.)
      Đang định sang Paris thăm gia đình trong ít ngày nữa, nhân tiện tôi ghé anh ấy hàn huyên thêm chuyện đời và chuyện nước non mình :-) !
      Hai “ông lớn” nhày dù mà tôi ngưỡng mộ là cựu chỉ huy trưởng trường quân y Hoàng Cơ Lân và anh Tường. Cả hai ông cùng ở Paris và tôi thân với ông Lân hơn.
      Cố học hỏi nơi họ và cố moi ruột gan họ về quá khứ hào hùng ngày xưa, để rút kinh nghiệm cho nay :-) ! Trong tình huynh đệ chi binh và đồng chí hướng hôm nay, hai ông sẵn lòng với hạng đàn em tép riu như tôi. Chết cũng không quên ơn các đàn anh đáng kính ấy.

      Lại Mạnh Cường

      • Nguyễn Thế Viên says:

        Thưa anh Lã Mạnh Cường,
        Cám ơn anh kể câu chuyện thật cảm động về câu chuyện cuả BS Trần Đức Tường!
        Tâm trạng, hoàn cảnh cuả BS Tường là tiêu biểu cho các thế hệ thanh niên VN thời chúng ta (xin mạn phép được “vơ vào” cùng quý anh chị). Như nhiều người, tôi cảm thấy bế tắc, nhưng không đủ can đảm và kién thức để có hành động mà chỉ cố gang không “làm lợi cho CS” như bọn SV phản chiến mà thôi. Tôi không có dung lược cuả Hà Thúc Nhơn, hay các chiến sĩ can trường, nhưng cũng chẳng có được sự bình hản chấp nhận yên phận mà chia chác, hưởng lợi.
        Bây giờ cũng thế, dẫu biết chẳng làm được gì nhưng sao tôi cứ bức rức không nguôi!
        Nguyễn Thế Viên

      • DâM TiêN says:

        Ông Lân ông Tường hai ông đều theo “đảng “cả.

        Nên chú em Cườm vuốt ve quá xóa ..nhột!

        Chệch đường 90 degrees rồi, quý vị ! Không ai
        xử dung cái…đoảng làm gì, rách việc! ( Ế Tường,
        cùng Thành Ông Năm mí tớ,,nhớ thổi sáothêm bài
        nữa cho tớ nghe nhá, Tớ nấu cà phê cháy đây)..

      • Lại Mạnh Cường says:

        Bác Nguyễn Thế Viên,

        Chúng ta còn NỢ rất nhiều: đồng bào, quê hương, bạn bè, đồng đội sau khi mình đi thoát khỏi ngục tù CS.

        LỜI NGƯỜI Ở LẠI của Trần Trung Đạo, qua tài diễn ngâm của nha sĩ Tôn Nữ Lệ Ba ở Canada, đã làm xúc động bao người, trong đó có tôi :-( !
        Phía CS cũng có nhà thơ Nguyễn Duy viết một số bài thơ rất hay, như NHÌN TỪ XA TỔ QUỐC, ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC, KIM MỘC THỦY HỎA THỔ … cho thấy thân phận người dân người lính hai miền Nam Bắc khốn nạn nhường nào.
        Bởi thế tôi chủ trương GIẢI THỂ CS BẰNG MỌI GIÁ ĐỂ THIẾT LẬP DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN.

        LMC

        http://www.youtube.com/watch?v=xotq7BNm0I4

        LỜI NGƯỜI Ở LẠI

        Gởi lại Dakto một bàn chân trái
        Ghé lại Pleiku cưa bàn chân phải
        Về đến Sài Gòn còn một cánh tay
        Lết giữa quê hương thân phận ăn mày
        Bài hát mẹ ru vào đời khói lửa
        Tôi hát một mình, còn ai nghe nữa
        Điệu nhạc đau buồn trong tối ba mươi
        Cho tôi tình thương, cho tôi tình người
        Chào bà Việt Kiều về từ nước Mỹ
        Ngoảnh mặt mà đi, đừng nhìn tôi kỹ
        Tủi nhục, đau buồn bám lấy thân tôi
        Từ độ người xa hai mươi năm rồi
        Chào anh Việt Kiều về từ nước Úc
        Sao anh đứng đây nhìn tôi mà khóc
        Anh nhớ bạn bè hay nhớ chính anh
        Đồng đội, quê hương, anh bỏ sao đành
        Chào em Việt Kiều về từ nước Đức
        Em sinh ra đời, nỗi buồn vong quốc
        Tuổi trẻ lạc loài những bước chân hoang
        Còn đó em ơi, đất mẹ điêu tàn
        Gởi lại Dakto một bàn chân trái
        Ghé lại Pleiku cưa bàn chân phải
        Về đến Sài Gòn còn một cánh tay
        Chết giữa quê hương, thân phận lưu đày.

