WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bài phát biểu của ông Trọng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS)

phutrongnguyen_obama07082015getty“Xin chào tất cả các quý vị và các bạn,

Nhân dịp sang thăm chính thức Hoa Kỳ, hôm nay, tôi rất vui mừng được gặp gỡ các quý vị tại đây. Tôi chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đã mời tôi đến trao đổi với các quý vị. Tôi được biết, Trung tâm là cơ quan nghiên cứu và trao đổi học thuật hàng đầu của Hoa Kỳ, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường trao đổi học thuật và đối thoại giữa chính giới, học giả, nhân dân các nước về các vấn đề quan trọng và thiết thực liên quan đến an ninh, hòa bình và phát triển trên thế giới. Xin chúc mừng Trung tâm về những thành tựu đã đạt được và xin cảm ơn sự có mặt của tất cả các quý vị.

Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của tôi và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây chính là thời điểm thích hợp và có ý nghĩa để đánh giá, nhìn nhận về quan hệ hai nước và chia sẻ tầm nhìn “hướng tới tương lai.”

1. Trước hết, tôi xin nhắc lại đôi điều về lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Có những sự kiện về lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ chưa được biết đến một cách rộng rãi. Ngài Thomas Jefferson trước khi trở thành Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ đã từng nỗ lực tìm cách nhập giống lúa tốt của Việt Nam để trồng ở trang trại Shadwell của mình tại bang Virginia. Cách đây hơn 100 năm, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành – sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong khi tìm con đường để giải phóng cho dân tộc Việt Nam đã đến Boston – nơi khởi đầu của cuộc cách mạng giành độc lập ở Hoa Kỳ. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng là đồng minh trên mặt trận chống phát-xít; Việt Minh do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã cứu giúp những phi công Hoa Kỳ bị Nhật bắn rơi ở Việt Nam và những người nước ngoài duy nhất có mặt bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày Cách mạng Tháng Tám là những người bạn Hoa Kỳ.

Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam mới năm 1945 được mở đầu bằng trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Một trong những quốc gia đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn thiết lập quan hệ hữu nghị chính là Hoa Kỳ; Người đã gửi 14 lá thư cho lãnh đạo Hoa Kỳ, trong đó có Tổng thống Truman, đề nghị thiết lập quan hệ “hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ.” Tuy nhiên, thật đáng tiếc là có những cơ hội lịch sử đã bị bỏ lỡ và chúng ta đã phải trải qua một giai đoạn đầy thăng trầm và đau thương cho đến khi bình thường hóa quan hệ năm 1995.

Ngày nay, tại Hoa Kỳ vẫn còn những ý kiến khác nhau về chiến tranh mà Hoa Kỳ đã tiến hành tại Việt Nam trong thế kỷ 20. Đối với nhân dân Việt Nam, đó là cuộc kháng chiến để giành độc lập, tự do cho dân tộc mình, giải phóng, thống nhất đất nước mình; không phải là cuộc chiến tranh nhằm chống lại Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, càng không phải để chống nhân dân Hoa Kỳ.

Ngay trong thời kỳ chiến tranh đang diễn ra, nhân dân Việt Nam vẫn giữ tình hữu nghị với nhân dân Hoa Kỳ, rất biết ơn nhiều người dân Hoa Kỳ đã đứng lên phản đối chiến tranh, bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam, Trong đó, mục sư Martin Luther King là một trong những người tiêu biểu.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam chủ trương “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. “Mặc dù còn chịu hậu quả rất nặng nề của chiến tranh, trong đó có 3 triệu người chết; 4 triệu người bị thương; 4,8 triệu người bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin và hàng trăm nghìn người đang mất tích trên chính quê hương mình, nhưng Chính phủ và người dân Việt Nam đã rất tích cực hợp tác và hợp tác rất hiệu quả với phía Hoa Kỳ để tìm kiếm những quân nhân Hoa Kỳ mất tích ở Việt Nam.

Ngày nay, mọi công dân Hoa Kỳ, kể cả các cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam, khi đến Việt Nam đều được chào đón một cách thân thiện, đều có thể cảm nhận được thái độ hữu nghị, chân thành của người dân Việt Nam. Điều đó có thể không dễ hiểu đối với một số người, nhưng lại là sự thật mà tất cả những ai đã từng đến Việt Nam đều có thể tận mắt chứng kiến.

Tôi nhắc lại những câu chuyện lịch sử này để khẳng định truyền thống hòa hiếu và mong muốn nhất quán của nhân dân Việt Nam về quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước chúng ta.

2. Về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ những năm qua

Cách đây 20 năm, có lẽ ít ai hình dung được bằng cách nào mà hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ có thể vượt qua được nỗi đau của chiến tranh để xây dựng một mối quan hệ phát triển mạnh mẽ và tích cực như hiện nay. Trong suốt chặng đường 20 năm qua, quan hệ giữa hai nước đã phát triển năng động, liên tục và ngày càng sâu rộng, trải qua nhiều dấu mốc phát triển quan trọng, từ thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, đến ký kết Hiệp định Thương mại song phương năm 2000, và thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện năm 2013.

Quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực đã đạt được những tiến triển tích cực và thực chất. Hợp tác kinh tế có sự phát triển vượt bậc và Hoa Kỳ ngày nay là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo đã có những bước tiến rất tích cực. Hiện nay, có hơn 16.500 sinh viên Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ. Kim ngạch thương mại hai chiều trong 20 năm qua tăng gấp 90 lần (từ hơn 400 triệu USD năm 1995 lên hơn 36 tỷ USD năm 2014).

Hợp tác quốc phòng-an ninh cũng có những tiến triển quan trọng với Bản Ghi nhớ về hợp tác quốc phòng ký năm 2011 và đặc biệt là Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ về quan hệ quốc phòng vừa được ký kết tại Hà Nội tháng 6-2015. Hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã phối hợp tốt trên nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, từ không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đến bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an toàn an ninh hàng hải, an ninh hạt nhân, duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác ở châu Á-Thái Bình Dương…

Hợp tác nhân đạo giữa hai nước, trong đó có việc khắc phục hậu quả chiến tranh, đã và đang được triển khai ngày càng tích cực. Việt Nam coi việc tìm kiếm binh sỹ Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam là vấn đề nhân đạo và sẽ tiếp tục hợp tác tốt với Hoa Kỳ trong hoạt động này. Quan hệ giao lưu nhân dân phát triển ngày càng sâu rộng, là yếu tố quan trọng góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau và hữu nghị giữa hai nước.

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển tích cực trong 20 năm qua trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đó là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau và hợp tác cùng có lợi. Những năm qua, Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng bước đạt được nhận thức chung về những nguyên tắc này. Đây cũng chính là một nhân tố quan trọng cho việc xây dựng lòng tin chính trị giữa hai nước.

Có thể khẳng định rằng, sự phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 20 năm qua là tích cực, đúng hướng, đem lại lợi ích thiết thực cho hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Đó là kết quả nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân hai nước với tinh thần gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai. Đó cũng là thí dụ thành công về quan hệ giữa các nước từng đối đầu trong quá khứ, có thể chế chính trị khác nhau, phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác của thời đại.

