WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tôi biết ơn Việt Nam Cộng Hòa

Ông Ngô Đình Diệm (thứ ba từ trái) cùng với chính phủ của ông chụp tại Sài Gòn năm 1955 (AFP).

Ông Ngô Đình Diệm (thứ ba từ trái) cùng với chính phủ của ông chụp tại Sài Gòn năm 1955 (AFP).

Một số người trong nước cũng như người Việt hải ngoại cho rằng không nên vực dậy “xác chết” có tên Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, lịch sử là nguồn cội của bất kỳ dân tộc nào. Lịch sử là khoa học và tính Người được thể hiện cao nhất từ đó. Bất kỳ một giai tầng nào hay một bậc vua chúa hoặc một nhà độc tài nào đi nữa, cũng không thể nào trốn được lịch sử. Lịch sử là Con Người.

Lịch sử dù đau thương như VNCH đã để mất Hoàng Sa, hay đáng tủi hổ như công hàm 1958 của VNDCCH và hội nghị Thành Đô của CHXHCNVN cùng nhiều biến cố sự kiện quan trọng khác không thể không nhắc lại.

Nhắc lại để hiểu rõ hơn và để cho thế hệ con cháu hôm nay, ngày mai nghiền ngẫm, dọn mình cho một thời đại mới – đang bắt đầu ló dạng. Tôi không biết mình có mơ mộng hão huyền trong tình thế của nước CHXHCNVN hôm nay không, nhưng trong tâm hồn tôi, từ lâu, tôi muốn nói: Cám ơn Việt Nam Cộng Hòa – Nhà Nước mà ở đó, làm cho tôi “Trích Lục Bộ Khai Sanh” [*].

Sài Gòn – nơi tôi được sinh ra, lớn lên, chứng kiến một góc nhỏ nhoi những trầm luân của số phận dân tộc Việt Nam.

Dù VNCH tồn tại ngắn ngủi, nhưng tôi không sao quên được cuộc sống chan hòa nhân ái của tuổi hoa niên, dù ngay trong những ngày chiến tranh lửa khói. Hôm nay, bỗng nhiên trong tôi bật ra lời thành tâm này. Tôi viết với nỗi xúc động rưng rưng trên khóe mắt, khi xem lại hình ảnh những tử sĩ đã ngã xuống tại Hoàng Sa – Trường Sa ngày xưa.

*Thay mặt gia đình*

Như đã viết rải rác trong nhiều bài trước đây, tôi sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, trong một gia đình trung lưu với việc làm ăn phát đạt, dần dẫn đến giàu có hơn.

Thật ra, sau này tôi mới biết ba tôi là “Việt Cộng nằm vùng”, do đó có thể nói, gia đình tôi là gia đình “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”. Cách đây vài chục năm, khi nghe câu này, tôi khá giận dữ và cảm thấy bị sỉ nhục. Cảm giác đó dễ hiểu bởi sự thật chưa được phơi bày như sau này.

Tuy nhiên, cũng nhờ đó mà tôi tự tìm tòi. Tôi nghĩ, không có cách gì thuyết phục nhất cho mỗi người, nếu như tự thân mình không chủ động tìm hiểu và can đảm nhìn thẳng vào Sự Thật.

Nhìn một cách thẳng thắn, không hề né tránh là điều chưa bao giờ dễ dàng, cho bất kỳ ai, cho bất kỳ điều gì, không riêng lãnh vực chính trị.

Ít nhất, cho đến nay, tôi có thể nói, tôi đã nhìn thẳng vào Sự Thật mà tôi biết, tôi tin một cách có căn cứ.

Từ cảm giác giận dữ, dần dần tôi chuyển qua cảm giác nhục nhã. Nhục nhã vì sự vong ân bội nghĩa của gia đình mình đối với Quốc Gia mà từ đó gia đình tôi làm ăn khá giả một cách chân chính, còn bản thân tôi lớn lên từ đó.

Tôi không có ý định chạy tội cho ba tôi hay những người thân khác. Suy cho cùng, gia đình tôi vừa là đồng phạm, vừa là nạn nhân của cộng sản. Đó là sự thật. Ba tôi chưa bao giờ giết bất kỳ một ai.

