WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện Riêng Của V.N. & Những Anh Hàng Xóm

Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.

Tôn Nữ Thị Ninh

 

Đèn Cù II phát hành cuối tháng 11 năm 2014. Tôi muốn đọc quá nhưng không thể đặt mua. Gửi thư cầu cứu Đinh Quang Anh Thái, nhận được hồi đáp (vô cùng) hứa hẹn: “Cứ yên tâm, sẽ nhận được sách trong thời gian ngắn nhất.”

Tôi “tưởng” thiệt nên mượn địa chỉ văn phòng của một cơ quan thiện nguyện ở Phnom Penh gửi ngay cho ông bạn (vàng) đầy thiện tâm và thiện chí. Chờ dài cổ cũng chả thấy sách vở gì ráo trọi mới vỡ lẽ là mình đã … “trao duyên lầm tướng cướp!”

Rồi Đèn Cù II cũng được phát tán tùm lum trên mạng. Tiếc là những nơi tôi đi qua, trong mấy tháng rồi, đều quá xa chốn thị thành nên vào được internet không dễ dàng gì. Nói chi đến chuyện đọc gần ngàn trang giấy.

Tuần rồi về lại Nam Vang mới có dịp “tiếp cận” thoải mái với tác phẩm mà mình mong đợi. Nói nào ngay cũng có hơi thất vọng chút xíu. Cuốn sau không đã như cuốn trước, dù vẫn có rất nhiều trang thú vị:

“Tôi quen ba người dạy tiếng Anh và tôi muốn nói tới các anh như những người từng chịu hẩm hiu lúc đất nước sập cửa lại với thế giới, tiếng Anh bị miệt thị. Thật ra chả phải chỉ tiếng Anh mà là bất cứ tiếng nói của kẻ thù nào.

Chị P. T. M., dạy tiếng Trung Quốc ở Đại học Sư phạm đã ngồi làm thường trực mãi ở cống trường cho tới khi Trung Quốc hết là thù mới lên truyền hình dạy lại. Ông Nghĩa dạy tiếng Trung Quốc ở Cao đẳng sư phạm Hà Nội thì đi làm bảo vệ. Khi đánh xét lại, các giáo viên tiếng Nga nghỉ dài dài.

Đầu tiên nói tới Đặng Chấn Liêu. Cùng tội ‘xét lại’. Treo giò, mất chức chủ nhiệm khoa tiếng Anh Đại học Sư phạm. Liêu cho hay hồi ấy chả ai thiết cái thứ tiếng phản động này…. Liêu ở Pháp làm viên chức của Liên Hợp Quốc. Theo Cụ Hồ kêu gọi, anh về nước và bị Hoàng Văn Hoan nghi là tình báo Anh…

Người thứ hai là Mỹ Điền. Học ở Anh từ 1947-48… Sau Điện Biên Phủ về nước, anh theo Ung Văn Khiêm, thứ trưởng ngoại giao đến chào bộ trưởng Phạm Văn Đồng. Trong chuyện trò, Đồng dặn Khiêm chú ý để Mỹ Điền sinh hoạt chi bộ. Nhưng rồi chả ai nhắc tới, có lẽ thấy anh không bập.

Sớm ngán thế cuộc, bắt đầu từ đọc báo cáo mật của Khrushchev trên báo Le Monde, Mỹ Điền trở thành một trong hai ba trung tâm lan, yến, kỳ hoa dị vật ở Hà Nội những năm 60, khi thú chơi này bị coi là ‘tư sản, đồi truỵ’ rồi bị cấm. Minh hoạ đúng cho câu thơ của Bertolt Brecht ‘Thời thế gì / Mà nói đến cỏ cây…’. ‘Chả ai thích dùng tôi, Mỹ Điền nói…” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập II. Người Việt, Westminster, CA: 2014).

Theo tôi thì cách mạng cũng không đến nỗi khe khắt gì lắm trong việc dùng người, kể cả những kẻ đã (lỡ) sống ở nước ngoài và am tường ngoại ngữ. Những nhân vật vừa kể – chả qua – chỉ bị xui thôi, hay nói một cách văn hoa là họ sinh bất phùng thời.

