WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khủng bố tại Paris

Tấm hình châm biếm Abu Bakr al-Baghdadi trên Charlie là nguyên nhân của cuộc khủng bố

Tấm hình châm biếm Abu Bakr al-Baghdadi lãnh đạo phong trào Nhà nước Hồi giáo trên Charlie là nguyên nhân của cuộc khủng bố

Sáng nay, cả kinh thành Paris rung chuyển bởi một vụ khủng bố mà cả động cơ, phương pháp gây án, và mức độ đẫm máu sẽ đi vào lịch sử.

Hình như chỉ có hai nguời đàn ông mặc đồ đen, đeo mặt nạ đen, và mang Kalashnikovs (súng AK) tấn công vào văn phòng của tạp chí chuyên trào phúng, xuất bản mội tuần một lần, có tên Charlie Hebdo, tại Paris, thủ đô Cộng hòa Pháp.

Charlie Hebdo, thường lấy để tài và cảm hứng từ những sự kiện đang tranh cãi trong dòng thời cuộc để mỉa mai, châm biếm, gây cười.

Nhân vật Abu Bakr al- Baghdadi, lãnh đạo của lực lượng Nhà nước Hồi giáo, đã bị Charlie Hebdo mang ra châm chọc là động cơ chính gây ra vụ tấn công sáng nay. Tin ban đầu, có ít nhất 12 người chết, và 11 người bị thương.

Những video trên mạng lan truyền hình ảnh tên khủng bố, bịt mặt, tay bóp cò, nổ súng giết người, miệng hô vang “thượng đế vĩ đại”. Tạp chí này đã từng bị tấn công vào năm 2011 vì châm biếm Đấng Tiên tri Muhammad.

Những kẻ khủng bố đã trốn thoát. Cảnh sát Paris đang mở chiến dịch vây lùng. Tổng thống Pháp, Francois Hollande có mặt tại hiện trường, và đã triệu tập nội các họp trong tình trạng khẩn cấp.

Người dân Paris tỏ lòng đoàn kết và chia sẻ những tốn thất với Charlie Hebdo, đều viết “Je suis Charlie”.

Điềm xấu xảy ra ngay ở tuần lễ đầu tiên, báo hiệu năm 2015 không bình yên.

Biên tập viên ĐCV
© Đàn Chim Việt

12 Phản hồi cho “Khủng bố tại Paris”

  1. Chính Sự says:

    Dưới chủ đề bài viết về chủ nghĩa khủng bố Thánh chiến giết người man rợ của Hồi Giáo
    thì nên bàn về đặc thù tôn giáo thì đúng hơn. Không có gì lạc đề hơn là bàn về chữ nghĩa ở
    đây để tránh né chủ đề chính,để lạc dẫn vấn đề sang một hướng khác,để làm loãng chủ đề
    chính.

