WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Guantanamo và số phận của những người tù (oan, sai) sau khi được tự do

Guantanamo Bay Naval Base. Hình Wikipedia

Guantanamo Bay Naval Base. Hình Wikipedia

Guantanamo Bay Naval Base, viết tắt là GTMO, nhưng lại đọc là GITMO là một căn cứ yểm trợ của Hải quân Mỹ nhưng nằm trên lãnh thổ Cuba. Guantanamo là một phần của Cuba ở phía Nam, cách thành phố mang cùng tên Guantanamo 15 Km.

Guantanamo diện tích khoảng 117,6 km², cho Mỹ thuê vào năm 1903, năm 1934 hợp đồng được triển khai thành vô thời hạn.

Xin nói qua về lịch sử hình thành căn cứ quân sự ở Guantanamo Bay của Mỹ trước khi đi vào chuyện chính. Lịch sử căn cứ này bắt đầu từ thời chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha, khi Cuba còn là thuộc địa của Tây Ban Nha.

Trong cuộc chiến tranh này Mỹ đã tìm cách mua lại toàn bộ đảo quốc Cuba vì thấy tầm quan trọng của hải cảng tại đó. Tuy nhiên, qua hiệp định hòa bình Pariser 1898, Cuba trở thành một nước độc lập dù bị lệ thuộc Mỹ về kinh tế và chính trị.

Sử dụng ảnh hưởng của mình, Mỹ tìm cách đưa những người thân tín trở thành tổng thống cũng như can thiệp quân sự vào những lúc tình hình chính trị rối ren. Từ 1899 đến 1902 Mỹ đã áp đặt một chế độ quân quản lên Cuba, dùng quân đội điều hành đất nước này.

Năm 1901 đạo luật Platt-Admendment được đưa vào hiến pháp Cuba, cho phép Mỹ can thiệp quân sự khi tình hình chính trị Cuba trở nên bất an. Điều này khiến cho nền độc lập của Cuba bị hạn chế nặng nề.

Ngày 23.02.1903, căn cứ vào đạo luật Platt-Admendment, sau một buổi họp của chính quyền Cuba, một hợp đồng cho Mỹ thuê toàn bộ Guantanamo trong 99 năm được ký kết, tiền thuê mỗi năm là 2.000 USD . Hiệp ước này cho các tàu buôn Cuba được phép qua lại trong khu vực đã cho thuê.

Năm 1934, tổng thống Cuba Raymòn Grau San-Martin bị truất phế, hợp đồng cho thuê bị hủy bỏ. Tuy nhiên, trong cùng năm đó một thỏa thuận mới được ký kết, giữ lại duy nhất điều khoản số 7 trong hợp đồng ký kết trước vào năm 1903 cho phép Mỹ được sử dụng vịnh Guantanamo ( Guantanamo Bay ) như một căn cứ yểm trợ cho thủy quân lục chiến. Tiền thuê vịnh Guantanamo được chi trả bằng check sẽ tăng lên 4085 USD/năm kể từ 1938.

Năm 1961, sau khi lật đổ nhà độc tài Fulgencio Batista, Fidel Castro trở thành tổng thống Cuba. Ngay sau khi nắm quyền lực, Fidel Castro quốc hữu hóa tất cả tài sản, công ty, xí nghiệp của chính phủ cũng như người dân Mỹ tại Cuba. Mỹ trả đũa, ban hành lệnh cấm vận đối với Cuba, lệnh cấm vận được nhiều nước Âu Châu ủng hộ.

Ngay từ đầu cuộc cách mạng lật đổ Baptista từ năm 1959 cho đến khi nắm được quyền hành, Fidel Castro tuyên bố không chấp nhận sự hiện diện của người Mỹ trên đất nước Cuba, mọi hiệp định ký hết trước đây đều không còn giá trị vì đã được thỏa thuận dưới sức ép quân sự. Fidel Castro yêu cầu người Mỹ trả lại Guantanamo Bay.

Chính phủ Mỹ không đồng ý trả lại với lập luận rằng tiền thuê Guantanamo Bay, thanh toán bằng check theo hợp đồng vẫn được chi trả hàng năm vào tháng 7. Trong năm 1959, Check này đã được cash, điều này chứng tỏ rằng Cuba tiếp tục đồng ý cho Mỹ thuê vịnh Guatanamo.

Chính phủ Mỹ vì thế duy trì căn cứ quân sự tại đây với 4.000 thủy quân lục chiến để bảo vệ phần coi như lãnh thổ của mình.

Trở lại chuyện chính.

Sau khi Al-Qaeda cướp phi cơ tấn công vào nước Mỹ với thiệt hại nhân mạng gần 5.000 người ở 2 tòa tháp đôi ( Twin Tower ) và sau đó là cuộc đổ quân của Mỹ vào Afghanistan, Guantanamo Bay được mở rộng thành một trại giam giữ tù nhân khủng bố bị Mỹ bắt giữ.

Hầu hết các tù nhân ở Guantanamo Bay đều là người Arab. Đa số bị bắt ở biên giời Afghanistan-Pakistan-Iran…

Từ năm 2002 có 779 tù nhân bị giam giữ ở Guantanamo, cho đến tháng 6-2014 còn lại 149 người, đến cuối tháng 4.2015 còn 122. Trong số những người bị bắt và giam giữ tại đó có không ít người bị oan uổng. Họ hoàn toàn không liên hệ, không có hoạt động gì dính dáng đến tổ chức khủng bố Al-Qaeda.

Họ bị bắt do tình cờ có mặt ở những nơi không nên đến, vào những thời điểm không thích hợp khi quân đội Mỹ đang truy lùng những phần tử thuộc Al-Qaeda ( They are at the wrong place and at the wrong time ).

Những tù nhân này được nhiều nước mô tả như là những tội phạm chiến tranh ( unlawful combatant hoặc illegal combatant ) nên bị hỏi cung, tra tấn, đối xử rất tàn tệ không theo đúng quy chế tù nhân chiến tranh của công ước quốc tế Geneva.

Trong thời gian đầu từ tháng 01-2002 đến tháng 04-2002, tù nhân bị đưa tới Guantanamo ở trại X-Ray, trại này với đa số các phòng giam giống như chuồng cọp, chỉ chứa được 320 người.

Khi trời nắng hay mưa gió, sự lộ thiên chẳng những không che chở được tù nhân mà cả giám thị cũng bị ảnh hưởng, nên trại X-Ray phải đóng cửa vào cuối tháng 04-2002, tù nhân được chuyển qua trại Delta.

Tháng 04-2004, ủy ban điều tra của Hồng Thập Tự quốc tế xác nhận việc ngược đãi, tra tấn tù nhân ở Guantanamo Bay.

