WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chu Tất Tiến: Chia sẻ một kinh nghiệm đi mổ Sinus

Ảnh mang tính minh họa

Ảnh mang tính minh họa

Thứ ba, 21 tháng 4 vừa qua, tôi đi mổ mũi để đặt lại vách ngăn đã bị lệch khi bị đánh ở trong tù, đồng thời nạo sạch các xoang mặt bị nhiễm trùng từ hồi đó.

Ca mổ kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ. Khi tỉnh dậy, thì thấy OK, mũi bị bịt bằng bông kín mít. Về nhà, hể cử động dù nhẹ cũng đổ máu ra và phải thay băng che ở bên ngoài hoài hoài.

Hôm sau, đến văn phòng bác sĩ để rút chỉ khâu bên trong và rút băng bịt ra luôn. Và từ đó, bắt đầu gặp một kinh nghiệm suýt chết. Lúc rút băng và chỉ trong mũi ra, cơn đau bùng lên, buốt đến tận óc, làm mệt run. Sau đó, bác sĩ đưa cho một nắm giấy Napkin, bảo tôi tự hứng máu lấy, rồi bỏ đi, đóng cửa, để khám bệnh nhân khác, để bệnh nhân ngồi cô đơn một mình. Tôi ngồi cầm bó giấy để sát cằm hầu lau máu chẩy xuống, và tưởng chỉ có một chút thôi, ai ngờ, máu đột nhiên chẩy ào ào xuống, tràn qua miệng, vào cằm rồi chẩy xuống ướt đẫm áo sơ mi trắng!

Tôi vội dùng giấy thấm máu liên tục, làm bó giấy napkin ướt đẫm luôn, mà không có ai bên cạnh. Máu chẩy ra nhiều quá, làm người mệt lử, và bắt đầu thấy lạnh và run chân. Không còn cách nào hơn, là cố đứng dậy khỏi giường, lết ra cửa rồi đứng gõ cọc cọc mãi, bác sĩ mới bước ra khỏi phòng khám bên kia. Khi thấy máu tôi chẩy ra nhiều quá, ông ta đẩy tôi nằm xuống giường, dùng bông gòn đút vào lỗ mũi chặn máu chẩy. Rồi ông ta lại đưa tôi một nắm giấy Napkin nữa rồi bỏ đi! Máu vẫn chẩy, tràn ra môi miệng và ra hai lỗ tai. Tôi phải lau liên tục hai bên má, tai, và cằm.. Tôi phải ú ớ gọi cô con dâu đứng ngoài vào với bố và nói là “đột nhiên bố lạnh chân quá!” Con tôi vội vàng xoa bóp chân cho tôi, hết bên này đến bên kia…

Một lúc sau, chừng như khám bệnh xong, ông ta bước vào, nhìn chỗ máu chẩy và nói:

“Cháu phải làm lại và lần này sẽ dùng chỉ khâu to hơn!” Tôi giật mình hỏi ngay: “Không có thuốc tê, làm sao tôi chịu nổi”. Ông ta nói: “Không sao đâu!”

Mình nói tiếp: “Sao không chích thuốc tê như Novocain như các bác sĩ răng vẫn làm cho khỏi đau?” Ông ta vẫn nói: “Không sao đâu!”

Tôi lại hỏi: “Sao không có loại thuốc nào để cầm máu?” Ông ta trả lời: “Không!”

Tôi nói: “Tôi có nghe nói là Vitamin E có thể cầm máu?” Bác sĩ hỏi móc tôi: “Chắc ở Việt Nam làm thế?”

Con tôi lại nhắc lại vấn đề thuốc tê: “Bác sĩ không chích thuốc tê, bố con làm sao chịu nổi?” khi thấy ông ta không thèm trả lời, con tôi giận dữ nói: “Có phải về vấn đề tiền Insurance trả hay không trả không?” (If you don’t apply anesthesia on my dad, how could he endure it? Is that the money matter that insurance pays or don’t pay you?)

Nghe câu đó, ông ta đuổi cô con dâu ra ngoài: “You walk out of here, wait outside. Come back later!” Con tôi nói to: “Bố ơi! Nếu bố có chuyện gì, bố cứ gọi con, con đứng ngay ngoài cửa nhé”!

