WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh

Đèn CủTrần Đĩnh không phải là một tác giả quen tên đối với người đọc sách Miền Nam Việt Nam, và cũng khá lạ với độc giả hải ngoại.

Nhưng ông là người đã từng cầm bút viết lên những trang sách nhiều triệu người đọc, ở Miền Bắc.

Trần Đĩnh là người chấp bút Tiểu sử chính thức đầu tiên của Hồ Chí Minh, năm 1960; và chấp bút các cuốn tự truyện, hồi ký cho Phạm Hùng, Lê Văn Lương… trong đó, nổi tiếng với dân Miền Bắc là cuốn “Bất Khuất” (hồi ký tù Côn Đảo của Nguyễn Đức Thuận, 1967). Trần Đĩnh cũng là dịch giả nhiều tác phẩm văn học…

Tại sao dân Miền Nam và hải ngoại ít biết tới Trần Đĩnh? Câu trả lời đơn giản: ông bị bắt, bị cải tạo lao động (trong một xưởng in), bị quản chế nhiều năm vì liên hệ trong “vụ án xét lại” — một vụ án được nhiều người gọi đơn giản là vụ án Hoàng Minh Chính, hay vụ án “tay sai Liên Sô”.

Tại sao ông dính vào “xét lai”?

Nơi trang 561 của “Đèn Cù,” tác giả Trần Đĩnh giải thích:

“Nhiều người không biết gốc tội chúng tôi là muốn đối thoại với bà con trong Nam chứ không xin máu họ. Cộng sản tồn tại nhờ chuyên chính bạo lực nhưng chúng tôi đòi giải vũ trang đảng, đòi đảng phải chụp bạo lực đi hay từ bỏ vai trò “bà đỡ của cách mạng” hay thôi con đường “chính quyền ra từ nòng súng.” Thực chất đòi dân chủ cho muôn người… chúng tôi đã xung phong làm nghịch tử. Không thích đổ máu người nữa. Thích quyền người.”

Cuốn tự truyện của Trần Đĩnh dày 600 trang, đầy những chi tiết về bản thân ông, một chàng trai theo lý tưởng chống Pháp, tham dự tổng khởi nghĩa do Cộng sản lãnh đạo ngày 19-8-1945 khi mới 15 tuổi, và năm 19 tuổi được đưa vào An Toàn Khu để làm báo Sự Thật bên cạnh các lãnh tụ như Hồ Chí Minh, Trường Chinh…

Tuy là tự truyện, nhưng trước hết đây là một lối viết rất văn học, chú ý tới nhiều chi tiết dễ dàng làm độc giả hình dung ra người và cảnh một cách sinh động.

Thí dụ, nơi trang 84, Trần Đĩnh kể rằng ông Hồ và Trường Chinh tham dự buổi đấu tố cụ bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long): “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt.”

Cũng như chi tiết áo quan rẻ tiền, không chứa nổi xác bà cụ Nguyễn Thị Năm, nên “Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô…” (trang 86)

Bịt râu và đeo kính râm suốt… Nhảy lên xác cụ bà, vừa giẫm vừa hô…

Đó là những chi tiết văn học, làm đôc giả thấy cảnh hiện ra rõ ràng.

Trần Đĩnh vào nghề làm báo và dược Trường Chinh (Tổng Bí Thư Đảng và là Chủ nhiệm bao Sự Thật) hướng dẫn.

Trần Đĩnh cũng kể về “mối tình” của ông Hồ với cô Phương Mai… Cách kể chuyện của Trần Đĩnh rất văn học, với những chữ như: tự nhiên, mang ba lô, chăn chiếu, tớ được xua về sớm, về muộn, máy Cụ…

Trích trang 30:

“Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái P.M. (Phương Mai) tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy P.M. (Phương Mai) đến nữa. Chắc máy cụ yếu, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, gu của cụ”. (hết trích)

Đó là văn học, kiệm lời nhưng đưa sâu vào trí nhớ độc giả.

Phương Mai là ai?

