WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thanh Sơn Bành Thanh Bần, người tải đạo bằng thơ

Nhà thơ Thanh Sơn Bành Thanh Bần

Nhà thơ Thanh Sơn Bành Thanh Bần

Khi đặt bút viết những dòng chữ này, trong ngăn kéo chứa những thi sĩ dám tử vì thơ của tôi, không chỉ còn hai ông thương binh cùng mất chân trái, ở hai phía của cuộc chiến tranh đẫm máu, nước mắt vừa qua Hoàng Cát và Luân Hoán ngự trị nữa. Mà có lẽ, nhiều người đồng ý với tôi, phải điền thêm tên nhà thơ Thanh Sơn Bành Thanh Bần vào ô kéo đó. Bởi, đọc và nghiên cứu ông, ta thấy ngoài Thanh Sơn Bành Thanh Bần thơ, dường như còn có một Thanh Sơn Bành Thanh Bần đang chơi thơ và nuôi thơ khác.

Thật vậy! Nếu Hoàng Cát ước ao kiếp sau lại được làm thi nhân, Luân Hoán vẫn như hạt bụi bám hoài vào thơ, thì Thanh Sơn Bần Thanh Bần lại kỳ quái hơn, đêm về bỏ vợ ôm thơ:“Công danh lợi lộc chẳng màng/ Đêm đêm thao thức gọi Nàng Thơ ơi!“
Hôm rồi, không hiểu nhà thơ Thế Dũng (Berlin) kiếm đâu mấy tập thơ của Thanh Sơn Bành Thanh Bần, gửi tặng cho tôi và bảo, họ Bành có bút lực ra phết đấy. Thật ra, tôi đã đọc thơ của TS Bành Thanh Bần, tuy chưa nhiều, nhưng đặc biệt những bài thơ trào phúng có sức công phá, chống lại cường quyền mạnh mẽ của ông gây cho tôi xúc động mạnh. Do vậy, nhận mấy tập thơ của ông, tôi đọc ngay, đọc một mạch.

Nhà thơ Thanh Sơn Bành Thanh Bần sinh năm 1946, trong gia đình thuần nông, tại Gia Lâm Hà Nội. Ông là lính thông tin, thuộc Bộ tổng tư lệnh thông tin từ năm 1965, nơi chuyển đi những mệnh lệnh chiến đấu đến các chiến trường ABCZ. Hết chiến tranh, ông làm việc trong ngành giáo dục một thời gian. Sau đó ông chuyển sang tự hành nghề kinh doanh. Từ đây, ông lập ra Qũi hỗ trợ văn chương và cuộc sống, nhằm giúp đỡ các văn nghệ sĩ nghèo xuất bản sách cũng như đời sống thường nhật.

Yêu là như vậy, nhưng ông đến với thơ văn rất muộn. Có lẽ, do cuộc sống gia đình hoặc tài năng thơ phú của ông phát tiết muộn chăng? Tuy nhiên, việc đến sớm hay muộn không nói lên điều gì cả, mà chỉ có tài năng và nhân cách thực tại mới làm nên chân dung một người nghệ sĩ đích thực.

Có thể nói, thơ Thanh Sơn Bành Thanh Bần được chia thành hai mảng, tình yêu và thế sự trào phúng rất rõ rệt. Sở trường của ông là thơ lục bát, nhưng những bài hay lại nằm trong thể tự do cũng khá nhiều. Nếu như thơ tình yêu của ông đằm thắm nhẹ nhàng bao nhiêu, thì thơ trào phúng của ông lại mãnh liệt, can đảm bóc trần sự thật và đập thẳng vào bộ mặt của chế độ đương thời bấy nhiêu. Để từ đó bật lên nỗi đau, mất mát của đất nước, con người.

*Tình yêu, sự nhân bản trong thơ văn và con người

Nếu không có sự chiêm nghiệm, dồn nén bấy lâu, đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm, thì Thanh Sơn Bành Thanh Bần không thể cho ra lò năm, sáu tập thơ trong thời gian ngắn như vậy. Sự trăn trở, tích lũy ấy đã ủ chín tâm hồn cũng như thơ ông.
“Viết Ở Chùa Hương“ thuộc thể ngũ ngôn là một bài thơ đủ độ chín như vậy. Sự sẻ chia và đùm bọc ấy, đã được tác giả mượn nơi cửa phật để hình tượng hóa nó. Tuy vậy, hình ảnh ẩn dụ này đọc lên, ta vẫn cảm thấy mộc mạc, gần gũi. Và từ đó hiển hiện lên rõ nét cái qui luật tuần hoàn, trong mối quan hệ cuộc sống, con người, được xuyên qua cái nhìn nhân bản của nhà thơ:

“Tôi ăn mày cửa phật
Bạn lại ăn mày tôi
Những mảnh đời cơ nhỡ
Ngửa tay xin “lộc“ người…“

Cũng như nhà thơ Luân Hoán, mỗi bài thơ của Thanh Sơn Bành Thanh Bần là một câu chuyện đời. Chín nhát cuốc bổ xuống nền nhà, hay là chín nhát cuốc bổ vào hồn em, người đàn bà bị chồng rời bỏ, trong ngày lễ động thổ làm nhà. Lễ Động Thổ Vắng Anh, là một trong những bài thơ viết theo thể tự do hay của Thanh Sơn Bành Thanh Bần, đọc lên làm ta không khỏi bùi ngùi xúc động. Dù bi thương, và cay đắng tột cùng trong sự chia ly ấy, nhưng dường như Thanh Sơn Bành Thanh Bần vẫn mở ra một lối thoát, một hy vọng:“Bóng ai động bên thềm, có phải anh không?“ Vâng! Đó là tấm lòng vị tha của tình yêu, của con người với con người trong xã hội đảo lộn tùng phèo này, mà tác giả đang phải đi tìm lại…

Tôi nghĩ, hai khổ thơ cuối là hay nhất trong bài. Tuy nhiên, trong câu:“ Nước mắt của trời hay nước mắt của em…?“ có hai đại từ sở hữu của.., nên đổi cụm từ nước mắt của em thành nước mắt em rơi, thì câu hỏi tu từ: “Nước mắt của trời hay nước mắt em rơi?“ không chỉ nối được mạch thơ, bật ra hình tượng so sánh trời đổ mưa với nước mắt em rơi, mà còn nhạc tính hơn chăng?

