WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Có nên đọc những lời bình nặc danh?

01162014_Net2Nếu bạn đang đọc bài này trên Internet, dừng lại một chút, suy nghĩ về nó, rồi kéo xuống cuối bài để đọc những lời bình. Nếu không thấy, thì mở những trang cho phép bình luận hiển thị, tìm đọc một bài đậm màu chính trị, rồi thử xem lại nhận thức của mình.

Nhận thức của bạn sẽ thay đổi, đặc biệt nếu bạn đọc hàng loạt những lời bình mang nặng tính sỉ nhục, lăng mạ, hay khích bác.

Cái thủa mà Internet là nơi chốn của văn minh, của những cuộc tranh luận mở, hình như đã qua rồi. Giờ đây, nó là diễn đàn không biên tập nơi xẩy ra những cuộc sỉ vả lẫn nhau không chút tiếc thương. Thích nó hay không, thì sự thực là như vậy.

Kinh nghiệm cho hay thông điệp của bài viết, của tác giả, của chủ đề được hình thành lên bởi những lời bình nặc danh trên mạng, đặc biệt là những lời bình lỗ mãng.

Một nhóm nghiên cứu đưa ra nhận định: Những lời bình mất lịch sự không những làm người đọc bị phân cực, mà còn làm thay đổi cả cách nhận thức câu chuyện. Những phân tích điện toán của Atlantic Media cũng phát hiện ra những người đọc có lời bình thiếu lịch sự thì thường có khuynh hướng phán xử bài viết là kém phẩm chất bất kể nội dung và sự thực mà nó đăng tải.

Một vài tổ chức đã có phản ứng với những lời bình tiêu cực này. Twitter @AvoidComment thường xuyên nhắc nhở bạn đọc nên lờ đi những bài nặc danh. Nhưng không có gì ngăn cản được làn sóng của những lời bình lỗ mãng đang tràn ngập trên Facebook hay Twitter.

Nếu những bình luận rác rưởi này diễn ra một cách tự nhiên, thì đơn giản đó chỉ là hiện tượng tâm lý. Sự thực lại không phải như vậy. Một người bạn làm PR (public relation) cho một công ty ở Âu châu tiết lộ: Công ty đã trả tiền mướn người đóng vai khách hàng viết những lời tán tụng công ty, và hạ nhục những đối thủ đang cạnh tranh.

Nhiều đảng phái chính trị ở nhiều quốc gia cũng đang làm như vậy.

Năm ngoái, một nhà báo Nga đã thâm nhập vào một tổ chức ở St Petersburg để tìm hiểu. Tổ chức này đã bỏ tiền mướn người viết hàng trăm lời bình để tung lên mạng mỗi ngày. Dạo đầu năm nay, một bản điều tra khác phát hiện ra một đại gia có mối quan hệ xã hội rộng lớn đã trả tiền cho những tay ma cô mạng người Nga, thiết lập lên hàng chục tài khoản tại Twitter. Mỗi tài khoản lôi khéo khoảng 2000 cư dân mạng khác. Trong những ngày Nga xâm lược Ukraine, tờ Guardian of London đã vô cùng vất vả đển trung hoà cái gọi là “Giàn nhạc giao hưởng” này. Những cư dân mạng bất hảo người Nga đã bị theo dõi rất chặt. Nhưng còn nhiều những kẻ khác đang sẵn sàng ra nhập.

Ai cũng biết chính quyền Trung Quốc theo dõi hệ thống Internet trên lãnh thổ của họ bằng cách trả lương cho hàng trăm ngàn bloggers. Không đến nỗi quá lâu, Trung Quốc sẽ làm như vậy với tiếng Anh, tiếng Triều Tiên hay những ngôn ngữ khác.

Đây là một thách đố nghiêm trọng cho dân chủ. Những lời bình trên mạng khéo léo thay đổi cách suy nghĩ và cảm nhận của cử tri. Thậm chí nó làm tăng mức độ của kích thích, hoặc gây cho độc giả cảm giác rằng vấn đề còn đang bàn cãi, hay những sự kiện chính đang bị giấu đút.

