WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tạ Phong Tần Đọc Báo

L.T.Đ: Wikipedia có vài dòng (nguyên văn) như sau, về Ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam:

“Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6 là ngày kỉ niệm ra đời của báo ‘Thanh niên’ do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập 21.6.1925. Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có “Gia Định báo” và một số báo khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Nhưng báo “Thanh niên” đã mở ra một dòng báo chí mới: báo chí cách mạng Việt Nam. Từ khi có báo ‘Thanh niên’, báo chí Việt Nam mới giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Do ý nghĩa đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 5.2.1985 lấy ngày 21.6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.”

Wikipedia Tiếng Việt, rõ ràng, là một nơi lý tưởng để CSVN “múa gậy vườn hoang.” Tình trạng “qủi lộng chùa hoang” như trên, dường như, không khiến ai để ý hoặc quan tâm – trừ nhà báo Tạ Phong Tần.

Bà hiện đang bị biệt giam tại trại số 5, tỉnh Thanh Hoá trong tình trạng sức khoẻ hết sức tồi tệ, và “rất đáng lo ngại”). Chúng tôi xin đăng tải một bài báo cũ của tác giả (viết vào ngày 21 tháng 6 năm 2011, về thực trạng của nền “báo chí cách mạng” Việt Nam) để rộng đường dư luận, và cũng để mọi người hiểu thêm tại sao nhà đương cuộc Hà Nội đã tuyên án Tạ Phong Tần mười năm tù giam, với tội danh là “gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế.” Tựa bài do chúng tôi tự đặt.

Tưởng Năng Tiến

—————————————————
Nếu bạn đang ngồi trước computer nối mạng internet, bạn sẽ có điều kiện xác định sự thật (của vụ việc đăng trên báo “lề phải”) rất dễ dàng bằng cách tra cứu, đối chiếu với nhiều nguồn tin, với những tờ báo, website trong và ngoài nước có bề dày uy tín chuyên đăng tải thông tin trung thực rõ nguồn gốc.

Sống trong một xã hội mà báo chí không phải là cơ quan truyền thông cung cấp những thông tin trung thực, khách quan đa chiều cho người đọc, mà đơn giản báo chí chỉ là một thứ công cụ tuyên truyền mị dân, “định hướng dư luận” theo hướng ca ngợi “chính nghĩa sáng ngời” của đảng cầm quyền, ca ngợi nhà cầm quyền và bưng bít thông tin khi thông tin đó có thể có lợi cho nhân dân, nhưng không đem lại lợi ích cho nhà nước; thì việc tìm hiểu sự thật khi đọc báo cũng là một công việc hết sức khó khăn. Nó đòi hỏi người đọc phải có kinh nghiệm và tầm nhìn xa để nhìn thấu đàng sau từng con chữ trên tờ báo nhằm nắm bắt được sự thật khách quan, để lật tẩy được trò mập mờ chữ nghĩa của các tay bút nô có thẻ nhà báo.

Nhưng nếu bạn chỉ có duy nhất trong tay tờ báo in “lề phải” thì bạn làm cách nào để biết được sự thật từ cái “công cụ tuyên truyền” này?

Bằng hữu đang giương biểu ngữ yêu cầu trả tự do cho chị Tạ Phong Tần, ngay trước trại tù số 5 - Thanh Hóa. Ảnh: Bạch Hồng Quyền

Bằng hữu đang giương biểu ngữ yêu cầu trả tự do cho chị Tạ Phong Tần, ngay trước trại tù số 5 – Thanh Hóa. Ảnh: Bạch Hồng Quyền

Sau đây là một số “bí kíp” giúp cho bạn đọc báo (và thấy, hiểu) báo “lề phải” như sau:

- Tin thể thao trong và ngoài nước, các trận đấu quốc tế: Viết thế nào cứ đọc thế ấy, không cần suy nghĩ nhiều. Vì những thứ này thì không thể giả tỉ số, giả địa điểm thi đấu hay đánh tráo tên vận động viên, giả cầu thủ được.

