Giấc mơ tự cường và cuộc đấu đá quyền lực
Sau loạt bài sử dụng cụm từ ” nhóm lợi ích ” hay con đường đi đến” tư bản man rợ” và các ” diễn biến nội bộ ”, để ám chỉ sự mâu thuẫn nội bộ về tư tưởng đang lớn mạnh trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Những cây viết lý luận hàng đầu của cộng sản Việt Nam tiếp tục dân sâu hơn như con bạc khát nước vào vòng xoaý tương tàn, tranh giành quyền lực.
Tất cả những bài viết lý luận đó đều mang đầy dấu ấn của sự tranh giành, đánh phá, quy kết nhau này , đều che đậy dưới một ý nghĩa là bảo vệ CNXH.
Nét đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản luôn là vậy. Bất cứ cuộc thanh trừng để tranh giành quyền lực nào, khi diễn ra trong chế độ cộng sản cai trị, đều núp dưới những mỹ từ vì lý tưởng CNXH. Kẻ nào chiến thắng cũng là kẻ bảo vệ CNXH, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ độc lập, hoà bình cho đất nước.
Cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng, quyền lực của nội bộ cộng sản Việt Nam về phía cuối năm 2015 đã trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Những khẩu pháo hạng nặng đã được đưa ra khai hoả, lần đầu tiên người ta thấy một vị phó ban tư tưởng trung ương, uỷ viên trung ương đảng cộng sản có một bài viết gay gắt, công khai trên báo chí để chỉ trích nhóm lợi ích, cảnh báo Việt Nam đang xa rời con đường CNXH để đi vào con đường tư bản. Độc địa hơn ông Vũ Huy Hoàng phó ban tư tưởng trung ương còn vẽ mô hình doạ nạt người dân rằng con đường tư bản đó là con đường tư bản man rợ.
Con đường tư bản tương lai mà ông Hoàng doạ có man rợ hay không thì phải đợi nó xảy ra mới biết. Nhưng con đường CNXH mà Việt Nam đi thì sự man rợ của nó ai cũng biết , thậm chí còn từng là nạn nhân, chứng nhân. Không khó khăn gì để gặp những người trong các vụ cải tạo tư sản, Z30, cải cách ruộng đất…để nghe họ kể về sự man rợ của nền kinh tế nhà nước độc quyền quản lý.
Đi vào con đường tư bản man rợ hay tiếp tục đi vào con đường kinh tế định hướng CNXH đều do các phe phái trong đảng cộng sản quyết định. Tuỳ theo lợi ích của các phe phái. Người dân hoàn toàn không có quyền quyết định gì. Người dân chỉ là con cờ để các phe phái sử dụng. Khi mỗi lần cần triệt hạ nhau lại lôi miếng mồi dân chủ, tự do ngôn luận ra để nhử. Nực cười là trong khi liên tiếp có hội thảo về báo chí, truyền thông, các nghị định ban hành để xiết chặt quản lý thông tin ráo riết ban hành, thì trong bài viết của mình, ông phó ban tuyên giáo trung ương Vũ Huy Hoàng lại gợi ý cách giải quyết đập tan âm mưu chuyển hoá của nhóm lợi ích, là bằng cách dùng tự do ngôn luận, quyền của người dân.
Điều đó cho thấy, cộng sản khi thanh trừng nhau không từ một thủ đoạn nào. Kể cả những thứ họ nhổ đi cũng sẵn sàng liếm lại, miễn sao là phục vụ được mục đích cá nhân của mình.
Cho dù che đậy dưới lý tưởng nào đi nữa thì các bài viết gần đây của những nhà lý luận cũng sặc mùi đấu đá nhau vì tiền.
Chả có gì khó hiểu, thời nay thử hỏi quan chức nào có lý tưởng về CNXH. Lý tưởng của họ là kiếm bộn tiền, vinh thân phì gia, nếu tiếp tục con đường CNXH mà còn kiếm được tiền thì chả cần phải kêu gọi, chẳng lo bất kỳ diễn biến nào cả trong nội bộ. Mô hình kinh tế CNXH như con gà mái ăn thóc, ăn rau của dân, đẻ trứng đều đều để nuôi dưỡng chế độ cộng sản, nhưng nay đã trở nên già cỗi và mật độ đẻ trứng ngày càng thưa thớt đi. Vì tuổi tác cũng như vì thóc, rau, sản vật trong dân không còn đủ cung phụng.