Phần lớn, những ma cô mạng người Nga không dùng đến những phương pháp tuyên truyền cổ điển như đã từng khoa môi múa mép về sự huy hoàng của nền nông nghiệp Soviet.

Hai nhà báo Peter Pomerantsev và Michael Weiss đã phân tích những thủ đoạn mới nhằm bóp méo, nhào nặn thông tin. Mục đích là gieo rắc sự khó hiểu, hỗn loạn, lộn xộn bằng cách xử dụng học thuyết bí mật và khuyết tán sự gian dối. Nghĩa là ở nơi nào báo chí truyền thống yếu, thông tin bị nhiễu, thì công việc thao túng thông tin càng trở nên dễ dàng.

Chẳng có chính phủ Tây phương nào muốn kiểm duyệt Internet hay bỏ tiền ra để nghiên cứu hiện tượng này. Weiss và Pemerantsev từng tranh luận: Chúng ta cần những tổ chức dân sự hay những nhà hảo tâm giúp đỡ để vạch trần những thông tin giả mạo một cách có mục đích và đưa nó ra trước công luận.

Có lẽ nhà trường khi dậy học sinh về báo chí, giờ đây cần thiết phải dậy một bộ quy tắc ứng xử, làm thế nào nhận ra những bố già Internet, làm thế naò để phân biệt được sự thực trong bộ tiểu thuyến ly kỳ được nhà nước bảo lãnh.

Sớm muộn gì thì chúng ta cũng bị ép buộc phải kết thúc trò chơi nặc danh trên mạng, hoặc ít nhất mỗi người trên thế giới ảo phải liên kết với một người thực. Bất kể ai viết trên mạng đều phải chịu trách nhiệm trước lới nói của mình tựa như anh ta đang phát biểu to và rõ ràng trước đám đông.

Tôi biết! Có những ý kiến bênh vực cho quyền nặc danh, nhưng vì nhiều người lạm dụng đặc quyền này. Nhân quyền bao gồm quyền tự do biểu đạt chỉ dành cho con người thực, không dành cho những tên ma cô mạng.

(Lược dịch từ bài: Another reason to avoid reading the comments; của Anne Applebaum; The Washington Post.)

Anne Applebaum là nhà báo Mỹ gốc Ba Lan. Bà từng giành giải Pulitzer vì những bài viết về cộng sản và sự hình thành xã hội dân sự Đông Âu cả thời cộng sản và hậu cộng sản. Bà viết cho rất nhiều tờ báo lớn ở Mỹ và Anh. Bà từng trong bộ biên tập của The Washington Post và The Economist. Bà kết hôn với cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radosław Sikorski. Lớn lên ở Ba Lan, bà am hiểu những thủ đoạn của chế độ cộng sản.

Trong bài này, bà không đề cập đến Việt Nam, nhưng chúng ta đều biết Việt Nam đã thuê một đội ngũ “dư luận viên” để đánh phá những tờ báo mạng ngoài luồng bằng nhiều thủ đoạn. Chúng tôi lược dịch bài này để bạn đọc có thêm thông tin.

Biên tập viên ĐCV
© Đàn Chim Việt

71 Phản hồi cho “Có nên đọc những lời bình nặc danh?”

  1. Nguyễn Trọng Dân says:

    Tên Nguyễn Sinh Cung lên làm tới chủ tịch láo mà còn sài nặc danh là Hồ Chí Minh để ký công văn , sác lệnh …..Đó là chưa kể thủ tướng Kiệt , ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch , mười Cúc , mười Ngu , Lê Duẫn…ôi thôi đủ thứ lãnh đạo nặc danh ….

    ….Thì nay bà con học tập noi gương boác … đoảng, có năc danh khi lên internet…có gì mà lạ ?!

  2. Trực Ngôn says:

    Trích; “Btv ĐCV trả lời:
    Chúng tôi là những người làm báo không chuyên. Thời gian dành cho tờ báo không nhiều, còn phải vật lộn với cảnh cơm áo đời thường. Mỗi ngày chúng tôi nhận được khoảng 400 comments trong đó có những comments dài trên 1000 từ, thậm chí đến 3000 từ. Những kẻ xấu bụng còn tống thêm vào bao nhiêu rác độc. Nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi sẽ cố gắng để loại bỏ những comments xấu.
    Làm báo cũng là cảnh làm dâu trăm họ. Mong anh/chị thông cảm, và cảm ơn lời góp ý của anh/chị.
    BTV ĐCV
    ———————–

    Xin chân thành cám ơn BBT, mặc dù rất bận rộn nhưng cũng đã chiếu cố ý kiến bạn đọc và dành thời giờ hồi đáp.

