WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tự do báo chí là tin xấu cho tham nhũng

Khi một tờ báo cho đăng nội dung mà được (hay bị) đánh giá ‘sai sự thật,’ thiếu cơ sở, phỉ báng, nói xấu quan chức nhà nước, gây rối v.v… thì là một việc nghiêm trọng, nên được đề cập và điều tra một cách kỹ lưỡng. Nhưng quan trọng hơn là bản chất và tinh thần của những phản ứng và cách xử lý từ phía chính quyền nhà nước trong xã hội đó. Người dân Việt Nam biết điều đó và chính vì thế, trường hợp của tờ báo Người Cao Tuổi đang thu hút sự chú ý rộng rãi.

Một sự kiện như trường hợp của tờ báo Người Cao Tuổi (sau này viết tắt là NCT) là đặc biệt quan trọng trong một lúc lịch sử như hôm nay, khi cả nước đang cố gắng đối phó với hay vấn đề lớn: tham nhũng và tự do ngôn luận. Không phóng đại một tí nào nếu khẳng định đây là hai trong những thách thức quan trọng nhất mà Việt Nam đang đối phó. Nếu đề cập hai vấn đề này một cách hiệu quả thì chúng ta có rất nhiều lý do để lạc quan về sự phát triển kinh tế xã hội và thể chế của đất nước Việt Nam. Có người nói Việt Nam là quá tham nhũng. Có người mà nói Việt Nam là quá tự do. Ai đúng và làm sao Việt Nam có thể giải quyết vấn đề này một cách xây dựng nhất?

Hãy xem bối cảnh. Hiện nay Việt Nam đang trong một lúc lịch sử mà có nhiều nỗ lực đa chiều để đề cập vấn đề tham nhũng. Do ‘cách mạng thông tin’ trong nước, có những thông tin tranh cãi đang lưu hành trên mạng. Trong khi đó có những căng thẳng về ‘luật chơi’ trên Internet và sự phát triển của tự do ngôn luận ở Việt Nam. Ai phải chịu trách nghiệm? Nói thật, ở nước nào, đối phó với những cáo buộc về tham nhũng mà liên quan đến một số nhân vật trong chính quyền không hề là chuyện đơn giản. Hơn nữa, quá trình đề cập những cáo buộc loại này cũng đầy nguy cơ.

Dù vậy, tôi cho rằng dù phức tạp bao nhiều, những sự kiện liên quan đến NCT và một số chuyện liên quan đang cho Việt Nam những cơ hội rất tốt để suy ngẫm và thậm chí bắt đầu tiến hành một quá trình cải cách trong ngành báo chí cả nước đã chờ từ rất lâu.

Để thấy nó, phải trả lời một câu hỏi. Chuyện của tơ báo NCT có nói đến một số việc ở một tờ báo? Nếu hành vi của một người biên tập được xem là đã vi phạm những nguyên tác về tự do báo chí thì chúng ta đều có thể đồng ý đó là một điều quan trọng, phải được đề cập một cách kỹ, nghiêm tức và khách quan. Mật khác, nếu hành vi của một nhà nước được xem là đã vi phạm nguyên tác về tự do báo chí thì là một điều khác hẳn và bao hàm sự có mật của một vấn đề có tính hệ thống. Hơn nữa, nếu những quyết định hay động thái của một nhà nước (đúng hay sai) được xem là phạm pháp nhưng không được sửa vì thiếu những cơ chế để thi hành một điểu tra độc lập, khách quan thì có thể ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh và sự chính đáng của nhà nước đó.

Đọc qua những ý kiến phản đối quyết định cất chức của biên tập v.v. tôi thấy đại đa số ý kiến phản đối chủ yếu thấy quá trình xử lý đã và đang vi phạm những nguyên tắc của cái mà ở Tây gọi là công lý thủ tục (procedural justice) và nhũng lo lắng mà pháp luật đang được sự dụng một cách tùy ý. Nếu tờ báo Thời báo New York chạy những bài như “Tổng Thống đã vi phạm pháp luật” hay “Chính khách X đã cướp tiền” mà được xem là thiếu cơ sở thì phản ứng nghiêm trọng nhất có thể là – sau khi đánh giá những bằng chứng một cách công khai – sẽ có một lệnh của toà để yêu cầu tờ báo hay một nhân viên cụ thể để tạm ngừng đăng những nội dung rất cụ thể.