“….Chín nhát cuốc bổ vào nền nhà có động đến trời xanh
Các con bíu chặt em
Trời đổ mưa nặng hạt
Bát nhang cúng ngoài trời ngơ ngác
Khói ngoằn ngèo bay lên, bay lên
Nước mắt của trời hay nước mắt của em…?
Ngôi nhà sắp xây bến đỗ bình yên
`Mong đón anh về dù chỉ một lần hay mãi mãi
Khấn thầm với trời xanh
Lòng em thắt lại
Bóng ai động bên thềm, có phải anh không?“

Có người cả đời làm thơ, in thơ, nhưng chỉ là người thợ (thơ), nhưng có người đôi khi chỉ viết một tập, hay một bài thơ đã trở thành thi sĩ. Thanh Sơn Bành Thanh Bần không thuộc hai típ người trên. Thanh Sơn Bành Thanh Bần làm thơ không phải ông muốn trở thành nhà thơ. Với ông, thơ chỉ là sự giãi bày những suy nghĩ, tình cảm biến đổi trong tâm hồn. Và hơn thế nữa, nó còn là công cụ hữu hiệu nhất để ông vạch trần cái ác, cái giả dối lưu manh của xã hội đương thời.

Khi đọc lục bát Thanh Sơn Bành Thanh Bần, thì cảm giác trong tôi, quả thật, không chỉ còn một Nguyễn Trọng Tạo, bước ra từ ca dao lục bát để làm mới lại thơ nữa. Mà còn có một TS Bành Thanh Bần trẻ trung, phá cách hơn. Thơ lục bát tuy dễ làm, nhưng khó hay, nhất là lục bát tình yêu hay lại càng quí hiếm. Và không phải cứ nhà thơ, hoặc người có trí năng làm thơ lục bát sẽ hay hơn. Ta có thể thấy, Đồng Đức Bốn không phải là người học cao, vốn từ ít, nhưng ông đã làm nên một hiện tượng lạ. Bởi, ông có tài (bẩm sinh) sử dụng từ ngữ. Những từ rất dân dã, cũ kỹ nhưng ông đã đặt nó đúng vị trí, văn cảnh gây bất ngờ cho người đọc, đương nhiên nó trở thành từ mới, nghĩa mới. Thanh Sơn Bành Thanh Bần cũng vậy, ông không chỉ có tài về sử dụng ngôn từ trong thơ, mà còn luôn nghiên cứu, tìm tòi làm mới nó.

Trên Tản Viên Sơn là một bài thơ lục bát, nhưng Thanh Sơn Bành Thanh Bần đã gây bất ngờ cho người đọc, bởi cái ngắt dòng, xuống nhịp rất mới lạ. Đứng trên núi Tản, nơi gặp gỡ giao thoa của đất trời, trong cái bồng bềnh của giờ phút linh thiêng ấy, dường như người thi sĩ đã tan vào trời đất, hay đất trời đã hóa vào thi nhân. Để rồi, chẳng biết tóc em đổ xuống hay mây ngã vào anh, làm cho người thi sĩ phải bàng hoàng thảng thốt. Đây là một bài thơ hay, được in trong tập Rượu Trời của ông. Tôi nghĩ, cùng với thời gian, tập thơ này sẽ làm nên chân dung người thi sĩ Thanh Sơn Bành Thanh Bần:

“Bất ngờ
nàng ngã vào tôi
bất ngờ
ngã một nụ cười vào mây
bất ngờ
mây ngã trên tay
tóc nàng đổ xuống ngã đầy vai tôi“

Có thể nói, Thanh Sơn Bành Thanh Bần không những có sự tưởng tượng, liên tưởng phong phú, mà lời thơ của ông cũng rất sáng và đẹp. Bài thơ Chiều tuy không phải là bài thơ hay của ông, nhưng đoạn cuối đẹp, có sự liên tưởng mang tính đặc trưng độc đáo mà tôi thích. Đọc nó, dường như thời gian trả lại cho tôi cảm giác chơi vơi trong chiều chớm thu tĩnh lặng, chỉ có lá vàng khựng lại dưới chân em. Vâng! cái thời của tuổi hai mươi. Và giờ này phải xa người, xa Hà Nội đã gần ba mươi năm rồi.
Chẳng biết có phải Thanh Sơn Bành Thanh Bần mượn hình ảnh sang đường của em để viết về phố chiều Hà Nội, hay mượn cái chơi vơi của Hà Nội để vẽ sự mong manh của em trong dòng người đông đúc ấy?

“…Sang đường
em nép vào tôi
dòng sông khựng lại
chơi vơi phố chiều…“ (Chiều )

Khó ai có thể phủ nhận cái chất trẻ trung với lời và tứ thơ mới lạ trong lục bát Thanh Sơn Bành Thanh Bần. Vẫn Mưa là một bài thơ như vậy. Những khổ thơ đầu là một loạt câu hỏi tu từ xao động nội tâm của người thi sĩ, nhưng đến đoạn cuối được đẩy lên, bất ngờ bật ra cái tứ, kết lại làm cho cả bài thơ hay đến lạ lùng:

…Sông Hương
thuyền vẫn gác sào
tình anh
em vẫn neo vào lưng ong?
Trường Tiền
cong nét mi cong
nhớ anh đừng chớp
kẻo dông bão về“

Ngoài những câu thơ ngắt dòng, chuyển nhịp Thanh Sơn Bành Thanh Bần rất táo bạo đưa cả thủ pháp vắt dòng, bẻ câu, có dòng chỉ một từ (nối) vào lục bát. Sự làm mới hình thức và nhịp điệu này, gây được cái bất ngờ thú vị cho người đọc. Thật vậy, hai câu thơ dưới đây, nếu vẫn để ở vị trí sáu, tám như thông thường, khi đọc sẽ khúc khắc như những câu khẩu ngữ bình thường mà thôi:

“…vắng nhà
Bạn đến thăm chơi
Rượu
Hai ta đã cai rồi
Buồn chưa?” (Rượu trời)

Có thể nói, Thanh Sơn Bành Thanh Bần có duyên với thơ lục bát. Ông viết đủ mọi đề tài, những cái tưởng là nhỏ nhặt tầm thường, ấy thế mà đưa vào thơ làm cho người đọc cũng phải rưng rưng: Để anh đi tất cho em/ Đêm qua lại thức trắng đêm, ốm rồi. Cái thời thơ ca tắc tị đang được tung hô này, đắm đuối với lục bát như Thanh Sơn Bành Thanh Bần, quả thật quí hiếm vô cùng. Và tôi tin, nếu ca dao lục bát là hương thơ của hồn quê, thì Thanh Sơn Bành Thanh Bần đang đi tìm lại cái hồn quê ấy.