Ông bác sĩ kia lẳng lặng đóng cửa lại, dúi vào tay tôi một nắm giấy Napkin và bắt đầu làm cái gì đó trong mũi tôi! Trời hỡi! Khi dụng cụ của ông ta đục vào trong mũi, tôi tưởng như có lưỡi dao nóng bỏng đâm thẳng vào óc vậy, đau kinh khủng. Người tôi cong lên, tay phải tôi bám chặt vào tay áo của hắn, còn tay trái tôi phải liên tục thấm máu mình chẩy tràn ra miệng, xuống cổ và đầy hai lỗ tai! Đau quá, nước mắt tôi tuôn ra như suối, cùng với máu làm đầy hai chỗ trống trong tai. Cơn lạnh lại dâng lên từ chân. Nghĩ mình sắp chết, tôi đọc kinh liên tục, mà vừa đọc kinh vừa lau máu, kẻo máu chẩy ngược vào trong miệng là chết liền! Trong khi đó, ông bác sĩ cứ tỉnh bơ, khâu khâu vá vá và sau đó, tống cục băng mới vào tuốt trong, vừa tống vào vừa vặn xoáy miếng băng cho tới tận hốc mắt luôn. Đau quá, và máu ra nhiều quá, tôi muốn xỉu và chợt trong đầu tôi có ý nghĩ “bắt đầu sợ!” (từ đầu chưa “sợ!”) và thần kinh tôi bắt đầu căng lên. Và cũng ngay giây phút đó, tôi biết rằng nếu để cơn “sợ” dâng lên, thì có thể tôi bị “Panic attack” (hoảng hốt) thì còn nguy hiểm hơn, nên vội vận dụng “Thiền Định” mà tôi vẫn tập từ bao lâu nay để chặn cơn “Panic Attack” mà tôi từng bị trước đây, khi lo âu quá! Nếu cơn Panic Attack này tấn công tôi, thì tim sẽ đập loạn, chân tay bất khiển dụng, và có thể làm cái gì đó bất thường, nguy đến tính mạng. May mắn, một vài phút sau, tôi ổn định lại và tiếp tục đọc kinh trong cơn đau xé ruột.

Không biết là mấy phút, ông bác sĩ kia bảo tôi há mồm ra coi xem có máu trong mồm không, rồi nói: “Xong rồi, không sao cả!”

Lúc đó, cô con dâu vì sốt ruột quá, mở cửa vào đại, thấy bố rung như rẽ, cô phải đứng bóp chân cho bố. Tôi thều thào: “Bố lạnh quá, con hỏi xem có chăn không?” Con tôi chạy ra một lúc rồi vào cho hay là “không có chăn!”

Chờ một lúc, bác sĩ mới trở lại và nói: “Thôi, về được rồi!” Con tôi hỏi: “Có xe lăn không?” Ông ta lắc đầu.

Thôi đành lết về vậy. Vì không còn chút hơi sức nào, tôi hầu như lết hai chân đi, con tôi phải dìu tôi từng bước nhỏ, gần nửa tiếng sau, tôi mới lết ra tới chỗ đậu xe.

Trong đời tôi, chưa bao giờ gặp một người bác sĩ vô lương tâm, tắc trách như ông này. Có hai nguyên nhân khiến bệnh nhân có thể chết: Mất máu liên tục, và đau quá, có thể đứng tim. Một bác sĩ mà bỏ bệnh nhân nằm lau máu một mình, không phụ tá! Không chuẩn bị phương tiện cầm máu, không có thuốc tê, và thái độ cục cằn, nghiến răng làm cho xong việc, bất cần bệnh nhân đau như bị tra tấn. Đuổi người đi cùng ra ngoài, không cho trợ giúp cũng là một thái độ cực kỳ thô lỗ. Nói chung là ông này vừa thiếu trình độ, thiếu lương tâm, và thiếu trách nhiệm. Nếu người bệnh chết trong phòng khám của ông ta, thì ông ta nghĩ thế nào?

Không biết có nên cho Medical Board hỏi thăm ông này không? Vì hôm nay, lại phải đến để rút chỉ và băng ra…Máu vẫn nhỏ giọt suốt đêm qua, thỉnh thoảng lại tỉnh dậy, lấy khăn thấm máu…

24 tháng 4 năm 2015.

© Chu Tất Tiến

© Đàn Chim Việt

12 Phản hồi cho “Chu Tất Tiến: Chia sẻ một kinh nghiệm đi mổ Sinus”

  1. tonydo says:

    Còm mới nhất của quan bác phamminh tương đối là đầy đủ rồi, em chỉ xin diễn giải kiểu “nông dân chân lấm tay bùn” cho qúi Còm Sỹ ở ngoài nước Hoa Kỳ, đặc biệt là trong nước, hiểu rõ cái chuyện y tế, y tung của Đế Quốc Tư Bản Mỹ, nơi đồng chí Nguyễn Bá Thanh đã tới chữa trị trước khi đi gặp cụ Hồ và các vị cách mạng đàn anh khác.