        Trần Trung Đạo

      • Lại Mạnh Cường says:

        Tặng thêm
        bài thơ TỔNG BIỆT HÀNH của Thâm Tâm,
        qua diễn ngâm của Tôn Nữ Lệ Ba nhé bạn hiền :-) !

        http://www.youtube.com/watch?v=D6zADgGVBSU

        Bài thơ “đẹp” và gịong ngâm “đẹp”, khiến hào khí nổi lên :-) !

        LMC

      • Vân Nam says:

        Dâm em, đừng để Kưởng đứt gân máu thì độc giả …mất vui! Lóng rày kiếm được chú hề đồng như lảo ngoan bộ dễ lắm hả?

        Thực tình mà nói, anh Trung uý y sĩ chuyên trị bệnh lậu cho lính (cuả tớ) phát khùng vì bị châm choc, thấy chả khác gì con Cưỡng được uống bia. Gớm, “nhà có khách, nhà có khách”, như súng…liên thanh! hehehe!

      • Lại Mạnh Cường says:

        Tặng thêm

        HỔ NHỚ RỪNG của Thế Lữ

        qua diễn ngâm của Trần Văn Khê

        http://www.youtube.com/watch?v=KGY0vsiSckM

  4. Nguyễn Thế Viên says:

    VNCH không thua tại chiến trường mà trên chính trường. Các trận đánh (Khe Sanh, Hạ lào, Quảng Trị, Bình Long….) không quyết định, nhưng chính trường tại Washington, Bắc kinh, Moscow, Paris… đã quyết định chung cuộc cuộc chiến.
    Nguyễn Thế Viên

    • DâM TiêN says:

      Xin NTV zui lòng để Bé Cườm lăng xăng hỏi tí,

      cho ra cái đều ..quan trọng ! học lỏm, tí.

      Ớ ớ, ló có mấy khẩu cà nộng…ớ ơ nó có nón cối
      không… ớ ớ…có …bóng đàn bà không…

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Dear Nguyễn Thế Viên,

      Đừng nên quá tự hào mà ru ngủ chính mình bác ơi.
      Thua thì công nhận thua và ta cứ “tắt đèn làm lại” chứ sao.
      Ta thua một trận chiến (a battle), chưa thua một cuộc chiến (a war) !

      CS dùng đòn chiến tranh nhân dân, tức hy sinh tối đa nhân vật lực để thắng.
      Chúng thực hiện được là do, buông màn sắt màn tre để mị dân khích động dân
      Ta bíêt rõ và thời đại hôm nay không cho phép chúng cô lập dân và mị dân như xưa
      Chúng ta có trong tay kinh nghiệm cũ và sở hữu những kiến thức đánh giặc hiện đại.
      Chưa kể bọn CS đang tự đào hố chôn chính chúng, bởi chúng đang gây hấn với dân !

      Tóm lại, ta sẽ THẮNG và ĐẠI THẮNG, bởi trong ngoài hợp đồng giáp công đánh V+ & T+ !

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y trị :-) !

      TB
      Như bác thấy đó, chúng ta can đảm nhìn lại quá khứ, soi rọi từng ly từng tí những thất bai cũ để rút ra những kinh nghiệm thực tế dù có đau lòng bao nhiêu đi nữa.
      Những tàn tích cũ cần dẹp bỏ, ta tấn công địch bằng sức mạnh mới của lực lượng dân chủ tự do thật sự, và bằng chính sức mình, chứ không phải đi vay mượn “oai cọp để rung cây nhát khỉ” như cũ.
      Cuộc chiến tranh này có thể kéo dài nhiều năm, nhưng chiến thắng sẽ tới và VN có tự do dân chủ thật sự, chứ không phải lại dựng nên các chế độ độc tài giả danh dân chủ cũ.

