WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

TPP, vũ khí sát thương, và quan hệ Việt-Mỹ

Nguyễn An Dân

pqn-mcCainGiới quan sát chính trị Việt Nam lại xôn xao khi liên tục các ông Bob Corker (thành viên thâm niên ủy ban đối ngoại), John McCain (thành viên ủy ban quân vụ- đối ngoại) và Sheldon Whitehouse
(thành viên các ủy ban tư pháp, ngân sách, kinh tế, lao động tiền lương, môi trường và công chính ) là các quan chức Quốc Hội Mỹ đến Việt Nam. Theo công bố chính thức của hai nước, sứ mệnh của các ông này là xúc tiến TPP, dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương, đối thoại nhân quyền và thương mại.

Dư luận đang có một giả thuyết ầm ĩ rằng “nhóm bảo thủ trong đảng (đứng đầu là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng) và Mỹ đã âm thầm bắt tay nhau và hai bên đã loại bỏ vai trò của nhóm cải cách (đứng đầu là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) trong cuộc chơi này. Việc McCain qua Việt Nam là “khả năng là theo lời mời của ông Phạm Quang Nghị, đáp lễ lại việc ông Nghị đại diện cho nhóm bảo thủ sang Mỹ vào tuần cuối tháng 7/2014 vừa qua” (*)

“Mỹ sẽ ủng hộ khi và chỉ khi bạn tự mình đứng lên”

Theo tôi, nhận định rằng nhóm bảo thủ trong Đàng CSVN và Mỹ đã đạt được một niềm tin nào đó để từ đó bắt tay nhau nhằm loại bỏ vai trò của nhóm cải cách là thiếu cơ sở xác đáng. Thế mà nó được đảng và dư luận thổi bùng lên một cách ồn ào chỉ qua mỗi 1 việc là nhóm bảo thủ cử ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ và có những phát biểu rất chung chung.

Muốn hiểu việc vì sao các quan chức Mỹ qua Việt Nam hôm nay thì phải xét đến cách làm việc và quy trình hành động của Mỹ. Ở một đất nước dân chủ pháp trị minh bạch như Mỹ, khó có khả năng chiến lược đối ngoại lại có thể thay đổi dựa trên chuyến thăm, làm việc đột xuất ngoài nghị trình của một nhân vật “chưa có quyền quyết định trong chính sách lãnh đạo” như ông Phạm Quang Nghị.

Cần chú ý là chiến lược xoay trục của Mỹ sang Châu Á, Thái Bình Dương là một chiến lược lớn và được cài đặt từ lâu trong quá khứ. Với Việt Nam-Mỹ, nó bắt đầu từ khi thủ tướng Võ Văn Kiệt vận động cho chương trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ sau cú “thoát hiểm” thập niên 1990.

Chuyện ông Võ Văn Kiệt, người “được coi là thân Mỹ và phương tây” ngồi vững ở ghế thủ tướng cũng khá ly kỳ sau một kế hoạch thanh trừng của phe bảo thủ. Một số quan chức am hiểu nội tình và từng có vị trí cao trong đảng cộng sản Việt Nam đều “xì xào” là Nguyễn Hà Phan, một nhân vật mà phe bảo thủ đưa lên để thay Ông Kiệt “bị cháy” là do Mỹ đứng sau. Tôi nghe được từ họ là Mỹ đã âm thầm tung ra tài liệu “khai báo phản đảng, phản tổ quốc khi bị bắt” của ông Hà Phan làm ông Phan thất thế. Không biết chuyện trên đúng hay sai, nhưng “vụ án khai trừ Hà Phan phản bội” và BCH TW Đảng năm 1996 vẫn bỏ phiếu cho ông Kiệt tiếp tục làm thủ tướng là chuyện ai cũng nhớ.