    Có thể lấy bảo hiểm xe cộ ra làm ví dụ cho cái chuyện thuốc men, mổ xẻ ở Mỹ.

    Khi một người quệt xe mình vô bất kỳ cái gì thì bảo hiểm mình mua (hai chiều-collision) sẽ trả hết chi phí sửa chữa. Thế nhưng chủ xe phải lo tiền (Deductible). Tùy mình mua, thường là $500 đô. Cho dễ hiểu, nếu sửa mất $2000 đô thì bảo hiểm chỉ trả $1500 đô mà thôi.

    Qúi bố già Việt Nam ta thường hay xót ruột cái tiền Deductible nên đưa xe tới body shop Việt nhà mình để “save” được $500 đô gửi về giúp thân nhân làm giàu cho Tư Bản Đỏ.

    Tất nhiên, thiệt tới $500 đô thì cái đẳng cấp sửa chữa nó ra sao, ai cũng hiểu. Hơn nữa, qúi trưởng thượng nhà mình còn đòi làm thêm những cái không liên quan gì tới vụ tai nạn nữa. Đói việc, nhà xe cũng đành nhắm mắt đưa chân.

    Bảo hiểm y tế cũng vậy.
    Mấy Lương Y kiêm từ mẫu chỉ được trả tiền để chữa đau mũi, chảy máu liên tục, khó thở, khò khè..v.v. nhưng họ không được trả tiền nắn mũi cho thẳng lại “thẩm mỹ”. Hơn nữa các cụ ta lại khỏi phải trả tiền copayment (như deductible của xe ) thường là 10% tùy loại bảo hiểm.

    Eo hẹp như thế thì Đốc Tờ không thể mướn thêm bầu đoàn thê tử được. Chất lượng ra sao thì cụ nhà Văn khi ngồi vô ghế mổ là phải hiểu rồi.

    Và cuối cùng, bệnh nhân vẫn sẽ lành lặn, sống nhăn răng. Thêm cái Mũi thẳng tắp.

  2. phamminh says:

    Chuyện nghe lạ lắm. Người khác mới từ VN qua kể thì có thể không lạ nhưng ông Tiến kể thì lạ.

    Nếu tôi nhớ không sai thì ông Tiến tuy là diện HO nhưng đã qua Mỹ khá lâu, từng đi làm ở một cơ quan y tế hay clicnic nào đó (tôi không nhớ tên) ở nam CA; nghĩa là ông có biết ít nhiều về bệnh nhân, bác sĩ, chữa trị. bảo hiểm sức khỏe v.v… ở xứ này.

    -Cho dù ông không đi làm đủ 40 quarters để có hưu trí và Medicare, hay có Medicare nhưng không mua bảo hiểm phụ thêm (supplemental) thì ở tiểu bang CA ông cũng được Medical của tiểu bang hay Obamacare cho người có thu nhập thấp hoặc ngay cả tiền già và mất năng lực (SSI). Có nghĩa là khi bị mổ Sinus thì Medical/Obamacare sẽ cover. Chính vì được cover nên bác sĩ nọ mới chịu mổ và khi đã cover cho mổ thì đương nhiên bảo hiểm (dù của chính phủ) đó phải chấp nhận trả thuốc cầm máu và thuốc tê.

    Bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ trước khi mổ: Việc mổ mũi này có được bảo hiểm của tôi trả không thì được. Nhưng khi họ mổ, không dùng thuốc tê như mình muốn mà giận dữ hỏi có phải vì tiền bảo hiểm không trả mà ông không chích không? thì tác dụng tâm lý, phản ứng sẽ khác. Bác sĩ cũng là người chứ không phải ai cũng là “từ mẫu” đâu.

    -Nghe ông kể thì dường như ông đi bác sĩ phòng mạch tư và không biết có phải là specialist (chuyên trị mũi) không? Khi mổ lại chỉ có mình ông (bệnh nhân) với bác sĩ trong phòng mổ, không có y tá phụ thì lạ lắm.

    -Ở Mỹ hơn chục năm, từng làm việc cho văn phòng/cơ quan y tế chắc ông biết là nếu ông không muốn, ông có thể từ chối không cho bác sĩ đó chữa trị hay mổ và ông chọn một bác sĩ khác (dù ông có chương trình y tế nào) chứ đâu thể cứ để cho họ tùy ý chữa rồi sau đó đi phân bua, chia sẻ kinh nghiệm trên mạng thì ích gì cho ông và cho người đọc?

