WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kinh nghiệm hòa giải quốc – cộng

image

Vào cuối tháng Tư vừa qua, trong và ngoài nước xuất hiện một số bài báo đề cập đến vấn đề hòa giải quốc cộng sau khi chiến tranh đã kết thúc 40 năm. Chuyện nầy chẳng có gì mới mẻ, cũng đã từng diễn ra năm 1945. Vì vậy, xin hãy cùng nhau ôn lại chuyện hòa giải quốc cộng 70 năm trước để rút kinh nghiệm cho tương lai.

Cách đây 70 năm, mặt trận Việt Minh (VM) thuộc đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) cướp được chính quyền. (Nhóm chữ “cướp chính quyền” là chữ do cộng sản đưa ra.) Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh, lãnh tụ của đảng CSĐD, tuyên bố độc lập và ra mắt chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Gần 10 ngày sau, Trung ương đảng CSĐD họp tại Hà Nội ngày 11-9-1945 đưa ra nguyên tắc căn bản là đảng CSĐD nắm độc quyền điều khiển mặt trận VM và một mình thực hiện cách mạng. (Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, Editions Du Seuil, Paris 1952, tr. 143.) Đảng CSĐD nắm độc quyền VM, mà VM đang nắm chính quyền, cai trị đất nước; nghĩa là đảng CSĐD độc quyền cai trị đất nước.

Dầu Hồ Chí Minh, VM và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) quyết ra tay nhanh chóng để tạo ra tình trạng chính trị đã rồi, nhưng các cường quốc không thừa nhận chính phủ Hồ Chí Minh và vẫn thi hành giải pháp do tối hậu thư Potsdam đưa ra ngày 26-7-1945, theo đó việc giải giới quân đội Nhật tại Đông Dương ở bắc vĩ tuyến 16 do quân đội Trung Hoa (Quốc Dân Đảng) phụ trách và ở nam vĩ tuyến 16 do quân Anh phụ trách. Giải pháp nầy không đề cập đến việc sau khi quân đội Nhật bị giải giới, ai sẽ cai trị Đông Dương, tạo ra một khoảng trống chính trị và hành chánh ở Đông Dương.

VIỆT MINH CỘNG SẢN GẶP KHÓ KHĂN

Khoảng 200,000 quân Trung Hoa do các tướng Lư Hán và Tiêu Văn lãnh đạo tiến vào Hà Nội từ giữa tháng 9-1945. Cũng trong thời gian nầy, quân Anh đến Sài Gòn do tướng Douglas Gracey chỉ huy. Nhờ sự giúp đỡ của người Anh, vào đầu tháng 10-1945, quân Pháp do tướng Leclerc cầm đầu đổ bộ khá đông ở Nam Kỳ và uy hiếp các lực lượng VM.

Tại miền Nam, VM rất lúng túng trước việc quân Pháp càng ngày càng mở rộng vùng kiểm soát, dồn VM vào thế co cụm và lẫn tránh vào các vùng bưng biền. Tại miền Bắc, Hồ Chí Minh và mặt trận VM cũng khó khăn không kém, gặp ba áp lực cùng một lúc. Đó là: 1) Theo tối hậu thư Potsdam, 200,000 quân Trung Hoa vào Việt Nam giữa tháng 9-1945. 2) Các lãnh tụ Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) từ Trung Hoa trở về Việt Nam sau thế chiến thứ hai, quyết liệt chống đối Hồ Chí Minh và mặt trận VM. 3) Sau khi tái chiếm miền Nam, người Pháp tiến quân từ nam ra bắc, dự tính tái chiếm toàn bộ Đông Dương. Lúc đó, VM chỉ có khoảng từ 2,000 đến 5,000 đảng viên cộng sản. (Philippe Devillers, sđd. tr. 182.)

Khi mới nổi lên cướp chính quyền, Hồ Chí Minh và VM cộng sản đã giết nhiều người không theo VM như đảng viên các đảng phái ở Hà Nội, nhóm bảo hoàng ở Huế, nhóm Đệ tứ quốc tế ở Sài Gòn… Nay vì khó khăn mới, Hồ Chí Minh và VM thực hiện một kế hoạch hai mặt. Bề ngoài, VM tỏ ra hòa hoãn, nói chuyện với tất cả các phe phái, kêu gọi lòng yêu nước, đoàn kết và liên hiệp để cùng nhau chống ngoại xâm. Bề trong, VM thực hiện các cuộc khủng bố ngầm, thủ tiêu lẻ tẻ những địch thủ chính trị và đe dọa những ai không theo VM.

Khi cùng với Tiêu Văn, từ Quảng Châu về Việt Nam, Nguyễn Hải Thần, lãnh tụ Việt Cách, liên lạc và hội họp với Jean Sainteny, đại diện Pháp ở Bắc Kỳ ngày 12-10 và 15-10-1945 tại Hà Nội, để thảo luận về tương lai chính trị Bắc Kỳ. Thấy thế, ngày 23-10-1945, Hồ Chí Minh liền mời Nguyễn Hải Thần họp tay đôi giữa hai bên, và ký thỏa thuận hợp tác giữa VM và Việt Cách.

Để gây lòng tin nơi các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, nhất là các tướng lãnh Trung Hoa Quốc Dân Đảng đang có mặt ở Hà Nội, Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán đảng CSĐD ngày 11-11-1945 và thành lập Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư [Mác-xít] do Trường Chinh (Đặng Xuân Khu) làm tổng thư ký. Tuy vậy, theo lời Hồ Chí Minh “dù là bí mật, đảng [CSĐD] vẫn lãnh đạo chính quyền và nhân dân.” (Hồ Chí Minh toàn tập, [tập 6], xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tr. 161.)