      • Nguyễn Thế Viên says:

        Thưa Lão Ngoan Đồng,
        Tôi không tự hào, mà ngược lại: tự ti! Tuy chưa già, nhưng tôi không tin mình còn sống đến ngày “đại thắng” cuả dân tộc.
        “Không ai tắm hai lần trên một dònh sông”. Tôi nghĩ rằng không thể tạo dựng được nguyên vẹn quá khứ (kể cả VNCH). Đồng ý “soi rọi là quá khứ” để “rút ra kinh nghiệm” . Soi rọi quá khứ cũng nhằm mục đích tích cực hơn: “ôm cố tri tân” để tránh lập lại lỗi lầm cũ (td. dung dưỡng và để bị đồng hoá với tay sai bán nước).
        Tôi phân biệt thể chế (VNCH -dù không vẹn toàn nhưng chap nhận được trong hoàn cảnh đất nước) với các cá nhân xấu làm hại thể chế và đất nước.
        Nói cho cùng, thời gian trôi đi. Năm mười năm sau thế hệ nười Việt thứ nhất ở hải ngoại sẽ qua đi. Các thế hệ kế tiếp có còn nặng lòng với cố quốc VN nưã không? Với sự thành công cuả cSVN trong việc nhồi sọ và tẩy não ,cũng như làm bạc nhược dân tộc, các thế hệ VN sau này (kể cả đa số trong nước ngày nay) có còn thiết tha với tiền đồ và sự độc lập cuả tổ quốc hay không?!
        Tâm hồn tôi luôn nặng trĩu, không phải chỉ bây giờ mà từ khi còn là một học sinh TH. Không đủ kiến thức để thấu hiểu, cũng như khả năng giải đáp vấn đề, nhưng tôi luôn cảm thấy định mệnh đớn đau cuả dân tộc. Do đó, chỉ còn biết uất ức và như khùng điên. Đúng như một vị góp ý có lẽ vị đó gốing tôi là (đại ý)”chúng ta khóc từ khi chưa được sinh ra”.
        Tôi trân trọng tất cả những người chân thành góp ý trên diễn đàn. Đôi khi chúng ta có gay gắt với nhau, nhưng tôi cảm nhận được ai là người có long và ai là kẻ “phá thối”.
        Nguyễn Thế Viên

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear Nguyễn Thế Viên,

        Quân tử hoà nhi bất đồng
        Tiểu nhân đồng nhi bất hòa !

        Tranh luận thật bộc trực, nhưng tôn trọng khác biệt.
        Đôi khi chỉ vì nóng lòng, mất tự chủ, phải tự răn mình
        Nhân vô thập toàn, song chuyện rồi tôi quên hết, ko thù oán.
        Tranh luận ở đây để cố tìm ra lối thoát cho nhau, ko để hơn thua.
        Bọn V+ và T+ chỉ sợ ta hành động, hơn là chửi chúng qua ko gian ảo.

        Lão Ngoan Đồng

      • Thẳng Ruột Ngựa says:

        Lão Ngoan Đồng says: “chúng ta can đảm nhìn lại quá khứ, soi rọi từng ly từng tí những thất bai cũ để rút ra những kinh nghiệm thực tế dù có đau lòng bao nhiêu đi nữa. Những tàn tích cũ cần dẹp bỏ, ta tấn công địch bằng sức mạnh mới của lực lượng dân chủ tự do thật sự, và bằng chính sức mình, chứ không phải đi vay mượn “oai cọp để rung cây nhát khỉ” như cũ“.

        Nghe ông Lão Ngoan Đồng phát biểu mà sướng run cả người, tê tái toàn thân, nhưng bỗng giật mình khi đọc câu; “Đừng nên quá tự hào mà ru ngủ chính mình bác ơi.”

        Ông LMC “chống cộng” bằng cách “RÚT KINH NGHIỆM” mà ông đã cố công đào bới từ những khuyết điểm thời VNCH để; “ ta sẽ THẮNG và ĐẠI THẮNG, bởi trong ngoài hợp đồng giáp công đánh V+ & T+………… bằng chính sức mình, chứ không phải đi vay mượn “oai cọp để rung cây nhát khỉ” như cũ

        Wow! Đại ngữ, đao to búa lớn, đến nỗi quên luôn cả câu: “Đừng nên quá tự hào mà ru ngủ chính mình bác ơi“.

        Nguyễn Thế Viên says nhẹ nhàng; “Tôi trân trọng tất cả những người chân thành góp ý trên diễn đàn. Đôi khi chúng ta có gay gắt với nhau, nhưng tôi cảm nhận được ai là người có long và ai là kẻ “phá thối”.

