WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Long trời lở đất” hay “Trời không dung đất không tha”?

DauTo4

Tôi vốn xa lạ với lòng hận thù và đố kỵ, nhưng đọc tin về cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) 1946 – 1956 của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, nhất là khi đọc những lời ông giám đốc khai mạc triển lãm nói:” CCRĐ là một cuộc cách mạng dân chủ long trời lở đất, mang lại những giá trị to lớn của một xã hội mới, một chế độ mới, một cuộc sống mới cho người dân Việt Nam”, thì những ký ức đau buồn của bản thân, gia đình và quê hương tôi lại sống dậy, hiển hiện, đau đớn và xót xa.

Những năm 1955, 1956 CCRĐ ở quê tôi, một vùng quê bắc bộ thuộc Hưng Yên, hạn hán kéo dài, nạn đói đến với mọi gia đình, những cánh đồng lúa biến thành những cánh đồng khô nứt nẻ, hoang hóa, trên những con đường, các cụm rau má bị đào sạch để làm thức ăn độn thay gạo.

Gia đình tôi bị quy là điạ chủ. Ngày ngày mẹ tôi cùng những địa chủ, phú nông trong làng xã bị đội bắt tập trung để”truy” tô. Đội căn cứ vào thời gian và diện tích ruộng của các gia đình phát canh thu tô để đòi lại số thóc mà các gia đình nông dân đã trả cho điạ chủ khi thuê ruộng. Đội và những cốt cán của đội biết rất rõ do hạn hàn kéo dài, hầu như chẳng có địa chủ nào còn thóc trong nhà, nhưng họ tin rằng địa chủ, phú nông hẳn phải có của chìm như vàng bạc, đồ trang sức … cất dấu, họ tra khảo, dọa nạt để buộc phải khai báo. Mẹ tôi mỗi đêm ở chỗ truy tô về lại thở dài , trong nhà không còn một hạt thóc, bao nhiêu của cải giá trị thì đã bán để nuôi bố tôi ốm, mẹ tôi khai đúng như thế, nhưng đội vẫn không tin.

Bố tôi tham gia cách mạng và vào Đảng Cộng Sản Đông Dương từ trước năm 1945. Ông đã đem tiền của mà ông nội tôi để lại xây một căn hầm ngầm bí mật lớn để cả cơ quan của Đảng có thể làm việc và trú ẩn trong đó, gia đình tôi là cơ sở của Đảng trên đừơng dây hoạt động bí mật Hưng Yên – Thái Bình, đã đóng góp nhiều cho tuần lễ vàng của chính phủ. Năm1944 bố tôi bị Pháp bắt, bị tra tấn và lãnh án 15 năm khổ sai tại Hỏa Lò Hà Nội. Tháng 8-1945 ông được ra tù, tiếp tục hoạt động và mất năm 1952. Với quan điểm công nông của đội CCRĐ, địa chủ là thành phần phản cách mạng, bố tôi được họ biến thành một tên Quốc Dân Đảng phản động, chui vào hàng ngũ Đảng để phá hoại. Họ tìm đâu ra con số hàng chục đảng viên cộng sản do bố tôi giác ngộ và phát triển đều thuộc thành phần địa chủ, phú nông. Nếu bố tôi còn sống, vận hạn nào sẽ đến với ông trong trận cuồng phong của dối trá, hận thù và độc ác của nền chuyên chính vô nhân mà ông đã hy sinh vì nó.

Nhưng bi kịch của gia đình tôi chưa phải là tồi tệ nhất. Tôi vẫn còn nhớ cái không khí hãi hùng của buổi đấu tố bà địa chủ tên Tơ, người ở làng cạnh làng tôi. Dân cả xã kéo đến bãi chợ đông nghịt, mẹ tôi cùng các địa chủ, phú nông trong xã phải có mặt và phải ngồi vào một khu để theo dõi phiên tòa, để tự hiểu rằng, nếu „ngoan cố”, có thể họ sẽ nhận lĩnh số phận tương tự.. Bà Tơ gầy nhỏ, tóc bạc lõa xõa, như người mất hồn, được các du kích dẫn vào đứng trước „tòa”. Những tiếng hô của các cốt cán vang dội: „Đả đảo địa chủ cường hào gian ác ngoan cố”. Sau mỗi đợt hô khẩu hiệu, dàn trống ếch của đội thiếu niên quàng khăn đỏ lại vang lên để kích động đám đông. Đến màn đấu tố, các bần cố nông giận dữ, xỉa xói, chửi bới tục tĩu. Sau màn đấu tố, đội trưởng đội CCRĐ của xã chủ tọa phiên tòa tóm tắt và tuyên bố bản bản án tử hình. Bà Tơ được các du kích khoác súng dẫn ra bãi tha ma cách bãi chợ vài trăm mét, một lỗ huyệt đã được đào , cạnh bờ huyệt, một cột gỗ được đóng sẵn, các du kích trói bà vào cột. Một loạt súng nổ, bà Tơ từ từ khụy xuống, rồi đầu gục trước ngực. Dân chúng chỉ được quan sát từ xa, nên không biết họ chôn bà Tơ như thế nào, không thấy áo quan hay bất cứ mảnh gỗ hay tấm chiếu mang đến cạnh huyệt trước đó, có lẽ bà được hất ngay xuống huyệt và lấp đất lên.

