WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Quê hương là gì hở mẹ?

Tác giả Sông Lô

Tác giả Sông Lô

Tôi quan niệm, người ta vì một lý do nào đó phải rời xa quê hương chứ quê hương không thể nào rời khỏi trái tim người ta được, quê hương là quê hương không gì thay thế. Trong ý nghĩ đó, vào năm 2000 tôi đã sáng tác bài thơ “Ước gì” như là một kỷ niệm của 20 năm sống đời lưu xứ, chưa một lần về thăm quê hương.

ƯỚC GÌ

Ước gì ôm được quê hương
Vào lòng cho thỏa nhớ thương cõi lòng
Ngỡ rằng cách núi ngăn sông
Ngỡ rằng xa mặt cách lòng quê ơi
Càng xa càng nhớ khôn nguôi
Diết da như nỗi nhớ người tình chung
Đôi khi hạnh phúc vô cùng
Trong dòng suy tưởng mông lung tìm về
Chỉ là lắt lẻo cầu tre
Hiu hiu ngọn gíó trưa hè con sông
Chỉ là những mái nhà tranh
Chiều về nhả khói quây quần bên nhau
Chỉ là nhip võng đêm thâu
Mẹ ru con giấc ngủ sâu êm đềm
Bao nhiêu nỗi nhớ không tên
Bấy lâu nay tưởng ngủ quên trong lòng
Thời gian cùng những hòai mong
Là niềm trắc ẩn mảnh lòng tha phương
Ước gì hôn đươc quê hương
Như là từng được hôn em thuở nào
Để tôi hôn ngọt hôn ngào
Sông dài biển rộng biết bao nhiêu tình
Ước gì quê ở bên mình
Để trang trải mối u tình với quê
Để cười để nói mải mê
Để lòng tôi thấy hả hê với đời
Để tôi rủ nắng trên trời
Xuống đây sưởi ấm tình người phương xa
Để nhìn chiếc áo bà ba
Bên dòng sông Cửu chan hòa nắng quê
Để nghe rộn bước chân về
Ba muơi sáu phố phường xưa xa nào
Để tôi chẳng hiểu vì sao
Câu thơ lục bát đi vào nón em
Chiều về nắng đổ nghiêng nghiêng
Vàng phai tà áo dài em trên đường
Ước gì làm được khói sương
Để tôi quyện với Trường Sơn, Thái Bình
Im nghe non nước thề nguyền
Núi mòn biển cạn vẫn tròn thủy chung
Ước gì làm được dòng sông
Chảy về hợp với Cửu Long, Hồng Hà
Căng bầu sữa mẹ phù sa
Nuôi hai bồ lúa quê nhà bội thu
Xóa tan đi lớp sương mù
Đói nghèo quanh quẩn cầm tù quê hương
Ước gì thấy được quê hương
Như là từng thấy tuyết sương xứ người
Sài Gòn, Hà Nội, Huế ơi!
Ở đây chỉ có một trời nhớ thương
Chân đi khắp lối cùng đường
Vẫn chưa đi nổi một phương quê nhà
Bôn ba khắp nẻo đường xa
Hôm nay cảm thấy nhớ nhà làm sao

Và cũng kể từ lâu, lâu lắm rồi, từ khi cuộc sống tỵ nạn nơi xứ người đã ổn định, năm nào tôi cũng đều lấy những ngày nghỉ dài để đi Canada hoặc Mỹ, riêng những ngày nghỉ ngắn thì tôi dành để đi những nơi khác trong nội địa châu Âu cùng với nhóm bạn bè thân hữu hoặc tham gia những sinh hoạt cộng đồng tại nước tôi đang cư ngụ. Ngoài công ăn việc làm, những việc này dường như đã trở thành nếp sinh hoạt bình thường hàng năm của tôi.

Năm nay thì khác, tôi đã chọn một chuyến đi không bình thường, không bình thường từ việc chọn thời điểm đi cho đến nơi mình đến. Vâng, tôi đã chọn nơi đến là nơi mà đã lâu rồi tôi vẫn khao khát, vẫn mong chờ nhưng vẫn ngàn trùng xa cách, nơi mà tôi vẫn thường trỉu mến gọi bằng hai chữ quê hương vào những ngày giáp tết.