Nhân dịp này, tôi muốn cảm ơn các chính khách, tổ chức và cá nhân của cả hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã nhiệt tình ủng hộ và nỗ lực đóng góp thiết thực để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong những thập niên qua; đặc biệt cảm ơn những người bạn Hoa Kỳ đã tích cực giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, đoàn kết, ủng hộ sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Các kết quả và bài học kinh nghiệm trong 20 năm qua cho phép chúng ta lạc quan về triển vọng sáng sủa của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới.

3. Tình hình thế giới và chủ trương đối ngoại của Việt Nam

Thế giới đang chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và sâu sắc, đòi hỏi chúng ta phải có những tư duy mới và phương thức hành động mới. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, các xu thế hợp tác và phát triển, toàn cầu hóa, dân chủ hóa đang mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển và hợp tác giữa các quốc gia.

Các cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế, khủng hoảng xã hội-nhân văn đang đặt ra những yêu cầu mới về mô hình phát triển công bằng và bền vững, về quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia và trật tự kinh tế quốc tế. Những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, trong đó có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố, cực đoan, tôn giáo, an ninh mạng, an ninh hàng không, an toàn hàng hải… nổi lên với những đặc điểm mới, tác động mạnh tới hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới, đòi hỏi phải có tư duy và cách tiếp cận mới đối với vấn đề an ninh.

Các vấn đề khủng hoảng môi trường-sinh thái, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến ngày càng phức tạp đang đặt ra những yêu cầu mới về phương thức sản xuất và sinh hoạt của con người, về xử lý mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trong một thế giới toàn cầu hóa, sự tuỳ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng cả về phát triển và an ninh thì luật pháp quốc tế, sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác giữa các quốc gia càng cần được đề cao hơn bao giờ hết.

Châu Á-Thái Bình Dương – khu vực tăng trưởng năng động nhất thế giới, vừa có đầy đủ các đặc điểm chung của thế giới, vừa có những đặc điểm riêng của khu vực. Trong khi quá trình hợp tác, liên kết kinh tế đang được thúc đẩy nhanh chóng, mạnh mẽ với nhiều sáng kiến kết nối trong và ngoài khu vực, thì những thách thức đối với hòa bình, an ninh và ổn định đang đặt ra ngày càng gay gắt, nhất là do sự gia tăng căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền trên biển.

Trong khi sự tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước ngày càng gia tăng thì ở khu vực vẫn chưa có được các thỏa thuận, cơ chế hoặc cấu trúc an ninh tập thể hữu hiệu để đối phó với các nguy cơ, thách thức đang nổi lên, đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo cực đoan, chủ nghĩa đơn phương đang có xu hướng trỗi dậy.

Tình hình đó đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lực hợp tác của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam và Hoa Kỳ, vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Về kinh tế, chúng tôi ủng hộ các mô hình hợp tác vì phát triển công bằng và bền vững, cùng có lợi giữa các quốc gia; ủng hộ các sáng kiến thúc đẩy thương mại và đầu tư đem lại lợi ích công bằng cho tất cả các bên, nhất là cho người lao động ở tất cả các nước. Chúng tôi cho rằng, phương thức hợp tác tốt nhất là trên nguyên tắc bổ sung, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các quốc gia.

Về chính trị-an ninh, chúng tôi ủng hộ quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Chúng tôi ủng hộ việc hình thành các thỏa thuận, các cơ chế hợp tác kinh tế và an ninh giữa các nước trong khu vực và trên thế giới phù hợp với các nguyên tắc trên.

Chúng tôi ủng hộ một châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển thịnh vượng, được kết nối bằng các liên kết kinh tế và các quan hệ hợp tác kinh tế cùng có lợi trong và ngoài khu vực, có các thỏa thuận và cơ chế bảo đảm an ninh chung, an toàn và tự do hàng hải, hàng không…, trong đó việc phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc an ninh-chính trị đang hình thành ở châu Á-Thái Bình Dương là phù hợp và có lợi cho hòa bình, an ninh của khu vực và thế giới. Chúng tôi cho rằng châu Á-Thái Bình Dương có đủ cơ hội cho tất cả các nước trong và ngoài khu vực, trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và các nước EU.

Trên tinh thần đó, Việt Nam chủ trương tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao với hơn 180 nước trên thế giới, hình thành quan hệ đối tác toàn diện, đối tác chiến lược với các nước đối tác quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, Việt Nam đã tham gia và đang tích cực đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, trong đó có TPP, một hiệp định có quy mô rất lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

4. Về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới

* Hai nước chúng ta đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện. Đó là tiền đề rất quan trọng cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước trong những năm tới.

Trước mắt, chúng ta phải cùng nỗ lực không ngừng làm sâu sắc, phong phú thêm quan hệ Đối tác toàn diện tạo cơ sở nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới trong tương lai. Động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ theo định hướng đó là những lợi ích chung mà hai nước chúng ta cùng chia sẻ, theo tôi, đó là:

- Thứ nhất, chúng ta có lợi ích chung trong tăng cường hợp tác song phương một cách toàn diện vì sự phát triển và phồn vinh của mỗi nước, vì hạnh phúc của nhân dân hai nước;

- Thứ hai, chúng ta có lợi ích chung trong thúc đẩy hợp tác ở khu vực để góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là việc duy trì hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, tự do hàng không ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế;

- Thứ ba, chúng ta cũng có lợi ích chung trong hợp tác, phối hợp các nỗ lực để đóng góp cho các vấn đề chung của thế giới với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Một nước Việt Nam giàu mạnh, ổn định, độc lập tự chủ, hội nhập và đóng góp có trách nhiệm cho cộng đồng quốc tế là phù hợp với lợi ích của hòa bình, an ninh, hợp tác, phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, là phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ cũng như các nước trong và ngoài khu vực.

* Trong thời gian tới, chúng ta có rất nhiều việc cần làm để đưa quan hệ song phương không ngừng tiến lên phía trước:

- Trước hết, việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng và củng cố sự tin cậy chính trị giữa lãnh đạo, chính giới và nhân dân hai nước là hết sức quan trọng để đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phát triển ngày càng sâu rộng, bền vững.

Nhằm mục đích đó, chúng ta cần tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao, giữa các kênh nghị viện, giữa các chính đảng, mở rộng các cơ chế tham vấn, đối thoại trên các lĩnh vực cùng quan tâm. Đó cũng chính là một trong những mục đích của chuyến thăm Hoa Kỳ lần này của tôi và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Chúng tôi cũng mong sớm được đón Tổng thống Barack Obama sang thăm chính thức Việt Nam trong thời gian tới.

- Hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư là một trọng tâm, là nền tảng và là động lực phát triển quan hệ song phương, cần được đẩy mạnh hơn nữa. Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam cho đến nay còn khá khiêm tốn, mới đứng thứ bảy trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư ở Việt Nam.

Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, vẫn áp dụng nhiều rào cản thương mại đối với Việt Nam. Tôi hy vọng việc hoàn tất đàm phán TPP sắp tới sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thương mại giữa hai nước, giữa Hoa Kỳ và ASEAN bởi lẽ hàng hóa Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam 90 triệu dân, được kết nối với thị trường ASEAN hơn 600 triệu dân. Việc Hoa Kỳ sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam là bước đi cần thiết cho cả hai bên theo hướng đó.

- Hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường… là điểm sáng và là lĩnh vực hợp tác đầy tiềm năng trong quan hệ hai nước. Đây cũng là những lĩnh vực liên quan đến chất lượng của phát triển bền vững của Việt Nam và Hoa Kỳ với nhiều thế mạnh có thể chia sẻ.

Trong chuyến thăm lần này, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trao giấy phép chính thức để xây dựng trường Đại học Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi cũng khuyến khích và kêu gọi các doanh nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân Hoa Kỳ tăng cường đầu tư và hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực nói trên.

- Hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng-an ninh là yếu tố làm gia tăng sự tin cậy và giá trị chiến lược của quan hệ song phương, cần được tăng cường với các bước đi phù hợp với lợi ích của hai nước.

Hai bên cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Bản Ghi nhớ về hợp tác quốc phòng ký năm 2011 và đặc biệt là Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ về quan hệ quốc phòng vừa được ký kết tại Hà Nội tháng Sáu vừa qua; đồng thời mở rộng hợp tác về thực thi pháp luật, chống khủng bố, bảo đảm an toàn an ninh hàng hải,… qua đó góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở châu Á-Thái Bình Dương…

- Hợp tác trong lĩnh vực nhân đạo cần tiếp tục được đẩy mạnh để góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lòng tin, tăng cường hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Hậu quả chiến tranh ở Việt Nam còn hết sức nặng nề. Nhiều thế hệ người dân Việt Nam vẫn đang phải tiếp tục vật lộn với những hậu quả chiến tranh khắc nghiệt.

Thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân, trong đó có các cựu chiến binh Hoa Kỳ, đã triển khai nhiều hoạt động rất thiết thực để hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh; Quốc hội Hoa Kỳ hàng năm đã thông qua ngân sách hỗ trợ giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại, trong đó có việc tẩy độc các vùng bị ô nhiễm, rà phá bom mìn…

Tuy nhiên, kết quả vẫn còn khiêm tốn so với yêu cầu thực tế. Để làm tốt chủ trương gác lại quá khứ, chúng ta nên chung tay hàn gắn những vết thương chiến tranh. Đây là vấn đề rất nhạy cảm, tác động mạnh đến tâm tư, tình cảm của nhân dân, vì vậy việc hai bên phối hợp giải quyết tốt sẽ là góp phần quan trọng tăng cường quan hệ giữa hai nước.

- Giao lưu nhân dân là lĩnh vực rất quan trọng để tăng cường hơn nữa hiểu biết lẫn nhau và hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Việt Nam và Hoa Kỳ chia sẻ một lịch sử quan hệ không dễ dàng. Tôi được biết nhiều định kiến về Việt Nam tại Hoa Kỳ còn khá phổ biến. Nhưng tôi cũng biết một thực tế khác là hầu hết người Hoa Kỳ sau khi đến Việt Nam đều có cách nhìn tích cực và khách quan hơn về Việt Nam, đều có ấn tượng sâu sắc về một xã hội năng động, không kỳ thị, giàu tính nhân văn, về người dân thân thiện, lạc quan, cởi mở.

Trong 20 năm qua, chúng ta đã hiểu thêm về nhau nhưng sự hiểu biết lẫn nhau đầy đủ hơn vẫn cần được tăng cường. Đây là điều hết sức cần thiết để xây dựng lòng tin và quan hệ hữu nghị. Tôi mong rằng, chúng ta sẽ đẩy mạnh tiếp xúc, giao lưu trên tất cả các kênh, nhất là giữa các tổ chức phi chính phủ và nhân dân hai nước.

Đặc biệt, còn có một nhân tố hết sức quan trọng đối với quan hệ hai nước là cộng đồng đông đảo người Việt Nam tại Hoa Kỳ. Họ là công dân Hoa Kỳ và cũng là đồng bào của chúng tôi.

Tôi mong chính quyền Hoa Kỳ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, công việc và học tập của người Việt Nam tại Hoa Kỳ, tạo điều kiện để họ hội nhập tốt và đóng góp tích cực cho sự phát triển của Hoa Kỳ và cho quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.

- Vấn đề nhân quyền là vấn đề mà chính giới và dư luận Hoa Kỳ rất quan tâm, cũng là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước. Tôi khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề quyền con người.

Đất nước chúng tôi tuy còn không ít vấn đề cần tiếp tục phải giải quyết, trong đó có vấn đề quyền con người, nhưng chúng tôi đang nỗ lực không mệt mỏi để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Tôi hiểu trong vấn đề này, hai bên còn có những khác biệt về nhận thức và cần tiếp tục thông qua đối thoại thẳng thắn, xây dựng để có cách nhìn tổng thể về những thay đổi cơ bản mang tính hệ thống, từ đó có đánh giá khách quan hơn về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam, không để vấn đề này cản trở đà tiến triển tốt đẹp của quan hệ, cũng như ảnh hưởng tới việc xây dựng lòng tin giữa hai nước.

- Hợp tác trên các vấn đề khu vực và quốc tế là lĩnh vực ngày càng quan trọng trong quan hệ hai nước. Việt Nam sẵn sàng tăng cường phối hợp với Hoa Kỳ trong các vấn đề quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề chống khủng bố, an ninh mạng, đối phó với dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Việt Nam đã và đang cùng với các nước thành viên ASEAN khác tích cực phối hợp với Hoa Kỳ xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ thành mối quan hệ có tác dụng ngày càng tích cực đối với hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, đảm bảo hiệu quả của các diễn đàn ARF, ADMM+ và làm cho APEC đóng vai trò quan trọng thực chất hơn trong các dàn xếp về kinh tế và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) trở thành cơ chế hợp tác hữu hiệu đối với các vấn đề chiến lược và chính trị ở khu vực.

Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ Hoa Kỳ ngày càng quan tâm đến tình hình Biển Đông, bày tỏ kịp thời và nhất quán quan điểm ủng hộ việc giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, không đơn phương thay đổi nguyên trạng, quân sự hóa hoặc áp đặt kiểm soát trên biển, trên không, ở Biển Đông.

Việt Nam hoan nghênh các nước, trong đó có Hoa Kỳ, đóng vai trò tích cực và có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy hợp tác phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thưa Quý vị và các bạn,

Những bài học kinh nghiệm của lịch sử và những kết quả thực tế trong 20 năm qua cho thấy rất rõ rằng hữu nghị và hợp tác là hướng đi duy nhất đúng của quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, là có lợi cho hai nước, phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, của khu vực và thế giới.