Trong tư thế có một nhóm trong đảng “tự đứng lên kêu gọi cải cách và hướng về mình”, dĩ nhiên Mỹ “chừa ghế” cho Việt Nam trong chiến lược Châu Á- TBD là tất yếu. Chúng ta hãy luôn nhớ rằng “Mỹ chỉ ủng hộ bất kỳ ai khi và chỉ khi họ tự đứng lên”. Thủ tướng VN thời kỳ 1990 đã tự đứng dậy thì Mỹ ủng hộ.

Sau đó, các đời thủ tướng Việt Nam tiếp theo đều theo con đường ông Kiệt vạch ra và đi hội kiến tổng thống Mỹ. Phan Văn Khải đi Mỹ năm 2005 và Nguyễn Tấn Dũng năm 2006. Ngược lại, các đời tổng thổng Mỹ từ ông Bill Clinton đến nay đều sang Việt Nam. Tất cả những động thái này để làm gì nếu không phải là việc duy trì hậu thuẫn nhau và giữ gìn đường lối hợp tác của nhóm cải cách với Mỹ nhằm dần dần lái con thuyền VN hướng về Mỹ hơn?

Tôi cho rằng các mốc son trong quan hệ Mỹ-Việt như bình thường hóa quan hệ, hiệp định thương mại Mỹ-Việt, phát triển hạt nhân và TPP, dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương… là những bước đi quan trọng mang tính kế thừa qua các thời kỳ của chính phủ hai bên nhằm giúp VN cải cách. Nó là mối dây xuyên suốt, chứ không phải tự nhiên hôm nay phát sinh ra việc mấy ông thượng nghị sĩ đến VN “theo lời mời và đáp lễ ông Nghị”. Nếu không có các bước đi mang tính “phá núi mở đường” của nhóm cải cách thì ở đâu ra có mấy việc này?

Nếu ông Võ Văn Kiệt không tự đứng lên và các đời thủ tướng Việt Nam không cố gắng giữ thế đứng trong sự kiềm chế và tìm cách thanh trừng của nhóm bảo thủ và Trung Cộng thì chẳng có Mỹ nào tác động và ủng hộ. Hình như những người đang lý luận rằng “Mỹ và nhóm bảo thủ đang bắt tay nhau, bỏ qua nhóm cải cách” đã quên đi phương châm nhất quán này của Mỹ chăng? Hà cớ gì Mỹ bỏ qua một “đồng minh cải cách” đã chủ động bắt tay và kiên trì cùng mình trong 19 năm nay và đi bắt tay với một “đồng minh bảo thủ”, lại còn đã từng tìm cách thanh trừng nhóm kia? (HNTW 6 năm 2012).

Trong mấy năm qua, người ta đồn đoán rằng vị trí chủ tịch nước đang tìm cách phá bỏ kế hoạch cải cách chính trị của nhóm thủ tướng thì tôi e rằng cũng không đúng. Trong bang giao Mỹ-Việt, có vẻ hai chức danh Thủ tướng và Chủ tịch nước là đồng minh của nhau thì có cơ sở hơn, khi mà hai đời chủ tịch nước VN là ông Nguyễn Minh Triết và ông Trương Tấn Sang đều sang Mỹ. Rõ nhất là việc ông Trương Tấn Sang, trước khi ông Nghị đi Mỹ, đã chủ động nêu ra vấn đề “Việt Nam cần vũ khí sát thương của Mỹ”. Với Trung Quốc, những điều khoản mà ông Sang ký kết với Tập Cận Bình năm 2013 được giới quan sát chính trị ghi nhận là “tích cực hơn” các điều khoản mà VN-TQ đã ký năm 2011 trong chuyến sang Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng.

“Mỹ bàn việc với ai hiện nay?”

Xét trong bối cảnh quan hệ Việt-Mỹ như thế mới rõ vì sao các Thượng Nghị Sĩ Mỹ qua Việt Nam lúc này. Vai trò của Quốc Hội Mỹ và các uỷ ban trực thuộc trong những việc liên hệ đến các vấn đề mà Mỹ đang hướng đến là họ thường giúp chính phủ ở phần mở đầu để chính sách đối ngoại của Mỹ được tốt đẹp. Quốc Hội Mỹ nắm ngân sách và thông qua các hiệp ước như hiến pháp đã định, do đó sự can dự của họ là để tạo dễ dàng cho chính phủ Mỹ, giúp cho chính sách đối ngoại của Mỹ có tính nhất quán của quốc gia. (Quốc Hội Việt Nam nên học hỏi điều này).

