WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Joshua Philipp: Thất vọng trước những cải cách, các công ty Mỹ rời bỏ Trung Quốc

Chỉ còn lại những giấc mơ không thành và những lời hứa nhăng cuội, hồi đáp cho niềm hy vọng của người Mỹ khi mở cửa tự do thương mại với Trung Quốc năm 2001.

Một năm trước đó, Tổng thống Bill Clinton đã phát biểu trước người dân “Nếu các bạn tin vào một tương lai tự do và mở cửa với người dân Trung Quốc, bạn nên ủng hộ hiệp định này”. Quyết định này nhận được sự ủng hộ từ cả hai Đảng, và các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tin rằng với sự sụp đổ của Liên Xô, giao thương với Trung Quốc sẽ giúp quốc gia này có được tự do và dân chủ.

“Họ thừa hưởng lợi ích từ các tổ chức quốc tế, nhưng họ không tuân theo quy tắc.”
— Peter Navarro

Chẳng những Trung Quốc không trở nên tự do và dân chủ hơn, rất nhiều các công ty của Mỹ và các nước phương Tây phải luồn cúi trước những lợi tức từ Trung Quốc, và cũng nhiều công ty đối mặt với thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.

Peter Navarro, Giám đốc của bộ phim “Chết bởi Trung Quốc (Death by China)” phát biểu: Tự do thương mại “không hề làm cho Trung Quốc trở nên dân chủ hơn”. Thay vào đó, “nó làm cho Trung Quốc trở thành một bộ máy thực thi quyền lực hiệu quả hơn”.

Tuy nhiên, cục diện đã thay đổi. Rất nhiều công ty lớn đã bắt đầu cảm nhận được sự ảnh hưởng và dần rút khỏi Trung Quốc. Vào ngày 4 tháng 12 hãng Best Buy công bố bán 184 cửa hàng đặt tại Trung Quốc và rời khỏi quốc gia này, tham gia vào hàng ngũ những công ty đã rút khỏi Trung Quốc như Google, Home Depot, Metro, Media Market, Adidas, Panasonic, Rakuten, Nestle và Danone.

Năm 2016, Trung Quốc sẽ tổ chức kỉ niệm 15 năm ngày gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây là thời điểm thích hợp để các nhà làm luật Hoa Kì nhìn lại những tổn thất đối với nền kinh tế toàn cầu qua quá trình tự do thương mại với Trung Quốc.

Chiến tranh thương mại

Ông Navarro nói rằng: ”Họ gia nhập (WTO) và phá nát nền kinh tế Mỹ và các nền kinh tế châu Âu”.

Ông Navarro cho rằng vấn đề nằm ở chỗ việc gia nhập WTO và “đãi ngộ tối huệ quốc” (most-favored-nation) là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại tự do. Tuy nhiên, Trung Quốc đã sử dụng những lợi thế này để thúc đẩy nền kinh tế trong nước và không chịu tuân theo các quy tắc khi giao dịch với các quốc gia khác.

Ông Navarro nói “Họ thừa hưởng lợi ích từ các tổ chức quốc tế, nhưng họ không tuân theo quy tắc”.

” Việc thao túng tiền tệ mang lại cho Đồng nhân dân tệ (NTD) 25 %- 40% lợi thế so với đồng Đô la”
— Peter Navarro

Trung Quốc nhanh chóng lạm dụng những đặc ân mới. Theo ông Navarro, ngay khi gia nhập WTO, hàng trợ cấp bất hợp pháp đã bắt đầu tràn ngập nước Mỹ. Thêm vào đó, quân đội Trung Quốc liên tục tấn công mạng, ăn cắp tài sản trí tuệ, sử dụng hàng nhái và vi phạm bản quyền, để phá hoại các công ty Mỹ.

Theo một báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Học viện MIT (MIT Center for International Studies), ước tính khoảng 15%-20% trên tổng sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc là hàng nhái và gần 8% trong tổng GDP thu được từ hàng nhái.