Không rõ có phải Phương Mai đươc Nguyễn Minh Cần (Cựu Phó Chủ Tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội) kể trong bài “Vài mẩu chuyện về cuộc đời HCM”, trích:

“…Xin nói rõ chuyện như thế này: hồi đó, có ý kiến là ông Hồ cần có vợ để việc “giải quyết sinh lý” được điều hòa thì tốt cho sức khỏe. Và sau Hiệp định Genève 1954, người ta chọn một người “kháu” nhất trong số nữ cán bộ trẻ, đó là chị Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Thanh Hóa và đưa chị từ Khu Bốn ra Hà Nội để tiến cử lên ông Hồ. Và như ta đã biết qua cuộc “loạn đàm,” chị đặt vấn đề phải có hôn nhân đàng hoàng. Thế là… việc không thành. Rồi chị được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ thương binh và ở luôn tại Hà Nội.”(hết trích)

Chị Phương Mai đặt vấn đề? Hay là ông Hồ thấy dan díu đã đủ rồi? Dĩ nhiên, không ai có câu trả lời chỗ này…

Trần Đĩnh cũng kể về cô X. người đứng bên cạnh ông Hồ và đươc ông Hồ xem là “con nuôi.” Cô X. Những cảm xúc của Trần Đĩnh với cô X. đươc kể nơi trang 97-98 và:

“Tôi quả đang vút lên chín tầng mây… Mới hôm qua ở suối lên, dốc trơn, tôi giơ tay ra đỡ X. Bàn tay con gái tôi lần đầu nắm lâu trong đời. Và cảm giác rạo rực theo tôi mãi…”

Cô X. lúng túng, rơi chiếc thìa trên cỏ… Cô X. cũng là người làm Trần Đĩnh mơ mộng, có lúc ký tên với bút hiệu Hoàng X. là vì cô.

Nơi trang 375, Trần Đĩnh kể tiếp:

“…rồi cô cho tôi cái thìa, món kỷ niệm tôi đặt lên trên bụi lạc tiên đầy bụi ở giữa Na Sầm và Đồng Đăng, chờ vượt sang Trung Quốc. Tóm lại tình trong như đã, mặt ngoài còn e…”

Nhưng rồi Trần Đĩnh tiêt lộ, cô X. chính là cô Xuân, chết ở Hà Nội vì bị ô tô đè… (trang 183) Nhiều năm sau, người ta mới biết cô Xuân cũng là một phần giường chiếu của ông Hồ.

Đọc “Đèn Cù” của Trần Đĩnh, chúng ta nhìn rõ hơn về cach công an đàn áp những người “xét lại,” và thấy một sự thật nữa: mỗi lần chuyển biến chính sách đối ngoại, sẽ có một thành phần trong Đảng bị thanh trừng.

Bản “Đèn Cù” tôi đọc tuy có vài trang in nhầm, nhưng 600 trang sách đầy những chi tiết lịch sử đã lôi tôi vào một thế giới hiếm người Miền Nam biết tới: từ nơi An Toàn Khu, Trần Đĩnh làm báo với Trường Chinh, rồi đi Bắc Kinh nhiều năm để học, những cảm xúc của anh với cô diễn viên múa Hồng Linh có cha bị giết oan vì nghi là Tàu Tưởng (phe Tưởng Giới Thạch), rồi về nước làm báo tiếp, bị thanh trừng, đẩy vào một góc xưởng in để “lao động cải tạo” nhưng tất cả các thợ in đều thương cảm…

Nhiều chi tiết lịch sử đươc ghi lại mà chính sử sẽ bỏ qua, trong đó có chuyện Lê Duẩn “trình bày về đề cương về vấn đề con người” riêng cho triết gia Trần Đức Thảo nghe (trang 435-441) và khi xin Giaó sư Thảo có ý kiến… thì:

“Ngơ ngác một lát, Thảo nói: – Tôi không hiểu gì cả.”

Thế là, Lê Duẩn vòng ra sau GS Thảo, vòng tay ôm GS Thảo nhấc lên, giộng xuống đất mấy cái cho hả giận… rồi bỏ vào trong nhà.

Sau đó, GS Trần Đức Thảo kể lại với Trần Đĩnh, Duẩn chẳng hiểu gì về chủ nghĩa Mác… Rồi Trần Đức Thảo thì thầm vào tai Trần Đĩnh: “Làm sao Duẩn lại Mác-xít được?”