Đại sứ Mỹ David Shear, trong cuộc gặp mặt cuối cùng với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước khi ông J.McCain qua VN, đã công bố ra một thông điệp, đó là “đã đến lúc ủng hộ Việt Nam vào TPP và dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương”. Ý kiến của ông đại sứ là quan trọng, nên thành viên ủy ban đối ngoại Bob Corker sang Việt Nam để khởi động cho sự tham gia của Quốc Hội Mỹ vào vấn đề gia tăng ủng hộ Việt Nam là bước khởi đầu tất yếu. Ở Việt Nam vài năm, ông Đại sứ hiểu nội tình và “diễn biến cuộc tranh chấp đảng quyền-chính quyền”, của “thân Tàu-thân Mỹ”, của “bảo thủ-cải cách” nhiều nhất. Lời ông Đại sứ Mỹ nói ra dĩ nhiên quan trọng với Mỹ hơn lời ông Nghị nói ở Mỹ. Vì nó phản ảnh nhận định về Việt Nam của người đại diện chính phủ Mỹ tại Việt Nam.

Việc nhóm chính phủ VN đang chỉ đạo khui ra những bê bối của phe đối lập (các đại án khởi tố mới đây mà tôi đã viết trong bài “cuộc chiến hậu giàn khoan”) sau khi không thuyết phục được nhau là một điều Mỹ dĩ nhiên thấy. Qua việc này, chứng tỏ quyết tâm cầm nắm quyền lực của nhóm cải cách (chính quyền) sau khi bị nhóm bảo thủ (đảng quyền) o ép (ngăn cản Phạm Bình Minh đi Mỹ và thay bằng Phạm Quang Nghị, cũng như chưa cho kiện Trung Quốc) là một tín hiệu để Mỹ xúc tiến nhanh lên bước đi của họ, là đúng theo tư duy của Mỹ lâu nay. Có một vụ “thú vị” nữa là “vụ án in tiền Polyme” thì tôi cũng sẽ nói sau, trong một bài viết khác gần đây, cũng có liên quan đến thế cục nội bộ đảng hôm nay, mà như chính phát ngôn nhân Việt Nam phải lên tiếng phản đối vì “ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của lãnh đạo Việt Nam”.
Thành thử ra, tôi e rằng nhận định ông McCain sang Việt Nam lần này “theo lời mời của ông Phạm Quang Nghị” và “đáp lễ ngoại giao” là thiếu cơ sở xác đáng. Bằng chứng là khi trả lời phỏng vấn, ông McCain không hề nói rằng “ông Nghị đã mời tôi sang đây” hay là đại loại như “chuyến đi của ông Nghị gặp tôi ở Mỹ vừa qua đã giúp thắt chặt quan hệ hai bên”.

Như tôi đã nhận định trong bài viết “Nước cờ xuất tướng của đảng”, việc ông Nghị đi Mỹ cũng cho thấy rằng đảng không thật sự “âm thầm xoay trục sang Mỹ” như dư luận đang bàn tán. Ông Nghị tuyên bố khi ở Mỹ “Đàm phán không được thì mời Trung Quốc cùng ra tòa”. Sau vụ giàn khoan, chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng như giới quan sát chính trị quốc tế đến Việt Nam tham vấn đều nói “đây là lúc phài kiện ra tòa” thì ông Nghị lại nói như trên. Vậy phải chăng quan điểm của nhóm bảo thủ là “không nên kiện mà là đàm phán tiếp”? (dù thiệt hại toàn ở phía VN trong nhiều năm nay).