Chọn lựa này đã làm tôi suy nghĩ không ít! Tôi tự biết việc về VN với tôi là không thể, do những hoạt động viết lách cũng như sinh hoạt của tôi trong những tổ chức mà nhà cầm quyền độc tài CSVN không chấp nhận, thậm chí họ còn đánh giá đó là những tổ chức “chống cộng tinh vi”. Thực tế nhất là trong nhóm tôi có 2 người đã bị từ chối nhập cảnh khi về đến phi trường VN dù đã được cấp visa.

Những động cơ đã khiến tôi đi đến quyết định không bình thường này là tôi vừa được nghỉ hưu nên không bị ràng buộc bởi bất cứ một việc gì, thứ nữa, là những anh em tôi, con cháu tôi ở Mỹ, ở Canada sau một thời gian dài, rất dài bận rộn với công ăn việc làm, với chuyện thăng tiến nghề nghiệp, với việc học hành v.v…đã ít chú ý đến những việc khác ngoài xây dựng cuộc sống. Nay mọi sự đã đâu vào đó, cuộc sống đã vững vàng ổn định, thậm chí có những em, có những cháu đã thành đạt tốt nên ý tưởng cùng nhau “Về dưới mái nhà…” đã nhen nhúm trong họ và thế là tất cả đã có cùng quyết định chọn tết năm nay đại gia đình sẽ củng chung hưởng một cái tết ở quê hương và lẽ dĩ nhiên tất cả đều đòi hỏi sự có mặt của tôi vào dịp này. Cái vị trí anh trai cả trong gia đình của tôi là điều kiện ắt có và đủ để họ đòi hỏi. Có thêm một lý do đủ mạnh để thôi thúc là tôi còn có một người chị lớn ở VN đã bao năm rồi không được gặp và cô em gái kế cũng vậy, dĩ nhiên là lòng em cũng như lòng chị và lòng của bao người thân đều mong tôi về thăm lại quê hương, về thăm lại mồ mả ông bà cha mẹ, về thăm lại ngôi nhà thân yêu nơi mà anh chị em tôi chung sống thuở thiếu thời, thăm lại làng xưa phố cũ với bà con chòm xóm thân quen mà nhất là những hình ảnh thân thương cùa gia đình anh em chúng tôi lúc còn nhỏ sống bên cha mẹ với biết bao kỷ niệm đã được chị và em gái tôi nhắc đi nhắc lại như để củng cố cho mong muốn của họ về quyết định trở về của tôi. Em tôi còn nhắc đến bài thơ “Tình Hoài Hương” mà tôi sáng tác tặng em thuở nào:

TÌNH HOÀI HƯƠNG
Tặng Bích Thủy em gái của anh
Xuân năm này em ăn tết ởđâu
Có về quê hương “hăm mốt nhịp cầu”
Thăm lại Tuy Hoà miền Trung xứnẫu
Thăm hòn Tháp Nhạn mưa nắng dãi dầu

Từ dạo theo chồng lạc về sông Cửu
Em có bao giờ nhớ đến sông Ba
Chứ ở nơi anh chốn ngàn dặm ruổi
Núi biển điệp trùng vẫn nhớ quê xa

Nhớ núi Chóp Chài những ngày tháng chạp
Mây thấp giăng lưng kín mít đỉnh trời
Mưa gió tơi bời sớm chiều lạnh ngắt
Cơm muối mè bốc khói thở ra hơi

Nhớchùa Khánh Sơn tết vềtấp nập
Nẫu ra nẫu vào lễPhật dâng hương
Nhớhẹn cây Si chờhoài chẳng gặp
Đạp xe vềtrách nẫu thấy mà thương

Nhớrừng dừa xanh um tùm bóng lá
Nhớvịnh Xuân Đài, MỹÁ, Tuy An
Biển sóng miên man đất trời mở ngõ
Mộng hải hồ bỗng chốc cũng tiêu tan

Anh nhớ Củng Sơn như nhớ Đồng Xuân
Nhớđập Đồng Cam dẫn nước vô đồng
Nhớ mía Đồng Bò xiết hòai ngọt lịm
Nhớ Hiếu Xương mùa chín lúa ngập đồng

