WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sáu mươi năm chia cắt

imagesViết cho ngày 20 tháng 7 (1954-2014)
Với tin tức thời sự biển Đông hiện nay, nếu đất nước vẫn còn chia hai ngả Bắc Nam, có thể là giải pháp tốt đẹp nhất để đương đầu với tham vọng Trung Quốc. Chia cắt 54 quả thực là thảm họa, nhưng thống nhất 75 là còn khốn nạn hơn. Để hoàn thành công cuộc gọi là “Giải phóng miên Nam”, Việt Cộng đang phải trả nợ bằng cả núi sông. Vì câu chuyện thời sự hôm nay, chúng ta cùng nhớ lại chuyện hôm qua. 60 năm trước cũng vào ngày tháng này, người Việt di cư lần thứ nhất.

Tháng 7 năm 2014 có gợi nhớ cho người Việt tỵ nạn chúng ta một chút kỷ niệm nào không? Cách đây 60 năm vào tháng 7 năm 1954, Hiệp Ðịnh Genève chia đôi đất nước. Hôm nay, từ hơn nửa thế kỷ và một đại dương xa cách, xin có đôi lời ghi lại. Trước hết là một số sử liệu, nhắc lại một lần vào cuối cuộc đời.

Tháng 9-1945, Nhật đầu hàng Ðồng Minh, Thế chiến thứ II chấm dứt chính thức trên mặt trận Thái Bình Dương. Hồ Chí Minh lãnh đạo đảng cộng sản tuyên bố Việt Nam độc lập. Người Pháp trở lại Ðông Dương.

Ngày 19 tháng 12-1946, toàn quốc kháng chiến. Vào những ngày của mùa Thu khói lửa năm xưa, tất cả thanh niên Việt Nam đều đứng lên đáp lời sông núi. Phạm Duy đã viết lời ca như sau: Một mùa Thu năm qua, cách mạng tiến ra đất Việt, cùng ngàn vạn thanh niên vung gươm phá xiềng. Lúc đó tôi mới hơn 10 tuổi. Tuổi măng non thơ dại và hào hứng biết chừng nào. Vào thời gian này, không ai biết gì về quốc cộng. Người ta nói rằng: Khi cách mạng mùa Thu, anh 20 tuổi, anh không theo kháng chiến, anh không phải là người yêu nước. Và tôi là cậu bé con của trường Cửa Bắc, Nam Ðịnh cũng bắt đầu học bài học yêu nước nồng nàn.

Hà Nội tản cư, sinh viên học sinh gia nhập tự vệ thành mang dấu hiệu sao vàng tham dự vào trung đoàn thủ đô. Trong Nam các thanh niên tiền phong Sài Gòn cầm gậy tầm vông hợp đoàn chống Pháp.

Cho đến ngày nay, tất cả các vị cao niên 75 và 80 tuổi trở lên chắc hẳn còn nhớ rất nhiều về mùa Thu khói lửa năm xưa của thời kỳ 1946. Rồi tiêu thổ kháng chiến, rồi tản cư, rồi về Tề, biết bao nhiêu là ngôn ngữ đặc thù của cả một thời thơ ấu.

Ba năm sau, tháng 3-1949, vua Bảo Ðại từ Hương Cảng trở về. Bình minh của phe quốc gia mới bắt đầu nở hoa cay đắng trong vòng tay của quân đội Liên Hiệp Pháp.

Cuộc chiến vẫn tiếp tục trên toàn thể đất nước vào năm 1950. Một năm nhiều dữ kiện. Tháng giêng, Trung Cộng công nhận cộng sản Việt Nam. Tháng 2, Hoa Kỳ công nhận Việt Nam Quốc Gia. Tháng 3, Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp tại Ðông Dương. Tháng 6, toán cố vấn Mỹ đầu tiên đến Việt Nam.

Tiếp theo hai năm 1952 và 1953, cường độ chiến cuộc gia tăng mãnh liệt.

Rồi đến năm 1954 định mệnh. Tháng 5-1954, Ðiện Biên Phủ thất thủ, hội nghị Genève về Ðông Dương khai mạc. Tháng 6-1954, ông Ngô Ðình Diệm từ Mỹ về nước. Tháng 7-1954, Genève quyết định chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17, trên con sông Bến Hải giữa nhịp cầu Hiền Lương.