Thêm nữa, cũng chính trong chuyến đi Mỹ, ông Nghị vẫn nói “Trung Quốc đã giúp Việt Nam nhiều. Chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Chúng tôi muốn giải quyết tranh chấp trên biển Đông như đã giải quyết đường biên giới trên bộ, vịnh Bắc Bộ (nghĩa là: đàm phán song phương tiếp như trước). Cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng cùng chúng tôi đưa vụ việc ra tòa”. Thế nghĩa là nếu Trung Quốc chưa sẵn sàng thì Việt Nam sẽ đợi Trung Quốc và trong thời gian đó, VN-TQ tiếp tục đàm phán “song phương như biên giới và Vịnh Bắc Bộ”?

Cũng có một chi tiết đáng nhớ trong chuyến đi của ông Nghị. Ông Nghị tặng ông McCain tấm hình chụp bia kỷ niệm nơi máy bay của ông bị bắn rớt. Việc này đã tạo phản ứng mạnh mẽ trên mạng, đa số chê ông Nghị thiếu “tế nhị”. Và ngay lúc đó ông McCain đã phản ứng nhẹ bằng cách sửa sai ghi chú sai về ông trên tấm bia. Và điều đáng nói hơn là truyền thông Nga tung ra bài viết cho biết chính Nga đã bắn rơi máy bay của ông McCain. Những sự kiện “thiếu tế nhị” đó chắc khó thể làm “nồng ấm” thêm quan hệ Việt-Mỹ.

Dư luận cũng cần nhớ là về danh nghĩa, quan hệ hai đảng cộng sản Việt Nam-Trung Quốc vẫn là “quan hệ anh em” vì các động thái cần có phá vỡ quan hệ này chưa xảy ra và đang bị kềm chế để “không xảy ra” (như việc kiện cáo và Đảng CSVN chưa ra nghị quyết riêng của đảng để lên án Trung Quốc), còn trong quan hệ Mỹ-Việt thì Tổng Bí Thư đã nói “quan hệ giữa VN-Mỹ là quan hệ hàng đầu”. “Quan hệ hàng đầu” và “quan hệ anh em”, quan hệ nào mạnh hơn?

Cũng rất rõ để thấy việc đảng và chính phủ đang kềm chế nhau trong đối ngoại với Mỹ. Trong khi ông Nghị và chính Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đều đang ra sức tuyên truyền rằng Đảng CSVN đang “quan hệ với Mỹ theo kênh đảng hai bên” thì thực tế cho thấy ngược lại. Nội dung các quan chức Mỹ bàn với các lãnh đạo đảng chỉ là chung chung, “uh thì chúng ta sẽ hợp tác hơn” mà không có cái gì cụ thể, rành mạch (mang tính xã giao). Còn phía chính phủ, các thượng nghị sĩ Mỹ đều gặp và bàn rất rõ các vấn đề (TPP, dỡ bỏ cấm vận vũ khí, Mỹ giúp bảo vệ Việt Nam, nhân quyền, hợp tác chính trị, anh làm cái này xong thì tôi đưa cái kia, dần dần tiến lên). Như vậy tôi e rằng đã rõ là Mỹ đang chọn nhóm nào để làm việc trong hai nhóm bảo thủ-cải cách, đảng quyền-chính quyền, trong nội bộ đảng CSVN.

Các bạn có thể kiểm chứng nhận định trên qua thông cáo ngày 08/08/2014 trên trang mạng của Thượng Nghị Sĩ McCain, tôi nghĩ nó như một cáo bạch chấm hết cho việc dư luận nghĩ rằng ông sang Việt Nam là để “hợp tác với phe bảo thủ và loại trừ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi cuộc chơi theo lời mời ngầm của ông Nghị”.

Qua các ý trong thông cáo của ông McCain nói về chuyến đi, chúng ta đã rõ, ông McCain nói việc ông qua VN là nằm trong 1 quá trình 20 năm hợp tác lâu dài giữa Mỹ và nhóm cải cách trong nhà nước VN, và Mỹ trông đợi Thủ tướng Việt Nam sẽ dẫn dắt đảng phất ngọn cờ dân chủ như ông Thủ tướng đã nói ra đầu năm 2014, hơn là bắt tay với phe bảo thủ, và vì “Trung Quốc cắm giàn khoan, chúng ta phải nhanh lên”.

