WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhìn lại sử liệu viết về Nguyễn Huệ Quang Trung và Gia Long Nguyễn Ánh[1]

Mới ðây, bạn bè có gửi cho tôi một bài viết của cố giào sư Trần Quốc Vượng nhan ðề: Mấy vấn ðề về vua Gia Long. Bài tham luận của gs Trần Quốc Vượng ðược viết cho một buổi Hội thảo tại TP Hồ Chí Minh vào nãm 1996. Nhưng do liên quan ðến quan ðiểm chính trị mà buổi hội thảo bị bãi bỏ và bài của gs Trần Quốc Vượng cũng chưa ðược ðãng lần nào.
Theo gs Vượng, quan ðiểm sử học của Hà Nội là phủ ðịnh sạch trơn(table rase) về thời Nguyễn và nhà Nguyễn.
Bài viết của gs Vượng phù hợp quan ðiểm của tôi là cần nhìn lại về Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh!! Bài tham khảo của tôi chắc hẳn ðã từng gây sốc và sẽ gây sốc, làm phiền lòng nhiều người vì ðụng chạm ðến những ðiều không ðược phép ðụng chạm!! Biết làm sao ðược. NVL

Lịch sử bao giờ cũng ở số nhiều.

Vì thế có thứ lịch sử của kẻ cai trị, kẻ cầm quyền và nhất là thứ sử của kẻ cầm bút mà ðôi khi họ chỉ là thứ cung vãn. Trong các chế ðộ tài ðảng trị bây gìờ thì nhà sử học bị liệt vào hạng vãn nô. Chẳng hạn như trường hợp sử gia Dương Trung Quốc mà Tưởng Nãng Tiến ðã nêu tên trong một bài viết mới ðây của anh.

Trong khi đó, lịch sử lại chỉ có thể xảy ra duy nhất một lần.

Phần còn lại của lịch sử được viết đi, viết lại nhiều lần tùy theo mỗi người và tuy theo mỗi thời kỳ.

Trong lịch sử Việt Nam có hai nhân vật lịch sử cách ðây hơn 200 nãm, người này người kia ðã làm nên vận mệnh lịch sử Việt Nam là Tây Sơn Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh Gia Long. Vóc dáng và sự nghiệp của họ ðã ðược huyền thoại hóa, ðược vinh danh hoặc ðã bị bôi nhọ và bị người ðời nguyền rủa tùy theo ngòi bút của các người viết sử.

Vấn đề ở đây là có một thứ lịch sử của những nhân vật lịch sử hay là thứ lịch sử của những người viết sử? Muốn nhìn lại chân diện những nhận vật lịch sử này quả thực không dễ. Một phần phải xóa đi những lớp bụi thời gian đã đóng rêu, đóng mốc đến mọc rễ trên họ. Một phần phải bỏ đi những định kiến đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người như một thứ chân lý, sự thật hiển nhiên.

Đó là hai công việc đồng thời phải làm.

Chẳng những phải xóa bỏ thần tượng trong sách vở, xóa bỏ những đám mây mù tài liệu và hơn tất cả, xóa bỏ thần tượng trong đầu mỗi người mà công việc ấy gần như thể là một công việc tẩy não.

Và nhiệm vụ của sử học không thể câu nệ chỉ căn cứ vào sự đồng tình ít hay nhiều của người đời rồi cứ thế trôi theo. Bài viết này mong trả lại được công đạo cho sự thật và một cách gián tiếp giải trừ một số huyền thoại về Tây Sơn Nguyễn Huệ và trả lại công đạo cho Nguyễn Ánh dựa trên một số công trình của các nhà nghiên cứu chuyên ngành về sử.
Người viết cùng lắm chỉ làm công việc thông tin qua những kiến thức sử của các vị chuyên ngành viết sử.

1. Có sự chênh lệnh quá ðáng về số lượng tài liệu viết về Tây Sơn

Người viết nhận thấy có một sự thuận lợi rõ ràng về số lượng tài liệu viết về Tây Sơn và sự bất lợi vì quá ít tài liệu viết về phía Nguyễn Ánh. Số lượng chênh lệch về tài liệu có một ý nghĩa gì? Phải chăng những người viết sử chạy theo số đông như về hùa? Hay viết với nhiều cảm tính?

Ðộng cơ nào ðã thúc ðẩy họ viết như thế? Có thể ðộng cơ chính trị là chính yếu.

Hiểu ðược những ðộng cơ thúc ðẩy họ viết là hiểu ðược một phần sự thật. Chẳng hạn cộng sản Hà Nội trước ðây ðã hết lời ca tụng Tây Sơn nhằm lợi dụng Tây Sơn. Nhưng phía các nhà viết sử Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 cũng phần ðông bốc Tây Sơn thì do ðộng cơ nào?

Phía tài liệu sử nhà Nguyễn, ngoại trừ một số sách sử của triều Nguyễn viết một cách chính thức như Ðại Nam chính biên liệt truyện, Ðại Nam Thực lục tiền biên và chính biên viết theo lối biên niên. Ðây là số lượng tài liệu ðồ sộ, nhưng lại không dễ ðược tiếp cận và nay dù ðã dịch từ Hán ra Việt cũng không mấy người có ðể ðọc.

Người viết đọc các tập tài liệu này, măc dầu có những khuyết điểm không tránh được như sự rườm rà, quá chi ly từng sự việc, nhưng rõ nét tính chính thống.

Không thể phủ nhận tinh thần công tâm, nhân cách các nhà viết sử biên niên triều Nguyễn. Tất cả trên dưới gồm 30 vị.
Nhiều sự kiện lịch sử nay vẫn có giá trị sử học vô giá.

Ngoài thứ chính sử đó ra thì hầu như không có mấy ai “ở ngoài luồng” sau này để công sức viết đến nơi đến chốn về 100 năm nhà Nguyễn Gia Long.

25 nãm Nguyễn Ánh nằm gai nếm mật lao ðao. Ông vào sinh ra tử. Và gần 100 nãm dòng họ ngồi ở ngôi báu.

Biết bao điều để phải nói, phải viết.

Không lẽ chúng ta lại phải ngồi đợi một nhà sử học ngoại quốc nào đó lò mò để cả đời ra viết hộ chúng ta?

Triều đại Tây Sơn ngắn ngủi mà đều là những năm bận rộn với chinh chiến. Liệu Tây Sơn đã thực sự làm được gì? Vậy mà người ta có thể ngồi “vẽ ra” nào là về chính tri, ngoại giao, chính sách về tôn giáo, tiền tệ, v.v… và v.v…và ngay cả văn học thời Tây Sơn nữa.

Trong khi nhà Nguyễn phải mất 88 năm mới biên soạn xong bộ Đại Nam Thực Lục mà số người đọc được đếm trên đầu ngón tay! Vì những sách này lại rất khó đến tay người đọc vì phần đông dân chúng không biết chữ Hán.

Cho nên đối với phần đông dân chúng vì không được đọc chính sử nhà Nguyễn nên chỉ nghe nói về sử hơn là đọc sử. Biết về Nguyễn Ánh phần đông chỉ là nghe lời đồn hơn là đọc sử. Đây là điều bất lợi không nhỏ cho Nguyễn Ánh Gia Long bị bao vây bởi một thứ sử dân gian, truyền miệng. Làm thế nào bịt miệng dân gian?

Tư liệu viết về Quang Trung ðã nhiều lại viết một cách thiên lệch.