Trong khi đó, ngày 6-11-1945, Vũ Hồng Khanh, lãnh tụ VNQDĐ về lại Hà Nội. Ngày 8-11-1945 Nguyễn Hải Thần đòi thành lập một chính phủ liên hiệp. Đòi hỏi nầy phù hợp với ý muốn của các tướng lãnh Trung Hoa vì trước khi Lư Hán qua Việt Nam, Hoa Kỳ gây ảnh hưởng để Tưởng Giới Thạch bắt tay với Mao Trạch Đông. (T.E. Vadney, The World Since 1945, London: Penguin Books, 1987, tr. 121.) Ngày 14-8-1945, chính phủ Tưởng Giới Thạch ký hiệp ước thân hữu với Liên Xô. (Trevor N. Dupuy, Curt Johnson và David L. Bongard, The Harper Encyclopedia of Military History, New York: HarperCollins, 1993, tr. 1423.) Do đó, chính phủ và các tướng lãnh Trung Hoa, vừa ủng hộ các nhà lãnh đạo Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc, vừa muốn Việt Nam theo công thức quốc cộng liên hiệp như Trung Hoa, nên họ áp lực cả hai phía ngồi lại với nhau. Các tướng lãnh Trung Hoa còn muốn giải quyết cho xong vấn đề Việt Nam để rút quân về ứng phó với tình hình Trung Hoa.

Lúc đó, ở Việt Nam lãnh tụ các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc và các nhà trí thức yêu nước không phải là không biết về lai lịch Hồ Chí Minh, và cũng không phải không có những nghi ngờ đối với VM cộng sản. Tuy nhiên, các đảng phái quốc gia ở thế chẳng đặng đừng, phải gia nhập chính phủ liên hiệp, vì đã chậm chân để cho VM chiếm được chính quyền trước; nay muốn tranh đấu giành lại chính quyền khỏi tay VM, thì phải chấp nhận ngồi lại tranh đấu chính trị.

CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP

Ngày 23-12-1945, đại diện của VM, Việt Cách và VNQDĐ cùng họp tại số 40 đại lộ Gia Long (Hà Nội), dưới sự chủ tọa của tướng Tiêu Văn, ký thỏa thuận gọi là HỢP TÁC TINH THÀNH, gồm 18 điểm, đại khái là: Từ ngày 1-1-1946, một chính phủ liên hiệp sẽ được thành lập do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch. Nội các gồm VM (2 ghế), Việt Cách (2 ghế), QDĐ (2 ghế), Dân Chủ (2 ghế), độc lập (2 ghế). Quốc hội sẽ được tổ chức bầu cử ngày 6-1-1946. QDĐ giữ 50 ghế, Việt Cách 20 ghế. Các đảng cam kết không gây hấn với nhau. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập A, Houston: Nxb. Văn Hóa: 1996, tr. 293.)

Ngày 26-12-1945, báo chí Hà Nội đăng thông cáo chung của Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh, nguyên văn như sau:

Ngày 24-12-1945, chúng tôi là Hồ Chí Minh,Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh thay mặt cho Việt Minh, Quốc Dân Đảng và Cách mệnh Đồng Minh Hội, cùng ký tên công nhận những điều ước sau đây:
1. Độc lập trên hết, đoàn kết trên hết. Căn cứ vào thái độ thân ái, tinh thành, cùng nhau thảo luận để giải quyết hết thẩy những vấn đề khó khăn trước mắt. Ai dùng ngang vũ lực gây nên những cuộc nội loạn sẽ bị quốc dân ruồng bỏ.
2. Kể từ ngày 25-12-1945, đôi bên phải ủng hộ một cách thiết thực cuộc tổng tuyển cử, quốc hội và kháng chiến.
3. Bắt đầu từ ngày 25-12-1945, đôi bên đều đình chỉ hết thẩy những việc công kích nhau bằng ngôn luận và bằng hành động.
Ký tên: Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh. (Chính Đạo, sđd. tr. 294.)

Từ đó, CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP ra đời tại Hà Nội ngày 1-1-1946, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Nguyễn Hải Thần phó chủ tịch, với đa số đảng viên cộng sản, thân cộng sản (cộng sản trá hình) và một số đảng viên các đảng phái khác làm bộ trưởng. Đồng thời một Hội đồng Quốc phòng được lập ra do Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch và Vũ Hồng Khanh giữ chức phó chủ tịch. (Đây là chính phủ liên hiệp quốc cộng đầu tiên sau năm 1945.)

Theo thỏa thuận “hợp tác tinh thành”, cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức ngày 6-1-1946 trên toàn quốc, gồm tổng cộng 333 ghế. Hồ Chí Minh đắc cử ở Hà Nội. Cựu hoàng Bảo Đại không ký đơn ứng cử, mà vẫn đắc cử ở Thanh Hóa. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Nxb. Xuân Thu, 1990, tr. 222.)

Tuy quốc hội lập hiến đã được bầu xong, nhưng các đảng phái không cộng sản tiếp tục phản đối mạnh, vì trong cuộc bầu cử nầy, số người đắc cử không ngoài các lãnh tụ VM, những người thân VM, hoặc những người do VM chọn, như trường hợp cựu hoàng Bảo Đại. Lúc đó, VM buộc phải mở rộng quốc hội, thêm 70 đại biểu cho Việt Cách và QDĐ từ nước ngoài trở về, không thông qua bầu cử, như đã quy định trong cuộc họp ngày 23-12-1945. Như thế, tổng số đại biểu lên đến 403 người.

Sau đây là lời sử gia Trần Trọng Kim mô tả cuộc bầu cử: “Khi ấy tôi đã về ở Hà Nội rồi, thấy cuộc tuyển cử rất kỳ cục. Mỗi chỗ để bỏ phiếu, có một người của Việt Minh trông coi, họ gọi hết cả đàn ông, đàn bà đến bỏ phiếu, ai không biết chữ thì họ viết thay cho. Việt Minh đưa ra những bản kê tên những người họ đã định trước, rồi đọc những tên ấy lên và hỏi anh hay chị bầu cho ai? Người nào vô ý bầu cho một người nào khác, thì họ quát lên; “Sao không bầu cho những người này? Có phải phản đối không?” Người kia sợ mất vía nói: “Anh bảo tôi bầu cho ai, tôi xin bầu người ấy.” Cách cưỡng bách ra mặt như thế, lẽ dĩ nhiên những người Việt Minh đưa ra được đến tám chín mươi phần trăm số người đi bầu.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tr. 103.)