Và cái ngày định mệnh của cả dân tộc là ngày 20 tháng 7-1954. Anh, Pháp, Tàu v.v… ký vào hiệp ước cùng với phía cộng sản Việt Nam. Hoa Kỳ và Việt Nam quốc gia không ký.

Thủ tướng Pháp đương thời hứa với quốc dân là hiệp định phải ký xong nội ngày 20 tháng 7-1954. Họp bàn đến nửa đêm chưa xong. Ðồng hồ phòng nghị hội cho đứng chết lúc 12 giờ khuya. Tiếp tục họp đến sáng hôm sau. Ký xong rồi cho đồng hồ chạy lại. Ngoại trưởng Việt Nam là cụ Trần Văn Ðỗ khóc vì đất nước chia đôi ngay tại hội nghị.

Từ Hà Nội một số sĩ quan Quốc Gia Việt Nam cùng sĩ quan Pháp tham dự hội nghị Trung Giá để quy định việc đình chiến. Các đơn vị Pháp và tiểu đoàn khinh quân Việt Nam âm thầm rút khỏi Bùi Chu, Phát Diệm, Thanh Hóa, Nam Ðịnh để lại sự hoảng loạn đau thương cho nhiều giáo khu Việt Nam tự trị.

Tại miền Bắc, Pháp và phe quốc gia có thời hạn tập trung 80 ngày tại Hà Nội, 100 ngày ở Hải Dương và 300 ngày tại Hải Phòng. Tại miền Nam, bộ đội tập kết tại Hàm Tân 80 ngày, Bình Ðịnh 100 ngày và Cà Mau 300 ngày.

Ngày nay bao nhiêu người trong chúng ta còn nhớ đến thời kỳ tập kết ở miền Nam và di cư của miền Bắc. Bộ đội miền Nam trước khi ra đi đã phát động chiến dịch gài người ở lại nằm vùng và phong trào lập gia đình ồ ạt để hẹn ngày trở lại hai năm sau hiệp thương và tuyển cử. Trung úy Giao Chỉ tham dự hành quân tiếp thu Cà Mau thấy người cộng sản tập kết chào nhau với bàn tay xòe hai ngón hẹn gặp lại sau hai năm, kèm theo khẩu hiệu: Ra đi là chiến thắng, ở lại là vinh quang. Kháng chiến miền Nam ra Bắc để lại những người đàn bà mang bầu trong thôn xóm và súng đạn chôn sau vườn.

images47U0PW8S

Trong khi đó ở miền Bắc cộng sản cố sức cản đường không cho lính quốc gia di tản và ngăn chặn cuộc di cư vĩ đại từ tháng 8-1954. Nhưng phe Quốc Gia vẫn có đủ một triệu người ra đi.

Trung úy Vũ Ðức Nghiêm, tốt nghiệp khóa 1 Nam Ðịnh đã di cư vào Nam cùng đơn vị và gia đình lúc ông hơn 20 tuổi. Từ Phát Diệm, ông đi cùng Tiểu đoàn Khinh quân 711 về Hải Dương rồi rút về miền Nam.

Ðại úy Lê Kim Ngô di tản trường Công Binh từ Bắc vào Nha Trang và tham dự hành quân tiếp thu Bình Ðịnh. Cả hai ông Vũ Ðức Nghiêm và Lê Kim Ngô về sau đều có dịp trở về đất Bắc trong lao tù cộng sản trước khi qua định cư tại Hoa Kỳ.