Hiện tượng tài liệu sử viết về Quang Trung lấn lướt tài liệu viết về Nguyễn Ánh là điều có thực. Có thể nó bắt đầu kể từ khi Trần Trọng Kim, một sử gia Việt Nam dưới thời chính phủ Bảo Đại viết bộ sử Việt Nam Sử lược với một cái nhìn mới về vua Quang Trung.

Nó ðã mở ðầu cho một trào lưu viết sử về Quang Trung với nhiều hào quang, với nhiều danh xưng tán tụng như “anh hùng áo vải, anh hùng dân tộc dựng cờ ðào, Cách mạng nông dân Quang Trung Nguyễn Huệ và Napoleon, nhà ngoại giao xuất sắc, Nguyễn Huệ với chiến lược con người vv,,

Nói không quá đáng là có sự hình thành một dòng Văn sử học viết về Tây Sơn.

Đồng ý phải nhìn nhận ở một mặt nào đó, đôi khi một dân tộc cũng cần được nuôi dưỡng bằng một số hào quang lịch sử như thế chấp cho sự tầm thường và kém cỏi của đời sống.

Sức quyến rũ về hình ảnh một Quang Trung anh hùng làm nức lòng mọi người, khơi dậy tình tự dân tộc phải chăng cũng là một điều cần và đủ.

Nhưng liệu nó có thể thay thế cho sự trung thực của sử học?

Duyên Anh ðã có lần viết mơ ðược làm Người Quang Trung. Từ ðó, nhiều giới trẻ trong Nam trước 1875 cũng mơ như thế!!

Tài liệu sử viết về Quang Trung nhiều đã đành. Cạnh đó, thơ văn, kịch nghê, sân khấu, tiểu thuyết, sách giáo khoa, tên các địa danh, ngay cả các lễ hội đã dành một chỗ cao cho “người anh hùng áo vải”.

Phải chăng có một thứ sử học, văn học và văn hóa Quang Trung thấm đẫm tình tự dân tộc, đất nước, con người theo cái tinh thần chúng ta sống với thời đại của những người anh hùng?

Và cứ thế tiếp nối sau đó có cả hơn một ngàn tài liệu sách vở viết về Quang Trung. Cuốn sách viết về Tây Sơn được một số nhà viết sử tham khảo rộng rãi là cuốn của Hoa Bằng: Quang Trung, Nguyễn Huệ, anh hùng dân tộc 1788-1792, Sàigòn,1958.

Tựa đề sách coi Tây Sơn là anh hùng như một khẳng định vị thế của Quang Trung trong lịch sử và nhất là trong lòng người.

Nguyễn Phương với cuốn Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn, Sài Gòn, Khai Trí, 1967

Người ta có thể đồng ý với nhau là tài liệu viết về Quang Trung thì nhiều. Nhưng phải chăng viết giống nhau cũng nhiều.
Trong đó có nên nhìn nhận tính chất viết nhái và thời thượng có phần trổi bật không?

Người trước viết thế nào thì người sau viết lại như thế. Nó chẳng khác gì khi có phong trào “thời thượng triết hiện sinh” sau này.

Phải chăng có một phong trào, một sùng bái Tây Sơn?

Ở miền Nam, tập san Sử Địa là “ấn tượng và biểu tượng” nhất của phong trào này cũng đã trôi theo một dòng chảy “thời thượng” Tây Sơn. Trong đó Tập san Sử Địa đã dành ba số chủ đề bàn về Tây Sơn.

Ý hướng thiện chí thì có. Nhưng nay đọc lại thấy một số bài tham khảo viết dựa trên những kiến thức “định sẵn”, phần biện luận một chiều được chú trọng nhiều hơn phần tài liệu sử.

Đây là tính chất đặc biệt của các cây viết sử Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 và có thể cả sau 1975 viết trong tình trạng thiếu tài liệu. Càng thiếu tài liệu thì càng biện giải thay vì trưng dẫn tài liệu.

Đã thế, cách viết, cách chọn tài liệu, nhất là phong cách, ngôn ngữ xử dụng cho người đọc bây giờ có cảm tưởng một số vị ấy tránh những tài liệu xem ra bất lợi về Tây Sơn.

Đó là lối viết sử viết một chiều. Đó cũng là tính chất đặc biệt của một số người viết sử mà đôi vị dù viết rất cảm tình, rất thiên lệch, phong cách viết, ngôn ngữ xử dụng đọc thấy “tự cao” ngoài khuôn khổ mà vẫn tự khoác cho mình vai trò sử gia viết trung thực.

Vì thế nói chung trong các bài tham khảo ấy, hầu như không có mấy bài chú trọng ðến tài liệu sử Trung Hoa ðời Càn Long. Cũng ít chú trọng ðến các tài liệu do phía người Pháp qua những phúc trình và thư từ của các giáo sĩ thừa sai gửi về cho gia ðình hoặc tu hội của họ. Tài liệu này dài ðến mấy ngàn trang mà một phần dành cho Việt Nam.

Ngày nay, ai muốn ðọc ðều dễ dàng tham khảo. Nhan dề là: Choix des lettres Edifiantes, Ecrites des missions Etrangers.

Tôi nhận thấy các nhà viết sử Hà Nội chẳng những không xử dụng tài liệu của nhà Thanh mà cũng không thấy ai trích dẫn những lá thư thừa sai cũng như Bulletin des amis du vieux Hue. ( Viết tắt là B.A V.H). Những tài liệu này ðã ðược người Pháp cho dịch ra tiếng Việt. Chỉ riêng mình Leopold Cadiere ðã viết khoảng 250 bài liên quan ðến Việt Nam.

Chẳng lẽ những tải liệu này ðều vô giá trị cả sao?

Những tài liệu này ngoài tính chất quý báu là cái nhìn tại chỗ và không bị chi phối nhiều về phe phái chính trị hẳn là có ưu điểm nói lên một phần sự việc đã xảy ra.

Bà Ðãng Phương Nghi người ðầu tiên dịch các tài liệu sang tiếng Việt như hai tài liệu: “Vài tài liệu mới lạ về những cuộc Bắc tiến của Nguyễn Huệ, Sử Ðịa số 9-10, 1968, tr94-243 và “Triều ðại vua Quang Trung dưới mắt các nhà truyền giáo Tây Phương”, Sử ðịa số 13, Sàigòn 1969, tr.143-180.

Tài liệu ðã hiếm hoi. Nhưng có một số tài liệu “ðầu tay”, ðầu nguồn cùng thời với sự kiện lịch sử như thế này thì lại úy kỵ không dùng. Riêng người viết bài này thì ngược lại không khỏi ngạc nhiên và thích thú khi ðọc sấp tài liệu này.

Phải đọc để thích thú với những sự kiện lịch sử về người, về việc cách đây trên hai thế kỷ. Nó diễn ra như thật trước mặt.
Vậy mà ngay phần ðông người viết sử miền Nam hình như tránh né, ít xử dụng các loại sử liệu của các thừa sai Pháp. Phải chãng vì nó trình bày những “bất lợi”cho Tây Sơn.

Xem ra nhiều nhà viết sử dị ứng với kho tài liệu này? Phải chăng vì nội dung của chúng đi ngược với những kiến thức sử quen thuộc, hay nội dung đụng chạm đến thần tượng Quang Trung mà họ đã trót tô vẽ?

Có người như Vũ Ngư Chiêu không ngần ngại xếp chúng vào loại tài liệu “lời đồn” hay “nghe kể”.

Hoặc cho rằng các nhà truyền giáo này không có ý định viết sử. Hoặc họ có lập trường chính thống ngả theo ủng hộ Nguyễn Ánh thay vì “tiếm vương” Quang Trung.