Có một chi tiết cũng đã bị chính sử Hà Nội xóa đi: nhà báo Bùi Tín vào Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975. Bây giờ, Hà Nội không muốn nhắc tới tên của nhà báo Bùi Tín, người đã vào Dinh Độc Lập và đã tò mò mở cửa một tủ lạnh nơi này…

Đọc cuốn Đèn Cù, sẽ có một số người không hài lòng, vì một số nghi vấn lịch sử không đươc Trần Đĩnh chú ý nhiều.

Người đọc có cảm giác không nghi vấn gì về tập thơ trong tù ký tên ông Hô mà một số học giả nói là của một bạn tù khác, và độc giả cũng không nghi vấn gì về một ông Hồ sau này được nói là gián điệp Hoa Nam giả mạo để càì vào VN.

Ông Hồ trong “Đèn Cù” là một nhà hoạt động với những tham sân si đời thường, và cũng tội nghiệp khi bị Lê Duẩn lấn ép.

Nhưng Trần Đĩnh viết theo trí nhớ, theo những gì ông thấy, ông nghe. Và khi ông viết (thập niên 1990s) lại chưa có Internet để tra cứu tài liệu. Và cũng có thể nêu nghi vấn rằng ông nhớ không chính xác một số chi tiết.

Dù vậy, chúng ta không thể đòi như một tác phẩm nghiên cứu. Đây là một hồi ký, một tự truyện và tận cùng là một tác phẩm văn học; “Đèn Cù” đã ngay lập tức có một vị trí đôc đáo trong dòng văn học Việt Nam.

Trần Đĩnh đã cầm bút lên để viết như một chứng nhân của cách mạng, viết như một nạn nhân của vụ án xét lại, viết như một nhà văn trôi nổi với lịch sử dân tộc, và trong tận cùng là viết như một người con rất mực yêu thương đất mẹ.

Sách đề giá 25 Mỹ Kim, xuất bản bởi Người Việt Books. Có thể vào Amazon.com để mua.

Ngắn gọn, những ngươì quan tâm về lịch sử không thể không đọc sách này.

Phan Tấn Hải
Nguồn:Anhbasam

20 Phản hồi cho “Đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh”

  1. Tovanlai says:

    Tui khoái nhất cái đoạn em Phương Mai tưởng dại đưa mu cho bác sờ, ai ngờ nhờ đưa mu có vài lần mà đã được làm thứ trưởng, con đường công danh thăng tiến thật là dễ cho trong chế độ việt cộng. Chịu khó đưa thêm cho nhiều thằng nữa chắc công danh còn lên như thế nào nữa. Hết biết.

  2. Hành Trang says:

    Còn nhiều điều xấu xa độc địa của Hồ nhưng không thấy Trần Đĩnh viết đến như : Hồ tự viết ca ngợi mình dưới bút hiệu Trần Dân Tiên; Hồ chôm thơ Nhật Ký Trong Tù của người khác làm của mình và ngoài việc Hồ là tác giả chính của cách ruộng đất,Hồ còn sai người giết bà Xuân sau khi đã ăn nằm với bà;Hồ ra lệnh thủ tiêu các nhân sĩ yêu nước;có những chứng cớ rõ ràng để thấy Hồ không phải là Nguyễn Ái Quốc(Tất Thành),…Những điều này các ông Bùi Tín,Vũ Thư Hiên,Huỳnh Tâm,… đã viết chỉ ra rất nhiều và rõ ràng.Cũng có thể ông Trần Đĩnh biết nhưng do hoàn cảnh còn ở lại trong nước nên không thể nào viết huỵch tẹt ra được,hoặc những điều ông biết về Hồ chỉ có đến mức đó hay cũng có thể ông vẫn còn một chút tôn trọng Hồ ở điều chi đó nên không viết thẳng ra được.

  3. Minh Đức says:

    Trích: “GS Trần Đức Thảo kể lại với Trần Đĩnh, Duẩn chẳng hiểu gì về chủ nghĩa Mác… Rồi Trần Đức Thảo thì thầm vào tai Trần Đĩnh: “Làm sao Duẩn lại Mác-xít được?”