Tôi có bà cô họ lấy chồng tại một xã thuộc huyện Ân Thi. Bà kể lại cuộc đấu tố ở quê chồng bà nghe thật bi thương và kinh hoàng. Một cán bộ đảng thuộc tỉnh ủy Thái Bình, ông tham gia hoạt động cách mạng và vào đảng cộng sản từ khi còn trẻ. Gia đình ông bị quy là địa chủ, ông bị kết tội là tên Quốc Dân Đảng chui vào Đảng hoạt động phá hoại, bị gọi về quê, bị đấu tố, truy bức. Với khí tiết của người cộng sản chân chính, ông đã bác bỏ những cáo buộc của đội CCRĐ và các bần cố nông. Ông bị buộc tội ngoan cố và bị kết án tử hình. Lúc thi hành án, các du kích vịn một cây tre xuống để treo ông lên đó bắn, ông vừa giẫy giụa chống lại, vừa mắng nhiếc các du kích và các cán bộ CCRĐ, tay bị chói, ông đã dùng chân đạp các du kích. Các du kích đã dùng báng súng đập vào mồm ông, nhiều chiếc răng bị gẫy, máu đầy mồm, nhưng trước khi bị bắn, bị treo lơ lửng trên cao, ông vẫn gắng sức để hô:”Đảng Lao Động Việt Nam muôn năm! Hồ Chủ Tịch muôn năm!”. Trước lúc chết ông vẫn tôn thờ Hồ Chủ Tịch, ông vẫn không biết, rằng cái chết của ông, những tội ác của CCRĐ đối với ông và bao người khác, ông Hồ Chí Minh là người phải chịu trách nhiệm chính, vì ông là người đứng đầu Đảng, người đưa ra chính sách và chỉ đạo CCRĐ.

CCRĐ là cuộc cách mạng ”long trời lở đất” như cho đến nay Đảng vẫn tự ca ngợi?

Không! Trước hết CCRĐ không phải là cuộc cách mạng. Nó là một cuộc chinh biến của những kẻ tập trung được bạo lực trong tay, nó triệt tiêu những nhân tố tích cực, những nhân tố tiến bộ của xã hội Việt Nam, nó mở đầu cho giai đoạn xã hội đi đến đói nghèo và tội ác. Địa chủ phú nông đa số là những người lương thiện, chăm chỉ và biết cách làm ăn mà trở nên giầu có, họ là giường cột của nền nông nghiệp, họ cũng là những người yêu nước đóng góp người và của cho cách mạng, lấy ruộng đất của họ chính là đánh vào nền nông nghiệp của miền Bắc, phá bỏ cơ cấu hợp lý và tự nhiên của nông thôn Viêt Nam: ruộng đất phải trong tay những người biết làm ăn.

Các cán bộ Đảng thường đề cao:”CCRĐ đã thực hiện cương lĩnh của Đảng là người cầy có ruộng”. Nhưng những ai đã ở nông thôn thì đều biết, đưa ruộng vào tay những người vừa không chăm chỉ, vừa không biết cách tổ chức công việc thì cũng như lãng phí đất, nông dân có ruộng, nhưng ruộng không làm hoặc làm ra ít thóc, nền nông nghiệp miền Bắc bắt đầu đi xuống từ đó. Nhiều bần cố nông, chỉ sau một thời gian ngắn được chia ruộng đất của địa chủ đã sang nhượng lại và lại trở lại đi làm thuê. Không lâu sau CCRĐ, Đảng đã buộc nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp, ruộng đất trở thành của toàn dân mà chẳng của ai, tất cả nông dân từ địa chủ đến bần cố nông đều trắng tay, trở thành những người làm „thuê” cho hợp tác xã, tiền công mỗi ngày được vài trăm gam thóc, không đủ để nuôi gà. Vì vậy Đảng kể công đã đem ruộng đất cho người cầy chỉ là câu nói trống rỗng, xảo ngôn.