Một số lãnh đạo nhờ vị trí trông coi gà, phân phát trứng đã biển thủ riêng cho mình những quả trứng tốt để gây giống sau này. Đó là nhóm lợi ích. Một số khác đến ngày nọ thấy gà đã già, đẻ trứng ít, nhìn lại trong tay vốn liếng không có. Mới giật mình ra sức giữ không cho nhóm kia xẻ thịt con gà kinh tế nhà nước CNXH. Mục đích chỉ tao không có thì cứ để gà đấy đã. Mà gà kinh tế nhà nước XHCN còn thì trứng giống của phe lợi ích không bao giờ được phép nở. Nở là vi phạm đường lối, chủ trương. Đó là nhóm bảo thủ.
Gần đây nhóm bảo thủ đã đưa ra nhiều bài viết gay gắt, công phá trên nhiều mặt vào nhóm lợi ích. Đáng chú ý là những bài viết không phải là những tên tuổi, chức vị làng nhàng bậc trung nữa. Mà đã đến kịch tầm cao nhất của những cây lý luận, chẳng hạn là của uỷ viên trung ương đảng, phó ban tuyên giáo trung ương Vũ Huy Hoàng hoặc của cựu uỷ viên bộ chính trị Lê Xuân Tùng.
Cựu uỷ viên BCT Lê Xuân Tùng có bài viết trên báo quân đội nhân dân số ra ngày 5/6/2015 có nội dung có đoạn kết.
” Tóm lại, vai trò, vị thế của kinh tế tư nhân ở nước ta đã có một bước tiến dài so với trước. Chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện về thể chế, nhất là chỉ đạo tổ chức thực tiễn để thực hiện đúng đường lối, chính sách, phát huy hơn nữa tiềm năng của kinh tế tư nhân. Nhưng đừng bao giờ quên rằng đây là kinh tế tư nhân hoạt động dưới CNXH, chịu sự chi phối của Nhà nước pháp quyền XHCN, có nhiệm vụ góp phần xây dựng CNXH thành công. Đừng bao giờ gán cho kinh tế tư nhân vai trò và nhiệm vụ mà nó không thể có và không thể nào thực hiện được.”
Cũng trên báo quân đội nhân dân, một bài viết khác số ra ngày 10/6/2015 của thạc sĩ Nguyễn Đức Thắng bộc lộ rõ hơn sự cáy cú ăn chia vì tiền. Người đọc dễ dàng thấy tất cả những gì diễn biến về tư tưởng, về xa rời lý tưởng CNXH đều chẳng phải vì một cái gì cao cả như đã nói trên. Chung quy tất cả vẫn chỉ là tiền. Xin xem một đoạn trong bài viết của thạc sĩ Nguyễn Đức Thắng.
” “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực kinh tế. Biểu hiện đó là sự phủ nhận đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay; hạ thấp, đi đến làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước XHCN; đòi tư nhân hóa nền kinh tế, xóa bỏ chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu để thay thế bằng chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN… Quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực kinh tế càng trở nên nguy hiểm trong điều kiện các thế lực thù địch có tiềm lực kinh tế rất mạnh. Chúng tìm mọi cách lợi dụng những kẽ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, khoét sâu vào hạn chế, khuyết điểm của ta để cổ súy, thúc đẩy tư nhân hóa nền kinh tế, nhằm đến một lúc nhất định, khi sở hữu tư nhân TBCN đã giữ vai trò chi phối cơ sở hạ tầng kinh tế, thực chất là chuyển hóa thành kinh tế TBCN, thì kiến trúc thượng tầng XHCN chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa và “đổi màu”. Khi đó, chế độ kinh tế XHCN được thay thế bằng chế độ kinh tế TBCN.”
Vậy đã thấy rõ những bài báo của các giáo sư, thạc sĩ, tiến sĩ , uỷ viên trung ương, uỷ viên bộ chính trị đều núp dưới bảo vệ chế độ CNXH, chống diễn biến, chống chuyển hoá nhưng cũng có đều một mẫu số chung nữa là vấn đề tiền bạc.