    Lê Duẩn không hiểu Mác xít bằng Trần Đức Thảo nhưng Lê Duẩn giỏi kỹ thuật dùng Mác Xít để tuyên truyền, để tạo ra sức mạnh bạo lực. Có sức mạnh thì có thể đánh thắng được địch thủ, bắt được toàn dân phải nghe lời. Nhưng có sức mạnh mà không hiểu Mác Xít thì không đưa xã hội đến chỗ mà Mác Xít hứa hẹn được. Nhưng những người như Lê Duẩn có thực sự muốn tiến đến xã hội mà Mác Xít hứa hẹn hay không hay họ thấy vừa lòng với xã hội mà họ có quyền lực vô biên rồi?

    • Austin Pham says:

      Thưa anh,
      Tôi thấy rằng cái đám bá đạo cộng sản có thể cầm đầu những tay “trí thức” cộng sản ở chỗ là tụi bá đạo biết chỗ dựa của chúng nó là ai. Đa số đám dân miền bắc theo đảng là muốn “cướp và chia”. Do đó thằng nào dạy, ủng hộ việc cướp và chia thì thằng đó nhận được sự đồng lòng của dân cần…bố. “Thầy” Thảo chê thằng chuyên mổ lợn không hiểu cách…chăn nuôi heo là không đúng chín, sách. Nó và đám “chịu ăn chia” là số đông, là thực tế…cộng sản. Con dao là kim chỉ nam chứ không phải là cuốn sách. Thầy “Thảo” đã rồ từ lâu chứ đâu phải sau này.

  4. DâM TiêN says:

    Khi Dâm còn be tí, beng beng…

    Dịp Trung Thu cũng hay chơi đèn…

    Cái Đèn Cù nghe tên hổng có hay; muốn hay hay,
    thì kêu là ” Đèn Kéo Quân” cơ !

  5. Dung Leanh says:

    Nguyễn Văn Thạnh Says :

    ĐỌC ĐÈN CÙ, THẤY QUYỀN CON NGƯỜI LÀ QUÍ GIÁ.