Ngày 18.05.2006 sau nhiều vụ tự tử và tìm cách tự tử, tù nhân nổi loạn nhưng bị lực lượng cai quản dập tan.

Trong tháng 11 năm 2003, truyền thông quốc tế cho biết trong số tù nhân có cả trẻ em và thiếu niên bị bắt trong cuôc chiến ở Afghanistan, sau đó đưa thẳng đến Guantanamo. Tháng 01-2004, ba thiếu niên tuổi từ 13 đến 16 được thả ra, đưa trở về Afghanistan vì được coi như không nguy hiểm cho an ninh nước Mỹ.

Những tù nhân còn lại vẫn không được công nhận là tù nhân chiến tranh và bị từ chối mọi quyền lợi nhờ luật pháp bảo vệ.

Vào thời điểm đó, theo nguồn tin của tham mưu trưởng bộ quốc phòng Lawrence Wilerson dưới quyền Collin Powell, tổng thống Mỹ George W Bush cùng các cộng sự viên thân tín nhất biết được sự vô tội của đa số tù nhân ở Guantanamo nhưng vì lý do chinh trị đã im lặng, không phản ứng.

Sau một quyết định của Tòa Tối Cao, mọi tù nhân ở Guantanamo đều có quyền được khiếu nại về lý do bắt giữ họ. Khi chấm dứt đợt cứu xét lại hồ sơ việc bắt giữ vào cuối tháng 01-2005, 327 trường hợp đã được giải quyết. Những trường hợp còn lại vẫn đang chờ, chưa biết khi nào sẽ được tái xét.

Joyce Hens Green, nữ thẩm phán ở một tòa tại Whasington D.C mô tả trong một tuyên án tại tòa rằng việc giam giữ một người không xét xử là phạm pháp, không những đi ngược lại công ước Geneva mà còn cả hiến pháp Hoa Kỳ.

29.06.2006, Tối Cao Pháp Viện Mỹ, trong một quyết định tuyên bố rằng tòa án quân sự ở Guantanamo đã làm trái với công ước Geneva cũng như vi phạm hiến pháp Hoa Kỳ trong việc giam giữ, hành hạ, tra tấn tù nhân.

Trong phiên tòa xử Salim Ahmed Hamdan, tài xế của Osama Bin Laden, các thẩm phán cũng kết luận Tổng thống George W. Bush đã đi quá quyền hạn của mình.

Không kể các tổ chức nhân quyền trên thế giới, nhiều nguyên thủ quốc gia như bà Angela Merkel-Thủ tướng Đức, Jack Straw-Bộ trưởng ngoại giao anh, Kofi Annan-Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc…cũng chỉ trích, phê phán, đồng thời yêu cầu Mỹ nên đóng cửa trại tù Guantanamo.

Ngày 09.01.2007, Quốc hội Âu Châu yêu cầu Mỹ đóng cửa trại tù ở Guantanamo Bay ngay lập tức, bởi không kể đến điều kiện giam giữ tồi tệ, sự ngược đãi, hành hạ, tra tấn tù nhân đã phơi bày sự vi phạm nhân quyền nặng nề, đó là một vết nhơ của nước Mỹ, còn làm trở ngại cho việc chống khủng bố chung trên toàn thế giới.

Chính quyền Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống George W. Bush thản nhiên trước những lời lên án cũng như kêu gọi đóng cửa trại tù Guantanamo, đồng thời mạnh mẽ bào chữa cho hành động của giới chức trách nhiệm trong việc giam giữ, khai thác tin tức từ tù nhân.

Tháng 01 năm 2009, Tổng Thống Obama sau khi nhậm chức đã ra chỉ thị đóng cửa trại tù Guantanamo trong thời hạn trễ nhất là một năm đúng theo lời hứa khi tranh cử. Chỉ thị cũng nói rõ những tù nhân được trả tự do có thể trở về nguyên quán, đến một nước thứ ba nếu được tiếp nhận, những người còn lại phải đưa đến một trại tù an toàn khác có đầy đủ điều kiện cho quy chế tù binh chiến tranh trên nước Mỹ.

Tháng 05.2013, sau một cuộc tuyệt thực của hơn 100 tù nhân, Tổng thống Obama lên tiếng lần thứ hai yêu cầu đóng cửa trại tù Guantanamo vì quá tốn kém tài chánh cũng như vì lý do chính trị, Guantanamo là một vết nhơ cho nước Mỹ.

Tuy nhiên, trong thực tế việc đóng cửa trại tù Guantanamo không hề đơn giản bởi nhiều lý do.

Lý do thứ nhất là an ninh cho những người tù khi trở về nguyên quán hay nơi bị bắt. Chắc chắn trong số được trả tự do có những người căm thù nước Mỹ và thề sẽ trả thù. Họ dễ dáng trở thành đích nhắm cho các tổ chức khủng bố kết nạp, nếu không theo họ sẽ bị thanh toán vì nghi ngờ sẽ làm gián điệp cho Mỹ, điều mà các tù nhân không muốn.

Lý do thứ hai, làm thế nào để họ có thể sống lại một đời sống bình thường như trước đây sau một thời gian dài từ 5-7 năm đến 12-13 năm bị hành hạ, tra tấn, khủng bố tinh thần, không hề có một liên lạc với thân nhân, bạn bè, thế giới bên ngoài? Tiền bạc, vốn liếng không có, họ sẽ bắt đầu từ đâu với một thân thể tàn tạ, một tinh thần suy kiệt?

Lý do thứ ba là nếu họ không trở về nguyên quán hay nơi bị bắt, đất nước nào sẽ nhận tái định cư cho họ, những tù nhân đã bị mang dấu ấn khủng bố cho dù oan, sai?

Hiện nay chỉ mới có Uruguay là nước đón nhận nhiều nhất: 6 người, Đức 2, Thụy Sĩ 1. Uruguay là nước Nam Mỹ nhỏ nhất, thường được đánh giá là một tiểu quốc không đáng nói tới với dân số khoảng 3.400.000 người nằm thọt lõm như một trái nho giữa ngón tay cái khổng lồ Brazil và ngón trỏ dài Argentina.

Phải giải quyết như thế nào với những cựu tù khủng bố ( oan, sai ) này? Đây là câu hỏi nhức nhối cho Mỹ vì họ không muốn thừa nhận hoặc lãnh trách nhiệm về những việc làm sai trái của mình với công ước quốc tế Geneva.