        Với lối phản hồi kiểu này thì Nguyễn Thế Viên mới chính danh là “Tổ sư Y trị” (trị bịnh nổ) đấy!

  5. Vo Tanh says:

    Thay vi viet bai ve Khe-sanh, de nghi toa soan dang bai ve cuoc chien bien gioi Viet-Trung 1979, ve nhung muu toan cua DCs Trung-quoc.Hoac on lai lich su chong quan Nguyen (Toa-do, Tap can Binh).

    • DâM TiêN says:

      Thưa VO TANH :

      Dâm tôi thấy, các bạn ĐCV Info hay Net, vốn dân Bắc,
      nên không ai ” cấm” qúy vị ấy ôm ấp niềm tự hào chiến
      thắng và thống nhứt ( đều là gian).

      Không lấy làm lạ, những bài kiểu này, nào ĐBP, nào
      Khe Sanh, nào Ấp Bắc…đều được quý vị đón nhận
      tận tình.

      Những tư tường về VNCH hay HĐ BL không ăn khách
      đối với quý vỉ ấy. C ‘est bien normal, quoi ? — Kính

  6. Barbecue Việt cộng says:

    Vài trích đoạn từ cuốn sách tác phẩm A fellowship of Valor – The battles of the US Marines , tác giả Đại tá Joseph H. Alexander – sử gia, một nhà biên khảo quân sử cho Hệ thống Lou Reda Productions và The Arts and Entertainment Net Work – :
    “…
    Cuộc chiến đã trở lại với Lữ đoàn 26 trước rạng sáng ngày 5/2. Những sensors điện tử rãi dọc theo đường tiến sát bắt đầu báo động liên tục về mức độ chuyển quân của CS. Đại tá Lownds và những Sĩ quan quân báo của Ông đã xác nhận những vùng xâm nhập và lập tức tung ra một đợt tập trung hỏa lực ‘target on time’ bằng 500 khẩu pháo binh và súng cối………

    Đaị đội E của Tiểu đoàn 2/26 bị rối loạn. Những xạ thủ TQLC bị đánh bật ra khỏi vị trí phòng thủ bằng B40, B41 và lựu đạn chày. Đ/U Earl Breeding ra lệnh cho thành phần còn lại rút vào tuyến phòng thủ thứ hai.

    Một mệnh lệnh kế tiếp được thi hành tức khắc. Mang mặt nạ vào và xử dụng hơi ngạt. Cả một vùng đồi dầy đặc một màn sương khói. Tuy không giết chết tức khắc nhưng có tác dụng gây mê trong một khoảng thời gian cần thiết. Quân CS Bắc Việt còn đang lục lạo những thức ăn, những tư trang, có tên còn đang cầm quyển Playboy. Chúng bật ra gần như chết ngạt. Thật là một khoãng thời gian chết chóc, những người lính của Đ/U Earl Breeding tung hoành hò hét giữa đám khói mù. Lưỡi lê, báng súng, dao đi rừng, cả nắm đấm cũng được xử dụng. Đám quân CS Bắc Việt bị những người lính TQLC tàn sát một cách tận tình……….

    …..ở cao độ 35.000 bộ những anh bạn phi công vẫn kiên nhẩn nối đuôi nhau trút xuống hàng ngàn tấn bom đủ các loại. Những chiếc Phantoms, Intruders, Skyhawks, Crusaders, Thunderchiefs và Super Sabers liên tục vần vũ trên bầu trời. Nhưng mãnh liệt hơn cả phải kể đến những pháo đài bay B52 cất cánh từ căn cứ không quân Utapao (Thái lan), Okinawa (Nhật) và Guam Islands trên Thái bình dương…….