Những khác biệt giữa hai nước là thực tế khách quan và là tất yếu trong một thế giới đa dạng mà trong đó các dân tộc có quyền tìm kiếm, lựa chọn con đường phát triển của riêng mình. Nhưng thực tế trong 20 năm qua cũng cho thấy, hai nước chúng ta có thể chia sẻ nhiều lợi ích tương đồng, và những khác biệt không thể là trở ngại cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ.

Trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng hiện nay, lợi ích tương đồng giữa hai nước càng được mở rộng, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới cần hướng tới mục tiêu phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả, hướng tới tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước và góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Bài học kinh nghiệm và những thành tựu đã đạt được trong 20 năm qua cho phép chúng ta tin tưởng và lạc quan vào điều đó.

Tôi muốn nhắc đến một câu nói của Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt “Khi tin là có thể, thì bạn đã đạt được một nửa thành công.” Tôi tin tưởng rằng, chúng ta có thể cùng nhau xây dựng một tầm nhìn tươi sáng cho quan hệ hai nước trong tương lai, để hai dân tộc chúng ta, con cháu chúng ta luôn là bạn và đối tác tốt của nhau.

Xin cảm ơn các quý vị và các bạn”./.
Nguyễn Phú Trọng

41 Phản hồi cho “Bài phát biểu của ông Trọng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS)”

  1. Cộng Láo says:

    Cộng Láo cảnh báo:
    Cộng láo đã bắn máy bay,
    B52 rụng bắt ngàn phi công,
    Cộng láo lại đánh lũ ngụy Thiệu Kỳ,
    Khiến cho bỏ chạy tụt quần khiếp kinh,
    Cộng láo lại tỏ khoan hồng,
    Cho chúng được sống mà ra nước ngoài.
    Cộng láo nay lại được mời,
    Đến tòa nhà trắng như là khách sang.
    Cộng láo giờ thành bạn thân,
    Cùng là chiến lược chống quân khựa Tầu,
    Tiên Ngu “kêu chán mớ đời”, Thì nay Cộng láo cho vào nhà kho,
    Để mà thưởng thức trò chơi, Được đánh tẩm quất, được nhào máy bay, Một ngày là biết nhau ngay! Chắp tay mà lạy Cộng là bố đây.
    Bảo này mấy đứa Tiện Ngu,
    Đừng ăn nói láo có ngày mút cu!
    Khi Mỹ-Việt ký luật đổi trao,
    Những kẻ làm loạn cho vào nhà kho,
    Tiên Ngu và bố Tiên Ngu,
    Mút cu là chắc, vỡ loa là thường.
    Con ơi ta bảo con này! Liệu hồn có lúc Cộng này ra tay, Cho bay hết thói du côn,
    Mà chừa cái thói chuyên nghề hại dân.

    • Tien Ngu says:

      Thơ…hay. Y hệt như thơ Hồ chí Minh…

      năm qua thắng nợi vẽ vang, năm nay tiền tuyến ắt rang thắng…to
      vì độc nập vì tự ro, đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ…nhào mèo

      Mần cò mồi cho Cộng láo, ít nhất cũng phải vậy chớ…

  2. noileo says:

    Trích: “Đất nước chúng tôi tuy còn không ít vấn đề cần tiếp tục phải giải quyết, trong đó có vấn đề quyền con người, nhưng chúng tôi đang nỗ lực không mệt mỏi để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

    Tôi hiểu trong vấn đề này, hai bên còn có những khác biệt về nhận thức và cần tiếp tục thông qua đối thoại thẳng thắn, xây dựng để có cách nhìn tổng thể về những thay đổi cơ bản mang tính hệ thống, từ đó có đánh giá khách quan hơn về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam, không để vấn đề này cản trở đà tiến triển tốt đẹp của quan hệ, cũng như ảnh hưởng tới việc xây dựng lòng tin giữa hai nước.” (“bé” Nguyễn Phú Trọng thưa gửi với các chính khách Mỹ trong chuyến Mỹ du 2015, hứa hẹn sẽ là bé ngoan)

    Không biết còn có nước nào, ngoài Việt nam dưới ách cai trị cộng sản ra, mà các “nguyên thủ”, các “lãnh đạo” đi công du, thăm viếng nước ngoài, cứ phải nghe chính khách nước ngoài dạy dỗ về nhân quyền, về cách đối xử với người dân của mình cho tử tế, cứ phải hứa hẹn với chính khách nước ngoài, sẽ làm bé ngoan, sẽ đối xử tử tế với dân nước… mình, như nhà cầm quyền VN cộng sản, không?

    Bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ VNDCCH, bọn trí thức cộng sản Lao động Tàu đẻ, bọn lão thành cách mạng mạng cộng sản VNDCCH, bọn trí thức giải phóng nam kỳ phản bội tay sai của trí thức cọng sản VNDCCH, từ mấy chục năm trứoc vẫn không ngừng bịp bợm vu cáo VNCH, vu cáo các chính quyền VNCH bằng đủ thứ tội của chính bọn cộng sản VNDCCH tay sai TRung công, như “độc tài & tàn ác”…,

    dựa vào những vu cáo đó chúng lường gạt hàng triệu người dân miền bắc đi làm cộng phỉ [thổ phỉ cộng sản] xâm nhập VNCH, phá hoại VNCH, lùng sục thảm sát hàng triệu người dân VNCH, phục vụ cho tham vọng quyền lực cộng sản bệnh hoạn của trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ,

    Nhưng, ngược lại với những vu cáo đê tiện của bọn trí thức cộng sản VNDCCH và bon tri thưc giai phong tay sai, các Tổng thông VNCH, Ngô Đình Diệm, Nguyễn văn THiệu, hoặc Thủ tuong NgCao Ky khi ấy, đi công du nuóc ngoài, gặp gỡ & hội họp với các lãnh đạo chính quyền Mỹ, Tổng thống Mỹ, Quốc hội Mỹ, chính khách Mỹ…, ngoài những bận tâm về những kế sách quốc phòng, kinh tế sao cho hữu hiệu trong cuộc chiến đấu của VNCH chống lại cuộc xâm luọc của TRung cộng, xâm lược VN, do VNDCCH cộng sản tay sai của Trung cộng tiến hành, chẳng bao giờ các nhà lãnh đạo VNCH lại phải bận tâm nhu bọn “lãnh đạo” Việt cộng “bận tâm”, bọn Viet cong đi công du nước ngoài mà lòng chỉ cứ thắc thỏm bận tâm về việc đối phó với những chất vấn của chính khách nước ngoài về nhân quyền tại VN dưới ách cai trị của chúng, mà lòng chỉ cứ thắc thỏm bận tâm về việc phải lắng nghe chính khách nước ngoài “nhắc nhở”, dạy dỗ nhà cầm quyền Việt cộng phải đối sử với chính dân Việt dưới ách cai trị của chúng cho tử tế hơn, rồi thì phải hứa hẹn với chính khách nước, ngoài cứ như đứa bé hứa hẹn với cha chú sẽ là bé ngoan, sẽ đối sử tử tế hơn với chính người dân… Việt dưới ách cai trị của chúng

    Bọn cộng sản Việt nam chỉ những làm nhục quốc thể Việt nam

    Thật đáng xấu hổ cho bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian vu cáo người ngay!