Chớ gặp phải vận may thì cái vốn liếng sinh ngữ vẫn có thể giúp cho một công dân X.H.C.N.V.N trở thành hiển đạt. Trường hợp bà Tôn Nữ Thị Ninh là một thí dụ điển hình. Theo Wikipedia:

Tôn Nữ Thị Ninh (sinh ngày 30 tháng 10 năm 1947) từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Liên minh Châu Âu (EU) và một số quốc gia như Bỉ, Hà Lan, v.v… Bà cũng từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam. Bà có vai trò tích cực trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam…

Bà trở thành nhà ngoại giao bắt đầu bằng công việc phiên dịch và bà đã học được nhiều kinh nghiệm khi đi dịch cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Xuân Thuỷ, ông Nguyễn Cơ Thạch… Bà đã làm đại sứ ở ba nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg và Liên minh châu Âu (EU). Bà còn giữ cương vị là người đứng đầu đại diện của phái đoàn Việt Nam ở Liên minh châu Âu tại Brussel (Bỉ) và đã từng giữ một nhiệm kỳ trong Ủy ban Trung ương của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Cương vị gần đây nhất mà bà nắm giữ là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội. Trên cương vị đó bà đã có một số những phản bác tương đối mạnh mẽ trước một số cáo buộc về vấn đề nhân quyền từ phía Hoa Kỳ và Quốc hội Hoa Kỳ.”

Đã chưa?

Con đường công danh của bà T.N.T.N. chỉ “bắt đầu bằng công việc phiên dịch” mà đi lên tuốt tới chức vụ “Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Đối Ngoại Quốc Hội” đâu phải chuyện nhỏ. Ở vị trí này, trong chuyến công du nhằm cải thiện mối tương giao (vốn chưa bao giờ tốt đẹp) giữa Việt Nam với Mỹ, và với cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở đất nước này – hồi năm 2004 – bà T.N.T.N đã tuyên bố nhiều câu (bất hủ) có thể được coi như danh ngôn của ngành ngoại giao của nước C.H.X.H.C.N.V.N:

-Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.

Hay:

- Mình là thế thượng phong của nguời chiến thắng, mình cần chủ động, người ta không thể chủ động được do mặc cảm, cũng không thể yêu cầu ngươi ta đi trước, họ đứng ở vị trí không thuận lợi trong tiến trình lịch sử.

Tôi thì e rằng chính bản thân bà Ninh cũng “đứng ở vị trí không thuận lợi (mấy) trong tiến trình lịch sử.” Vẫn theo Wikipedia:

“Tháng 8 năm 2007, bà đã thôi giữ chức tại quốc hội và tham gia vào lĩnh vực giáo dục với tư cách Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trường Đại học Tư thục Trí Việt. Tuy nhiên dự án này bị thất bại.”

Sao lại “thất bại” cà?

Tôi nhớ lúc khởi đầu dự án (“Bắt Tay Xây Dựng Trường Đại Học Tư Thục Trí Việt”) ngó bộ hoành tráng lắm mà:

“Sáng 7.11.2007, tại trụ sở Ủy ban về người VN ở nước ngoài (NVNƠNN) TP.HCM, Câu lạc bộ Khoa học và Kỹ thuật NVNƠNN (OVSCLUB) và Hội đồng sáng lập Dự án trường Đại học tư thục Trí Việt đã ký kết Thỏa thuận hợp tác: xây dựng một trường đại học chính quy hiện đại, trên tinh thần thực học để đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước.

Đại diện cho Hội đồng sáng lập Dự án Đại học tư thục Trí Việt là bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Hội đồng và đại diện của OVSCLUB là TSKH Trần Hà Anh, Trưởng Ban điều hành. Buổi lễ ký kết diễn ra với sự chứng kiến của Ban Chủ nhiệm Ủy ban NVNƠNN, Ban Liên lạc NVNƠNN TP.HCM…

Giới thiệu về Dự án trường Đại học tư thực Trí Việt, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho biết, trường sẽ được xây dựng trên địa bàn huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trên diện tích đất rộng 55 ha. Tâm huyết của những người xây dựng dự án này là xây dựng tại VN một trường đại học đạt chuẩn quốc tế và phi lợi nhuận, tạo được một không gian xanh với thiên nhiên hài hòa và những trang thiết bị đủ để thầy và trò có được những điều kiện học tập và nghiên cứu tốt nhất.”