Nhưng, theo người viết, chính vì họ không có ý ðịnh viết sử, mà ðiều họ viết chỉ kể lại nên về mặt sử liệu lại rất sử hơn ai hết!!

Vì thế, đấy vẫn là thứ tài liệu đầu nguồn, trực tiếp bằng sự có mặt của họ như một nhân chứng sử.

Sự kiện họ là nhân chứng là điều quan trọng nhất. Cùng lắm, ta dùng chúng với sự thận trọng như bất cứ tài liệu sử nào.
Xin nêu ra ở đây như một bằng chứng là những vấn đề như chiến dịch Tây Sơn đánh ra Bắc cũng như lịch sử nhà Tây Sơn trong hơn 40 số Tập San Sử Địa với rất nhiều giới hạn tài liệu.

• Chủ đề thứ nhất: Đặc Khảo về Quang Trung. Trong đó có đến 4 bài viết của Tạ Chí Đại Trường như: Vai trò của Nguyễn Huệ trong chế độ quân chính của Tây Sơn – Góp thêm về phổ hệ Tây Sơn v.v… Hoàng Xuân Hãn đóng góp với bài: Việt Thanh chiến sử theo Ngụy Nguyên, một sử gia Trung Quốc đời Thanh. Tạ Quang Phát với bài: Vua Quang Trung qua chính sử triều Nguyễn. Nhưng một tài liệu không thể bỏ qua được của bà Đặng Phương Nghi trích và dịch ra từ Văn khố Âu Châu bao gồm các thư: Lettres Édifiantes et Curieuse của Gia Tô Hội.

• Chủ đề thứ hai được thực hiện ngay năm sau, tháng1-3, năm 1969 để kỷ niệm: Kỷ niệm chiến thắng Xuân Kỷ Dậu, Đống Đa. Tạ Chí Đại Trường như thường lệ có bài: Đống Đa, mâu thuẫn văn hóa vượt biên giới. Hoàng Xuân Hãn với Bắc Hành Tùng Kí. Nguyễn Nhã với: Tài dùng binh của Nguyễn Huệ. Đăng Phương Nghi dịch: Triều đại Quang Trung dưới mắt các nhà truyền giáo Tây Phương.

• Chủ đề thứ ba số tháng 1-3, 1971: 200 năm Phong Trào Tây Sơn với các bài của Hoàng Xuân Hãn: Phe chống đảng Tây Sơn ở Bắc với tập “Cử Trung Ngân”. Việc mất đất 6 châu Hưng Hóa của Nguyễn Toại. Những ngày tàn của Tây Sơn dưới mắt giáo sĩ Phương Tây, bản dịch của Nguyễn Ngọc Cư (tài liệu Nha Văn Khố Pháp do bà Đặng Phương Nghi để lại trước khi bà sang Pháp dạy học ở Đại học Sorbonne).

Trong cả ba số chủ đề trên, sự đóng góp của Tạ Chí Đại Trường là nhiều và trổi bật. Nhưng sự đóng góp của ông Hoàng Xuân Hãn và bà Đặng Phương Nghi trong cách nhìn mới, tìm tòi nhiều tư liệu là đáng kể hơn cả.

Ít ra hai người đã mở ra một hướng nghiên cứu sử học như mở một cái lối đi trong khu rừng rậm.

Phía các người viết sử miền Bắc

Phần các nhà viết sử miền Bắc xem ra “ði trước” các nhà viết sử trong Nam. Họ gán cho Tây Sơn những vai trò “cách mạng” ði trước cả Mác-Lênin. Và phải chãng Tây Sơn là ông tổ của cuộc cách mạng XHCN? Người ta ðọc ðược các bài viết sau ðây về Tây Sơn, Nguyễn Huệ:

- Xã hội Việt Nam trong thế kỷ XVIII và những phong trào nông dân khởi nghĩa.

- Đánh giá cuộc cách mạng Tây Sơn và vai trò lịch sử của Nguyễn Huệ.

- Nguyên nhân thành bại của cuộc cách mạng Tây Sơn.

- Cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn qua một ít bức thư của người ngoại quốc đã ở Việt Nam đương thời.

- Giới thiệu văn học Việt Nam thời Tây Sơn

- Một số tài liệu về vấn đề ruộng đất thời Quang Trung

Người ta cũng thừa hiểu rằng tất cả những người viết sử miền Bắc, dựa trên Sử quan duy vật biện chứng đã biến sử học trở thành công cụ cho chế độ ấy. Mặc dầu miền Bắc có một số trí thức đáng nể. Nhưng những vị này cũng tự khuôn mình vào lối viết theo “lề phải” như Nguyễn Đổng Chi, Trần Văn Giáp, Đào Duy Anh, Trần Thanh Mại, Trần Văn Giàu, Vũ Ngọc Phan, Trần Đức Thảo.

Tôi có ðọc ðâu ðây một bài viết của triết gia Trần Ðức Thảo viết về Thằng Bờm. Ta quen gọi Thằng Bờm và Bờm trước sau chỉ là Bờm..Nhưng Bờm dưới mắt các ngự sử miền Bắc là biểu tượng cho nhà tranh ðấu chống giai cấp phong kiến nên không ðược gọi bằng thằng. Phải gọi trân trọng là Anh Bờm!! Thật tội nghiệp cho Trần Ðức Thảo! Tội nghiệp cho trí thức miền Bắc!! Tội nghiệp cho cả dân tộc Việt Nam. Và vì thế phải gọi Nguyễn Ánh là thằng Nguyễn Ánh và anh Tây Sơn!!

Có thể gọi chung đó là thứ sử phi sử. Đó cũng là là thứ sử nay phải viết lại hết, viết lại từ đầu vì những điều gì họ viết về nhà Tây Sơn thì đều chỉ có mục đích tuyên truyền.

Họ càng “tụng” Tây Sơn, Tây Sơn càng không phải Tây Sơn.

Sự ca tụng Tây Sơn có khác gì bây giờ họ đang “đánh bóng” Lý Công Uẩn?

Với những dụng ý như thế, Tây Sơn Nguyễn Huệ đã được bôi vẽ bằng rất nhiều hình ảnh không thật.

Sau 1975, Quách Tấn-Quách Giao có cho in Nhà Tây Sơn, xnb Trẻ, TP. HCM, 2000.

Đặc biệt có cuốn sách của Trần Quỳnh Cư-Trần Viết Quỳnh nhan đề: Mười ba đời nhà Nguyễn đã không thiếu những lời khiếm nhã đối với các vua nhà Nguyễn. Nhưng đặc biệt ở trang 172 có ghi: Hành động cách mạng “số một” của vua Bảo Đại, trích hồi ký Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc của Phạm Khắc Hòe cho thấy sự kính trọng của Bảo Đại đối với “ thánh” Nguyễn Ái Quốc!

Thánh Nguyễn Ái Quốc nay được tôn thờ trong một số đền chùa là phải!!

Những tài liệu ít ỏi viết về Nguyễn Ánh

Nhưng viết về Nguyễn Ánh, khó khăn và hiếm hoi lắm mới gom ðược vài bài như: “Một vài ý kiến về sự nghiệp Gia Long”, Phạm Việt Tuyền, Ðại Học Huế, số 8 tháng 3/1958. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thế Anh: La Monarchie des Nguyên de la mort de Tu Ðuc à 1925. Bài viết gần ðây như: Ðánh giá lại một số tài liệu về thời kỳ Tây Sơn, số 3, tháng 4-6, 2007, Dòng Sử Việt.