Với việc thao túng tiền tệ – sự mất giá của đồng Nhân dân tệ đã mang lại ưu thế 25%-40% so với đồng đô la Mỹ. Ông Navarro cho rằng việc này có hiệu quả trợ cấp cho Trung Quốc khi nhập khẩu sang Mỹ, nhưng lại gây áp lực về thuế nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc. Điều này làm cho việc bán hàng từ Trung Quốc vào thị trường Mỹ rất dễ dàng, trong khi đó lại tạo ra chi phí cao khi bán vào thị trường Trung Quốc – tác động dài hạn này làm cho Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường trong khi giá bán tại các công ty Mỹ cao ngất ngưởng.

Ngay cả những con số thống kê về nền kinh tế Trung Quốc hiện nay cũng đáng ngờ. Theo tạp chí Fortune, thị trường chứng khoán Trung Quốc đang lên vùn vụt, nhưng quốc gia này đang tăng trưởng chậm và thị trường nhà đất thì sụp đổ. Điều này cho thấy nền kinh tế Trung Quốc rất khó đoán, nó không tuân theo bất cứ 1 quy luật nào cả.

Ông Navarro cho biết, đã có đến 57.000 nhà máy của Mỹ bị đóng cửa, 25 triệu người dân Mỹ không thể tìm được việc làm ổn định và nước Mỹ đang đối mặt với khoản nợ 3.000 tỷ Đô la. Theo tạp chí Ohio’s Blade, tự do thương mại Trung Quốc–Hoa Kỳ kể từ năm 2001 đã làm mất đi 106.400 cơ hội việc làm chỉ riêng ở bang Ohio.

Thêm vào đó, chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục lạm dụng người lao động, tăng cường quân sự ở mức đáng báo động và các doanh nghiệp Mỹ đã và đang bị trừng phạt vì thăm dò chống lại kế hoạch này.

Ông Navarro cho rằng “đó là một thế giới ăn miếng trả miếng và đó là thực tế”, liên quan đến việc chính quyền Trung Quốc đã trừng phạt các công ty Mỹ như thế nào đối với những vấn đề chính trị.

Một thị trường tàn khốc

Tuy nhiên, chính sách lạm dụng của Trung Quốc đã tự làm hại mình và đánh mất lòng tin ở các doanh nghiệp và quan chức chính phủ Mỹ .

Một cuộc khảo sát của Ủy ban Thương mại Mỹ được công bố vào ngày 2 tháng 9 cho biết 60% các công ty Mỹ ở Trung Quốc cảm thấy không được nghênh đón như trước đây và 49% tin rằng họ bị cô lập bởi chính quyền Trung Quốc.

Một cuộc khảo sát gần đây ở Châu Âu, 61% các công ty nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc hơn một thập kỉ qua cho biết việc kinh doanh ở đây ngày càng khó khăn.

Theo báo cáo của Ủy ban An ninh Kinh tế Mỹ-Trung (U.S.-China Economic Security Council) năm 2013, chỉ có ngành nông nghiệp của Mỹ là mang lại thặng dư khi giao thương cùng Trung Quốc. Tuy nhiên, báo cáo này cũng cảnh báo rằng, thậm chí trong nông nghiệp Trung Quốc cũng sử dụng một kinh phí đáng kể để thực hiện cuộc chiến tranh thương mại mà các chuyên gia vẫn đang nghi vấn về chi phí thật sự.

Các công ty Mỹ đang yêu cầu Trung Quốc tuân theo các quy tắc và việc Best Buy rút khỏi thị trường Trung Quốc là lời cảnh báo cho những hành động sắp tới.

Tại phiên họp ngày 25 tháng 1 của Quốc hội Mỹ về việc tuân thủ của Trung Quốc với các quy tắc của WTO, Thượng nghị sĩ Sherrod Brown, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Quốc hội về Trung Quốc đã phát biểu: “Hôm nay, tôi yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ đầy đủ những cam kết đối với tổ chức Thương mại thế giới, thực hiện một cách trung thực và đầy đủ những phán quyết mà WTO ban hành”.