*Những bầy sâu cổ đeo Caravat

Không phải là những người nghiên cứu văn học dân gian, nhưng có lẽ, không ai trong số chúng ta không biết từ thuở chưa có chữ viết, ông cha ta đã sáng tác, truyền miệng những bài thơ hò vè châm biếm những thói hư tật xấu, đả kích, chống lại cường hào thống trị. Có nhiều bài đã vượt qua năm tháng, vẫn còn giá trị nguyên vẹn đến ngày hôm nay. Tuy ở mức độ khác nhau, nhưng thời nào, thế hệ nào, chúng ta cũng có những cây bút can đảm lưu giữ, khai mở cho dòng thơ trào phúng.

Có lẽ, khi người Pháp đặt ách đô hộ trên toàn lãnh thổ nước ta,là thời kỳ văn thơ trào phúng phát triển mạnh mẽ nhất. Nếu như đất Bắc có Nguyễn Khuyến, Tú Xương, miền Trung xứ Quảng Tú Qùi, thì nam Bộ xuất hiện hai nhà thơ trào phúng tài danh Học Lạc và Nhiêu Tâm. Sau này, chúng ta có thêm một Tú Mỡ trào phúng, được xem là nhà thơ sáng giá nhất văn học hiện đại. Từ 1954 chính trị áp đặt lên văn học ở miền Bắc, nhưng vẫn rải rác xuất hiện những bài thơ châm biếm của Đặc Công, Ngũ Liên Tùng, Yên Thao…Và những tên tuổi quen thuộc Tú Lắc, Đồ Ngông, Thanh Hoàng…ở miền Nam, hải ngoại.
Nhưng đến khi đọc và nghiên cứu Thanh Sơn Bành Thanh Bần một cách có hệ thống, tôi mới thấy ngoài tình yêu thơ ca, ông còn dấn thân thực sự cho đất nước và dân tộc bằng chính những trang thơ phê phán, đấu tranh của mình. Có thể nói, cho đến nay, Thanh Sơn Bành Thanh Bần là một trong số rất ít các nhà thơ ở trong nước đủ can đảm điểm mặt chỉ tên rõ ràng đám quan tham, đầu nậu chính trị, những tên bán đất, bán nước bán cả linh hồn. Chính sự can trường ấy, làm cho trang thơ của ông nóng hổi tính thời sự, và những biến cố đau thương đang xảy ra từng ngày trên thân gầy đất mẹ.

Hình ảnh những con sâu cổ đeo cà vạt đỏ đã được Thanh Sơn Bành Thanh Bần hình tượng hóa một cách độc đáo từ những kẻ núp bóng Đảng đang đục khoét, tàn phá đất nước. Và cũng chính chúng đang khiêng dần nước Việt đi chôn. Đây là hình ảnh mới, một sự sáng tạo có ý nghĩa sâu sắc, tài tình của tác giả:

“Bát nào nhìn cũng thấy sâu
Cổ đeo cà vạt tươi mầu máu tươi!
Bầy sâu nhung nhúc khắp nơi
Sẽ đưa đất nước đến thời diệt vong!” (Những Con Sâu Cổ Đeo Cà Vạt)

Đọc thơ trào phúng Thanh Sơn Bành Thanh Bần, ta thấy nó không dừng lại trong cái châm biếm đả kích, trào lộng gây cười nữa, mà đã được đẩy lên mức đấu tranh, phản kháng với ý thức rõ ràng. Và nếu không đứng về phía người cùng khổ, thì ông không đủ can đảm lột bỏ tấm bình phong, mà bấy lâu nay người ta cố tình che đậy cho đền đài ấy:

Xin hỏi Quốc hội là ai?
Là cánh tay được nối dài Đảng ta?
Là Chậu hoa của Vườn hoa
Thêm hương, gọi bướm gần xa vẽ vòng…? (Nghị Gật)

Với Thanh Sơn Bành Thanh Bần, Quốc hội chỉ là chậu hoa trang điểm, thì những con rối ấy chắc chắn cùng với Đảng đưa đất nước đến con đường đói nghèo, mất rừng, mất biển là điều hiển nhiên:

“Nước nhà đang cảnh suy vi
Bao nhiêu vấn nạn, dậy đi các ngài!
Tiền dân nuôi, họp dài dài
Họp tìm lối thoát, ngủ hoài vậy a?
Bảo sao dân tức chửi cha
Mấy “lão nghị gật” làm ta đói nghèo!” (Nghị Gật)

Ngài Tổng bí thư tức là Đảng, nhưng dưới ngòi bút của Thanh Sơn Bành Thanh Bần: “Ngài Tổng Bí không tròng” thì sự tăm tối mù quáng ấy sẽ là ngõ cụt cho dân tộc ta phải đi đến:

“Thưa Ngài Tổng Bí không tròng
Ngài cũng than: Đảng không “trong” như là
Suối Lê trong núi Mác ra
“Một bộ phận của Đảng ta… “đục” rồi””. (Thế Lực Thù Địch)

Nhìn bậc tiền nhân câu cá, trái tim mẫn cảm của thi nhân quặn thắt lại. Bởi hình ảnh, trong cái ma quái bẩn thỉu của đồng tiền, Đảng đẻ ra một loạt thứ quan ngu dốt, lưu manh kết quả phôi thai từ bán mua, bất chợt hiện về. Có thể nói, bài thơ trào phúng nào của Thanh Sơn Bành Thanh Bần cũng hay, từ ngữ ngắn gọn, cô đọng giầu hình ảnh liên tưởng, nó như ngàn mũi tên nhọn xuyên thủng màn đêm đen của xã hội đương thời. Chúng ta đọc lại bài Đứng Trước Tượng Cụ Lã Vọng để thấy rõ điều đó:

“Tiền nhân
Câu đến bao giờ?
Vị thủy
Cá cứ nhởn nhơ từng đàn…
Hậu nhân
Bán ruộng, tậu quan
Chẳng câu
Cá cứ xếp hàng…
Cắn câu…”

Thứ quan phôi thai từ bán mua ấy được nhân lên, sinh ra từng bầy sâu bọ tiếp tục đục khoét, tàn phá đất nước. Đọc Thằng Nào Cũng Măm, ta không chỉ thấy được cái sự thật thối tha ấy, mà còn thấy được sự thẳng thắn can đảm của nhà thơ:

“…Thằng nào khi đã làm quan
Mà không bóp nặn dân gian muôn hình?
Chó đâu chê cứt chúng mình…”

Dường như có một chút chua chua, đanh đá trong thơ, nhưng kỳ lạ thay, nó lại đúng y phóc với cái bản chất bẩn thỉu đê tiện của bọn trọc phú quan tham. Sự so sánh dân dã này, cười đấy, nhưng nó để lại cái chua chát, quặn đau trong lòng người đọc:

“Bao nhiêu thứ lỗ trên đời
Nhân dân gánh chịu, hỏi trời có hay?
No cơm ấm cật ngày ngày
Hành cho các cháu thân gày xác xơ…
Lỗ mồm chúng thật nhớp nhơ
So “lỗ” các cháu… hơ hơ, cháu buồn…”(Lỗ Mồm)

Với tôi, thơ Thanh Sơn Bành Thanh Bần là thơ sống, bởi thơ ông đi thẳng vào cuộc sống xã hội và đồng hành cùng nỗi đau của con người. Ai đó nói, thơ ông là thơ thời sự cũng chẳng ngoa. Thật vậy! Sự kiện, hiện tượng nào dù lớn hay nhỏ xảy ra, gây hệ lụy cho đất nước con người, ông cũng đứng về phía lẽ phải để viết. Một biểu tình viên chống giặc Tàu bị bắt, hay một đảng viên bỏ đảng bị hành hung đánh đập, ông phản đối lên án hành động dã man của thứ luật rừng này:

“Ông đánh cho mày biết tay
Bởi mày vào đảng sao mày lại ra?
Mày làm xấu mặt đảng ta
Để dân chửi đảng như là hát hay…
Năm ngoái ông đạp mặt mày
Năm nay ông đánh thẳng tay sợ gì?” (Luật Rừng)

Lời thơ mỉa mai, đầy khinh bỉ của nhà thơ khi đã nhận ra sự dối trá lừa bịp, ươn hèn của một ông quan từ Đà Nẵng ra Hà Nội để chống trộm cắp tham nhũng. Với Bành TS Thanh Bần rồng Đà Nẵng hay những con sâu cổ đeo Cà vạt đỏ Hà Nội chỉ là một:

“ Ngỡ Rồng phun lửa kinh hoàng
Đốt cháy sạch lũ quan tham đốn đời
Nay Rồng chỉ phun nước thôi
Chắc để mát cái đầu ruồi…3 Dê?”. (Rồng Đà Nẵng

Thanh Sơn Bành Thanh Bần dành nhiều bài, nhiều trang viết nỗi đau mất đất mất biển trước giặc Tàu và những mưu toan ươn hèn của những kẻ Trần Ich Tắc, Lê Chiêu Thống thời nay:“Biển bạc Tàu khựa sáp vô/Rừng vàng đầy tớ chia ô bán dần”. Và cái hệ quả tang thương ấy, được nhà thơ vẽ ra không chỉ cho một con người, một gia đình, mà cho cả dân tộc:

“…Các ông còn trái tim không?
Hay là lũ chó đớp tong mất rồi?
Gia tài còn cái nhà thôi!
Các ông cướp nốt
Tôi- người lang thang…”(Tiếng kêu của bà mẹ VNAH)

TS Bành Thanh Bần không chỉ lột trần lên án, mà từ thực tế đã trải qua, ông đã chỉ ra đến với độc lập, hạnh phúc no đủ, con đường duy nhất cho dân tộc là phải đa nguyên dân chủ:

“Viễn du hơn một tháng trời
Đức, Pháp, Tiệp, Ý, Bỉ, rồi Hà Lan.
“Thiên đường Cộng sản Việt Nam”
Xách dép chạy đuổi hàng ngàn năm sau?,
Có thằng nào “giãy chết” đâu?
Cứ ngoay ngoảy sống sang giàu, đế vương!” (Cảm Ơn Chúng Mày)

Ai cũng vậy, nếu muốn trở thành nhà văn thật đầy đặn, dài hơi, thì năng khiếu sáng tác bẩm sinh chưa đủ, mà dứt khoát phải có kiến thức sâu rộng, đọc nhiều và cập nhật có hệ thống. Đọc Thanh Sơn Bành Thanh Bần, ta thấy có nhiều bài thơ hay, nhưng cũng dễ nhận ra còn khá nhiều bài dở. Đặc biệt một số bài viết dài, ông đã bị đuối hơi. Chuyện kể lể lan man, lời thơ dễ dãi thiếu hình ảnh và cảm xúc. Đành rằng, trong thơ đôi khi phải có lời kể, câu nói, nhưng nó không thể dàn trải toàn bài. Và lời kể đó cũng phải súc tích, chọn lọc.

Có điều lạ, tất cả thơ của Thanh Sơn Bành Thanh Bần không thấy ghi ngày và nơi sáng tác. Điều này gây khó khăn cho người đọc và viết phê bình.

Đọc và nghiên cứu Thanh Sơn Bành Thanh Bần, neo lại chính trong tôi không phải tài năng thơ phú, mà cái đạo làm người, nghĩa vụ công dân trong đời sống xã hội cũng như trong văn thơ của ông làm cho tôi cảm phục.

Vâng! Trong cái xã hội đảo điên này, khi đã bước lên đỉnh cao của địa vị, phú quí sang giầu, có còn được mấy người ngoái đầu nhìn lại chiếc đế giày cũ của mình như thi sĩ Thanh Sơn Bành Thanh Bần.

