WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hoàng Cơ Định: Last Days in Vietnam

ldiv_film_landing-date

Đây là một cuốn phim tôi đã xem 2 lần, khen hay và dự trù sẽ có một bài nhận định ngắn nói rõ hay  ở những điểm nào. Nhưng trước khi tôi thực hiện ý định thì nhận được bài bình luận của một cây viết gạo cội, đó là nhà văn Giao Chỉ. Ông chê cuốn phim một cách tàn mạt, gọi đó là “Một phim chết tiệt” và còn chuyển dịch tựa đề “Last Days in ViêtNam” thành “Sự Phản Bội Cuối Cùng”.

Thông thường, một cuốn phim được người này khen, người khác chê cũng chẳng có gì lạ, nhưng khi người có cái nhìn hoàn toàn đối nghịch với mình lại là nhà văn Giao Chỉ, là một cựu sĩ quan cấp Tá của quân lực VNCH và cũng là một trong số những nhân vật lãnh đạo cộng đồng người Việt tỵ nạn CS từ nhiều năm qua, quan điểm của ông xem ra không chỉ là ý kiến cá nhân mà phản ảnh lối nhìn của một số người khác trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Tôi thấy bài viết dự trù không nên chỉ giới hạn vào cuốn phim mà cần có phần đối thoại với quan điểm mà Giao Chỉ đại diện, mong vấn đề được nhận định rộng rãi và khách quan hơn.

Mở đầu bài viết của ông, Giao Chỉ cho rằng:

“Thông điệp chính của cuốn phim là gì? Trình bầy sự hoảng loạn của quân dân VNCH và sự bình tĩnh tận tâm của Mỹ cứu vớt người Việt Nam vào ngày cuối cùng. Hoa Kỳ muốn nói rằng họ đã nỗ lực, nhưng rất ân hận là vào giờ chót phải bỏ rơi vào khoảng… 400 người.”

Cá nhân tôi và chắc còn nhiều bạn đã coi phim không đồng ý với cảm nghĩ này. Vào thời điểm cuối tháng 4/75, sự hoảng loạn của quân dân VNCH là điều dĩ nhiên, nếu cuốn phim không có những hình ảnh này thì là điều vô lý. Nhưng bảo là người làm phim muốn phô diễn sự bình tĩnh của Hoa Kỳ bên cạnh tình trạng hoảng loạn này thì không đúng. Rõ ràng phim cũng nêu ra tình trạng luống cuống của phía Hoa Kỳ. Chính cái nhìn sai lạc khởi đầu này đã làm cho Giao Chỉ, và những ai cùng chung tâm trạng với ông, không còn khách quan trong các nhận định kế tiếp.

Những ai đã trải qua những ngày cuối tháng 4/1975 tại Miền Nam VN, không riêng gì Giao Chỉ, đều không khỏi sót sa trước cảnh mất nước và tuyệt vọng của của đồng bào , và của chính mình. Trong cương vị một sĩ quan cao cấp, một nhà trí thức trong xã hội Miền Nam VN thời đó, nỗi đau đớn của GC tất nhiêu sâu đậm hơn những đồng bào không ở vị trí quan trọng như ông trong guồng máy quân đội và chính quyền của VNCH. Vào lúc đó, người VN có chút hiểu biết đều không tránh khỏi căm hận đối với Hoa Kỳ. Làm sao không căm hận khi những người bạn đồng minh từng cùng sống chết với mình trong cuộc chiến chống cộng trước đó không lâu, nay thản nhiên chấm dứt mọi hỗ trợ sinh tử cho cuộc tranh đấu tự vệ của VNCH.

Ở một đoạn khác, Giao Chỉ cũng vẫn  có cái nhìn thiên lệch và nhiều cảm tính, đã viết:

“Phim đã chẳng ra làm sao, tài tử bình luận chính lại là Kissinger đóng vai nhà chính khách nhân đạo, thương yêu Việt Nam hết sức. Ông muốn cứu thêm mà ngoài khả năng.”

Cá nhân tôi, và chắc hẳn nhiều khán giả khác, đã không để ý tới đoạn xuất hiện của Kissinger. Vai trò của Kissinger rất mờ nhạt trong cuốn phim này, người coi quan tâm và nhớ tới nhiều nhân vật khác hơn là Kissinger. Nhưng Giao Chỉ, và nhiều bạn lớn tuổi của tôi, thì không “thương” được Kissinger, và dầu xuất hiện ít cũng là … quá nhiều.