Cũng trong đợt di cư theo gia đình công giáo, thanh niên Phạm Huấn 17 tuổi còn nhớ mãi về Hà Nội của tuổi hoa niên. Sau khi ký hiệp ước Paris, thiếu tá VNCH Phạm Huấn có dịp trở về trong phái đoàn chính thức để viết nên tác phẩm “Một ngày tại Hà Nội” vào năm 1973. Sau đó ông Phạm Huấn lại một lần nữa từ biệt Sài Gòn năm 1975. Ngày 7 tháng 7-2004, tôi và đại tá thiết giáp Hà Mai Việt vào thăm Phạm Huấn tại Nursing Home của bác sĩ Ngãi ở khu Tully, San Jose. Sinh năm 1937, người thiếu niên Hà Nội trở thành sĩ quan trẻ trung của Sài Gòn vẫn còn là vị cao niên trẻ nhất của Nursing Home. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm.” Phạm Huấn nói rằng nếu có ngày các ông lấy lại được Sài Gòn thì tôi cũng sẽ chơi một chuyến xe lăn về quê cũ. Ông qua đời tại San Jose và chưa một lần trở lại Việt Nam. Nhưng từ tháng 7-1954 cho tới tháng 7-2014 ngày tháng cũng xa rồi mà mộng ước cũng xa rồi. Phạm Huấn và nhà thơ Hoàng Anh Tuấn đều lần lượt ra đi từ San Jose bỏ cả mưa Sài gòn lẫn mưa Hà Nội. Cuối tháng 5-2014, Hà Mai Việt trở lại San Jose ra mắt tác phẩm Cỗi rễ cuộc chiến Việt Nam, khởi sự từ miền Bắc. Chẳng biết còn ai nhớ được nguồn cơn.

Năm 1954, có cô bé 15 tuổi lên máy bay một mình đi theo gia đình người bạn để vào Nam tìm tự do. Mồ côi mẹ, cha ở lại đi tìm con trai rồi kẹt luôn. Cô bé tên là Nguyễn Thị Chinh và sau này chuyến đi đã đem đến cho miền Nam một đệ nhất minh tinh gọi là Kiều Chinh. Chuyến đi của Kiều Chinh 1954 từ biệt Hà Nội đầy nước mắt chia ly trong tình phụ tử. Năm 1975, Kiều Chinh lại một lần nữa từ biệt Sài Gòn trong một chuyến bay trắc trở vòng thế giới giữa lúc thủ đô miền Nam hấp hối.

Và cũng vào năm 1954, một cô bé 9 tuổi Nguyễn Thị Lệ Mai xuống tàu di cư vào Nam. Sau này cô trở thành ca sĩ tiêu biểu của cuộc chiến lầm than, một đời lưu vong trong một kiếp trầm luân. Tên của người ca sĩ 40 năm hát rong trên khắp địa cầu là Khánh Ly. Tuần vừa qua cô về hát lần đầu trên sân khấu Hà Nội. Trải qua 40 năm là biểu tượng chống Cộng bằng ca từ hải ngoại, ngày nay cô đứng hát tình ca cho những khán giả chưa từng quen biết nhưng hết mực yêu thương.

Và cùng với Vũ Ðức Nghiêm, Lê Kim Ngô, Phạm Huấn, Kiều Chinh, Lệ Mai còn có Bùi Ðức Lạc cũng là thành phần Bắc Kỳ di cư đến tạm trú ở khu Phú Thọ Lều để đến 75 thì trở thành người di tản mang màu áo pháo binh Dù.

Năm 1972 trong nước mắt Hạ Lào, Bùi Ðức Lạc nghe Khánh Ly nức nở, đã nói rằng trận liệt mất đường về không phải vì Mỹ bỏ mà tại vì nhạc Trịnh Công Sơn.

Một người khác gốc Phát Diệm đã sớm trở thành dân di cư Hố Nai rồi chuyển qua vượt biên với một vợ 9 con tiếp tục bình tĩnh làm báo hàng ngày tại San Jose. Ðó là Ký Còm –Vũ Bình Nghi.

Tại sao miền Bắc lại di cư tỵ nạn? Tại sao miền Nam lại di tản vượt biên? Truyền thống của dân Việt là muôn đời sống với lũy tre xanh, với mồ mả tổ tiên, với làng xóm. Vạn bất đắc dĩ phải ra đi mang tiếng tha hương cầu thực nhưng rồi vài năm lại trở về. Quốc văn giáo khoa thư thủa nhỏ đã ghi rằng chỉ có chốn quê hương là đẹp hơn cả.

Trung úy Phan Lạc Tuyên khi tham dự hành quân tiếp thu tại Bình Ðịnh đã viết nên bài nhạc bất hủ. Anh về qua xóm nhỏ, em chờ dưới bóng dừa. Nắng chiều lên mái tóc, tình quê hương đơn sơ. Nhưng chính tại miền quê đơn sơ ở Bồng Sơn này suốt 20 năm chưa bao giờ yên tiếng súng.