    Trận đánh dữ dội nhất diễn ra tại La Chữ, nơi quân CSBV đã đặt bộ chỉ huy chiến dịch của tướng Hoàng Sâm và Chính ủy Lê Chưởng. Hàng trăm phi vụ oanh tạc và trực thăng vỏ trang oanh kích tối đa .
    ……
    Để bảo vệ Khe sanh, TQLC có 205 tử thương và 1.668 bị thương. Sự thiệt hại của TĐ 37 BĐQ VNCH được ghi nhận là vừa phải. Nhưng quân CS Bắc Việt đã bị nghiền nát hoàn toàn bởi hỏa lực khủng khiếp của quân đội Hoa kỳ. Hơn 15.000 tên địch bị tàn sát được ghi nhận…”

  7. Trốn Cộng says:

    Một đàn trốn cộng lại thở than
    Đem chuyện bom A trở lại bàn
    Hỏi ra lũ ấy ăn trợ cấp
    Tài giỏi làm sao phải …. tím gan

    • Barbecue Việt cộng says:

      Nhà báo Oriana Fallaci – Nhà báo Ý nổi tiếng, đã từng được phỏng vấn Henry Kissinger, Đặng tiểu Bình, Indira Gandhi, Võ nguyên Giáp- có dịp đi quan sát trận địa Khe Sanh, viết: Toàn bộ sư đoàn 325- niềm tự hào của tướng Giáp – đã biến mất dưới những trận mưa bom của Mỹ và được gọi là: “Điện Biên Phủ thứ hai”!

      “…Và nhóm 50 người đầu tiên của đại đội Delta đã tới được những giao thông hào và ở đó người ta tìm thấy hàng chục khẩu moóc chê để lại, những dàn phóng rốc két, rồi liên thanh hạng nặng, những cái nón do Liên Xô chế tạo, thùng còn đầy đạn, nhiều ba lô và 400 cái xẻng mới ..”.

      • Láo Toét says:

        @Toàn bộ sư đoàn 325- niềm tự hào của tướng Giáp –

        Sư đoàn 308 mới là “niềm tự hào của tướng Giáp”!
        Toàn một lũ ăn trợ cấp, trốn cộng, sắp xuống lỗ bàn chuyện “gái góa lo chuyện triều đình”. Không còn việc gì làm hả hay sao mà suốt ngày “Đem chuyện thua đau trở lại bàn” rồi nói phách.
        Hãy tỉnh ngủ đi mấy lão già dở hơi. Dù sao thì bọn cộng sản đã thắng. Mỹ phải cuốn cờ về Hoa Kỳ. Hãy xem lại đoạn film phóng viên nước ngoài ghi cảnh hỗn loạn ngày 30-4-1975 tại Sài-gòn sẽ thấy sự thất bại nhục nhã ê chế của Mỹ và VNCH. Dương văn Minh đã phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Hãy hỏi ông Bùi Tín, người cộng sản Bắc Việt gặp DVM tại Dinh Thống Nhất sáng này 30-4-1975 bắt DVM tuyên bố đầu hàng vô điều kiện thì sẽ rõ.

        Đúng là đồ khùng, cứ ôm mộng thờ cái thây ma VNCH chết đã tan xương rồi phát ngôn láo toét.

      • Barbecue Việt cộng says:

        Toàn là một lũ dư lợn viên từ chuồng heo Công an Việt cộng mò vào trang mạng nói láo nói lếu đặng được bè lũ Việt cộng phản quốc ném cho bó tiền đặng có cơm bỏ vào mõm , thế mà không bị biết nhục nhã ?!

        Đánh thuê cho bè lũ đế quốc Trung- Xô đến nỗi 4 triệu tên cán binh bị tan tành xác pháo thế mà vẫn cứ mở miệng chu chéo là ” đại thắng ” ?!

        Ôm chân đế quốc Tàu cộng , dâng Hoàng Sa- Trường Sa cho chúng để ngày nay bọn giặc có cớ tung hoành Biển Đông đến nỗi phải cầu cứu Mỹ, thế mà không biết nhục nhã ?!

        Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của Việt cộng năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường – gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam.

        ***Cựu đại tá CSBV Bùi Tín tại San Jose ngày 23/6/2013 phát biểu: Ông ấy (HCM) theo đường lối quốc tế 3 để nhuộm đỏ Đông Dương. Nếu mà ông ấy không theo chủ nghĩa cộng sản thì phương Tây nó không cần cuộc chiến tranh để dẹp chủ nghĩa cộng sản .