Hơi thởPhú Yên anh vẫn thởtrong tim
Giọng nẫu quê hương chất phát êm đềm
Đất cũ trời xưa lòng anh thương quá
Thương Cù Mông, thương Đèo Cả mông mênh

Hẹn nẫu một ngày vềquê ăn tết
Bên bến thôn làng trong nước sông Ba
Dưới lũy tre xanh phủi đời thấm mệt
Rửa bước chân trần sạch bụi đường xa

Đức Quốc 1990

 

Chị tôi thì sáng tác tặng tôi bài thơ “Chị em” cũng không ngoài thâm ý trên.

Chị em
Viết cho em Lê Nam Sơn
Lê Thị Thanh Vân

Nhận thư em viết từ hải ngoại
Nỗi nhớthương đăm đắm quê nhà
Từng con chữ nhạt nhòa nước mắt
Thương em lưu lạc trời xa

Mình cách nhau nửa vòng trái đất
Bình minh bên này bên ấy còn đêm
Em có đếm bao vì sao sáng
Như đêm xưa bên chị êm đềm

Đàn chim sẻxà bay ríu rít
Hai chịem nô nức đến trường
Chiếc ca lô trên đầu em đội lệch
Giống chú lính kèn chuyện lẻmột đêm

Có những hôm trời mưa tầm tã
Chị em mình chỉ một áo tơi
Mẹtất tưởi đường làng ra đón
Nhớ mẹ xưa lòng chị ngậm ngùi

Gửi em chút nắng vàng ấm áp
Ngọn cỏ đùa theo gió liêu xiêu
Bên trời ấy tuyết buồn xa xứ
Chị đằm sâu chút kỷ niệm cuối chiều

 

Trước tết 6 tháng tôi đã thông báo đến mọi thành viên trong gia đình quyết định của mình là đồng ý sẽ về VN ăn tết cùng gia đình với điều kiện là nếu xin được visa và tôi đã chọn một dịch vụ du lịch làm thủ tục xin visa cho tôi và đã được lãnh sự quán VN tại Đức cấp cho visa thời hạn 5 năm. Thế là tôi mua vé trước 6 tháng, chọn ngày về là 28 tết và sẽ ở 6 tuần. Riêng vợ tôi, tôi để cô ấy về thăm gia đình bên ngoại ở Hà Nội trước tôi gần hai tháng.

Thời gian chờ đợi thật dai dẳng nhưng cuối cùng rồi cũng đến. Ngày 17 tháng 02 năm 2015 tức là ngày 28 tết đúng 07.00 giờ sáng chuyến bay số VN30 của VietNam Airline phát xuất từ phi trường Frankfurt Đức quốc đã chạm bánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất VN sau hơn 12 giờ bay.

Tôi thở phào nhẹ nhõm vì đã vượt qua được một chuyến bay dài và nhất là sắp được gặp lại những người thân sau bao năm xa cách đang đón chờ tôi bên ngoài. Trước khi đến nơi nhận hành lý, hành khách phải qua cửa làm thủ tục nhập cảnh, tại đây tôi đã bị giữ lại và giao cho công an.

Người công an trạc tuổi 45, 50 mang cấp bực thượng tá sau khi đã tự giới thiệu về mình, nhìn vào hộ chiếu của tôi đọc tên họ và hỏi tôi là ngoài tên họ chính trong giấy tờ là Lê Nam Sơn tôi còn có tên hay bút hiệu nào khác không? Tuy là hỏi nhưng tôi biết chắc anh ta đã nắm được lý lịch của tôi. Không tránh né, tôi cho biết bút hiệu của tôi là Sông Lô.

Anh ta nhìn chăm vào tôi rồi hỏi thêm về những tên khác, tôi trả lời chỉ bút hiệu Sông Lô. Anh ta hỏi thêm là ở hải ngoại tôi đã hợp tác với những tờ báo nào? Tôi bảo, tôi là người viết tự do. Sau đó anh ta chỉ ghế cho tôi ngồi và bào tôi chờ. Anh ta cầm giấy tờ đi vào sâu bên trong để tôi bên ngoài với những người công an còn lại.