Đức Quốc ngày 9-11-2014

© Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

36 Phản hồi cho “Thanh Sơn Bành Thanh Bần, người tải đạo bằng thơ”

  1. Chưng Sơn says:

    Thư gởi Khổng Khuyết (KK) :
    Đây là lần thứ 2, tôi viết đến ông một cách chính thức, lần trước tôi không tính, vì sự đề cập đến tôi chưa rõ ràng, lần đó, tôi chỉ cho là vì ông theo dõi vấn đề một cách cẩu thả mà thôi, nhưng lần này ông gọi tôi là “đồng chí”, ám chỉ tôi là một tên VC, chuyện này, đúng ra cũng chẳng có gì là quan trọng mà tôi phải quan tâm, nhưng tôi rất ghét những tên khi tranh luận đuối lý bèn quăng nón cối lên đầu người khác để thoát hiểm. Đây là một thái độ đê hèn tiêu biểu rất là đặc trưng của “tòn” thể CCCĐ các cấp. Tôi nhắc nhở cho ông biết rằng, tôi, một người Việt ở Mỹ 40 năm rồi và không có hung thú gì việc quốc cộng cả. nhớ chưa???
    Và đó là điều tôi nhắc nhở ông không nên rơi vào cái cách thức này khi “đụng hàng” với tôi, vì với tôi tôi cho đó là thái độ của một tên chạy làng, cướp cạn, ăn qụyt, không xứng đáng được coi như ngang hàng để đối thoại. tôi gọi chúng là những đối tác đứng 4 chân. Nhớ nghen, khi tố ai là VC, là hèn, là ngu phải có bằng chứng, nếu không thì củng phải lý luận mạch lạc trên sự kiện đưa ra nghe chưa?
    Giống như 5 con chiên chien đẻ dính “nẹo” vào nhau đang phản biện cháu gái Hoàng Thị Nguyên Hương trong bài “thử tìm một giải pháp cho giáo hội” là bằng chứng. Chỉ với một người con gái nhỏ mà tới năm CCCĐ không có con nào trả lời cho tỏ ra là có trí khôn cả,nhưng chỉ là bôi nhọ, hoặc cáo gian. Tư cách, con cái của chúa đó ư?
    Trở lại vấn đề, tôi chỉ dậy cho ông Bút biết cách suy tư, đừng nên bộp chộp mà tự hại là một sự chỉ dậy đúng, có dẫn chứng cái sai của của đương sự, chắc hẳn ông Bút đã nguôi tự ái và nhận ra cái sai của mình.
    Không có gì lộ rõ hơn cái trình độ tư duy của mình trong việc phê bình một cách bộp chộp, nông cạn một câu thơ có nhiều ẩn dụ, việc diễu cợt ông Bút tuy có hơi dung tục, nhưng vẫn trong ý nghĩa xây dung nếu nhìn theo khía cạnh tích cực của vấn để.
    Nó hoàn toàn không liên can gì đến quốc cộng ở đây cả.
    Ông hỏi có đầu óc thằng cờ vàng nào lấy cây thọt đít lợn không? Và tự trả lời là không.
    Ông Khổng Khuyết, tôi hiện thời chưa đặt tên cho hành vi của ông vì vẫn còn trong thái độ thăm dò tư cách, bản lãnh, cái đàn ông và trí tuệ của ông mặc dầu ông đã cắt cái ý chính của câu nói của Chưng Sơn là : “Đừng nên”. để trở thành câu khẳng định : Có thằng cờ vàng nào nói lấy cây thọt đít lợn không? Đây là thái độ thiếu ngay thẳng, lương thiện, tôi muốn ông tránh nếu muốn sự nể trọng nơi tôi.
    Kế nữa, khi trả lời “không” cho câu viết cắt đầu của ông, thi tôi cho rằng ông lại rơi vào lỗi cẩu thả rồi và lần này nghiêm trọng hơn lân trưóc nhiều. Ông KK ơi ông mù à???
    Vì ông KK ơi các chiến hữu cờ vàng oai hùng trên khắp nẻo đường đất nước (Nhớ em gái Dạ Lan năm nào), của ông không thèm dung cây để thọt đít lợn đâu, những chiến sĩ dũng cảm này cũng không muốn bắt chước chúa của họ là đeo gùi một bồ cứt sau lưng để đi chét cứt từng mặt nhưng người không tin chúa đâu, (Xem trong kinh Malachi 2 : 1-3) mà họ “chơi bạo” và kinh tởm, mất vệ sinh hơn nhiều, HỌ NGẬM CỨT THẲNG VÀO MIỆNG VÀ PHUN TỨ PHƯƠNG ĐÓ THÔI.
    Như CCCĐ Tiên Ngu đang áp dung “quái” chiêu này với Giải Magsaysay Phét Dỗm đấy thôi, đọc kỹ cái còm này của tôi và lần sau có phản biện cho Chưng Sơn thì phải cẩn thận hơn nghen.
    Sau cùng, trong dân gian có lưu truyền câu : “Thọc tiết lợn đàng đít”, so với câu này câu của tôi là : “Đừng nên dùng thanh củi tạ mà thọt đít lợn” thì nó vẫn nằm trong giới hạn của “Diễu cợt” mà thôi, hiểu chưa ông Khổng Khuyết. Khai thác quá đáng một câu văn diễu cợt có trong biên chế chỉ chứng tỏ sự kém cỏi biến báo, tư duy nghèo nàn của mình mà thôi ông KK ạ.
    Đọc cho kỹ trước khi phản biện, thì mới phản biện đúng được, nhớ đó.

    • Khổng Khuyết says:

      Thưa đồng chí Chưng Sơn ,

      Tôi ca ngợi chúa câu nào mà đồng chí bảo tôi là con chiên chiên đẻ?

      Tôi dứt khoát yêu cầu đồng chí phải làm bản tự kiễm trước toàn đảng vì đã dao động lập trường , đi thừa nhận những gì tên Minh Cờ Vàng viết là đúng SỰ THẬT- tôi còn nhắc nhỡ đồng chí là ĐẢNG TA KHÔNG CẦN SỰ THẬT

      Đồng chí cần phải đặt Đảng lên trên đầu của đồng chí , dầu sao , toàn Đảng đang hồ hởi với chủ trương TƯ TƯỠNG MỚI CỦA ĐỒNG CHÍ , có thể nói LẤY CÂY THỌT LỖ ĐÍT…LỢN là một tư tưỡng kế thừa và phát huy lờ dạy của cụ Hồ một cách rõ ràng nhất , nâng tâm nhìn 180 độ cho mọi Đảng Viên

      Đồng chí cần phải nhớ rõ và quán triệt năm lời dạy của Bác khi ra biển lớn

      1. Láo lếu tốt
      2. Tục tĩu tốt
      3. Thanh trừng tốt
      4. Cướp bóc tốt
      5.Nuôi sâu tốt

      Bởi vậy ai nấy cũng điều hồ hởi khi thấy đồng chí TỤC TĨU TỐT

      Yêu cầu đồng chí tự kiễm lấy những thành công Và sai lầm để tôi rèn cho tương lai ngày một tục tĩu hơn , láo lếu hơn trong công cuộc ra biển lớn của Đảng ta

      Xin nhắc lại với đồng chí Chung Sơn , ĐẢNG TA KHÔNG CẦN SỰ THẬT !