Những người tù oan, sai ở Guantanamo đã được chính phủ Mỹ công nhận vô tội nhưng không thể trả về nguyên quán hay nơi bị bắt, chưa được nước thứ ba nào nhận cho tái định cư, hiện tại được đưa qua trại Iguana, cũng ở Guantanamo, nguyên thủy là nơi giam giữ tù nhân trẻ em.

Sau đây là vài thí dụ điển hình về những tù nhân sau khi được trả tự do.

Jihad năm nay 43 tuổi, một trong sáu tù nhân ( oan, sai ) ở Guantanamo được José Mujica, Tổng thống Uruguay tiếp nhận, hiện đang sống trong một căn nhà ở Calle Maldonado in Montevideo, thủ đô của Uruguay, nơi anh cư ngụ chung với số bạn tù ở Guantanamo.

Jihad bị kết tội là thành viên của tổ chức Ai-Qaeda dù chính quyền Mỹ hoàn toàn không có một bằng chứng nào. Ngày được thả, Jihad được chở thẳng bằng phi cơ tới Montevideo trong bộ quần áo tù màu cam.

Tại phi trường, Jihad cùng các bạn tù khác chỉ nhận được tờ giấy trao tay chứng nhận rằng không có bằng chứng nào để khép Jihad vào tội khũng bố, không một lời xin lỗi hay bày tỏ sự ân hận.

Những ngày đầu đến Montevideo, Jihah và các bạn tù được đám phóng viên săn đón, chụp hình, phỏng vấn mỗi khi họ xuất hiện bên khung cửa kính hay mua hàng lặt vặt ở các Kiosk, hàng xóm vui vẻ qua thăm hỏi, cho trà, thuốc lá…Tuy nhiên mấy chuyện ồn ào này nhanh chóng chấm dứt rồi chìm vào quên lãng.

Đường dây điện thoại của Jihad và các bạn tù do chính phủ trả, bị cắt sau tháng đầu tiên khi riêng hóa đơn của Jihad lên hơn 3.000 USD, đồng thời khi một người bạn tù của Jihad hoảng hốt, run sợ chạy về nhà vì một con chó sủa lúc anh ta đi ngang qua một thùng rác đã khiến cho những người quan tâm đến họ đề nghị nên chữa trị tâm thần cho các tù nhân ở Guantanamo.

Jihad cho biết, sẵn sàng nói hết tất cả với các phóng viên, ký giả báo chí, truyền thông những gì anh đã chịu đựng suốt 12 năm trong hỏa ngục Guantanamo với một số điều kiện: -Một xe đẩy, nếu được loại chạy bằng điện thì tốt hơn, một laptop, một Iphone 6, một camera. Đó là những vật cần thiết cho dự tính thành lập một ban vận động giải thoát các tù nhân còn lại ở Guantanamo, những người hiện còn đang bị đầy ải trong những cái chuồng tối tăm.

Những năm tháng ngục tù đã hằn lại trên mặt Jihad những vết nhăn rõ rệt, đi đứng phải chống nạng, nửa thân bên phải không còn cảm giác. Thỉnh thoảng anh có cảm tưởng như đang bị những con giun gặm nhắm bao tử , cảm giác này giống như những đau đớn do những lần bị tra tấn, bị đổ nước, đổ thức ăn vào mũi qua một ống dẫn cao su trong những lần tuyệt thực.

Trở ngại đầu tiên trong cuộc sống mới của Jihad là thực phẩm, là người Hồi giáo, Jihad không ăn thịt heo, do đó trong ngày đón nhận Jihad cùng các bạn tù, phái đoàn tiếp đón đã ngạc nhiên khi cả nhóm không ai đụng tay đến những ổ bánh mì có thịt heo sắt lát, cheese…để đầy trên bàn.
Trở ngại thứ hai là ở Urauguay không nơi nào có nhà thờ Hồi giáo ( Mosque ) để cầu nguyện, điều mà những người ngoan đạo như Jihad cảm thấy rất tội lỗi.

Trở ngại thứ ba là việc làm. Tổng thống Mujica đã đồng ý trợ cấp cho Jihad và các người tù khác 600 USD/tháng trong vòng 2 năm. Sau đó họ phải tự kiếm việc sinh sống.

Trở ngại tiếp theo là dù giấy tờ tùy thân cấp cho họ ghi rõ được phép đi lại tự do trong các nước thuộc cộng đồng kinh tế Mercosur nhưng khi Jihad qua Argentina tìm thân nhân thì tại phi trường ở Buenos Aires khuyên Jihah nên quay trở về Uruguay.

Lời hứa của tổng thống Mujica cho vợ con Jihad sang Uruguay đoàn tụ gia đình cũng không đạt được kết quả vì chỉ ít tháng sau Mujica không còn là tổng thống Uruguay.

Jihad vừa lên tiếng sẽ ra trước tòa đại sứ Mỹ ở Montevideo tuyệt thực nếu anh không được đoàn tụ với gia đình trong một thời gian ngắn. Lời đe dọa của Jihad đãn khiến bộ trưởng ngoại giao Uruguay muốn tìm gặp anh để nói chuyện.

Omar là trường hợp thứ hai, 34 tuổi, là một người trầm lặng, tóc và râu cắt ngắn, thường mang kính mát, đội nón kết, đến Montevideo cùng với Jihad, đã nhận xét về Jihad như sau:

-Jihad không ý thức được rằng những hành động của anh ta đã khiến chúng tôi bị ảnh hưởng lây. Chính phủ Uruguay cho chúng tôi vào ở chung với Jihad, đánh giá chúng tôi như những kẻ vô ơn, hay nổi loạn. Đã nhiều lần chúng tôi muốn nói chuyện với Jihad những khi đi dạo trong sân trại tù ở Guantanamo nhưng rất hiếm khi Jihad trả lời. Không ai biết anh ta suy nghĩ, dự tính điều gì?

Khác biệt hoàn toàn với Jihad, Omar không đòi hỏi một điều kiện gì, luôn luôn vui vẻ khi được gặp gỡ, tiếp xúc với mọi người, bất kể là ai.

Omar mới dọn tới, sống đơn dộc trong một căn phòng của một khách sạn rẻ tiền, nơi anh đã sống vào những ngày mới đếu Uruguay, rồi không chịu đựng được sự cô đơn, anh tìm tới ở chung với những người bạn tù, nhưng chỉ được ít ngày, sự yên lặng của những người bạn tù nhắc nhở những vết thương không thể nói ra khiến anh quay lại khách sạn.