Sau hơn 1 tiếng rưỡi, một công an khác xuất hiện trên tay cầm giấy tờ của tôi và cho biết là theo lệnh trên, tôi không được phép nhập cảnh vào VN và buộc tôi phải trở về lại Đức ở chuyến bay 23.20 giờ tối nay.

Đã tiên liệu trước nên với tôi sự kiện này đã không là một bất ngờ. Sau khi làm những thủ tục buộc họ phải làm, tôi được họ đưa vào phòng cách ly với bên ngoài. Tôi chép lại biên bản xử lý vi phạm xuất nhập cảnh mà họ đã yêu cầu tôi ký và trao cho tôi giữ một bản sau đây:

Biên bản xử lý vi phạm xuất nhập cảnh

bienban

Hôm nay hồi 07 giờ 43 phút, ngày 17. tháng 02 năm 2015, tại sân bay Tân Sơn Nhất.

1. Chúng tôi gồm

Ông Lê Hồng Thái, chức vụ: P. Trưởng Đồn Công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất.
Ông Bùi Quốc Cường, Chức vụ: Cán bộ đội TM, Đồn CACK Tân Sơn Nhất.

Tiến hành lập biên bản vi phạm quy chế xuất nhập cảnh đối với:
- Ông: Lê Nam Sơn; Sinh ngày: 02/07/1949.
Hộ chiếu số: C215MR0GM; Quốc tịch: Đức.

Đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VN30 lúc 07 giờ 0 phút.
Đã vi phạm tại khoản 9 điều 21 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014, cụ thể: Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

2. Khi lập biên bản có sự làm chứng của đại diện hãng hàng không: HK Việt Nam
Ông/Bà: Nguyễn Đông Trang, chức vụ: nhân viên.

3. Ông Lê Nam Sơn không được nhập cảnh Việt Nam. Yêu cầu ông: Lê Nam Sơn không được ra khỏi khu vực quản lý của nhà chúc trách tại sân bay trong thời gian chờ chuyến bay VN31 xuất cảnh đi Frankfurt lúc 23 giờ 20 phút, ngày 17/02/2015.

4. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy tờ bị tạm giữ gồm: không

Biên bản được lập thành 03 bản, có nội dung và giá trị như nhau, được giao cho người vi phạm 01 bản, người chứng kiến 01 bản.

Sau khi đọc lại biên bản, người vi phạm và người chứng kiến đều đồng ý về nội dung biên bản và nhận thấy người lập biên bản có thái độ đúng mực. Việc lập biên bản bảo đảm tính khách quan, đúng quy định của pháp luật, không có ý kiến khác và cùng ký xác nhận vào từng trang.
Người vi phạm ký tên

Người chứng kiến Ký tên

Người lập biên bản ký tên

Họ đã chiếu theo điều 21 khoản 9 dưới đây để đưa vảo trường hợp của tôi

 

LUẬT

Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

CHƯƠNG III

NHẬP CẢNH

Điều 20. Điều kiện nhập cảnh

Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.

Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;2. Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.

Điều 21. Các trường hợp chưa cho nhập cảnh 

1. Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.

2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
8. Vì lý do thiên tai.
9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 22. Thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh
1. Người đứng đầu đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 21 của Luật này.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 21 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 21 của Luật này.
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 21 của Luật này.
5. Người có thẩm quyền ra quyết định chưa cho nhập cảnh có thẩm quyền giải tỏa chưa cho nhập cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Sau đó họ đưa tôi vào phòng cách ly với bên ngoài và đúng 22.30 tối cùng ngày họ đưa tôi thằng đến cửa phi cơ đang chuẩn bị nhận khách để trở về lại Đức. Ngồi trên phi cơ sắp rời khỏi VN trở về lại quê hương thứ hai, lại một lần nữa tôi thở phào nhẹ nhõm như lúc sáng sau khi phi cơ đáp xuống phi trường, nhưng cảm giác dễ chịu hơn vì tôi biết chắc là tôi sắp về lại nơi quê hương thứ hai yên ổn của mình.