Khi người cộng sản nổi dậy với một cuộc chiến toàn diện khốc liệt và quá độ đã triệt tiêu hoàn toàn mọi sự hòa giải trong tình tự dân tộc. Ðầu tiên là các dân thành thị, trí thức, tiểu tư sản và tôn giáo phải bỏ Kháng Chiến về thành. Tiếp theo là bỏ miền Bắc di cư vào miền Nam.

Năm 1954, người Bắc vào Nam đã đánh thức con rồng Sài Gòn tỉnh giấc. Qua những khác biệt ban đầu rồi chuyển đến thời gian hòa hợp. Miền Nam bắt đầu khởi sắc từ ẩm thực đến văn chương báo chí. Từ văn nghệ đến kinh doanh. Và sự hòa hợp không hề có biên giới.

Ðại úy Lê Công Danh, gốc công tử Cần Thơ đứng đón di cư ở bến nhà Rồng đã bế luôn cô Bắc Kỳ nho nhỏ tóc demi garson về làm áp trại phu nhân.

Trung úy công binh Nghiêm Kế, dân chơi Hà Nội phải lên tận Biên Hòa xứ Bưởi cưới cô Bé về làm chính thất, sống 20 năm ở các trại gia binh với 8 đứa con lần lượt ra đời.

Trung úy Giao Chỉ đi chiến dịch Ðinh Tiên Hoàng phải xuống tận Rạch Giá để rước về người đẹp xứ Kiên Giang. Sau hơn 50 năm tình cũ, chàng mới nhận ra rằng không phải chỉ Ðà Lạt mới có hồ than thở, mà ở miền Hậu Giang cũng có khá nhiều.

Những ông sĩ quan trẻ Bắc Kỳ xấp ngửa vào Sài Gòn đều đem về mỗi ông một cái hồ than thở. Qua đến Hoa Kỳ nàng vẫn còn than thở qua Cell Phone…

Sau những đoạn trường 1954, thì tiếp đến câu chuyện tình Bắc duyên Nam trên mọi lãnh vực. Tất cả cùng nhau xây dựng xong nền Cộng Hòa với một đạo quân đẹp đẽ biết chừng nào.

Cho đến năm 1975 và rồi đến tận ngày nay là 2010, người Việt vẫn tiếp tục bỏ nước ra đi. Từ di tản đến vượt biên, vượt biển, đoàn tụ, HO, con lai.

Tại sao chúng ta lại rời bỏ quê hương?
Một lần đi là một lần vĩnh biệt.
Một lần đi là hết lối quay về.

Năm 1954, khi ra đi dân Bắc Kỳ di cư ít có hy vọng trở về chốn cũ. Bài ca “Hướng về Hà Nội” được hát nỉ non suốt ngày đêm trên Radio. Cho đến khi chính phủ sốt ruột phải ra lệnh cấm. Những cánh bưu thiếp liên lạc Bắc Nam rời rạc được một vài tháng rồi cắt đứt sau hai năm xa cách.

Qua thập niên 60, Hà Nội mở đường dây Ông Cụ, đưa cán bộ vào Nam xây dựng hạ tầng cơ sở và dựng nên cuộc chiến mà ngày nay chính cựu đảng viên cộng sản Dương Thu Hương cũng nhận xét là một cuộc chiến sai lầm, hy sinh quá nhiều sinh mạng và tiềm lực của cả hai miền đất nước.

Hôm nay, nhân dịp ghi dấu 60 năm cuộc hiệp định Genève chia đôi đất nước, chúng ta cùng suy ngẫm về dòng sinh mệnh đã đưa đẩy người Việt lưu vong. Sẽ không thể có được câu trả lời coi như là chân lý cho một vấn nạn lịch sử.

Trong cuộc sống hàng ngày, biết bao nhiêu là điều bí ẩn không hề có đáp số. Tại sao có người hạnh phúc và có người đau khổ? Tại sao có người bị hy sinh và có người tồn tại? Tại sao có người thành công và có người thất bại? Những ngày tháng lịch sử như 20 tháng 7, như 30 tháng 4 chỉ là những dấu ấn trong dòng sinh mệnh của một dân tộc, của một cộng đồng. Ðó là ngày của cay đắng nở hoa.