Ngoài những đồ dùng cá nhân tối thiểu, Omar chỉ có một tấm tranh do con gái một người láng giềng vẽ tặng và một cuốn tự điển tiếng Spain. Dù chưa hiểu gì về văn phạm Tây Ban Nha nhưng anh vẫn tìm cách học hỏi thêm với hi vọng tìm được việc làm của một người mổ trừu.
Trong một lá thư ngỏ gửi cho người dân ở Montevideo khi vừa đến Uruguay, anh cho biết chỉ học tới lớp 6, trước khi rời Syria anh làm ở một tiệm bán thịt với công việc giết trừu, xẻ thịt.

Với lá thư này Omar hi vọng kiếm được việc làm, nhưng dường như không mấy ai cần tới khả năng của anh về việc giết, xẻ thịt trừu. Omar do đó muốn học lái xe để trở thành tài xế Taxi.

Gần 2 tháng qua Omar không còn nhận được tin tức gì của cha mẹ. Chiến tranh đã lan đến thành phố nơi cha mẹ anh ở, phá hủy nhiều thứ kể cả đường dây điện thoại. Sợi dây liên lạc duy nhất của Omar và gia đình là số điện thoại của cha anh, ông không biết rằng anh còn sống.

Sau khi tới Montevideo, Omar có gọi điện thoại cho cha anh biết, ông đã lăng người đi mấy phút khi biết anh còn sống. Qua giọng nói nghẹn ngào của ông, Omar được biết khi anh chạy trốn khỏi Syria để khỏi đi quân dịch, cô em gái út của anh chưa vào tiểu học giờ đây đã có một đứa con gái.
Omar rời khỏi thủ đô Hama, Syria đầu năm 2001 trốn qua Teheran, để tránh không phải đi lính cho quân đội Syria. Đầu tiên anh làm việc tại một cửa hàng bán thịt ở Teheran, nhưng vì theo hệ phái Sunni anh trở thành kẻ thù của Iran, nơi toàn những người theo hệ phái Shia, do đó anh tiếp tục đi qua Kabul.

Đây là lỗi lầm lớn nhất trong đời Omar. Ngày 11.09.2001 khủng bố Al-Qaeda tấn công World Trade Center, ít tháng sau Mỹ trã đủa, cho quân đội tiến vào Afghanistan.

Thế giới đột nhiên bị đảo lộn, quân đội Mỹ truy bắt tất cả những người Arab ở Kabul, mà theo họ người Arab chỉ có một lý do duy nhất hiện diện tại nơi này là hoạt động cho Al-Qaeda.

Omar chạy về hướng Pakistan trên một chiếc Taxi, không biết rằng Mỹ đang trả tiền thưởng để bắt những người như anh. Omar bị bắt ở biên giời Afghanistan-Pakistan, sáu tháng sau bị đưa thẳng tới Guantanamo với tội danh giả tưởng: -Khủng bố điển hình. Hoàn toàn không bằng chứng, không được xét xử.

Omar không thể nhớ được bao nhiêu lần nhân viên điều tra hỏi anh về liên lạc của anh với Osama Bin-Laden như thế nào, ngày cầu nguyện bao nhiêu lần, khách sạn anh ở tại Kabul có phải là một đơn vị trong tổ chức Al-Qaeda không?

Có những điều tương tự trong các chuyện kể về người tù Guantanamo. Jihad là tài xế xe chở hàng trước khi qua Afghanistan để buôn bán mật ong. Mohammed một tù nhân khác trong nhóm 6 người đến Montevideo, gốc Palestina trong một gia đình đông con, được hệ phái Sunni hứa hẹn nếu qua Afghanistan truyền đạo cho họ thì sẽ được đào tạo trở thành thầy giáo.

Mohammed, trường hợp thứ ba, đúng ra đã được qua Đức khi bộ trưởng nội vụ Đức, Thomas de Maizière chấp thuận nhận 3 người tù Guantanamo, cho định cư tại Đức.

Năm 2010, khi Đức đàm phán với Mỹ để nhận tái định cư cho 3 người tù (oan, sai) Guantanamo thì Mohammed là một trong ba người. Sau nhiều lần gặp gỡ, nói chuyện với đại diện chính phủ Đức, Mohammed tin tưởng mình sắp được tự do.

Tuy nhiên, đến thời điểm hi vọng nhất thì đột ngột mọi liên lạc của Mohammed với chính quyền Đức bị cắt đứt. Mãi về sau Mohammed mới được biết con số nhận định cư của chính quyền Đức bị Thomas de Mazìère giảm từ 3 xuống còn 2 người.

Giờ đây Mohammed ngồi ở một nơi tận cùng của thế giới, thỉnh thoảng lại Chat với anh bạn tù chung phòng, người được chính phủ Đức tiếp nhận, hiện đang sống ở một nơi nào đó cạnh giòng sông Rhein, yên ổn và hạnh phúc với gia đình, có việc làm và thu nhập khá.

Nhiều lúc Mohammed mơ mộng, không biết đời sống của mình sẽ tiếp diễn ra sao khi có hạnh phúc được ngồi thảnh thơi với gia đình trong một căn nhà khang trang trên giòng sông Rhein- Đức như người bạn tù cùng phòng giam.

Tự do đã không có giá trị đích thực với những người tù như Jihad, Omar, Mohammed…Nửa năm trôi qua từ khi nhóm 6 người của Jihad đến quê hương mới Montevideo, Uruguay, mọi ảo tưởng về cuộc sống mới đã biến mất, bao nhiêu đợi chờ, mong ước chưa bao giờ trở thành hiện thực. Sự thất vọng của họ đã biến thành giận dữ.

Tối ngày 24.04.2015, buổi tối người Mỹ sợ hãi đã tới, Jihad đã thực hiện lời đe dọa, tuyệt thực trước tòa đại sứ Mỹ ở Montevideo.

Cùng với các bạn tù trong căn nhà ở Calle Maldonado họ kéo nhau đến trước tòa đại sứ Mỹ, tòa nhà trông như một pháo đài. Họ trải những tấm thảm dùng để cầu nguyện trước những bức tường cao ngạo nghễ che khuất tầm nhìn.

Jihad cho các phóng viên báo chí bên trong tòa đại sứ biết rằng nhóm tù nhân muốn có một cái hẹn với viên đại sứ Mỹ tại Montevideo. Người ta trả lời họ rằng hãy đưa ra yêu cầu một cách công khai đúng theo luật lệ.

Từ buổi tối hôm đó, nhóm người của Jihad đã cắm lều luôn tại chỗ và họ cho biết sẽ không đàm phán với người Mỹ nữa mà với chính phủ Uruguay cùng Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc. Những yêu cầu của họ bao gồm tiền trợ cấp, sự giúp đỡ cho thân nhân, gia đình của họ, cái giá của 12 năm tù oan, sai trong hỏa ngục.