Các nhà lý luận của ĐCS đã nhân ra cuộc cổ phần hoá không có miếng bánh cho mình. Bởi thế không được ăn thì đạp đổ. Phe bảo thủ ra sức dùng chiêu bài bảo vệ CNXH, bảo vệ nền kinh tế CNXH để ngăn cản tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp của nhóm lợi ích.
Theo báo Thanh Niên thì tốc độ cổ phần hoá, bán vốn nhà nước quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước từ giờ đến hết năm 2015 đã bị chững lại. Trong khi nhiệm vụ phải hoàn thành chỉ tiêu bán 300 doanh nghiệp trong năm 2015 này.
Một bài báo khác của tờ Viẹtnamnet ca ngợi việc cổ phần hoá mang lại lợi ích rõ rệt cho doanh nghiệp khi nhận xét rằng .
” Rõ ràng cổ phần hóa đem lại lợi ích tốt hơn cho doanh nghiệp, nhưng cần được thực hiện mạnh tay hơn nữa nhằm thúc đẩy hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa..”
Nếu nội bộ ĐCS tranh giành miếng ăn qua quyền kiểm soát kinh tế. Đến giờ còn trống đánh xuôi, kèn thổi ngược như vậy. Người đi, kẻ níu….như vậy. Con thuyền Việt Nam bao giờ mới hùng mạnh đủ sức tự cường để đối phó với giặc ngoại xâm.
Các nhà lý luận ĐCSVN thường tuyên truyền muốn bảo vệ chủ quyền thì phải phát triển kinh tế, phải tự lực, tự cường có tiềm lực mới giữ được chủ quyền biển đảo. Vậy hãy nhìn xem họ đang đấu đá tranh giành quyền lực, đang chặt phá nhau trong việc hoạch định chính sách kinh tế…..đến giờ họ còn bung xung chưa biết làm kinh tế thế nào cho phải. Thử hỏi bao giờ mới phát triển kinh tế, mới tự cường được.?
Chẳng trông mong được gì những kẻ như vậy hoàn thành giấc mơ tự cường cho đất nước. Thời kỳ đen tối của dân tộc này đang đến bởi chúng ta không còn định hướng khoa học tiến bộ , chúng ta không còn ước mơ khả thi.
Nếu có định hướng, có ước mơ thì chỉ là của những kẻ có quyền lực, đem ra lừa đảo chúng ta để phục vụ mục đích tranh giành quyền lực của chúng. Những ước mơ ma mị, huyễn hoặc để chúng ta bám víu sống qua ngày.
Facebook Bui Thanh Hieu
Việc đảng CSVN kìm giữ kinh tế tư nhân cho không mạnh hơn kinh tế của đảng CS là vì đảng CSVN sợ bị mất quyền lực.
Người CS thuộc lòng câu nói: “Ai nắm kinh tế sẽ nắm quyền lực”.
Người CS nhìn thấy cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra ở Anh, tầng lớp nông dân, doanh nhân giàu có lên và đòi triều đình phải cai trị theo pháp luật, bắt luật lệ do triều đình ban ra phải có đại diện của dân, tức là trong đó có nông dân và giới doanh nghiệp, phê chuẩn thì mới được ban hành.
Dần dần, triều đình Anh cứ phải nhượng bộ để rồi triều đình Anh trở thành như ngày nay, không còn quyền hành, trong khi quyền về tay thủ tướng phải do dân bầu lên. Những người CSVN ngày nay sợ rằng chính quyền của đảng CSVN rồi đây sẽ như là triều đình Anh, chỉ có danh nghĩa mà không có thực quyền.
Trích: “khi sở hữu tư nhân TBCN đã giữ vai trò chi phối cơ sở hạ tầng kinh tế, thực chất là chuyển hóa thành kinh tế TBCN, thì kiến trúc thượng tầng XHCN chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa và “đổi màu”. Khi đó, chế độ kinh tế XHCN được thay thế bằng chế độ kinh tế TBCN.”
Nhưng nước Anh và các nước tư bản họ nhìn vấn đề theo lợi ích quốc gia. Họ thấy để cho doanh nhân được tự do kinh doanh thì kinh tế quốc gia sẽ khá hơn. Kinh tế quốc gia khá hơn thì chính phủ sẽ có nhiều tiền hơn vì thu được nhiều thuế. Chính phủ có nhiều tiền hơn thì mới có tiền sắm tàu chiến, trang bị khí giới cho quân đội để bảo vệ cho lợi ích của quốc gia.
