WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyến đi Hoa Kỳ của Nguyễn Phú Trọng nằm trong sự toan tính của Mỹ

VietMy

Điều chắc chắn, khoảng cuối tháng 5 này Nguyễn Phú Trọng sẽ đi Mỹ. Câu hỏi cần được đặt ra là : Bên nào đã chủ động việc đi của Nguyễn Phú Trọng ? Mỹ hay phái ” Đảng Lãnh đạo” của Nguyễn Phú Trọng ? Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng đã được vận động từ đầu năm 2014. Bộ Chính trị đã cố gắng làm sao cho Nguyễn Phú Trọng được tiếp tại phòng Bầu dục với nghi lễ cao nhất. Chuyện đó có thể đúng trong hoàn cảnh tranh giành uy thế, vị thế quốc tế, lúc đó giữa Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng. Nhưng theo tôi, chủ động chuyến đi tháng 5 này của Nguyễn Phú Trọng là Mỹ. Và đây là suy luận của tôi :

Giữa Mỹ và Tàu đã có sự thỏa thuận về Biển Đông và Việt Nam

Mỹ nhượng bộ Tàu về 2 điểm:

1. Hoàng Sa Trường Sa trước thuộc Việt Nam sẽ vĩnh viễn thuộc Tàu. Mỹ sẽ chỉ phản kháng lấy lệ. Trái lại Tàu không được đụng đến những phần đất thuộc Philippines.

2. Thể chế chính trị ở Việt Nam sẽ không thay đổi : Sẽ vẫn là chế độ độc đảng. Nếu có thay đổi về cơ chế, sẽ phỏng theo cơ chế chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Đảng như của Tàu. Mỹ sẽ chỉ đòi hỏi một chút nới lỏng về dân quyền.

Để đổi lại, Tàu phải nhượng bộ Mỹ về 2 điểm :

1. Bỏ rơi phái “Lãnh đạo” bảo thủ thân Tàu. ĐCSVN sẽ quy về một mối và được đặt dưới sự lãnh đạo của một nhân vật thân Mỹ để trở thành công cụ cầm quyền của nhân vật này. Nói tóm lại, về hình thức cơ chế chính trị, Việt Nam sẽ giống như Tàu với một lãnh đạo duy nhất trong cương vị Chủ tịch nước, đồng thời cũng là chủ tịch của đảng cầm quyền trong cương vị Tổng bí thư. Việt Nam hám chiếu trên chiếu dưới,, chức vị Tổng bí thư đảng có thể vẫn được tách riêng ra, nhưng người tổng bí thư đảng sẽ chỉ là người điều hành đảng, thi hành mệnh lệnh của vị chủ tịch đảng tức là chủ tịch nước. Cũng như ở bên Tàu, Thủ tướng và những phó thủ tướng cũng là do Chủ tịch nước bổ nhiệm. Cơ chế này là cơ chế chung của mọi nước dân chủ cũng như độc tài trên thế giới. Chỉ khác nhau ở chỗ có sự tự do lựa chọn của người dân qua một cuộc bầu cử hay không.

2. Chấp thuận Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), rào cản của Mỹ ngăn sự bành trướng chính trị, quân sự và kinh tế của Tàu. Nhưng Tàu cũng đã tính kỹ : Việt Nam gia nhập TPP cũng có thể trở thành con ngựa thành Troie của Tàu : Vốn Tàu, hàng Tàu sẽ được sản xuất ở Việt Nam, dưới nhãn hiệu Việt Nam, rồi được tuôn vào những nước trong TPP. Ngay cả chuyện Việt Nam gia nhập TPP có được thặng dư xuất khẩu, rút cục tiền thặng dư đó cũng sẽ rơi vào túi Tàu hết : Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu qua Mỹ thặng dư được 25 tỷ đô la thì nhập siêu từ Tàu 29 tỷ đô ! Nói tóm lại Việt Nam lấy tiền Mỹ đưa lại cho Tàu.