Việc cấp visa cho tôi về thăm quê hương rồi lại ngăn không cho tôi nhập cảnh ngay tại phi trường sau một chuyến bay dài với lý do là vi phạm quy chế xuất nhập cảnh vu vơ không bằng chứng, theo tôi đó là hành động trả thù hèn hạ để gây thiệt hại về tinh thần cũng như vật chất cho cá nhân mà họ muốn trả thù mới là mục đích chính. Với lối trả thù hèn hạ này họ sẽ chẳng bao giờ làm chùn bước được những người có tâm thức với quê hương đất nước, những người có lý tưởng đấu tranh cho quê hương đất nước Việt Nam có tự do, có dân chủ và quyền làm người được tôn trọng.

Đọc thêm về trường hợp của nhà văn Đỗ Trường: Lệnh trục xuất và 10 giờ làm việc với an ninh

© Đàn Chim Việt

 

22 Phản hồi cho “Quê hương là gì hở mẹ?”

  1. tonydo says:

    Trường hợp chiến hữu “cắc ké” Đính Hùng ở Nữu Ước (ông Đính Hùng nhận mình là người tranh đấu cắc ké, không phải chỉ huy, dữ dội) cũng phải tình nguyện ký giấy xin trở lại Mỹ ngay khi vừa đặt chân lên phi cảng Tân Sơn Nhất.

    Bọn bò vàng khốn nạn đã lừa được phu nhân của ông Hùng ra khỏi phi cảng một mình.

    Xin coi cuộc phỏng vấn của Bùi Dương Liêm (bebeliem) với Đính Hùng trên youtube qua clip mang tên:
    (Khủng bố người tị nạn về Việt Nam tại phi trường Tân Sơn Nhất)

    Ông Đính Hùng cho biết, rất nhiều điều mà em và chắc chắn nhiều Còm Sĩ không ngờ tới, kể cả việc tại sao nhiều người không chịu hợp tác với ông Hùng để kiện Đại Sứ Việt Cộng.

    Lại còn có nhiều chiến hữu, qua lời ông Đính Hùng, còn chấp nhận về thăm quê hương, mặc dù phải vào ban Nội Chính làm việc với Việt Cộng ngày hai tiếng.

    Rắc rối thật.

  2. Trực Ngôn says:

    Có đơn thưa thì mới có toà xử!

    Tiên Ngu làm tôi sực nhớ đến vụ án Trịnh Vĩnh Bình, vua chả giò ở Hoà Lan về làm ăn ở VN, bị đám tham quan VC bày mưu tính kế tống ông vô tù để chiếm đoạt tài sản.

    May mắn cho ông Trịnh Vĩnh Bình đã chạy thoát (nhiều bí ẩn) trở về Hoà Lan và đã đệ đơn kiện CSVN, đòi bồi thường 100 triệu $. Theo Wikipedia thì:

    Luật sư của ông Bình đã viện dẫn các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994 để tiến hành khởi kiện. Theo ông Bình, bản án hình sự chống lại ông ta tại Việt Nam trước đây chỉ là cái cớ để Chính phủ Việt Nam tiến hành tước đoạt quyền sở hữu đối với tài sản của ông ta, và như vậy đã vi phạm thỏa thuận tại hiệp định nêu trên và phải bồi thường cho ông ta. Phiên tòa quốc tế nhằm giải quyết vụ tranh chấp này lúc đó được dự định là sẽ khởi sự vào tháng 12/2005 tại Stockholm (Thụy Điển). Vụ xét xử này, dự kiến sẽ kéo dài cả năm và số tiền tốn kém về án phí có thể lên tới hàng trăm triệu USD.

    Tuy nhiên, vào năm 2006, theo báo điện tử Thanh niên thì: “ Chính phủ Việt Nam đã miễn chấp hành hình phạt tù cho ông Trịnh Vĩnh Bình, và cho ông được phép trở lại Việt Nam“.

    Đến đây thì tôi không biết sự việc diễn tiến tiếp thế nào? Ông Bình có còn tin tưởng trở về VN làm ăn với VC nữa hay không?

