WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Thoát Trung”?!

Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Gần đây tôi tình cờ đọc “Thoát Trung luận” của Tiến sĩ Giáp Văn Dương.  Tôi khá ngạc nhiên với lời khẳng định “Lịch sử nước ta có thể được diễn giải tương đối đầy đủ dưới góc nhìn thoát Trung”. Nếu khẳng định này đúng, thì hệ lụy của các “giá trị Á Đông” Khổng Nho không đến nỗi sâu sắc đến độ trở thành não trạng của người dân Việt Nam và nặng nề đến nỗi gây cản trở quá trính tiến về phía thế giới tự do của chúng ta hôm nay. Nói vậy không phải để thất vọng mà để nhận thức được rằng người Việt chúng ta phải nỗ lực một cách thành thật, kiên trì và thậm chí là đau đớn để thực sự “thoát Trung”.

“Thoát Trung” giả hiệu hay “tự Hán hóa”

Từ sau một ngàn năm Bắc thuộc, các chế độ quân chủ “nội địa” được thành lập và nối tiếp nhau  cai trị đất nước theo mô hình phương Bắc từ chế độ khoa cử đến hệ thống quan. Quả thật, việc áp đặt tư tưởng ngoại lai bởi  những kẻ xâm lược luôn khó khăn và gặp phải nhiều kháng cự hơn là bởi chính những “ông vua nước Nam” đầy tính chính đáng và có cả lực lượng quan lại đông đảo cai quản đến các vùng xa xôi nhất của đất nước. Thật nghịch lý là không phải 1000 năm Bắc thuộc mà chính là thời kỳ độc lập lại khiến văn hóa Trung Quốc nở rộ ở nước Nam. Chính cái thời kỳ được gọi độc lập này, tư tưởng Khổng nho chủ đạo trong nền văn hóa và chính trị Trung Hoa trở thành tư tưởng và văn hóa chủ đạo của Việt Nam, lấn át tư tưởng Phật giáo đã âm thầm bám rễ vào các làng xã Việt Nam ngay dưới thời còn bị đô hộ.

Sự kiện toàn bộ máy quân chủ tập quyền ở Việt Nam song hành cùng với sự thể chế hóa tư tưởng và văn hóa Khổng Nho. Năm 1070, đời Lý Thánh Tông, Văn miếu Quốc tử Giám được xây dựng, là nơi thờ các vị “Thánh hiền” và là trường đào tạo các trí thức Nho học để chuẩn bị nhân sự cho hệ thống quan lại. Thời Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám này còn có điện thờ Chu Cơ Đán – khai quốc công thần của nhà Chu bên Trung Hoa xa xôi. Thời nhà Nguyễn, quần thể kiến trúc này còn được xây bổ sung thêm nơi thờ cha mẹ Khổng Tử, không những không liên hệ gì với dân nước Nam, mà còn là những nhân vật không mấy đáng lưu tâm.

Dù tôn giáo của các vị quân chủ Việt Nam là gì, não trạng và chính sách cai trị của họ đều mang bản chất Khổng Nho. Sự phụ thuộc về ý thức hệ của các triều đại quân chủ Việt Nam, về mức độ tuy có khác, nhưng về bản chất không khác cái cách mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã áp đặt chủ nghĩa cộng sản ngoại lai, theo mô hình Nga Sô rồi đến Trung Cộng, lên đất nước này. Các triều đại quân chủ Trung Hoa có thể năm lần bảy lượt xâm chiếm Việt Nam và các triều đại Việt Nam dù phải triều cống Trung Hoa để bày tỏ sự khiêm nhường và hiếu hòa của một quốc gia nhược tiểu. Nhưng họ không có áp lực đòi nhà nước quân chủ nước Nam phải bắt chước mô hình chính trị của họ, bắt trí thức khoa bảng nước Nam phải học tập tư tưởng Khổng Nho và người dân nước Nam phải thực hành tập quán luân lý và nghi lễ theo cách của người Hán. Thiết nghĩ, đây là một sự tự nguyện  hoàn toàn sự lựa chọn của tầng lớp cai trị và thức giả ngày xưa đã trở thành di sản nặng nề của chúng ta hôm nay.