Sao “tâm huyết” cỡ đó mà lại trở thành một chuyện “đầu voi đuôi chuột,” hả Trời?

Ngồi rà lại chút xíu tôi mới thấy có hai điểm khiến cho dự án xây dựng Đại Học Trí Việt khó được hanh thông:

- Luật chơi của Trí Việt là: nói không với thiếu trung thực.

- Gọi là trường quốc tế bởi vì sẽ dạy bằng tiếng Anh kể từ năm thứ 2, với lập luận rằng thanh niên Việt Nam thời hội nhập phải có tiếng Anh như là một ngôn ngữ làm việc của mình, ngoài tiếng mẹ đẻ…

Coi: sống trong một chế độ mà lường gạt, dối trá và nghi ngờ là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà Nước mà bà Tôn Nữ Thị Ninh lại đặt ra “luật chơi là nói không với thiếu trung thực” và còn nói bằng tiếng Anh nữa (cơ) thì không “thất bại” mới là chuyện lạ.

Bà Ninh, lẽ ra, nên thức thời chút xíu. Bầy đặt màu mè “trung thực” làm chi – vậy má? Thử nhớ lại coi: trong suốt thời gian làm thông dịch cho Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Xuân Thủy, Nguyễn Cơ Thạch … mấy chả có nói một câu nào “trung thực” không? Hay tất cả đều  dối trá (như Vẹm) hết trơn – đúng không?

Đại học Trí Việt vẫn còn có cơ may “chuyển bại thành thắng” nếu sửa lại chương trình học chút xíu thôi: “Gọi là trường quốc tế bởi vì sẽ dạy bằng tiếng Trung Hoa kể từ năm thứ 2, với lập luận rằng thanh niên Việt Nam thời hội nhập phải có tiếng Tầu như là một ngôn ngữ làm việc của mình, ngoài tiếng mẹ đẻ…

Ráng nhịn chút xíu như vậy đi, chị Ninh.  Chảnh quá, thường khi, dễ trở thành lố bịch: “Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.”

 

Bà Tôn Nữ Thị Ninh (bên trái) trong buổi ra mắt Viện Trí Việt

Bà Tôn Nữ Thị Ninh (bên trái) trong buổi ra mắt Viện Trí Việt

Sau Hội Nghị Thành Đô thì nhiều anh hàng xóm, khỏi cần gõ cửa, cũng đã (dám) chui luôn vô mùng của đám ái nữa của lắm vị Ủy Viên Bộ Chính Trị rồi. Bởi vậy, Đại Học Trí Việt (với sứ mệnh Trí Cao – Tâm Rộng –  Tầm Xa) sao không dậy bằng tiếng Tầu đi cho nó hợp thời?

Tương tự, cái “thế” mà mấy năm trước chị Ninh mô tả là “thượng phong của nguời chiến thắng” đó, với thời gian – rõ ràng – mỗi lúc một thêm chênh vênh dữ. Với con số xí nghiệp phá sản, cùng với nợ công mỗi lúc một nhiều thì trong tương lai gần – rất có thể – bầy sâu của Đảng lại phải nhờ chị Ninh chạy qua Hoa Kỳ “công du” chuyến nữa.

Lần này, làm ơn nhỏ họng lại chút xíu nha – chị Ninh. Đã bị gậy đi ăn xin mà còn lớn giọng (nghe) kỳ lắm. Hàng năm nếu không có hàng chục tỉ đô la của đám người “ở vị trí không thuận lợi trong tiến trình lịch sử” cứu trợ thì cái Đảng và Nhà Nước (thổ tả) hiện nay đã chuyển qua từ trần tự lâu rồi, đúng không?