Cũng cần phải biết đối với quan niệm Âu Tây, 2 phái trong ĐCSVN tương đương với 2 đảng đối lập nhau, và trong tương lai sẽ trở thành 2 đảng theo định nghĩa của Âu Tây. Lẽ đương nhiên “đảng” của Nguyễn Tấn Dũng được sự ủng hộ của Mỹ hiện thời vì tham vọng cá nhân và sự sống còn của Nguyễn Tấn Dũng phù hợp với đường lối hiện giờ của Mỹ ở Việt Nam nhất : Không thể làm thủ tướng một nhiệm kỳ nữa, Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể bảo vệ được sự sống còn của mình là phải làm sao, năm 2016 sau Đại hội 12, chiếm cho bằng được chức vị Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước để, với chức vị TBT, biến Đảng thành đảng của mình, với chức vị chủ tịch nước, có tiếng ăn tiếng nói với quốc tế. Những người trí thức và đa số các ủy viên Trung ương Đảng ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng cũng nghĩ như vậy và cho đó là con đường độc nhất để thoát khỏi Tàu (đối với những người trí thức) hay để cứu vãn Đảng (đối với các ủy viên Trung ương).

Nhưng cũng vì quan niệm của Mỹ là trong bất cứ nền chính trị nào cũng phải đặt trên cơ sở lưỡng đảng, nên Mỹ mới mời Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ. Không phải vì cá nhân Nguyễn Phú Trọng mà vì phe đảng của Nguyễn Phú Trọng được Mỹ coi là đối trọng với phe đảng của Nguyễn Tấn Dũng. Vả lại Mỹ cũng muốn mua chuộc, ve vãn phe Nguyễn Phú Trọng để tách rời phe Nguyễn Phú Trọng khỏi Tàu và trở thành một quân bài của mình. Như vậy là Mỹ nắm trong tay cả 2 quân bài : quân bài (phe) Nguyễn Tấn Dũng, quân bài (phe) Nguyễn Phú Trọng, để tha hồ thao túng chính trị Việt Nam. Mỹ cũng biết hiện thời phe Nguyễn Phú Trọng yếu thế sau những đợt tấn công của “Chân dung quyền lực” – mà chắc chắn là có sự trợ giúp của CIA -. Với một phe yếu thế bị dân ghét bỏ vì mang tiếng thân Tàu, Mỹ có thể mua chuộc được dễ dàng hơn. Mời Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ để thỏa lòng tự ái của phe Nguyễn phú Trọng, để phe Nguyễn Phú Trọng có thể vênh vang với phe Nguyễn Tấn Dũng ở trong nước, không những không tốn tiền mà còn có thể đỡ được nửa số tiền mua chuộc phe cánh Nguyễn Phú Trọng. Lẽ tất nhiên là Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ cũng chỉ để cưỡi ngựa xem hoa chứ Mỹ có chi mà bàn với Nguyễn Phú Trọng ? Còn qua Mỹ được tiếp đón theo nghi lễ nào, thì ban Nghi lễ của bộ Ngoại giao thừa bản lĩnh để đưa ra những nghi lễ thích hợp tùy theo cương vị của người được mời. Ngày trước Tổng thống Pháp Giscard D’Estaing có thể mời người quét đường ăn cơm ở điện Elysée với mình cũng như mời các vị quốc trưởng, thì Obama cũng có thể mời Nguyễn Phú Trọng ăn uống với mình. Ở các nước dân chủ, người cầm quyền do dân bầu ra, đâu có phân biệt đẳng cấp. Giáo hoàng cũng vậy: mỗi ngày tiếp biết bao nhiêu người. Ai cũng có thể xin được Giáo hoàng tiếp riêng, thì Nguyễn Phú Trọng cũng vậy.

Tôi cũng xin nói thêm về chuyện Trần Đại Quang được mời qua Mỹ. Trái với ý nghĩ của ông Phạm Chí Dũng : sở dĩ Trần Đại Quang được mời là vì Trần Đại Quang trong tương lai có thể giữ chức vị chủ tịch nước hay cao hơn nữa, chức vị tổng bí thư (!). Tôi thì nghĩ, sở dĩ TĐQ được mời là vì vấn đề đàn áp nhân quyền và Công an là lực lượng mạnh nhất trong chế độ. Công an nghiêng về bên nào là bên ấy thắng. Mỹ có thể có thể hứa hẹn, mua chuộc TĐQ để Công an nới lỏng một chút về nhân quyền.