Tiến sĩ Dương còn nói thêm: “việc toàn dân đồng loạt chuyển sang sử dụng chữ quốc ngữ, là minh chứng rõ ràng cho sự vùng thoát khỏi vòng kiềm tỏa này”. Thiễn nghĩ, việc chuyển sang sử dung chữ Quốc ngữ do các nhà truyền giáo phương Tây sáng tạo nên không hẳn là minh chứng cho tinh thần “thoát Trung” như cách lý giải gượng ép của tiến sĩ Dương; mà chỉ là một sự thuận tiện vì chữ quốc ngữ dễ học hơn và sẽ giúp cho những người thông thạo nó tiến nhanh đến các vị trí công quyền của chế độ thực dân Pháp hoặc đó là cách tốt để tiếp cận kho học thuật phương Tây. Ý thức thoát Trung nếu đã bùng phát mạnh mẽ từ thời đó thì Việt Nam đã không có diện mạo tri thức và văn hóa như hôm nay. Cay đắng thay một quá trình “tự Hán hóa” (theo cách gọi của kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa)!

Thoát khỏi tư tưởng Trung Hoa

Cuộc “thoát Trung” về chính trị, kinh tế có thể được thực hiện bằng chiến tranh (nếu Việt Nam có đủ sức?) hoặc bằng một sự thay đổi thể chế, khi một chính quyền bài Hoa, hoặc thân phương Tây được thành lập. Nhưng cuộc “thoát Trung” về tư tưởng thì khó khăn và dày vò hơn nhiều. “Thoát Trung” này cũng đồng nghĩa với sự “phương Tây hóa”, nghĩa là sự chắc lọc các giá trị công bằng – đa nguyên  – tự do – dân chủ – nhân quyền. Cuộc “Thoát Trung” ngoạn mục và xứng đáng trong thời điểm hiện nay không phải là những cổ xúy cho chủ nghĩa dân tộc mà là sự “tự thắng” trong não trạng của giới trí thức Việt Nam, đặc biệt là giới trí đấu tranh đòi dân chủ đa nguyên. Vậy thì may ra cuộc “thoát Trung” của chúng ta mới bền vững và kể từ đó, lịch sử Việt Nam sẽ chuyển hướng mãi mãi khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa đến độ chúng ta có thể làm bạn với họ trong hòa bình và tôn trọng mà không mảy may lo sợ sự gần gũi này trở thành sự phụ thuộc.

Chế độ độc tài hiện nay không liên quan gì đến Khổng Nho, nhưng ít nhất, sự tồn tại dai dẳng của nó có sự trợ lực của những mầm mống Khổng nho còn bám sâu trong văn hóa người Việt – não trạng thèm khát nhưng  vô cùng sợ hãi quyền lực. Thật vậy, ngay cả khi tính chính đáng của chế độ này bị thách thức liên tục qua những biến động của thế giới, qua thành tích Nhân quyền tồi tệ, qua thất bại trong việc đối phó với nguy cơ xâm lăng của chính quyền… người dân vẫn không ý thức được mình có quyền tước đi quyền lực từ tay tập đoàn cai trị. Và đáng thất vọng hơn là cách thể hiện của trí thức Việt Nam.

