WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bách Việt trong lòng dân tộc Việt Nam

IV. Bài Thơ Thần Sông Núi Nước Nam:

Trong năm 981, lúc nhà Tống đang mưu toan xâm lăng nước Ðại Cồ Việt, thì vua Lê Ðại Hành đã vời Pháp sư Pháp Thuận vào hỏi ý kiến của ngài về vận nước Nam ra sao. Ngài Pháp Thuận đáp rằng:

Vận nước như mây cuốn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi trên điện các
Xứ xứ hết đao binh

Ý nói vận nước dài hay ngắn là tùy thuộc theo lòng dân có đoàn kết hay không, ngày xưa tổ tiên ta đã ví sự đoàn kết này như là bó mây cuộn lại (ngày nay ta dùng hình ảnh bó đũa), có đoàn kết thì chắc chắn quân dân ta sẽ chiến thắng giặc ngoại xâm và nước Nam được hưởng thái bình. Bậc làm vua thì phải có tài có đức thì các nơi hết nạn chiến tranh.

Vua Lê còn nhờ ngài Khuông Việt cầu nguyện đức Tỳ Sa Môn Thiên Vương (là một vị thần hộ trì ngôi Tam Bảo) tại núi Vệ Linh, ở đền do ngài đã dựng lên, gia hộ cho quân dân nước Ðại Cồ Việt được chiến thắng quân nhà Tống do Hầu Nhân Bảo dẫn đầu sang xâm lăng nước ta. Một hôm vua nằm chiêm bao và trông thấy hai vị tướng Trương Hạo Trương Hát là danh tướng của Triệu Việt Vương. Triệu vương bị Nam Ðế đánh bại, nhiều lần ông mời hai vị Tướng này ra cộng tác nhưng họ đều từ chối, cuối cùng đã lấy cái chết để giữ tròn chữ trung với Triệu Việt Vương. Sau khi hai ông chết được phong làm thần và thấy nước Nam sắp bị kẻ thù xâm lăng liền thị hiện để tiếp cứu. Sáng hôm sau vua Lê thuật lại cho mọi người trong triều được biết, đồng thời lập đàn tràng cung thỉnh và khấn rằng: “Thần nhân có thể giúp ta thành được công nghiệp này thì việc phong thưởng và cúng đơm muôn đời sẽ không hết“. Cũng trong đêm ấy vua lại nằm mơ thấy hai vị ấy hiện về để bái tạ. Một vị từ phía nam Bình Giang tới, vị khác từ sông Như Nguyệt xuống, cả hai đều nhắm hướng trại đóng binh của quân Tống mà tiến đánh.

Ngày 23 tháng 10, vào lúc canh ba, khi trời tối mịt, gió lớn lưa dồn nổ ra, quân Tống tan vỡ. Thần ẩn hiện trên không trung, cất tiếng ngâm:

Nước Nam sông núi vua Nam ở
Rành rẽ phân chia tại sách trời
Giặc nghịch sao nay dám đến phạm
Chúng bay chuốc bại chắc ngay thôi

nguyên âm

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên dĩ định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Quân Tống nghe thế hoảng sợ chen nhau bỏ chạy tứ tán, và quân dân Ðại Việt đã chiến thắng một cách vẻ vang. Qua đó cho ta thấy rằng bài thơ bốn câu được xem là Tuyên Ngôn Ðộc Lập đầu tiên của và duy nhất một nước Ðại Việt thực sự tự do đã được tuyên bố ngay từ năm 981 sau khi vua Lê Ðại Hành chiến thắng quân xâm lăng nhà Tống, chứ không phải của Lý Thường Kiệt tuyên bố vào năm 1076 như được phổ biến từ bấy lâu nay. Nguồn gốc của bài thơ Thần được ghi trong Việt sử diễn âm cũng như Thiên nam ngữ lục viết vào thế kỷ 16 và 17.

Và đây cũng là bài thơ khẳng định vị thế độc lập giữa nước Đại Việt và nước Tầu.

V. Kết Luận:

Như thế thì đã rõ tộc Bách Việt hay dân tộc Việt Nam có nguồn gốc riêng tư độc lập hoàn toàn với người Tầu phương Bắc, đồng thời văn hóa tư tưởng của tộc Việt là thầy của văn hóa tư tưởng Tầu ở những năm trước Công Nguyên.