Tôi xin nói một câu để kết luận: Chế độ lưỡng đảng đang được thành hình ở Việt Nam nếu Mỹ thành công trong sự toan tính của mình.

© Đàn Chim Việt

 

25 Phản hồi cho “Chuyến đi Hoa Kỳ của Nguyễn Phú Trọng nằm trong sự toan tính của Mỹ”

  1. Ông Obama là cộng sản chính nòi chứ không phải là lãnh đạo đế quốc đâu nhé. Ông đã kết thân với Cộng sản Trung quốc mấy chục năm nay và luôn tạo cho nền kinh tế và quân sự của CS Trung quốc thăng hoa tiến mạnh lên. Nay lại bắt đầu kết thân với CS Việt nam và ông sẽ thăm Việt nam lần này để tỏ tình đồng chí. Thế là Dam Tien và Truc Bach, bui Tín, Lý Tống v.v…lại tự nhiên trở thành đảng viên CS Việt nam vì các bạn là đệ tử của Mỹ mà. Chúc mừng nhé. Riêng ông Bùi Tín thì là được kết nạp lại làm đảng viên CS lần nữa. Sướng nhé.

  2. vk mỹ says:

    Các ông VNCH- CCCĐ ơi! Các ông chỉ là một lũ “cóc ngồi đáy giếng” biết gì về thời cuộc hiện nay đâu mà cứ “phán nhăng phán cuội” Ha!?

  3. BÀN LOẠN CHƠI says:

    ” Chuyến đi Hoa Kỳ của Nguyễn Phú Trọng nằm trong sự toan tính của Mỹ ” rồi tới Tập cận Bình nữa : là dọn đường cho Hillary Clinton vào Nhà Trắng, cho Tập Vào Tổng thống phủ Trung nam Hải, cho Dũng vào Dinh Độc Lập, nghe hơi nồi chõ biết vậy nói vậy, tin hay không tin, nhân tâm tùy mạng mỡ !

  4. vk mỹ says:

    Tôi thấy 2 ông bạn này nói quá đúng:

    tâm says:
    24/03/2015 at 06:26
    Những điều mà tác giả Phong Uyên nói ở bài viết trên đây quả đáng phì cười, cứ như là nằm trong chăn cùng với Tổng thống Hoa Kỳ không bằng? Đây hoàn toàn chỉ là một “giấc mơ hoang tưởng” trong vô số những “giấc mơ tuyệt vọng” của mấy vị diễn ra suốt 40 năm qua mà thôi./.
    Reply
    Hùng says:
    25/03/2015 at 06:01
    Rất đúng tim đen của mấy ổng VNCH và CCCĐ. Nói CSVN sắp tan rã, sắp đổ bể là câu cửa miệng của các ông VNCH_CCCĐ từ suốt 40 năm nay rồi, có gì là mới lạ đâu. Thầy Mỹ của các ổng nghe được chắc cũng phải “cười tụt quần” giống như hồi 75 là “chạy tụt quần” vậy./.
    Reply

    • vk mỹ says:

      Tôi bình bầu 2 anh bạn Tâm Và Hùng là những người có câu nói hay nhất trong diễn đàn này. Vừa ngắn gọn vừa súc tich.

  5. cam texas says:

    “lo ngại Mỹ lật đổ và không làm trách nhiệm bồi thường chiến tranh và đóng góp và việc khắc phục chất độc da cam mà họ đã rải ở Việt nam cũng như bom mìn.”
    VN ngon lành lắm mà . Đi đâu ,ngồi đâu cũng xưng là anh hùng . Ra ngỏ là gặp anh hùng .Đên nổi Fidel Castro cũng ao ước được làm người vn. Cái nôi của nhân loại…Còn chi nữa hí? Vậy mà sợ Mỹ lật đỏ…Mà lạ ,và có lẻ vì “cao cao tai thượng ‘ quá nên dân anh hùng bỏ đi qua Mỹ cũng nhiều, và thằng tàu có thể chúng không sợ anh hùng nên Nó bợp cho mấy cú ,gọi là dạy cho vn một bài học…còn ngang nhiên chiếm biễn đão của anh hùng ! Anh hùng ,có lẻ không chấp bọn tiểu nhan nên trói tay chịu chết. Thà chết nhục hơn sống vinh là vậy !
    Còn bồi thương chiến tranh ,chất độc màu da cam ? hãy tụ hỏi mình trước ,xé rào bao hiệp định ,ký và coi chữ ký của minh như cái của trang trần thì răng bắt Mỹ bồi thường . Nó không bắt bọn csvn bồi thường là may rồi . Nghe nói không những không bồi thường mà còn phải trã hết số nợ vũ khi bán cho vnch nữa kìa và hình như bắckộng “ok salem” đẻ đỏi lấy bỏ cấm vận . đãkhông đưa hão,từng học ở Mỹ .phản VNCH (có máu ngụy giêng) qua Mỹ chạy chot hay sao?Mỹ bồi thường chiến tranh khi cs biết điều …Căng lắm thì đói ! Tt bán nước qua thăm Thai lan được TT Thai mòi bửa cơm gia đình. TT nhà ta nhìn cái gì cũng trâm trồ từ cái TV ,Tủ lạnh nồi cơm điện,loc caphe mà ngơ ngáo ,mà khen lấy khen dẻ .TT Thái ngồi vào miệng Vều :” tất cả đều của ĐQ Mỹ ,thưa Ngài !”
    Vậy mà về nước vẫn không thấy gì (mắt thông manh) nên theo Nga .Nga sụp đỏ lại qua Tàu quì lậy “xin cho chúng cháu làm hạ bộ của Thiên Triều …
    Bây giờ không bám vào ai được ,quay qua Mỹ. Thôi thì thôi thế thì thôi…
    Vậy mà còn làm vẻ ta đây !
    Đi vơi tàu thì mất nước ,đi với Mỹ thì nước vẩn còn ,còn dân chủ tự do no cơm ấm áo. Vây còn ấm ớ gì nữa. Cho nên tại sao ke ri mời NPTrong .Cai Ông ngoại trưỡng sợ chết. phản chiến tùm lum,quá yếu dẻ cả thế giới bắt nạt lại thêm nói quá lời có khi vượt cả mức của boss Bốt chĩ còn nghe theo!
    NPT qua Mỹ nghe báo nói phái doàn có 100 tên . Bắt chước phim “100 anh hùng Alamo” ,100 tên qua rãi phóng Mỹ chắc? Npt qua My chĩ đẻ giựt le vói bà xã và đàn em.Tiếp ở phòng bầu dục như một quốc khách quan trọng cũng không làm mặt nguyễn pt hay cái lổ mũi to ra dài ra cương lên được.Chỉ là hình thức. Dù muốn gì thì người ta vẩn coi là ăn mày. VN có câu rất hay “ăn mày mà đòi xôi gấc”. Đó là hình dung npt đòi hỏi TT Obama tiếp theo hàng QK,và phải tiếp ở pbd.
    Đãng trưỡng một đãng bất nhân ác đức ,khũng bố ,giết người (massacre) mà cứ như là TT một VN dại cường (dương) quốc vậy ! Cho nên câu “ăn mày đòi xôi gấc ” vào trường hợp này là đúng nhất,phải không ?
    (c.t)

  6. Đúng như nhận định của ông Nguyễn Quốc Việt là Việt nam chưa hết lý do lo ngại Mỹ lật đổ và không làm trách nhiệm bồi thường chiến tranh và đóng góp và việc khắc phục chất độc da cam mà họ đã rải ở Việt nam cũng như bom mìn. Hôm qua ông Nguyễn Chí Vĩnh đã tuyên bố điều này
    VN không tham gia trò chơi quyền lực nào của nước lớn’
    Cập nhật : 20:43 | 26/03/2015
    Chúng ta phải giữ cho được độc lập tự chủ, không tham gia bất kỳ trò chơi quyền lực nào, không dựa vào một bên để chống lại bên kia nhưng cũng không có nghĩa là co thủ… – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói.
    Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn của VOV nhân chuyến công tác tại Washington của đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam.
    Xây dựng lòng tin
    Xin Thứ trưởng cho biết, hiện nay đâu là trọng tâm của quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ?