Cho đến giờ phút này, chưa biết kết quả cuộc tuyệt thực ra sao, trại tù Guantanamo vẫn chưa đóng cửa vì vẫn còn 122 tù nhân. Trại chỉ đóng cửa khi số tù nhân xuống dưới 60 người.

Tuy nhiên, dù trại tù Guantanamo có đóng cửa ngay lúc này thì cuộc sống của những người như Jihad, Omar, Mohammed…vẫn đen tối, mờ mịt, cũng như vết nhơ của nước Mỹ về chuyện nhân quyền dưới thời tổng thống George Walker Bush khó lòng gột rửa.

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt

——————————————————–

Tài liệu tham khảo:

-Der Spiegel, số 21 ngày 16.05.2015, ấn bản tiếng Đức, từ trang 86-91.

http://de.wikipedia.org/wiki/Gefangenenlager_der_Guantanamo_Bay_Naval_Base

56 Phản hồi cho “Guantanamo và số phận của những người tù (oan, sai) sau khi được tự do”

  1. Nguyễn Trọng Dân says:

    Thưa,

    Số phận của các trại viên tại nhà tù Guantanamo thì nhầm nhò gì với các trại viên tại các trại tập trung được gọi là “Trại Học Tập Cải Tạo ” mà Cộng Sản dựng lên để giam giữ không cần xét án hơn 1 triệu người dân miền Nam trong đó có các thành phần từ quân nhân, cán chính, thuờng dân chống Cộng, thuờng dân tiểu tư sản , tư sản dân tộc sau năm 1975.

    Hoa Kỳ ước tính có khoảng 165 ngàn người đã bị Cộng Sản Việt Nam sát hại trong các trại học tập tại Việt Nam sau năm 1975.

    Chính phủ Hoa Kỳ đã buộc lòng phải đưa ra chương trình định cư tỵ nạn chỉ đặc biệt dành cho các nạn nhân bị đi học tập cải tạo được gọi là chương trình HO (Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program ) khi sự thật đày đọa con người lao động khổ sai kinh khiếp trong các trại học tập cải tạo của Cộng Sản Việt Nam làm bàng hoàng các chính khách có tiếng tăm tại Washington , trong đó có cả Ronald Reagan.

    Nỗi thảm khốc mà người dân miền Nam phải chịu đựng từ cướp bóc đến giam cầm trước bọn Cộng phỉ Bắc Việt tàn bạo sau năm 1975 thì thiệt không sao kể xiết.

    Bài viết mới đây của ông Chu Tất Tiết có một đoạn mô tả bọn cường hào ác bá của Cộng Sản tại địa phương vô cùng khốn nạn, đến giờ chót , chúng còn muốn dùng lý do”nghĩa vụ quân sự ” để tìm đủ cách phá vỡ hoặc làm chậm chể chuyến ra đi của gia đình ông Tiến sang định cư tại Hoa Kỳ , sau sẽ này được Đảng gọi là “Việt Kiều Yêu Nước,” đem đô la về cho Đảng.

    Con người trong chế độ Cộng Sản hèn hạ và tồi tệ nhiều quá đến mức trở nên là bình thuờng. Tất cả điều sống không nhận thức , không còn lương tri và khốn nạn. Sự VÔ NHÂN VÔ NGHĨA VÔ TRI tạo ra bởi Cộng Sản ăn đậm ăn sâu trong nhận thức của các thế hệ Đỏ.

    Chế độ Cộng Sản Việt Nam gây ra Đấu Tố làm 200 ngàn người chết , gây ra thãm sát Mậu Thân năm 1968 làm ước tính có khoảng trên 10 ngàn người thiệt mạng ngay ngày Tết cúng ông bà , mà trong đó, thành phố Huế , số thiệt mạng lên đến trên 5000 người; chế độ Cộng Sản Việt Nam tạo ra trại tù học tập cải tạo khiến thế giới phải bàng hoàng , chưa kể vấn nạn thuyền nhân.

    Tác hại của chủ nghĩa Cộng Sản lên đầu lên cổ người dân Việt Nam còn nặng nề và khó lường được, đi đến thêm nhiều thế hệ nữa.

    Nền giáo dục của Việt Nam do Cộng Sản Việt Nam chú trọng láo lếu tuyên truyền nên bị sa sút, nền lương tri của xã hội bị sa sút , một hành động như tên công an muốn cản trở gia đình ông Tiến cũng đủ thấy bản chất con người đang ngày một tồi tệ. Một lực lượng an ninh cả triệu người không lấy dân làm gốc mà chỉ biết “còn Đảng còn mình” thì rõ ràng đây là một chế độ kiểu phát xít , độc tài tàn bạo.

    Cộng Sản không bao giờ biết thay đổi, Cộng Sản chỉ biết sụp đổ mà thôi.

    Ki’nh

  2. Bàn Sĩ says:

    Đi chơi lâu quá, bỏ diễn đàn không ngó ngàng gì tới, nay quay trở lại, lại thấy Con chiên chien đẻ (CCCĐ) Tiên Ngu này vỡn không thấy khá lên được, hay nó liệt não mẹ nó thật rồi, hãy đọc CCCĐ này viết :
    “Tien Ngu says: 08/06/2015 at 09:49
    Giáo Điếm sinh ra…điếm cũng nà…điếm
    Điếm chổng khu chửi Chúa búa xua
    Nhưng nhìn kỷ, chúng chơi trò một tên, hai…nhạn
    Chúa…tiêu tán thoàn, thì Phật cũng…te tua.
    Con chiên chien đẻ này lộ cái liệt não ác liệt của nó. Một tờ báo mạng, đứng đắn, giá trị mang tên: Giao Điểm, luôn nói thật, nói thẳng về những vấn đề Catô lích, catô lác thì nó gọi là Giáo Điếm.
    Còn những ngoại nhân mắt xanh mũi lõ điếm thật, điếm một chăm phần chăm, cấy những quả lừa vào óc những Con chiên chien đẻ như Tiên Ngu: Bắt chúng vất ban thờ tổ tiên vào chuồng heo hàng mấy trăm năm, móc những đồng tiền lẻ cuối cùng trong túi chúng gọi là của “Nễ” (của lễ), rồi dậy dỗ chúng những lời biến báo, loạn luân : Mẹ đẻ ra chúa trời, chúa trời lại “chơi” mẹ để lại đẻ ra chúa trời.
    Thì chúng cúi đầu, trịnh trọng gọi những tên Điếm đó là các “CHA”, và những lời ngố ngáo mâu thuẫn đó là Thánh Kinh. Thật đúng là chẳng còn gì cay đắng hơn nữa thế, người ơi. Đúng là cái cảnh :
    Trên đời có vạn, ngàn điều cay đắng
    Cay đắng chi bằng gọi thằng Giặc bằng CHA?
    Báo chí ngay tình biến thành Giáo Điếm
    Thằng Điếm bạo dâm, tham độc thành THÁNH CHA
    Con chiên chien đẻ, Tiên Ngu :
    Mày ngu đến bao giờ đây hử?