Mới đây các quốc gia văn minh nhất của nhân loại Tây phương kể cả Nga, Ðức, Anh, Pháp, Canada, Úc, Mỹ và nhiều nước khác cùng dự lễ kỷ niệm 60 năm đổ bộ Normandie. Bây giờ chúng ta cũng là công dân của một xứ sở văn minh là Hoa Kỳ, hãy cùng nhau nhớ về ngày lịch sử 20 tháng 7 của 60 năm về trước, ghi dấu lịch sử là một cách hành xử của con người văn minh.

Một lần nữa xin nhắc lại 20 tháng 7-1954, 60 năm về trước hiệp định Genève chia đôi đất nước. Một triệu người miền Bắc di cư vào Nam. Tại sao người Việt lại rời bỏ quê hương? Câu hỏi đó dành cho quý vị.

Tiếp theo từ 30 tháng 4-1975 cho đến nay, trên hai triệu người Việt lần lượt ra đi. Tại sao người Việt lại rời bỏ quê hương? Câu hỏi đó cũng dành cho quý vị.

Tại sao quý vị lại ra đi? Và trong kỳ tới, chúng tôi trở lại với một đề tài khác.

Tại sao lại trở về? Tại sao lại không trở về? Trở về quê hương. Câu hỏi cho cả đời người. Câu hỏi cho cả một thế hệ. Điều này có đúng với người Việt lưu vong hay không?

Nhà thơ Ðỗ Trung Quân đã viế
“Quê hương, mỗi người có một
Như là chỉ một mẹ thôi…”

Điều này có đúng với người Việt lưu vong hay không?

Hay là như Vũ Hoàng Chương đã than thở:
“Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh.”

Có thực sự đau thương như vậy không?

Chúng ta ra đi đem theo quê hương, hay là chúng ta ra đi bỏ lại quê hương? Với con đường an cư lạc nghiệp ở xứ này, phải chăng chúng ta đang sống hạnh phúc với quê hương mới?

Giáo sư Elie Wiesel, người Mỹ gốc Do Thái sinh trưởng ở Romania, nạn nhân của nạn diệt chủng Holocaust được cứu sống lúc 16 tuổi. Nhập tịch Hoa Kỳ năm 1963. Ðoạt giải Nobel về Hòa Bình năm 1986, Ông đã nói rằng: “Nơi nào tôi sống có tự do và hạnh phúc, nơi đó chính là quê hương.”

Xin đón coi và tham dự văn nghệ 60 năm, đêm giã từ Hà Nội, chủ nhật 20 tháng 7-2014 tại San Jose

© Giao Chỉ
© Đàn Chim Việt

10 Phản hồi cho “Sáu mươi năm chia cắt”

  1. Nhàn đàm says:

    Vì sao bỏ nước ra đi! vì sao vật vạ xứ người có quê hương mà không dám về! bởi cái tôi quá lớn, bởi lúc nào cũng tưởng ta đây phi thường, ta đây chính nghĩa, ta đây vì nước một đất nước cộng hòa… nhưng khi quan thầy bỏ của chạy lấy người thì những “ta đây” mỏ đã há toác mà chẳng có ai bón cho ăn, đói cái bụng nhưng cái tay không biết làm cái chân không biết bước, cái đầu không biết nghĩ… nên phải bỏ xứ tìm quan thầy mà bám. Đã bỏ nước đi rồi thì cái tự ái to đùng cản bước nên sáu bảy mươi năm dè dặt chẳng dám quay về. Chỉ đôi lúc nghĩ đễn cố hương, nghe lòng trống vắng lại khơi mấy chuyện nghe đồn về cộng sản của ngày trước ra mà hù nhau khiến ai có muốn cũng chẳng dám về. Rồi ngày một ngày hai bỏ xác xứ người, thế là tiệt một lớp người vì cái tôi to đùng ôm hận để đến nỗi làm ma cũng chẳng thể về nhà. Thế thôi! ai bắt các người ra đi, ai không cho các người trở về! chỉ bản thân mấy người tự hù nhau nên tự chịu. Có than khóc cũng chẳng người xẻ chia