Ba tôi đã chết dưới tay người cộng sản. Tôi có căm thù không? Có. Có muốn báo thù không? Đã từng. Điều mỉa mai, ba tôi chết không phải vì người cộng sản trả oán hay trù dập mà cái chết của ba tôi đến từ sự “ân sủng” dành cho ông – một người chưa bao giờ cầm một đồng tiền bất chính nào, cũng như chưa bao giờ nhận bất kỳ sự “ban ơn” nào từ người cộng sản.

Một cái chết khá đặc biệt trong muôn vàn cái chết, do người cộng sản gây ra. Có thể đó là một niềm an ủi cho tôi. Cũng có thể đó là một ơn huệ của Ơn Trên, đã sắp đặt cho ba tôi một cái chết không hề nhơ nhuốc mà nhuốm màu thê lương trong một con người thơ ngây và chơn chất. Nhưng đó là câu chuyện quá vãng của gần 20 năm về trước, không phải những gì tôi muốn viết hôm nay.

Tôi có ba người chú ruột đều được “phong liệt sĩ”. Cả ba người đều chết thời Pháp. Bà nội tôi được “tặng” “bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Tôi có hai người cậu ruột, trốn ngoại tôi để đi tập kết năm 1954. Hai người cậu ruột khác lại làm trong chế độ VNCH. Hai người cậu này đều có chức phận vào thời bấy giờ. Tôi có một người chị ruột làm trong nhà thương và “thân cộng” lúc đó. Một người anh ruột là sĩ quan thuộc quân lực VNCH (nhưng thật ra là VC nằm vùng), một người anh ruột khác là hạ sĩ quan cũng thuộc quân lực VNCH (thuần túy là lính, không quan tâm và tham gia vào chính trị, cũng như không phải VC nằm vùng). Tôi có vài người anh, chị ruột nữa, họ là dạng “cách mạng 30/4″. Một số bà con thân thuộc nội ngoại khác, người thì ở trong “khu”, người lại chống Cộng triệt để. Vài người khác, người thì là quân nhân, người nữa lại là công chức của VNCH v.v…

Hồi trước 1975, đa số gia đình đều đông con. Ít thì ba, bốn; nhiều thì chín, mười. Có gia đình lên đến mười hai – mười bốn người con, đều bình thường trong nếp sống lúc bấy giờ. Một đời sống sung túc, hầu hết gia đình khá giả, đều giống nhau suy nghĩ: nhiều con là phúc lộc Trời cho. Chế độ VNCH cũng không có việc “sinh đẻ có kế hoạch”. Mắn đẻ lại là điều tốt mà phụ nữ thời xưa luôn tự hào. Cuộc sống dung dị như thế. Không chỉ riêng những gia đình giàu có mà có thể nói hầu hết đều tương tự như vậy.

Dông dài như thế, để nói rằng giòng tộc nội ngoại của tôi khá phức tạp. Giá như…

Vâng, chính cái “giá như” nó đã làm hầu hết giòng tộc, anh chị em đại gia đình tôi “tan đàn xẻ nghé” từ dạo ấy. Dạo mà “rầm rập bước chân ta đi rung chuyển đường phố Sài Gòn” với ngày 30/4/1975 (!)

Một giòng tộc như thế mà nói đến “đoàn kết” (như CSVN đang kêu gọi) thì quả là…hài kịch.

Ba tôi và anh chị tôi đã từng đi tù dưới chế độ VNCH. Ba tôi ra tù sớm, chị tôi thì được tha bổng sau vài tuần tạm giam, vì không đủ chứng cớ kết tội.

Riêng anh tôi nhận án “20 năm khổ sai” và bị đày đi Côn Đảo cho đến (tất nhiên) 1975.