- Tin về các loại phim phèo, sân khấu, nhạc nhiếc nước ngoài: Cách đọc cũng giống y như đọc tin thể thao vậy đó.

- Tin về các loại phim phèo, sân khấu, nhạc nhiếc trong nước: Coi chừng mắc lừa. Mở đầu bài viết “nhân vật chính” lên báo “thanh minh thanh nga” một chuyện gì đó (Ví dụ: Cãi nhau với đồng nghiệp, với bồ, tự xưng mình là người thứ 3, than vãn về việc mới bị giựt đồ, giựt hụi, bệnh mới khỏi…) nhưng “đính kèm” dài thòng thêm phía dưới là thời gian tới “nhân vật chính” sẽ có chương trình, kế hoạch tổ chức show A (Bờ, Cờ) hay album gì đó, đồng thời trưng lên vài hình (hoặc rất nhiều hình nếu là báo mạng) của “nhân vật chính” trong tư thế thật “khiêu khích” với chú thích: “Ảnh: Nhân vật cung cấp”… thì đích thị 100% là một bài quảng cáo cho “nhân vật chính” được trá hình dưới cái vỏ chuyên đề “văn hóa nghệ thực”.

- Tin về chính trị, kinh tế, xã hội:

Nếu bản tin viết về cuộc gặp gỡ của lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo nước ngoài, mà thấy chỉ đăng toàn lời phát biểu của “lãnh đạo ta”, còn “lãnh đạo Tây” nín thinh không nói câu nào, tưởng chừng như bọn “khoai Tây” ngày thường nói nhiều, nhưng mỗi khi gặp lãnh đạo ta” bỗng đột nhiên bị câm. Điều đó có nghĩa là bọn Tây đã nói những điều mà nếu nhắc lại thì “lãnh đạo ta” cảm thấy hơi bị… ê mặt nếu cho dân Việt biết. Hoặc bọn Tây đã nói những điều dân Việt thích (Ví dụ: nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí…) nhưng “lãnh đạo ta” không thích và sợ dân biết.

Nếu có quan chức Chính phủ lên báo khẳng định sẽ không tăng giá (bất cứ là thứ gì) thì yên chí một thời gian ngắn sau thứ ấy sẽ tăng giá, bạn chuẩn bị tinh thần “đầu cơ tích trữ” (nếu có dư tiền) hoặc “thắt lưng buộc bụng” từ đây là vừa. Nguyên tắc “xương máu” này được rút ra từ những “bài học” điện, nước, xăng dầu, thuốc chữa bệnh, vật tư sản xuất nông nghiệp, thực phẩm thiết yếu…

Nếu có quan chức nào đó lớn tiếng tuyên bố “kềm chế lạm phát” hoặc “giữ mức lạm phát ở… con số” có nghĩa là lạm phát đang chạy vù vù, còn người dân Việt thì đang chạy đuổi theo trối chết.

Nếu thấy các “Bộ ta” cứ dự thảo các loại luật, nghị định đè đầu dân thu hết thứ phí này đến thứ thuế (mới) khác thì có nghĩa là ngân sách quốc gia đang bị “lủng” nặng, cần phải nghĩ thêm cách vơ vét mới đủ chi tiêu (hay bỏ túi).

Nếu thấy có quan chức bự lên báo an ủi, vỗ về người dân an tâm bán ngoại tệ cho ngân hàng nhà nước, đồng thời gián tiếp hăm dọa này nọ (nếu không chịu bán) thì phải hiểu rằng lâu nay thực tế người dân không chịu bán ngoại tệ cho nhà nước mà cứ bán cho thị trường chợ đen, và nguồn ngoại tệ dự trữ bắt buộc đang bị “bay hơi” trầm trọng.

