WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một cuộc cách mạng bất bạo động cho VN

 

TS Cù Huy Hà Vũ

TS Cù Huy Hà Vũ

 

Trong trả lời phỏng vấn của BBC ngày 26/8 vừa qua, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu phản biện độc lập (IDS, đã tự giải thể) ở Việt Nam, thừa nhận 70 năm sau khi Việt Nam giành được độc lập “những mục tiêu dân giàu nước mạnh, những mục tiêu về độc lập dân tộc, kể cả những mục tiêu về dân chủ chưa đạt”. Mặc dầu vậy, trước câu hỏi thế thì Việt Nam có cần một cuộc cách mạng toàn diện mới hay không, ông nói: “Tôi rất ghét cách mạng, tôi chỉ thích tiến hoá mà thôi. Bởi vì các cuộc cách mạng, nhìn suốt lịch sử thế giới, đều là các cuộc cách mạng vô cùng tàn bạo. Cái giá nó mang lại cho nhân loại hoặc cho từng dân tộc đều rất đắt, cho nên là dẹp cách mạng đi.”

Để xem Tiến sĩ Nguyễn Quang A có lý hay không, ta cần giải đáp các câu hỏi sau đây:

Một, cách mạng là gì?

Hai, có phải tất cả các cuộc cách mạng đều chủ trương bạo lực?

Ba, Việt Nam hiện tại có cần một cuộc cách mạng hay không?

Cách mạng là gì

Cách mạng là một sự thay đổi sâu sắc hoặc triệt để về chất, thường xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn. Cách mạng xảy ra trong nhiều lĩnh vực như chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế, công nghiệp…Trong bài viết này, “cách mạng” được dùng với nghĩa “cách mạng trong lĩnh vực chính trị”.

Cách mạng là thay chế độ (thể chế) chính trị hiện tại bằng một chế độ chính trị tiến bộ. Xóa bỏ chế độ quân chủ để thiết lập nền cộng hòa, đó là cách mạng. Xóa bỏ chế độ thực dân để thiết lập độc lập dân tộc, đó là cách mạng. Xóa bỏ chế độ độc tài – toàn trị để thiết lập nền dân chủ – đa đảng, đó là cách mạng. Có cuộc cách mạng cùng một lúc thiết lập nền độc lập dân tộc và nền cộng hòa, có cuộc cách mạng thiết lập cùng một lúc nền cộng hòa và nền dân chủ – đa đảng. Và có cuộc cách mạng thiết lập cùng một lúc độc lập dân tộc, nền cộng hòa và nền dân chủ – đa đảng. Thông thường cách mạng được tiến hành với sự tham gia của một số đông quần chúng.

Tóm lại, cách mạng đồng nhất với tiến bộ và vì vậy là tuyệt đối cần thiết để thúc đẩy nhân loại phát triển. Chống lại cách mạng là chống lại tiến hóa xã hội.

Cũng cần phân biệt cách mạng với đảo chính là biến cố chính trị dẫn đến thay đổi lãnh đạo quốc gia, chính phủ nhưng không dẫn đến thay đổi chế độ chính trị.

Biến cố chính trị tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam dẫn đến Độc lập dân tộc và sự ra đời của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào 2-9 cùng năm chắc chắn là một cuộc cách mạng không chỉ vì đã chấm dứt chế độ phong kiến mà ở đây là Đế quốc Việt Nam của hoàng đế Bảo Đại và khai sinh nền Cộng hòa mà trước hết vì đã thực hiện Quyền dân tộc tự quyết, thực hiện Độc lập dân tộc không trên cơ sở nhượng cho của phát xít Nhật. Còn cuộc cách mạng này ngay lúc đó đã thiết lập được một nền dân chủ – đa đảng hay chưa thì tôi sẽ bàn tới trong một bài viết khác.

Cách mạng không chỉ bằng bạo lực

Nói đến cách mạng thường người ta nghĩ đến bạo lực bởi đơn giản đối tượng phế bỏ là chế độ độc tài có quân đội và cảnh sát bảo vệ, mức độ độc tài càng cao thì khả năng cách mạng sử dụng bạo lực càng lớn.