Điều tôi cám ơn Nhà Nước Việt Nam Cộng Hòa thật giản dị:

*- Ngày ba tôi ra tù, ông vẫn mạnh khỏe. Về đến nhà chỉ một tuần sau là ông có thể bắt tay trở lại công việc làm ăn.- Suốt thời gian ba và anh chị tôi bị điều tra cho đến lúc kết án chính thức, gia đình tôi (những người không liên quan) không hề bị săn đuổi, bắt bớ vô pháp, hành hung, xách nhiễu v.v… Má tôi đã gánh vác mọi việc làm ăn vào lúc đó. Chúng tôi vẫn đi học bình thường và sống trong môi trường không hề bị kỳ thị của bất kỳ thầy cô hay bạn bè nào. Hàng xóm láng giềng cũng không vì thế mà ghẻ lạnh, hắt hủi hay tiếp tay như kiểu bây giờ mà người ta gọi là “đấu tố thời đại mới”. – Anh tôi – người ở tù Côn Đảo, ngày trở về đất liền vẫn mạnh khỏe, dù ốm o đen đúa, nhưng không hề mang thương tật gì cả [**].

*Cá nhân tôi*

Tôi cám ơn Việt Nam Cộng Hòa, không chỉ vì tôi được sống trong một xã hội – có thể chưa phải là tốt đẹp nhất – nhưng tốt đẹp hơn chế độ cộng sản 39 năm qua, mà tôi còn biết ơn vì tôi đã hấp thụ được nền giáo dục, có thể nói, cho đến nay 39 năm, dù VNCH không còn, dù CHXHCNVN cố gắng “cải cách” giáo dục nhiều lần rất tốn kém nhưng không hề mang lại chút tiến bộ nào khả dĩ.

Và nói cho công bằng, giáo dục hiện nay tính về chất lượng, vẫn không thể nào đạt được như trước 1975 của miền Nam.

Nền giáo dục trước 1975 mà tôi hấp thụ, dù ngắn ngủi, nó thật sự là nền giáo dục nhân bản và khai phóng. Trung thực và hiền lương. Ganh đua nhưng không đố kỵ. Biết phẫn nộ nhưng không tàn ác. Đặc biệt nền giáo dục đó giúp cho hầu hết học trò luôn biết dừng lại đúng lúc trước cái sai với nỗi xấu hổ và tính liêm sỉ – tựa như “hàng rào nhân cách” được kiểm soát kịp thời.

Chính xác hơn, tôi cám ơn Thầy – Cô của tôi, có lẽ bây giờ hầu hết đã qua đời, nếu còn sống chắc cũng đã nghễnh ngãng hay quá già yếu.
Tôi biết ơn các Giáo sư [***]. Tôi muốn nói rõ: Tôi không hề có danh vị, bằng cấp gì cả.

Tôi biết ơn Thầy – Cô của tôi, vì nhiều độc giả thương mến (có lẽ qua những bài viết), họ ngỡ tôi là: giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, nhà văn, nhà giáo v.v… nhưng tôi thưa thật, tôi chỉ là một người “tay ngang” trong viết lách. Qua từng bài viết, tôi rút ra kinh nghiệm. Đặc biệt, tôi luôn cố gắng viết cẩn trọng và khách quan nhất để thuyết phục độc giả. Tính cách này, tôi đã học từ Thầy – Cô tôi, ngày xưa. Dù môn Văn Chương ngày ấy, tôi luôn nhận điểm thấp tệ.

Tôi biết ơn Thầy – Cô của tôi cũng vì, sau 1975, cả nước rơi vào đói kém, làm cho “tính người” trong xã hội cũng mai một dần và tôi không là ngoại lệ. Thảm trạng xã hội lúc đó biến tôi trở nên chai lỳ, mất cảm xúc và lạnh lùng.

Đặc biệt “chữ nghĩa” hầu như trôi sạch hết cùng những “tem phiếu”, “xếp sổ mua gạo”, chầu chực “mua nhu yếu phẩm” v.v… ngày xưa.
Về sau này, khi cuộc sống đỡ hơn, tôi có thời gian hơn cùng với thời cuộc đảo điên, dần dần, tôi cảm nhận tôi “trầm mình” trong nỗi đau của bản thân, gia đình, từ đó tôi mới thấu hiểu những điều ngày xưa tôi học và tôi giật mình vì sự lãng quên đáng trách đó.
Tôi tìm lại được “tính Người” mà bấy lâu nay tôi đánh mất.