Ảnh:BBC

Ảnh:BBC

Nếu thấy báo đăng có quan chức Việt Nam sang Nhật hùng hồn khoác lác rằng sẽ giúp Nhật tái thiết lại đất nước sau trận thiên tai và hạt nhân vừa rồi, thì phải hiểu rằng y ta sang Nhật để năn nỉ xin vay tiền (hoặc xin cho luôn), chớ Việt Nam lo mấy cái hố tử thần còn chưa xong, lấy tiền đâu, lấy kỹ thuật đâu mà giúp Nhật tái thiết. Vụ này đã được thực tế kiểm chứng, vài ngày sau, “báo ta” lại đăng tin Nhật tiếp tục đổ vào Việt Nam 22 tỷ yên vốn ODA.

Nếu thấy “báo ta” đăng tin bầu cử thành công rực rỡ, tỉ lệ dân ở các tỉnh miền núi và vùng sâu vùng xa đi bầu cử cao chót vót mà không đá động gì đến các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn… thì phải hiểu rằng ở các thành phố lớn (dân trí cao, tiếp xúc internet nhiều) có quá nhiều người dân “đếch thèm đi bầu”.

Nếu thấy “báo ta” đăng tin vừa phanh phui được một vụ tham nhũng nào đó bự bự, có dây mơ rễ má tùm lum thì cứ yên chí cuối cùng chỉ có loại “kỳ nhông cắc ké” bị đưa ra Tòa xử, còn từ Bộ trưởng trở lên “hạ cánh an toàn”, thậm chí chẳng cần phải “hạ cánh” mà còn được tiếp sức để “bay” cao hơn nữa.

Một số câu và từ ngữ không thể hiểu nếu tra từ điển tiếng Việt, nhưng chỉ cần hiểu ngược lại là được liền:

“Tụ tập thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”: Nghĩa là dân chúng đang biểu tình còn “nhà nước ta” thì đang lo sợ dân chúng “đe dọa ghế” đó bà con;

“Theo thông tin ngư dân báo về, trung bình mỗi ngày vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến quần đảo Trường Sa có từ 120 đến 150, cá biệt có những ngày lên đến hơn 200 tàu cá TQ khai thác trong vùng biển nước ta”. Câu này nếu phát ra từ miệng một ngư dân Việt Nam nào đó là điều bình thường, nhưng nó lại được phát ra từ miệng của một người có trách nhiệm (và nghĩa vụ bảo vệ lãnh hải Việt Nam) là Đại tá  Nguyễn Trọng Huyền- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Phú Yên, thì nó lại trở thành không bình thường.

Tại sao không tin về tàu TQ không phải do Biên phòng, Hải quân hay Cảnh sát biển theo dõi, nắm bắt được, mà Biên phòng phải viện dẫn thông tin của ngư dân? Điều này đồng nghĩa với việc Biên phòng không có thông tin. Và người đọc báo bắt buộc nhận ra một sự thật (đau lòng) rằng: Ngư dân Việt Nam (không có trách nhiệm) thì bám biển, và theo dõi đếm tàu địch, còn Biên phòng (có trách nhiệm) thì bám… bờ chớ không bám biển nên thiếu thông tin (?!).

Cuối cùng, điều quan trọng nhất là khi thấy “báo ta” đăng có hàng ngàn “công nhân lao động chân tay” Trung Quốc xuất hiện bất hợp pháp (nhưng công khai) ở Việt Nam, thì cần phải đặt câu hỏi đây là “công nhân” hay “quân nhân” TQ được đưa sang Việt Nam “ém” đợi thời cơ? Và phải suy nghĩ tại sao người TQ công khai sống thành “bầy đàn” ở Việt Nam như thế, báo thì “la” nhưng không cán bộ có trách nhiệm nào bị kỷ luật, xử lý cả?