    • Tien Ngu says:

      Anh Ngu cãm ơn em đã …chửi anh…

      Anh Ngu một ngày mà không bị lũ Giáo Điếm và cò mồi Cộng láo …chửi tới tấp, là ngày đó nhất định…trúng số.

      Điếm có đứa chửi…kheo khéo, đóng kịch nịch sự, khoe…kiến thức, lòn lách đủ chổ…
      Cũng có đứa có tánh…gà mái dầu, la làng, quang quác, đủ mọi ngôn từ…má dạy nhu em.

      Nói thiệt nghe, dẫu bị con gà mái dầu nó…câm hận, rũa xã anh Ngu tới bến, nhưng anh Ngu vẫn …khoái con gà mái dầu hơn những em khác khéo léo đóng kịch….nịch sự mà trong bụng chứa…dáo mác…

      Chúc em may mắn, không bị…tăng xông…

  3. tonydo says:

    Vương Hàn với bài thơ bất hủ, Lương Châu từ:
    Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
    Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.
    Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
    Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?————”Xưa nay chiến trận mấy người về?”

    Robert Payne dịch sang tiếng Anh:
    The beautiful grape wine, the night glitting cup,
    Drinking or not drinking, the horn summon you to Mount.
    Do not laugh if I am drunk on the sandy battlefield,
    From ancient times, how many warriors ever returned?————” How many Warriors….ever returned?”

    Nhạc mẫu em năm nay cũng gần chín mươi. Là người công giáo dùng đôi chân vượt qua cầu Bến Hải năm 54 chạy trốn cộng sản. Cụ lên Buôn Mê Thuật thăm họ hàng được ít ngày thì Việt Cộng chiếm thành. Không có xe khách nào chạy cả. May mắn cụ cùng một số người được xe quân đội Việt Cộng cho đi nhờ về Nha Trang.

    Cụ kể:
    Thấy chúng nó nói tiếng nhà mình (Hà Tĩnh) mẹ sợ quá, nhưng không còn cách nào khác để về gấp, đành phải đi nhờ. Có đứa lại ở làng Phật Giáo bên cạnh, nó biết mình Công Giáo, ghét Cộng Sản, nhưng chúng nó vẫn con con, mẹ mẹ rất là vui vẻ.

    Khoảng đầu năm 1970, sáng sớm, tiểu đoàn em bị các chiến binh Việt Nam Cộng Hoà bất thình lình, với xe tăng, tàu bò vây chặt. Súng nổ vang trời, tiếng xích sắt, máy nổ, trực thăng lạch phạch gầm rú ghê rợn. Đồng chí tiểu đội trưởng tiểu đội 10 (hỏa lực đại đội) vừa ngóc đầu lên hướng B-40 về một chiếc xe tăng thì hứng luôn một loạt đạn đại liên, gục xuống liền.

    Ngay lúc đó, không biết từ đâu, bộ binh “Ngụy” lù lù tiến tới. Đồng chí khẩu đội phó sị quá quăng hai quả B-40 bỏ chạy. Một tiếng quát lớn giọng miền nam từ phía “Ngụy”:
    Nằm xuống đừng chạy nữa! Như cái máy, đồng chí ấy vừa nằm xuống thì một loạt đạn bắn vèo vèo trên đầu chúng tôi. Anh ta thoát chết và bị bắt.

    Giết người nhiều nhất là lính chiến vì họ có vũ khí trong tay!
    Thế nhưng, ít người hiểu rằng:
    Người chiến binh gan dạ bao nhiêu thì trái tim họ cũng đẹp bấy nhiêu.
    Loài người được đưa đến hành tinh xanh này, chắc chắn không phải là vô cớ. Giết người, vì thế, phải có cái lý do của nó.
    Kính Làng.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Thưa,

      “Túy ngọa sa trường quân mạc vấn
      Cổ kim Cộng sản kỷ nhân tâm?”

      ( Uống rựợu giữa sa trường mà hỏi ba quân
      Cộng Sản trước giờ có trái tim không? )

      Đổ huynh thiệt nà khéo chối….chỉ có các chiến binh Việt Nam Cộng Hòa thì mới có tấm lòng dạt dào đúng như Đổ huynh viết thôi vì các chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đánh Cộng đây là đánh cho Dân chứ còn các chiến binh nón Cối ngoài Bắc như Đổ huynh chỉ toàn là GIẾT DÂN cho Đảng mà thôi.

      Nhớ hồi còn đang cúng ông bà tổ tiên nhân ngày đầu năm năm Mậu Thân thì các đồng chí của Đổ huynh tràn vào hêt mấy chục thành phố miền Nam, bất kể truyền thống tổ tiên bắn bắn giết kể cả đàn bà con nít.

      Thí như ở Huế chẳng hạn, người người ca thán van xin, các trái tim lẹp “đẹp” nón Cối AK cờ Đảng mà Đổ huynh ca ca ngợi ngợi có tha đâu.

      Sau này, dân chợ Đồng Xuân ngoài í có câu giới thiệu tự hào mà rằng :

      “Ông đây nón cối (súng) AK
      Vào Nam ông giết vạn nhà người dân!”

      Không biết Đổ huynh mỗi Tết đầu năm… nhìn cái nón Cối có nghe pháo mà bị giật mình hay không? Sử nhà khó chối nắm Đổ huynh à.

      Ki’nh Chúc Đổ huynh cuối tuần vui vẻ.

      • tonydo says:

        Bồ đào rượu ngọc chén pha lê
        Trên ngựa đang nghe dục tiếng tỳ
        Bãi cát say nằm nàng chờ vấn
        Cổ kim cộng sản kỷ nhân tâm

        Vui vẻ Đại Ca! Ki’nh.

  4. tonydo says:

    Đạn tránh người.
    Đó là câu thường nói nơi cửa miệng của những chiến binh sống sót trở về sau chiến trận. Nó cũng chứng minh một cách mạnh mẽ rằng:

    (Một khi Thượng Đế chưa muốn chúng ta ra khỏi cõi đời này, thì dù dưới mưa bom B52, hay bom nguyên tử đi chăng nữa, con người vẫn tồn tại).