    quốc phòng, Nguyễn Chí Vịnh, chủ quyền, nước lớn
    Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: VOV
    Quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ là mối quan hệ rất đặc biệt, quan hệ giữa hai quốc gia đã từng có cuộc chiến tranh kéo dài, quân đội hai nước ở hai bên chiến tuyến và cũng đã phân biệt kẻ thắng, người thua.
    Một thời gian dài sau chiến tranh, hai nước đã bình thường hóa quan hệ, trong đó quan hệ quốc phòng có một vai trò đặc biệt. Điểm quan trọng nhất trong quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ là xây dựng lòng tin. Lòng tin rằng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ không còn là kẻ thù của nhau, sẽ không dùng vũ lực đối với nhau, không đem vũ khí để đối đầu nhau mà cần hợp tác để giữ gìn hòa bình, để cùng phát triển và đóng góp cho hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đó là điểm quan trọng nhất mà hợp tác quốc phòng có thể đem lại.
    Để làm được điều đó, hai bên cần hợp tác trên rất nhiều lĩnh vực, thực hiện nhiều việc trong một thời gian dài và với một nhịp độ vừa phải, làm hài lòng cho cả hai bên, phù hợp với sự phát triển của tình hình hiện nay nhưng cũng phải phù hợp với đặc thù lịch sử trong quan hệ giữa hai nước.

    Vì vậy, điều quan trọng đầu tiên là hai bên tìm kiếm những tương đồng trong quan điểm về an ninh khu vực, đảm bảo hòa bình ổn định bền vững cho Việt Nam cũng như đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ có trách nhiệm đối với sự hòa bình, ổn định ấy.

    Đó là một mục tiêu hết sức quan trọng trong quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thứ hai, cuộc chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của nó còn kéo dài nên việc hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ khắc phục hậu quả của quá khứ mà còn mở cửa cho tương lai, một tương lai không còn chiến tranh, không còn hận thù, một tương lai hợp tác với nhau.

    Hoa Kỳ cũng như cả thế giới đều thấy rằng hiếm có nước nào như Việt Nam đã hợp tác tốt với Hoa Kỳ như vậy trong khắc phục hậu quả chiến tranh. Đây có thể nói là một mẫu mực trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ cũng như trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh giữa các nước từng có chiến tranh với nhau.