    Được một người bạn tặng cho cuốn Đèn Cù, tôi đã ngấu nghiến nó trong 3 ngày dù cuốn sách đến 599 trang. Trước đó, tôi đã đọc nhiều cuốn hồi ký thuộc giai đoạn này như: đêm giữa ban ngày, một cơn gió bụi, trong gọng kềm lịch sử, từ thực dân đến phong kiến,…phần nào hiểu về sự thật của một giai đoạn lịch sử nhưng tôi thật sự cuốn hút khi bắt đầu với Đèn Cù. Đèn Cù cuốn hút không chỉ lối trình bày của một cây bút lão luyện mà còn cuốn hút vì nhiều thông tin mới mẻ.
    Khác với các tác giả khác, ông Trần Đĩnh có vị trí đặc biệt để cung cấp cho những người hậu sinh như tôi có góc nhìn toàn cảnh, chân thực hơn giai đoạn lịch sử 1946-1975; giai đoạn lịch sử được phủ lớp sơn bóng bẩy có chủ ý của nhà cầm quyền.
    Đèn Cù cho ta thấy: như hình ảnh voi giấy, ngựa giấy chạy vòng quanh tít mù trong đèn cù (đèn kéo quân), Đảng cộng sản VN cũng chạy quanh thế nào dưới sức ép của hai nước lớn trong phe XHCN-Liên Xô và Trung Quốc. Thú vị hơn nữa, ta thấy các giáo chủ của một chủ nghĩa thần bí-hứa hẹn đưa con người đến thiên đường trên mặt đất-chủ nghĩa Mac-Lenin đã độc quyền trong việc giải thích chủ nghĩa này như thế nào là trong sáng: để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác Lenin thì phải không sợ Mỹ, phải đánh Mỹ.
    Qua Đèn cù, ta thấy câu nói của tổng bí thư Lê Duẩn “ta đánh mỹ là đánh cả cho liên xô đánh cho trung quốc” rõ nghĩa hơn, sinh động hơn. Cuộc chiến mà mà sách giáo khoa hay nói là chiến tranh thần thánh chống Mỹ cứu nước chẳng qua là một cuộc chiến được thúc đẩy bỡi Mao Trạch Đông để phục vụ ý đồ của ông ta “Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ”. Ông ta muốn đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Tôi thật sự giật mình khi biết rằng Mao đã xui VN đánh Mỹ để giải phóng miền Nam mà Trung Quốc thì không đánh nhau để giải phóng Đài Loan hay họ kiên nhẫn để thống nhất Hồng Kông, Macao trong hòa bình. Ít nhất điều này đã thể hiện tâm và tầm lãnh đạo.
    Thật là đau xót khi đọc câu nhận định của tác giả (Trần Đĩnh) “Máu Việt Nam mới có sức dịch chuyển địa chính trị mạnh mẽ và quý giá làm sao”. Mao muốn biến Việt Nam thành bãi chọi trâu để phục vụ mưu đồ tranh quyền đoạt bá với Liên Xô cũng như mưu đồ kéo Trung Quốc đến gần Mỹ hơn.
    Đọc Đèn Cù tôi thấy phần nào ấm lòng vì số người biết xót xa cho phận người dân khốn khổ, hẩm hiu như tác giả còn rất nhiều. Chỉ có điều, những người tốt thường không quyết liệt, mạnh mẽ như những người hiếu chiến. Có lẽ do đặc tính này mà loài người còn nhiều đau khổ chăng?
    Với lượng thông tin phong phú chứa đựng trong 599 trang sách hẳn sẽ thỏa mãn nhiều mối quan tâm khác nhau của độc giả. Là một người tham gia tranh đấu cho quyền con người, đọc Đèn Cù tôi thấy quyền tự do ngôn luận quí đến dường nào. Nếu ngày đó có tự do ngôn luận, hay có internet chắc chắn người dân miền Bắc sẽ không yêu nước đến cuồng nhiệt: lớp sống đói khổ, lớp chịu bom đạn, lớp đưa hàng triệu con em mình vào Nam chịu cảnh bi thảm: sinh bắc tử nam.
    Tôi cũng thật bất ngờ khi biết rằng ở miền Bắc cũng có phe phản chiến như ở Mỹ, chỉ có điều họ bị bịt miệng quá nhanh chứ không được tự do nói như bên Mỹ.
    Qua đây chúng ta cũng sẽ học được bài học vô cùng quí giá là: muốn có một xã hội tốt đẹp thì trước tiên và kiên quyết tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận. Tuyệt đối, không cho nhà cầm quyền lũng đoạn tất cả các kênh thông tin. Vì như cha lập quốc nước Mỹ George Washington đã nói “một khi bị cướp đi quyền tự do ngôn luận, chúng ta trở nên câm lặng và ngu xuẩn, như những con cừu bị dẫn đến lò sát sinh”. Nhắc lại điều này, tôi nghĩ không mới nhưng thấy buồn là hiện còn nhiều người Việt Nam chưa ý thức được vấn đề này để góp một tay tranh đấu cho quyền thiêng liêng-TỰ DO NGÔN LUẬN.
    Suy rộng ra, một xã hội mà quyền con người được bảo đảm là một xã hội tránh được nhiều nguy cơ, trong đó có nguy cơ chiến tranh, đổ máu. Một giá trị rất đáng để tranh đấu.
    Đèn Cù là một cuốn sách tuyệt vời, chỉ có điều vì là một cuốn sách có bản quyền nên sẽ ít người được đọc nó. Hy vọng rằng có ai làm mạnh thường quân, mua tác quyền để có thể phổ biến rộng rãi hơn. Tôi nghĩ mạnh thường quân cho việc này là một người yêu nước vì cuốn sách giúp công chúng hiểu biết chân thực hơn một giai đoạn lịch sử. Như ai đó đã nói “Đèn Cù đã giải thiêng cho cuộc cách mạng Việt Nam”, sự giải thiêng này sẽ giảm đi tính thần thánh, đỉnh cao trí tuệ nhân loại mà ĐCS VN thường tự nhận về mình và nó góp phần thúc đẩy nền dân chủ cho Việt Nam.
    Thế hệ trẻ như chúng tôi cần nhiều Đèn Cù hơn nữa để có hành trang chân thực góp sức mở ra một trang sử mới cho dân tộc.
    Một lần nữa, xin cảm ơn tác giả Đèn Cù.
    Xin cầu chúc tác giả nhiều sức khỏe để thấy một Việt Nam tươi đẹp như lý tưởng mà tác giả hy sinh cuộc đời mình để theo đuổi, bảo vệ.
    Nguyễn Văn Thạnh
    Để rõ hơn tác phẩm, xin giới thiệu một bài review trên báo RFA.
    http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/book-review-the-lantern-by-tran-dinh-ml-08092014080857.html
    LikeLike · · Share