© Tưởng Năng Tiến

10 Phản hồi cho “Chuyện Riêng Của V.N. & Những Anh Hàng Xóm”

  1. Nguyễn Tha Hương says:

    Trích : “Lần này, làm ơn nhỏ họng lại chút xíu nha – chị Ninh. Đã bị gậy đi ăn xin mà còn lớn giọng (nghe) kỳ lắm. Hàng năm nếu không có hàng chục tỉ đô la của đám người “ở vị trí không thuận lợi trong tiến trình lịch sử” cứu trợ thì cái Đảng và Nhà Nước (thổ tả) hiện nay đã chuyển qua từ trần tự lâu rồi, đúng không?”
    Ông Tưởng Năng Tiến khuyên răn bà TNTN thật quá đúng đi chứ ! Cái thế thượng phong của nguời chiến thắng csvn nay chỉ còn là cái thế “xách bị gậy đi ăn mày” : vừa quỳ lạy tàu cộng để được yên thân tham nhũng, bán biển, bán đất và bán cả lương tâm con người.
    Không biết tương lai bà TNTN có được qua Mỹ để lớn họng trong thế xách bị gây đi ăn mày không?
    Tư cách và giá trị của con người TNTN chuyển đổi theo thời cuộc, theo đít voi hít bã mía chứ không phải là người biết coi trọng nhân phẩm: học rộng nhưng tư cách thấp hèn.
    Bài viết nào của ông Tưởng Năng Tiến cũng có một lối viết văn thật thà, vừa vui vừa tếu của người miền Nam. Cách viết của ông TNT làm người đọc không thấy chán , đọc mà như nghe tác giả nói chuyện, tâm sự với mình. Nhiều câu tếu làm tôi phải cười .
    Cám ơn tác giả đã cho đọc một bài viết hay .
    NTH

  2. TT says:

    Trích …” Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.”
    Tôn Nữ Thị Ninh
    Thế nhưng có anh hàng xóm khốn nạn ra lệnh không được gọi tên ghe hay tàu của nước anh khi húc chìm ghe, hay bắt bớ ghe thuyền của ngư dân Việt ở ngay miền biển của nước mình thì phải gọi là ghe hay tàu “lạ” thì phải tuân thủ ngay, phải không Tôn Nữ Thị Ninh, gốc hoàng tộc (hoang?), ăn cơm quốc gia, thờ ma Cộng Sản?