Bài viết này khá là quan trọng.

Mới đây nhất, có bài viết khá lý thú của Võ Hương An: Bàn về Tây Sơn, Nguyễn Ánh. Chuyện đời vay trả giải lý một phần nào những nỗi oan đổ trên đầu Nguyễn Ánh.

Có thể còn có một số bài viết khác mà người viết không thu tập được. Nhưng nói chung nó quá ít ỏi so với số lượng tài liệu viết về Tây Sơn.

Nhưng người viết tin rằng sẽ có những loạt bài khảo cứu nghiêm túc nhìn lại Tây Sơn trong tương lai. Riêng các nhà viết sử có tiếng tăm ở miền Nam trước 1975, chắc hẳn phải điều chỉnh lại tầm nhìn lịch sử về các chiến thắng cũng như con người Tây Sơn cho thích hợp.

Như nhận xét ở trên, ông Hoàng Xuân Hãn là một trong những người sớm nhận ra tính cách “một chiều” trong các bài khảo luận về Quang Trung. Vì thế, ông đã dịch Việt Thanh Chiến, theo Ngụy Nguyên, một sử gia Trung Quốc đời Thanh trong Càn Long chính vũ An-Nam ký, năm Đạo Quang thứ 22-1842 nhằm cân bằng kiến thức lệnh lạc một chiều của một số người viết. Bài viết này về mặt sử liệu nên được coi là một đóng góp quan trọng trong việc tìm hiểu chiến dịch đánh ra Bắc của Tây Sơn Nguyễn Huệ.

Ông Hãn còn viết thêm bài: Phe chống Đảng Tây Sơn ở Bắc với tập “Cử Trung Ngân”

Ông cũng đã chú trọng và giới thiệu đến các bộ sách sử khổng lồ Đại Thanh Thật Lục được xuất bản bên Nhật để độc giả có thêm một cái nhìn “theo lề trái” về Quang Trung.

Cái ưu điểm của ông Hoàng Xuân Hãn mà một số sử gia thời đệ nhất và đệ nhị không có được là ông rành chữ Hán, tiếp xúc trực tiếp với tài liệu của Trung Hoa cũng giống như các ông Phan Khoang, Chen Ching Ho (Trần Kình Hòa).

Viết sử Việt Nam trong mối quan hệ với Trung Hoa mà không rành Hán Văn, lại không chú trọng đến các tài liệu phía Trung Quốc phải chăng là một thiếu sót mang danh nghĩa một nhà sử học?

Cái ưu điểm của học giả Hoàng Xuân Hãn là cái nhìn cao và vượt trên tài liệu chỉ từ một phía. Và theo ông, cần tham khảo sử liệu từ nhiều phía.

Vì thế, viết sử ta mà không đọc được sử Tầu thì mất đi ít nhất một nửa sự thật.

Sau này, các người biên khảo sử như Nguyễn Duy Chính cũng đi theo hướng khảo cứu đó khi tìm hiểu – điều mà ông gọi là Đi tìm một mảnh khuyết sử- thông qua cuốn Khâm Đinh An Nam Kỷ lược. Cuốn sách của triều đình nhà Thanh tổng hợp tất cả những thư từ, chiếu biểu của vua Càn Long liên lạc trao đổi với nước ta.

Cũng theo ông Nguyễn Duy Chính, đó là một văn bản hiếm quý để trong thư viện của vua Gia Khánh (1798-1820), đóng dấu Ngự Thư Phòng Bảo, được in lại do Cố Cung Bác Vật Viện biên tuyển, ấn hành lần thứ nhất vào tháng 6 năm 2000.
Vì thế khẳng định rằng viết về sử Việt mà thiếu sự tham khảo tài liệu sử Tàu thì dễ có nguy cơ rơi vào khiếm khuyết sử.
Sử một lần nữa phải viết lại và nhiều bài viết sử thập niên 1960 chỉ có giá trị thư tịch, tồn trữ đối chiếu mà không hé mở cánh cửa vào sự thật.

Cho nên phần đông các tham luận về sử, đặc biệt viết về Quang Trung Nguyễn Huệ đăng trong hơn 40 Tập San sử địa thì hiện nay chỉ có chút ít giá trị tham chiếu. Nếu không nói là phải viết lại toàn bộ.

Nguyen Phuc Anh - 1783

Nguyen Phuc Anh – 1783

 

(Còn nữa)

© Đàn Chim Việt

14 Phản hồi cho “Nhìn lại sử liệu viết về Nguyễn Huệ Quang Trung và Gia Long Nguyễn Ánh[1]”

  1. Trùng-Dương says:

    Cụ nào Tưởng Quân Chương chỉ dựa vào tài liệu của Thanh sử để phán thì cũng như là không. Vì người chép sử thời phong kiến Việt Nam hoặc Trung Quốc đều là “quan” và cũng đều không trung thực toàn vẹn. Họa chăng có mỗi Tư Mã Thiên là trung thực vì thế bị vu oan.

    Đánh Việt Nam thời ấy, quân đội từ trung ương Mãn Thanh thì có thể 8 ngàn. Nhưng qua trưng binh các trấn và quận thì nhiều hơn chứ nhể. Và quân hai quận Quảng Đông-Quảng Tây là chủ lực.

    Vương Thông cầu cứu và nhà Minh đã cử Liễu Thăng – Mộc Thạnh chinh chiến, đến Lưỡng Quảng trưng bao nhiêu binh mã, nhà Thanh lại không để ý mà chỉ cho toàn vẹn 8 ngàn !?!

  2. Quang Trung suýt tóm Gia Long says:

    Sử gia Phạm Văn Sơn :…Tại miền Nam con cháu họ Nguyễn và thủ hạ còn cựa quậy. Nguyễn Huệ (Quang Trung ) bốn lần mang quân vào Gia Định.

    Năm ấy tại Ngã bảy (Thất Kỳ Giang) một trận đại chiến xảy ra Nguyễn Huệ đem mấy trăm chiến thuyền vượt cửa Cần Thơ xung đột với Nguyễn quân ở đây. Quân Nguyễn bại to.

    Vào tháng tư,Nguyễn Huệ kéo quân đến Nguyễn Lữ phụ bầy trận ngoảnh lưng xuống nước đánh nhau với Nguyễn Ánh, lại thắng oanh liệt hơn bao giờ hết, Nguyễn Ánh phải bỏ chạy tháo thân ra đảo Phú Quốc.

    Có một người Pháp giúp Ánh tên là Manuel điều khiển thủy quân không trốn nổi phải đốt tàu mà chết.

    Năm sau (Quí Mão 1783) Chu Văn Tiếp, từ Phú Yên vào, cũng vượt cửa Cần Thơ, tính cứu Gia Định để đón Nguyễn Ánh đã từ Phú Quốc trở về nội địa.

    Trong trận này một tướng kỳ kiệt của Nguyễn Ánh là Nguyễn Huỳnh Đức bị bắt. Bấy giờ Đức có phận sự giữ đoạn hậu cho Ánh chạy ra Côn Lôn. Nếu trời không mưa to gió lớn, sóng gió mịt mù thì Nguyễn Ánh đã có thể bị phò mã Tây Sơn bấy giờ là Trương Văn Đa bắt được.