  6. vybui says:

    “Đọc cuốn Đèn Cù, sẽ có một số người không hài lòng vì một số nghi vấn lịch sử không được Trần Đĩnh chú ý nhiều” ( trích). Chẳng hạn về nghi vấn ông Hồ không phải là Nguyễn Ái Quốc mà là một người Khách Gia (Hẹ).

    Đúng là Trần Đĩnh(TĐ) không nói gì về vụ này. Đơn giản chỉ vì khi viết cuốn Đèn Cù, đầu những năm 90 thế kỷ trước, sách cuả Hồ Tuấn Hùng chưa ra đời. Sau này dù có biết (giả dụ như vậy) thì TĐ cũng không dám đụng vào, một phần vì sự việc quá ‘sốc”, TĐ không thể tin được. Mà dù có muốn phản bác thì cũng không có đủ chứng cứ, tài liệu nên ông ta…cho qua.

    Nhưng nếu người đọc để ý, thì thấy rằng, những điều TĐ viết trong Đèn Cù đã cung cấp cho độc giả những chi tiết rất quý báu để những nghi vấn kia càng gần sự thực hơn. Đơn cử là trong Chương Ba, từ trang 47 đến trang 51. Xin mời bạn đọc theo dõi:

    ” Tháng 10/1949, nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa ra đời. Hơn hai tháng sau, Cụ Hồ BÍ MẬT lẻn qua vùng địch ở Phục Hoá, Cao Bằng đi Trung Quốc qua Thuỷ Khẩu. Trần Đăng Ninh, Vũ Đình Huỳnh và Phạm Văn Khoa( phiên dịch viên tiếng Trung) theo Cụ” (trích, Chương Ba, trang 47).

    Mục đích cuả chuyến đi là gì?
    Những gì đã diễn ra trong chuyến đi này được Phạm Văn Khoa “tiết lộ” cho TĐ và Thép Mới ( Hà Đăng Lộc).

    1) Ông Hồ được gọi sang để báo cáo, để kiểm điểm( kiểm thảo) trước Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai. ( trong cuộc kiểm thảo và báo cáo này, MTĐ chỉ ngồi nghe, khi thì đằng hắng, khi thì ừ hữ, không nói không rằng. Cuối cùng thì Lưu và Chu nhận xét và cho ý kiến.( Phạm Văn Khoa kể lại những gì ông ta biết, và nghe, dĩ nhiên không phải cuộc họp nào PVK cũng được hiện diện).

    2) Là người theo ông Hồ đi phiên dịch, nhưng PVK không được dùng tới vì “các Cụ Hoa-Việt” nói với nhau “thoải mái” bằng tiếng …Hoa. (PVK kể với TĐ, TM: “Tao là phiên dịch mà nhiều khi ông Cụ chẳng cần tao”.).

    3)Khi ông Hồ và đám tùy tùng vừa tới Bằng Tường (QTây) thì Hồ được “bốc” đi trước, để lại ba người tới BK sau.( cuộc “bắt cóc” hay “đón rước” này do ba ông Tướng, Chu Đức, Liêu Thừa Chí, Nhiếp Vĩnh Trăn thực hiện theo lệnh Mao).

    4) Dù là phiên dịch, trong nhiều cuộc họp quan trọng, PVK không được phép dự khán, còn Vũ Đình Huỳnh thì tuyệt đối không được bén mảng!

    5) Sau khi báo cáo và chịu kiểm điểm, Mao đi gặp Staline để đề đạt chuyện HCM muốn “yết kiến” Staline.