Trong lịch sử nước Anh và nhiều nước khác, trong đó có cả Trung Hoa, câu nói “Ai nắm vũ lực sẽ nắm quyền lực” đã từng chi phối trong lịch sử. Chỉ đến khi tầng lớp doanh nhân tại Anh giàu có hơn thì câu nói “Ai nắm kinh tế sẽ nắm quyền lực” mới bắt đầu có giá trị.
Tại Trung Hoa, từ thế kỳ 16 trở đi, dân số đông đúc, nhiều thành phố đông dân xuất hiện nên có nhiều người giàu có vì buôn bán. Các vua Trung Hoa chỉ khuyến khích nông nghiệp nhưng hạn chế việc buôn bán. Người Trung Hoa cho rằng chỉ có làm ra lúa gạo mới là sản xuất còn buôn bán là nghề ngọn, mạt nghệ, không sản xuất ra gì cả nên hạn chế bớt doanh nhân, tịch thu tài sản của họ.
Nhưng cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh cho thấy giới doanh nhân cũng sản xuất ra hàng hóa để xuất cảng làm giàu cho đất nước. Kết quả là các nước Tây Phương nhờ buôn bán, công nghiệp hóa nên trở nên giàu có, có nhiều khí giới, tàu bè kéo đến xâu xé Trung Hoa. Rồi thì người Trung Hoa và cả người Việt Nam phải hô hào dân phải kinh doanh, buôn bán.
Người CS sợ rằng để doanh nhân mạnh lên thì đảng CS sẽ mất quyền nên đảng CS cũng nắm luôn cả kinh tế. Những gì các đảng CS tại Trung Quốc và Việt Nam đang làm cũng giống như là Lenin đã làm tại Liên Xô. Khi Lenin thấy dẹp bỏ kinh tế tư nhân làm cho nền kinh tế đi xuống, đã cho tư nhân kinh doanh trở lại nhưng để cho nhà nước nắm các ngành kinh tế chiến lược để đảng CS không bị mất quyền lực.
Liệu nhà nước làm kinh tế có sinh ra lợi nhiều hơn là tư nhân làm?
Nhà nước nắm tiền trong tay thì dùng tiền đó phục vụ cho mục tiêu chính trị hơn là phục vụ mục tiêu kinh tế, nghĩa là nhà nước dùng tiền đó để củng cố quyền lực cho mình hơn là làm cho số tiền đó sinh lợi. Còn tư nhân thì chỉ muốn số tiền của mình sinh lợi ra càng nhiều càng tốt, càng nhanh càng tốt . Đó là sự khác nhau giữa việc nhà nước nắm tiền và tư nhân nắm tiền.
Nhà nước Trung Quốc nắm tiền nên bỏ tiền vào các việc gây ảnh hưởng tại các nước trên thế giới. Trung Quốc bỏ tiền đào kinh xuyên lục địa ở Nicaragua, ở Thái Lan, làm đường cao tốc ở Pakistan… những việc đó có thể phục vụ cho quyền lực của đảng CSTQ nhưng cũng có những con đường, những hải cảng Trung Quốc xây cất không đem lại lợi ích về kinh tế. Điều đó có nghĩa là đem vốn ra bỏ vào chỗ không sinh lợi hàng nhiều năm, nhiều thập niên. Trong khi đó, các đường xá do tư nhân bỏ tiền ra làm thì họ thấy con đường đó phải có nhiều người sử dụng để họ mau thu lại vốn thì họ mới làm, họ không muốn bỏ tiền tiền ra làm các con đường ít người đi, chôn vốn vào chỗ chết.
Trước mắt nhà Trung Quốc nắm số tiền khổng lồ, nhưng số tiền đó có sinh lợi ra nhanh hay không? Bỏ tiền xây đường xá, kinh đào, làm máy bay, hỏa tiễn quá nhiều sẽ chôn vốn vào chỗ không có lời. Trong khi cùng số tiền đó để trong tay tư nhân thì nó sẽ sinh ra lợi nhanh hơn. Đó là lý do tại sao cuối cùng kinh tế Liên Xô bị kiệt quệ trong khi Mỹ vẫn còn giàu có.