Quốc hội lập hiến họp kỳ thứ nhứt ngày 2-3-1946, cử ra CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP KHÁNG CHIẾN, do cựu hoàng Bảo Đại, nay là công dân Vĩnh Thụy làm cố vấn tối cao, và các chức vụ quan trọng là Hồ Chí Minh (chủ tịch), Nguyễn Hải Thần (phó chủ tịch), Huỳnh Thúc Kháng (bộ trưởng Nội vụ), Nguyễn Tường Tam (bộ trưởng Ngoại giao), Phan Anh (bộ trưởng Quốc phòng). Đa số còn lại là bộ trưởng VM (cộng sản) và một số ít các đảng phái khác. Quân sự ủy viên hội vẫn là hai nhân vật chính là Võ Nguyên Giáp và Vũ Hồng Khanh. (Đây là chính phủ liên hiệp quốc cộng lần thứ hai sau 1945.)

Sử gia Trần Trọng Kim kể về hoạt động của chính phủ liên hiệp: “Khi tôi còn ở Hà Nội, cụ Huỳnh Thúc Kháng ra nhận chức bộ trưởng bộ nội vụ, có đến thăm tôi. Ngồi nói chuyện, tôi hỏi: “Cụ nay đứng đầu một bộ rất quan trọng trong chính phủ, chắc là bận việc lắm”. Cụ Huỳnh nói: “Bây giờ việc gì cũng do địa phương tự trị cả, thành ra không có việc gì mấy, và khi có việc gì, thì họ làm sẵn xong cả rồi, tôi chỉ có vài chữ ký mà thôi”. Những khi có hội đồng chính phủ thì bàn định những gì? “Cũng chưa thấy có việc gì, thường thì họ đem những việc họ đã làm, rồi nói cho chúng tôi biết”. Xem như thế thì các ông bộ trưởng chỉ đứng để làm vị mà thôi, chứ không có quyết định gì cả. Có người hỏi ông Nguyễn Tường Tam rằng: “Khi ông nhận chức bộ trưởng bộ ngoại giao, ông thấy có việc gì quan trọng lắm không?” Ông trả lời: “Tất cả giấy má trong bộ ngoại giao của cụ Hồ giao lại cho tôi, tôi chỉ thấy có ba lá đơn của mấy người sĩ quan Tàu nhờ tìm cho mấy cái nhà, và tìm cái ví đựng tiền bị kẻ cắp lấy mất”. Câu chuyện có thể là ông Tam nói khôi hài, nhưng đủ rõ việc các ông bộ trưởng không có gì. Tôi đem câu chuyện đó nói ra đây để chứng thực là các bộ trưởng chỉ giữ hư vị chứ không có thực quyền. Cái thực quyền trong chính phủ lúc ấy là ở mấy người như ông Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và ở tổng bộ cộng sản điều khiển hết cả.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd. tr. 110.)

Cần chú ý là lúc đó VM đang gặp khó khăn: Khoảng 200,000 quân QDĐ Trung Hoa chưa về nước sau lễ đầu hàng của quân đội Nhật ngày 28-9-1945. Quân đội Pháp chiếm được toàn bộ Nam Kỳ đang từ Nam Kỳ tiến ra Trung Kỳ và đe dọa Bắc Kỳ. Vì vậy, Hồ Chí Minh và VM mới nhượng bộ các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, tổ chức bầu cử quốc hội, soạn thảo hiến pháp, để tạm ổn việc nội bộ nhằm rảnh tay giải quyết công việc ngoại giao.

KẾT QUẢ

Nhờ kế hoạch “hợp tác tinh thành” và liên hiệp với các đảng phái đối lập, Hồ Chí Minh và VM tạm ổn định tình hình nội bộ, quay qua vận động ngoại giao, ký với đại diện Pháp thỏa ước Sơ bộ ngày 6-3-1946 tại Hà Nội, rồi Tạm ước (Modus Vivendi) ngày 14-9-1946 tại Paris, hợp thức hóa việc Pháp trở lại Đông Dương và tái thiết lập lại toàn bộ các cơ sở Pháp tại Việt Nam.

Trong khi tạm ổn về ngoại giao, VM quay qua tấn công các thành phần đối lập. Nguyễn Hải Thần âm thầm bỏ qua Trung Hoa. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 4, Paris: Nxb. Nam Á, 2002, tr. 2092.) Huỳnh Thúc Kháng được cử lên thay làm phó chủ tịch nước.

Hồ Chí Minh qua Pháp theo phái đoàn tham dự Hội nghị Fontainebleau, rời Hà Nội ngày 31-5-1946. Hồ Chí Minh cử Huỳnh Thúc Kháng làm quyền chủ tịch nước. Nhân cơ hội Hồ Chí Minh đang còn ở Pháp, tức không có mặt ở Việt Nam, VM cộng sản mở cuộc đại khủng bố các thành phần đối lập nhằm chứng tỏ rằng Hồ Chí Minh là kẻ ngoại phạm, không liên can trong các vụ nầy.

Để có lý do tấn công VNQDĐ, Võ Nguyên Giáp, chủ tịch Quân sự uỷ viên hội, lấy cớ rằng có tin mật báo đặc vụ QDĐ âm mưu sẽ tấn công và ám sát các nhân viên chính phủ trong dịp tham dự lễ duyệt binh do Pháp tổ chức tại Hà Nội nhân ngày quốc khánh Pháp (14-7-1946), nên ngày 13-7-1946, Võ Nguyên Giáp cho người lục soát trụ sở của VNQDĐ ở số 9 phố (đường) Ôn Như Hầu ở Hà Nội.