        ***Nhà văn Tô Hải ở Việt nam viết: “Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt” .

        *** Nhà văn Miền Bắc Việt Dương Thu Hương: “Cuộc chiến giải phóng miền Nam là cuộc chiến ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc”-

    • Hồ Bác Cụ says:

      Một bầy Việt cộng ngồi bán than
      Công hàm bán nước quẳng lên bàn
      Hồ kêu Đồng kí đổi vũ khí
      Dân nay hiểu rõ giận tím gan

  8. Lại Mạnh Cường says:

    Dear Trần Hồng Tâm,

    Sau trận Khe Sanh là trận Hạ Lào 1972. Hình như phía VNCH gọi là Hành quân Lam Sơn 719; V+ gọi là Chiến dịch Đường 9 Nam Lào, nhằm cắt đứt con đường xâm nhập người và của từ Bắc vào Nam.

    Trận đánh vào đất Miên của liên quân Việt Mỹ nhằm phá tan hậu cứ của quân CS trên đất Miên nữa

    • Huỳnh says:

      @ Lại Mạnh Cường:

      - Cuộc hành quân độc lập đầu tiên của QLVNCH trong cuộc chiến tranh Việt Nam (gọi là hành quân độc lập, vì cuộc hành quân này không có lính chiến đấu Mỹ, chỉ có cố vấn Mỹ và hỏa lực hùng hậu gồm phi pháo Mỹ, kể cả phi cơ ném bom chiến lược B52) có tên goi “Lam Sơn 719″ là một cuộc hành quân TÂN CÔNG, bắt đầu diễn ra vào ngày 08/02/1971 và kết thúc vào cuối tháng 3/1971. Phía Bắc Việt có tên gọi đầy đủ của chiến dịch này là: Chiến dịch PHẢN CÔNG Đường 9 – Nam Lào.

      Năm 1972 diễn ra cuộc tấn công của Bắc Việt trên 3 chiến trường trọng điểm ở miền Nam, gồm: Mặt trận Trị Thiên Huế, Mặt trận Bắc Tây Nguyên, Mặt trận Đông Nam Bộ. Diễn biến chiến dịch lớn nhất là ở Quảng Trị. “Chiến dịch Xuân – Hè 1972″ diễn ra từ ngày 30/3/1972 và kết thúc vào ngày 16/9/1972 khi quân Bắc Việt rút về phía Bắc sông Thạch Hãn và QLVNCH tái chiếm cổ thành Quảng Trị. Phía bắc Việt và VC gọi đây là cuộc tấn công chiến lược năm 1972, tên gọi chính thức là “Chiến dịch Xuân – Hè 1972″, phía VNCH gọi là “Mùa hè đỏ lửa”.

      • Thích Nói Thật says:

        Chẳng phải đóctờ Lại Mạnh Cường “vô tình” đề cập đến cuộc “Hành quân Lam Sơn 719″ ở hạ Lào đâu, có mục đích để “RÚT KINH NGHIỆM” cả đấy!

        Nếu không ai lên tiếng thì ngài đóctờ sẽ dẫn chứng bằng cách post link wikidepia với “thành quả” nghiêng về phía CSVN?

        Ngài đóctờ chỉ muốn bới cái yếu điểm của VNCH để “RÚT KINH NGHIỆM” thôi, còn cái núi mắm thối của CSVN có thộc vào mũi, che khuất mặt, thì ngài đóctờ cũng cố nhắm mắt làm ngơ, làm như mũi đóc tờ bị tịt vậy!

  9. Lại Mạnh Cường says:

    Trần Hồng Tâm thân mến,

    Theo tôi nghĩ, bạn nên trước tiên tìm tài liệu trong internet xem qua một số hình ảnh về căn cứ Khe Sanh, để thấy có sự KHÁC BIỆT nào giữa cứ điểm Điện Biên Phủ và cứ điểm Khe Sanh.

    Riêng tôi thấy qua các hình không ảnh cũng như trao đổi với bác sĩ TRẦN ĐỨC TƯỜNG là y sĩ trưởng tiểu đoàn Dù Việt Nam có tham gia trong đám quân trú phòng Khe Sanh cho biết chi tiết thêm đại khái còn nhớ sơ sơ (chưa có thì giờ coi lại )

    1/
    Về hình thức, Điện Biên Phủ có thể ví như con nhím. Tức trung tâm nằm ở nơi De Castries đặt đại bản doanh, đó là thân con nhím; còn các đồn bót rải rác bao quanh, giống như con nhím xủ các lông nhọn hoắt ra để tự vệ khi thây nguy hiểm

    Trong khi đó Khe Sanh như một khối liền lạc nhau (compact), một pháo đài (bastion) thép đúng nghĩa. Bs Tường kể (tôi nhớ đại khái thội nhé)

    - bao quanh là chiến hào cao quá đầu người. Cứ mỗi khoảng cách nhất định, lại có một cái bệ để chiến binh đứng lên quan sát và bố trí súng “cộng đồng”, như đại liên hay dùng M 72 bắn xe tăng hoặc M-79 khi V+ đánh biển người.