Khi phim Last Days in Viêtnam được phổ biến tại quốc nội, qua thông tin tôi nhận được, thì nhiều đồng bào lớn tuổi sống tại Miền Nam đã có ít nhiều hiểu biết trước 30/4/1975 đều coi phim với tình cảm ray rứt… Coi mà rơi nước mắt, có người không dám coi hết cuốn phim… Đối với đồng bào sống tại Miền Bắc và những ai sinh ra sau 1975, tôi chưa biết được cảm nghĩ của họ ra sao. Còn với đồng bào hải ngoại, trong số lớn tuổi, nhiều người cũng có cái nhìn và phản ứng rất giống nhà văn Giao Chỉ. Điều này có thể thông cảm nhưng không thể chấp nhận. Tôi thấy việc chê bai phim Last Days in VietNam theo cách của Giao Chỉ là một việc làm không công bằng và không đúng.

Bà Rory Kennedy  đã thực hiện cuốn phim trong mục đích của Bà. Đây là cuốn phim diễn lại những ngày cuối của những người Mỹ và trên 100 ngàn người dân Việt Miền Nam khi họ tìm cách thoát khỏi VN trước làn sóng xâm lăng của CS Bắc Việt.

Các hình ảnh về sự xụp đổ của VNCH là những dữ kiện lịch sử đau lòng đã được trình bầy trên báo chí suốt trong mấy chục năm qua, người làm phim không có ý xấu ngụy tạo hay bôi đen phía người Việt chống cộng. Các dữ kiện trình bầy trong phim thể hiện nguyên tắc quân bình của truyền thông Hoa Kỳ: Người Mỹ đã vượt nhiều khó khăn, giúp di tản được một số đông người Việt đi tỵ nạn nhưng đã bỏ rơi hơn 420 người ở lại Toà Đại sứ. Họ đã giữ được lời hứa với một số người những đã phải nói dối một số người khác. Phim có bênh vực phía người Mỹ nhưng không bênh một cách lộ liễu. Nay nếu chỉ nhìn vào con số 420 người bị bỏ rơi, rồi còn quảng diễn thêm thì chỉ là thể hiện thái độ giận hờn thuần tình cảm.  Chỉ nên trách nhà làm phim nếu có những hình ảnh nguỵ tạo hay sai lạc, không nên trách sao không có cảnh này hay chi tiết kia vì đó chỉ là ý kiến chủ quan của người coi, không có cùng mục đích và sự hiểu biết như người thực hiện phim.

Cuốn phim Last Days in Vietnam có trọng điểm là nói lên nỗ lực của Hoa Kỳ để di tản tối đa số người VN đang tìm mọi cách để thoát khỏi vòng vây ngày càng thắt chặt của quân đội CS Bắc Việt. Sự việc trong số cả ngàn người Việt đã tràn vào Toà Đại Sứ Mỹ có 420 người bị bỏ rơi lại là một sự thật nghẹt thở nhưng chắc chắn chẳng thể tránh được. Trong khi đó, sự kiện có hàng trăm chuyến trực thăng di chuyển người trong những điều kiện ngặt nghèo mà không một tai nạn nào xẩy ra cũng là một thành quả kỹ thuật đáng khâm phục. Rồi đoàn tầu di tản gần một trăm chiếc với khối người đông như kiến đã vượt biển đến được Phi Luật Tân rồi được chuyển nhanh chóng tới các trung tâm tạm cư cũng phải nhờ sự nỗ lực của nhiều người có khả năng và thiện chí.

Trong khung cảnh cả VNCH và Hoa Kỳ đều thất trận vào tháng 4/1975, đắng cay và oán hận lẫn nhau là phản ứng tự nhiên, nhưng tiếp tục trách cứ nhiều thập niên sau đó, nhất là với thành phần đã được định cư  tại Hoa Kỳ, thì không công bằng và vô ích. Nay, khi có người làm phim tìm cách soi rọi vài điểm son trong hoàn cảnh cuộc thất bại chung đó thì là việc làm tốt, chẳng nên lên án.

Trở lại với mục tiêu chính của bài viết này là nhận định về cuốn phim và nhân đó nhìn qua bối cảnh lịch sử của VN, Hoa Kỳ và Thế giới vào năm 1975. Cuốn phim là một biệt lệ trong số những tài liệu lên án Mỹ trong những thập niên qua. Về phía người Việt, nếu chỉ nhìn đơn thuần là “phản bội đồng minh” thì là đã phủ nhận nhu cầu chính trị mà Hoa Kỳ cần có vào thời điểm bấy giờ. Không thể nào đòi hỏi hay chờ đợi chính quyền Mỹ phải đặt quyền lợi của đồng minh VNCH lên trước quyền lợi hay nhu cầu của chính Hoa Kỳ.