    Nhưng 6 năm sau, ngày 11/06/2012 báo Thanhnien.com đưa tin: “Hậu vụ án Trịnh Vĩnh Bình: Truy tố cục trưởng thi hành án và 2 đồng phạm” như sau:

    “Bán tài sản trong vụ án Trịnh Vĩnh Bình một cách bất minh, trong đó có khu “đất đẹp” giá rẻ về tay người nhà của mình, 3 cán bộ thi hành án tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang chuẩn bị hầu tòa.

    Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa chuyển cáo trạng, truy tố ra trước TAND cùng cấp để xét xử Trần Văn Mười, nguyên Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” . Cùng đồng phạm với bị can Mười trong vụ án này còn có Lê Minh Huy Hoàng, nguyên chấp hành viên Chi cục THADS TP.Vũng Tàu và Hoàng Anh Linh, nguyên là chấp hành viên Cục THADS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (lúc bị bắt là chuyên viên Nội chính văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu).

    Theo cáo trạng, vào năm 1999, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM xét xử vụ án “Trịnh Vĩnh Bình vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai”. Theo đó, bản án hình sự phúc thẩm số 688/HSPT của TAND tối cao kiến nghị UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xem xét, xử lý theo thẩm quyền 2 nhà xưởng sản xuất với diện tích gần 40.000 m2 cùng 9 ngôi nhà và đất do ông Trịnh Vĩnh Bình mua trên địa bàn tỉnh. Số tài sản này được giao cho Phòng THA tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (nay là Cục THADS) xử lý theo thẩm quyền.

    Trong quá trình thi hành bản án, Cục THADS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có nhiều sai phạm. Cụ thể, khi kê biên khu nhà kho thuộc tài sản của ông Trịnh Vĩnh Bình trên đường Võ Thị Sáu (P.2, TP.Vũng Tàu), Hoàng và Linh phát hiện có 12 xe ô tô trong nhà kho không được tuyên trong bản án. Thay vì phải xác minh làm rõ nguồn gốc, chủ sở hữu nhưng Hoàng và Linh vội vàng tiến hành cưỡng chế, kê biên số tài sản này. Gần 1 năm sau, Mười mới tổ chức xác minh chủ sở hữu 12 xe ô tô nói trên. Lúc này, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có văn bản yêu cầu THADS tỉnh cần làm việc với TAND tối cao và Viện KSND tối cao để xin ý kiến. Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp) cũng có công văn chỉ đạo THADS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ được xử lý 12 xe ô tô khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tư pháp. Thế nhưng, những văn bản chỉ đạo của các cấp thẩm quyền không được Mười để ý tới. Mười đã chỉ đạo Linh tự tổ chức bán đấu giá 12 xe ô tô không thông qua Trung tâm bán đấu giá tài sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Việc làm của Mười đã vi phạm Pháp lệnh THADS và Quy chế bán đấu giá tài sản, gây thiệt hại cho ông Trịnh Vĩnh Bình.”

    Việt Kiều là con bò sữa để cho CSVN vắt? “Khúc ruột ngàn dặm không thể tách rời” bởi vì đollar $ ?

  3. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Cái vụ…việc nhà nước nhận tiền fee, cấp visa, chấp thuận cho nhập cảnh, rồi cho công an chận ngách, đuổi về…

    Đây là một hành vi…lường gạt, ăn cắp tiền có hệ thống…

    Cần phải được đưa ra toà án quốc tế, đòi hỏi công bằng, khắc phục sự thiệt hại của nạn nhân!

    Không nên chỉ…mần thơ, tự…rên rỉ, rồi cho nó…qua phà.

    Nhà nước csVN phải chi trả án phí và thiệt hại của nạn nhân về…mọi mặt.

    Nếu nạn nhân kiếm được một luật sư hạng giỏi và may mắn gặp chánh án có lương tâm như…Tiên Ngu, kết quả bản án này sẽ là:

    1) Visa: $75.00
    Thời gian bỏ ra để điền đơn và chờ đợi cấp visa: $9/hr (minimum wage)

    2) Tiền vé máy bay: $1,500.00
    Thời gian bỏ ra để deal cho được vé: $45.00/hr ( professional wage)

    3) Tiền mướn luật sư $150.00/hr, (from start to end of the case)
    4) Tiền bị thiệt hại tinh thần, bị khũng bố, mất niềm tin: 1 million of dollars (cash)
    6) Tiền…linh tinh khác như…food, other transfortation fee, hotel…: $5,000.00

    Vân vân và vân vân…

    Một case thôi, nếu thành công, nhà nước csVN phải đền bù thiệt hại khoãn…2 triệu đô.