    – Bị máu ra nhiều nguy hiểm đến như ông kể mà bác sĩ đối xử như vậy, ông chỉ cần gọi 911, báo là ông bị máu ra nhiều quá, không chịu nổi sắp xỉu cần được cấp cứu là được giải quyết ngay. Tôi không nghĩ là ông không biết điều này

    - Ông hỏi có nên báo cho Medical Board để họ hỏi thăm bác sĩ này không? Mỗi người một ý thì làm sao ông quyết định? Nhưng nếu muốn báo thì phải có bằng chứng ghi nhận rõ ràng để chứng minh chứ không thể báo khơi khơi như nội dung bài viết này được.

    -Cũng xin nhắc các bác bệnh nhân có tuổi một điều tế nhị, khi đi bác sĩ, dĩ nhiên mình phải khai báo bệnh, tình trạng sức khỏe, thuốc mình đang dùng v.v… nhưng không nên vì mình biết chút ít thuốc men mà đề nghị hay yêu cầu bác sĩ nên cho mình dùng thuốc nào (ngoại trừ mình không dùng được loại thuốc nào đó vì bị dị ứng, phản ứng phụ v.v…) hay ngay như cả thuốc tê hay thuốc cầm máu cũng kể tên như bác Tiến nói với ông bác sĩ nọ. Tâm lý và tự ái bác sĩ sẽ bất lợi cho mình, cho dù ông bác sĩ đó là người đàng hoàng, có lương tâm.

    -Ở VN hay ở quốc gia nào khác thì tôi không biết nhưng ở HK, nghe chuyện này tôi thấy lạ và cũng chẳng rút được kinh nghiệm gì !

    PM

    • cam ca says:

      Quã cũng lạ thiệt dó CTT.
      Đi mổ ở phòng mạch b/s tư thì cũng không là gp lơn.Chĩ là tiểu phẩu.
      Chĩ cần thuốc tê chớ không càn thuốc mê.
      Chinh Tôi đi mổ cái cụ u càng ngày càng lớn trên mặt ,sát mắt.,..
      Sau khi y tá hỏi về dị ứng thuốc ,nhất là trụ sinh .
      Xong là nàm trên ghế. Chiếu đèn , Chich thuốc quanh mụt . Đọi thuốc có tác dụng . Bác sĩ cầm dao mổ.
      Mát tôi mở trừng trừng , Chĩ nghe tiếng máy chạy,và không thấy đau gì hết.Mấy phút là xong . Nhưng khi cầm bill (nhận thông báo)thì mới thấy “đắt ơi là đắt’ Nhưng học chuyên môn tón công tốn của nên “giá ” nó phải như vậy !
      Có gì mà viết? Hay chê ytế Mỹ dở thua VN .
      Tuy nhiên trước đây có 01 bắc sĩ vn (học và ra trương ở Mỹ) cũng đã làm một cuộc giãi phẩu nhỏ ,nhưng máu bênh nhân loãng hay sao mà chãy hoài.B/S loay hoy mãi không cầm được máu,nên kêu 911 cấp cứu . Bác sĩ này sau đó treo bằng ,cho đi học lại!
      Vậy CTT ra máu nhiều ,không cầm được (nói chơi thôi ,chớ không cầm được thì nay đâu còn CTT)thì có thể kiện bac sĩ đó được .
      Còn mấy Ông già vn thì biết thuốc thông thường khá nhiều ,nên hay làm tài hay .đề nghị thuốc này thuốc nọ …cho nên mấy ông B/s trẻ hàng con cháu cũng bực mình . Có Ông B/s hỏi thẳng ” Bác là Bác sĩ hay tôi là Bác sĩ”?
      Cho nên Ông Tiến thật ra không nên viết bài này thì hay hơn
      Ở Mỹ ,dù lệ thuộc medical,nhưng cũng có quyền đổii bác sĩ mà !
      (cc)

  3. nguyen cuong says:

    Xin Bác Chu tất Tiến nên nói rõ là có phải bác đi tới mấy phòng mạch của các bác sỹ Việt nam phải không ? Bác Gìà Mà Còn Dại , nếu bác chết thì sao nhỉ ? nếu tôi là bác tôi đã gọi 911 chở đi nhà thương rồi , …may mà bác còn sống , nếu không người đời sẽ nói , ở xứ Mỹ sự an toàn của bịnh nhân là trên hết , vậy mà để có một cái chết ngu như vậy xẩy ra vậy mà còn đem khoe .

  4. Dân đen says:

    Tôi nghĩ chú nên báo cho cơ quan chức trách để những chuyện đáng tiếc khác không thể xãy ra cho người khác nữa. Chúc chú may mắn!