Sự khúm núm trước mọi thứ quyền lực, đặc biệt là quyền lực chính trị khẳng định cái tàn tích dai dẳng của các “giá trị Á Đông”, mà chính xác hơn là tinh thần Khổng Nho còn sót lại lại ở vài quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam. Xu hướng cậy dựa quyền lực, thỏ thẻ van xin mà không dám đối mặt thẳng thắn với (chứ chưa nói là thách thức) kẻ cầm quyền cũng là một đặc trưng không thể lẫn lộn của phong cách “kẻ sĩ”. Tư tưởng Không Nho là của Trung Quốc, mô hình cộng sản biến thái “kinh tế thị trường định hướng XHCN” cũng là của Trung Quốc. Vậy thử hỏi khi hai gọng kiềm này vẫn còn kẹp chặt xã hội Việt Nam thì chúng ta làm sao để “thoát Trung”? Mọi cố gắng “thoát Trung” chỉ là sự vùng vẫy vô vọng của con cóc bị bỏ vào cái lồng rồi quăng xuống ao cứ cố tìm cách thoát khỏi cái ao mà không biết mình không thể làm gì được khi còn ở trong lồng. (Đây cách ẩn dụ từ một thân hữu của người viết). Vậy nên, đoạn tuyệt mối liên hệ về tư tưởng (cả tư tưởng “truyền thống” và tư tưởng cộng sản hiện đại) mới chính là cuộc thoát Trung thực chất nhất và cũng cần thiết nhất.

“Thoát Trung” hay “thoát Cộng”

Có lẽ do đã tuyệt vọng với việc dành lại quyền lực từ tay thiểu số độc tài đảng trị, người dân Việt Nam và nhất là trí thức cố gắng bù đắp vào khoảng trống bi đát trong cái tôi không được thỏa mãn của mình bằng cách chuyển hóa những bức xúc mãnh liệt bị đè nén thành những các biểu hiện mang đầy màu sắc chủ nghĩa dân tộc. Và có lẽ như thế người ta tìm thấy được vai trò cho sự tồn tại của mình. Nhà nước độc tài Việt Nam hiểu rõ tâm lý đó. Họ đè bẹp mọi khát khao tranh giành quyền lực chính trị của người dân,  nhưng chân thành cổ vũ cho thứ chủ nghĩa dân tộc kém tỉnh táo (theo cách gọi của bác sĩ Phạm Hồng Sơn).  Họ còn nhiệt tình thúc đẩy cho sự chuyển hướng này. Nhưng một cách thông minh, họ chỉ giữ cho những xúc cảm đó ở mức độ đủ để làm nhòa đi thực trạng độc tài và vi phạm Nhân quyền,  chứ không đến nỗi làm mất lòng người đàn anh và vượt ngoài sự kiểm soát của họ. Sự tràn ngập các thông tin về biển đảo trên truyền thông Nhà nước và Hội thảo “thoát Trung” trong  thời gian qua là một minh họa cho những lời tôi vừa khẳng định.

Chính quyền độc tại hiện nay cho thấy họ đã kiên định lập trường “16 chữ vàng”. Mấy chục năm nay họ đã thành công trong việc “Hán hóa” chính họ và cả người dân Việt Nam một cách toàn diện bằng các chính sách chư hầu của mình. Nhưng dù cho họ có muốn tập hợp người dân để đoàn kết “thoát Trung”, thì cũng thật ngớ ngẩn nếu chúng ta lại thêm một lần nữa tái diễn sai lầm trong lịch sử bằng cách xếp hàng sau lưng họ. Tại sao phải tập hợp dưới ngọn cờ đảng cộng sản (hay bất cứ đảng nào khác) để thoát Trung? Nhiều người sẽ cho rằng cần sự đoàn kết để chống ngoại xâm. Bây giờ là thời đại nào rồi? Chiến tranh bằng vũ khí có tính sát thương cao, nếu không muốn nói là vũ khí nguyên tử đã vô hiệu hóa triệt để sức người.  Nếu không có sức mạnh quân sự thì mọi sự đoàn kết đều không đáng nói đến. Vấn đề của Việt Nam bây giờ không phải là chiến tranh và tập hợp dưới ngọn cờ của phe phái nào để chống Trung Quốc; mà là phải dân chủ hóa để từ đó thay đổi chính sách đối nội, đối ngoại, để vẫn giữ vững chủ quyền quốc gia mà không leo thang một cuộc chiến tranh có nguy cơ hủy diệt đất nước.