Trụ sở nầy vốn của quân đội Nhật Bản giao lại cho quân đội Trung Hoa; rồi được chuyển cho QDĐ sử dụng. Quốc Dân Đảng sử dụng số 9 phố Ôn Như Hầu làm trụ sở của ban Tuyên huấn Đệ thất khu Đảng bộ của VNQDĐ. Việt Minh dùng võ lực, bất ngờ tràn vào nhà, bắt tất cả những đảng viên QDĐ có mặt hôm đó tại trụ sở, tịch thâu một số giấy tờ quan trọng, trong đó theo lời VM, có “kế hoặch đảo chính” chính phủ Hồ Chí Minh. Việt Minh cho rằng đã tìm thấy trong khu vực nhà nầy một số xác người, và lập biên bản kết tội QDĐ tổ chức “hắc điếm” để bắt cóc, giết người, tống tiền, cướp của. (Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, tái bản kỳ 2, Sài Gòn, 1970, tt. 322-324.) Tiếp tục tại Hà Nội, tối hôm 20-10-1946, công an xung phong VM trang bị súng ống, tiến vào tòa soạn nhật báo Việt Nam, tại số 80 phố [đường] Quan Thánh (Grand Bouddha cũ), Hà Nội. Nhật báo nầy do VNQDĐ lập ra vào cuối năm 1945, và do nhà văn Khái Hưng phụ trách. Sau khi lục soát toàn bộ khu nhà, phá hoại máy móc, VM bắt khoảng 20 người có mặt trong tòa báo về ty công an ở đường Trần Hưng Đạo (Gambetta cũ).

Việt Minh lùng bắt đảng viên QDĐ và Việt Cách. Báo Cứu Quốc của VM ngày 1-11-1946 loan báo đã bắt hơn 300 người vào ngày 29-10-1946, đa số bị đưa đi an trí. Đại đa số những người bị VM đưa đi an trí, nếu không trốn thoát, đều bị VM thủ tiêu luôn, nhứt là khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ ngày 19-12-1946.

Trong khi đó, sau biến cố “Ôn Như Hầu” (13-7-1946), nhiều đảng viên QDĐ lui vào hoạt động bí mật và nhất là rút lên các chiến khu tiếp tục chiến đấu. Để tấn công QDĐ, Võ Nguyên Giáp dựa vào kết luận trong biên bản vụ Ôn Như Hầu do VM lập ra, cho rằng QDĐ tổ chức “hắc điếm”, để ra lệnh cho Vệ quốc đoàn VM tổng tấn công bảy chiến khu của QDĐ trên toàn quốc.

Trong các vụ tấn công QDĐ, nghiêm trọng nhứt là vụ “Cầu Chiêm Sơn” ở Quảng Nam vào cuối tháng 7-1946. Chiêm Sơn ở xã Phú Tân (nay là xã Điện Quang, Gò Nổi), huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tàu hỏa chạy từ Đà Nẵng vào nam, qua cầu Kỳ Lam, vào cù lao Gò Nổi (tên chữ là Phù Kỳ, ở Điện Bàn), và rời Gò Nổi bằng cầu Chiêm Sơn, đi qua Trà Kiệu. Vào cuối tháng 7-1946, nhân một chuyến xe lửa chuyên chở võ khí vào nam, ngang qua cầu Chiêm Sơn, đoàn xe dừng lại vì có lửa đốt báo động nguy hiểm. Theo lời khai của tài xế lái tàu, ông ta phát hiện rằng có kẻ tháo bù-lon để làm sập cầu Chiêm Sơn (?). Việt Minh hô lên rằng QDĐ chủ mưu việc nầy, liền bắt Phan Bá Lân, bí thư kiêm phó chủ nhiệm tỉnh đảng bộ QDĐ Quảng Nam, và một số lãnh tụ QDĐ địa phương như Phan Ngô, Huỳnh Hòa, Phan Thiệp… Các ông bị tra tấn tàn bạo, nhưng chẳng có ai chịu nhận tội.

Tiếp đó, VM ra lệnh khủng bố, lùng bắt và thủ tiêu đảng viên QDĐ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Bình Định, nhất là những tổ chức cơ sở QDĐ ở các huyện. Trong vụ nầy, QDĐ Quảng Nam bị thiệt hại nặng nhất. Việt Minh bắt đảng viên QDĐ bỏ vào bao bố, rồi thả trôi sông. Lúc đó, người dân đi qua cầu Câu Lâu (trên sông Thu Bồn) ở Điện Bàn, thấy nhiều bao bố nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

Khi chiến tranh Việt Minh với Pháp bùng nổ tối 19-12-1945, VM lại lợi dụng tình trạng chiến tranh, tiếp tục tiêu diệt những thành phần đối lập như Trương Tử Anh, Lý Đông A, nhà văn Khái Hưng Trần Khánh Giư. Tại Nam Kỳ, VM bắt và đem đi mất tích ngày 16-4-1947 một nhân vật quan trọng là Đức Huỳnh Phú Sổ, người khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo.

Từ khi nắm quyền, với chủ trương “giết tiềm lực”, VM không phải chỉ giết hại những thành phần nổi tiếng ở thành phố, mà VM còn giết hại, thủ tiêu những người bất đồng chánh kiến ở tất cả các cấp, xuống tận các làng xã và vùng rừng núi xa xôi. Bất cứ ai, lỡ phát biểu một ý kiến bất đồng nhỏ, cũng bị giết. Tất cả đã gây nên tình trạng khủng bố rùng rợn chung trên toàn quốc trong giai đoạn nầy.

KẾT LUẬN

Những diễn tiến trong cuộc hòa giải và liên hiệp năm 1945 cho thấy các điểm sau đây: 1) Khi gặp thời, thế lực mạnh mẽ, thì CS độc quyền chính trị, độc quyền cai trị đất nước. (Nghị quyết ngày 11-9-1945 của Trung ương đảng CSĐD tại Hà Nội.) 2) Khi yếu thế, gặp trở ngại, khó khăn, CS kêu gọi lòng yêu nước, đoàn kết, hòa giải, liên hiệp với các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, thậm chí còn giả vờ giải tán đảng CSĐD. (Hợp tác tinh thành và chính phủ liên hiệp.) 3) Sau khi hòa giải, liên hiệp để thoát khỏi hoạn nạn, nắm được quyền lực, thì CS quay lại độc quyền chính trị, thẳng tay tiêu diệt tất cả những ai bất đồng chính kiến, kể cả những người đã từng hòa hợp hòa giải với cộng sản. (Vụ án Ôn Như Hầu, vụ cầu Chiêm Sơn, các vụ thủ tiêu trên toàn quốc.) Như thế rõ ràng KINH NGHIỆM LỊCH SỬ NĂM 1945 CHO THẤY HÒA GIẢI VÀ LIÊN HIỆP VỚI CỘNG SẢN LÀ TỰ SÁT.