    Gặp luật sư giỏi, gom được hết các nạn nhân bị trường hợp lường gạt tương tự, sue the csVN gov. in a class action, anh luật sư này chắc chắn sẽ có tiền để…retire, travel around the wolrd for fun.

    Trust me, man! What are you waiting for? Do it.

    • tonydo says:

      Hay qúa!
      Em nhớ có một chiến hữu ở Nữu Ước cũng bị đuối về Mỹ ngay tại phi trường. Vụ này có họp báo ầm ỹ một dạo. có cả trên Youtube.

      Bẵng đi, hôm nay đàn anh gợi ý, em mới nhớ là đã có lần ý nghĩ về cái tiền vé (ít nhất là vậy) chạy qua đầu em (Cross My Mind).

      (Trích Tiên Ngu):
      (Trust me, man! What are you waiting for? Do it.) (hết trích)

      Không kiện mới là lạ.
      Chúc sức khỏe đàn anh.

    • Nói Toẹt Móng Heo says:

      Nick là “Tiên Ngu” mà ý kiến thì tuyệt hảo “ngu lòi ra tiền”?

      Đồng ý với đại huynh Tiên Ngu. Đề nghị những người bị CSCN lừa gạt hãy kiện CSVN ra toà, bắt chúng bồi thường thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần.

      Chúng lấy tiền Visa, dụ cho nạn nhân mất thời giờ lui tới, chơi một cú để nạn nhân về đến phi trường rồi cấm không cho nhập cảnh, khiến nạn nhân mất biết bao thời gian, mất tiền vé máy bay, hụt hẫng về mặt tinh thần.

      Phải kiện CSVN ra toà để chấm dứt cảnh tượng này. Nếu không thì trò lường gạt này vẫn tái diễn. VC coi đó như một đòn thù bẩn thỉu để trả đũa tất các những ai không qui phục CSVN!

  4. Thuyền nhân says:

    Cám ơn bài thơ của bạn Thạch Đạt Lang cảm tác theo bài thơ Quê Hương Là Chùm Khế Ngọt của Đỗ Trung Quân. Tôi chỉ là một thuyền nhân vô dụng trên con thuyền của mẹ tôi đang bị hải tặc phương Bắc cướp, chúng dương cờ máu Phúc Kiến sau khi xé bỏ ngọn cờ mà hai chị tôi đã phất cao đuổi Mã Viện !Một trang sử bi tráng của gia tộc tôi không thẻ kể xiết. Vượt ven sông Trường giang, qua bao gian khổ, phải đạp lên cơn sóng dữ tiêu diệt kình ngư, qua ải Nam Quan, ngừng chân ở sông Hồng. Có những lúc 100 người con mà mẹ tôi sinh ra, 50 lên rừng tìm trầm hương, báu vật. 50 ngụp lặn dưới đại dương tìm những gì quí giá để cống nạp cho giặc phương Bắc. Anh tôi phất ngọn cờ đào, đuổi Tôn sĩ Nghị vùi thây giặc nơi gò Đống Đa.
    Phải chăng số phận chúng tôi quá xấu ? có lẽ hải tặc kéo luôn con thuyền suy kiệt này về phương Bắc? Bán cả những gì quí giá của mẹ tôi để lại cho ngoại bang, anh em chúng tôi đình công ở SàiGòn mấy ngày nay chỉ vì chúng muốn thông đồng quỵt cả bảo hiểm y tế !
    Ôi hậu quả của sự ngu muội !!!!!

  5. Nói Toẹt Móng Heo says:

    Quê hương là gì hở mẹ?

    Quê Hương là chùm khế ngọt để cho con leo lên hái từng ngày, quê hương nếu ai không nhớ thì không sống thành người.

    Nhưng từ ngày CSVN chặt đứt đọt khiến khế thành chua, không chỉ chua mà còn chát cay chát đắng.