Trong tình thế quốc gia lâm nguy, với nhiều cảm xúc hơn lý trí, sự đoàn kết theo tinh thần quốc gia dưới ngọn cờ  quyền lực trung ương có lẽ là ưu tiên đối với nhiều thức giả Việt Nam. Trong mắt các vị ấy, một chế độ độc tài có vẻ tốt đẹp hơn, hoặc ít nhất là có thể chấp nhận được, nhờ lớp trang điểm chống xâm lược. Quả thật, nếu bộ sậu cầm quyền Việt Nam không lún quá sâu vào hồ sơ bán nước  như hiện nay, nếu có một nhóm lãnh đạo nào trong Đảng cộng sản rút chân được khỏi vũng lầy bán nước để nhảy ra mà vỗ ngực cầm lấy ngọn cờ chính nghĩa chống ngoại xâm, có lẽ lịch sử sẽ lặp lại,  Việt Nam sẽ không sao thoát nổi kịch bản 1945. Nói như thế để thấy rõ cái tâm thế của “Dân gần trăm triệu ai người lớn. Nước  bốn ngàn năm vẫn trẻ con”.

Đất nước và người dân chờ đợi những kiến giải hữu ích từ giới trí thức Việt Nam khắp thế giới. Hoặc là chúng ta lại để cho thời thế đưa đẩy và chỉ việc nhắm mắt đưa chân?

© Huỳnh Thục Vy

12 Phản hồi cho ““Thoát Trung”?!”

  1. haleyt.. says:

    VN cũng như các nước khác,Nhật Triều Tiên… đều chịu ảnh hưởng của Trung Quốc ,nước lớn ,không ít về hoc thuật văn hóa và ngay cả chử viết. Sử ghi ghép 2 tên Thái Thú Nhâm Diên và Trích Quang qua đô hộ Giao Chĩ quận (nước vn ngày nay) đã có công dạy cho dân biết chử nghĩa,dạy nông nghiệp và nhiều nữa. Kể cả chử viết vì không biết chử lấy gì mà học ?(chử nôm cũng do chử hán mà ra/mà thật ra những chử viết và các lễ nghĩa ,triết lý Nho Không Lão cũng từ những người TQ dạy lại cho bọn nhà Thanh cai tri TH mãi đến tận sau này.Chử nôm ,chử vn là do chử tàu rồi các nhà nho vn chế ra từ chử tàu để viết những lời ,tiếng gọi mà tàu không có . Sau khi các cố đạo vào vn ,nhận tháy chữ tàu ít người biết,vì khó quá nên mói phiên âm tiếng ra thành chử quốc ngữ a,b,c,Còn đạo giáo ,như Phật Giáo cũng do Tàu truyền bá sang Ta chớ PG đâu phải là tôn giáo thuần túy vn mà viết là,” lấn át tư tưởng Phật giáo đã âm thầm bám rễ vào các làng xã Việt Nam ngay dưới thời còn bị đô hộ.” (viết bậy.Dân chúng vn chịu ảnh hưỡng nho giáo ,lão giáo nhiều hơn như tục thờ cúng ông bà,lạy thần thánh mưa thuận gió hòa, các tập tục kiêng khem…)
    Tam giáo Không Lão Phật đều của Tàu. Cho nên thời đại nào thì sông vói thời đại đó. Nhìn các nước chung quanh ta thì thấy họ cũng bị ảnh hưỡng nhu ta thôi .Làn sông tây phương tới mới học được tiếng tụ do ,dân chủ ,nhân quyền và có tiếp xuc mới có tiên bộ như ngày nay…
    TQ cung bị ãnh hưỡng của phong kiến nên đã thua ,nhượng đất cho 8 nước,Nho sĩ mới bài bác phong kiến,đỏi mới theo Tây Phương nên họ canh tan đất nước trước ta Các sĩ phu vn cũng vậy. Cho nên họ đi Nhật đi Tàu đi Tây đi các nước để canh tân đát nước ,tìm đông minh giúp đở học hỏi đẻ đòi độc lập từ tay người Pháp . Cho nên nói rằng …”các tư tưởng Khỗng lão Mạnh lấn át phật giáo cho nên dân ta không phát huy” là nói lấy được.Và coi thường lòng yêu nước của tòan dân. Không có đạo Phật người vn không yêu nước sao ? AI chứng minh bà Trưng và quân của bà đêu là Phật hết ?
    Nhớ Đạo Phật tới ngày hôm nay chĩ là gần 12 % dân số vn !
    (h)