Vào đầu thập niên 70, đối diện với áp lực quân sự của Liên Xô, phong trào phản chiến do khối Cộng chủ động và tình hình ở Trung Đông, tách rời thế đồng minh của Liên Xô và Trung Cộng là nhu cầu chiến lược của Mỹ lúc bấy giờ, việc tìm cách “bắt tay” với Trung cộng rõ ràng là lợi ích to lớn về phía Mỹ, chưa kể là chuyện tách rời thế liên kết Nga Xô – Trung cộng cũng đồng thời làm giảm đi sự hậu thuẫn của TC đối với VC. Cho nên Hiệp định Paris nhằm chấm dứt chiến tranh và triệt thoái quân đội Mỹ khỏi VN là một thành công ngoại giao to lớn của Mỹ, cho phép Mỹ thoát khỏi thế bế tắc tại VN. Bảo rằng Hiệp định Paris là văn kiện thất trận của Mỹ (chính quyền Nixon) và VNCH  e rằng không chính xác. VNCH và Mỹ chỉ thật sự thất bại vì tình hình chính trị nội bộ của Mỹ với biến cố Watergate, vị trí toàn cầu của nước Mỹ không còn như cũ khi TT Nixon thoái vị, thay thế bởi nước Mỹ với TT Ford. Khi Nixon bị truất phế thì hậu thuẫn to lớn của VNCH không còn nữa và hiển nhiên là cuộc tổng tấn công của CS BV là hậu quả tất nhiên của Watergate.

Dư luận về phía cựu chính giới VNCH đặc biệt lên án ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, thậm chí còn cho rằng phim Last Days in VN là một cố gắng bào chữa cho Kissinger xem ra không thuyết phục. Có thể nói trong hoàn cảnh thế giới vào đầu 1970, bất cứ người phụ trách ngoại giao nào của Hoa Kỳ cũng có chọn lựa không khác Kissinger là bao.

Xin gửi bạn đọc một Youtube về tình hình Việt Nam vào năm 1973 và nguyên nhân dẫn tới thất bại năm 1975.

https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=7hqYGHZCJwk

Sau cùng, nhìn vào nhu cầu chính trị của năm 2015, thì một cuốn phim nói lên khía cạnh tốt của người Mỹ trong tương quan Mỹ Việt sẽ có lợi cho “phía chúng ta” hơn. Cảm tình của quần chúng Việt Nam đối với Mỹ là yếu tố khiến Việt Nam, dầu còn là dước chế độ Việt Cộng, bớt bị cuốn hút vào vòng chi phối bởi Trung Cộng. Một chế độ Cộng Sản VN gần với Mỹ sẽ dễ được chuyển hóa hơn là nếu chế độ đó bám chặt lấy quan thầy Trung Cộng. Những thái độ “hận Mỹ” và chống đối “hợp tác giữa Mỹ và CSVN” chỉ là để giải toả những ẩn ức trong quá khứ và có tác dụng tiêu cực trong hiện tại.

Tóm lại phim “LastDays in Vietnam” là một phim tài liệu tương đối khách quan và đầy đủ mô tả tình trạng bi đát của những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn thất thủ bởi cuộc tấn công của quân CS Bắc Việt. Phim không mô tả tình trạng của chế độ VNCH vào những ngày này mà nhắm tường thuật vụ đào thoát của hàng trăm ngàn người Việt tìm cách bỏ nước ra đi trước khi Việt cộng tràn tới.

Giới trẻ VN ở trong và ngoài nước nên coi phim này để biết giá trị của Tự Do và trang sử đau thương của VN vào tháng 4 năm 1975.

© Hoàng Cơ Định

hoangcodinh@comcast.net

84 Phản hồi cho “Hoàng Cơ Định: Last Days in Vietnam”

  1. Chúc mừng! Tôi đã được sau trang web cho một thời gian dài
    nay và cuối cùng đã nhận được sự dũng cảm can đảm để đi
    trước và cung cấp cho bạn một hét to từ Atascocita,
    Texas Texas! Chỉ muốn nói với bạn đề cập
    kịp tuyệt vời công việc !

  2. TrungSĩ DâMTiêN says:

    Last days in Viet Nam nên sửa lại là ” Last days in SOUTH VN.
    Có…hoảng loan là tại miền đất phì nhiêu nhà nhà khang trang, tại
    Miền Nam, chứ, trái lại, hãy vui long chiếu lên quang cảnh ….