Bà Đỗ Ngọc Bích là tác giả bài viết “Một Cách Nhìn Khác Về Tinh Thần Dân Tộc”, bài này có một giá trị nhất định đối với suy nghĩ riêng của tác giả mà thôi. So trên tổng thể dân tộc, không có sự phù hợp chút nào, cũng như lý luận khó thuyết phục được người đọc.

Tác giả Ngọc Bích đã chỉ trích hai khuynh hướng bài xích Việt Nam Cộng sản và Tầu cộng sản ở trong và ngoài nước như sau:

Ngoài nước :… Dân Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt là những người thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải tị nạn sau biến cố tháng 4/1975 ‘ghét’ nhà nước cộng sản Việt Nam và nhà nước cộng sản Trung Quốc từ xưa thì rõ rồi… không rõ là họ bài xích Việt Nam và Trung Quốc là do sự thù hằn nội chiến… hay là thực sự muốn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam

Khi tác giả Đỗ Ngọc Bích viết những chữ trên về hai khuynh hướng bài xích Việt Nam cộng sản hay Tầu cs, cho thấy thái độ rất khinh người của người viết, thái độ khinh người có lẽ do học vị của người viết hay sao?

Tuy nhiên, xin góp ý là với tác giả Đỗ Ngọc Bích là

Thiên ngoại hữu thiên … Cao nhân tắc hữu cao nhân trị.

Đối với những người nêu trên, bà là một người nghiên cứu lịch sử nên có sự tôn trọng những người đi làm lịch sử cho dù họ có xuất thân từ khuynh nào đi nữa. Do đó, nên có sự khích lệ và cảm thông nếu vì lý do nào đó mà chỉ trích có vẻ như tác giả Ngọc Bích muốn đi ngoài xu hướng chung của cả dân tộc.

Người nghiên cứu, biên khảo lịch sử nên và cần có tâm hồn vượt thời gian và không gian và vượt lên trên những định chế đang sinh sống, như thế phần biên khảo, nghiên cứu mới có giá trị thực sự. Ngoài ra cũng cần nên lắng nghe và học hỏi nơi tất cả mọi người.

Nội dung toàn bài tác giả Ngọc Bích chỉ có hai mục đích duy nhất, đó là ủng hộ tập đoàn đảng Cộng sản Việt Nam bán nước, dâng biển cho Tầu; và Tầu cộng sản đã dùng mọi thủ đoạn để cướp nước Việt Nam.

Đặt giả sử nếu tác giả Đỗ Ngọc Bích muốn được nổi tiếng, mà lại dùng dân tộc, tổ tiên làm phương tiện, trông thật không phải đạo đức của một người nghiên cứu, biên khảo lịch sử Việt Nam đứng đắn.

Học hỏi, nghiên cứu là một cái biển mênh mông vô cùng tận, khó có ai tự hào bản thân đã học được tất cả những điều gì trên đời. Là người Việt Nam máu đang chảy trong người của bà là máu đỏ, da của bà là da vàng, nghiên cứu lịch sử nước nhà là một điều nên và phải làm. Tuy nhiên khi nghiên cứu nên lấy con tim và khối óc Việt Nam nhìn vào lịch sử Việt Nam, cũng không thể nào thiếu tinh thần khách quan và phương pháp khoa học, hơn là lấy con mắt của một người Hoa Kỳ hay ngoại quốc để nhìn vào lịch sử của cha ông.

Khi nghiên cứu Lịch Sử Việt Nam với con tim và khối óc Việt Nam bà sẽ thấy nhiều điều hữu ích hơn, có tình tự dân tộc hơn; còn nếu nghiên cứu Lịch Sử Việt Nam bằng cái nhìn Hoa Kỳ (qua môn Hoa Kỳ Học) sự nghiên cứu đó không còn mang tính chất dân tộc nữa.

Nếu có phát giác mới, thì bà nên tìm cách thuyết phục sao cho chiếm được cảm tình của người đọc, dần dần mới đi tới cảm thông và chấp thuận được quan điểm của bà, bà Đỗ Ngọc Bích. Đằng này bà làm ngược lại. Điều bà làm ngược lại đã gây sự phẫn nộ của tất cả những người, những học giả, các vị trí thức, cũng như mọi tầng lớp người Việt Nam ở trong và ngoài nước phản đối bài viết của bà. Chính vì cách trình bầy cao ngạo của bà, qua đó đã không lôi cuốn và thuyết phục được người đọc đã khiến có những phản ứng như vậy.