  3. girl le says:

    Trời ơi Trời… thúi quá lú ơi…

  4. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Nghe cái …phát biểu này mà…chán mớ đời…

    Đúng là…Cộng láo, cái tật không bao giờ bỏ. Từ trẽ đến già,

    Láo….

    Chúng không bao giờ biết xin lỗi người dân trong các việc giết người cướp của bằng các mỹ từ…cãi cách ruộng đất, cãi tạo công thương ngiệp, tập đoàn, đánh tư sản cứu dân…ngu…

    Trúng cái mánh Tàu Cộng, người Việt giết người Việt, của cãi nội lực tan tành, phụ thuộc Tàu Cộng gần một thế kỷ, trở thành,,,con của Tàu Cộng trường kỳ. Ấy thế mà từ bé đến lớn, hát lên là…Hồ chủ tịch….

    Muốn …làm lớn lâu bền, phải chứng tỏ bằng cái năng lực của mình, thế mới…bảnh. Mang cái huyền thoại rỡm…Hồ chi Minh ra hát hoài không biết mắc cở. Cái lá bùa hộ mạng này, chỉ lừa được dân ngu thâm căn cố đế. Sao lừa dân có đầu óc được?

    Nguyễn phú Trọng và cái đảng Cộng láo có ngon lành thật sự, hay chấp nhận cạnh tranh công khai cùng với các …xã hội dân sự, tù nhân lương tâm, đáng phái không phải đảng cs…, trong việc ứng cử tự do, dành quyền trị nước…

    Cái gì cũng …tự sướng rồi dành độc quyền trị nước bằng láo lừa, bạo lực….

    Hay ho gì đó?

  5. Lê Tuấn Bình says:

    Thông điệp của Nguyễn Phú Trọng là một thông điệp hết sức láo lếu và bịp bợm. Ông Trọng lấy tư cách gì mà đại diện cho nhân dân Việt Nam, trả lời và khẳng định dùm cho nhân dân Việt Nam?!

    Ông Trọng chỉ đại diện cho Cộng Sản, người dân Việt Nam bỏ phiếu bầu trực tiếp cho ông hồi nào mà ông Trọng đòi đại diện cho nhân dân Việt Nam?

    Nếu cuộc chiến Việt Nam là cho dân – vì dân thì tại sao nhân dân Việt Nam lại bỏ đi Vượt Biển bất kể sống chết lên cả triệu người trong bao nhiêu năm qua?