  2. Socrates says:

    Đoạn văn đầu của bài báo SAI BÉT từ căn bản.Các triều đại phong kiến độc lập đầu tiên của Việt Nam cai trị đất nước đều rập khuôn phương Bắc là HỆ QUẢ trực tiếp của 1.000 Bắc thuộc .Trái lại tác giả cho rằng các hoàng đế Việt Nam tự Hán hóa dân tộc thì là một lập luận hoàn toàn THIẾU HIỂU BIẾT .
    Vậy tác cho rằng trước khi lên làm hòang đế Ngô Quyền, Đinh Bộ Lỉnh,Lý Công Uẩn và cha me, ông bà tổ tiên của các hoàng đế nầy sống ở đâu, nói tiếng gì ? theo đạo gì, ai là người cai trị họ trước đó?

  3. Nguyễn Thế Viên says:

    Đồng ý 100%: Muốn thoát Tàu thì trước hết phải diet cộng.
    Nguyễn Thế Viên

  4. hoàng says:

    Chỉ còn lại một số người có thể…có tư cách cũng như trách nhiệm giựt sập cái bọn chó đẻ csvn nầy là những người Miền-nam trước kia từng theo,quỳ lụy,chứa chấp,trợ lực nuôi dưởng csvn hoặc bọn ăn theo vc Miền-nam…như mẹ nuôi ,mẹ chiến sỉ những người đã từng cứu giúp bè cánh theo cộng sản trước kia bây giờ phải đứng lên làm một cuộc cách mạng như là một sự rửa tội với tổ quốc VN.Vì những người nầy đã góp công rất lớn đưa đường cho cộng sản bắc việt xăm lăng Miền-nam…như thằng huỳnh tấn mẩn,…và nhiều nhiều nữa chúng đang sống như một thây ma…Hảy làm môt cái gì để tống cổ bọn quỷ sứ csvn ra khỏi quê hương mà đoái công chuộc tội đã làm với quê-hương và dân tộc.
    Có người không ăn ốc…thì họ đâu chịu độ vỏ…mà chính những người đã chung cuộc ăn ốc ngày xưa thì phải đứng lên đổ vỏ vậy…..đó là sự công bằng và có trách nhiệm làm người…con bằng như ngược lại..thì thì…gì đó…để thoát tàu cộng.

  5. TT says:

    Muốn thoát Tàu thì phải diệt Cộng! Đây là chân lý của người dân Việt Nam!

  6. hoàng says:

    Diệt thằng csvn xong thì sự thoát trung sẻ tự nhiên xảy đến với chúng ta…Ngày nào thằng csvn còn hiện hửu trên quê-hương VN nó là vật cản trở về mọi phương diện trong xã-hội,xây-dựng và tiến triển trong đất nước VN.
    Nói cho nhiều không bằng một hành động…nói nhiều mà thiếu hành động là lời nói rẻ tiền…không giá trị.
    Không lẻ trên 80 triêu dân chỉ có nói mà không hành động”trừ bọn csvn và bè lủ”…không một ai là nông công thương quân mà trên 80 triệu nầy toàn là “trí thức”thôi sao?