Tương tự, tại Việt Nam, cùng một số vốn đó nếu nằm trong tay tư nhân nó có sinh lợi ra nhanh hơn là nằm trong tay doanh nhiệp nhà nước hay không? Nhìn sự việc phải nhìn trên mặt lợi ích quốc gia, không thể nhìn trên mặt lợi ích của một đảng, chỉ lo bảo vệ quyền lực cho một đảng. Nói rằng “kiến trúc thượng tầng XHCN chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa và “đổi màu”. Khi đó, chế độ kinh tế XHCN được thay thế bằng chế độ kinh tế TBCN” thì đã sao nếu như kinh tế quốc gia trở nên giàu mạnh hơn? Singapore cũng là kinh tế tư bản nhưng dân Singapore có cơm ăn, áo mặc, có giáo dục tốt, có bệnh viện tối tân, ai cũng có nhà ở. Đó là kinh tế tư bản với một chính phủ biết cách tái phân phối lợi tức ở trong nước sao cho toàn dân được hưởng.
Vậy thì điều chính yếu là trong chính phủ có những người có biết lo cho dân hay không. Kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa mà chính quyền không lo cho dân thì dân vẫn khổ. Liên Xô từng có rất nhiều tiền nhờ xuất cảng dầu hỏa nhưng đem tiền chế tạo vũ khí hết, bắt dân phải xếp hàng để mua lương thực.
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI TỰ NHIÊN
VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI PHẢN TỰ NHIÊN
Mọi loài sinh vật nói chung tồn tại và phát triển được là nhờ dựa vào tự nhiên, khai thác tự nhiên một cách tự nhiên. Từ con ong hút nhụy hoa đến con sư tử săn hươu nai, từ loài san hô dưới biển hay các loài bò sát trong sa mạc cũng như thế. Nhưng loài vật thì nhu cầu lúc nào giải quyết lúc ấy, không cần lo xa, không cần tích lũy, vì thiên nhiên luôn luôn có sẳn ở chung quanh.
Loài người cũng là loài sinh vật, nhưng là loài sinh vật đặc biệt, được trời phú cho óc thông minh vượt lên trên muôn vật. Nhờ óc thông minh, con người không những cạnh tranh được với tự nhiên mà cũng còn cạnh tranh nhau. Nên khác với muôn vật chì có luật rừng hay không có pháp luật, mạnh được yếu thua, con người tạo nên xã hội, có pháp luật nhằm để điều hóa hạn chế chính thế giới nhiên tính trong bản thân cá nhân con người và bản thân xã hội loài người.
Do vậy tính cách tích lũy tài sản riêng chỉ là khuynh hướng phòng xa hữu ích của con người, điều này không những đúng với cá thể mà cũng đúng với tập thể, như quốc gia hay một nhà nước chẳng hạn. Đó là tính chất của tư hữu, hay khuynh hướng tư hữu là khuynh hướng tự nhiên, có trước công hữu, mặc dầu nó chỉ là phương tiện mà không luôn luôn nhất thiết là mục đích của con người.
Xã hội tư sản hay tư bản phương Tây chính là như thế. Nó chỉ là trường hợp chung của nhân loại. Bởi trong giai đoạn phong kiến, chỉ mới có nông nghiệp và nghề thủ công, khoa học công nghệ chưa phát triển nên cũng chưa có tư bản như phương tiện tiền tệ hay công cụ đầu tư sản xuất với quy mô phổ biến và to lớn. Nhưng khi công nghiệp phát triển, xã hội phong kiến phải bị đẩy lùi, xu hướng thị trường xuất hiện, nền sản xuất tư bàn chủ nghĩa tất yếu cũng phải thành hình và phát triển không ngừng đi lên.
Dĩ nhiên trong giai đoạn sơ khai hay giai đoạn đầu, tài nguyên còn it được khai thác, máy móc còn thô sơ, sản lượng chưa nhiều, pháp luật còn non yếu, thị trường còn chưa mở rộng, do đó lương công nhân phải thấp nhưng dầu sao nhiều trường hợp nó vẫn khá hơn thu nhập nông nghiệp hay thậm chí thợ thủ công trước đó. Điều đó bị Mác lên án là công nhân bị bóc lột, bị tướt đoạt thặng dư giá trị, nên hô hào giai cấp công nhân phải làm cách mạng, làm chủ, thực hiện sứ mạng lịch sử của mình.