    Toàn toàn dân Miền Bắc,. Hà lội, Ninh Bình…quần nâu áo sồng,
    hò hét nhảy cẫng lên vỗ tay ào ào… nhạc sĩ Văn Cao vươn cổ cò
    lên hét…Rại phóng Miền Lam… Và b à con chúng nó…sẵn sàng …
    quai, bị, thúng…ba lô…vô Miền Nam hốt ! mà vét ! vữa vét vừa chửi
    láo… vu vạ…đấu tố…mồm thì nhồm
    nhoàm nhai húp bơ sữa Mỹ Ngụy! mắt láo liên tranh giành…

    Vả lại, The last days…chỉ thu gọn lại khu vực Saigon mà thôi. Thiện
    chí nhà làm phim thì đáng quý, nhưng tầm nhìn thì…còn hạn hẹp !

    Ngày 30.4..1975 làm cho triệu ” quân cướp” dzui! nhưng triệu dân
    lành …buồn thế kỷ ! Tiên sư cha lũ cộng phỉ Rợ Hố…Phú Lông!

  3. vietgian says:

    tân thời says:
    15/02/2015 at 07:27
    Mỹ nó bắt tay với CSVN rồi, đau quá ,Hu…Hu. Thôi mà đừng cay cú nữa mấy bác VNCH ơi. Ai sinh ra cũng phải có thời có vận. Thời thì thối mà vận thì xui…luyến tiếc mãi cái thời ăn của Mỹ nhưng bị nó khinh cho như cỏ rác…làm cái gì? Ôi thôi thôi…!

    OHô! Hu Hu!

    • Cù Nhầy says:

      Tiên sư thằng Mỹ… mi đánh gục thằng bố Liên sô và Đông Âu
      vĩ đại của tau, rùi mày lại lân la sang tìm cách hạ thằng Tàu
      là miẹ tau…

      Mày lân la tới nhà tau mày ngó sang nhà mẹ Tàu tau, ý đồ xấu…

      Bố thằng Mỹ…mày mún diệt mẹ Tàu tao trước, hay sắp bóp
      cồ tau hẻ ? hay mày gây chia rẽ cho chúng tao tự giết hau hả…

      Bố tiên sư thằng F ú, sao mày binh thằng Mỹ,nó sắp cắt tiết cha
      mình nè…

  4. Trần Tưởng says:

    “Dư luận về phía cựu chính giới VNCH đặc biệt lên án ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, thậm chí còn cho rằng phim Last Days in VN là một cố gắng bào chữa cho Kissinger xem ra không thuyết phục. Có thể nói trong hoàn cảnh thế giới vào đầu 1970, bất cứ người phụ trách ngoại giao nào của Hoa Kỳ cũng có chọn lựa không khác Kissinger là bao.”-Trích HCĐ

    Thưa ông HCĐ, cuốn phim đã “đồng hóa” Kissingger ,tổng thống HK Ford ,quốc hội Mỹ thời
    bấy giờ với những nỗ lực nhân đạo của đại úy Herrington ,đại sứ Martin ,phó tổng lãnh sự ….
    Với hiệp định Paris ,Kissinger đã bán đứng miền nam cho cộng sản . Cắt đứt quân viện cho
    miền nam,nghĩa là miền nam chỉ còn chờ ngày chết . Trong những ngày hấp hối ấy ,miền nam chợt
    lóe lên những hơi thở sau cùng ,cũng bị tay này nguyền rủa : “Tại sao chúng không chết tiệt cho rồi,
    ngắc ngoải mãi ,bám víu chỉ khổ đau thêm “. Một tay bóp cổ ,miệng nguyền rủa ,trong phim này ,hắn
    lại chìa bàn tay khác ra cứu vớt . Kissinger đúng là một tay hoạt đầu chính trị suất sắc !!!

    Giống như tấm hình tướng Loan bắn tên đặc công VC Bẩy Lốp ,người ta không thấy
    được anh VC Bẩy Lốp đã làm gì sau bức ảnh . Cuốn phim “Last Days …” không cho người ta thấy
    Kissinger đã làm gì ,để bán đứng miền Nam cho Việt cộng . Bảo rằng cuốn phim bào chữa cho
    Kissinger cũng không có gì là ngoa lắm .

  5. Trần Tưởng says:

    Ông HCĐịnh viết bài nầy chỉ “nhận định về một cuốn phim ” ,hay đã đi xa hơn là phản bác
    bài viết của ông G. Chỉ ! . Tôi nhận thấy gần hơn nửa bài viết nhắm vào ý kiến của bài “Last day in Vietnam” – Sự phản bội cuối cùng” để … đưa lên bàn mổ .