Một lần nữa, tôi cám ơn Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa và các Thầy – Cô của ngày xưa.

© Nguyễn Ngọc Già

Việt Nam 11/06/2014

Nguồn: RFA
________________

[*] Vì những năm loạn lạc, đặc biệt tết Mậu Thân, nhiều nơi cháy nhà và thất lạc giấy tờ. Sau khi tạm bình yên, má tôi đã ra Tòa Hành Chánh Quận 3 thời bấy giờ để làm “Trích Lục Bộ Khai Sanh” cho tôi.

[**] Tôi nhớ khoảng đến cả tháng sau (tức đâu khoảng cuối tháng 5/1975) anh tôi mới về tới SG, nhưng chưa được về nhà ngay mà ở đâu đó (lâu quá rồi tôi không còn nhớ địa điểm, hình như lúc đó ở tại một trường học nào đó thì phải?) đợi thẩm vấn điều tra từ “chính quyền cách mạng lâm thời” lúc bấy giờ, đâu hết cả hai tuần nữa mới được về nhà. Tôi nhớ lúc đó, tôi hỏi anh tôi rất ngây ngô: Ủa! Sao hơn cả tháng trời anh mới về nhà? Anh tôi cười và im lặng không nói. Mãi về sau, tôi mới lò mò tìm hiểu, thì ra, dù là “phe mình”, nhưng bản chất người cộng sản là “bản chất Tào Tháo”. Họ có tin ai bao giờ đâu! Họ giữ lại tất cả tù chính trị để điều tra xem thử có phải là gián điệp (các loại) được cài lại hay không (để tính chuyện lâu dài).

[***] Trước 1975, từ đệ thất (nghĩa là lớp 6 bây giờ), Thầy – Cô được gọi là Giáo Sư – một cách gọi trân trọng, không phải học hàm như bây giờ nhiều người biết.

50 Phản hồi cho “Tôi biết ơn Việt Nam Cộng Hòa”

  1. Nguyễn Trọng Dân says:

    “…Nhờ có Tinh Thần Cờ Vàng mà cộng đồng người Việt duy trì được các giá trị truyền thống cùng khí phách Việt Nam trong bao thập niên qua. Nhờ tinh thần đó mà chính giới Mỹ luôn bị áp lực phải lưu tâm tới nhân quyền tại Việt Nam. Đó mới là quan trọng! …” quoted from Tôn Vân Anh facebook

    Merci Tôn Vân Anh

  2. Nguyễn Trọng Dân says:

    TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM CỘNG HÒA
    *********************

    Dưới những nỗ lực của Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục là giáo sư Trần Hữu Thế , đại hội Giáo dục Quốc Gia lần đầu tại thủ đô Sài Gòn được tổ chức ( hình như là vào năm 1958 ) đưa ra BA NGUYÊN TẮC căn bản của nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa , kéo dài cho đến năm 1975

    I. NHÂN BẢN :

    Mục tiêu hàng đầu của giáo dục Việt Nam Cộng Hòa phải là phát triển TRI THỨC & NHÂN CÁCH con người một cách tự do & bình đẳng

    Nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa không chấp nhận mọi hình thức trở thành công cụ tuyên truyền cho chế độ chính trị , cho lãnh tụ chính trị & ép buộc con người phải trung thành mù quáng vào các thế lực Đảng phái ý thức hệ chính trị – nhất là ý thức hệ Cộng Sản Mác- Lê -Mao

    Những biểu ngữ kiểu mà ngày nay ta thấy tại các trường học ca ngợi Đảng , Hồ thể hiện giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa chỉ là một công cụ tuyên truyền , trói buộc con người không hơn không kém

    II. DÂN TỘC

    Mục tiêu quan trọng thứ hai của nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nêu lên SỰ THẬT về giá trị nhân bản của con người & dân tộc Việt Nam , trong đó nhằm cũng cố sự đoàn kết- tình tự dân tộc hơn là kêu gọi Đấu Tố , đánh Tư Sản , chia rẽ dân tộc như Cộng Phỉ Mác Lê Mao