      Khổng Khuyết

  2. Chưng Sơn says:

    Nick Khổng Khâu (KK) viết : “Ông đi đè đầu cháu Chung Sơn mà chi , cháu nó học sức bao nhiêu mà đương đầu với … dân khoa bảng như ông !”
    Ông KK, tôi tha ông lần này thôi nghen, lần sau ông mà còn đọc và hiểu vấn đề một cách cẩu thả như vậy nữa tôi sẽ biến ông thành Kakao đó nghen. Ông không thấy tôi đang dí con chiên chien đẻ (CCCĐ) Minh này vào vị trí của một tên liệt não ngớ ngẩn, tuyệt lộ hay sao? CCCĐ Minh này mới đầu hùng hổ tố tôi phải công nhận những điều nó viết là đúng, tôi nhận hết, ký tên và có đóng con dấu đường hoàng, xong gởi đi những cơ quan liên hệ để làm chứng, Sau đó tôi tố lại, bắt nó nhận những điều tôi đang trình bày là sự thật, có tài liệu dẫn chứng, (dưới sự chứng giám của các cơ quan như tòa Bạch Ốc, LHQ vv…) thì nó chạy dài và không quên sủa ăng ẳng trở lại một cách “đao đớng”, như đang bị Đ.M thiến dái ấy(tức là phản biện không chứng cớ, mà nè, Đ.M xin đọc là ĐỖ MƯỜI chứ đừng đọc là ĐỨC MẸ nghen) hay sao hử??? Và bây giờ nó đang phản biện lại tôi bằng những lời bịa đặt, mê sảng như những thói quen và trình độ thường lệ của “tòn” thể CCCĐ bọn chúng. Bộ ông không thấy các CCCĐ đang rối rít bảo nhau, khuyên can CCCĐ Minh hãy cúi đầu, khuất phục trước Chưng Sơn sao hử? Thôi, để tôi tiếp tục dậy dỗ cho CCCĐ các cấp nghen :
    CCCĐ các cấp, đứng nghiêm chỉnh vào hàng, nghe ta dậy đây :
    Chưng Sơn viết : “…Ông Bút đừng nên (Nhớ là đừng nên đó nghen) dùng thanh củi mà thọc vào đít lợn…” Câu này tương đương với câu : “Thọc tiết lợn đằng đít” đã có lưu truyền trong dân gian.
    Lời kkhuyên nhủ đầy ân cần, từ bi và dễ hiểu vậy mà CCCĐ không cảm nhận được, mà cứ hộc lên, khó chịu.
    Trong khi đó chúa cha của “tòn” thể CCCĐ dậy một cách trắng trợn, mất dậy, bẩn thỉu như sau :
    Malachi 2:3 (KJ21)
    3 Behold, I will corrupt your seed and spread dung upon your faces, even the dung of
    your solemn feasts; and one shall take you away with it. (If you don’t honor me).
    Coi chừng. Ta sẽ tuyệt giống ngươi và trét phân lên mặt ngươi ngay cả phân vào những
    phần tiệc trang trọng của các ngươi rồi người ta sẽ dọn nó đi cùng với các ngươi
    (vào hố phân). Nếu các ngươi không làm rạng danh ta.
    Lời dậy đầy bẩn thĩu, mất vệ sinh như thế mà các CCCĐ cứ cho là lời dậy cao cả mả dầy, phúc đức.
    Tòn thể các CCCĐ, và CCCĐ Minh đứng nghiêm, cố động não nghe ta hỏi đây: hai lời trên, lời nào là ân cần, khôn ngoan đáng ghi nhớ và noi theo???. (Nhắc bài cho CCCĐ thêm nghen : Hãy nhớ chữ “Đừng nên” nghen). Và khi trả lời là phải trả lời vào từng đề mục một, và cấm xẹt qua vấn đề quốc cộng nghen.
    Lời nào là đáng cho vào lửa đốt tiêu? Lời nào là cao thượng? Lời nào là ti tiện du côn?
    Theo lời nào là khôn ngoan, có trí khôn? Theo lời nào là liệt não, “mít đặc” ngu đần???
    CCCĐ các cấp g.. ỉ.. ỉ.. ả.. ả… n..h.. ơ.. ờ..i.. đ..i..i. Hề..hề..

    • Khổng Khuyết says:

      Trước “tòn dân thiên hạ” Chưng Sơn tôi long trọng tuyên bố thừa nhận những điều …. Minh viết ở trên là đúng và xin ký tên, và đóng con dấu : Chưng Sơn”

      Thưa đồng chí Chung Sơn ,

      Định đề cử đồng chí vào làm chủ bút báo Nhân Dân , vốn đang bị tên phản động cờ Vàng nằm vùng- luật sư cá ba sa Lê Cộng Định , đánh cho tơi tả và ca ngợi tổng thống Ngô Đình Diệm một cách công khai kì cục thì đồng chí lại vội vàng đi thừa nhận những gì tên Cờ Vàng chống Cộng tự xưng là Minh là sao thưa đồng chí?!

      Giờ phút này , chúng ta không được quyền dao động !

      Có ngu có dốt vẫn phải tư tưởng tốt. Bọn cờ Vàng chúng nó , đại diện là Minh cứ rêu rao chê bai tư tưởng LẤY CÂY THỌT LỔ ĐÍT…LỢN mà hỏi thật , đầu óc bọn cờ Vàng chúng nó , toàn là chử nghĩa đế quốc chó đẻ , CÓ THẰNG NÀO NGHĨ RA NỖI CÁI TRÒ LẤY CÂY THỌT LỖ ĐÍT..LỢN không hả?

      Không!

      Chỉ có đồng chí là với truyền thống mác lê tinh túy , trà trộn du nhập vào dân gian mới nghĩ thế

      Cho nên tôi đề nghị đồng chí nên tự kiễm điễm về việc qua vội vàng thừa nhận tư duy tư tưởng không tốt của ông Minh là đúng đắn dù rằng lời thừa nhận vốn chỉ là TRÁO TRỞ BỊP BỢM- một nghệ thuật mà Đảng ta đã vận dụng thành công khi ký hiệp định Paris 1973

      Ngoài ra , trong xu thế ra biển lớn- toàn Đảng phải tích cực nếm phân để hoàn thành sự nghiệp chung , xin đồng chí phải quán triệt tư tưởng mà Trung ương đảng đã viết lại dưa trên lời phát biểu của đồng chí tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng như sau:

      ” Nói đến tuyên truyền láo lếu không có nghĩa là chỉ láo lếu , nói đến láo lếu không có nghĩa là chỉ liên hệ đến công tác lừa đảo nhân dân , nói đến lừa đảo nhân dân không có nghỉa là chỉ cần tới tục tĩu hổn hào mất dạy , nói đến tục tĩu hổn hào mất dạy không chỉ liên quan đến tư cách toàn Đảng ta , nói đến tư cách toàn Đảng ta không có nghĩa là chỉ đi nếm phân thử chất lượng , nói đến chất lượng thì cần phải có tư tưởng tốt ….”

      Cho nên , trước mặt tôi đề nghị đồng chí tập trung toàn lực phù trợ báo Nhân Dân , thuờng xuyên viết phản hồi với tư tưởng LẤY CÂY THỌT LỔ ĐÍT…LỢN cao cả mà toàn Đảng cương quyết học tập và làm theo…

      Ngoài ra , xin nhấn mạnh với đồng chí 200 ngàn người bị Đảng ta giết trong vụ Đấu Tố là chỉ đúng có phân nữa. Bon người này tình nguyện để được Đảng ta giết đó chứ ! Không phải ai trước lúc chết cũng điều kiêu gào , “cụ Hồ muôn năm” sao?