Vậy ngày nay, người Việt nghĩ sao về chuyện hòa giải hòa hợp lần nữa với cộng sản Việt Nam trong khi điều 4 Hiến pháp năm 1992 vẫn còn đó và chi phối toàn bộ sinh hoạt trong nước?

(Toronto, 12-5-2015)

© Trần Gia Phụng

© Đàn Chim Việt

11 Phản hồi cho “Kinh nghiệm hòa giải quốc – cộng”

  1. tudo says:

    Xin được hiểu rỏ 2 chữ….bộ đội ! do đâu có,do ai viết và nói ra….? riêng tui hiểu lơ-mơ danh xưng BỘ ĐỘI rất hay…quá đúng để dùng cho Nhửng….??? hihihi….sau ngày Thống Nhất …30/04/1975 ….đủ rồi hỉ….?stop đi hỉ….? .đ/m

  2. Nguyễn Thanh says:

    Muốn giành lấy chính nghĩa và dễ bề lừa bịp quần chúng, che đậy bộ mặt độc tài phi nhân, không ngần ngại dùng những thủ đoạn bịa đặt, vu khống bỉ ổi mà bọn chính trị gian ác vẫn thường dùng để giữ vững ngôi thống trị. Vì thế ở Hà Nội họ xếp đặt ngụy tạo vụ “Ôn Như Hầu”, thì ở miền Trung, họ cũng xếp đặt giả tạo vụ “Cầu Chiêm Sơn” để triệt hạ cho kỳ được sức hoạt động của các Đảng viên VNQDĐ tỉnh Quảng Nam.

    “Việt Nam Quốc Dân Đảng” – Tác giả Hoàng Văn Đào : Trước đó ít lâu, bọn cán bộ cao cấp CS như Phan Bôi, Phan Thao đã lập kế mời cụ Chủ nhiệm Phan Khôi ra Hà Nội, để tránh cho cụ sự liên lụy mà họ sắp tạo ra, và tránh dư luận bất lợi cho Mặt Trận Việt Minh.

    Ty Công An CS Quảng Nam do Huỳnh Lắm, Trịnh Quang Xuân cầm đầu, nhận lệnh của thượng cấp bố trí công việc đàn áp theo một kế hoạch chung. Trước hết ngầm vận động tên Nguyễn Phúc, tục gọi là Phó Đảnh làm nghề thợ rèn, nhà ở gầm cầu Chiêm Sơn thuộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam.

    Rồi một đêm vào hạ tuần tháng 7 năm 1946, khi chuyến xe lửa chở binh sĩ tiếp viện cho mặt trận Nam bộ chạy đến cầu Chiêm Sơn, bỗng dưng ngừng lại, vì thấy có đốt lửa ra hiệu báo nguy. Tưởng là có người bị nạn, nhưng xuống xem, thời lại thấy có người đương tháo đinh bù lon ở dưới gầm cầu; đó là theo lời khai của tài xế trên chuyến xe lửa ấy.

    Rồi ngay ngày hôm sau, Phó Đảnh cùng đứa con trai của y 15 tuổi, được Ty Công An đòi đến. Vì đã có sự dỗ dành mua chuộc với giá cả xong xuôi, bắt ép Phó Đảnh phải khai là những đảng viên VNQDĐ do Phan Bá Lân tổ chức với y phá cầu Chiêm Sơn, để cướp khí giới của đoàn quân đi Nam bộ, đặng có số khí giới cướp chính quyền tỉnh Quảng Nam. Kế tiếp, công an CS lại đọc thêm từng tên khác, buộc Phó Đảnh phải ký cung. Nắm được tờ cung khai của Phó Đảnh, công an ra lệnh lùng bắt Phan Bá Lân, Huỳnh Hòa, Phan Ngô và một số đảng viên khác đem về giam, rồi dùng cực hình tra tấn dã man tàn ác hơn cả mật thám thời Pháp thuộc, bắt buộc phải nhận những điều hoàn toàn bịa đặt.

    Trong khi đó cán bộ CS mở chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc rầm rộ khắp nơi để hạ uy thế VNQDĐ, gây dư luận hoang mang trong dân chúng, và lấy cớ để khủng bố rộng rãi các cơ sở của VQ ở các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, …

  3. Nguyễn Thanh says:

    Vụ “Ôn Như Hầu”

    “Việt Nam Quốc Dân Đảng” – Tác giả Hoàng Văn Đào : …Võ Nguyên Giáp tuyên bố là có một tên công an đến mật báo với Giáp rằng: “Trong khi y bị đặc vụ VNQDĐ bắt giam tại số 9 phố Ôn Như Hầu (Bonifacy), y lắng tai nghe trộm được những người công tác trong cơ quan ấy bàn nhau dự định đến ngày 14 tháng 7 (14 Juillet) này, nhân dịp Pháp mời Chính phủ chúng ta đến dự lễ duyệt binh, VNQDĐ sẽ đặc phái đoàn quân cảm tử đến hành thích nhân viên Chính phủ chúng ta; và người chỉ huy trong cơ quan Ôn Như Hầu, y thường nghe thấy mọi người đều nhắc đến tên Trí.”

    Thế là Võ Nguyên Giáp quyết định nhằm vào trụ sở số 9 phố Ôn Như Hầu, không cần biết có sự thực hay là không?

    Căn nhà số 9 phố Ôn Như Hầu lúc ấy là Trụ sở của Ban Tuyên huấn Đệ Thất Khu Đảng bộ VNQDĐ từ Nam Ngãi mới thuyên ra đóng trên tầng lầu; lớp dưới là nơi đang mở một lớp chính trị huấn luyện cho các cán bộ từ các khu đưa về.