Gửi những người dân chủ

Tôi muốn lưu ý các bạn, trong ngày 09/08/2014, tờ Quân Đội Nhân Dân, tờ báo mà ai cũng hiểu lập ra vì cái gì, trong lúc phái đoàn Mỹ còn ở Việt Nam, đã chủ động đưa lên hàng đầu một bài viết mang mục đích “chống diễn biến hòa bình và mạo danh nhân quyền-dân chủ”. Như vậy bằng chứng nào cho thấy nhóm bảo thủ đang “thật lòng muốn cải cách và hướng về Mỹ” như dư luận bàn tán?

Nhận định chính trị thì ai cũng có quyền nói, từ bác xe ôm vỉa hè đến các quan chức cấp cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị Việt Nam đang rối bởi sự tranh chấp đường lối, cùng ảnh hưởng của kẻ xâm lược Trung Cộng đang “lùi 1 tiến 2” thì phải hết sức thận trọng, nhất là khi tiếng nói của mình đang được quần chúng chú ý lắng nghe (và có khi hành động theo). Tôi hi vọng rằng Mỹ đã đúng khi nhận định xu hướng cải cách đang thắng thế mà đưa ra các hứa hẹn ủng hộ Việt Nam, nhưng một tư thế thận trọng của cộng đồng tranh đấu là cần thiết khi chúng ta còn yếu.”

© Nguyễn An Dân

(Ngày 10/08/2014)
__________________
Tư liệu sử dụng cho bài viết:

(*) http://www.ijavn.org/2014/08/pham-chi-dung-nguoi-my-bat-tay-gioi-bao.html
www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/06/060630_nguyentandung_profile.shtml

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_H%C3%A0_Phan#V.E1.BB.A5_.C3.A1n_Nguy.E1.BB.85n_H.C3.A0_Phan

http://vietnamembassy-usa.org/vi/basic-page/mot-so-moc-dang-nho-trong-quan-he-viet-nam-hoa-ky

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/san-sang-trao-doi-ca-van-de-con-khac-biet-voi-hoa-ky-2014080523043158.htm

http://www.McCain.senate.gov/public/index.cfm/press-releases?ID=f5fd4b07-3d87-4a9f-a892-03018c779888

http://nguyentandung.org/dai-su-my-quan-he-my-viet-trung-tot-moi-co-hoa-binh.html

http://m.vov.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-hoa-ky-la-doi-tac-quan-trong-hang-dau-cua-viet-nam-344349.vov

http://plo.vn/thoi-su/thu-tuong-nguyen-tan-dung-tiep-cac-thuong-nghi-sy-hoa-ky-488375.html

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/chong-dien-bien-hoa-binh/mot-su-hieu-biet-mu-mo-ve-nhan-quyen/314926.html

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/190439/ong-pha-m-quang-nghi–va–cau-ho-i-kho–o–new-york.html

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/190383/mot-tuan-cong-du-nuoc-my-cua-ong-pham-quang-nghi.htm

***********
(Tác giả gửi cho Chuyển Hóa. Bài viết phản ảnh quan điểm của tác giả).

6 Phản hồi cho “TPP, vũ khí sát thương, và quan hệ Việt-Mỹ”

  1. Người Việt says:

    Việc người Mỹ “bắt tay” với phe này hay nhóm kia của CS thì chẳng liên quan gì đế việc những người yêu nước đang tranh đấu dành tự do dân chủ cho đất nước!
    Ai cũng có xu hướng cho mình là đúng, trong khi tất cả chỉ là suy đoán! Thật ra đường lối của một đất nước như Mỹ không nằm trong tầm hiểu biết của cá nhân nào, ngay cả là người trong chính quyền Mỹ, huống là người…nằm ngoài Mỹ! Càng cả quyết đến khi sai càng thấy bẽ bàng!
    Tốt nhất là việc ta ta cứ làm, đường ta ta cứ tiến, và chỉ nên cậy trông vào đấng Thiêng Liêng có quyền uy, xin Ngài phù giúp cho con đường chính nghĩa của dân tộc ta, đó là điều đáng tin tưởng mà thôi! “Hãy đứng trên đôi chân của mình”, rồi trời sẽ cho người đỡ mình!