    Không riêng gì cá nhân tôi mà đại đa số bạn đọc cũng hiểu được sự hi sinh lớn lao của quý BBT đã bỏ thời gian, tài chánh để tạo DIỄN ĐÀN cho bạn đọc có cơ hội nói lên quan điểm, chính kiến của mình, đồng thời cũng là dịp tốt để học hỏi và mở mang kiến thức. Vì thế mà đa số đã đóng góp ý kiến một cách nhã nhặn với tâm tình xây dựng.

    Một lần nữa cám ơn BBT và bà Mạc Việt Hồng.

    Tuy nhiên, “làm dâu trăm họ” không có nghĩa là “dễ dãi” cả với những thành phần vô văn hoá, bất chấp đạo lý, không chỉ coi thường bạn đọc mà cả BBT (ĐCV), lạm dụng diễn đàn và tự do ngôn luận để xả rác, chửi bới, nhục mạ cá nhân, phỉ báng tôn giáo cho thoả dạ tiểu nhân của mình!

    Đề nghị BBT hãy thẳng tay cấm cửa những thành phần này, có như thế thì ĐÀN-CHIM-VIỆT mới trong sáng và có khả năng giúp độc giả nâng cao dân trí, hiệu năng (góp phần) xây dựng Dân chủ cho Việt Nam, qua đó sẽ được nâng cao hơn.

    Kính chúc ĐÀN-CHIM-VIỆT ngày càng bay bổng bay xa, bay qua biển cả, bay về VIỆT NAM.
    Ngày nào hết lũ việt gian, Việt Nam Dân Chủ vinh quang nuớc nhà.

    • Thích Nói Xạo says:

      Thế nào là comments xấu ?. Thế nào là comments tốt. ?
      Thế náo là nói thật mích lòng ? Thế nào là nặc danh ? Thế nào là dân chủ ?
      Thế nào là xảo trá ?

      • Trực Ngôn says:

        Không lẽ bây giờ mình phải cắp sách trở lại trường học, ôn lại lớp khai trí để biết thế nào là “xấu – tốt”? thế nào là “nói thật – xảo trá”, sao thưa bác?

      • Thích Nói Xạo says:

        Ông Trực Ngôn ơi ! Sao ông dốt thế !
        Biết thì thưa thốt. Không biết thì dựa cột mà nghe.
        Người ta viết rõ ràng trên diễn đàn như thế mà không hiểu,mà lại ấm ớ hội tề.
        ” Không lẽ bây giờ mình phải cắp sách trở lại trường học.ôn lại lớp khai trí.

    • chui bay says:

      Ông Trực ngôn coi lại xem ông có khi nào viết phản hồi tầm bậy không?, chắc ông quên rồi

      • Trực Ngôn says:

        Chửi bậy thì không nên bác ạ, mà nếu cần, thì chỉ thẳng mặt kêu thảng tên chửi cho đúng, ví dụ; CSVN bán nước hại dân có đáng bị chửi không? Bọn CA côn đồ ức hiếp nhân dân, cưỡng đoạt tài sản của dân, hay quấy nhiễu, hành hạ nhân dân (những người bất đồng chính kiến) thì rất đáng bị chửi và nguyền rủa lắm chứ!

        Trên Diễn Đàn cũng thế, mình chỉ có thể lễ phép và đối xử văn hoá với những người đối thoại đàng hoàng, còn những thành phần ma cô vô văn hoá thì lại phải dùng tới văn hoá đặc biệt của chúng, thì chúng mới hiểu.

        Phản hồi đúng người đúng đối tượng thì tôi có, còn “Phản hồi bậy” thì chắc là không đâu, bác thử post lại chỗ nào tôi “phản hồi bậy” để tôi coi lại và tự sửa mình, cám ơn bác trước.