Thực chất Mác không hiểu gì về kinh tế cổ điển hay kinh tế thị trường. Các khái niệm tái sản xuất, mở rộng sản xuất, tái đầu tư v.v… ông ta không nắm rõ, chỉ muốn cộng sản hóa, muốn chia phần ra hết cho lao động, không nghĩ tới nguồn gốc của đầu tư, quy trình sản xuất, mục đích hay nhiệm vụ của đầu tư cho xã hội, đó chỉ là một thứ quan niệm cộng sản thô lổ, lạc hậu, áu trĩ và trì trệ. Vì ví dụ về công xã Paris trước kia từng chứng minh cách mạng bốc đồng chỉ đi vào con đường cụt.
Cái gọi là sứ mạng lịch sử công nhân chỉ là sự cường điệu vu vơ của Mác. Chính ông ta mê tín vào quy luật biện chứng luận của Hegel nên mới trông gà hóa cuốc. Nó trở nên như một sự mê sản phản thực chất và thực tế vì không có lý do khoa học xác thực nào để giải thích được cụ thể như thế cả.
Có nghĩa Mác dùng quan điểm biện chứng luận sai trái, lạm dụng, dốt nát và ngây thơ “phủ định của phủ định” để cho rằng tư sản phủ định cộng sản nguyên thủy thì đến phiên nó vô sản phải phủ định tư sản, cộng sản khoa học phải phủ định tư bản chủ nghĩa để đi đến xã hội đại đồng không giai cấp, không thị trường, không thương mại, không luật pháp, không phân công lao động. chỉ kinh tế tập thể làm và chia sản phẩm trực tiếp nhau, không cần sự tham gia của tư bản tiền tệ hay tư bản vật phẩm nữa.
Các Mác thực chất chỉ là kẻ khật khùng, kẻ điên loạn, kẻ mê sản, kẻ dốt nát và ảo tưởng về bản chất con người và xã hội loài người. Đó chẳng qua là học thuyết ảo tưởng, huyền hoặc mê tín, muốn xây dựng lâu đài trên cát, phản khoa học và phản thực tế nên không bao giờ là thực chất, và chỉ có thể dẫn tới mọi hi sinh. mất mát mà thất bại, chỉ đưa đến sự hoàn toàn phá sản cho cá nhân và xã hội về mọi mặt nói chung.
Đó gọi là sự phát triển xã hội không tự nhiên và phản tự nhiên. Tức sự công hữu hóa mọi mặt, sự cưỡng bức sai trái mọi mặt về con người và xã hội, cái mà Mác cho là cuộc cách mạng vô sản hay chuyên chính vô sản, tức một cuộc cưỡng bức lịch sử vĩ đại chưa từng có và có một không hai trong lịch sử loài người. Cái đó được Mác gọi là xã hội xã hội chủ nghĩa hay giai đoạn đầu của cộng sản chủ nghĩa mà Mác hô hào theo kiểu ảo giác.
Đó cũng là lý do tại sao Liên Xô xây dựng nền kinh tế bao cấp, o ép con người và xã hội trong suốt 70 năm rồi cũng sụp đổ và xóa sổ, Trung Quốc với nhiêu điều tuyên truyền gian dối dị hợm của Mao Trạch Đông rồi cuối cùng cũng bị thuyết mèo trắng mèo đen của Đặng Tiểu Bình thay thế. Đó chẳng qua do con đường phát triển xã hội phi tự nhiên phản tự nhiên sẽ không bao giờ thành công mà chắc chắn phải bị đào thải, thất bại. Nên chân lý và lịch sử nhân loại thực chất chỉ có một, đó là con đường phát triển đi lên hoàn toàn khách quan của xã hội nhân loại. Còn mọi sự o ép, giả tạo, dù nhiều biện pháp dối gạt bao nhiêu, đều chắc chắn chỉ phá sản và cuối cùng thành tội ác với từng đất nước và tội ác với tất cả lịch sử thế giới loài người.
Võ Hưng Thanh
(15/6/15)
Sự phản tự nhiên ngu dốt trong lý luận của Karl Marx có thể đưa ra nhiều thí dụ cụ thể.
Thí dụ như vấn đề bỏ qua vai trò của thị trường tự do mà đưa ra đề nghị ấn định phân phối từ nhà nước chẳng hạn.