The poster for documentary film “Death by China.” The film’s director, Peter Navarro, says that U.S. companies are now pulling out of China amid an increasingly hostile business environment. (DeathByChina.com)

The poster for documentary film “Death by China.” The film’s director, Peter Navarro, says that U.S. companies are now pulling out of China amid an increasingly hostile business environment. (DeathByChina.com)

Poster phim tài liệu “Chết bởi Trung Quốc (Death by China)”. Đạo diễn phim, Peter Navarro, nói rằng các công ty của Mỹ hiện nay đang rút ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng thù địch.(DeathByChina.com)

Brown trích dẫn số liệu gần đây “phác họa nên một bức tranh đúng mực về những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm can thiệp nền kinh tế và giúp đỡ các doanh nghiệp quốc nội một cách không công bằng, bất chấp các cam kết với WTO”.

Ông cũng chỉ ra rằng trong năm 2012, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là hơn 300 tỷ USD, và dự đoán một con số tương tự trong năm 2013. Brown cho biết, “Những khoản thâm hụt thương mại khổng lồ là không thể chấp nhận và điều ấy dẫn đến mất việc ở nhiều nơi như Toledo, Akron, các thị trấn và thành phố trên khắp đất nước này”.

Theo ông Navarro, ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đang ngày càng sáng tỏ, các công ty và các quan chức Mỹ hiện giờ đã cảnh giác đối với vấn đề này.

William Reinsch, cựu thứ trưởng Bộ Thương Mại về quản lý xuất khẩu dưới thời Tổng thống Bill Clinton, đã từng ủng hộ mối quan hệ thương mại của Mỹ với Trung Quốc, nhưng giờ ông đã thay đổi luận điệu.

Ông Reinsch nói trong một báo cáo gần đây, theo tờ Washington Free Beacon rằng “Tôi thật sự thất vọng khi viết điều này”, “tôi luôn luôn lạc quan về những mối quan hệ, nhưng suy nghĩ ấy giờ đây đã không còn đúng, khi mà Trung Quốc cứ khăng khăng thực hiện những điều chắc chắn chống lại lợi ích của chúng ta trong khu vực và trên các diễn đàn đa phương”.

Đối với các công ty Mỹ hiện nay đang rút khỏi Trung Quốc, Navarro cho hay, “đó là một phân tích chi phí-lợi ích đơn giản: chi phí tăng cao, lợi ích đang đi xuống, và rủi ro ngày càng tăng”.

Một số sự kiện

Hoa Kỳ đã đóng cửa 57.000 nhà máy;

25 triệu người Mỹ không thể tìm được việc làm lâu dài;

Hoa Kỳ nợ Trung Quốc 3.000 tỷ USD;

60% các công ty Mỹ tại Trung Quốc cảm thấy ít được hoan nghênh hơn trước;

49% tin rằng họ bị chèn ép bởi chính quyền Trung Quốc (Theo cuộc khảo sát của Ủy ban Thương mại Mỹ)

15- 20% tất cả các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc là hàng giả (Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế MIT báo cáo);

Best Buy công bố vào ngày 4 tháng 12 năm 2014 rằng họ sẽ bán 184 cửa hàng ở Trung Quốc và rời khỏi đất nước này, tham gia vào hàng ngũ những công ty rời khỏi Trung Quốc, bao gồm cả Google, Home Depot, Metro, Media Market, Adidas, Panasonic, Rakuten, Nestle và Danone.

(Epoch Times-Đại Kỷ Nguyên, 6/1/2015)

Nguồn: gocnhinalan.com

6 Phản hồi cho “Joshua Philipp: Thất vọng trước những cải cách, các công ty Mỹ rời bỏ Trung Quốc”

  1. DocChoVui says:

    Có bài học cay đắng TQ mà học hoài không xong. Nói chung cũng bởi vì lòng tham và lợi ích cá nhân làm mờ mắt.