    Một điểm nữa cũng rất cần quan tâm trong hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ là hợp tác đóng góp cho hoạt động gìn giữ hòa bình trên thế giới. Đây không chỉ đơn giản là hợp tác trong các hoạt động gìn giữ hòa bình mà bản chất của nó là hợp tác để cùng đem lại hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
    Sau những lĩnh vực được đặc biệt quan tâm như vậy, hai bên cũng đang thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như đào tạo tiếng Anh, khoa học công nghệ, pháp lý tại Hoa Kỳ.
    Ngoài ra, chúng ta cũng đang hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực an ninh biển, ví dụ như tăng cường năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển, đào tạo bồi dưỡng kiến thức về luật biển, kinh nghiệm bảo vệ thềm lục địa…
    Nói rộng hơn thì năm 2011, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký biên bản hợp tác quốc phòng gồm 5 lĩnh vực thì cả 5 lĩnh vực này cho đến nay đều chứng tỏ được tác dụng và có những bước phát triển phù hợp với nhu cầu và năng lực của mỗi bên.
    Sự hợp tác ấy đem lại lợi ích cho Việt Nam, cho Hoa Kỳ, không gây phương hại đến bất kỳ quốc gia nào, đóng góp một cách rất tích cực và được tất cả các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như trến thế giới thừa nhận mạnh mẽ.
    Vậy hợp tác quốc phòng giữ vai trò như thế nào trong mối quan hệ tổng thể giữa Việt Nam và Hoa Kỳ?
    Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là mối quan hệ đối tác toàn diện, bao gồm cả chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng-an ninh… và vai trò của hợp tác quốc phòng trong bức tranh tổng thể ấy chính là xây dựng lòng tin.
    Nếu không có lòng tin, nếu vẫn giữ tư tưởng thù địch, nếu nghĩ rằng chúng ta sẽ gặp bất trắc trong tương lai thì sẽ không thể có mối quan hệ bền vững và có lợi cho cả hai bên.
    Hợp tác quốc phòng phải làm sao để nhà nước và nhân dân hai nước cũng như cả thế giới thấy rằng chúng ta có thể yên tâm hợp tác với Hoa Kỳ. Chúng ta cũng phải cho Hoa Kỳ thấy rằng khi hợp tác với Việt Nam thì hòa bình, ổn định, bình đẳng, tôn trọng chế độ chính trị của nhau là những điều kiện tiên quyết. Cho đến nay, Hoa Kỳ cũng đã thừa nhận tất cả các giá trị của Việt Nam và đây cũng chính là động lực phát triển của các mối quan hệ khác giữa hai nước.
    Hòa bình, ổn định cho Việt Nam
    Khu vực châu Á-TBD hiện đang có nhiều diễn biến khá phức tạp, theo Thứ trưởng, hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cần phát triển theo phương hướng nào để Việt Nam vừa có thể giữ vững độc lập, chủ quyền, vừa đảm bảo mối quan hệ hài hòa với các nước khác?
    Các quan chức quốc phòng Hoa Kỳ cũng vừa hỏi tôi đúng câu này. Tôi đã trả lời rằng trong quan hệ quốc phòng nói riêng cũng như quan hệ chiến lược nói chung trong bối cảnh khu vực châu Á-TBD đang có sự can dự của nhiều thế lực, đặc biệt là các nước lớn với nhiều yếu tố, sức mạnh khác nhau, chúng tôi chỉ yêu cầu hai điểm.
    Thứ nhất là hòa bình, ổn định cho Việt Nam. Thứ hai là chúng tôi sẽ không tham gia bất cứ trò chơi cạnh tranh quyền lực nào của các nước lớn. Chúng ta không đứng về bất kỳ bên nào để chống bên kia mà chúng ta chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình, đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ.

    Đó chính là đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của đất nước ta. Trên thực tế thì đây không phải là cái chúng ta nghĩ ra vào thời điểm này mà đó là quy luật, là chân lý, là bài học lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và cũng là quy luật phát triển của đất nước ta về sau này.

    Chúng ta phải giữ cho được độc lập tự chủ, không tham gia bất kỳ trò chơi quyền lực nào, không dựa vào một bên để chống lại bên kia nhưng cũng không có nghĩa là chúng ta co thủ mà có nghĩa là chúng ta giữ được trách nhiệm của mình đối với hòa bình, ổn định của khu vực. Chúng ta không đồng tình với mọi sự can dự gây phương hại tới bất kỳ quốc gia nào, cho dù có ảnh hưởng tới chúng ta hay không, và sẽ phản đối bằng khả năng của chúng ta.

    Do vậy việc giữ vững đường lối độc lập tự chủ sẽ đảm bảo cho chúng ta một nền hòa bình lâu dài, bền vững. Trừ khi nước ngoài đem quân xâm lược chúng ta thì chúng ta phải chiến đấu còn nếu chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc không bị xâm hại thì chúng ta giữ hòa hiếu với tất cả các nước khác.
    Tìm kiếm liệt sỹ, khắc phục hậu quả dioxin
    40 năm đã trôi qua nhưng cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn để lại nhiều hậu quả nặng nề, Thứ trưởng đánh giá thế nào về hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh giữa hai nước?
    Từ trước khi bình thường hóa quan hệ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã hợp tác tìm kiếm hài cốt người Hoa Kỳ mất tích. Cho đến hôm nay, hoạt động này vẫn là một trong những nội dung chủ yếu, quan trọng và rất điển hình trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.
    Chúng ta đã làm cho Chính phủ và người dân Hoa Kỳ hiểu rằng Việt Nam thực sự là một đất nước nhân đạo. Chúng ta đã giúp Hoa Kỳ tìm kiếm hài cốt của quân nhân họ, những người đã mang chiến tranh tới Việt Nam, bằng tất cả những khả năng của chúng ta và rất hiệu quả. Đây là những nhận xét của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chứ không phải tự chúng ta nói ra.