    Ông HCĐ đã xem phim cả hai lần ,nhưng có lẽ đọc bài của ông GC không đến nửa lần ,có
    nghĩa là chỉ đọc sơ sài ,rồi “a thần phù ” nhảy vào chỉ trích , nên xảy ra nhiều lỗi lầm đáng trách .

    1/ ” Ông chê cuốn phim một cách tàn mạt, gọi đó là “Một phim chết tiệt” và còn chuyển dịch tựa đề “Last Days in ViêtNam” thành “Sự Phản Bội Cuối Cùng”.” -trích bài HCĐ.
    Ông Giao Chỉ viết như thế này : “Nhưng đối với tôi, thêm một lần nữa, đây là một sự phản bội. Nên gọi là Sự phản bội cuối cùng.” Không hiểu ông HCĐ đọc ra làm sao ,mà bỏ mất chữ “NÊN”
    trong câu văn của ông G. Chỉ .

    2/.Mở đầu bài viết của ông, Giao Chỉ cho rằng:
    “Thông điệp chính của cuốn phim là gì? Trình bầy sự hoảng loạn của quân dân VNCH và sự bình tĩnh tận tâm của Mỹ cứu vớt người Việt Nam vào ngày cuối cùng. Hoa Kỳ muốn nói rằng họ đã nỗ lực, nhưng rất ân hận là vào giờ chót phải bỏ rơi vào khoảng… 400 người.”
    Cá nhân tôi và chắc còn nhiều bạn đã coi phim không đồng ý với cảm nghĩ này. Vào thời điểm cuối tháng 4/75, sự hoảng loạn của quân dân VNCH là điều dĩ nhiên, nếu cuốn phim không có những hình ảnh này thì là điều vô lý. Nhưng bảo là người làm phim muốn phô diễn sự bình tĩnh của Hoa Kỳ bên cạnh tình trạng hoảng loạn này thì không đúng. Rõ ràng phim cũng nêu ra tình trạng luống cuống của phía Hoa Kỳ. Chính cái nhìn sai lạc khởi đầu này đã làm cho Giao Chỉ, và những ai cùng chung tâm trạng với ông, không còn khách quan trong các nhận định kế tiếp.”-Trích HCĐ.
    Bàn loạn : Chính phủ Hoa Kỳ có ít nhất là 4 kế hoạch (hay “phương án” theo kiểu nói của
    VC) để bình tĩnh di tản những ai mà phía H. Kỳ muốn di tản ,ra khỏi VN . Các kế hoạch này trở nên
    rối loạn vì có những người Mỹ còn có lòng nhân đạo ,bất chấp kỷ luật ,cố gắng cứu vớt thêm người
    nào ,tốt cho người đó . Sự bình tĩnh của chính quyền Hoa Kỳ đôi khi đến điểm lạnh lùng là đã bình
    chân như vại ,không có bất cứ một hình thức cứu giúp nhân đạo nào, khi nhìn thấy hàng mấy chục
    ngàn người dân vô tội ,rồng rắn di tản qua các hẻm núi , mà sau họ là 15 sư đoàn VC vũ trang tận
    răng ,đuổi theo sát nút .
    Tôi có cảm giác là người làm phim đã đồng hóa cái tính nhân đạo ,cái “tình người ” của
    chính quyền Hoa Kỳ (đại diện là Kissinger) với cái “tình người ” của những thuộc cấp ,thừa hành (
    đại diện là đại úy Herrington). Vào thời điểm “Những ngày cuối cùng của VN ” đó, cái “tình người”
    của chính quyền Hoa kỳ đối với VN ,chỉ là con số không to tướng . Cái “tình người” đó chỉ mở ra
    sau ngày 30-4-75. Tiếc thay ,nó đến quá trễ.

    3/.”Ở một đoạn khác, Giao Chỉ cũng vẫn có cái nhìn thiên lệch và nhiều cảm tính, đã viết:
    “Phim đã chẳng ra làm sao, tài tử bình luận chính lại là Kissinger đóng vai nhà chính khách nhân đạo, thương yêu Việt Nam hết sức. Ông muốn cứu thêm mà ngoài khả năng.”
    Cá nhân tôi, và chắc hẳn nhiều khán giả khác, đã không để ý tới đoạn xuất hiện của Kissinger. Vai trò của Kissinger rất mờ nhạt trong cuốn phim này, người coi quan tâm và nhớ tới nhiều nhân vật khác hơn là Kissinger.