  6. Trâu ơi ta bảo trâu này! Mấy ông VNCH cuối đời ôm cái sân hận này dù muốn nói gì thì quan hệ Mỹ Việt vẫn đi lên. Chó có sủa nhưng đoàn người vẫn tiến. Mà sủa to quá có khi bị đánh vỡ cái loa đó. Hãy đọc bài phỏng vấn này:
    CSIS: Mỹ sẵn sàng tiến xa trong hợp tác quốc phòng với Việt Nam
    Các chuyên gia về chiến lược và an ninh của Mỹ đánh giá mức độ hợp tác, đặc biệt là an ninh quốc phòng, hiện nay giữa Việt Nam và Mỹ là đáng kinh ngạc, và cho rằng Washington thậm chí muốn tiến nhanh và xa hơn nữa trên con đường này.
    Tổng bí thư và Tổng thống Mỹ bàn luận về Biển Đông / Chặng đường từ bình thường hóa đến đối tác toàn diện Việt – Mỹ
    ca3-9578-1436349531.jpg
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thăm tàu của Cảnh sát biển Việt Nam hồi cuối tháng 5. Đây được coi là một dấu mốc “ngoài sức tưởng tượng” trong hợp tác an ninh. Ảnh: Bộ Quốc phòng Việt Nam
    Ông Murray Hiebert, Phó giám đốc Chương trình Nghiên cứu Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), Mỹ, cùng Giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên nghiên cứu về quan hệ Việt – Mỹ tại Đại học Maine, trao đổi với VnExpress về những tiến triển đặc biệt trong hợp tác Việt – Mỹ nhân dịp hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
    - Ông đánh giá chung về hợp tác Việt – Mỹ như thế nào?
    - Ông Hiebert: Tôi bắt đầu quan tâm đến quan hệ Việt Nam và Mỹ từ năm 1990. Khi bạn theo dõi trong một quãng thời gian dài như vậy, bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên về mức độ tiến xa trong hợp tác của hai nước. Dường như mỗi ngày có một bước tiến nhỏ nhưng đó thực sự là một chặng đường dài. Hiện Việt – Mỹ có đối thoại ở cấp chính phủ về nhiều vấn đề gai góc, gồm cả nhân quyền, hợp tác nhiều hơn về quân sự, an ninh và chia sẻ mối quan tâm chung ở Biển Đông. Hai bên cũng trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao, nhờ đó thảo luận sâu sắc. Với tôi, theo dõi tiến trình này rất thú vị.
    Hai nước từng có quá khứ cay đắng, ở Mỹ có hội chứng Việt Nam và ngược lại ở Việt Nam có hội chứng Mỹ. Tôi cho rằng thế hệ trẻ của cả hai nước đều muốn trở thành bạn của nhau và về cơ bản đặt quá khứ lại phía sau. Tôi mới biết một con số điều tra rất thú vị từ Viện Khoa học xã hội Việt Nam là gần 90% người Việt được hỏi có cái nhìn lạc quan về Mỹ. Con số rất đáng chú ý.
    – Ông Long: Tôi cho rằng quan hệ Việt – Mỹ trong các năm gần đây càng ngày càng được cải thiện và phát triển trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục và thương mại.
    – Nói riêng về hợp tác an ninh – quốc phòng, nhận xét của ông là gì?
    – Ông Hiebert: Nếu như những năm 1990 Việt – Mỹ chủ yếu hợp tác về tìm kiếm binh lính mất tích trong chiến tranh (MIA) thì hiện nay dần dần có các chuyến thăm Việt Nam của tàu hải quân Mỹ, diễn tập chung về tìm kiếm và cứu hộ trên biển. Thậm chí trong chuyến thăm Việt Nam đầu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter còn tới thăm một tàu tuần duyên của Việt Nam ở Hải Phòng, điều khó xảy ra hồi năm 1995.
    Mỹ cũng hỗ trợ Việt Nam đào tạo quân đội, lực lượng gìn giữ hòa bình. Việt – Mỹ chia sẻ nhiều về những diễn biến đang xảy ra ở Biển Đông. Mỹ cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam, cùng với các nước khác như Nhật Bản.
    Thành thực mà nói, tôi cho rằng Mỹ đang rất sẵn sàng tiến xa hơn và nhanh hơn với Việt Nam trong hợp tác an ninh và quốc phòng.
    – Ông Long: Từ năm 2002 đến năm 2003, hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng đã bắt đầu với những cuộc gặp gỡ để trao đổi. Năm 2003 Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà đã sang Mỹ để bàn việc hợp tác an ninh song phương và trong khu vực Đông Nam Á.
    Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2005 Mỹ mới thấy tầm quan trọng trong việc hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng. Tổng thống George W. Bush đã mời Thủ tướng Phan Văn Khải sang thăm Mỹ. Hai nhà lãnh đạo đã ký một số thoả thuận về hợp tác quốc phòng và an ninh.
    – Những điểm nào là đáng chú ý hơn cả trong sự tiến triển về hợp tác an ninh giữa hai nước?
    – Ông Hiebert: Hai bên bắt đầu thúc đẩy hợp tác an ninh khoảng năm 2009 – 2010, khi Trung Quốc “hoạt động tích cực” hơn ở Biển Đông. Tại Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) tại Hà Nội, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có phát biểu mạnh mẽ về các hoạt động của Bắc Kinh Đông. Hợp tác Việt – Mỹ về an ninh hiện nay là rất đáng ngạc nhiên sau những gì xảy ra cách đây 40 năm.
    - Ông Long: Trước năm 2010, hợp tác an ninh Việt Nam và Mỹ chủ yếu là tìm hiểu, kết quả quan trọng ban đầu là chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2008. Tháng 10 năm đó, hai bên có cuộc họp song phương đầu tiên về Đối thoại chính trị, an ninh và quốc phòng.
    Từ năm 2010 đến nay, hợp tác hai bên càng mật thiết hơn trên nền tảng bảo vệ lợi ích và an ninh chung. Trước sự đe doạ của Trung Quốc đối với an ninh khu vực và sự thách thức đối với Mỹ, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố chính sách “xoay trục”, còn gọi là tái cân bằng về khu vực châu Á Thái Bình Dương. Năm 2010, Ngoại trưởng Hilary Clinton đã nói thẳng với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì là an ninh ở khu vực nằm trong lợi ích của Mỹ.
    - Theo ông nguyên nhân chính khiến Việt – Mỹ ngày càng tăng cường hợp tác về an ninh là gì?
    - Ông Hiebert: Chính các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông khiến Việt Nam và Mỹ quan tâm đến nhau hơn. Nếu Bắc Kinh không có những hành động gây hấn ở Biển Đông thì Việt Nam và Mỹ sẽ bớt ưu tiên hơn trong thúc đẩy hợp tác với nhau. Việt Nam nhận ra rằng họ cần sự trợ giúp, còn Mỹ nhận ra mình cần hỗ trợ các nước như Việt Nam và Philippines.
    – Ông Long: Lý do chính mà Việt – Mỹ tăng hợp tác là để bảo vệ quyền lợi của hai nước nói riêng, và sự phát triển của toàn khu vực nói chung. Không có an ninh thì khó có thể phát triển bền vững được. An ninh trên toàn khu vực Biển Đông đang bị Trung Quốc đe doạ với các căn cứ quân sự mà họ đã thành lập ở Hoàng Sa và Trường Sa và những hành động lấn chiếm khác. Trung Quốc cũng nỗ lực tạo ảnh hưởng ở một số nước Đông Nam Á nhằm đẩy dần sự hiện diện của Mỹ ra khỏi khu vực. Do đó, việc củng cố quan hệ Việt – Mỹ rõ ràng là cần thiết.
    – Mỹ sẽ thể hiện cam kết của mình đến mức nào, về bảo đảm hòa bình và tự do hàng hải ở Biển Đông trong tương lai gần?
    - Ông Hiebert: Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ về hoạt động cải tạo của họ ở Biển Đông, thậm chí còn điều máy bay tuần tra đến gần khu vực này. Tuy nhiên Mỹ và Trung Quốc có một mối quan hệ phức tạp, họ là đối tác thương mại lớn của nhau, hợp tác về các vấn đề an ninh liên quan đến Triều Tiên, Afghanistan, trao đổi các vấn đề ở các cuộc họp của Liên Hợp Quốc, về ứng phó với biến đổi khí hậu.
    Tôi không nghĩ Mỹ hay Trung Quốc muốn có chiến tranh.
    Nhiều người tôi gặp ở Việt Nam đều hỏi tôi Mỹ sẽ làm gì? Tôi muốn đặt lại vấn đề: Các bạn muốn chúng tôi làm gì? Mỹ không muốn chiến tranh vì điều đó gây hại đến toàn bộ khu vực, kể cả Việt Nam. Tôi cho rằng chúng ta cần kiểm soát đối thoại với Bắc Kinh, gây áp lực để khiến họ thay đổi quan điểm. Tôi hy vọng chúng ta có thể tìm ra cách để Trung Quốc cư xử tuân theo các quy tắc quốc tế, nhất là Công ước năm 1982 của LHQ về luật biển (UNCLOS).
    Ở một khía cạnh nhất định, nhiều nước ở Đông Nam Á như Philippines, Malaysia, Indonesia, Myanmar đang tiến gần đến với Mỹ hơn, sau khi Bắc Kinh có nhiều hoạt động trên Biển Đông. Trung Quốc đáng ra phải nhận thấy điều này.
    - Ông Long: Biển Đông là nơi có lượng lớn hàng hóa thế giới đi qua. Việc bảo đảm hoà bình và tự do hàng hải qua Biển Đông là lợi ích cốt lõi đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với Mỹ và các đồng minh của Mỹ như Nhật và Hàn Quốc. Mỹ là nước có sức mạnh quân sự và hải quân lớn nhất trên thế giới nên Mỹ phải có trách nhiệm giúp bảo đảm hoà bình và tự do hàng hải trong khu vực. Mỹ không thể để Trung Quốc, tuy là một bạn hàng lớn nhất nhì với Mỹ, tiếp tục đe doạ an ninh của toàn khu vực. Nếu Mỹ không có thái độ dứt khoát và cứng rắn với Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ rêu rao Mỹ là “con hổ giấy,” qua đó làm mất uy tín cũng như sự tin cậy đối với Mỹ của các nước trong và ngoài khu vực.
    - Việc Trung Quốc sắp hoàn thành việc cải tạo và sẽ xây dựng hạ tầng lưỡng dụng ở Trường Sa ảnh hưởng như thế nào đến bức tranh an ninh khu vực?
    - Ông Hiebert: Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ có một tổ hợp cơ sở hạ tầng ở Biển Đông, gồm cả dân sự và quân sự. Một số chuyên gia lo ngại Bắc Kinh sẽ thiết lập Vùng Nhận diện phòng không (ADIZ). Trung Quốc có gây sức ép thêm với các nước cùng tranh chấp như Việt Nam và Philippines hay không, đó thực sự là câu hỏi lớn.
    - Ông Long: Trung Quốc công bố là đã hoàn thành việc cải tạo ở Trường Sa chứ không nói gì đến việc đã hoàn thành xây dựng các công trình quân sự trên các đảo nhân tạo đó. Đây chỉ là cách nói mập mờ, theo kiểu “một bước lùi hai bước tiến,” để đánh lạc hướng dư luận Mỹ và thế giới.
    Việt Nam là nước bị đe doạ và thiệt hại lớn nhất trước những hành động của Trung Quốc nên Việt Nam cần phải lên tiếng rõ ràng để các nước khác vận động sự ủng hộ của đông đảo quần chúng trong việc bảo vệ an ninh và lợi ích chung.
    - Theo ông, năm kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ này nên được ghi nhớ với dấu ấn gì sâu sắc?
    - Ông Hieber: Chúng ta cần thúc đẩy rất nhiều vấn đề cụ thể. Quan hệ đã tiến xa tới mức này, chúng ta đã có những thành tựu có tính bước ngoặt, đó là bình thường hóa năm 1995, thiết lập Đối tác toàn diện năm 2013 và chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao trong năm nay. Có rất nhiều đang diễn ra trên thực tế, tôi không trông đợi về một “cú hích lớn”. Có những điều đơn giản mà rất ý nghĩa, như đường bay thẳng chẳng hạn.
    - Ông Long: Thành tựu lớn nhất mà hai nước có thể đạt được là xem nhẹ các vấn đề ý thức hệ và nhấn mạnh việc phát triển lợi ích chung.