  2. Người Qua Đường says:

    Các tôn giáo thờ độc thần như Hồi giáo ,Thiên chúa giáo (nhất là Công gíáo La Mã) ,Tin Lành
    Họ khát máu,tàn ác kinh khiếp thật. Cũng chỉ vì lập công với Thượng đế vinh danh Thượng đế
    ảo tưởng của mình mà họ tàn sát các tín đồ thờ thượng đế đối nghịch,các tín đồ tôn giáo khác
    không chấp nhận Thượng đế trên thế giới liên tục,suốt hai nghìn năm qua như Hồi giáo hiện nay
    vẫn còn đang tiếp diễn. Tự do. Nhất là tự do Ngôn luận ,ngôn luận đại chúng,báo chí truyền thông
    là kẻ thù số một,là kẻ thù kinh khiếp không đội trời chung không chỉ cho những bọn độc tài xã hội
    (Độc tài CS hay cá nhân cũng như gia đình trị ..v..v..). Mà còn làm khiếp đảm cho các tôn giáo thờ
    độc thần.như Hồi giáo,Giáo hội Toà Thánh Công giáo Rôma,Tin lành hiện nay ..v..v..
    Đức Giáo Hoàng. “Gregoire XVI đã gọi tự do báo chí là thứ tự do tai hại nhất , đáng ghét nhất ,
    kinh tởm nhất mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi.”
    Đức Giáo Hoàng đã sỉ nhục. Tự do trong đó có tự do báo chí. Mà lại kêu gào tự do Tôn giáo ?
    Tại sao họ laị sợ hãi,lại thù ghét tự do báo chí đến nỗi tắm máu báo chí như vậy?.
    Bởi vì Báo chí luôn,luôn đứng về phiá công lý và sự thật,luôn tranh đấu cho lẽ phải đứng về phía
    dân oan lột mặt nạ lưà bịp xảo trá,lừa lọc, bịp bợm để trục lợi, để tôn vinh mình và đồng bọn dưới
    nhãn hiệu Thần Thánh Tôn giáo. Ngoại trừ một số báo chí vì cuộc sống,vì bị hăm dọa hay bị mua
    chuộc nên đành khuất phục làm tay sai cho độc tài cũng như Độc thần tôn giáo,còn lại như
    VIệt Nam . Nhân văn giai Phẩm . Trần Dần đã tuyên bố trước độc tài . Lấy bút của ta.Ta sẽ viết
    lên đá bằng dao.
    Phỉ báng tôn giáo .. Ư..? Dưới mọi hình thức . Châm biếm cũng là một hình thức phản đối nhẹ
    nhàng mà báo giới tôn trọng đưa ra để âm thầm cảnh tỉnh mà không trực diện vấn đề một cách
    mạnh bạo.Nói lên sự thật,tố cáo lừa lọc gian xảo,tàn ác.tội ác man rợ. Không phải là phỉ báng .
    Nhưng với Độc tôn và Độc tài thì nói lên sự thật bất luận về khía cạnh nào cũng đều làm cho
    chúng sợ hãi nhất ,tai hại nhất, đáng ghét nhất,kinh tởm nhất, mà chúng phải quyết tâm bằng
    bất cứ giá nào phải diệt trừ cho được kể cả nhúng tay vào máu,tàn sát như ở toà soạn báo
    Charlie Habdo ở Paris Thủ đô Pháp vừa qua .
    Cứ mỗi lần chúng giết người xong là chúng sung sướng hét vang cho ông trời nghe.
    Thượng đế tối cao…Thượng đế tối cao.!!!…Thượng đế vĩ đại…???….

    Tất cả…Tất cả..Chỉ là vì ông Thượng đế tối cao!!!. Thượng đế vĩ đại ?.Tưởng tượng để giết người.

    Hy vọng sau vụ này nhân loại sẽ…Canh thức, …sẻ …Tỉnh thức,…sẽ không bị lưà lọc bởi những
    Thần Thượng đế tưởng tượng vĩ đại này.
    Mong lắm thay.
    Mong rằng bài này sẽ được đăng trong tinh thần tự do ngôn luận. Cám ơn BBT.

  3. le says:

    Cám ơn bạn Nguyễn Văn,

    Bạn đã giúp tôi tìm hiểu và chỉnh sửa vài lỗi lầm trong văn phạm VN. Tôi xa nhà hơn 40 năm trời, quen nói tiếng Việt hải ngoại và quên dần cách phát âm đúng giọng cho nên dần dần chữ viết bị ảnh hưởng. Tôi thường được nhiều người lên Mạng nhắc nhở để tránh sai lầm, tôi rất đội ơn những người bạn quý đó.

    Bây giờ tôi lại hiểu thêm một vấn đề trọng đại nữa, đó là chế độ CS bù nhìn tay sai do ông Hồ thành lập đã cố tình gây nhiều lỗi lầm trong từ ngữ tiếng Việt, đầu têu là ông HCM, kẻ vô học, vô giáo dục, mất căn bản đạo đức làm người, bày ra trò viết chữ Việt lai căng trộn xà bần tiêng Pháp (những chữ f và z không hề hiện hữu trong dân gian) bằng chứng là tác phẩm Con Đường Kách Mệnh. Sau gần 40 năm trời thống nhất đất nước, Nhà Nước CS không hề nghĩ đến chuyện thành lập một Hàn Lâm Viện chính thức quy tụ nhiều nhân sĩ để chỉnh đốn cách viết (có khác biệt giữa ba miền), và nghiên cứu sâu vào nền lịch sử oai hùng chống xâm lược Tàu hơn 2000 năm. Điều tệ hại nhất là bọn văn nô, cán bộ ngu dốt lại cố tình đẻ ra nhiều từ ngữ lai căng nghe chói tai, che dấu nhiều sự kiện lịch sử khiến cho tuổi trẻ VN bị đầu độc, mất dần truyền thống yêu nước thương nòi.