  3. Austin Pham says:

    Thưa bà Ninh,
    Với tư cách của một người Canada gốc Việt, tôi cực lực phản đối những lời lẽ táotợn, thô bỉ của bà mà đáng lý nó chỉ có thể thốt ra từ bọn lưu manh thất học.
    Thưa bà, giữa bà và tôi, chúng ta đều hiểu rằng những nạn nhân của chế độ độc tài độc đảng mà bà đang phục vụ không ai khác hơn là nhân dân VN. Trong đó, hơn cả những người dân bình thường, còn có những người đang tiên phong đấu tranh cho nhân quyền, dân quyền, dấn thân khai trí cho người khác về tự do và dân chủ. Nhìn ra thế giới văn minh và cùng lúc nhớ lại những gì mà chế độ của bà hằng lếu láo ra rả thì ắt hẳn bà phải hiểu rõ khoảng cách giữa họ và lũ của bà là chính là khoảng cách giữa chủ nhân và đầy tớ. Rất rõ ràng, họ đích thị chủ nhân, còn bà và đồng bọn phải là công bộc, đầy tớ của nhân dân. Do đó, việc bà gọi những người này là những đứa con hỗn láo, bướng bỉnh chứng tỏ bà đã học đòi cái thói lưu manh, đĩ mồm của tụi cộng sản mà tiên sư nhà bà chưa chắc đã đồng ý. Bà sai, bà xúc phạm, bà nghiễm nhiên trở thành một con trí thức “phản động” chống lại khuynh hướng tự do, dân chủ trên toàn cầu một cách trơ trẽn. Xa hơn nữa, khi bà dùng cái ví dụ “đóng cửa dạy con” cũng là lúc bà khẳng định sự mờ ám, chuyên che giấu những thủ đoạn xấu xa, đê tiện của chế độ cộng sản trước công chúng ở trong và ngoài nước. Bà xác định việc xử dụng vũ lực để đàn áp nạn nhân, cùng lúc phủ nhận cái gọi là “công lý” tại quốc gia mà bà và đồng bọn đang thao túng. Bản thân tôi rất khó chịu về lời khuyên của bà cho những người hàng xóm: chớ có gõ cửa nhà bà và xen vào chuyện riêng tư. Tôi cho rằng bà và cái chế độ cộng sản của bà sở hữu sự táo tợn đến mức vô liêm sĩ . Nếu không thì chúng nó đã phải tự nhớ chúng đã bao lần vác bị gậy, mếu máo đóng vai nạn nhân kêu gọi lòng thương hại của rất nhiều…hàng xóm trên thế giới từ trước cho tới nay. Canada cách nhà của bà nửa vòng trái đất mà “gia đình cộng sản” của bà còn lần mò tới, hẳn bà còn nhớ. Được TNT cho xem “tuyên ngôn” của bà khiến tôi nhớ lại cái văn hóa bình dân của người VN gọi những người như bà: những con đĩ già mồm hoặc có ăn học mà đi làm đĩ. Riêng tôi, tôi đủ bằng chứng cho thấy bà thiệt là thất học, bắt đầu sau tháng tư, 1975. Nếu không tin, bà cứ hỏi đám du sinh ờ nước ngoài nhận xét về câu nói phía trên của bà. Tôi bảo đảm với bà, không có ai ăn học lại thô bỉ nói những câu như thế trên trường quốc tế ở thế kỷ 21 này cả, nhất là người làm công tác ngoại giao. Chỉ có đám của bà và thầy chú bên Trung quốc là dám…đĩ miệng không cần lau mồm.
    Ngồi ngẫm nghĩ lại thì xem ra bà và Nguyễn Thị Bình có những cái giống nhau lúc đã có tuổi. Hình như cả hai đều hô hào dân trí, lập trường lập lớp cho thế hệ sau này. Nó là cái triệu chứng chung cho bọn có cơ hội ăn học mà không có óc để suy nghĩ việc xa xôi. Muốn dân trí thì không thể theo cộng sản. Chúng là nước với lửa. Nguyễn Thị Bình có vẽ đã hiểu được chân lý của ông ngoại mình lúc xế chiều, sau gần một đời người bà ta đồng lõa với bọn cặn bã, rác rưới phỉ nhổ tinh hoa của tiền nhân, vùi dập dân trí-cái tương lai của dân tộc. Còn bà, bà đi khánh thành cái trường đại học..Tôn Đức Thắng. Xin lỗi bà con trên mạng cho phép tôi được một lần táo tợn, thất học như con mụ Thị Ninh này: Dm, bà thiệt là đíu biết…đi chơi!

  4. nguenha says:

    Bà Tôn nử thị Ninh là cháu nội của cụ Phụ chánh Thân than Tôn that Hân. Cụ Hân có một người con theo VC.,còn đa phần ở Pháp. Sau năm 1975 ( 1980) tôi có cơ hội viếng thăm nhà Cụ Tôn that Hân.ở Vỹ Dạ -Huế.Tôi rất ngạc nhiên,phủ nhà vẩn do con cháu quản, tất cả đều còn nguyên vẹn,hỏi ra là “có-con-đi -VC”!! Sau năm 1975, những người con của cụ Hân ở Pháp về,có hạch-hỏi người anh đi VC :” tại sao hồi đó anh phải làm hình -nộm Ba ,để anh đâm”. Ông anh trả lời :”không làm không được vì họ (VC) bắt như thế”. Từ câu chuyện nầy tôi nghĩ có lẽ bà TN Ninh là con của người nầy .Như vậy rỏ rang chuyện bà Ninh ỏ Saigon vào thời điểm 1972 không chính xác. Bà con có dịp về Vn,ghé qua Dalat hỏi Bà Tôn nữ Oanh ở biệt thư sang trọng sau lung biệt điện Vua Bảo Đại từ trước 1975 đến bây giờ thì rỏ.

  5. Thạch Đạt Lang says:

    Lý lịch Tôn Nữ Thị Ninh thì cũng như lý lịch già Hồ thôi. ĐMCS! Cộng sản nói thì tin thế ( đéo ) nào được.