Trong bài có đoạn viết: “…Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha… từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn… Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc Đại Việt Sử Ký (Lê Văn Hưu), Đại Việt Sử Lược (tác giả khuyết danh thời Trần), hay Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên), hay Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim,) ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa…”

Thế thì chúng tôi xin hỏi bà Đỗ Ngọc Bích những gì bà viết ở bên trên lấy ở đâu ra? Bà có đọc được nguyên bản của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Cương Mục v.v…hay chưa? Hay những gì bà viết ra là do sự tưởng tượng phong phú và dồi dào của bà? Và trong bài viết cũng không thấy bà kê ra những sách vở tham khảo. Nguyên tắc của người làm việc biên khảo là, nên liệt kê những quyển sách, tài liệu có liên hệ tới bài viết, như thế sự trình bày mới có giá trị và tính thuyết phục cao.

Thiết nghĩ góp ý bao nhiêu đó đã đủ, trước khi chấm dứt bài viết và nhường cho những bài viết khác. Một ý kiến chót liên quan đến cuộc chiến VN xảy ra từ năm 1946-1975, không đơn thuần là “nội chiến” như bà đã viết. Đây là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm của hai khối cộng sản và tư bản, đồng thời là cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam chống lại đoàn quân Bắc xâm Cộng sản Việt Nam để bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

Nếu những sự góp ý có gì mạo phạm mong bà bỏ qua, cũng như kính mong chư vị cao đức khắp nơi vui lòng chỉ dạy những thiếu xót trong bài viết của chúng tôi.

Thư Mục Tham Khảo:

- Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam tập 1 – Giáo sư Nguyễn Đăng Thục (http://www.truclamyentu.info/tlls_vanhoacuatocviet/tlls_lichsututuongvietnam/lichsututuongcuavietnam.htm)

- Việt Nam Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông –  Du Miên Lê Thanh Hoa (http://phivu1956.blogspot.com/2008/11/vit-nam-sui-ngun-vn-minh-phng-ng.html, http://nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=83771, http://www.vietbao.com/images/upload/advertise/icon/VietNamSuoiNguonVanMinhPhuongDong.htm)

- Tư Tưởng Nhân Quyền Của Tộc Việt – Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo (http://www.truclamyentu.info/tlls_vanhoacuatocviet/tutuongnquyencuatocviet.htm)

- Đem Đại Nghĩa Để Thắng Hung Tàn Lấy Chí Nhân Mà Thay Cường Bạo – Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo (http://www.truclamyentu.info/tlls_vanhoacuatocviet/demdainghiadethanghungtan.htm)

- Tuyên Ngôn Độc Lập Của Nước Đại Việt – Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo (http://www.truclamyentu.info/tlls_tutuongcuaphatgiao/tuyenngondoclapcuadaiviet.htm)

- Thiên Niên Sử Thăng-Long thành – Biên khảo về văn hóa, tư tưởng, lịch sử của thành Thăng-Long trong một ngàn năm qua. Trúc Lâm Lê An Bình thực hiện (sắp xuất bản)

© Trúc Lâm Lê An Bình

Pages: 1 2

3 Phản hồi cho “Bách Việt trong lòng dân tộc Việt Nam”

  1. Maison says:

    Trống Đồng là của người Mường. Hai Bà Trưng và Lê Lợi là gốc Mường. Người Việt là giống Mường đã bị lai Tàu. Khi khinh chê giống dân nào kém cỏi thì dân Việt gọi họ là giống Mường Mán. “Tiếc thay cây quế giữa rùng. Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo” câu thơ này nói về chuyện Công chúa Huyền Trân bị gả cho vua Chiêm Thành.

    Tại sao vậy?