    • Lê Tuấn Bình says:

      Thưa anh dư luận viên cò mòi cho Cộng Sản,

      Đến giờ phút này mà các anh Cộng Sản vẫn tìm đủ cách để bôi nhọ chỉ trích Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ra bằng mọi cách thì cũng đủ thấy Việt Nam Cộng Hòa thật sự chưa hề chết mà ngược lại , chính nghĩa Tự Do Dân Chủ VNCH ngày mỗi sáng.

      Cộng Sản thì vẫn là vẫn là Cộng Sản và nhân dân Việt Nam thì vẫn là nhân dân Việt Nam. Hai thứ đó không thể nhập chung đánh đồng được cho nên trước hay sao gì, Cộng Sản cũng bị lật và Việt Nam Cộng Hòa cũng quay trở về theo đúng Ý NGUYỆN TỔNG TUYỂN CỬ TỰ DO TRỰC TIẾP trên toàn đất nước!

      Cộng Sản sụp đổ ở Liên Xô được thì tại sao không sụp đổ ở Việt Nam được?! Đây là một MỘT CHÂN LÝ cũng giống như sự quay lại của Việt Nam Cộng Hòa khi có TỔNG TUYỂN CỬ vậy.

      Lê Tuấn Bình

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        “Cộng Sản thì vẫn là vẫn là Cộng Sản và nhân dân Việt Nam thì vẫn là nhân dân Việt Nam. Hai thứ đó không thể nhập chung đánh đồng được”

        Quá HAY!

    • Con bò CSVN says:

      Mấy ông CS Việt nam ngu bỏ mẹ, hồi xưa đánh Mỹ chửi Mỹ bây giờ bị chủ đánh chạy qua chắp tay lậy Mỹ nhờ Mỹ bênh
      Thằng Mỹ nó đâu có ngu, nó ừ hữ cho qua chuyện rồi chờ cho thằng Tầu phù đánh tan xác thằng VC để cười khoái trí

  7. Trần Vinh says:

    Hưỡn đâu mà ngồi đọc lời phát biểu của tên Quỷ Đỏ Nguyễn phú Trọng chuyên khủng bố những người yêu nước, đấu tranh cho tự do, dân chủ .

    Hưỡn đâu mà ngồi đọc lời phát biểu của tên trùm Cộng sản láo lường, tay sai cho bọn đế quốc Tàu cộng .

  8. Đỗ Thái says:

    Tất cả những điều ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam nói về sách luợng ngoại giao của nuớc CHXHCN Việt Nam với Hoa Kỳ, chúng tôi không dám có ý kiến. Có nghĩa là nó không làm chúng chúng tôi “gần gũi” hơn với thể chế Cộng Sản XHCN, nó cũng chẳng khiến chúng tôi nghi ngờ hay căm giận hơn những lời ăn, tiếng nói thường là ngược với thực tế. Cho nên, có thể là trong tâm trạng “biết nhau qúa đủ”, chúng tôi sẽ chẳng cần “tham mưu linh tinh” (góp ý) về bài nói chuyện này của ông tại Trung Tâm Ngiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS) trong chuyến viêng thăm Hoa Kỳ Vừa Qua. Kể cả câu chuyện “tả oán” của ông về ông Hồ Chí Minh đã hơn chục lần gửi thư cầu bạn với Mỹ. Mặc dù ông lờ tịt cái chuyện lý do khước từ vì Mỹ biết tỏng HồChí Minh là một người CS. Chẳng những là CS mà còn là gián điệp cho đảng CS Liên Xô lúc bấy giờ. Làm sao Mỹ biết, ngoài các bộ, nghành phản gián, Mỹ còn cho người đi “thực tế” – nghĩa là gưỉ thẳng điệp viên tới sống và làm việc cùng Bác Hồ của ông trong thời kỳ tiền Kháng chiến mà nay ông cao rao là “tình thắm thiết” giữa VN( Cộng Sản) và Hoa Kỳ. Thì cứ cho là như thế đi.