    Trong mục tiêu Dân Tộc , sử sách Văn Hiến nước nhà được chỉ dạy cẩn thận kỹ lưỡng- ĐÚNG SỰ THẬT , không bỏ đi , dấu diếm , như chỉ dạy Văn thơ Tố Hữu- bạo lực Cộng Sản như ta thấy trong nền giáo dục tuyên truyền của Cộng Phỉ

    III. KHAI PHÓNG

    Nguyên tắc của giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là phải làm tròn bổn phận căn bản của giáo dục , tức là tạo khả năng để con người thoát ra khỏi những khuôn khổ suy luận lệch lạc bảo thủ sai lầm do bị giáo dục sai sự thật , bị gò bó trói buộc không bình đẳng giữa người & người trong khuôn khổ của giáo hệ như Cộng Sản , Khổng giáo chẳng hạn

    Ngoài ra , giáo dục Việt Nam Cộng Hòa phải mở rộng cửa để con người tiếp cận & học hỏi những văn minh rực rỡ của nhân loại từ Khoa Học , Triết , Quản trị , văn chương , Khảo cổ….etc

    IV.KẾT

    Bằng cách bám trụ , giử vững ba nguyên tắc này , nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa thành công không ngờ giữa tiếng súng nổ không ngừng của chiến tranh khốc liệt , tạo ra hàng loạt các thế hệ đầy Nhân Bản-Dân Tộc Tính- với nhận thức khai phóng văn minh tiến bộ – khiến chủ nghĩa Cộng Sản đã thất bại khi cố nhuộm đỏ – nhồi dốt người dân miền Nam

    Không những thế , nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đang lần hồi QUAY TRỞ LẠI xã hội Việt Nam trước thất bại của nền giáo dục XHCN

    Chiếc áo dài nử sinh bị cấm sau năm 1975 đã được trở thành đồng phục trở lại sau năm 1987 . Các giờ học về văn học tiền nhân lần hồi được thêm giờ thay vì chỉ toàn là học thơ Tố Hữu . Các hệ thống tư thục theo lề lối Việt Nam Cộng Hòa cũng lần hồi được thiết lập

    Càng phục hồi nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa nhanh chóng bao nhiêu , tương lai đất nước càng phát triển vững chắc bấy nhiêu .

    Merci DCV

    Ki’nh

    • Người Hà Nội says:

      Hay, đơn giản, minh bạch, không mang tính lươn lẹp mập mờ. Đảng ta nếu đã mang danh là “đỉnh cao trí tuệ” thì phải biết xấu hổ và vì đất nước, dân tộc, phải học chủ trương, nghị quyết Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa.

  3. Cộng sản says:

    Việt Nam Cộng Hòa
    Món quà Tự Do
    Nhân dân ấm no
    Lòng người nhân đạo
    Chính quyền không sạo
    Bịp bợm tào lao
    Như bọn cộng đao
    Chuyện môn nói láo
    Cộng sản tà giáo
    Ức hiếp dân oan
    Đánh đập dã man
    Người nào chống Hán
    Chơi trò ngổ ngáng
    Bắt cả thân nhân
    Đánh đập trăm lần
    Người thân bạn hữu
    Của bao chiến hữu
    Tranh đấu vì ta
    Xiết bụng tối đa
    Gây bao tội ác
    Cộng sản bôi bác
    Bán cả nước nhà
    Chúng nó đúng là
    Quỷ thần xảo trá
    Ngày nay tướng tá
    Thấy giặc xin tha
    Lộ cái mặt ra
    Hèn trơ như đá
    Biết bao tàu cá
    Bị giặc cướp banh
    Ức hiếp tan tành
    Mà không dám đánh
    Thấy giặc là tránh
    Chỉ biết đánh dân
    Một lũ ngu đần
    Tham ăn tàn tận
    Nhân dân uất hận
    Chửi lũ bất nhân
    Cộng sản vô thần
    Tán lương vô tận!

Leave a Reply to Nguyễn Trọng Dân