CCRĐ còn phá vỡ đạo lý, thuần phong mỹ tục của thôn quê của miền Bắc. Các đội CCRĐ về làng xã, nuôi dưỡng và kích động lòng hận thù giữa các tầng lớp nông dân, tuyên truyền sai lệch về nguyên nhân đói khổ của bần cố nông, dung dưỡng những cuộc đấu tố trái với luân thường đạo lý như con tố bố mẹ, vợ tố chồng…Xã hội Việt Nam bắt đầu bị tha hóa từ đó.

Tôi thật ghê sợ khi nghe một vị giáo sư trong bộ máy tuyên truyền của Đảng trả lời đại ý Đảng có sai lầm trong CCRĐ, nhưng Đảng đã sửa sai , như thế là sòng phẳng. Chao ôi! Nếu oan hồn của bà Tơ, của ông cán bộ tỉnh ủy Thái Bình, của bà Năm Cát Hanh Long và hàng vạn các oan hồn khác nghe thấy, chắc họ sẽ dựng mồ đứng dậy mà kêu lên rằng:” Tội ác của các ngươi trời không dung, đất không tha, sao ngươi dám nói sòng phẳng”.
Warszawa 18-09-2014

© Đàn Chim Việt

48 Phản hồi cho ““Long trời lở đất” hay “Trời không dung đất không tha”?”

  1. Johnathan Tran says:

    Cam on nhieu tac gia Dinh Minh Dao voi bai viet “Cai cach ruong dat – cuoc cach mang long troi no dat.
    Hay cuoc tam mau – Troi khong dung, dat khong tha”. Hang trieu nguoi Mi goc Viet, don nhan bai viet nay nhu mot ban cao trang danh thep voi DCS VN va ong Ho chi Minh !
    Chuc tac gia Dinh minh Dao song manh khoe, hanh phuc. Se co mot ngay, nguoi Viet hai ngoai cung nhau lam nhan chung cho toa an quoc te, xu toi ac giet nguoi cua DCS VN, doi voi chinh dan toc VN !

  2. Nguyễn Trọng Dân says:

    ĐẤU TỐ (5)

    Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
    Xương người chất núi khá cao cao
    Nhà tan cửa nát sầu trăm ngã
    Còn một mình ai trốn nẽo nào

    Đêm đêm bờ bụi gió đìu hiu
    Đói khát lòng đau , khóc thiệt nhiều
    ĐẤU TỐ RỀN VANG LUÔN TAY GIẾT
    Ông Bà , cha mẹ chết xác bêu

    Biết trốn về đâu , làng nối làng
    Hô hào cố đạt chỉ tiêu ban
    Không cầu , không xót tình đồng loại
    Mãi miết hô bừa tiếp giết càn

    Lớp lớp xương phơi cùng thịt rã
    Ruồi bu , quạ bám khắp đồng xa
    Làng quê rờn rợn hồn ai oán
    Không khói hoàng hôn cũng thấy ma !

    ( Merci DCV )

  3. Nguyễn Trọng Dân says:

    ĐẤU TỐ (4)

    Nước sao bội ước lời thề ?
    Nước mê Lê Mác không về cùng non
    Quên lời nguyện ước thề non
    Nước đi ĐẤU TÔ- làm non khóc ròng

    Non cao đau xót trong lòng
    HAI TRĂM NGÀN MẠNG ĐẦY ĐỒNG BỎ THÂY!
    Nơi nơi đói khổ từng ngày
    Đấu tranh giai cấp- dân cày phơi xương!

    Để rồi khắp phố khắp phường
    Chìm trong kinh hoảng- oán vương mọi nhà
    Non cao- Oán chất xót xa
    Non buồn nhìn nước ác tà tố non

    Dù cho sông cạn đá mòn
    TỘI ĐỒ DIỆT CHỦNG SỬ CÒN OÁN XƯA !
    Non cao đã biết hay chưa ?
    Nước còn Cộng phỉ nên chưa hết buồn

    Nước giờ bị bán bị buôn
    Nam Quan , Bản Giốc… Tàu cuồng chiếm đi
    Nước còn cộng phỉ ngu si
    Thì non chịu nhục cuối quỳ ngược xuôi

    Bao năm Lê Mác tối thui
    Non non nước nước thụt lùi thãm thê !