  6. Châu Vinh says:

    Bà Ninh thuộc thành phần gốc Nguỵ cố gắng làm mọi cách để tỏ ra mình đỏ hơn người cs với hy vọng sau này sẽ đc Hanoi tin dùng. Lý Quý Chung cũng đại loại như vậy. Nhưng bà quên cs là học trò trung thành của Tào Tháo. Cho dù bà cố gắng phấn đấu đến mấy chăng nữa, bà cũng chỉ nhận đc những chức vô thưởng vô phạt: đại sứ những nước tí teo, không chấm mút j đc, phó chủ nhiệm đối ngoại để có người tiếp khách ngoại quốc thăm cuốc hội rubber stamp. Cho đến khi thấy bà có vẻ “ồn ào” lúc làm phó chủ nhiệm, người cs bèn mời bà về đuổi gà.
    Trung uý Nhảy dù Tôn Thất Uỷ, anh bà, trong những buổi nhậu sau khi ở trại cải tạo về, thường xấu hổ khi nhắc đến cô m mình. Xin thắp nén nhang cho bạn mình.
    Là con của Lý Quý Phát, một người giỏi về hành chánh từ thời Pháp sang thời CH, làm sao Chung có thể đc người cs tin dùng?
    Cuộc chiến quả có nhiều trớ trêu!

    • Chu Hà says:

      Cấp bậc sau cùng của Tôn Thất Ủy, theo tôi biết, là Đại úy ND, chứ không phải Trung úy ND.

  7. Lão Ngoan Đồng says:

    Tưởng tổng tài ui,

    Đọc thử tiểu sử của bà Tôn Nữ Thị Ninh trong wikipedia của ai đó viết mà tui thấy tức cười quá xoá đi thui :-) !
    Tham gia hoạt động cho CS trong phiên dịch ở Hoà đàm Paris, thế mà khi về nước (miền Nam) vào năm 1972 lại được đưa vào chức vụ PHÓ KHOA TRƯỞNG PHÂN KHOA ANH NGỮ ĐẠI HỌC SƯ PHAM SÀI GÒN !
    Có thể tin được hay chăng hở Tưởng tổng tài !???
    Nếu hoàn toàn không thể tin được thì các tin trích dẫn về Tôn Nữ Thị Ninh qua wikipedia của Tưởng tổng tài có còn giá trị nào chăng !?

    Thân ái,
    Lão Ngoan Đồng

    Tôn Nữ Thị Ninh sinh ra tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, là hậu duệ của hoàng tộc nhà Nguyễn. Năm 1950 bà theo gia đình sang Pháp và sau đó lại cùng gia đình trở về Sài Gòn. Bà học trung học tại trường Marie Curie tại Sài Gòn. Vào năm 1964, bà sang Pháp du học ở Đại học Paris (Pháp) và Đại học Cambridge (Anh). Bà đã tham gia hoạt động với Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam với vai trò là người trợ giúp vòng ngoài cho Phái đoàn đàm phán của Việt Nam tại Paris trong những năm 1968 – 1973 và một số lần là phiên dịch tiếng Anh trong các cuộc tiếp xúc không chính thức cho Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình[1] . Bà còn dạy Anh văn và văn học Anh ở Đại học Paris 1, École Normale Supérieure, Fontenay-aux-Roses và Université des Droits[cần dẫn nguồn]. Sau đó, khi về nước năm 1972, bà làm Phó Khoa của Phân khoa Anh ngữ (Đại học Sư phạm Sài Gòn). Cho đến năm 1975, tình cờ bà gặp Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là ông Xuân Thuỷ – người đã từng biết bà trong thời gian hội nghị Paris (1968-1972) và theo lời khuyên của ông, bà về làm việc tại Ban Đối ngoại Trung ương.

  8. Lại Mạnh Cường says:

    Tưởng tổng tài thân mến,

    Chắc hẳn đi lập chiến khu ở khu vực Việt Mên Lào chăng ?

    Riêng vụ Viện Trí Việt với Tôn Nữ Thị Ninh, tôi thấy cái tài liệu này ở Youtube, gửi xem cho biết nhớ

    Viện Trí Việt – ĐH Tôn Đức Thắng chính thức ra mắt
    https://www.youtube.com/watch?v=aCpkr2RySq8

    Chúc thành công và nhiều sức khoẻ.

    LMC

  9. nguoi ban says:

    anh Tiến, u’re the man! rất dễ thương, nhưng cũng là thuộc loại “thứ dữ” :)!

Leave a Reply to Lại Mạnh Cường