    Nguyên biệt thự số 9 phố Ôn Như Hầu này trước kia quân đội Nhật Bản chiếm ở; đến khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân đội Trung Hoa lại thay quân đội Nhật ở luôn đấy; kịp khi quân đội Trung Hoa trở về nước, họ trao lại cho VNQDĐ, mới từ tháng 5.1946. Trong khi quân đội Trung Hoa ở biệt thự ấy, có một số quân nhân thuộc loại “Tầu phù” bị chết; chết bằng đủ mọi cách: vì đương đói, nay mới được ăn no đến bội thực mà lăn ra chết, chết về bệnh phù thũng, v.v… đồng bọn cho đào hố vùi ngay bên hông hay sau những gốc chuối gần ngay cạnh biệt thự.

    Nhà thầu khoán Nguyễn Duy Hợi là người được trao phó việc sửa sang lại ngôi biệt thự này trước khi được dùng làm trụ sở VNQDĐ có cho chúng tôi biết rằng vài ngày trước khi rút lui, bọn Tàu phù còn mới vùi dập thêm ở ngoài vườn biệt thự một số quân nhân Tàu phù mới chết nữa.

    CỘNG SẢN DÀN CẢNH

    Tối hôm ấy (12.7.46), sở Quân vụ Thành phố Hà Nội hợp với Tư lệnh bộ ra lệnh giới nghiêm toàn thành; rồi lợi dụng thời gian giới nghiêm vắng người qua lại, sai Sở Công An Bắc bộ xuống Nhà thương Bạch Mai và Phủ Doãn chở một số xác chết vô thừa nhận (Ông Nguyễn Văn Huyên khi ấy làm thư ký nhà thương Bạch Mai đã cho biết rằng đêm 12.7.1946, Công An CS đã xuống nhà thương Bạch Mai lấy đi 3 xác chết vô thừa nhận) đem vứt trong trụ sở Ôn Như Hầu của VNQDĐ, đồng thời cho mai phục súng ống đầy đủ xung quanh rồi bắt đầu mở cuộc đột kích vào.

    Đầu tiên bên VNQDĐ chống trả mãnh liệt và không cho họ được tự tiện xâm nhập trụ sở. Cuối cùng binh sĩ CS phải dùng đến áp lực súng đạn mới ập vào được. Thế là đang đêm họ bắt tất cả những người có trách nhiệm tại đó bí mật mang đi với một số giấy tờ, trong số có một tài liệu quan trọng là chương trình kế hoạch đảo chính chính phủ Hồ Chí Minh.

    Sáng hôm sau (13.7), CS cho khai quật các xác chết ngoài vườn lên, xác chôn lâu có, xác mới chôn cũng có (số xác mà Công An Bắc bộ mới mang tới tối hôm trước), lập thành biên bản; rồi mời báo chí, đồng bào cũng như một số người ngoại quốc đến xem để chụp hình quay phim; rồi cho trưng bày hình ảnh tại phòng Thông tin cho công chúng vào xem, tuyên truyền vu cáo trước dư luận rằng:

    – VNQDĐ đã lập riêng nơi số 9 Ôn Như Hầu một “Hắc Điếm”, chuyên cướp của và bắt cóc giết người, thủ tiêu những thường dân vô tội, và “sự thực” đã chứng minh (theo tài liệu đã được tìm thấy trong tập hồ sơ của tên Lễ, là Đại Đội trưởng CS bị cơ quan an ninh của Hội Đồng An Dân thành phố Hà Nội bắt được hồi năm 1947) .

    Cũng ngày 13.7.1946, Võ Nguyên Giáp hạ lệnh cho bộ đội địa phương được phép tấn công vào hết thảy các chiến khu VNQDĐ trừ trụ sở Trung ương Hà Nội.

  4. Giải Mã Hoà Giải says:

    Đảng CSVN kêu gọi “Hoà Giải”… Nhưng giữa người Việt với nhau có vấn đề gì đâu để phải hoà giải? Rõ là đảng CSVN hoà giải để mưu cầu một sự chấp thuận của đồng bào Việt Nam hải ngoại giành cho “Chủ nghĩa Cộng-sản”. Là nạn nhân với kinh nghiệm xương máu và với thông tin đầy đủ người Việt Nam khắp thế giới đã hiểu rõ ràng chủ nghĩa cộng sản chỉ là sản phẩm của CS Nga-Tàu sót lại từ thời chiến tranh lạnh, là tội ác huỷ diệt loài người, là cản trở lòng tin, là nguyên nhân lệ thuộc Trung Cộng đưa đến hiểm hoạ mất nước.
    Ý tưởng hoà giải quái gở này chỉ xuất phát từ những cái đầu CS già nua bịnh hoạn!!!!

  5. Nói Toẹt Móng Heo says:

    Chính TS Cù Huy Hà Vũ còn bảo; “không thể hoà giải với CSVN được, vì họ không bao giờ có thực tâm cả”. Chính ông đã bị đi tù vì đã viết thơ yêu cầu quốc hội và nhà nước CSVN hãy trả tự do cho những người VNCH đang trong các trại cải tạo và làm cuộc hoà giải với họ.

    Thay vì được trả lời thì ông đã bị CSVN bắt nhốt vào tù!

    Vậy thì NVHN đừng mong gì nhá! CSVN chỉ nói nhử như dụ trẻ con, còn thực tế thì họ chỉ muốn “hoà giải” với những ai qui phục và muốn làm việc với CSVN mà thôi!

    Riêng với những NVHN và những người bất đồng chính kiến trong nước thì miễn bàn. Thực chất của CSVN là như vậy đó!

  6. tudo says:

    Xin hỏi..? BỘ ĐỘI Miền Bắc dùng cờ của MTGP MN .treo trên xe Tank và lính Bộ Đội cầm cờ của MTGP MN lênh cấm trên nóc Dinh Thông Nhất ngày 30/04/1975….vậy ? Ai ? đả vi phạm hiệp định Paris ký kết có sự Ưng Thuận của Lê Đức Thọ và Kissinger….. . Không khi nào nhà cầm quyền miền Bắc ( Hà Nội ) nhìn nhận họ có Bộ Đội vào đánh cướp miền Nam….. .