    • Chân Tình says:

      Tôi ra đi chỉ vì không chịu nổi cái chế độ CS lừa dối nhân dân, bóc lột đến tận xương tủy người lao động và hành xử như những tên côn đồ khát máu. Động cái gì là “tiền”, không thì cũng bị “quyền” đè bẹp. Có lẽ chỉ có không khí là không nhốt lại được để thu phí họ đành chịu, chứ nếu không, chắc cũng sẽ bị bọn quan lại bắt dân phải đóng cả phí để thở. Ra ngoài rồi tôi mới thấy thương cho đồng bào tôi. Họ sống như những con chó trong dây xích cổ của ĐCSVN, bảo đi là đi, bảo nằm là nằm, cho sủa mới được sủa, bắt ị đúng chỗ, cho ăn đúng giờ…. Nếu sủa ko đúng chỗ là…ăn đá.
      Tôi cùng rất nhiều người khác không có cơ hội để biết cảnh di cư 54, hay di tản 1975, mà chỉ được nghe kể. Nhưng chúng tôi bỏ quê hương, vượt biên bằng nhiều con đường khác nhau sang Đông Âu không chỉ vì tiền như người ta nghĩ. Chúng tôi không thể chịu đựng được sự ngột ngạt vì cảnh tham nhũng, hành dân, chèn ép đủ kiểu của đám quan chức chính quyền từ thấp tới cao, nên quyết tìm đường ra đi và không bao giờ muốn trở về, nếu chế độ này không thay đổi. Có lẽ những người trẻ như chúng tôi không quá nặng lòng với chốn cũ, nên cứ ở đâu có cuộc sống Tự do, ấm no, hạnh phúc, ở đó sẽ là Quê hương. Còn nếu trở về để chung sống với loại người như tên Nhàn Đàm ngu ngốc này. để phải cúi đầu, bợ đít Tầu Khựa, làm thân nô lệ, mang danh bán nước ô nhục thì tôi thà làm kẻ Tư do lang bạt kỳ hồ, tứ hải huynh đệ đều là anh em còn hơn.

  2. Đoàn Cận Huy says:

    Chỉ có hai chọn lựa ít oi và đau khổ cho Thanh niên VN thời ấy; Theo Cộng hay Theo Pháp. Nếu có sự chon lựa thứ ba là không theo Cộng mà cũng không theo Pháp thì VN đã không như hôm nay…

  3. Thanh Pham says:

    Buồn Nôn

    Vì tiền, họ đánh đĩ
    Sẵn sàng vô liêm sĩ
    Nói những lời buồn nôn
    Đâm sau lưng chiến sĩ!

    Nguyễn Cao Kỳ Phạm Duy
    Cả một lũ thô bỉ
    Rồi lần lượt Khánh Ly
    Đi bưng bô cộng phỉ!

    Nói lời gì với chúng?
    Nếu không phải chửi thề
    Không thể nào dung túng
    Hỡi người di tản buồn

    Vì tiền chúng đánh đĩ!

    T.Phạm
    http://sangcongpha1.wordpress.com/

  4. Thanh Pham says:

    Thân tặng những người Sài Gòn cũ.

    Sài Gòn

    Tôi trở về Việt Nam
    Sau năm bảy mươi lăm
    Sao ngỡ ngàng xa lạ?
    Tôi như người vô tâm!

    Thành phố nầy và tôi
    Cả một quãng đời dài
    Ngay những ngày hấp hối
    Tôi không đành chia tay!

    Bây giờ sao hờ hững
    Đây Sài Gòn của tôi?
    Tên nghe chừng lạ quá
    Hồ Chí Minh, thôi rồi!

    Đây quê hương thân yêu
    Đây thành phố mỹ miều
    Giờ nghe sao trống vắng
    Vì trong tôi cô liêu!

    Ngoại tôi giờ đã mất
    Ba má tôi không còn
    Chung quanh toàn xa lạ
    Không tình người, Sài Gòn!

    Cũng chỉ vì cộng sản
    Hủy diệt cả giống nòi
    Giờ chỉ là dĩ vãng
    Sài Gòn tôi đâu rồi?