Free-press

Việt Nam có những thể chế riêng của nó và muốn được xem là một nước độc lập, tự do. Thế nhưng, nhìn từ bên ngoài, cách đề cập trường hợp của Người Cao Tuổi sẽ được xem là một quyết định chính trị vội vàng hơn là kết quả của một quá trình công bằng. Vậy, Việt Nam nên làm gì đối với trường hợp Người Cao Tuổi?

Trong thời gian tới, chúng ta có thể chờ đội những chỉ tiết về trường hợp nay. Riêng tôi hy vọng sự kiện này sau cùng sẽ được xem là một cơ hội đúng lúc cho Việt Nam để nỗ lực hơn nữa trong việc hiện đại hóa, văn minh hóa, và phi phong kiến hóa ngành báo chí.

Động thái của một nhà nước luôn luôn phản ánh những giá trị đối với những quyền và trách nghiệm của nhà nước đối với dân và dân đối với nhà nước. Trong trường hợp này, một phản ứng “bàn tay sắt” rất dễ thành một một bước lùi. Vì thế, tôi hy vọng phía chính quyền Việt Nam sẽ rất kỹ, coi nó là một cơ hội lịch sử. Những chuyện liên quan đến NCT hay Chân Dung Quyền lực thì rõ rằng là nghiêm trọng. Mặt khác, nếu những tờ báo lớn trong nước và những trang web tin cậy không dám cho đăng bài nào về tham nhũng thì chúng ta mới có lý do để lo.

Trong một bài nghiên cứu được tham khảo rộng rãi, Aymo Brunettia và Beatrice Wederb đã thấy một quan hệ rất mạnh giữa tự do báo chí và tham nhũng. (Càng tự do bao chí bao nhiêu càng tham nhũng giảm bấy nhiêu). Nghiên cứu của họ và những người khác cho thế, một nền báo chí tự do là tin xấu cho tham nhũng. Như vậy, có những bước tới một quá trình cải cách báo chí sẽ thực sự là tin vui cho Việt Nam.

© Jonathan London

2 Phản hồi cho “Tự do báo chí là tin xấu cho tham nhũng”

  1. Trần Tưởng says:

    Xin lỗi anh Tây Gion-na-Tân , chắc anh chưa rành cái văn hóa của xứ Xã Nghĩa chúng tôi ,nên
    viết về đề tài hơi tréo cẳng ngỗng . Thay vì :“Tự do báo chí là tin xấu cho tham nhũng”, anh nên viết
    như thế này :” Tự do tham nhũng là tin xấu cho … báo chí ” .
    Thanh kiều ve-zi mất .

  2. Nguyễn Văn says:

    Tư do ngôn luận – tự do bày tỏ ý kiến, tự do chính trị, tự do buôn bán, tự do đi lại… hay tự do hội họp là những quyền tự do cá nhân hay tập thể; nếu có, mọi tự do trên sẽ không được bảo đảm nếu thiếu hay không có tự do báo chí. Thiếu tự do báo chí, mọi tự do khác có thể bị hạn chế hay bị cấm đoán, mọi tiêu cực của xã hội dưới sự cai trị và điều hành của nhà nước sẽ là tuyệt đối, hay nói khác hơn là toàn trị như chế độ Việt Nam ngày nay.

    Tự do báo chí, tự nó là tiếng nói phản ánh tích cực mọi mặt của xã hội; nó là cái tự do cần phải có để bảo đảm mọi tự do khác không bị xâm phạm hay bị tước đoạt. Tự do báo chí là cần thiết; trước, là để phơi bày; và sau, là để góp ý xây dựng mọi mặt trái tiêu cực của nhà cầm quyền mà tham nhũng chỉ là một mặt tiêu cực của xã hội khi mà quan chức lợi dụng quyền hành để tham nhũng.

    Tóm lại, tự do báo chí là chìa khóa thiết yếu cho sự thăng tiến của xã hội; nếu thiếu, xã hội sẽ đi lùi.

    nv

Phản hồi