  7. NON NGÀN says:

    MÂU THUẪN VÀ HÒA GIẢI, HÒA HỢP ĐỐI VỚI MỌI NGƯỜI VN HIỆN NAY

    Sự mâu thuẫn và hòa giải có thể được nhìn trên hai khía cạnh : khía cạnh bản chất và khía cạnh ý thức.
    Khía cạnh bản chất, có nghĩa bàn chất trái ngược nhau thì ngàn đời cũng không thể hòa giải nhau được : nước với lửa, mềm với cứng, sáng với tối, nhanh với chậm, ngày với đêm chẳng hạn. Tức nếu hai sự vật mâu thuẫn, đối ngược nhau, không thể nào có được cái trung gian ở giữa một cách lâu dài.

    Về mặt ý thức hay nhận thức cũng thế. Nếu hai sự hiểu biết ngược nhau, hai sự mong muốn ngược nhau, hai ý chí ngược nhau, hai trình độ nhận thức ngược nhau, sự đối lập này cũng không có cách chi hòa giải, bởi vì sẽ không có bên nào chịu thua bên nào do chính sự chủ quan hay sự tự khẳng định từ bên trong quyết định mà không phải sự quyết định do bên ngoài.

    Hồi chủ nghĩa Mác xít lê nin nít còn phát triển, tức lý tưởng cộng sản thu hút mọi người cộng sản, họ cho đó là chân lý duy nhất đúng, chân lý vô địch bách chiến bách thắng, là dỉnh cao của trí tuệ loài người, lý ý nghĩa và giá trị tuyệt đối của xã hội cộng sản trong tương lai, thế thì làm gì có sự hòa giải hòa hợp được với những người nào không cộng sản hay chống lại cộng sản.

    Giờ thì học thuyết Mác và phong trào cộng sản quốc tế trước kia coi như đã hoàn toàn tàn lui trên toàn thế giới. Nhưng đó là đối với như người hiểu biết, tức đối với những người có tri thức, có nhận thức, có thông tin đầy đủ. Nhưng trái lại đối với mọi người ở trình độ thấp, thiếu thông tin, thiếu năng lực nhận thức, niềm khẳng định hay niềm tin và sự cuồng tín quá khứ vẫn còn đó, hon vẫn tiếp tục rơi mãi vào trong chiều hướng đó, tiếp tục tạo nên các lớp sau mơ hồ và mê tín vào chiều hướng đó, thế làm sao mà hòa giải hay hòa hợp được với những người hoàn toàn ngược lại.

    Vậy thì sự hòa hợp hòa giải có được hay không có được là do ý thức cùng sự nhận thức của con người mà không thể nói suông hay lý thuyết. Có nghĩa chỉ khi nào bên ngoan cố không còn ngoan cố, bên kém nhận thức được trở nên có nhận thức, bên chủ trương độc đoán và bạo hành không còn độc đoán và bạo hành nữa, khi đó hai bên trái ngược nhau mới có thể có cùng mẫu số chung, cùng nền tảng chung, cùng mục tiêu chung, cùng ước vọng chung, khi đó mới thật sự có hòa hợp hay hòa giải thật sự.

    Như vậy sự hòa hợp hòa giải thật sự ở VN ngày nay, ở mọi người VN ngày nay, chỉ có thể có được khi những người cộng sản không còn cho chủ nghĩa cộng sản như lý tưởng duy nhất đúng nữa, có nghĩa có ý thức lành mạnh và cầu thị, không cho mình là “đỉnh cao của trí tuế loài người nữa”, không cho giai cấp hay quyền lợi giai cấp như là tiêu chuẩn duy nhất nữa, dẹp đi mọi quan niệm ích kỷ hay hợi ích nhóm hoặc lợi ích cá nhân, khi đó mọi người VN đều chỉ còn một nền tảng chung là sứ mạng dân tộc, mục tiêu dân tộc, chỉ có mẫu số chung là lòng yêu nước, chỉ có mục đích chung là phụng sự đất nước, quốc gia, dân tộc, khi đó không lý gì mà mọi người VN lại còn nghiịkỵ nhau, chia rẽ nhau, hay đấu tranh nhau một mất một còn nữa.

    Ngược lại những người từng chống cộng hay còn tiếp tục chống cộng không còn oán than quá khứ nữa, không còn oán trách hay thù hận những người cộng sản nữa, không còn nghi ngại họ nữa, bởi quá khứ thì không thể đổi khác được, nhưng nếu hiện tại và tương lai không còn giống như quá khứ nữa, đó mới chính là yếu tố nền tảng của mọi sự hòa hợp hòa giải thật sự. Đó là lý do tại sao mọi sự nói điêu, làm điêu, tức nhằm lừa đối đối phương của mình mặt này hay mặt khác, tự thâm tâm vẫn con như địch thủ, như thù địch, chỉ muốn mua chuộc hay khuất phục hoặc đánh bại hoàn toàn, thế thì làm gì có sự hòa giải chân chính. chân thực để đi đến kết quả hay thành công thực sự.

    Như vậy kết luận chính bản chất vấn đề và sự nhận thức, ý thức được vấn đề của mỗi người là con đường đi đến được sự hòa hợp, hòa giải dân tộc của VN ngày nay mà không là gì khác. Có nghĩa mọi người cộng sản có bỏ được học thuyết hay chủ nghĩa cộng sản chưa, mọi người đã từng hay còn chống cộng có hoàn toàn tin tưởng được điều đó chưa, đồng thời có quên đi hay bỏ qua mọi cái gì đã xảy ra trong quá khứ lịch sử chưa, và đồng thời nói chung toàn bộ dân trí của đất nước ta có nâng lên được cao hay chưa, đó mới là yếu tố hòa giải hòa hợp mà không thể khác.