  7. Haile says:

    Việt-Nam bây giờ. Đường hướng nào cũng bi chướng-ngại-vật vô-hình nhưng rõ nét. Vừa ngăn-cản khả-năng chống ngoại xâm của Dân-tộc. Còn là chướng-ngại-vật chiến-lược bao-che, bảo-vệ cho giặc Tàu-cọng xăm-lăng từng phần đất nước Việt-Nam ! Chướng-ngại-Vật có hai khả-năng nầy. Không phải do những yếu-tố “Thiênthời-Địalợi-Nhânhòa” tạo ra. Mà chính là “VIỆT-CỌNG”. Vây mục-tiêu trước mắt đã rõ. Dân Việt-Nam không dẹp được Chướng-ngại-vật có hai khả-năng nầy. Mọi cố-gắng đều là “Giã-tràng xây cát biển đông”. Đây là tin-tức cần-thiết. Để có đường-lối hành-động hủy chướng-ngại-vật quang-yếu nầy. Không tiêu-cực chút nào.

  8. Đại Nghĩa says:

    Muốn thoát Trung trước nhất phải thoát cộng. Phải thoát khỏi cái tư tưởng và hành động theo cộng sản để không còn tôn thờ đồng chí vĩ đại, không còn tư tưởng làm thân phận chư hầu núp dưới sự bảo bọc của XHCN Trung cộng để duy trì cái đảng CSVN. Trước nhất chúng ta phải giải phóng khỏi chủ nghĩa cộng sản để giành độc lập, giành chủ quyền của đất nước trước hiểm họa ngoại xâm, Muốn được như vậy phải có sức mạnh tự lực tự cường bằng sự đoàn kết của toàn dân chớ để “đảng lo” không xong đâu, đảng chỉ có bán nước mà thôi. Một khi chủ quyền của dân tộc và lãnh thỏ Tổ Quốc được toàn vẹn, lúc bấy giờ chúng ta có quyền tự do “xét lại” những gì liên hệ đến Trung cộng từ xưa đến nay đem ra thanh toán. Những hệ tư tưởng, văn hóa, giáo dục, xã hội, kinh tế, chính trị, lịch sử …cái nào tốt, thích hợp, có lợi cho dân tộc thì để, cái nào xấu và bất lợi thì vứt đi ngay cả “tình hữu nghị 16 chữ vàng và 4 tốt”.

  9. NON NGÀN says:

    Ý NGHĨA CỦA YÊU CẦU THOÁT TRUNG VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÂN BIỆT VẤN ĐỀ XÃ HỘI VỚI CHÍNH TRỊ