    - ngoài chiến hào là một khoảng trống, có thể coi như NO MAN’S LAND ở Bức tường Bá Linh. Mọi thứ hầu như được san bằng, nhổ bỏ …để khu vực trống trải, chỉ có nhiều lớp hàng rào kẽm gai, cùng mìn cá nhân lẫn mìn chống chiến xa, mìn định hướng chống biển người. Vùng Không Người này khá rộng.

    - Bên trong cứ điểm Khe Sanh có đầy đủ phương tiện sinh hoạt cho quân trú phòng. Quan trong là sự liền lạc nhau để có thể tiếp ứng nhau dễ dàng, và chia nhau bố phòng sao cho chặt chẽ, tiếp ứng nhau khi cần thiết.

    2/
    Ngoài cứ điểm Khe Sanh còn có các cứ điểm khác và mỗi cứ điểm có một nhiệm vụ riêng, nhưng chính yếu là để yểm trợ cho cứ điểm Khe Sanh.
    Cựu chiến binh Mỹ thường ghé thăm đơn vị cũ và lập các web với hình ảnh và thông tin rất rõ ràng, khá trung thực, từ quá khứ cho đến hiện tại ra sao. Dĩ nhiên mỗi người chỉ có thể tả dưới góc độ của mình thời đó thôi. Có thể có những thiếu sót hay chưa chính xác, bởi có khi chính họ cũng chỉ nghe nói lại (hear&say), nhưng không cố tình bóp méo sự thật. Tuy nhiên ta có thể kiếm tra chéo để tìm ra sự thật phần nào trong đó.

    3/
    Tiếp vận hàng không tức cây cầu không vận của Mỹ cho quân trú phòng, nói thẳng là hơn xa thời thực dân Pháp.
    Quân Mỹ được hưởng mọi tiện nghi nhất thế giới trong mọi tình huống. Họ chả bao giờ phải nấu nướng. Ăn đồ hộp ration đủ loại (A, B, C gì đó thì phải và tôi từng mua đồ cũ ở chợ trời Nguyễn Thông hồi cuối thập niên 60 khi đi quân trường học quân sự một tháng hè), cũng có khi thậm chí cả thức ăn “nóng” trong ngày do trực thằng mang thẳng vào nơi hành quân, dĩ nhiên luôn luôn có nước uống (potable water; thường đựng trong vỏ thùng chứa đạn ném từ trực thăng xuống) và có khi cả nước tắm nữa (nghe đồn thôi)
    Đạn dược cung cấp dồi dào, liên tục, chẳng cần phải è lưng mang vác nặng như lính V+ hay lính cộng hòa mỗi khi đi hành quân (súng đạn lại có khi đèo thêm nồi niêu cho các “quan” và chính mình)

    4/
    Yểm trợ phi pháo hiện đại ngày đêm liên tục; cũng như từ các cứ điểm bao quanh Khe Sanh.

    Tuy nhiên theo bác sĩ Tường cho biết, quân trú phòng cũng bị áp lực nặng nề ngày đêm của Cộng quân. Trong đó chủ yếu là pháo. V+ cũng có những loại pháo hiện đại và bắn khá chính xác, chứng tỏ V+ có nhiều kinh nghiệm trong chiến thuật đánh pháo binh.
    Vả chăng thất lợi lớn của Khe Sanh cũng ở chỗ một cứ điểm lớn trải rộng phơi mình ở đồng trống, trong khi V+ ở xa hàng chục cây số có thể rót vào dễ dàng đủ loại đạn pháo.

    Mục đích chinh của Khe Sanh là chặn ngay yết hầu con đường mòn Hồ Chí Minh, là con đường tiếp tế nhằm xâm nhập người cùng quân nhu quân cụ .. từ Bắc vào Nam đi ngang qua Lào. Từ cứ điểm Khe Sanh sẽ tung quân ra ngăn chặn dòng tiếp tế vĩ đại từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam.
    Các chiến lược gia Mỹ cho rằng kết hợp giữa Hàng rào Điện tử Mc Namara với các cứ điểm, nhất là Khe Sanh sẽ vô hiệu hoá con đường tiếp vận (hậu cần) của Cộng quân. Rất tiếc đã không thành công như ý muốn. Bởi V+ cũng sáng tạo ra những chiêu thức chống lại.