    Qua những chi tiết được TĐ kể lại, người đọc hẳn có những thắc mắc mà khi những thắc mắc này được dính kết với “nghi vấn” Hồ là Tầu Hẹ chứ không phải là NAQ thì xem ra nghi vấn này càng gần SỰ THẬT hơn.

    ***Tại sao Hồ phải sang TQ báo cáo và kiểm điểm trong lúc cuộc chiến Pháp Việt đang hồi gay cấn?
    Nếu không phải là “người được phái đi” đã đến lúc cần báo cáo những hoạt động được giao phó( Nước CHNDTH vừa mới thành lập, Mao gọi Hồ về để tường trình điều gì đã làm được, điều gì chưa, có bị lộ tung tích chưa, ” CM VN’ cư xử với Hồ ra sao v.v…để Mao và lãnh đạo BK còn trù tính bước kế tiếp).

    *** Đem phiên dịch đi theo, nhưng khi họp kín, hoạch định kế hoạch hoạt động thì ông Hồ và giới lãnh đạo BK nói chuyện riêng với nhau bằng tiếng Hoa.( ai dám bảo HCM là VN 100%?).

    *** Tại sao Hồ cùng tùy tùng cùng đi thì Hồ được ‘bốc’ đi trước? Phải chăng có những việc không để đám tùy tùng biết, cũng có thể đây là một cuộc “đón rước” NGƯỜI CUẢ TA, để thưởng công sau hang chục năm gian khổ, nằm gai nếm mật?

    **** Tại sao trước cũng như sau, Staline “khinh Hồ như mẻ”? Nếu đảng CSVN là một trong những chi bộ cuả QT3 CS thì sao lại có sự khinh, trọng như vậy? Thật ra Staline biết Hồ là “con bài cuả Mao”. Một người được sai đi thì thân phận cuả y làm sao so sánh với chủ cuả hắn! Cho nên Staline không hạ mình để nói chuyện với tên đày tớ cuả Mao! Sau này nếu Hồ có gặp được Staline, hoặc viết thư xin ý kiến cuả Staline thì chẳng qua vì lợi ích cuả Thế giới CS và cũng vì Staline…nể Mao!

    Như vậy cùng với những điều TĐ kể rải rác đó đây như Hồ nói tiếng Hẹ trôi chảy, quen thuộc với địa bàn vùng biên giới hai nước Hoa- Việt hay có những biểu hiện quen biết những người từng hoạt động tại đây thì độc giả càng dễ dàng chấp nhận kết luận: HCM không phải là Nguyễn Ái Quốc mà là một tên gián điệp được Trung Cộng gài vào để lãnh đạo CMVN.

    Cuối cùng nhân chuyện thật giả này, độc giả nhớ lại một phản bác cuả một ông “cháu Cụ” được đăng trên BBC ngày 25/9/2013. Phản bác này quả quyết rằng, HCM không thể là HTC, đây là chuyện tào lao mà ông ta không thèm chấp. Dẫn chứng thì nhiều, ở đây chỉ nói về ngôn ngữ. Cụ Hồ không biết tiếng Hoa, vì theo “cháu ông Cụ” thì Bác khi tiếp xúc với Lư Hán, Tiêu Văn, Long Vân thì Bác phải dùng “BÚT ĐÀM”. Một nhân chứng sống được cháu ông cụ trình làng là Phạm Văn Khoa, tức Khoa Tễu, vẫn được Bác dùng làm phiên dịch. Khốn thay, nay cũng chính nhân chứng này( trong cuốn Đèn Cù) đã cho mọi người biết Bác và giới lãnh đạo BK nói chuyện với nhau bằng tiếng Hoa, và Khoa Tễu kết luận: “Tao(nói với TĐ và TM) là phiên dịch mà nhiều khi Bác không dùng tao, các ông nói với nhau, chuyện chung, chuyện riêng TOÀN BẰNG TIẾNG…TẦU!” ( chả khác gì Khoa Tễu nhét …”BÚT” cuả Cụ vào mồm ông cháu!).

    Tôi nghiệp 80 năm cuộc đời mà vẫn…MÙ LOÀ !!!