    (Merci DCV )

  4. Nguyễn Trọng Dân says:

    ĐẤU TỐ (3)

    Mỗi mùa thu trước mỗi hoàng hôn
    Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
    Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
    Tôi chờ người đến với Yêu Đương

    Người ấy thuờng hay ngó xa trông
    Trầm mặc suy tư chuyện trong lòng
    Bảo rằng : ” Cộng Sản đang tràn tới,
    Anh sợ rồi đây …xác ngập đồng !”

    Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì ,
    Mác Lê tàn bạo giống cái chi
    Cho nên cười đáp lời người ấy
    Là chút bông đùa thiếu…nghĩ suy!

    Đâu biết Mao -Mác buộc xóm làng
    Lôi người ĐẤU TỐ -chết tràn lan !
    U thày bị giết bao oan ức
    Mà đành im lặng chẵng dám than !

    Từ đấy thu rồi…thu lại thu
    Đấu tranh giai cấp réo hận thù
    Đồng lúa thưa dần người cày cấy ,
    Xác người chất vội đặc ruồi bu

    Tôi ráng đi cho hết cuộc đời
    Với niềm ray rức chẳng chịu vơi
    U thày bị giết không mồ mã
    Xương xác ngoài đồng hứng sương rơi !

    Đói quá hôm nay đi mót lúa
    Thấy ai cũng vậy đói tã tơi
    Đôi mắt nhìn nhau trong kinh sợ
    Và lệ trên mi nói thay lời !

    Tôi nhớ lời người đã dặn tôi
    Một mùa thu trước rất xa Xôi :
    ” Mác Lê kinh khiếp – quân tàn bạo ”
    Nay hiễu thì thôi….muộn mất rồi!

    Tôi sợ chiều thu nhạt nắng mờ
    Chiều thu đói lã – ngủ bụi bờ
    Bổng thấy ven sông tù áp giải
    Người ấy tay còng bước lên bờ…

    Nếu biết rằng tôi vẫn một lòng
    Nhớ thuơng người ấy dẫu bảo giông,
    Và giờ phải hứng niềm tan vỡ ,
    Trời ơi , người ấy có buồn không?!

    ( Merci DCV )

  5. Nguyễn Trọng Dân says:

    ĐẤU TỐ

    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy vạn hồn ma
    Ôm nhau mà nức nở
    Hồn trẻ lẫn hồn già

    Bao nhiêu người bị giết
    Oan ức biết kêu ai?
    Tố Hữu đang gào thét
    Giết mãi chớ ngừng tay !

    Rồi mỗi năm mỗi giết
    Thành tích đạt tới đâu?
    Tận cùng trong hoảng sợ ,
    Là ray rức khổ sầu ?

    Cộng phỉ vẫn thẳng tay
    Mác Lê giết cuồng say
    Hai trăm ngàn nhân mạng
    Chết rồi có ai hay?

    Năm nay đào lại nở
    CÔNG LÝ đã về chưa?
    Oán tình muôn năm cũ
    Hồn đợi đến bao giờ?

    ( Merci DCV)

  6. Nguyễn Trọng Dân says:

    ĐẤU TỐ

    Thôn Đoài ĐẤU TỐ thôn Đông
    Một người TỐ chín tù gông luôn mười !
    Cộng Nô lừa láo con người
    Giáp- Hồ tàn ác vạn người chết oan!

    Hai thôn gôm lại xếp hàng
    Cớ sao máu mủ giết càn luôn tay?
    Ngày qua ngày lại qua ngày ,
    Thi đua thành tích – đếm thây họ hàng!

    Bảo rằng : ” địa chủ- Việt gian
    Giết đi..là để xóm làng rạng danh !??”
    An bày màn kịch trẻ ranh
    Gào lên tố láo tranh dành chưởi hôi !

    Hai trăm ngàn mạng dân tôi
    Ức oan có thấu- ai đòi dùm cho?
    Bây giờ Cộng phỉ sợ lo
    Tội đồ Diệt Chủng , trốn bò được …sao?

    Cộng gian hung bạo ác sâu
    Cố tình láo lếu xóa mau Sử ròng
    Thôn Đoài Đấu Tố thôn Đông
    Người Thôn Đoài có ….còn không…tình người?