    Kết cục, Mỹ thắng chiến thuật thua chiến lược. Thắng ở điểm giữ vững cứ điểm Khe Sanh bằng mọi giá. Thua là sau đó ít lâu phải bỏ căn cứ này do V+ tiếp tục tấn công, khiến thiệt hại cho quân trú phòng rất nặng nề.

    Bs Tường kể lại khi tiểu đoàn Dù của ông được thay thế và rút về hậu cứ đóng ở Huế. Cả tiểu đoàn nhày xuống ngâm mình trong dòng sông Hương và làm “ung thối” cả một đoạn sông ! Đất đỏ bám chặt người chiến binh từ đầu đến chân khi chôn chân trong chiến hào nhiều ngày, và thường là ăn ngủ tiêu tiểu tại chỗ cho tiện và đỡ nguy hiểm.

    Ông Tường sau này là thiếu tá chỉ huy trưởng tiểu đoàn quân y sự đoàn Dù. Đi tù CS và vượt biên qua Mỹ, cư ngụ ở Paris và theo phía Kháng chiến Hoàng Cơ Minh rất sớm, trở thành một quan chức quan trọng của tổ chức này cho đến tận hôm nay.
    Ông là một tín hữu Catho gốc, nhiệt thành kính Chúa và yêu nước theo cách riêng.

    Tạm thời cung cấp tin cho ban biết để theo dõi kỹ hơn nữa về trận đánh ở Khe Sanh.
    Rất tiếc lúc này tôi bận (xem Roland Garros; World Cup; cũng như những biến động xoay quanh Biển Đông và các xã hội dân sự ở VN ngày một hoạt động mạnh mẽ dù bị đàn áp tơi bời)

    Hãy có đào bới Việt sử như Trọng Đạt, để hồi tưởng lại và mỗi người góp thêm ý cho cái nhìn mỗi ngày một rộng hơn, khách quan hơn trước. Đây là việc nên làm, nếu ko mọi việc cứ bị nhìn bằng con mắt đầy thiên kiến cũ.

    LMC

    • noileo says:

      Cái tật nổ của trí thức Lại mạnh Cường, lợi dụng viết còm để khoe khoang quen biết này nọ, đang làm phiền nhiều người, ai cho phép trí thức Lại Mạnh Cường làm công tác gián điệp, tiết lộ ra nơi công cộng, chi tiết lý lịch & nhân thân TT Tg như vậy? TT Tg đã chấp thuận, cho phép LMC chưa?

    • Choi Song Djong says:

      Doc.LMC ngầu thiệt,luôn có mặt trên từng cây số.Số chẵn số lẻ gì bác làm ráo,phe ta có quân sư ngon vậy mà để thua bọn dép râu.Sư Huynh noileo không biết gì ráo trọi,để Doc tự nhiên đào bới chiến thuật xưa để ta rút ra kinh nghiệm cho cuộc chiến chống…lẫn nhau sau này.

  10. Bốc phét says:

    Toàn chuyện bốc phét. Hết bốc phét bom A ở Điện Biên Phủ, bây giờ lại bốc phét bom A ở Khe Sanh.
    Cứ mang bom nguyên tử giấy ra hù thì ai sơ.

    Bốc phét vừa vừa thôi.

    Bốc Phét

    • DâM TiêN says:

      Ngày 30 tháng Tư 1975 đánh dấu sự chuyển tiếp chiên tranh từ quân sự
      sang chính trỉ, còn đang tiến hành cho tới hôm nay,chưa dứt đâu,

      Cho nên , mấy cái trận nọ trận kia, kia, có nhắc lại là dành cho mấy anh u ơ,
      hoài cổ vô ích, chưa biết dek gì , lấy làm hay hay. còn phấn lớn chúng ta,
      những người trưởng thành , đều thấy rằng,, phải tìm hướng đi về tương
      tương lai.

      Máy cái quân sự , trận nọ trận kia hằm bà lằng, không quay lại nữa.

      ( Có anh Tà Y ó é ra cái đều hỏi nọ hỏi kia, quan trọng! ! mà phì kười!)

Leave a Reply to Hồ Bác Cụ