  5. Nguyễn Trọng Dân says:

    Già cả hết rồi , có sao cứ để vậy, còn đi giải phẩu làm gì nữa cho mệt thân. Cầu xin & mong bác Tiến mau lành bệnh.

    Ki’nh

    • tonydo says:

      Thâm quá!
      Ngắn gọn nhưng cũng lột tả đầy đủ cái “đêu đểu” của dân Bắc Kỳ rau muống luộc.
      Chúc sức khỏe đàn anh.

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Thưa ,

        Thì đối đáp với Đổ huynh bấy lâu, Qua cũng phải học hỏi được “chút chút” từ Đổ huynh chứ!

        Cũng kính mong Đổ huynh sức khỏe dồi dào để mà còn sức hô to “đã đảo Việt Cộng, , Việt Hồng muôn năm!”

  6. Thạch Đạt Lang says:

    Ông Chu Tất Tiến cũng có cái tâm hiền lành. Kể chuyện làm ăn bất lương của bác sĩ xong rồi lại hỏi:-Có nên cho Medical Board hỏi thăm ông này không? Thế thì ông viết lại kinh nghiệm để làm gì? Nói chuyện cho vui thôi hay sao?

    Mà cũng lạ, tại sao không đổi bác sĩ? Tôi đoán, ông Tiến năm nay cũng trên 65 rồi, ở Mỹ đã lâu, chắc chắn phải có quốc tịch Mỹ và bảo hiểm sức khỏe. Chẳng lẽ ông sợ không tìm được bác sĩ nào giỏi hơn hoặc có lương tâm hơn ư ?

    Con gái ông hoặc ông có cellphone, sao không lấy ra quay đoạn video hoặc chụp vài tấm hình bị chẩy máu đưa cho medical board làm bằng chứng?

    Không biết ông bác sĩ này là người Việt hay Mỹ, Mễ…? Mà người nước nào thì cũng nên làm cho ra lẽ. Chữa bệnh vô lương tâm như thế mà không dám làm gì, chỉ lên mạng kể lể thì ích lợi gì cho ai? Người nào muốn tránh ông bác sĩ này cũng không biết đường đâu mà tránh, chẳng có tên tuổi, địa chỉ phòng mạch…Huề tiền.

    Thạch Đạt Lang

    • tonydo says:

      Đàn anh Thạch Đat Lang hỏi:
      (Không biết ông bác sĩ này là người Việt hay Mỹ, Mễ…?) (hết hỏi)

      Thưa, bác sỹ Thẩm Mỹ ạ!

      Cụ nhà văn họ Chu, dù đang hưởng Medicare hoặc Medicaid thì họ cũng chỉ trả cho phần nào làm ảnh hưởng tới sức khoẻ mà thôi.
      (Trường hợp này, phải là khọt khẹt, khó thở, đau nhức….). Tất nhiên bệnh nhân cũng phải trả phần (Copayment), tùy theo loại bảo hiểm mình có.

      Phần làm thêm cho đẹp thì phải bỏ tiền túi ra….bạn ạ.
      Nếu không muốn tốn kém thì người bác sỹ đó cũng đâu có chết ai? Ít ngày sẽ lành lại mà.

      • phamminh says:

        Medicaid là ở tiểu bang khác, nhà văn họ Chu ở nam CA, chương trình này tiểu bang CA gọi là Medical.

        Giả sử bác Tiến (giả sử thôi chứ bácTiến đã 7 bó lẻ rồi, ít nhất cũng có được Medical hay Obamacare hoặc vì thẩm mỹ mà các loại bảo hiểm này không cover) chỉ xài tiền mặt thôi thì bác sĩ cũng đã cho biết trọn gói mổ xẻ là bao nhiêu (dĩ nhiên bao gồm thuốc tê, thuốc cầm máu) rồi.

        Bài này tác giả “chia sẻ” về tinh thần trách nhiệm trong khi chữa trị của ông bác sĩ nọ thôi bác tonydo ạ.

        Tôi cũng vừa có cái còm khác, còm v/v này.

  7. Tu Do says:

    Nên báo cho medical board cho dù vị bác sỉ đó là ai.
    Đọc xong cứ ngỡ như phòng mạch ở garage nhà ai đó. Vì sức khỏe của những “nạn nhân” tương lai một lần nữa xin bác hay thông báo cho giới chức trách trong ngành y được biết.
    Xin cảm ơn và chia sẽ cái đau không đáng có.

Leave a Reply to nguyen cuong