      Còn cái chuyện đi vượt biên , bọn “phản quốc ” tức là bọn đi vượt biên , chúng nó không có tư tưởng tốt thì hành động đương nhiên không tốt , mà hành động không tốt thì chết là phải rồi…mắc mớ gì tới Đảng ta ?

      Nay Đảng ta kêu chúng nó là VIỆT KIỀU YÊU NƯỚC trìu mến thân thuơng như vậy là đủ rồi !

      Khổng Khuyết

  3. Nguyễn Phi says:

    Ông Minh quên chửi mấy thằng Cộng Sản NAM KỲ trước đây cũng như hiện tại vô cùng dã man sao?
    Các bác già cả rồi, có viết còm nên viết cho sạch sẽ. Chửi bới tục tĩu con cháu nó cười cho.

  4. Khổng Khuyết says:

    Gởi Ông Minh,

    Nếu thật sự cần phải có ngày quốc tang , Tôi đề nghị Đảng nên quy định một ngày toàn quốc để tang cho đồng chí Nông thị Xuân- dù gì đồng chí ấy vẫn phục vụ Bác rất tốt- cho tới hơi thở cuối cùng !

    Đồng chí Nông Thị Xuân cũng là… Mommy của đồng chí lãnh đạo thân mến hiền dịu Nông Đức Mạnh , tổng lú hai nhiệm kỳ , tức là đồng chí Xuân có công rất lớn- hoàn thành xứ mệnh đẻ ra lãnh đạo đại đồng “suy liền suy ” cùng ngu cùng dốt cho phù hợp tinh thần 16 chử vàng bốn tốt nằm trong chủ trương đường lối cho toàn Đảng- toàn dân..Bắc Kỳ XHCN

    Xin được nhắn thêm , đồng chí Nông Thị Xuân đã liều mình ngủ với Bác mặc dù râu bác lỡm chỡm nhìn ghê quá-cũng là vì sự nghiệp cách mạng cao cả của toàn thể bắc kỳ cộng phỉ

    THẾ THÌ TẠI SAO ĐỒNG CHÍ LẠI BỊ GIẾT?

    KHÔNG ĐÚNG !- Đó là giọng điệu xuyên tạc của các thế lực Việt nam Cộng Hòa thù địch , trong đó có ông Minh

    Đồng chí Nông Thị Xuân đã dũng cãm hy sinh để bảo vệ…TRINH TIẾT BÁC HỒ

    Đây là một sự hy sinh vô cùng cần thiết và to lớn

    Bác Hồ mà mất trinh thì làm sao đất nước tiến lên Bắc Kỳ cộng phỉ XHCN thành công cho dược !

    Cả nước đời đời nhớ ơn hy sinh anh dũng của đồng chí Nông Thị Xuân

    Nhân đây cũng xin sửa sai ông Minh một vài điều :

    Hai trăm ngàn người bị giết trong cao trào ĐẤU TỐ đâu phải là do Đảng ta giết- bọn người này tự xấu hổ thấy mình không thể trở thành bắc kỳ XHCN được- TỰ TÌNH NGUYỆN NHẬN TỘI CHỐNG LẠI CÁCH MẠNG XHCN VÀ TỰ ĐỒNG Ý CHO ĐẢNG TA GIẾT

    Tại ông Minh cứ mãi xuyên tạc , chống cộng cực đoan nên mới không biết , những người này trước lúc chết điều hoan hô Bác Hồ muôn năm cho tới khi máu ngừng chảy ! Tôi không viết sai chớ !

    Còn hai triệu dân bỏ đi vượt biên là vì chúng không có TƯ TƯỞNG TỐT ! Toàn thể những người dân Bắc Kỳ XHCN , sống trải qua Đấu Tố , đói và đói từ 1955 trở đi mà có ai đi vượt biên đâu ?

    TOÀN DÂN TOÀN ĐẢNG ĐỀU CÓ TƯ TƯỠNG TỐT THÌ ĐI VƯỢT BIÊN LÀM GÌ?

    Mà cái bọn không có tư tưởng XHCN , dù hai triệu người , chúng nó bỏ đi , chúng nó chết là chuyện của chúng nó chớ- mắc mớ gì tới Đảng ta

    Có chết có sống , có ngu có dốt , có đói có nghèo , có đổ máu như thế nào đi chăng nữa cũng phải giử vững tư tưỡng XHCN , đó phương châm , đó là lẽ sống, đó là ý chí quyết tâm không đổi của toàn Đảng toàn thể nhân dân XHCN- sao ông Minh không nhận ra điểu đó?

    Ông đi đè đầu cháu Chung Sơn mà chi , cháu nó học sức bao nhiêu mà đương đầu với … dân khoa bảng như ông !

    Thôi từ nay , để tôi thế cháu mà tiếp chuyện với ông vậy…Ông Minh nghĩ sao?

    Khổng Khuyết

    • Minh says:

      Sao hở?

      Anh là “hiền đệ” kết nghĩa yêu vấu của ông Dân, anh tưởng anh chọc xỏ xiên là tôi không dám nện anh à !

      Ở nhà vợ anh chưởi anh chưa đủ , anh lên DCV cho tôi nện anh tiếp à ? Cái đồ khỉ gió- ăn nhậu thì thấy tới- khi cần đếch thấy đâu!

      Hai trăm ngàn sinh mạng chết oan ức không ngày tang thì anh phải RESPECT chớ đâu có mà lấy ra giỡn chọc như thế hở?

      Anh cho rằng tôi không có “tư tưỡng tốt”- khỉ gió nhà anh , mà anh thì tư tưởng thế nào hở? Thằng khốn ranh nào ở bên trại tị nạn Bi đông nhận tiền giúp đở của bạn bè bà con hở?

      Đồ cái thằng mắc dịch !

  5. Mít says:

    Nên ngưng ngay nhũng phản hồi vói thừng cs chung sơn vì hắn không là con người có phảm chất của con người mà chĩ là con quĩ sỏng chuồng ở địa ngục lên phá Diệt Chúa (thương Đế ) và Thần Thánh mà thôi.
    Càng Nói càng có cớ cho Nó hỗn hào mất dạy thêm.
    Noa coa thể là một tên cs.một nhà sư ….một tên phá thối diễn đàn này đẻ quên đi việc chống cộng .
    Bào Nó thừa nhận những điều như HCM=s.o.b hay nhiều nữa thi hắn cũng trã lời OK,như ĐC trã lời về cờ vàng ,(phải 99 triệu dân vn công nhận thi mới đước….”trớt hước !”
    Hãy lánh xa nhũng con vi khuẩn này đi !