  3. ông già xóm mói says:

    thưa ban bien tap .
    dọc bài viet có nen dọc nhửng lơi bình năc danh của bbt hay qua tui ít chữ nhưng cũng hieu
    dưọc chut ít tui dang học dánh comuter nên chua dưoc rành lăm nên go sai hoái
    doc phân phản hôi cua ông trực ngôn có phân trả lơi cua bbt sau dây làm tui vui qua
    tui xincopi lại nhu sau cũng nho thắng con nó chi day .
    ông trun kien
    Do vậy, tôi xin đặt câu hỏi; “ĐCV có nên đăng “những lời chửi rủa, những lời bình
    mang nặng tính sỉ nhục, lăng mạ, hay khích bác tôn giáo không ? (thay vì: Có nên đọc những
    lời bình nặc danh?
    bbt trả lơi
    Trân kính
    Btv ĐCV trả lời:
    Chúng tôi là những người làm báo không chuyên. Thời gian dành cho tờ báo không nhiều, còn phải vật lộn với cảnh cơm áo đời thường. Mỗi ngày chúng tôi nhận được khoảng 400 comments trong đó có những comments dài trên 1000 từ, thậm chí đến 3000 từ. Những kẻ xấu bụng còn tống thêm vào bao nhiêu rác độc. Nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi sẽ cố gắng để loại bỏ những comments xấu.
    Làm báo cũng là cảnh làm dâu trăm họ. Mong anh/chị thông cảm, và cảm ơn lời góp ý của anh/chị.
    BTV ĐCV
    ui chau oi doc xong tui sung sơng qua di thoi ai dơi một trang mang hay nhu the nay mà bọn
    cọng san tui laị xin copi ra dây gõ lâu qua. Chột cống, Chưng Sơn, Nắn sỉ, Việt quốc, Thắc Mắc Thư Sinh, Giải Magsaysay Phét Dỗm và Hôva Rành Mạch là loại hạng người nào? Kiến thức ra sao? bon cọng san này chúng no vào day phá dam nứt la cai thăng cọng san trung thuc gì dó
    no mât day qua THien chua giao là môt ton giao hoancâu mà nó mat day quá đi nó chui bơi
    nó lăng mano khih bac bbt phải canh giác nhưng bai no gơi vào bbt hay vât ngay vao thùng rác
    dưng có dăng gân dây có ông nói toạc mong heo dã cho nó cái thăng cọng san trung thưc môt
    bai học này thăng trung thuc chăc mẹ mi rat dau lồn khi de mi ra lăm phai không từ dó nó chạy mât tieu không dám tro lai nưa phai như vây moi dưoc cámơn ông noí toac móng heo .
    tui cung già rôi hoi lâm câm xin bbt thú lôi cho nguyên xin THiên Chua ban dầy onp[húc
    cho bbtxin kinh chào

  4. Văn Ròm says:

    Nặc danh hay chính danh không thành vấn đề, nơi đây là chỗ cho những người đang ở trong nước bày tỏ những bức xúc ,nhưng làm sao dám để lộ mặt ( công an VN luôn túc trực rất đông ,ăn lương chỉ làm nhiệm vụ đàn áp và bắt bớ ) , bởi thế cho nên chúng tôi (trong nước ) cần Tự Do Dân Chủ ,còn ai yêu cầu những người trong nước phải nêu tên thật khi tham gia diễn đàn ,đó chính là Công an VN.

  5. Thiến Heo says:

    Nặc danh không có nghĩa là giả dạng

    Theo tập quán chung trên thế giới thì người viết comment không cần dùng tên thật. Họ có thể dùng nickname tục danh, hay pen name là bút danh cũng được. Tuy nhiên, anh viết bình luận để làm gì? Dĩ nhiên để cho người khác đọc. Do đó, tuy là nặc danh không cần ID, nhưng những người viết bình luận thật quen thuộc thì họ không bao giờ thay đổi nickname của mình cả. Người đọc chỉ cần nhìn cái tên (giả) thì họ biết có nên đọc hay không.