    Thoát Trung là yêu cầu thoát khỏi mọi mặt lệ thuộc đối với Trung Quốc để nhằm bảo về sự độc lập dân tộc, sự tự chủ của đất nước, đó là ý nghĩa thiết yếu tự nhiên.
    Nhưng trước hết, đầu tiên nhất là phải cần phân biệt sự khác nhau giữ vấn đề xã hội và vấn đề chính trị.
    Ý nghĩa xã hội là ý nghĩa nhân văn của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Đây chính là xã hội dân sự theo bản chất tự nhiên, khách quan, thực tế nhất. Nói khác đi, đây chỉ là ý nghĩa của văn minh, văn hóa nói chung, không mang ý nghĩa hay bản chất chính trị theo nghĩa hẹp. Có nghĩa bất kỳ dân tộc, cá nhân nào trên thế giới đều có thể hay có quyền tiếp xúc, tiếp thu văn hóa chính đáng, giá trị của bất kỳ xã hội nào khác, bất kỳ đất nước, dân tộc nào khác. Đó là ý nghĩa giao lưu tự nhiên của lịch sử mọi nền văn minh của nhân loại, không phải riêng của nước nào, kể cả Trung quốc.
    Như thế, cần phân biệt văn minh, văn hóa dân tộc Trung hoa với chính trị từng giai đoạn của các nhà nước mọi thời của nhân dân Trung hoa.
    Bởi thế, tư tưởng, ngôn ngữ, văn hóa, văn học nghệ thuật mọi loại của dân tộc Trung hoa không có gì đáng dị ứng hay cần bài xích cả. Cũng có nghĩa đạo Khổng, đạo Lão, Bách gia chư tử của Trung Hoa ngày xưa luôn luôn là giá trị, là tinh hoa không phải chỉ của người Hán tộc mà còn là tinh hoa của toàn nhân loại, điều đó không nên kỳ thị, nghi ngờ, bài xích hay tỏ ra một thái độ tiêu cực, quá khích nào cả.
    Trái lại chính trị của TQ là điều hoàn toàn khác. Thời phong kiến quân chủ Trung Quốc, ông cha ta đã giữ vững sự thoát Trung vào những thời kỳ nước nhà tự chủ, độc lập. Các triều đại VN có thể giữ hòa khí, quà cáp (“cống nạp”) cho họ, nhưng không khi nào để họ xen vào chính trị nội bộ, tức quyền tự chủ, ngoai giao với các nước khác chung quanh của nước ta. Và mỗi khi họ đem quân xâm lược, nhất thiết ta phải đánh thắng, đuổi họ phải chạy về. Còn vạn bất đắc dĩ phải thua, các thế hệ sau đều tìm đường giải phóng, cưu nước.
    Nay trong thời hiện tại, việc thoát Trung lại là yêu cầu tái diễn. Bởi vì nói trắng ra, trong thế kỷ trước, do chủ nghĩa CS đã lan tràn trên thế giới, VN là có phần nào lệ thuộc ý thức hệ vào LX và TQ. Đó chính là bản chat hay đặc tính của CNCS. Khi đó bởi vì áp lực chính trị thực tế, mang tính quốc tế, kiểu anh em đồng chí một cách giả tạo hay đóng kịch. Nhưng cũng có thể vì lòng say mê chủ nghĩa quá đáng, đến độ mờ mịt, quên hết các thực tế tự nhiên của lịch sử, đất nước, dân tộc, vì một số người đứng đầu chính trị cứ nghĩ chủ nghĩa CS là giá trị tuyệt đối, lý tưởng tuyệt đối, mục đích tối hậu, đó đó việc cột chặt với LX như anh cả và TQ như anh hai trong đại gia đình QTCS là điều đã từng được một số người nào đó xưng tụng.
    Thế nhưng bây giờ lịch sử thế giới đã sang trang, lịch sử dân tộc không thể thụt lùi hay giậm chân tại chỗ được nữa. Bởi vì ý thức hệ hay bản thân học học thuyết Mác đã phơi bày ra cả mọi mặt yếu, mặt không thực tế, mặt sai hỏng và ảo tưởng của nó, nên hầu như cà thế giới CS cũ trước đầy đều bỏ cả. Thực tế đó cũng cho thấy lý do tại sao LX phải sụp dổ và tan rã, là vì CNM hoàn toàn không phải là chân lý khách quan khoa học.
    Ngày nay cả TQ và VN đều trở về kinh tế thị trường như mọi nước trên toàn thế giới.
    Và cũng ngày nay bản chất của TQ về mặt chính trị đã hoàn toàn lộ rõ chỉ là một tập đoàn bành trướng, nhằm cái lợi cục bộ cho riêng họ mà không phải là tình anh em, tình đồng chí thực chất gì cả. Việc họ chiếm biển đảo của ta (HS-TS), việc họ đặt giàn khoan trái phép, việc họ đã từng xua quân đánh qua biên giới Tây bắc của ta mà còn ngạo mạn cho rằng dạy cho VN bài học, việc họ kích động Khmer đỏ trước kia xâm lăng nước ta … cho thấy mọi tham vọng, giả tâm đế quốc của họ từ ngàn đời này là hoàn toàn không thay đổi.
    Như thế, để tránh mọi nguy hiểm rình rập trong tương lai đối với đất nước, để tránh mọi hiểm nguy và nhục nhã đối với dân tộc, yêu cầu thoát Trung và mặt chính trị là hoàn toàn cần thiết, cấp bách, hoàn toàn chính đáng.
    Còn nếu dư luận cho rằng một một số người cầm đầu của VN trước đây vào năm 1990 đã từng ký kết một văn kiện ý thức hệ với TQ để VN sẽ thành khu tự trị của TQ đến năm 2020 hầu bảo vệ CNCS Mác Lênin, không rõ thực hư thế nào vì nhà nước chưa bao giờ công bố hay thanh minh, cũng là một mối ngờ rất lớn của toàn dân. Cho nên ngày nay nếu hai ông Lê Đức Anh và Đổ Mười còn sống, cũng nên thanh minh, bạch hóa ra, nếu không để giống như kiểu Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng khiến tới khi ông ta đã chết rồi thì ngày nay để lại rắc rối bao nhiêu cho đất nước và dân tộc quả là một điều vô cùng đáng tiếc.
    Nên nói tóm lại thoát Trung chủ yếu và chính yếu là thoát Trung về mặt chính trị là ưu tiên hơn tất cả. Còn việc giao lưu xã hội, văn hóa, kinh tế giữa lịch sử hai nước, nhân dân hai nước Việt Trung thì thực chất hay thật sự chẳng phải điều gì ghê gớm để nghi ngờ hay làm rùm beng lên một cách vô lối không đâu cả. Bới dân tộc VN, mỗi người VN chẳng phải không thông minh để phân biệt đâu là tinh hoa, đâu là cặn bã, đâu là điều tốt, đâu là điều xấu, đâu là điều nguy hại, đâu là điều bổ ích nên cả hàng ngàn năm nay dân tộc ta vẫn ngang nhiên đứng vững về văn hóa, và ngày nay là chữ viết, có bao giờ bị đồng hóa hay hoàn toàn lệ thuộc gì vào TQ đâu. Và nghĩa vụ, trách nhiệm thoát Trung về mặt chính trị ngày nay là hoàn toàn thuộc về ĐCS, vào những người đang nắm quyền trong cả nước mà không phải do ai khác. Danh dự, giá trị, ý nghĩa lịch sử ngày này của họ đối với dân tộc, đất nước muôn đời trong tương lai chính là ở chỗ đó.