    • Vũ Duy Giang says:

      Tại vì có tên”Tây lai”nhà(Maison tiếng Pháp là nhà)vẫn cho”Người Việt là giống Mường(như 2 bà Trưng,Lê Lợi?!) đã bị lai Tầu”,sau khi đọc(hay không biết?) bài phân tích giá trị của tác giả Trúc Lâm Lê An Bình về nguồn gốc dân Bách Việt có từ 5000 trước Tây lịch,còn Tầu du mục chỉ có trước 2000 năm thôi.Theo Huyền sử”con Rồng,cháu Tiên”thì 50 con theo Cha lên núi,trở thành những dân tộc thiểu số(Mường,Thổ,Nùng,Thái,etc…),và 50 con theo Mẹ xuống biển trở thành người Kinh(là dân tộc đa số),cho nên cũng có sự pha chộn giữa dân tốc thiểu số và người Kinh.Nhưng khác với sự”miệt thị”của Tầu đối với bất cứ dân tộc”không Tầu”nào khác,mà Tầu coi là”Rợ”(man di,mọi rợ), nhất là Tây lai, hoặc Mỹ lai như Mai’son!

  2. Trung Hoàng says:

    “Nam Thiền quê củ mù xa dậm,
    Bắc lý nhà xưa mịt núi hòn.”

    Phật Ðạo hay Thiền Ðạo Việt Nam ắt hẳn là có nét riêng biệt, nét đặc sắc mang tính dân tộc Việt Nam, mà khởi sắc hoàn mỹ nhất là thời Tiền Lê và Lý Trần. Những vần thơ cuả sư Pháp Thuận đến nay vẫn còn lưu lại, qua sự đối đáp với sứ giả Trung Hoa đã nói lên tính tự cường tự chủ cuả dân Việt. Riêng một cõi Trời Nam luôn bàng bạc trong những vần thơ trác tuyệt cuả sư Pháp Thuận, đã làm người sứ giả-cũng là một nhà sư- Trung Hoa kính phục và nhiều cảm mến.

    Nét đặc sắc mang dân tộc tính Việt trong nền Phật Ðạo, đương nhiên là phải có nhiều điểm khác biệt với Phật Ðạo Trung Hoa, mà ngài Thần Tú từ đời nhà Ðường từ hướng Bắc đã ảnh hưởng nhập vào Việt Nam trong thời nhà Thanh sau nầy. Có thể nói, từ đó mà nền Thiền Ðạo Việt Nam dần dần bị pha trộn quá nhiều ảnh hưởng Phật Giáo Trung Hoa theo hệ phái hình tướng cuả ngài Thần Tú.

    Ðể rồi lần hồi, Phật Giáo được xem như biểu tượng cho sự cầu siêu cầu đảo, làm mờ hẳn tính tốt đẹp cuả nó là TỰ TU TỰ CHỨNG. Một nền triết học NHÂN BẢN, vì ai cũng là PHẬT, vì ai ai cũng có PHẬT TÍNH. Đó chính là SỰ BÌNH ÐẲNG TUYỆT ÐỐI cuả mọi người trên thế gian nầy, chính đó mới là TÍNH NHÂN BẢN TRỌN VẸN. Nếu mình không độ mình, không có Phật nào độ mình được. Pháp môn Tịnh Ðộ là huyền pháp, không phải là thực pháp. Niệm ngoài miệng, tiến lên niệm thầm trong lòng, niệm bên trong là NIỆM TỰ TÁNH PHẬT, là con đường trở về với Tánh Nguyên Thuỷ Thánh Thiện cuả loài người, là phần cuả Thượng Ðế ban cho muôn loài vạn loại đồng có như nhau. Thượng Ðế là Ðấng Tối Cao cuả Tạo Hoá trong thế giới nầy.

    Thiền Ðạo Việt Nam xem Lục Tổ Huệ Năng là ánh sáng NAM THIỀN, lấy BỔN LAI VÔ NHỨT VẬT cuả Ngài làm tông chỉ, vô niệm làm gốc, vô tướng làm thể, lấy không tâm mà luận Phật tâm vì từ vô sanh mà sanh đó vậy. Bát Nhã nếu có sanh, thì cũng từ vô sanh phát sanh không hơn không khác.

    Qui y Tam Bảo là Qui Y Vô Tướng. Phật Vô Tướng, Pháp Vô Tướng, thì Tăng lại há Hửu Tướng ư ! Tướng tốt cuả Phật cũng từ Vô Tướng mà hiện tướng, Pháp cũng từ Không Pháp mà hiển Pháp, Tăng cũng lấy Vô Tướng làm gốc thì mới gọi đó là Thánh Tăng. Bởi vì :

    VÔ PHÁP TƯỚNG MỚI LÀ THIỆT TƯỚNG.

    Xin trân trọng.

Phản hồi