    Trong thời gian tới, chúng ta sẽ đẩy mạnh hoạt động này để không một gia đình, không một bà mẹ nào phải chờ để tìm được hài cốt của con mình. Bản thân chúng ta cũng có những khó khăn rất lớn khi hàng trăm nghìn liệt sỹ, chiến sỹ cách mạng hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ nhưng chưa tìm được hài cốt. Chúng ta có trách nhiệm với đất nước chúng ta, với những người đã hy sinh và đặc biệt là gia đình họ. Đây là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của nhân dân ta, chúng ta tự làm chứ không chờ một ai giúp chúng ta làm chuyện này cả.
    Tuy nhiên, chúng ta hoan nghênh sự hợp tác của các nước bao gồm cả Hoa Kỳ trong vấn đề này, đặc biệt là trong cung cấp thông tin và hỗ trợ về kỹ thuật, trang thiết bị để chúng ta đẩy nhanh hơn, sớm hơn việc tìm kiếm liệt sỹ Việt Nam mất tích. Trong thời gian qua, với sự hợp tác của một số nước như Australia, Hàn Quốc và đặc biệt là Hoa Kỳ, chúng ta đã cải thiện được tốc độ tìm kiếm liệt sỹ Việt Nam.

    Điểm tiếp theo là khắc phục hậu quả dioxin. Càng ngày các chuyên gia Việt Nam, Hoa Kỳ và cả thế giới càng thấy rằng hậu quả của dioxin là vô cùng khủng khiếp. Cho đến giờ khoa học vẫn chưa chứng minh được là đến bao giờ chúng ta mới có thể giải quyết cơ bản hậu quả dioxin. Hậu quả này vô cùng nặng nề, kéo dài nhiều đời, gây ra bi kịch khủng khiếp cho gia đình các nạn nhân.
    Cho đến thế kỷ 21 này mà những người cháu tới 3 đời của các chiến sỹ nhiễm dioxin vẫn bị tàn tật khi ra đời, vẫn trở thành những con người nhưng không đủ năng lực làm người thì mới thấy sự đau xót như thế nào.
    Hoa Kỳ cũng đã nhận thức được vấn đề này và vừa qua đã giúp chúng ta một dự án tẩy độc tại Đà Nẵng và sắp tới đây sẽ khảo sát và xây dựng dự án ở Biên Hòa. Dioxin là vấn đề rất nặng nề và lâu dài và chúng ta mong Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ chúng ta giải quyết.
    Tôi đã gặp thượng nghị sỹ Patrick Leahy, một người hết sức nhiệt tình trong hợp tác với Việt Nam để giải quyết vấn đề dioxin. Tôi nói với ông ấy rằng tôi mời ông ấy sang Việt Nam một lần nữa, mời ông ấy đến các gia đình có các cháu sinh ra bị hậu quả dioxin thì ông sẽ thấy những người mẹ khổ như thế nào, gia đình họ khổ như thế nào và ông sẽ hiểu rằng chúng tôi khổ hơn ông hàng trăm hàng ngàn lần. Ông ấy nói rằng ông ấy sẽ sang và sẽ đến những gia đình như vậy.
    Một lĩnh vực nữa trong khắc phục hậu quả chiến tranh là khắc phục hậu quả bom mìn. Theo tính toán sơ bộ của các chuyên gia, nếu với tốc độ như cách đây khoảng 5 năm thì chúng ta phải mất 300 nữa mới làm sạch được bom mìn trên đất nước Việt Nam. Một năm Việt Nam có biết bao người chết và bị thương vì bom mìn và cứ một người bị thương thì lại phải có những người nuôi họ nữa.
    Cách đây 5 năm, Chính phủ đã lập ra Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn quốc gia và tận dụng tối đa các nguồn lực nhà nước để tăng tốc độ làm sạch bom mìn.
    Theo tính toán bây giờ thì vẫn còn khoảng 100 năm nữa, trong khi chúng ta đang muốn rút ngắn chỉ còn 30 năm hoặc cùng lắm là 50 năm, còn trước mắt thì cố gắng không để có thêm người chết và bị thương nữa.