    Thưa ông HCĐ, trong phim ,đoạn xuất hiện của Kissinger chỉ có một ít ,chỉ có vài phút .
    Nhưng để lộ nhiều chua chát ,một tay đểu cáng , giết người ,nay lại giở trò thương vay ,khóc mướn,
    y như thật . Kissinger không phải là tài tử chánh ,nhưng là tài tử “phản diện “suất sắc nhất . Cái gì
    là :” Hiệp định Ba-Lê sẽ mở ra một kỷ nguyên sống chung hòa bình “, cái gì là :” VN sẽ tiến tới giai
    đoạn giống như Nam Hàn và Bắc Hàn”. Tôi không tin là tiến sĩ Kissinger thơ ngây hơn ông Thiệu
    nhà ta , ” Đừng nghe những gì cộng sản nói,… ” .
    Có lẽ coi xong phim này chúng ta nên nói : ” Đừng nghe những gì Kissinger nói, mà hãy
    nhìn kỹ những gì mà kissinger làm “

  6. nguyễnthiếuđũ says:

    Choong Coong 40 năm,từ khi VC bị Mỹ cấm vận ,đói khổ nghèo nàn lạc hậu cơmkhông đũ ăn áo không đũ mục cũng chĩ là chống công ,bị bắt bi giêt…chẳng được gì chĩ còn cái danh…VC vẫn trơ trơ ra đó .Sau này thời thế đỏi thay .Mỹ bỏ cấm vận .nới lỏng đẻ bang giao vói VC ,dân tình hay đãng viên và ít người giàu có tỷ phú ,cuộc sông lên hương nhưng vẫn còn “chuyên chính vô sản”:dân nghèo càng nghèo (60%),tạo ra lớp tư bản đỏ ,nhóm lợi ích và chống công vẫn thụt một bước :không còn ai là Trần văn Bá,chẳng có ai là Hoàng có Minh. Một Lý Tống làm nỏi :vốn là phi công về vn cũng chĩ rai ít truyên đơn xong bị bắt lấy tiếng với đời ,mang danh anh hùng cho tới một ngày bị quên lãng.Người chống cộng chĩ còn cái miệng …Ngày nay một số trong nước chống đối không phải chóng đối cs mà cha ông chúng góp phần tạo nên,huyền thoại được gán cho là yêu nước ,đánh Pháp đánh Nhật đánh Mỹ…và chúng được thơm lây mà vì chúng thấy cái đãng của chúng tha hóa tham nhũng cữa quyền,phi nhân và quị lụy thằng tc quá đáng,đẻ mất biễn mất đão mất cao nguyên mất tát cả và có nguy cơ thành nước chư hầu hay tây tạng ,hồi ,nội mông,hán…nên chúng chống .Chông nhà nước cs thối tha mà không chống cộng sản (như DTH bọc trực) hay gần đây Điếu Cày không công nhận cờ của vnch hay ld đức cho là cờ tay sai ,cờ bán nước ! Trong lòng HỌ vẩn cờ đỏ ,trong mắt họ vẩn có WC Ba đình vĩ đại ! Vậy chống cộng 40 năm có lẻ chĩ là “anh ước mơ một ngày về không cs trên quê hương”"anh chống cộng bằng đôi tay trần ,bằng khối óc bằng con tim !’ Và thế là đũ ,thế là hết.!
    Người Việt đâu có cúi đầu mà đi. Vẩn chống .Vản dương cao cờ vàng ,vẩn la hét Đã đão hoan hô trong các cuộc biểu tình chống ĐỎ đó chứ !Nhưng đạt được cái gì đạt được tới đâu hay chĩ hạn chế trong việc CHỐNG một cách bài bản từ đó tới bây giờ ! Một vài thành tich ở hãi ngoại chĩ là ôm cờ vàng và vinh danh quá khứ . Còn chống các người Mỹ góc Việt vào các cơ quan công quyền Mỹ chĩ vì họ chọn SG mà không thêm chữ Lito phía trước mà một L/s nói nếu không có Li tô VC sẻ rờ ót. Hôm nay khánh thành tên đương SG ,thị trưỡng người Việt lại được vinh danh nên có người hỏi SG nào là cs sg nào là chống cộng ? Thì ra chĩ là tìm cách hạ bệ người này đẻ đua người khác hay công kênh chính mình vào cơ quan công quyền Mỹ.Như trong một giot cua con cua nào bò lên cũng bị các con khác kéo xuống ..
    Mỹ hợp tác vói VC. Một số người về vn làm ăn buôn bàn ,dạy học. Rất nhiều người gở tiền về (12 tỷ),cho nên người Mỹ thấy đề nghị ,kiến nghị của Asia y/c Mỹ hạn chế không làm kinh tế (mở hãng xưỡng hay viện trợ cho VC) thì họ cươi xòa. VNTNCS giúp cho VN 12 tỉ mổi năm ,hơn cả viện trợ hay giúp đở của Mỹ,vậy mà không thấy “kỳ cục” sao ?Nghe nói Asia còn thảo kiến nghị “đòi ” Mỹ giúp VN TPB/vnch . Thì ra cái gì cũng níu kéo Mỹ,nhưng vẫn quai môm chửi Mỹ.(Mỹ dang điều tra vè việc quyên cho TPB và tiền gởi về vn. Obama hỏi “đã đóng thuế 12 tỷ chưa ?).
    Mỹ và VC hợp tác thì đã rỏ như ban ngày còn hỏi hợp tác gì? Và hỏi ngừoi TNCS có vì chông cộng ,không theo Mỹ .thì có ngăn chặn được Mỹ đang ra sức obế vn đẻ vn ngã hăn về Mỹ ,chống TC như Phi Nhật không (Vì quyền lợi trên Biển Đông?). Người Mỹ chống cộng KHÔNG ũng hộ hợp tác này cũng chả sao,vì đó là Mỹ,nước Mỹ:quền lợi và thế chính trị của Mỹ. (Cũng như ngừời TNCuba phản đối Mỹ bãi bỏ cấm vận Cuba Cà dù P.Castro không tin Mỹ ,nhưng Mỹ và Cuba vẩn đàm phán) Cho nên hận Mỹ vì bỏ rơi vnch
    và hậu quã có là gì thì cũng đành chịu !
    VY thì không biết sao. Nhưng gán ghép.chưi bói như vậy là tiếp tay cho VC. Ở xứ daan chủ ,không thich Mỹ hay không ưa VT thì cũng vậy thôi . Im lặng mà làm . Không hợp tác vói VT hì cũng không nên khich bác họ.Không cùng một lập trường ,nhưng chống cộng thì dứt khoát chống cộng. Chống cộng co nhiều dường .,nhưng tất cả nẽo đường đêu vê la mã là được !
    Cố nhiên chống cộng như đãng VT thì có nhiều người không ưa .không thích .Nhưng từ “chúng ta” không có nghĩa là VT + Hương Nguyên và chĩ một nhóm người như HN.Chúng ta là đa số đãng viên đãng VT và nhũng người không co đãng hay thậm chí là những người cs phản tĩnh…(chúng ta không tính HN,được chưa?)
    (ntd)