  2. Dân Việt says:

    Đảng Bây Giờ

    Đảng bây giờ như con chó điên
    Cắn chùng, cắn bậy, cắn quàng xiêng
    Cắn người yêu nước còn chưa đủ
    Cắn cả ông bà lẫn tổ tiên.

    Đảng bây giờ như con chó khùng
    Sủa tiều, sủa hoảng, sủa lung tung
    Sủa anh tư bản xong bèn liếm
    Sủa lão khựa Tàu rồi lại hôn.

    Đảng bây giờ như con chó già
    Hêt thời, hết vận, sắp thành ma
    Về nơi hoả ngục theo Hồ tăc
    Chịu cực hình của quỉ diệm la.

    Đảng bây giờ như con chó dại
    Nhe nanh thè lưỡi đầy nước dãi
    Mọi người ghê tởm đều tránh xa
    Sợ lây trùng độc của chủ nghĩa.

    Đảng bây giờ như con chó lết
    Nhân dân vây đánh nằm chờ chết
    Còn ráng gân cổ sủa gâu gâu
    Điều bốn muôn năm, đảng bất diệt.

    Phan Huy MPH
    http://fdfvn.wordpress.com

  3. Nguyễn Văn says:

    Việc ông Nghị sang Mỹ là ván cờ nội bộ giữa đảng và chính phủ tranh giành quyền lực giữa phe ông thủ tướng Dũng và phe ông tổng bí thư Trọng. Ông Nghị, không đại diện cho chính phủ VN; ngược lại, ông thượng nghị sĩ McCain cũng vậy. Ông McCain không nói rằng “ông Nghị đã mời tôi sang” là đúng để không làm mất mặt phe chính phủ. Chuyện tặng bức hình chỉ là xã giao khi nhắc lại quá khứ, nó không có gì quan trọng mà cái quan trọng là những gì mà hai ông nói kín bên trong; vả lại, ông McCain đã nhận hình chứ không từ chối. Một điều nữa là đánh giá một sự kiện quan trọng không nên chỉ nhìn những cái tuyên bố bên ngoài mà phải tìm hiểu những cái hai bên giấu kín bên trong. Hôi Nghị Thành Đô, Hà Nội giấu kín như mèo giấu cứt cho tới khi bị phanh phui; bây giờ cũng thế, những chuyện đi đêm làm sao nói ra giữa chốn cung đình chứ? Cái chúng ta muốn biết thằng Tàu còn muốn biết hơn chúng ta.

    Bài viết phân tích sự tương quan giữa Hà Nội và Mỹ kéo dài 19 năm nay kể từ ngày bang giao là đúng nhưng chỉ đủ để Hà Nội đu dây. Khi mọi sự Mỹ đã sẵn sàng thì phe đảng đời ông Trọng cũng vẫn không muốn và không dám tiến xa thêm mà chỉ muốn đủ để cân bằng áp lực của Tàu, cho tới khi giàn khoan HD 981 của đồng chí Tàu cắm vào chủ quyền lãnh hải VN thì nó là giọt nước làm tràn ly nước.

    Mỹ trông chờ và tưởng đâu đã đến hồi kết để tổng thống Obama ghé thăm VN vào đầu nhiệm kỳ 2 nhưng thất bại nên ông đã không ghé mà phải chờ thêm cho chín muồi. Có hai lý do Mỹ tiến tới bắt tay phe đảng quyền vì: từ trước tới nay phe này luôn luôn chống Mỹ, ngay cả khi phe chính phủ muốn đi theo Mỹ nhưng luôn bị phe đảng kiềm chế, nay phe đảng tới hồi cùng đường vì vụ giàn khoan của Tàu nên tìm lối thoát; và chẳng có lối thoát nào ngoài dựa vào Mỹ – chơi trên tay phe chính phủ, và Mỹ cũng thấy rõ “làm ăn” với phe này tiến triển lẹ và có hiệu quả hơn phe chính phủ của Dũng.