    Vừa qua, Hoa Kỳ cũng đã có động thái quan tâm đến vấn đề này và đã ký với Việt Nam bản ghi nhớ về khắc phục hậu quả bom mìn. Trong chuyến thăm lần này, tôi đã đề xuất 3 dự án để phía Hoa Kỳ nghiên cứu. Thứ nhất là dự án làm sạch bom mìn ở một số địa phương có tỷ lệ ô nhiễm bom mìn rất nặng mà người ta gọi là vùng đỏ.
    Thứ hai, Chính phủ đã thành lập Trung tâm bom mìn Việt Nam và hiện nay trung tâm này đang rất cần một trung tâm dữ liệu về bom mìn và nạn nhân bom mìn. Chúng tôi đã đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ trung tâm này tùy theo khả năng của họ.
    Thứ ba là các nạn nhân bom mìn tại Việt Nam đang rất cần chân tay giả phù hợp với nhu cầu sinh sống, lao động và tái hòa nhập của họ. Tại Việt Nam cũng có các cơ sở sản xuất chân tay giả do nước ngoài tài trợ nhưng trình độ cũng chưa đạt được mức như trên.
    Do vậy mà chúng tôi đề nghị các tổ chức nhân đạo, các quỹ của Hoa Kỳ giúp đỡ Hội hỗ trợ nạn nhân bom mìn Việt Nam để làm sao mỗi tỉnh có nhiều nạn nhân bom mìn có một xưởng sản xuất chân tay giả như vậy. Đề xuất của chúng tôi đã nhận được sự hưởng ứng rất tích cực của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng như thượng nghị sỹ Leahy. Tôi hy vọng tới đây Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ ký được những dự án cụ thể như thế này.
    2015 là năm kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, vậy đâu sẽ là điểm nhấn trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước trong năm nay cũng như trong thời gian tới?
    Đó là hợp tác trên thực tế và đặc biệt là trong các lĩnh vực nhân đạo. Trước hết là về các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, thứ hai là khắc phục hậu quả chiến tranh, và thứ ba là trao đổi về mặt chiến lược để tìm ra những nhận thức chung về tình hình an ninh khu vực, từ đó đi đến những tiếng nói, hành động đảm bảo cho khu vực chúng ta, đất nước chúng ta có một nền hòa bình bền vững, sự ổn định, phát triển và hợp tác tốt hơn với Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực khác.

  7. Xu thế đi theo Mỹ và bám Mỹ phục tùng Mỹ có thể nói đang tiến nhanh và tiến mạnh ngay bây giờ và mãi về sau . Năm nay đánh dấu nhiều chuyến công du ngoạn mục của hai bên . Ông Trọng qua Mỹ và ông ÔBAMA sẻ thăm vn trong năm nay . Dấu hiệu cho thấy rỏ ông Obama đi vn qua vụ đốn chặc cây ở hanoi , khi đó ông trần đại quang qua Mỹ báo cáo công việc chặc cây đã tiến hành để bảo đảm an ninh quan sát tốt nhất cho ông Obama để hai bên an ninh Việt Mỹ hợp tác tốt cho chuyến thăm của ông Obama thành công tốt đẹp , với lại chuyện đốn cây củng tốt giúp cho công an an ninh vn dể bề làm việc và quan sát tốt hơn từ trên cao , một khi có biểu tình hoặc sự kiến lớn xảy ra
    Nhìn theo một hướng khác vn đã vâng lời Mỹ , làm theo ý của Mỹ từ sự kiện này có thể sẻ dẩn tới những vụ việc khác theo chiều hướng tốt nhất , làm và đi theo Mỹ . Những ý kiến Mỹ đưa ra chỉ hoàn toàn tốt và có lợi cho vn thôi , nên khó mà cưỡng lại nổi !

Leave a Reply to Hồng Nhật