  3. Quang Trung: Thiên tài quân sự says:

    ***Sử gia Phạm Văn Sơn – Trưởng Ban Quân Sử/Bô TTM/QLVNCH :Phong trào Tây Sơn, cứ lời thuật lại của giáo sĩ Diego de Jumilla đã bắt đầu hoạt động mạnh vào tháng 4 năm 1773. Quân đội của Tây Sơn từ miền núi phóng xuống các thôn quê, vào các chợ búa giữa ban ngày. Họ có đủ gươm, giáo, súng, nỏ nhưng không hại tính mạng và tài sản của ai hết. Trái lại, họ tuyên ngôn làm cái việc công bằng, thẳng thắn, chỉ trừ khử bọn quan tham lại nhũng, những kẻ trọc phú lưu manh và trộm cướp. Họ lấy của người giàu phân phát cho kẻ nghèo, chỉ dành cho họ một phần nào thóc gạo mà thôi. Ai chống thì họ giết, biết điều thì thôi.

    Một giáo sĩ Tây Ban Nha kể rằng họ đã tự xưng là những người theo mệnh trời để thi hành công lý và giải phóng nhân dân khỏi ách quan liêu phong kiến đúng như điều các nhà cách mạng xã hội chủ trương ngày nay.

    Từ năm Nhâm Dần (1782) ngôi sao của Nguyễn Huệ, người em út của Hoàng Đế Thái Đức, bắt đầu sáng rực.

    Huệ là một thiên tài đặc biệt về quân sự. Lối hành quân của ông là tốc chiến, tốc thắng, biến hóa như thần. Hiệu lệnh của ông tất nghiêm minh; kỷ luật của ông là kỷ luật thép. Và đức tính làm tướng của ông đáng kể nhất là chỗ biết chia bùi, xẻ đắng với tướng sĩ, lấy ân uy và lấy cả đảm lược để chinh phục lòng người.

    Ra trận ông đi trước ba quân, lúc nguy nan ông tỏ ra bình tĩnh hơn ai hết; gặp những vấn đề khó khăn, những việc mà người ta phải bở vía kinh hồn thì ông thường nảy ra có một khối óc thông minh, lỗi lạc phi thường.

    Từ lúc ông ra làm nghề tướng giữa lúc nước nhà ly loạn khắp nơi, đến khi thở hơi cuối cùng xông pha trăm trận, ông chưa hề biết chiến bại.

    ***Sử gia Trần Gia Phụng :“Ngày 30-1 [mồng 5 tháng giêng âm lịch], Quang Trung rời Kẻ Vôi [Hà Hồi] trên lưng voi và đến chung sức, khuyến khích đội ngũ ông, nhưng khi thấy họ chiến đấu không hăng hái lắm, ông liền bỏ voi và dùng ngựa. Theo lời đồn, ông đeo hai cái đoản đao (gươm) và chạy ngang dọc chém rơi đầu nhiều sĩ quan và binh lính Trung Hoa làm rất nhiều người chết về tay ông. Ông luôn mồm hô xung phong và lúc nào cũng ở trận tuyến đầu.” (Nhật ký của Giáo hội Thiên Chúa giáo Bắc kỳ, Đặng Phương Nghi dịch, Sử Địa 9-10, tr. 224.)

  4. viết sử says:

    T/G nói
    “Đó là lối viết sử viết một chiều. Đó cũng là tính chất đặc biệt của một số người viết sử mà đôi vị dù viết rất cảm tình, rất thiên lệch, phong cách viết, ngôn ngữ xử dụng đọc thấy “tự cao” ngoài khuôn khổ mà vẫn tự khoác cho mình vai trò sử gia viết trung thực.”
    (hết trích)

    T/G luận thuyết dài dòng văn tự về lối viết sử thời Quang Trung mà không đưa ra được một phương pháp, cách thức nào viết cho hay, cho đúng
    Cái chủ đề thì quá to tát nhưng nội dung thì trống rỗng, phức tạp không có dàn bài, chuyện nọ xọ chuyện kia, mục đích chính là chỉ trích, đả phá một số người viết sử. T/G không được đào tạo về phương pháp viết sử nên luận thuyết mơ hồ khó hiểu, mục đích bài viết để khoe khoang kiến thức nhiều hơn là luận thuyết
    Thế nào là viết sử trung thực? thật vô cùng khó nói. Sử thời cận đại như Đệ nhất Cộng hòa miền nam VN, Đệ nhị Cộng hòa …mà còn nhiều quan điểm trái ngược nhau thử hỏi thời Quang Trung, Gia Long … làm sao không đa dạng? viết về thời này mà không biết chữ Hán là một thiếu sót vô cùng to lớn

    • NON NGÀN says:

      VIẾT SỬ HAY NHÀ SỬ HỌC

      Không phải ai viết sử cũng được. Viết sử phải có tái tâm, cái trí, và cái tình.
      Cái tâm là lòng khách quan, trung thực. Cái trí là phải có học vấn tốt để biết suy xét.
      Cái tình là phải có tình người, tình quê hương đất nước.
      Người it học, ngu dốt, làm thế nào để viết sử được. Đó chỉ là bọn tay sai, sủa theo chủ bảo.
      Người có tâm thì phải biết tìm ra điều ẩn khuất, đầy đủ sử liệu tinh vi, để chứng minh được người ngay kẻ gian trong sử.
      Người có tình là đặt sự thật khách quan lên trên hết, đặt quyền lợi toàn dân, toàn đất nước lên trên hết, không bè phái, không thiên lệch, không nịnh bợ, không a tòng, không mê muội, không lưu manh.
      Cho nên người viết sử phải là người có khả năng tư duy độc lập, có ý hướng độc lập, chỉ vì sự thật khách quan mà không vì lợi riêng hay không run sợ trước ai cả. Bởi người làm lịch sử là người thực hiện sứ mệnh của mình trong bất kỳ phương diện nào. Người phá hoại lịch sử là người lợi dụng, làm rối loạn lịch sử chỉ vì tham vọng hay quyền lợi riêng thấp kém. Còn người viết sử giả hiệu là người bênh vực hay biện minh cho cái tà ngụy. Nhưng người viết sử chân chính là người làm phơi bày sự thực lịch sử khách quan, làm soi sáng lịch sử khách quan đó cho đời sau, cho các thế hệ mai sau làm bài học để sống.
      Nên trong chế độ tự do dân chủ thật sự mới có nhà sử học đàng hoàng, công khai thật sự.
      Còn trong các chế độ độc tài cổ điển hay độc tài đảng trị, chỉ có bọn bồi bút công khai mà không thể có nhà sử học chân chính công khai. Những người nào ham viết sử, chỉ có thể hoặc làm bồi bút, hoặc âm thầm viết sử mà không ai hay biết hết, và kết quả công việc của họ là để cho đời sau mầ không phải để cho hiện tại.

      ĐẠI NGÀN
      (26/7/14)

  5. Socrates says:

    Bài viết dài nhưng không có gì mới cả.Lịch sử thường do kẻ thắng cuộc viết ra.Do đó đương nhiên họ phải nói tốt về mình.Tóm lại, sách sử ít khi trung thực và công bằng .
    Các sử gia ( mang tiếng là sử gia chứ thật ra là người ghi chép lại nhửng diển biến lịch sử theo ý chí của kẻ thống trị, kẻ đương quyền vì họ không dám viết trung thực.( ngoại trừ một huyền thoại là Tư Mả Thiên thời Đông Hán.Nhưng chẳng ai kiểm chứng được thực hư ra sao cả).
    Ngoài ra, có một điều vô cùng tế nhị nhưng lại là sự thật của lịch sử Việt Nam.