    • Choi Song Djong says:

      Mít đặc ơi,bác nói sai rồi.
      Chưng sơn,Giải Magsa..,Hova…,gì đó chỉ là một người và gã không phải là con qủi sổng chuồng như bác Mít nói ở trên mà đích thị hắn là một kẻ giữ nhà cho đcv. Mấy bữa nay Chưng Sơn chửi bới trên diễn đàn để mấy trự kia đi hè,bởi vì một người không thể cùng lúc viết bằng hai ba tay.

  6. Minh says:

    BA ĐIỀU NHẬN THỨC CĂN BẢN CHO Bắc Kỳ cộng phỉ Chưng Sơn :

    Tôi lập lại ba điều căn bản về nhận thức cho anh , một thằng Bắc Kỳ cộng phỉ láo lếu mất dạy , có tư duy…. ” Thọt…LỢN ” tục tĩu , một lần nữa CHO RÕ:

    1. Hồ Chí Minh là một tên Bắc Kỳ Cộng phỉ gết người Đấu Tố ghê rợn , làm cả trăm ngàn người vô tội chết oan , xứng tội Diệt Chủng

    2. Cộng phỉ Bắc Kỳ Nguyễn Phú Trọng là một thằng khốn nạn bịp bợm nhân dân suốt bao năm qua , cướp bóc hối lộ bán nước !

    3. Thằng Phạm Quang Nghị , cũng Bắc Kỳ cộng phỉ như Nguyễn Phú Trọng , dốt nát lợm lì , cướp bóc lừa đảo nhân dân

    Nay , anh reply lại như sau , những chử hổn láo mất dạy loạn ngôi thứ khi anh gọi tôi- đang cất công dạy dỗ cả dòng họ Bắc K2 cộng phỉ nhà anh làm người tử tế, tôi sẽ xóa đi cho câu văn được lễ phép

    “XONG DỒI. Trước “tòn dân thiên hạ” Chưng Sơn tôi long trọng tuyên bố thừa nhận những điều Bác Minh viết ở trên là đúng và xin ký tên, và đóng con dấu : Chưng Sơn”

    ĐƯỢC LẮM-

    Nay anh chịu phục mà thừa nhận thì tôi lại tiếp tục dạy dỗ cho anh tiếp !

    Anh nên nhớ anh lừa đảo hỗn hào mất dạy quen nết nên vô tình tự anh lừa cả anh. Tôi đang cố gắng cất công mà dạy dỗ cả dòng họ Bắc Kỳ cộng phỉ khốn nạn nhà anh từng ly từng tí để trở thành người chớ không phải đang phản biện

    Anh quá dốt nát ngu si , có tư duy…” thọt…LỢN ” của Bắc Kỳ cộng phỉ , KHÔNG BẰNG CẤP CHỬ NGHĨA KIẾN THỨC , đang phải đi viết mướn chưởi thuê , mang cái tiếng Oán của người đời lên cổ mà đổi lấy miếng cơm danh phận – thì anh lấy gì mà phản biện với tôi?

    Ráng học hỏi , bỏ làm cộng phỉ mà làm người tử tế , láo lếu mà chi rồi mang nghiệp chớ có ích chi !

    Bây giờ ta tiếp nhé :

    HAI SỰ KIỆN LỊCH SỬ VIỆT NAM CĂN BẢN CHO CHUNG SƠN HỌC VỠ LÒNG :

    1. Có khoảng hai trăm ngàn thuờng dân vô tội bị Hồ Chí Minh , một tên Bắc Kỳ cộng phỉ GIAN ÁC , lôi ra Đấu Tố giết RẤT tàn nhẫn- BAO OAN HỒN ĐẤU TỐ CHƯA LẤY MỘT NGÀY ĐƯỢC CẢ NƯỚC ĐỂ TANG MÀ THAN KHÓC CHO MỘT DÂN TỘC CHỊU ĐỰNG THÃM HỌA CỘNG SẢN

    Đấu Tố là phương thức triệt hạ giai cấp theo ly’ luận cộng phỉ Mác Lê mà anh đang mang nghiệp- Sao hở , anh có thấy thuơng cãm- ghê sợ tội Diệt Chủng của tên Bắc Kỳ cộng phỉ gian ác Hồ Chí Minh không?

    2. Chế độ của Bắc Kỳ cộng phỉ gian ác của Hồ Chí Minh HIỆN VẪN CÒN TỒN TẠI gây bao nhiêu oán- có khoảng gần hai triệu thuyền nhân phải bỏ xứ ra đi TỴ NẠN suốt từ năm 1976 đến 1991- chỉ có khoảng 900 ngàn người đến được bến bờ tự do , con cháu khỏi phải chưởi thuê láo lếu như Bắc Kỳ cộng phỉ nhà anh , bao oan thãm kêu gào CỦA CẢ TRIỆU OAN HỒN THUYỀN NHÂN CHƯA LẤY MỘT NGÀY ĐƯỢC CẢ NƯỚC ĐỂ TANG MÀ THAN KHÓC CHO MỘT DÂN TỘC CHỊU ĐỰNG THÃM HỌA CỘNG SẢN

    Nhớ ghi vào tim hai sự kiện vở lòng quan trọng trên , NGÀY ĐÊM Vì OAN HỒN CỦA CẢ TRIỆU DÂN VIỆT TA MÀ THỀ DIỆT CỘNG PHỈ- NHẤT LÀ BẮC KỲ CỘNG PHỈ , tàn ác làm hại lương dân-

    Anh có được tấm lòng – nhận thức căn bản CHO DÂN TỘC như tôi dạy anh , cả dòng họ Bắc Kỳ Cộng phỉ mất dạy láo lếu tục tĩu của anh sẽ từ từ mà đổi tâm tánh- trước khiêm cung biết ơn với CÁC BÁC CỜ VÀNG CẢ ĐỜI VÌ DÂN MÀ DIỆT CỘNG ( có cả tôi trong đó …) , sau thề SẼ ĐỨNG DƯỚI CỜ VÀNG MÀ QUYẾT DIỆT CỘNG CHO TỚI KHI NGỪNG HƠI THỞ

    Tạm Ngưng

    Lại phải chấp tay mà cám ơn DCV mãi !

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      OK- not bad anh Minh.

      Mấy đời bánh đúc có xương
      Mấy đời cộng phỉ mà thuơng dân lành
      Con ơi ăn ở hiền lành
      Không thành phản động cũng thành dân Oan !

      Ki’nh

Leave a Reply to Khổng Khuyết