    T.Phạm
    http://sangcongpha1.wordpress.com/

  5. Hi x Pham says:

    Ngai nay hoi tai sao nguoi Viet bo nuoc Viet ra di ? Cac ngai khac thi toi khong biet ly do. Doi voi toi vi
    giac Cong xam chiem nuoc VNCH to ra qua co tan ac, xao tra noi mot dang lam mot neo giet dan Viet,
    pha nuoc Viet theo dung ton chi cua ngai Mao ngai Ho, dang buon nua co qua nhieu ke dau mat an com
    “QG” mien Nam tho con ma giac Cong a tong, than kien the nguy than tau vay thoi de hieu do ngai.

  6. Chót lỡ nghe lời Việt cộng says:

    “…người cộng sản tập kết chào nhau với bàn tay xòe hai ngón hẹn gặp lại sau hai năm ” – Tác giả: Giao Chỉ .

    “Sáu năm hoạt động của chánh phủ” – Tác Hồ Đắc Huân: Phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa đã chuyển cho Ủy Hội Quốc -Tế 13.015 lá đơn xin can thiệp cho 13.843 người bị Việt Cộng ép buộc tập kết ra Bắc. Việt Minh khuyến dụ các cán binh tập kết ra Bắc để gia đình vợ con ở lại trong Nam, hứa hẹn 2 năm sẽ trở về. Sau hai năm, tin trở về vẫn biệt tăm. Họ làm đơn kiện đòi chồng đòi con, yêu cầu Ủy Hội Quốc tế can thiệp.

  7. VC tuyệt vọng cố níu kéo dân says:

    “Trong khi đó ở miền Bắc cộng sản cố sức cản đường không cho lính quốc gia di tản và ngăn chặn cuộc di cư vĩ đại từ tháng 8-1954″. Tác giả: Giao Chỉ

    +++“Di tản và Định cư Tị nạn 1954” – Giáo sư Lê Xuân Khoa : Một số những vi phạm trầm trọng của Việt Minh như :

    - Gây hoang mang lo sợ trong đầu óc những người muốn di cư vào Nam bằng cách phao các tin đồn như : Pháp bắt dân vào làm phu đồn điền cao su, đàn bà bị hãm hiếp, trẻ con bị đem đi bán, giặc Pháp và Mỹ hung ác trả thù Việt Nam bằng cách đổ người xuống biển khi tàu ra tới ngoài khơi, v.v… Đối tượng của việc tuyên truyền này là dân nghèo và ít học.

    - Không cấp hoặc trì hoãn việc cấp giấy phép di chuyển cho những người ở trong vùng do Việt Minh kiểm soát.

    -Ngăn cấm hoặc làm khó dễ việc bán nhà cửa, ruộng nương của những người chuẩn bị ra đi.

    - Dọa sẽ bắt giữ hay ngược đãi thân nhân còn kẹt lại của những người ra đi.

    - Không cung cấp phương tiện chuyển vận và gây cản trở cho việc di chuyển của dân di cư trên đường bộ cũng như đường thủy. Hành hung người ra đi ở các bến xe, nhà ga hay bến tàu.

    - Kiếm cớ bắt giữ chủ gia đình để điều tra hay bắt cóc trẻ em trong gia đình khiến cả nhà phải ở lại.

    - Giật mìn hay nổ súng vào các xe cộ, bắn phá hoặc đánh chìm những tàu thuyền chở người tị nạn.

  8. Hi x Pham says:

    Mong ngai tra loi truoc cong luan nhe, khong ai vu khong cho ngai dau nhe. Ngai nen than trong dung
    de nhung thieu sot co tinh de dau doc lu tre chung toi la cong cua ai do phat dong chong Phap roi chong My day.

  9. Hi x Pham says:

    Ngai nay viet hinh nhu ca tung toan quoc khang chien chong Tay, khong biet ngai co biet ai da ky giay cho
    tay tro lai vao Hai phong roi Hanoi roi bay dat khang chien chong Tay. Do la tro bip ma ngai chang viet,
    chang noi. Co phai ngai a tong voi ai do de bip chung toi khong ?

Leave a Reply to VC tuyệt vọng cố níu kéo dân