  7. Đòn Gió says:

    Đọc Đèn Cù, dù sao cũng cho người Việt hải ngoại hiểuj rõ HCM chính là Nguyễn Tất Thành hay bí danh Nguyễn Ái quốc chẳng phải là Hố Tập Chương một thằng Đài Loan đội lốt mà trên diễn đàn ĐCV “phản loạn ào ào” nhất là Trần Bình Nam ngu dốt tin sái cổ.

  8. Việt cộng lưu manh says:

    Tác giả Trần Đĩnh : Sau đó, GS Trần Đức Thảo kể lại với Trần Đĩnh, Duẩn chẳng hiểu gì về chủ nghĩa Mác… Rồi Trần Đức Thảo thì thầm vào tai Trần Đĩnh: “Làm sao Duẩn lại Mác-xít được?” .

    RFA online ngày 18-12-2010: Giáo sư Trần Phương – nguyên phó thủ tướng CS và hiện là chủ tịch hội Khoa học Kinh tế Việt Nam – phát biểu trong cuộc hội thảo về dự thảo cương lĩnh của đảng CSVN, ông nói : “Thế bây giờ chủ nghĩa xã hội của các ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái chủ nghĩa xã hội mà chúng ta sẽ đi là cái chủ nghĩa xã hội gì đây?” – Trích .

    Rõ ra là bọn Việt cộng thảy đều ù ù cạc cạc, dốt đặc về chủ nghĩa cộng sản . Bọn Việt cộng lưu manh dùng chủ nghĩa cộng sản cốt mê hoặc lòng người để cho chúng chiếm lấy chính quyền .

  9. Luke Nguyen says:

    Hồ rất tầm thường, dâm đãng, tàn ác, giả dối, đạo đức giả, được đám đàn em dùng tuyên truyền làm vị thánh. Ôi tội nghiệp cho dân VN có một lãnh tụ như thế! Lê Duẩn thuộc loại dốt, không hiểu Marx như thế nào.
    Chúng ta có VN ngày nay như thế đó! Mấy tên HCM, Lê Duẩn phá nát VN!

    • Tran Binh Trong says:

      Chúng đang phá nát SAIGON hòn ngọc viễn đông mà không thấy ai lên tiếng. Ở Malaysia muốn đi tàu điện ngầm phải đi xa mấy chục cây số cách thủ đô Kualalumpur. Còn bọn nó đang phá nát trung tâm SG để xây Metro rồi cái bát nháo của bến xe vận chuyển hành khách đi, về từ Metro sẽ biến SAIGON thành một mớ hổn độn. Chúng đang tàn phá miền Nam Viet Nam. Như một vết dao cắt vào tim tôi khi nghe thấy chúng đang tàn phá trung tâm SAIGON xây Metro.

  10. Dân Việt says:

    Đọc Sử Đảng

    Đọc trang sử đảng thấy như khùng
    Toàn chuyện ma đầu với mánh mung
    Toàn chuyện phỉnh lừa và cướp bóc
    Xem như thành tích đảng anh hùng.

    Sử đảng có gì để bán rao?
    Ngoài trừ đạo chích với ma cô
    Cầm đầu bởi một già du đảng
    Loạn luân con cháu, hiến cơ đồ.

    Lão ấy đầu quân với Đệ Tam
    Trung thành phục vụ giặc tàn tham
    Mưu đồ nhuộm đỏ toàn thế giới
    Biết gì tổ quốc với giang san.

    Nửa đời của lão hiến Lê nin
    Xuôi ngược đông tây vác búa liềm
    Tuân theo chỉ thị trùm quốc tế
    Trở về tụ tập đảng yêu tinh.

    Cái đảng ma bùn của lão ta
    Một bầy phản quốc với vong gia
    Đâm cha chém chú lừa chòm xóm
    Mãi quốc cầu vinh hại nước nhà.

    Chôm chỉa, bạo tàn, phí máu dân
    Kế sách, khí tài, của ngoại nhân
    Đánh thuê mạt hạng phường vô sản
    Dìm cả quê hương ách bạo tàn.

    Sử đảng hôm nay thành cáo trạng
    Của bầy bán nước lũ buôn dân
    Để mà nhắc nhở người dân Việt
    Bộ mặt phản nòi đảng nội xâm.

    Phan Huy
    http://fdfvn.wordpress.com

Phản hồi