    • DâM TiêN says:

      Perestroika và Glasnot, là điềm báo tử cho Liên Sô.

      Mỡ cửa tí, và đổi mới tí, cũng là điềm báo tử cho
      Cộng khỉ an nam.Kinh tế thị trường cái đuôi con nòng
      nọc cũng là điềm Ebola cho Cộng khỉ an nam.

      Làm cu li cho Mỹ xậy hạ tầng cơ sở kinh tế xong, là
      dao thớt sẵn sàng…chưa? ( Ai nuôi CS mần chi, hỉ ?)

      Tư Bản đã ..vào, thì Cộng khỉ An Nam ắt phải ra thôi!

      Phạm Quang Ngị và Trọng Lú sang Mỹ, là để nhận chỉ
      chị, hãy ngồi yên, cấm nhúc nhích ! cho ta mần việc!

    • Huong Nguyen says:

      Làm người thì phải có 1 ý muốn hướng thượng, 1 lý tưởng. Một tổ chúc thì phải cần có 1 mục tiêu. Một đảng phái thì cần phải có 1 cương lỉnh… Đó là những kim chỉ nam, là thước đo của tất cả các giá trị của các hành động, hoạt động.

      Nhưng không phải lúc nào lý tưởng cũng được hiện thực…
      Ví phỏng cuộc đời bằng phẳng cả
      Anh hùng hào kiệt có hơn ai?

      Trong những điều kiện thuận lợi thì thành công càng cao. Trong những điều kiện khắc nghiệt thì nguy cơ thất bại càng nhiều nhưng ở đó lại nỗi bật 1 giá trị khác của con người: đó là nhân cách.