    1-Tại sao cả hai miền Nam,Bắc trước 1975 đều lên án Nguyễn Ánh về việc ông cầu viện Pháp giúp đở phát triển quân đội để chống lại chúa Trịnh (.Nhưng thật ra Chúa Trịnh củng đả cầu viện Hòa Lan giúp đở để đóng tàu chiến khi biết Nguyễn Ánh được Pháp giúp đở nên mới có hải quân mạnh hơn Đàng ngoài ).
    - Vì người Việt đả bị tư duy Đại Hán ăn sâu vào huyết quản sau 1.000 năm Bắc thuộc(nhưng điều nầy ít có người Việt nào thừa nhận ).Mà điểm cốt lỏi của tư duy nầy là tự cho mình là ‘cái nôi của văn minh nhân loại.Do đó ,Tàu, Việt và Hàn là 3 nước quyết liệt và triệt để bài ngoại (bài phương Tây ) khi các đế quốc phương Tây xuất hiện ở Châu Á vào thế kỷ 16 trong khi các nước Châu Á khác phản ứng ôn hòa hơn và không quyết liệt như ba nước nầy.Bằng chứng là Nhật đả thức tỉnh kịp thời và Mã, Miến ,Indo đều không cầu viện Mao để đánh lại Anh và Hòa Lan như VN cầu viện Mao để đánh Pháp trong trận ĐBP.
    2-Tại sao sách sử CSBV lại mạt sát triều Nguyễn và ca tụng Quang Trung hết lời ?

    - Củng với tư duy Đại Hán , chúa Trịnh coi Chúa Nguyễn là loạn thần tặc tử, là ngụy quyền , không chính thống .Do đó chúa Trịnh nhân danh nhà Lê đem quân trừng phạt Đàng Trong suốt mấy trăm năm ,gây ra cảnh huynh đệ tương tàn rất thê thảm.Nhưng cuối cùng Chúa Nguyễn đả chiến thắng và thống nhất đất nước.
    - Củng vì tư duy nầy nên CSBV đả gọi chính quyền VNCH là “ngụy quyền” và quyết tâm thống nhất đất nước bằng mọi giá ( giải phóng ,thống nhất chỉ là chiêu bài ,còn nguyên sâu xa và cốt lỏi là Đàng Ngoài vẩn ôm lòng thù hận Đàng Trong do họ cảm thấy bị sỉ nhục khi bị đám loạn thần tặc tử cai trị hơn 100 năm.Chi tiết nầy do một nhà nghiên cứu lịch sử miền Bắc nói với tôi khi vào Nam sinh sống ) .
    Vì vậy sau 1975 CSVN phủ nhận toàn bộ thành quả vỉ đại của Chúa Nguyễn , triều Nguyễn và không tiếc lời mạt sát vua Gia Long và trù dập dòng họ Nguyễn cho đến tận hôm nay.

    3- Tại sao CSBV lại ca tụng Nguyễn Huệ và Lê Lợi rùm beng nhất ?
    - Vì lảnh đạo CSVN phần lớn xuất thân từ công nhân ,nông dân và tầng lớp lao động.Do đó phải ca tụng, tô son, điểm phấn cho anh hùng áo vải Lam Sơn, anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ để đánh bóng bản thân họ(nhưng sự thật là Lê Lợi xuất thân từ gia đình phú hộ, quần là áo lụa ,và Nguyễn Huệ củng xuất thân từ gia đình phú thương, áo quần hoa gấm chứ có “áo vải, áo thô” như sách sử nói đâu )

    • NON NGÀN says:

      CẦN CHỈNH LẠI MỘT SỰ NGU DỐT NGHIÊM TRỌNG

      Bất kỳ ai nghĩ rằng tư duy người Việt bị ăn sâu cả nghìn năm của tư duy người Hán là hoàn toàn dốt nát.

      Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu Mạnh Trinh, Hồ Xuân Hương, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Trãi v.v… kể ra không hết, không bao giờ tôn thờ tư tưởng Hán tộc, trái lại chỉ coi người Việt là ngang ngữa với Hán tộc, có khi còn coi cao hơn.

      Vấn đề không phải là quy mô đất nước hay dân tộc. Vấn đề chính là trí tuệ hay chất lượng của đất nước và dân tộc đó.

      Cho nên bọn tôn thờ Hán tộc, bọn ảnh hưởng mù quán Hán tộc chỉ là các thành phần mạt hạng của dân tộc. Trái lại người có niềm tin tự chủ chỉ học tập cái hay nào đó của Hán tộc mà không bao giờ suy tôn hay mặc cảm hoặc làm tay sai cho Hán tộc. Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm đi sứ qua Tàu luôn luôn làm vinh danh đất nước, làm người Tàu phải phục. Ông Nguyễn Thuật người Quảng Nam, đi sứ Tàu, vua Tàu còn phải khen chữ viết của ông chẳng thua gì Vương Hi Chi là người viết chữ Hán đẹp nhất trong lịch sử nước Tàu.

      Do vậy bé cái lầm nếu cứ coi các bận đại Nho của nước ta là ảnh hưởng tư tưởng Hán. Tiền nhân nước ta chỉ tiếp thu cái gì tự mình xét thấy là tinh hoa từ người Hán nhưng chẳng khi nào để tư tưởng bị nô lệ vào tư tưởng người Hán hết. Người mình tiếp thu tư tưởng Khổng Mạnh, Lão Trang, Bách gia chư tử, kể cả Phật giáo Ấn độ, là tiếp thu tinh hoa nhân loại, không phải ngu dốt đi học kiểu nô dịch người ngoài.
      Do đó quan niệm sợ Trung Quốc, sợ Cộng sản ngày nay rồi đâm ra nói lieu, nói bậy một cách ngu xuẩn rằng văn hóa ta, người nước ta là chịu ảnh hưởng thụ động của Hán tộc mà không hay biết, đó là mặc cảm dốt nát, nói bừa bãi, hại dân hại nước.

      Cho nên phải cần có kiến thức, có trí thức, hay học cao để phân biệt mọi lẽ ở đời. Bởi bất kỳ ai mà còn dốt nát là dễ nói càn, coi trời bằng vung, cứ nghĩ rằng những suy nghĩ, nhận xét thiển cận, dốt nát của mình là hay là đúng.

      Người có học thì đều coi trí thức là tinh hoa của dân tộc, của đất nước, của loài người.
      Mao Trạch Đông là anh cộng sản hàm hồ, ngu dốt, mặc dầu nắm quyền lớn trong tay nên mới nói kiểu lừa bịp hay thấp kém cho trí thức không bằng cục phân.

      Các Mác cúng là người nông cạn, mê tín, coi công nhân là sứ mệnh lịch sử, giai cấp công nhân là đầu tàu cách mạng để tiến lên thế giới đại đồng. Nói như vậy chỉ là ngu dốt. Giai cấp công nhân chỉ là giai cấp công nhân. Họ ra khỏi nhà máy họ không còn là công nhân nữa. Giai cấp tư bản là giai cấp tư bản. Họ phá sản họ không còn là tư bản nữa. Không có lợi nhuận họ cũng chẳng ham giai cấp tư bản. Mục đích của họ là làm giàu, họ chẳng cần biết chính trị chính em là gì.

      Những kẻ tham vọng ích kỷ, chỉ lợi dung chính trị cho quyền lợi riêng, hô hào giai cấp này giai cấp khác, thật sự chỉ lợi dung giai cấp cho tham vọng địa vị, quyền hành, lợi lộc bản than họ. Giai cấp công nhân bị làm vật tế thần giả dối nhằm phục vụ cho các mưu đồ cá nhân của những người làm chính trị ích kỷ.