    Có một sự thật là VC cũng có những người ăn lương chuyên viết comment “phản biện” để khủng bố phá hoại. Theo tôi thì số này thật ra không nhiều lắm (chừng chục … rưỡi là cùng) bởi vì VC là tổ chức bạo động cai trị xã hội. Ai chống nó thì nó đàn áp công khai, không cần dấu giếm, thì cần gì ba cái lẻ tẻ ý kiến trên mạng? Tuyblv của VC không nhiều, nhưng VC sẽ làm cho mọi người thấy “có vẻ” nhiều nhiều để dễ khủng bố hơn.

    Tóm tắt, tuy là người viết còm trên báo ảo, nhưng anh phải có một tên riêng cố định để mọi người xác định anh qua nội dung bài viết. Nếu anh muốn viết đàng hoàng, dù là dở dù là hay, để từ đó người ta sẽ có quyết định dễ dàng hơn, là có nên đọc anh hay không. Nếu anh thường thay đổi quá nhiều nickname thì tự nhiên anh tự tố giác sự bất định bất nhất của mình! Thế nhưng câu hỏi đặt ra là người đọc làm sao biết? Dĩ nhiên đọc giả cũng phải có trình độ để có thể biết, qua sự tự nhận xét của mình chứ!

  6. bac says:

    Anh/chị nói đúng

  7. Thiến Heo says:

    Có nên đọc những lời bình nặc danh?

    Câu này có 2 vế: đọc và bình, read and comment
    Đọc là hành động đơn lẻ thuộc về hoàn toàn cá nhân. Bình luận trên báo chí cũng vậy, thuộc về cá nhân của đọc giả. Ở đây có vấn đề: anh có quyền tự do nội tại khi đọc hay không đọc một bình luận. Thấy hay thấy hợp thì đọc , không thì đừng đọc. Và khi anh viết bình luận thì anh không cần là một người có ID (như tên thật, hình ảnh, tiểu sử). Vì tờ báo không bao giờ có đòi hỏi đọc giả như vậy cả. Nói rõ hơn, tác giả thì phải có ID, còn đọc giả thì không cần . Trên thế giới xưa nay là như vậy, anh viết báo viết sách bắt buột phải có thông tin về tác giả đầy đủ. Nhưng anh đi mua tờ báo đọc thì chả lẽ anh phải khai tên tuổi?

    Những bình luận trên báo Mỹ thì sao ? Vâng, họ cũng viết bằng những nickname với nội dung có khi rất sốc, Tuy nhiên, hầu hết là họ viết rất ngắn vài ba dòng thôi. Họ không huỡn để viết tràng giang đại hải như nhiều bình luận trên báo mạng VN. Có lẽ người VN trăn trở bức xúc dzăn chương dzồi dzào hơn chăng? Ha ha ha!

  8. TRẦN VÔ DANH says:

    Nguyễn Nặc Danh viết :
    ” Hiện nay, cộng sản VN có cả một ban rất đông trong Bộ công an tại các tỉnh thành, chuyên tìm tên, tuổi địa chỉ những người viết bài, phản hồi… có xu hướng (mới chỉ có xu hướng thôi không nhá) để tìm cách bắt giam (với những người trong nước), còn đối với người sống ở nước ngoài chúng sẽ tìm cách truy bức thân nhân còn kẹt lại trong nước, gây khó dễ cho họ. Chính vì bọn theo dõi internet của cộng sản, gần đây rất nhiều Bloggers và trên facebook đã bị cộng sản tống tù một cách vô cớ. ” TRẦN VÔ DANH viết : Đúng, khi xưa cơ, khi mà internet hãy còn trong thời kỳ ” chập choạng dăm ba mạng ” chứ bây chừ cả nước cả thế giới, hàng triệu hàng trăm triệu hàng tỉ ” phản hồi ” thì giờ đâu mà đọc mà theo dõi truy cập, còn để thì giờ mà đi ăn hiếp, đạp lên mặt dân đen nữa chứ ? : Hù dọa đấy thôi, quí vị cứ ” đường ta, ta cứ đi, còm-men ta ta cứ viết ? ” . Có chăng chúng “dụ” những anh háo ngọt, những người nhẹ dạ cả tin “click” vào những oep-sai ( hấp dẫn, xếch ? ) mà chúng để sẵn vi-rút phá máy mình, thế thôi, tốt hơn hết : Email, Faceboock…thấy lạ đừng mở kể cả click để ” close ” cũng bị, chắc ăn cứ vào Start để off máy rồi mở lại .