    Kẻ tội đồ gây nhiều tội ác cho dân tộc từ 60 năm nay chính là ông Hồ Chí Minh và tập thể lãnh đạo ĐCS VN.

    Lê Quốc Trinh, Canada
    11-01-2015

  4. Nguyễn Văn says:

    Xin góp chút ý theo sự hiểu biết. Bạn nào chuyên về ngôn ngữ xin góp ý nếu thấy sai.

    Theo Tự Điển Việt Nam của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ hiệu đính do nhà sách Khai Trí Sài Gòn xuất bản trước 1975 thì có: chia đôi, chia phôi, chia vui, chia chác, chia của, chia đều, chia lìa, chia ly, chia buồn, chia xẻ, chia lời… (trang 290 và 291) nhưng KHÔNG CÓ chia sẻ; tuy nhiên, san sẻ (trang 1266) đồng nghĩa với chia sẻ như chia sớt cho nhau, san sẻ nỗi buồn, san sẻ tình yêu…

    Cũng theo tự điển, “chia xẻ” không được giải thích mà chỉ nói giống chữ “chia chác” mà chia chác nghĩa chia ra như chia phần hùn…

    Bạn Ngàn Khơi: “…tiếng sẻ về mặt từ nghĩa là vô nghĩa…”

    Chữ “sẻ” theo tự điển đứng riêng nếu là danh từ thì nghĩa là “con sẻ” hay chim se sẻ; nếu là động từ là “se sẻ” hay “san sẻ” = chia ra, sớt bớt, chia cơm sẻ áo.

    “Chia xẻ” nghĩa là tách rời ra như bạn “cũng lạm bàn” viết là những thứ gì chia, cắt, hay sờ (rờ) mó được.
    “Xẻ” (viết x) là xẻ ra, mổ xẻ, chia xẻ ra, xẻ đôi, xẻ ba…
    Thường khi viết “chia xẻ” ý nói là mổ xẻ (vấn đề) để san sẻ (với ai).
    Vì dụ: Chia cay xẻ đắng.

    Tóm lại (trong nước viết và nói túm lại), trước 1975 (MN) thường viết “chia xẻ”, nhưng sau 1975 Việt Cộng thay đổi, nhiều người viết “chia xẻ” thành “chia sẻ”; thay “x” thành “s”, hoặc thay “y” thành “i”…và lẫn lộn dấu hỏi với dấu ngã…

    Sẵn đây có vài chữ nhiều bạn thường dùng sai trên diễn đàn như:
    “Dành” là mình để dành tiền hay để dành cái gì đó…, viết “D”.
    “Giành” là mình tranh giành như giành độc lập, giành phần thắng trong cuộc đấu…, viết “G”.
    “Dấu” là đánh dấu hay làm dấu, gạch dấu…, viết “D”.
    “Giấu” là giấu cái gì đi hay giấu diếm cái gì đó…, viết “G”.

    Trân trọng

    nv

    • TRẦN THÁI BẠCH says:

      Đồng ý với phân tích của bạn Nguyễn Văn

      Chữ “SẺ” đứng một mình không có ý nghĩa, mà phải đi đôi với; san sẻ, chim sẻ, chia sẻ.
      Ngôn ngữ VN rất phong phú, có những từ tưởng rằng không bao giờ có, hoặc dùng sai. Nhưng thực ra lại đúng. Những từ như “chia sẻ” tôi đã từng thấy trước 1975 ở miền Nam.

      Đúng như bạn Nguyễn Văn viết ở trên: chia sẻ: là chia sớt cho nhau, san sẻ nỗi buồn, san sẻ tình yêu…” (trừu tuợng).