    Giết người không phải dễ. Giết nhiều dân lành trong một lúc (massacre), kẻ đó phải là tên mất trí, điên nặng, hoặc ít nhất đã bị “brainwashed”,

    Hai đàn anh htđ và Ban Mai bảo rằng thì là:
    (Theo tài liệu có thể tin được, trong cải cách ruộng đất, chính phủ của ông Hồ Chí MInh đã giết 172 ngàn dân lành).
    Giết người như ngóe, đâu khó khăn gì?

    Thưa, họ có cả ngàn ngày để giết bấy nhiêu người, và vì trải rộng trên toàn miền bắc, nên nó đã không rung chuyển như một vụ thảm sát.

    Vả lại, họ đã phải đưa những đội Cải Cách tới “ba cùng” với những người nông dân khốn khổ, không biết chữ, tuyên truyền, gây căm thù, hứa hẹn, nhiều ngày..v..v.. để những người này “lâng lâng” như những con ngựa bịt mắt kéo xe.

    Ai đã chứng kiến cảnh đấu tố trong cải cách đều được coi bộ phim (Bạch Mao Nữ) do Trung Quốc sản xuất để gây căm thù. Lúc địa chủ cưỡng dâm cô ngườì ở, hoặc đá bát cơm bắt người làm nhịn đói thì “ông đội” nhảy dựng lên hô như sấm động:

    Đả đảo địa chủ cường hào gian ác!
    Cả làng hô theo, rung chuyển bãi phim.

    Ấy vậy chứ lúc đấu tố, hô hoán, xỉa xói địa chủ, các đồng chí “đội” cũng vẫn phải hét trước.
    Chỉ bóp cò là có thể lấy đi một mạng sống. Lụi một dao Thái Lan có thể đưa một đồng chí công an về với ông bà.
    Dễ vậy, nhưng Thượng Đế không cho người ta giết nhau nhẹ nhàng như thế!

    May mắn thay, em chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy một người, ngay cả chiến binh có vũ khí trong tay của đối phương gục ngã vì viên đạn thoát ra từ nòng súng của em.

    Đức Chúa Trời đã cho con ngủ ngon giấc mấy chục năm nay.
    Cám ơn Ngài!

    • Ban Mai says:

      Này bạn tonydo ạ,

      Oan ôi ông địa cho tui lắm lắm! 2, 3 còm gì đó bên dưới tui đâu có đề cập đến CCRĐ hay “giết người như ngóe”? Chiến tranh du kích nên họ tiết kiệm đạn còn hơn cả mọi thứ trên đời do đó mới có bao bố thả sông, cuốc xẻng, búa… bổ thẳng vô đầu để đỡ tốn đạn mà! Tui chỉ nêu 2 chuyện “nhỏ” mà bạn nêu ra đó là ko giết thường dân và vụ Mỹ Lai thôi ạ! Hihi… Tui cũng hết vacation rùi nên túm lẹ thật gọn: Thí dụ tui (ko phải bạn để khỏi hiểu nhầm) cầm súng vô ăn cướp nhà ai đó. Ai đó trong nhà cầm súng chống cự… tui nả đạn thẳng vào đầu chứ đâu có bắn vào ai khác như vậy là sòng phẳng! Còn ám sát, bom mìn đặt chất nổ, pháo kích vào trường học… thì hổng phải tui mần… nên chẳng có liên quan gì đến tôi cả!

      Tui ný nuận như vậy có đúng ko nào? Trao đổi chỉ cho vui thôi nhe, hổng phải vì hận thù hay mỉa mai gì đâu. Hẹn chọc bạn vào dịp khác! Chúc bạn vui.

      • tonydo says:

        Người thường có ông Cố Nội sống lại bảo cũng không dám cầm búa đập vài đầu người đã bị trói tay.

        Vừa phải thôi qúi vị!
        Thử hỏi ngài Thượng Nghị Sỹ John McCain, ngài Ngoại Trưởng John Kerry..v.v.. xem nó đập búa như thế, tai sao còn chơi với nó làm gì?
        Chúc cuối tuần vui vẻ.

      • Austin Pham says:

        Bác Tô ơi! nghe bác “hỏi thăm” cây búa là em vội chạy kiếm liền. Nó nằm ngay trong Bảo tàng Quân đội Việt Nam, “cơ quan chủ quản” của bác hồi trước. Em cam đoán với bác rằng những nạn nhân đã bị trói tay. Nếu ông cố nội của tụi nó còn sống thì đâu có dạy con cháu như vầy. DM tụi nó thờ “bác” nên mới học thói giết người như vậy. Nói ra thì tục, nhưng phải nói cho tổ tông nó… nhục. Con cháu của em đâu có như cái giống này. Giá mà ngày trước má tụi nó để cho em đ…ụ thì đở biết mấy. Sức em tuy có hạn nhưng vì việc nghĩa, em sẳn sàng mần giúp toàn bộ các gia đình…cách mạng.
        https://www.danluan.org/tin-tuc/20150501/nguyen-tuan-mot-chung-tu-cua-toi-loi

      • tonydo says:

        Anh Thắng, anh ấy nói phét đấy bác Austin ạ!
        Mẹ kiếp, cần gì phải phí sức dùng búa nặng như trong hình (bảo tàng viện) mới giết được một người.
        Chỉ cần cái búa nhỏ xíu của anh thợ cả lò rèn, gõ nhẹ lên đầu là có thể đưa người ta về với Tổ Tiên rồi… bác ơi.

        Không tin, xin đàn anh cứ nhìn cái mũ bảo hiểm bằng nhựa tái chế của đồng chí thủ tướng Ba Dũng, mỗi năm đưa vài ba chục ngàn bà con ta sang thế giới bên kia, nhẹ nhàng như lá mùa thu rụng.
        Ki’nh đàn anh!

    • TƠ NGÀN says:

      CÁI ĐỜI ANH MÁC

      Cái đời anh Mác ngố bao nhiêu
      Đấu tranh giai cấp quả toàn phiêu
      Vớ bẩm Hegel tiêu chẳng được
      Đúng là trí thức buổi chợ chiều !

      Phủ định đây nè phủ định ôi
      Đập tan tư sản tiến lên thôi
      Giai cấp đấu tranh nhằm vô sản
      Không còn tư hữu mới tuyệt vời !

      Bởi vậy mà bao gã nhà quê
      Hiểu đâu Các Mác chỉ u mê
      Địa chủ lôi ra hầu đấu tố
      Chỉ do chút ruộng thật não nề !

      Bởi sau ông Mác lại ông Lê
      Gần gủi bên ta Chủ tịch Mao
      Đã lệnh dễ nào mà trái được
      Cho dù vô đạo quả ê chề !

      Nó là tư sản nó nhà giàu
      Giả dụ là mình cũng thế thôi
      Chỉ tại số mình không có của
      Nên vu nó ác mới thành giàu !