    Ai không tin cứ hỏi anh Sông Lô và Đỗ Trường thì biết! Anh Trần Trường lại con bi đát hơn, tưởng rằng khế ngọt nên ấp ủ nỗi thèm khát, vợ chồng con cái bồng bế nhau về “ăn khế ngọt”, nào ngờ, về ở VN được một thời gian phải bỏ của chạy lấy người.

    Nói nào ngay, của cũng chẳng còn vì bị mấy thằng gác cây khế cướp bóc trấn lột đến nỗi chỉ còn cái quần lỏn!

    https://www.youtube.com/watch?v=PqPS7EwxZLk

  6. Nguyễn Trọng Dân says:

    Buồn buồn nhớ Dâm TiêN , mở thơ Tuệ Sẹo ra ngâm chơi…

    “Trong mắt biếc mang nỗi hờn thiên cổ
    Vẫn chân tình như mưa lũ biên cương.”

    Hehehe…

    *************

    Những Năm Anh Đi
    Tác giả: Tuệ Sỹ

    Ngọn gió đưa anh đi mười năm phiêu lãng,
    Nhìn Quê hương qua chứng tích điêu tàn.
    Triều đông hải vẫn thì thầm cát trắng:
    Truyện tình người và nhịp thở của Trường sơn.

    Mười năm nữa anh vẫn lầm lì phố thị,
    Yêu rừng sâu nên khóe mắt rưng rưng.
    Tay anh vói trời cao chim chiều rủ rỉ,
    Ðời lênh đên thu cánh nhỏ bên đường.

    Mười năm sau anh băng rừng vượt suối,
    Tìm Quê hương trên vết máu giữa đồng hoang.
    Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi,
    Từng con sông từng huyết lệ lan tràn.

    Mười năm đó anh quên mình sậy yếu,
    Trên vai gầy từ thủa dựng Quê hương;
    Anh cúi xuống nghe núi rừng hợp tấu,
    Bản tình ca vô tận của Ðông phương.

    Và ngày ấy anh trở về phố cũ,
    Giữa con đường còn rợp khói tang thương,
    Trong mắt biếc mang nỗi hờn thiên cổ
    Vẫn chân tình như mưa lũ biên cương.

  7. Thuyền nhân says:

    Biết đến bao giờ những người cùng đi trên con thuyền đau thương , nghèo đói trên dòng nước ngược. Bỏ được các mâu thuẫn chính trị, tôn giáo….Kẻ cầm lái man rợ trả lại con thuyền cho dân tộc?

    • Thạch Đạt Lang says:

      Quê hương là chùm khế…chát
      Cho con trèo… té mỗi ngày
      Quê hương là đường… đi học
      Theo gương chôm chĩa… bác Hồ

      Quê hương là con diều…đứt
      Tuổi thơ con…mất thật rồi
      Quê hương là…con đò nát
      Đem đêm mơ bát cơm đầy

      Quê hương là cầu treo nhỏ
      Mỗi ngày đi học… con đu…
      Quê hương là đêm trăng tỏ
      Con ngồi nhớ mẹ trong tù

      Quê hương là chùm khế chát
      Côn an tàn ác giết người
      Quê hương là tình bạn học
      Đánh nhau trong lớp tơi bời

      Quê hương là dân đánh cá
      Ra khơi thấp thỏm từng giờ
      Khôn hồn thì chớ lơ ngơ…
      Coi chừng tầu lạ nó phơ… tiêu tùng

      Quê hương mẹ Việt anh hùng
      Tượng đài vĩ đại khốn cùng kêu than
      Quê hương là cõi trần gian
      Đói cơm thiếu áo miên man tháng ngày

      Quê hương là cầu treo nhỏ
      Mẹ về áo rách te tua
      Quê hương là Nông Đức Mạnh
      Ngai vàng chễm chệ vua ngồi

      Quê hương mỗi người chỉ một
      Nếu không sống được phải chuồn
      Quê hương nếu ai không hiểu
      Sẽ không sống quá một ngày

      Cảm tác theo bài thơ Quê Hương Là Chùm Khế Ngọt của Đỗ Trung Quân.

      Thạch Đạt Lang

Leave a Reply to Thuyền nhân