      Chữ “XẺ” dùng để bổ, bửa ra những vật cụ thể như “xẻ đôi bửa ba”, mổ xẻ, cưa xẻ, xẻ thịt (cắt ra, bửa ra, mổ ra)

      “Đắng” là mùi vị, không thể “xẻ” ra được, vì thế viết là “chia cay sẻ đắng” hay “chia sẻ cay đắng”.

      Còn về chữ “GIÀNH – DÀNH” và “DẤU – GIẤU” thì bạn nói đúng hoàn toàn.

  5. Nguyễn Tha Hương says:

    Xin chia buồn cùng gia đình nạn nhân bị chết oan uổng và người dân Paris .
    Cái vấn nạn khủng bố bằng súng giết người hàng loạt này cũng giống như ôm bom tự sát giữa chốn đông người của những tên khủng bố Hồi giáo thật là dã man . Những nhóm hồi giáo khủng bố này họ cũng giết chính người dân của xứ họ chứ không riêng gì ở những nước khác .
    Hình ảnh này làm tôi nhớ đến bọn cộng sản trước 1975 cũng đã xử dụng như : gài mìn trên quốc lộ để giết dân lành nhiều hơn là giết binh sĩ VNCH . Xe đò chở người dân thường hay bị giật mìn nhiều nhất. Đôi lúc xe đò đang chạy ngang những rừng cây rậm rạp cũng bị bắn tỉa hàng loạt. Thêm nạn pháo kích vào làng mạc nơi người dân đang sống bình an.
    NTH

  6. Nguyễn Tha Hương says:

    ĐCV viết “Người dân Paris tỏ lòng đoàn kết và chia xẻ những tốn thất với Charlie Hebdo”
    Chữ “chia xẻ” theo tôi nghĩ là đúng.
    Chia xẻ hay san xẻ, cùng nghĩa.
    NTH

    • NON NGÀN says:

      LẠM BÀN NGỮ NGHĨA

      NTH nêu ra chữ “chia xẻ hay san xẻ” cho rằng cùng nghĩa. Điều này không sai, thậm chí quá đúng là đàng khác.
      Nhưng từ rất lâu rồi, nói chung ở VN cách viết chính thức hay cả cách nói chính thức của số đông nhiều người thì lại hay dùng “chia sẻ”. Phân tích ra lại cũng vừa đúng mà vừa sai.
      Sai vì tiếng sẻ về mặt từ nghĩa là vô nghĩa, nhưng nó vẫn đi đôi với chữ chia là phân ra, tức vẫn giữ lại ngữ nghĩa chính nên vẫn đúng. Người ta có thể hiểu ý chia là chính, còn ý sẻ chỉ là cách đệm ngữ, nói trại ra như kiểu một tiếp từ bổ âm không mấy quan trọng. Vẫn hiểu được sẻ là do xẻ nói phiến đi, vừa ý nhị hơn vừa thanh tao hơn, không lặp lại chữ chia bằng chữ xẻ đến hai lần, có thể trùng lắp và mang tính thô hơn, chèn bẹt hơn.
      Nên ngôn ngữ thật ra là thói quen, nhưng thói quen hợp lý, có sàng lọc, có đào thải tự nhiên để đi đến kết quả chuẩn theo lịch sử thời gian. Vậy hai khuynh hướng hiện nay dùng chia xẻ và dùng chia sẻ, cái nào đúng cái nào sai, cái nào cần cái nào không cần, xin mọi người có quan tâm đến từ nghĩa VN cũng nên cùng góp ý một chút xíu cho vui mà cũng lại vừa bổ ích chung nữa.