    Mọi chuyện sẽ xong cuối năm nay để tổng thống Mỹ sang thăm VN kỷ niệm 20 năm bang giao…nhưng con đường dân chủ thì con dài, ít nhất cũng qua thêm một thế hệ…

  4. Buffalo wing says:

    Xu hướng ý kiến bảo thủ và cấp tiến nó tồn tại trong Đảng csvn từ ngày thành lập 1930 cho tới bây giờ nhưng qua bao Thăng Trầm của lịch sử từng mỗi giai đoạn khác nhau phe bảo thủ luôn luôn lấn át ý kiến cấp tiến nên phe cấp tiến không có cơ sở để trưởng thành phát triển nhất là vn trong giai đoạn chiến tranh liên miên !

    Chỉ khi sau khối CS sụp đổ , phe cấp tiến mới từ từ vươn lên có tiếng nói và thiết lập lại bang giao với Mỹ đả chứng minh điều đó , trong gần 20 năm nay phe cấp tiến đã đi được bao xa rồi , khi mà phe cấp tiến không còn là thiểu số ít oi nửa thì nhửng gì đến sẻ phải đến thôi !
    Người Tây phương và Mỹ họ nắm rỏ tâm lý này hơn ai hết họ đã trãi qua và đối chọi với nó hằng ngày nên dẩn dắt và hướng dẩn họ làm rất chuyên nghiệp
    Thắng , Thắng mọi người cùng thắng là phương châm của họ

    Phe cấp tiến nếu biết chủ động hợp tác với Mỹ thì cơ hội tiềm năng để VN đột phá bức phá trở thành một Quốc Gia hùng cường tất nhiên sẻ đến !

    VN có một vủ khí Bí Mật mà không có một nước nào trên thế giới có được trước đây và sau này đó là đánh bại Mỹ !
    Vậy muốn võ khí của mình trở thành bí mật và ( độc nhất vô nhị ) là hảy cùng giúp Mỹ củng cố vị thế siêu cường của Mỹ mãi mãi là chúa tể rừng xanh có làm như thế mới ổn định phát triển bền vững nhanh và mạnh !
    Nếu muốn cấp tiến thì phải tiến nhanh và mạnh vì mục tiêu đã rỏ !

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      cs cấp tiến hay thủ cựu gì mà lên đời bền bỉ, thì dân VN cũng đều…khốn nạn cã…

      Cấp tiến nó có thành công trong việc nịnh Mỹ, dân VN từ đó đời sống có cãi thiện chút chút, cũng là phải sống với…láo. máng cái lịch sử…láo.

      Cộng láo mà đánh bại Mỹ, chỉ có các cò mồi, các em quàng khăn đỏ từ bé, mới ngây thơ tin theo những gì Cộng hát.

      Mẹ nó chứ, cái xe đạp còn làm không ra, nó hát nó đánh bại cái em làm ra…phi thuyền…

      Cái em mần ra phi thuyền, nó không thèm đánh tới bến thôi. Những ai không mắt…hí, ai cũng thấy điều rõ ràng đó

    • Saigon says:

      …”vũ khí bí mật….đánh bại Mỹ” là những lời nói hoang đường,chuyện thần thoại là láo cá.
      Vũ khí bí mật là thí quân thằng tàu đứng sau lưng bảo thế…phải thí quân đó là lịnh của thằng tàu…vì đâu phải thằng tàu nó chết hoặc bị diệt chủng là thằng VN.
      Nhổ ra và liếm vào chỉ có phường vgcs làm được mà thôi.

Leave a Reply to Buffalo wing