      Nghĩ sâu mới thấy tội nông dân
      Không ác thành ra ác vạn phần
      Theo lệnh phóng tay mà đấu tổ
      Không thì đầu lại phải ăn phân !

      Ôi thôi quả oan trái con người
      Lừa dối triệu người thảy giống nhau
      Một sách mà ra đâu có khác
      Chỉ vì ông tổ chớ ai vô !

      PHIẾM NGÀN
      (12/6/15)

    • Tien Ngu says:

      Đò à,

      Thật thà…thêm một tí nữa đi em…

      Em chưa bao giờ hạ gục một ai dưới cái súng AK-47 của em. Nhưng đồng đội của em chắc chắn là…có!

      Yểm trợ cho nhau cùng…tiến lên, cho dân lành hoảng kinh hồn vía, thi nhau bỏ chạy, chết vì…sụp hầm, chết vì té bể đầu, chết vì…đuối…

      Hàng loạt, em? Đâu cần em phải trực tiếp chỉa họng súng vào họ mà…bắn?

      Cho nên, phải thật thà, nhận tội.

      Đừng như lũ….Điếm, đóng kịch lịch sự tử tế, nói chuyện nhân đạo kiểu…bất lương.

      Quá xá…thúi…

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Đổ huynh đi bộ đội Cộng Sản lội Trường Sơn vào Nam bắn toàn là người miền Nam không Cộng sản hiền lành vô tội, coi trọng tình dân tộc, luôn cất “tiếng vọng ngàn thuơng,” có lòng vị tha nên Đổ huynh mới ngủ ….ngon thế! Đúng là cái tật Bắc Kỳ cứ khoái khoe khoang!

      (Coi chừng nữa đêm Đổ Huynh đang ngũ…ngon ….Qua sách súng tới nhà đòi chai rượu bây giờ …hehehehe)

      Ki’nh

      • tonydo says:

        Ơ kìa quan bác!
        Ở đời, cái tốt thì khoe ra, xấu xa thì đậy lại, đàn anh không nhớ sao. Tướng lãnh bỏ lính chạy khỏi nước cả tuần trước khi lính tráng buông súng về nhà đạp xích lô nuôi vợ, còn nói oang oang trên TV, viết sách trên trời, dưới đất thì em có “bốc sự thật” một chút, ăn nhằm gì đại ca?

        Xin giữ sức khỏe. Rượu còn đó, chờ người!
        Kính.

  5. Thạch Đạt Lang says:

    Anh Felix!

    Có 2 điều theo tôi, chúng ta chưa tranh luận tới bến với nhau vì thứ nhất tôi và anh có nhiều điểm tương đồng trong suy nghĩ, nhận định, cũng như tương kính nhau, thứ hai tôi cũng ( có phần ) e ngại lập luận sắc bén, chặt chẽ của anh ) như đại sư Nhất Đăng nhận xét. Khi tranh luận tôi phải nắm chắc lý lẽ rồi mới lên tiếng. Haha.
    Trong phạm vi bài này, anh nhìn sự việc bằng con mắt của một nhân viên Homeland Security nên cho rằng cuộc chiến chống khủng bố là cuộc chiến dơ bẩn không có quy ước. Tôi đồng ý điều này, nhưng anh có chắc rằng hành hạ, tra tấn, ngược đãi tù nhân sẽ thu lượm được kết quã không?

    Ý kiến của anh khiến cho tôi nhớ đến 2 cuốn phim: 1. Traitor, do tài tử Don Cheadle, 2. Body of Lies, do Leonardo Di Caprio đóng vai chính, không biết anh coi chưa?. Cả hai đều nói đến khủng bố Hồi Giáo và cách chống trả hiệu quả. Hai phim này đều giả tưởng nhưng hoàn toàn căn cứ vào những chuyện thật ngoài đời là sự khủng bố và chiến thuật Anti-Terror.
    Trong phim Body of Lies, nhân vật Hani, trùm mật vụ Jordan cho rằng tra tấn không khai thác được gì, tù nhân chỉ tiêt lộ những gì khả dĩ khiến cho tra tấn ngừng lại để bớt đau đớn thôi.
    Phim Traitor, Samir Horn, nhân vật chính, lúc còn nhỏ thấy cha bị khủng bố đặt bom vào xe hơi giết chết nên khi trưởng thành âm thầm hoạt động chống khủng bố bằng khổ nhục kế, len lỏi vào các tổ chức khủng bố để từ đó cung cấp tin tức cho CIA.

    Sự hành hạ, tra tấn, theo tôi nghĩ, sẽ không có kết quả với những người chiến đấu vì lý tưởng. Tra tấn, hành hạ chỉ làm cho lòng căm thù tăng lên và ý chí họ mạnh mẽ hơn, còn với những người vô tội tin tức nhận được bằng sự tra tấn sẽ không chính xác hay có lợi gì nhiều như nhận xét của nhân vật Hani trong phim Body of Lies nói trên.

    Tôi không phản đối việc người Mỹ làm ở Guantanamo dười thời tổng thống George W Bush. Ở vào địa vị của họ (có lẽ) tôi cũng không hành xử khác. Nhưng mục đích ( ngầm ) của đạo diễn về 2 cuốn phim trên là điều gì nếu không phải để nhắc nhở chính quyền Mỹ về một phương thức đấu tranh chống khủng bố khác?

    Còn việc bắt giữ? Anh có chắc chắn là những người bị bắt đều có dính líu đến hoạt động khủng bố không? Theo như tôi biết, khi quân đội Mỹ tiến vào Kabul, tất cả những người Arab không phải gốc Afghanistan đều bị truy lùng. Còn việc bắt người này, không bắt người kia cũng chưa hẳn đã có information rõ ràng là tên, tuổi, nghề nghiệp, gốc gác từ đâu, đã dính líu đến các hoạt động khủng bố. Theo tôi, khi đó quân đội Mỹ chỉ thấy nghi ngờ, tra hỏi vài câu trả lời không thông suốt là bắt.

    Còn nếu cho rằng cuộc chiến chống khủng bố là cuộc chiến không có quy ước thì nên làm tới nơi, tới chốn. Dẹp hết truyền thông, báo chí qua một bên, tuyệt đối giữ bí mật, không tiết lộ bất cứ tin tức gì ra ngoài.
    Nhưng…Mỹ là một nước tự do, dân chủ…đó là điều bất khả thi, mà đã bất khả thi thì…không nên làm.

    PS. Cuối tháng 6 năm nay tôi sẽ ghé thăm đại sư NĐ ở Calgary, huynh có rảnh xuống chơi vài ngày…luận kiếm.

Leave a Reply to Ban Mai