    Nhưng rồi bỗng ông đề cập tới chúng tôi – những người thua cuộc chạy trốn vì kinh tởm lối cư xử của các ông – đến tị nạn và nay là những công dân Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ. Thưa ông Trọng, chạy trốn chế độ và con người chỉ có “tính Đảng” mà thiếu “tính Người” các ông, chúng tôi đến Mỹ với hai bàn tay trắng và một cõi lòng tả tơi thê thảm. Chính ngay lúc đó, đảng của ông gọi chúng tôi là những thằng điếm, con đĩ chạy bám theo đế quốc Mỹ để ăn chút bơ thừa, sữa cặn. Với các ông, chúng tôi là bè lũ tay sai, bán nước nên nếu không thoát, các ông mặc tình cướp bóc, giết chóc, đày ải, lăng nhục đủ điều. Nay sau bốn mươi năm, bằng đau thương do chinh đảng CS của các ông gây ra, chúng tôi vươn lên để hôm nay, trong tuyên bố chung của ông và Tổng thống Hoa Kỳ, ghi nhận chúng tôi là một Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt hội nhập thành công và có nhiều đóng góp hữu ích cho xứ xở mới của chúng tôi là Hoa Kỳ. Cũng lại phải nói thì cũng được đi. Nhưng cái vụ mà ông xin với chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ chúng tôi, tạo thuận lợi cho chúng tôi để có cuộc sống tốt và những đóng góp tích cực cho sự phát triển của xú xở mới của chúng tôi và cho quan hệ Việt Nam XHCN và Hoa Kỳ thì hơi qúa, hơi đãi bôi và…hơi qúa đà. Là những người gốc Việt không Cộng Sản, chúng tôi đâu cần sự “quan tâm rất đểu”, rất đãi bôi, rất trơ tráo – xin lỗi tôi nói theo cách nói của các ông. Các ông cướp hết tài sản, giết chóc, tù đày, xĩ nhục đến nỗi chúng tôi phải trốn các ông sang đây. Giờ ông lại nhân “nghia bà tú đễ” xin chính phủ của chúng tôi “giúp đỡ” chính nạn nhân của ông thì nó đểu qúa, chẳng lẽ các ông học đạo đức bác Hồ của các ông ra rả hàng ngày, mà “thâu họach” chỉ toàn là đãi bôi, là “trơ tráo đểu giả” thế sao. Thêm nữa, ông còn hy vọng chúng tôi là chất xúc tác làm bền chặt và phát triển cho mối tình giữa Việt Nam XHCN các ông với Hoa Kỳ. Xin lỗi ông Tổng Bí Thư, ông thừa biết chúng tôi đại đa số người Mỹ gốc Việt-Không-CS chẳng ưa gì sự giả dối của Xã Hội Chủ Nghĩa và ngược lại, thế thì làm gì có chuyện chúng tôi lại dại dột giúp cho con vi trùng Cộng Sản thêm sức mạnh để đục khóet thân thể Hoa Kỳ của chúng tôi. Đừng mơ. Chẳng qua là công dân của một đất nước Hoa Kỳ đầy Nhân Bản và trọng luật pháp, chúng tôi chỉ bày tỏ lòng căm ghét thế chế XHCN cộng sản trong chừng mực. Tính theo tổ chức Đảng CS, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ là thuộc cấp của ông. Ông Sang cũng nói như ông, cũng đã bị chúng tôi vừa cười, vừa khinh cách nói đãi bôi và trơ tráo đó, vậy mà nay, ông vẫn đi vào bước chân cũ của đồng chí thuộc cấp Sang thì đúng là….là gì nhỉ? Nói sao đây cho nó ra vẻ thanh lịch Trường An, ngoài chữ “mặt trơ trán bóng” mà thật lòng, tôi rất không muốn dùng trong trường hợp này.

  9. Trần Tưởng says:

    Quan trọng là hắc tông tông nói cái chi ,chớ còn bí Trọng nhà ta thì cứ đọc bài thuộc lòng
    như con vẹt ,chả biết mình đã đọc cái gì ! Vưỡn cái điệp khúc : dóc ,dai ,dài ,dở …

  10. Nguyễn Văn says:

    Có một số bình luận bên ngoài nói ông Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ là để tìm chính danh cho đảng? Xin thưa, làm gì có chính danh mà tìm? Qua Mỹ chẳng ra là vì sắp chết, và Mỹ thừa nhận sự cầm quyền của đảng chứ đảng có do dân bầu đâu mà Mỹ dám nhìn nhận là “chính danh”? Mỹ vì nhu cầu lợi ích chiến lược xoay trục về Á Châu và cần sự hợp tác của Việt Nam nên gác mọi bất đồng để hợp tác với đảng chứ không có chuyện công nhận tính chính danh như một sồ người nói. Mục tiêu của Mỹ vẫn là một nước VN tự do dân chủ nhưng không do Mỹ áp đặt mà phải do chính người dân ý thức được quyền của mình mà đứng lên đấu tranh. Ngày nào người dân chưa đứng lên thì Mỹ vẫn còn “bắt tay” và “làm ăn” với đảng cộng sản.

    Cũng có một số hy vọng sẽ có đa nguyên đa đảng, nhưng nếu có rồi sao? Cộng sản sẽ sụp đổ? Đa nguyên, nhưng có đứng ngoài vòng kiềm tỏa của ĐCS và dám đòi tự do dân chủ? Đa đảng, nhưng có đảng nào được tham gia chính sự hay tất cả chỉ là màn bịp? Đa nguyên hay đa đảng nhưng nếu không có tự do dân chủ, không do dân trực tiếp bầu thì có khác chi đảng cộng sản bây giờ? Hãy tiếp tục tranh đấu cho tự do dân chủ – Và chỉ có tự do dân chủ dân bầu thì mới có tình chính danh – và có dân chủ thì sẽ tự nhiên có đa đảng đa nguyên.

    Trong bài phát biểu ông Trọng cũng đòi Mỹ công nhận VN là kinh tế thị trường. Đâu cần phải đòi mà cứ dẹp bỏ kinh tế quốc doanh do nhà nước chủ đạo thì tự nhiên được mặc nhận ngay. Giống như một cậu học trò làm bài đủ điểm thì sẽ tự nhiên lên lớp thôi.

    Ông Trọng nói: “Đặc biệt, còn có một nhân tố hết sức quan trọng đối với quan hệ hai nước là cộng đồng đông đảo người Việt Nam tại Hoa Kỳ. Họ là công dân Hoa Kỳ và cũng là đồng bào của chúng tôi.” Câu này sáng suốt hơn hẳn các lãnh đạo khác trước đây, chứng tỏ ông không lú như nhiều người gán. Nhưng tiếp theo câu: “Tôi mong chính quyền Hoa Kỳ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, công việc và học tập của người Việt Nam tại Hoa Kỳ…” thì dư thừa vì Hoa Kỳ là xã hội tự do dân chủ chứ không phải là cộng sản như ông đang lãnh đạo; vả lại, mới xác nhận chúng tôi là công dân Hoa Kỳ nhưng lại “đồng hóa” chúng tôi chung với người Việt Nam qua Mỹ học tập. Chẳng biết ông vẫn lú hay ông lấp liếm vơ đũa cả nắm?

    Ông lại nói: “Trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng hiện nay, lợi ích tương đồng giữa hai nước càng được mở rộng, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới cần hướng tới mục tiêu phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả, hướng tới tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước và góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Bài học kinh nghiệm và những thành tựu đã đạt được trong 20 năm qua cho phép chúng ta tin tưởng và lạc quan vào điều đó.”

    Ông Trọng không nói gì về tự do dân chủ, nhất là tự do bầu cử và ứng cử. Ông nói đến lợi ích của nhân dân hai nước mà dân VN của ông chẳng có bất cứ sự tự do nào thì lợi ích ở đâu? Chắc ông muốn nói đảng cộng sản lãnh đạo đất nước muôn năm là “lợi ích” của dân Việt? Thật tội cho dân đen. Lợi ích thì đảng hứng trọn, dân đen, dân nghèo, ngay cả bới rác của các ông chắc gì đã được phép? Đọc mà tê tái. “Lợi ích của nhân dân hai nước”? Một nước thì tự do dân chủ, lãnh đạo do dân bầu, và chính quyền của dân, do dân, và vì dân; một nước, quyền sống con người cũng bị đảng cộng sản của ông chà đạp và dân chẳng bao giờ có bất cứ tự do gì. Chẳng lẽ các ông cộng sản vừa là lãnh đạo lại vừa là nhân dân?

    nv

Leave a Reply to Trần Vinh