Tạ Phong Tần

 

2 Phản hồi cho “Tạ Phong Tần Đọc Báo”

  1. Nguyễn Thanh says:

    Ký giả Nguyễn Chính : Trong các chế độ độc tài, nhất là độc tài cộng sản, báo chí trở thành công cụ tuyên truyền của kẻ cầm quyền. Người làm báo, để tồn tại trong xã hội đó, dù muốn dù không, đã trở thành những kẻ bồi bút. Phải chua xót mà nhận ra rằng, cái “sợ” và cái hèn nhát của người cầm bút, nhất là người làm báo, nguy hiểm lắm. Rất vô thức, nhưng anh ta sẽ làm “lây nhiễm” cái sợ, cái hèn nhát cho đồng bào mình

    Một vài người từng đã thành danh trong nghề cầm bút, khi về già ngẫm lại mới thấy mình bị chúng nó, hay đứa nào ấy nó lừa. Thôi thì lỡ mang kiếp bợ đỡ, kiếp thằng “bồi”, kiếp … cũng ngậm bồ hòn mà xuống lỗ cho xong. Nhưng vì còn chút tự trọng, nên day dứt đến không nhắm mắt được, khi tự thấy mình là kẻ cầm bút khốn nạn, đã đem chính cái sự “ lừa” ấy, để lừa lại nhân dân mình…

  2. LÃNH ĐẠO VÀ TỰ DO BÁO CHÍ

    Lãnh đạo hay cầm quyền đất nước không phải muốn làm gì thì làm, theo cảm tính hoặc chủ quan riêng của mình, vì mọi quyền hành mình nắm trong tay.

    Trái lại lãnh đạo là phải tuân theo các yêu cầu khách quan, tuân theo công lý, để làm sao có lợi nhất cho xã hội, cho đất nước tùy theo từng hoàn cảnh. Đó là tính chất thực tế, hiệu quả và đúng đắn của lãnh đạo.

    Do đó lãnh đạo không thể bao giờ được tự chuyên, tự phong mà phải do dân bầu cử tự do thì mới thật sự hữu ích, đứng đắn và dân chủ.

    Từ đó báo chí không phải công cụ của lãnh đạo mà là công cụ của xã hội, của toàn dân. Bởi xã hội, toàn dân luôn luôn rộng lớn và cao hơn quyền hành của lãnh đạo. Chính xã hội và toàn dân là kẻ trao quyền, là nguồn gốc của lãnh đạo mà không phải ngược lại.

    Dân chủ luôn luôn là sự ủy quyền của toàn dân cho lãnh đạo một cách khách quan và đúng đắn nhất. Ngược lại điều đó đều phản dân chủ hay không phải dân chủ, mà là tự chuyên hay độc đoán, độc tài.

    Bởi vậy báo chí luôn phải được tự do trừ ra các điều cấm là : đi ngược thuần phong mỹ tục, đi ngược lại pháp lý, đi ngược công lý, làm tiết lộ bí mật quốc phòng. Báo chí mà không hiểu những điều đó thì không còn là báo chí nữa. Như vậy báo chí không được làm điều cấm do xã hội đặt ra, không phải làm theo chỉ thị và không phải bị cấm làm điều gì mà luật pháp không cấm.

    Có nghĩa căn cơ vẫn là luật pháp. Bởi luật pháp đúng đắn thì không mâu thuẫn với cái gì đúng đắn và cần thiết chung cả. Trái lại như thế thì cả luật pháp cũng trở thành không đúng đắn, quyền hành cũng trở thành không đúng đắn và báo chí cũng trở thành tầm vơ. Như vậy ngày báo chí của một đất nước, một quốc gia phải là ngày mang tính chất lịch sử khách quan có liên quan nào đó, không thể chỉ là ngày mang tính cách chính trị chủ quan mà bất kỳ người nào nắm quyền cũng có thể áp đặt tùy tiện được cho cả xã hội.

    NON NGÀN
    (21/6/15)

Phản hồi