      Hôm nay, những người Việt tị nạn CSVN đang ở vào 1 giai đoạn cực kỳ khó khăn: Nước mất, nhà tan, ý chí phấn đấu theo năm tháng đã có phần hao mòn, nơi nương tựa thì chủ nhân ông đã bắt tay với kẻ thù . Nhưng cũng chính ở thời điểm này nhân cách chân chính của người tị nạn CSVN ngược lại càng sáng tỏ hơn bao giờ hết. Tùy bạn lựa chọn nhưng chỉ có cộng sản mới lấy “cứu cánh biện minh cho phương tiện” để làm phương châm hành động của họ. Giá trị của 1 nhân cách cao thượng, như 1 viên kim cương, dù có lấm bùn cũng không hề bị ảnh hưởng, bôi nhọ bởi những hơn thua, thành bại của 1 kiếp người.

    • Trực Ngôn says:

      nguyễnthiếuđũ chỉ thấy nước chảy mà không thấy nước mòn?

      Không không, đừng vội vàng nóng ruột như thế, mặt đá vẫn trơ trơ nhô trên mặt nưóc đấy, nhưng chân tảng đá kia đang bị nước chảy xói mòn để có một ngày sẽ xụp đổ như Liên-Xô “hùng vĩ” tưởng rằng với hơn 70 năm CNCS đã ăn sâu cắm chặt như thành đồng vách đá, bách chiến bách thắng!

      Cái chế độ CSVN hiện nay giống như cây cổ thụ đã bị đám sâu bọ (tham nhũng) đục ruỗng bên trong, chỉ cần có một lực gió thổi mạnh là sẽ…a lê hấp…….. đổ!

      Những cuộc đấu tranh từ trong nước lẫn hải ngoại đang góp gió thành bão để có lực hất đổ cái chế độ thối nát CSVN.

      Nếu nguyễnthiếuđũ có tâm trí thì hãy góp tay chung sức, còn không thì hãy đứng “wait and see”!

      • ky cuc says:

        Hoang co Dinh va con thu tren 10 trieu dollars tien dong bao dong gop cho khang chien.su dung tien nay de lam giau .Thang nay la thang luu manh .CHUYEN nghe luong gat va an tuc noi phet..Khong hieu sao Dan chim viet info van cong tac voi thang luu manh nay,,co an chia phan chang???

      • tèo says:

        Quã thật tôi chưa tháy nước mòn? Người ta nói cuc đá to chảng ,nó trồi lên cả mặt nước,và hàng triêu năm ,nó thành cuc sỏi, hàng triệu năm nữa nó thành cát..
        Nước chãy đá mòn…
        Nhưng nghe cụ trạng Trinh thì đầu năm NGỰA (2014/nhiều biến cố /có liên quan dên vn/hiên tượng “DI TẢN) và CSVN sẻ SỤP ĐỔ CUỐI NĂM NÀY (Năm DÊ/DƯƠNG/2015)./sẻ thấy thsi bình (2016-17) .
        Mã Đề Dương Cước Anh Hùng tận,
        Thân(2016 ) Dậu (2017) KIẾN Thái Binh
        Ai tự xưng là Anh Hùng thì mọi người ,nhất là người TNCS biết rồi !
        (tèo)

      • Nói Toẹt Móng Heo says:

        Đúng là một ý kiến “kỳ cục” thiệt đó nghen! dựa gió bẻ măng, lăng mạ Hoàng Cơ Định, trả thù cá nhân?

        Tại vì ông có suy nghĩ kỳ cục, tưởng rằng ai cũng lưu manh, ăn tục nói phét như đám CSVN nên mới phọt ra câu; “Khong hieu sao Dan chim viet info van cong tac voi thang luu manh nay,,co an chia phan chang??? “.

        Tôi thì nhận thấy ĐCV, vì tôn trọng tự do ngôn luận và cổ vũ cho tự do phát biểu ý kiến, nên đã cho đăng cái ý kiến “kỳ cục” của ông đấy!

      • Trực Ngôn says:

        Sorry, gõ lộn “nước mòn”.
        “nước cạn đá mòn”, thực tế thì nước không bao giờ, không thể nào mòn được!

        Bác kỳ cục phát biểu cũng kỳ cục thiệt đó há, bỏ banh đá người?

        Không góp ý hoặc bình loạn về bài viết, mà lại mượn gió bẻ măng, gọi tác giả là “thằng lưu manh”?

        Hì hì, chắc là Hoàng Cơ Định đối với bác kỳ cục còn nguy hiểm, đáng ghét hơn CSVN, hay bác làm nghề đâm thuê chửi mướn?

Leave a Reply to Cù Nhầy