      NGÀN KHƠI
      (09/01/15)

      • cũng lạm bàn says:

        Chia cắt một vật sờ mó được, như cái bánh, dùng chữ “chia xẻ”

        “Chia sớt san sẻ” một nỗi niềm, một suy tư, thì dùng chữ “chia sẻ”

      • noileo says:

        Chữ “sẻ” đứng một mình vẫn có nghĩa, khi ấy “sẻ” là một động từ, đồng nghĩa với động từ “chia”. Chẳng hạn, thường nghe có câu “chia ngọt sẻ bùi”, chẳng hạn những câu nói thông thường: sẻ nắm sôi ra làm 2, sẻ nắm sôi ra làm tư, bẻ cái bánh ra làm 2, chia chén cơm ra làm 2, sẻ bát cơm ra làm 2, sẻ bát canh ra làm 2…,

        Dường như “sẻ bát cơm ra làm 2″ là cách nói thông thường của người gốc bắc, “chia chén cơm ra làm 2″ là cách nói của người trong nam?

        “san” cũng là “chia”, là “sẻ”, nhưng trong khi người ta có thể nói “san đống cát ra làm 2″, hay chia, hay sẻ “đống cát ra làm 2″ cũng được, thì chỉ có thể nói “chia, hay sẻ một cái bánh ra làm 2″, chứ không nói “san cái bánh ra làm 2″

    • Nguyễn Tha Hương says:

      Tôi xin góp chút ý kiến để chúng ta cùng nhau cố gắng gìn giữ chữ nghĩa thuần túy của tiếng Việt trước năm 1975 không bị cộng sản sửa đổi theo đầu óc ngu dốt pha lẫn tiếng hán-tàu.
      Chữ “chia xẻ hay san xẻ” là động từ kép . Chữ “chia” và chữ “san” cùng nghĩa với chữ xẻ = phân “chia” hai ba phần, “xẻ” ra năm bảy phần và “san” ra làm hai ba phần . Hai chữ ghép lại cũng là để nghe cho thuận tai mà thôi.
      Chia sẻ = chữ “chia” là động từ đơn , còn chữ “sẻ” không có nghĩa gì cả, chỉ ghép vào cho có vần điệu thuận tai mà thôi.
      Chữ “hung ác” hay “hung dữ” là tĩnh từ kép vì chữ “hung” có nghĩa là “dữ” , cũng dùng để ghép nghe cho thuận tai.
      Chữ “hung hăng” hay “hung đồ” là tĩnh từ đơn nhưng ghép thêm chữ “hăng” và “đồ” (vô nghĩa) để nghe cho thuận tai.
      Mong quý vị nào nếu thấy lời giải thích của tôi không đúng xin cho ý kiến để học hỏi thêm .
      Tóm lại, sau khi đọc những ý kiến của “NON NGÀN” và “cũng lạm bàn” , tôi hơi phân vân không biết chữ nào dùng đúng và chữ nào dùng không đúng .
      Xin quý vị tiếp tay giải thích cho rõ hơn.
      Kính
      NTH

  7. BIỂN NGÀN says:

    CÁI NGU VÀ CÁI DỐT !

    Ngu do trời đất sinh ra
    Dốt vì thất học thảy thành là ngu !
    Đã ngu thì vốn lù đù
    Vậy nên cuồng tín thù lù tăng theo !
    Giết người miệng cứ leo leo
    “Nhân danh Thượng đế” quả nghèo tâm can !
    Paris khủng bố đuềnh đoàng
    Nhằm vào tòa báo có oan không nào !
    Chẳng qua một bọn tào lao
    Mượn danh Hồi giáo ai nào chẳng hay !
    Muốn thành Nhà nước Đông Tây
    Toàn là “Hồi giáo” hỏi mầy khôn không ?
    Con người như đám rêu rong
    Óc toàn bã đậu có hòng hay chi !
    Trước kia khủng bố tỳ tỳ
    Để làm cộng sản nhiều khi quả buồn !
    Bây giờ thứ đó chẳng còn
    Nhường cho IRIS lại còn ghê hơn !
    Chẳng qua cái dốt nguồn cơn
    Cái ngu cộng lại bông lơn cuộc đời !
    Lại thêm cái ác bời bời
    Xé xâu nhân loại một trời thương tâm !
    Nhưng do người ngợm hà rầm
    Miệng đời câm hến mới hâm cỡ nào !
    Cào cào nó nhảy bờ ao
    Chừng nào nhân loại mới vào văn minh ?

    SÓNG NGÀN
    (08/01/15)

Leave a Reply to Nguyễn Tha Hương