      Chỉ có những người có lòng bác ái, lòng thương người, tâm hồn quãng đại, ngay chính, có sự hiểu biết cao, có lý tưởng xã hội đúng đắn, yêu nước thương dân thực học, có đầu óc hiểu biết và có tri thức rộng rãi, mới có mục đích chính trị vì dân, vì nước, vì hội thực sự.

      Còn những loại chính trị thời cơ, loại điếu đóm lên cầm quyền, loại chó nhảy bàn độc thì trong lịch sử nhân loại, trong lịch sử mỗi nước xưa nay đều không hiếm. Cho nên chính trị kiểu chính danh hoàn toàn khác với kiểu chính trị tà đạo. Chính trị chính danh là chính trị vương đạo. Chính trị tà đạo là chính trị bá đạo. Chính trị chính danh thì nêu cao đạo đức, chính nghĩa để thiên hạ theo mình. Chính trị tà đạo thì dùng tuyên truyền dối gạt, lợi dung, dùng quỷ kế, dùng thủ đoạn bạo lực để trấn áp và nắm quyền.

      Cho nên không thể tin vào lời nói mà chỉ nhìn vào việc làm. Không tin vào sự hồ hào giai cấp mà chỉ tin vào kết quả gì đã mang lại cho nước, cho dân. Các Mác đề cao giai cấp công nhân như ông thánh của lịch sử, hoặc là ngu, hoặc là mị dân, mị giai cấp, là mê tín theo thuyết biện chứng gà mờ của Hegel. Trần Đức Thảo cũng là tay ngu đã từng mê muội vào thuyết Mác.

      Vậy thử hỏi ông cha ta là ảnh hưởng Hán tộc hay Trần Đức Thảo là ảnh hưởng phương Tây một cách ngu si và tăm tối ? Người Việt Nam mà không nhận thức rõ trí tuệ Việt Nam, không nhận rõ nhân cách của VN, không nhận rõ giá trị của VN, lại như bọn dốt nát, nô lệ suy tôn tư tưởng phương Tây mê lầm của Các Mác là đỉnh cao của trí tuệ loài người. Vậy ông cha ta là ngu, là dở hay một số kẻ Tây học theo cách điếu đóm ngày nay là sáng suốt, là tài năng, là yêu dân, yêu nước, yêu xã hội ?

      NGÀN KHƠI
      (26/7/14)

    • SAIGONESE says:

      Viết sai chính tả tiếng Việt nhiều quá! Làm sao người ta đánh giá cao về sự am hiểu văn học, sử hoc được?!

  6. viết sử says:

    Bài này chỉ là sử ký phương pháp luận, một bài bàn về phương pháp viết sử này nọ chứ chưa đi vào dề tài. Bà con ta nhiều người chẳng đọc bài chủ gì cả cứ phản hồi tưới hạt xen đi
    Vậy mà có ông vội khen ly kỳ hấp dẫn như truyện trinh thám, kinh dị….
    Xin bà con mần ơn nếu muốn phản hồi thì nên đọc bài trước đã
    Một điều mâu thẫun, nhiều độc giả (thầm lặng) đọc bài chủ mà không góp ý, nhiều người chẳng ghé mắt đọc bài tí nào nhưng góp ý loạn cào cào

  7. NON NGÀN says:

    THỬ ĐÁNH GIÁ VÀI NÉT CHÍNH YẾU VỀ NGUYỄN ÁNH GIA LONG VÀ NGUYỄN HUỆ QUANG TRUNG

    Trong lịch sử VN, có hai nhân vật nổi bật nhất, xuất sắc nhất bao trùm hết cả thảy đó là Gia Long Nguyễn Ánh và Quang Trung Nguyễn Huệ.

    Quang Trung hay Nguyễn Huệ, một đại anh hùng, đã đặt nền tảng thống nhất đất nước hay thực sự cũng đã thống nhất đất nước từ Nam ra Bắc, đã đánh tan 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh chỉ trong thời gian rất ngắn khi tuổi đời còn trẻ, đã có ý hướng tiến hành thực hiện nhiều mặt nhằm xây dựng một quốc gia cường thịnh muôn đời, đây thật sự là một vĩ nhân, với chí lớn, tài năng lỗi lạc, chỉ tiếc là sự nghiệp chưa thành vì phải mất sớm, mọi ước vọng lại trở nên mây khói. Người ta gọi Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải, điều ấy là thật sự xác đáng, không phải ngoa ngôn.

    Đối nghịch lại với Nguyễn Huệ là Nguyễn Ánh Gia Long. Tuy xuất thân từ nguồn gốc quý tộc là dòng tộc chúa Nguyễn Hoàng, nhưng Nguyễn Ánh lại từng nếm mật nằm gai trong suốt một phần tư thế kỷ mới tạo nên được nghiệp cả. Cái đáng khen ở Nguyễn Anh là cái ý chí, cái tinh thần quật khởi, cái kiên trì để làm nên sự nghiệp. Bởi Nguyễn Ánh cho mình là chính thống, còn Nguyễn Huệ chỉ là ngụy, là giặc cỏ phất lên. Điều này cũng không trách Nguyễn Ánh, vì đó là quan điểm phong kiến quân chủ thời xưa. Chính Nguyễn Ánh quan niệm như thế, nên ông ta đồng hóa ý nghĩa chính thống với chính nghĩa, với giá trị, với nghĩa vụ của đất nước, nên ông ta bền bỉ chiến đấu chống lại nhà Tây Sơn là như thế. Không thể cho ông chỉ vì quyền lợi cá nhân hay thân tộc. Bởi vì có nhiều nhân tài cùng theo phò tá ông, giúp ông thành công, có nghĩa họ cũng cùng một ý nghĩa quan điểm như ông.

    Song điều mọi người có thể đánh giá thấp Nguyễn Ánh, đó là vì ông sẳn sầng cầu viện đến cả ngoại bang, xa cũng như gần, là cả nước Pháp và nước Xiêm la để mượn quân về tranh ngôi đoạt vị với người trong nước. Đây là trường hợp hết sức nguy hiểm cho dân tộc, cho nước nhà. Tuy vậy Nguyễn Ánh lại bất chấp, có thể coi là sự nông nỗi của ông, nhưng cũng có thể cho được là vì ông quá tự tin, tự tin mình là người không bao giờ phản lại dân tộc, đất nước mà chỉ xem như liệu pháp tạm thời mà tự mình có thể làm chủ, chủ động và điều khiển được. Điều chứng minh cho sự việc đó, là sau khi Nguyễn Ánh thành công, ông vẫn giữ được nguyên bờ cõi, xây dựng được một đất nước hựng thịnh, một quốc gia mở mang, một nước nhà thống nhất, vững vàng, thịnh trị hơn bất kỳ thời nào trước đó. Đây quả là điểm son khó thể nào chế trách Nguyễn Ánh trong toàn bộ sự nghiệp khi đã thành công của ông được.

    Chỉ có điều, Nguyễn Ánh khi lên ngôi đã từng cho phép trả thù nhà Nguyễn Tây Sơn bằng những thủ đoạn tàn ác, dã man, thấp kém nhất. Có lẽ vì Nguyễn Ánh nhớ lại những khổ ải mà mình đã chịu do nhà Tây Sơn gây nên. Đó cũng là thói quen phong kiến từ xa xưa, vì quan điểm Nguyễn Ánh phân biệt giai cấp, cho Nhà Tấy Sơn là ngụy, do bản chất của Nguyễn Ánh quá hẹp hòi, cứng rắn, hay chỉ do đám tì tướng bên dưới bợ đỡ hay lộng hành mà Nguyễn Ánh không chủ động được hết thì cần phải nghiên cứu thêm mới biết.