    THƯỢNG NGÀN
    (23/6/14)

    • Văn Dũng says:

      Văn hoá nào con người nấy,con người nào chính trị nấy. Tôi đã học được những ý trên đâu đó, xin được chia xẻ và cũng mong ông đừng khoán trắng việc (thoát Trung) cho CS, không được đâu!

      • NẮNG NGÀN says:

        CHIA SẺ

        Hoan hô chia sẻ cùng ta
        Hoan hô suy nghĩ quả là rất hay
        Nhưng mà thời buổi hôm nay
        Dân mình hỏi có cách nào đấu tranh ?
        Rõ ràng quyền lực rành rành
        Trong tay người nắm nên thành hư không !
        Vậy là chính trị viễn vông
        Quyền dân giành được mới hòng thực thi !

        GIÓ NGÀN
        (24/6/14)

  10. Thanh Pham says:

    Cám ơn Người

    Tôi xin cám ơn Người
    Vi Đức Hối Điếu Cày
    Việt Khang Võ Minh Trí
    Hoàng Vi Phạm Thanh Nghiên
    Bùi Minh Hằng Thanh Thủy
    Đinh Nguyên Kha Nhật Uy
    Minh Hạnh Nguyễn Phương Uyên
    Gia đình Huỳnh Thục Vy
    Cùng Trần Huỳnh Duy Thức
    Đoàn Huy Chương Quốc Hùng
    Nhà giáo Đinh Đăng Định
    Và bao nhiêu anh tài
    Chống bất công bán nước
    Chấp nhận cảnh tù đày
    Uy vũ bất năng khuất!

    Làm sao nói lên hết
    Lòng cám ơn bằng lời?
    Vận mệnh cả dân ṭộc
    Tùy thuộc vào các Người!

    Và tôi đã nghẹn lời
    Bọn Việt gian ác quỷ
    Đáng nguyền rủa ngàn đời
    Vì tiền chúng đánh đỉ!

    T.Phạm
    http://sangcongpha1.wordpress.com/

Phản hồi