Marx đề nghị một hình thức phân phối bỏ qua ảnh huởng của giá cả thị trường, đề nghị phân phối theo nhu cầu ấn định dựa vào điều hành của nhà nước tạo ra một sự phân phối theo kiểu bình quân với một mạng lưới phân phối nhà nước cồng kềnh thất thoát làm nền kinh tế tự nhiên bị kiệt quệ thiếu thốn.
Sự ấn định về nhu cầu bình quân là không đúng với tự nhiên vì đối với món hàng X , cá nhân A chỉ muốn sài 10 món hàng X trong một tháng nhưng cá nhân B lại muốn sài trên 20 món hàng X trên một tháng, thế nhưng sự ấn định là bình quân 15 món hàng X trong một tháng cho mỗi đầu người, thế là cá nhân A bị thừa mứa trong phân phối 5 món hàng X và cá nhân B lại bị thiếu hụt đi 5 món hàng X cho nhu cầu trong một tháng.
Dẹp bỏ vai trò của thị trường tư do trong trao đổi phân phối dựa qua giá cả mà lại kêu gọi mọi thứ điều qua phân phối nhà nước khiến cả xã hội bắt đầu rối loạn là vì thế, thiếu thốn một cách giả tạo và thừa mứa một cách lãng phí.
Vào năm 1986, tại Việt Nam, theo các báo Tuổi Trẻ , SGGP đăng tin, một tấn sắt trị giá phân phối theo qui định nhà nước bằng một tá 12 cái trứng gà!!! Sự thật thực tế hiển nhiên tại Việt Nam cho thấy sản suất đã bị tê liệt hoàn toàn vì vai trò giá cả đã bị bỏ qua không đúng với tự nhiên khi tiến hành Quá Độ theo kinh tế Marx.
Ngày nay, Việt Nam vẫn còn vướng phải sai lầm của Marx trong quan điểm kinh tế phản tự nhiên ngu dốt khi tiếp tục duy trì sự tồn tại của kinh tế tư bản nhà nước.
Chính kinh tế tự do tự nhiên bởi tư nhân mới khiến nền kinh tế lành mạnh và giảm thiểu tối đa nạn thất nghiệp cũng như đem đến phú cường cho từng cá nhân trong một quốc gia.
Kinh tế nhà nước thuờng xuyên tạo ra lãng phí, thất bại và khiến nạn thất nghiệp leo cao vì tư bản nhà nước làm nền kinh tế thiếu linh động và sản xuất trì trệ.
Đối với tư nhân thì lợi nhuận là yếu tố thúc đẩy sản suất.
Đối với một công ty nhà nước thì ngược lại, lợi nhuận không phải là yếu tố thúc đẩy sản xuất mà chính ngân quỹ càng nhiều từ nhà nước rót vào công ty mới là động lực chạy đua của các công ty nhà nước.
Sự ngu xuẩn trong việc lập ra các tập đoàn kinh tế nhà nước làm kinh tế của đất nước phát triển rất chậm vì thất thoát lãng phi nợ nần & trì trệ sản suất. Vinashine, Vinaline, EVN, Than khoáng sản , etc..là những thí dụ cụ thể của sự ngu xuẩn tin Marx mà chạy theo kinh tế tư bản nhà nước .
Việt Nam sẽ còn khốn đốn dài dài với cái định huớng kinh tế XHCN mê muội phản tự nhiên này của Marx .
Ki’nh
Anh Dân chắc may mắn không bị ở lại VN sau 1975 . Thí dụ anh đưa món hàng X , anh A cần 10 , anh B cần 20 và nhà nước cung cấp 15. Thực tế tại VN sau 1975 không lạc quan như vậy vì nhà nước chỉ cung cấp 5 mà thôi . Người dân lúc nào cũng thiếu thốn về tất cả các nhu yếu phẩm . Muốn mua thêm , có ngay nhưng với giá cao và như vậy cán bộ , nhân viên trong ngành phân phối hưởng lợi . Anh A , anh B , về tiền bạc , đã thiếu hụt càng thiếu hụt thêm , sẽ phải xoay quanh công việc mình làm tìm cách bòn rút , nếu không muốn nói là phải ăn cắp , để có thể sống được . Tình trạng cứ như vậy lan rộng và đó là thảm họa của chế độ cộng sản ! Muốn làm người lương thiện hơi khó !