  9. Nguyễn Nặc Danh says:

    Hiện nay, cộng sản VN có cả một ban rất đông trong Bộ công an tại các tỉnh thành, chuyên tìm tên, tuổi địa chỉ những người viết bài, phản hồi… có xu hướng (mới chỉ có xu hướng thôi không nhá) để tìm cách bắt giam (với những người trong nước), còn đối với người sống ở nước ngoài chúng sẽ tìm cách truy bức thân nhân còn kẹt lại trong nước, gây khó dễ cho họ. Chính vì bọn theo dõi internet của cộng sản, gần đây rất nhiều Bloggers và trên facebook đã bị cộng sản tống tù một cách vô cớ.
    Đây là diễn đàn ảo, tại sao phải “lạy ông tôi ở bụi này” để bọn cộng sản dễ dàng trả thù? Trong số những độc giả trên diễn đàn, biết ai là bạn ai là thù? Lịch sử đã từng chúng minh, cố vấn phủ tổng thống VNCH còn có vài thằng gián điệp cỗng sản cỡ bự. Ngay Nguyễn Thành Trung sang Mỹ du học, sau này chính NTT ném bom phủ tổng thống, may mà cuộc họp nội các không bị trúng bom, nếu trúng bom.. thì…ra sao đây.

    Trong cộng đồng hải ngoại giờ đây “thật giả không lường, bạn hay thù chả ai dám khẳng định biết rõ 100%”. Chính vì thế, phải dùng Nặc Danh để tránh bọn cộng phỉ chà trộn trong cộng đồng hải ngoại.
    Ai nói, dùng tên giả là hèn, tôi cũng chẳng “phản biện”, bởi tránh “voi chẳng xấu mặt nào” huống chi tránh bọn chó dại cộng sản là điều cần thiết, đảm bảo cho gia đình và thân nhân còn kẹt lại tại VN.

    • NẮNG NGÀN says:

      TRỒNG CÂY TRỒNG NGƯỜI

      Mười năm nếu muốn trồng cây
      Trăm năm nếu muốn trồng người đấy thôi
      Cổ nhân đã nói vậy rồi
      Sao trồng toàn ngợm để đời ra chi !
      Trái chua thì có ích gì
      Người mà thành ngợm còn chi là người !
      Ôi thôi quá chán cuộc đời
      Ao tù nước đọng quả thời thối tha !
      Quẫy đi quẫy lại gọi là
      Ở trong vũng cạn có là hay sao !
      Cuộc đời đến mức tào lao
      Ai người trách nhiệm trồng người bấy nay !

      MƯA NGÀN
      (08/12/14)

  10. Chuột Cống says:

    Nếu lời bình nặc danh phân cực hay lỗ mảng mà bài chủ cũng phân cực hay lỗ mảng thì kết quả ra sao ??
    Thí dụ :
    _ Bài chủ viết ca tụng Hồ chí Minh
    _Bài chủ viết lổ mũi cao thì đẹp hơn lổ mũi tẹt .
    _Bài chủ viết ca tụng đảng Cộng Hòa chống cộng hơn đảng Dân Chủ .
    v….vv .
    Nhiều bài chủ viết tự thân đã là phân cực ,còn sợ lời bình phân cực .Là sao .
    Có nhiều trang websites tạo ra Mod để sàn lọc bài chủ bài bình ,rồi chính cá nhân của Mod là người nầy người nọ ,tôn giáo nầy tôn giáo nọ ,đảng nầy đảng nọ ,cũng là phân cực.Cứ bài bình phản ảnh cái trái ngược tâm linh lập trường của Mod thì Mod cũng sàn lọc vô tư .
    Phân cực là chắc chắn,là phải chấp nhận .Lỗ mảng thì ở mức độ nào có thể chấp nhận thôi .Tỷ lê ở phần trăm hơn là con số không.

Leave a Reply to Thiến Heo