    (Merci DCV)

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      “Hai thôn chung lại một làng
      Cớ sao máu mủ giết càn luôn tay?
      Ngày qua ngày lại qua ngày ,
      Thi đua thành tích – đếm thây họ hàng! “

  7. DâM TiêN says:

    Lệnh DâM gưởi Trọng ( Lú ) — v/v ánh sáng Mác Lê…

    Phương án triển lãm Củ Cải Ruộng Đít phải đóng cửa bởi
    thiếu ánh sáng Mác Lê à…

    Mau mau…Toàn đảng ” chúng mày” làm cái gí mà không
    sửa được một cái…cầu chì, hả ?

    Mở cửa triển lãm lại, mau mau. Chết bi giờ ! ( Master DâM)

  8. Nguyễn Quân says:

    Có nên chăng chung ta vận động đưa đảng CSVN. Ra toà án Quốc tế về tội diệt chủng

    • tonydo says:

      Kính xin vị nào có kiến thức, nhiệt tình, có lòng, đứng lên thành lập một tổ chức để quy tụ mọi người lại với nhau.

      Sau đó sẽ lập ban đại diên, rồi gửi thỉnh nguyện thư (tố cáo những tội ác ghê tởm trong CCRĐ) tới toà Bạch Ốc cùng trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước.

      Khi có thư trả lời của hai cơ quan trên, chúng ta bắt đầu làm thủ tục truy tố đảng Cộng Sản Việt Nam ra Toà Diệt Chủng Quốc Tế.

      Chắc chắn sẽ có nhiều người hiếu luật tham gia. Và vì thế sẽ không có gì trở ngại.
      Mong lắm thay.

  9. 9luoilam. says:

    Rat nguong mo anh ban tonydo ,tui cung co y kien voi ban la cai bon CSVN nay no het thoi tan so roi !! ?sao dang luc bon chung trong con hap hoi vi du thu chuyen bao vay chua go roi …nao la chuyen :doi hoi bach hoa vu hoi nghi thanh do…roi vu nhan quyen ….vu TPP …chua giai quyet vi dau co “dac xa” de ma co duoc “dac an ” roi cai thang pho tien si Ngu ngoc bay dac trien lamCCRD. Lam chi ?? Khong khac nao ” lay ong con o bui nay ” day la nhung kinh nghiem truoc day con lam cho dan con o mien Bac..cuc..! Con sap sua thi hanh cho mien Lam CHXHCN day !!! Ro la do An quan an quan que mau de!! Mot lu ngu

  10. Nguyễn Trọng Dân says:

    Xin mọi người hãy tiếp nối sáng kiến của Đổ huynh vận động một phong trào rộng rãi xây dựng tượng đài tưởng niệm các nạn nhân của Đấu Tố bởi cộng sản trong và ngoài nước.

    ( Anh Minh , how do you think ?)

    Nguyễn Trọng Dân

    • tonydo says:

      Ý kiến quá hay!
      Tại sao em không nghĩ tới cái ý tưởng tuyệt vời và khả thi đó?
      Đúng, qúa đúng! Qủa thật chúng ta cần một tượng đài cho những nạn nhân trong cuộc đấu tố cải cách ruộng đất.
      Xin qúi đàn anh bắt đầu. Em xin giơ cả hai tay theo đàn anh.
      Hy vọng và cám ơn bác Trọng Dân nhiều.

    • Minh says:

      Thưa ông Dân ,

      Đang suy tính chon lựa cách vận động.
      Please be patient.

      Minh

      • linhledeplao says:

        Minh,
        Mình cần phải tìm cách đưa vấn đề này ra quốc hội Hoa Kỳ

      • tonydo says:

        Phải làm bác Minh ạ.
        Được đằng chân, lân đằng đầu, các cụ bảo vậy. Chúng sẽ làm tới và khi chúng ta tỉnh ra thì đã muộn mất rồi.
        Những hình ảnh trong cái gọi là “triển lãm” vừa qua là lấy lại từ cuộc triển lãm đầu tiên năm 1955. Cái khác biệt duy nhất là hồi đó họ kêu: ” Triển lãm những thắng lợi trong cải cách ruộng đất.”
        Kính đàn anh.

    • TT says:

      Ý kiến that hay, nhưng nếu xây dựng đài tưởng niệm các nạn nhân trong việc Cải cách Ruộng Đất của Cộng Sản thì cũng nên xây dựng đài tưởng niệm các nạn nhân trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm và các nạn nhân đã bị CS tàn sát tại Huế trong Tết Mậu Thân nữa.

    • Phạm Chính Thiên says:

      Tôi hoàn toàn ủng hộ cần phải vận động xây tượng đài tưởng niệm các nạn nhân CS trong vụ Đấu Tố.

Leave a Reply to DâM TiêN