    Nhưng dù sao, đừng xét về mặt cá nhân, chỉ xét về nguồn gốc của lịch sử, thì thấy sự xuất hiện của Nhà Nguyễn Tây Sơn và cả Nhà Nguyễn Gia Long cũng đều nằm trong các biến chuyển chung của hoàn cảnh thời thế khách quan khi ấy. Đó là những sự kiện về lịch sử, về giao thương, về kinh tế thương mại, về xã hội v.v… chắc chắn không thể không có phần nào đưa đến các tác động để làm nên những sự kiện. Bởi vì nếu độc chỉ có cá nhân ba anh em Nguyễn Huệ thì cũng khó mà làm gì. Nếu chỉ độc có bản than Nguyễn Ánh cũng khó mà làm gì. Họ đều tạo được lực lượng của mình là từ dân chúng, từ những người cùng hưởng ứng, cùng giúp đỡ họ, đáy ý nghĩa của lịch sử là vậy. Ở đây nếu đưa quan điểm đấu tranh giai cấp của Các Mác và anh học trò quèn Trần Đức Thảo vào thì thật chỉ ngu ngốc và nhảm nhí.

    Thôi tôi không phải nhà sử học, chỉ đứng trên quan điểm triết học và quan điểm khoa học xã hội để nhìn và tạm đánh giá chủ quan thế thôi. Đẫy cũng là cách vừa ngưỡng mộ, vừa vinh danh cả vị anh hùng dân tộc vĩ đại là Quang Trung Nguyễn Huệ, mà cũng để kính cẩn cả con người tài năng lõi lạc là Gia Long Nguyễn Ánh, từng vượt qua vô vàn khó khăn thử thách trong cuộc đời mình để xây dung được một nhà nươc thống nhất, cường thịnh, vẽ vang mà không ai có thể tùy tiện phủ nhận được.

    THƯỢNG NGÀN
    (25/7/14)

  8. jasont. says:

    Đọc phần này của Ong Lục ,quả thật rất dài ,nhưng hấp dản .Đoc như đọc truyên trinh thám ,kinh dị vì lòng háo hức hồi hộp ,không biết QT GIỜ theo nhà sữ học NVLục sẻ sao ? Nguyễn Ánh sẻ là gì ?
    Một bài viết mở đầu dài dăng dặc (còn nữa) , chĩ có ý là QT được đề cao quá mà không THÔNG QUA SỮ TAU..Phải biết dữ Tàu ,đọc sữ Tàu đẻ biết chính xác về QT. làm tui nghĩ tới có đọc lần nào đây ,nói Ong NGK viết theo sử Tàu 3 Anh em nhà Tay sơn chĩ là quân thảo khấu ,sau khi anh là N Nhạc ,làm chức thu thuế đã đánh hết tiền thuế,sợ tội nên trốn cùng 2 em làm cướp. (cướp nhỏ chăng ?). Tui không hiểu sao sử vn viết lại phải hiêu đính bỡi sữ Tàu ,và điều nào sữ Tàu nơi XẤU sữ ta thì điều đó là ĐÚNG,vì ta “ca ta là truyền thống ,bắt nguồn tù con cháu chú cuội mà hậu duệ gần nhất của chú là csvn ?
    Cố nhiên sử Việt mà do cs viết thì càng không khách quan hơn vì nó được đăt trong đấu tranh giai cấp ,trong cuộc cách mạng bôn sơ vích ,tronh duy vật (sữ quan !) Do đó set về sữ N.Ánh ?Q Trung cả NGUY và Bắc kộng đều không “Khách Quan” băng Tàu.
    Ngoài ra Nó cũng không bằng các g/sĩ tây nhận xét.
    Mà Tây thì giúp N.Ánh nên họ đói vói Tây Sơn ,họ co phải ca ngợi không hay ,họ có coi Tây sơn là “Tiếm Vương “không ?Và có chắc họ viết về NÁnh rất khách quan ,không thiên vị không ?.
    Vua Q Trung đanh thắng quân tàu xâm lược là THẬT. Dù có người nói là chĩ có 2 vạn chó không phải 20 van . Cuộc điều binh thần tóc của QT là có thật (hiện nay tai miền trung còn tục gói bánh tét không nhân có thể đẻ ăn đến tháng 2 .
    Người ta nói tập tục này có từ thời QT (bánh Tét cũng có từ thời QT vì trước đó chi có bánh chưng nhân thịt mà thôi!)
    Cho nên sữ Việt mà lấy sữ của kẻ thù đẻ đối chiếu ,đẻ hiêu đính ,đẻ tham khảo thì đâu còn gì là SỮ Việt ,đâu còn gì đẻ tự hào?
    Không biết sữ Tàu viết về thời 2 bà Trưng ra sao mà hàng năm tụi Bắc Kông cứ các vũ nữ qua múa nhãy trước đèn thờ cho Mx Viện XEM đẻ TẠ TỘi CÙNG THIÊN TRIỀU.
    (j)

  9. vu trung says:

    Hơ, Quang Trung, Nguyễn Ánh … bàn cải muôn năm. Có lẽ cũng bởi vì khí độ nhỏ nhen của Ng~ Ánh đã làm người ta không dám tin sự trung thực của những cuốn sử viết dưới thời nhà Nguyễn. Có ai lại chả muốn mình đc nhìn và đánh giá như bậc đế vương lòng mang muôn họ, mà quên đi mấy cái việc cỏn con như … rước giặc vào nhà. (Thế mà có sách sử lại viết là “Thái Tổ” phản đối chuyện mượn binh nước ngoài về đánh Tây Sơn, hahaha)

  10. nguenha says:

    Nguyển Hue và Gia Long đều là Tổ Tiên của người Việt. Nhưng CS chỉ nhìn nhận chỉ có Quang- Trung -Nguyn Hue là anh hung Dân Tộc còn tất cả là “Giặc”. Tôi có anh bạn,vợ là GS dạy Sử của một trừong trung hoc,sau 1975, giai đọan đầu chị còn đi dạy,tôi hỏi chị làm sao dạy môn Sử?? Chị “dí dỏm ” nói DAY NGƯỢC !! Thật vậy “Giăc cờ Đen – cờ Đỏ …” “phan b Vành,phan bá v…”..dưới tời Tự Đức nay trở thành “nhà Cách mạng”tất !! Trên thế giới nầy ,có lẻ không có thủ đo nào nhiều ” Viện nghiên cứu ” nhiều bằng HàNoi Cả đến Sử Học-Trết học củng có!. Nhưng toan là n chueyn “tào lao cả “. Vào nững năm 1980 có ai đứng Hanoi vào giờ tan tầm buổi chiều thì thấy : các “vien sĩ” ra về ,không vi nào không có bó rau mốn,hay bó củi phía sau xe đạp.! Tất cả “Họ”, đặt ra cho CÓ. Thực chat ” cây súng ” viết sử ,chứ không phải Cay bút !!

    • MÂY NGÀN says:

      DANH HÃO

      Bao nhiêu Viện sĩ để làm gì
      Có khác gì đâu đám cu li
      Trên bảo làm sao dưới làm vậy
      Thêm trò đón gió để phải thì
      Kết quả cái đuôi toàn rau muống
      Cái đầu càng giống cái chi chi
      Trăm năm chỉ thoáng vèo cơn gió
      Sự nghiệp cuộc đời chẳng tí ti !

      TRĂNG NGÀN
      (25/7/14)

Phản hồi