  2. Spicy says:

    Quan-niệm của người Tây-phương luôn bị sai-lầm đối với các nước cộng-sản Á-châu…Nhất là tàu và VN.Hai nước nầy thường thì xử dụng luật rừng và chèn ép đối phương bằng mọi cách họ có thể.
    Sự khoang nhượng của người Tây-phương không thể cảm-hóa được lũ người lưu-manh và vô giáo dục đó,bởi chúng luôn-luôn rình rập để hãm hại và ăn cắp của đối phương nào nghĩ rằng họ là người chân thật và “có-thể”xây-dựng chung được.
    Đừng bao giờ nghĩ rằng loại người cs là loại người có ý-thức trách nhiệm là lầm to,người Tây-phương nhận ra được thảm trạng nầy thì đã bị mất mát quá nhiều,dù sao đó là một bài học cho những kẻ nhẹ-dạ,tâm-trí nông-cạn và nghĩ rằng ai cũng như mình.Lầm to và lầm to đối với hai xứ cs nầy.

    • Spicy says:

      Sự “sai-lầm “của phương-tây dù sao cũng là mục tiêu lớn hơn khi họ bị thiệt hại ở bước đầu,những gì kế tiếp thì “New world order” mới biết mà thôi.Hảy chờ xem thằng tàu nó sẻ đón nhận những gì trong thời gian kế tiếp.

  3. Nguyễn Văn says:

    Ô hô, anh Mỹ và thế giới tự do sáng mắt ra nhé.
    Lọc lừa gian trá là loài cộng phỉ mà.

    Chẳng chỉ riêng về thương mại kinh tế mà cả quân sự quốc phòng…
    Phải rút về đánh chiến lược khác và học câu “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” của tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu.

    nv

  4. Dân VN says:

    Bắt tay thỏa hiệp với quỷ dữ là một sai lầm lớn lao của người Mỹ, không những hại cho họ, mà hại cho cả thế giới, nhất là trở thành mất uy tín và đạo đức khi Mỹ phản bội đồng minh VNCH!
    Nhận định của người Mỹ về bọn Tàu gian manh còn thua xa người VN, với hàng nghìn năm kinh nghiệm về kẻ thù truyền kiếp quỷ quyệt và bẩn thỉu này!

  5. Quốc Khanh says:

    Bây giờ giới chức ở Hk này mới trố mắt nhìn về cộng sản TQ.Tin vào con người cs và lãnh đạo của thể chế cs là đi đến con đường bị thương và chết mà thôi!.Hoa Kỳ đã giúp cho đất nước này phát triển,ngày nay QG này vươn lên giàu có,tiền bạc thừa thặng.Củng cố về quốc phòng với mục đích là đối đầu vời Mỹ,kế tiếp là Nhật bản.,”Mượn gậy ông đập lưng ông”.
    Hảng xưởng ở HK ùn ùn kéo qua Tàu,xây dựng cơ sở đồ sộ,máy móc tối tân,giúp cho Tàu cộng phát triển,nghe những lới ngon ngọt ,o bế phỉnh dụ cho những ai chưa biết về con người theo cộng sản.Những mưu mô xảo trá,manh nha là vốn luyến của con người theo đảng cs.Đem hảng xưởng vào nước Tàu cộng chẳng khác nào giao trứng cho ác!. Tạo cho dân Tàu có công ăn việc làm,ngành nghề truyền dạy cho người Tàu,hảng xưởng làm ra hàng loại gì là hàng nhái ở ngoài đều có. Chúng đã ăn cắp nghề nghiệp vững vàng. Thấy đến lúc chín mùi nhà nước TQ từ từ siết dần từ mọi mặt,làm cho các ông chủ hảng của Mỹ chán nãn,cỏ thể bán mắt bá rẻ cơ sở cho Tàu cộng. Đó là chiêu bài của người Tàu nói chung và con người theo cs là như thế. Và đảng csVN cũng không ngoại trừ,Nhìn xem du học sinh của TQ sang HK học thành tài nhưng khối óc của họ luôn tìm cách phá hoại nền móng của HK.Từ ăn cắp tài liệu thương mại cho đến tài liệu Q//sự của HK và công nghệ quan trọng,tài nguyên bản quyền sáng tạo chúng cũng không tôn trọng,
    Ông Peter Navarro dựng bộ phim này để cho giới giàu có nước Mỹ có lập hảng xưởng hết mơ mông về quốc gia Tàu công nầy nữa. Nên hảy nhìn film’sDEATH BY CHINA.

Leave a Reply to Quốc Khanh