    Cho nên con đường và kết quả hòa hợp, hòa giải dân tộc hiện nay là ý nghĩa hoàn toàn quan trọng và cần thiết cho toàn diện tương lai đất nước, những không thể chỉ nói suông, tuyên truyền suông, hay tuyên truyền giả dối, thủ đoạn, mà phải có nền tảng thật, cơ sở thật, ý nghĩa thật, tiêu chí thật, và mục đích thật. Cái thật đó như trên đã nói, nó phải thật trong mỗi ý thức con người, tức trong con tim và đầu óc của họ, nhưng mặt khác nó cũng phải thực trong mọi hoạt động xã hội, tức chấm dứt mọi hành vi tuyên truyền dối gạt công khai, khi đó mới thật sự tự nhiên tạo ra mọi sự hòa giải hòa hợp đích thực như mọi bộng hoa tự nó nở ra và đơm trái mà không có bất kỳ các yếu tố lừa đối hay gạt gẫm nào.

    ĐẠI NGÀN
    (16/5/15)

  8. Tỉnh Thức says:

    Qua lịch sử và những trải nghiệm sau 30-4-1975, người Việt không Cộng sản phải tâm nguyện hằng ngày rằng: Chỉ có ai ngu lắm thì mới hòa hợp, hòa giải với Cộng Sản.

    • Truong Thanh Son says:

      Nói người Việt ngu thì có lẽ không đúng, tuy nhiên phải nói là dân trí của chúng ta quá thấp kém, không đủ hiểu biết và trình độ để thẩm định đâu là tuyên truyền bịp bợm và đâu là sự thật, đâu là chính nghĩa. Chính vì thế mà bọn VC mới có cơ hội cướp chính quyền vào năm 1945 và cai trị toàn cõi Việt Nam vào năm 1975.
      Nhưng sau 30-4-75 và nhất là qua đến thế kỷ 21 này, bộ mặt của chúng đã lộ nguyên hình là bọn cướp với sự độc ác, xảo trá và thâm hiểm chỉ để vinh thân phì da cho 1 thiểu số đảng viên Cộng Sản. Như thế đó thì cái chuyện hòa giải hòa hợp với bọn Cộng Sản bây giờ chỉ là 1 chiêu bài của bọn VC và nhất quyết là chúng ta không bao giờ sa vào cái bẩy lừa nguy hiểm đó nữa.
      Trương Thanh Sơn

  9. triết lý gia 0001 says:

    ……. Tui không muốn tranh-luận nữa,nhưng hiện tại tụi dư-luận viên CSVN tung ra nhiều vô kể…..tối ngày ra rả tuyên truyền……____Làm người VNCH nhẹ dạ cả tin bị sụp..hầm_____ Tui xin nhắc lại và nhắc thiệt,là to…..Hòa hợp hòa giải là giữa người đàng hoàng với người đàn hoàng mới gọi là hòa hợp hòa giải,không ai lại ngu…..thiệt là ngu,để đi hòa giải giữa thằng ăn cướp với người đàng hoàng rồi cã đám ăn cướp????_____ THằng Việt-cộng bán nước rỏ ràng,cụ thể là hội nghị thành đô,vậy hòa hợp hòa giải cùng bán nước???? CSVN đánh anh Chí-tuyến mang một đầu máu không? vậy hòa hợp hòa giải để cùng đánh dân đen,CSVN ăn cướp đất,tham nhũng tham ô đến nổi dân đen phẩn uất phản đối tự thiêu!!!….Giờ đây CSVN thối đến mức mà dân đen chủi thậm tệ chửi hơn….một con chó,không ai dám gần,thì VNCH đi hòa hợp hòa giải đứng chung với Việt-cộng để dân đen Việt-nam ném trứng thối vào mặt cả hai???!!!!!!….Tóm lại VNCH không thể hòa giải với CSVN vì sẽ bị dân đen ném cà chua thối vào mặt. Chỉ hòa hợp hòa giải khi nào CSVN lấy lại đất bán nước cho tàu-cộng,quay về với chính nghĩa,trã lại đất đai tài sản đã ăn cướp của dân…..tôn trọng nhân quyền dân chủ…dan đen VN tha thức cho CSVN sau khi đã lập tòa án xử phạt,thì lúc đó chúng ta mới nói chuyện hòa giải____ mọi người có nghe câu nói “….gần ăn trộm ốm lưng chụi đòn chưa….”…..CSVN hiện giờ nợ ngoại quốc hơn 100 tỉ đôla,dân đen trả,hòa hợp để cùng nhau trả nợ cho CSVN???…..CSVN đang tuân thủ 4 tốt và 16 chữa vàng do tàu-cộng đề ra,vậy hòa hợp với CSVN để cùng CSVN ôm 16 chữ vàng và 4 tốt…..ôi thật là vô duyên đến vô ly. Khuyên ai đó nên về học lại chữa hòa hợp hòa giải dân tộc….và theo định nghĩa của nó…nay kính.

  10. Góp ý says:

    Giờ đề cập vấn đề hòa giải không còn thích hợp vì đảng CSVN xưa kia say sưa men chiến thắng , tự cao tự đại và luôn cho mình là đỉnh cao trí tuệ nên bất chấp tình người .Dân quân miền Nam đã thật sự muốn hòa giải sau ngày 30 tháng tư và đã tin tưởng lời hứa đi học tập 10 ngày nên ra trình diện để thể hiện sự hòa giải dân tộc nhưng CS đã nuốt lời hay tin theo lời CS không đụng đến cây kim sợi chỉ của dân nhưng những lần đổi tiền .đánh tư sản …CSVN đã đánh mất niềm tin trong nhân dân trong Nam lẫn ngoài Bắc .Nay đảng CSVN thế yếu từ sự sụp đổ của thế giới CS , sự lấn lướt của TQ cùng sự phát triển hệ thống truyền thông nên CSVN không còn khả năng lừa bịp nhân dân như trước .Để kéo dài sự cai trị cũng như ăn trên ngồi trước nên đưa ra chiêu bài hòa giải dân tộc nhưng chắc chắn không lừa gạt được ai trừ những thành phần hưởng lợi lộc từ đảng .Chính nhân dân miền Nam đã thể hiện sự hòa giải trước tiên nhưng chính đảng CS VN đã bỏ lở cơ hội ngàn năm có một để xây dựng 1 đất nước đoàn hết, cường thịnh không thua các nước ĐNA nhưng nay thì thế nào mọi người đều rõ qua sự thú nhận của TT Nguyễn tấn Dũng .

Leave a Reply to Nói Toẹt Móng Heo