Điển hình của cách mạng bạo lực là Cách mạng Pháp với việc đưa vua Louis XVI lên đoạn đầu đài. Tuy nhiên không phải cuộc cách mạng bạo lực nào cũng dẫn đến đổ máu, tháng 8 tại Việt Nam là bằng chứng. Thực vậy, dưới áp lực mạnh mẽ của các cuộc khởi nghĩa vũ trang do Việt Minh tiến hành và trong bối cảnh Nhật đang bảo hộ Đế quốc Việt Nam đã đầu hàng Đồng Minh, hoàng đế Bảo Đại quyết định thoái vị, trao chính quyền cho Việt Minh. Đó là lý do vì sao thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim đã từ chối đề nghị của quân Nhật dẹp Việt Minh bằng vũ lực. Chiều ngày 8/1945, trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn, hoàng đế Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị và trao ấn, kiếm vàng biểu trưng cho vương quyền cho hai đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận, phụ thân của người viết bài này,.

Mặc dù vậy, thực tế cho thấy đã có những cuộc cách mạng phi bạo lực.

Chỉ trong vài năm, từ 1989 cho đến 1991, thế giới đã chứng kiến sự sụp đổ ngoạn mục của chế độ cộng sản dưới sức ép của các cuộc biểu tình bất bạo động ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Đáng tiếc là ở nhiều nước hậu cộng sản vẫn chưa có được tự do, dân chủ thực sự bởi các cựu lãnh đạo cộng sản vẫn tiếp tục nắm quyền, độc tài chỉ đổi dạng từ tập thể qua cá nhân mà thôi. Vì vậy ở các nước này lại diễn ra các cuộc cách mạng bất bạo động được biết đến dưới cái tên “cách mạng màu” đặc trưng bởi các cuộc biểu tình ngồi và tổng đình công. Kết quả là những kẻ tân độc tài đã phải cuốn gói. Đó là Cách mạng Hoa hồng tại Gruzia năm 2003, Cách mạng Cam tại Ukraina năm 2004, Cách mạng Hoa Tulip tại Kyrgyzstan năm 2005.

Các cuộc cách mạng bất bạo động cũng đã nổ ra ở các nước có chế độ độc tài phi cộng sản và một số đã thành công. Đó là tại Philippin nam 1986, cuộc Cách Mạng Hoa Lài lật đổ nhà độc tài Ben Ali tại Tunisia, cuộc cách mạng lật đổ nhà độc tài Hosni Mubarak tại Ai Cập năm 2011…

Một cuộc cách mạng bất bạo động cho Việt Nam

Với Điều 4 Hiến pháp Việt Nam quy định “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, chế độ chính trị ở Việt Nam rõ ràng là chế độ độc tài – toàn trị. Dưới chế độ này các quyền con người và công dân cơ bản như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, tự do tín ngưỡng, tôn giáo… cho dù được ghi trong Hiến pháp đã bị công an đàn áp thẳng thừng. Bên cạnh đó, chính quyền cộng sản Việt Nam ra sức sử dụng vị trí độc quyền cai trị đất nước của mình để cướp bóc tài sản của người dân cũng như của quốc gia. Nghiêm trọng không kém, cũng chính để giữ quyền lực nhằm bảo đảm đảm mục tiêu ăn cướp này mà chính quyền cộng sản Việt Nam đã và đang làm ngơ cho Trung Quốc xâm chiếm chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam đặc biệt ở biển Đông. Thực vậy, đối với chính quyền này Trung Quốc là chỗ dựa duy nhất để chống lại sự nổi dậy từ phía người dân.

Do đó, một cuộc cách mạng ở Việt Nam là chẳng thể đừng để cứu dân, cứu nước!

Vấn đề còn lại là cuộc cách mạng này sẽ diễn ra theo hướng nào, bạo động hay bất bạo động?

Sau Tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945, Việt Nam đã trải qua 30 năm liên tục chiến tranh: kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1946 đến 1954 và nội chiến có sự can thiệp quân sự của Mỹ trong bối cảnh chiến tranh lạnh từ 1955 đến 1975. Do máu đã đổ quá nhiều như vậy nên dù là chính đáng, là cấp thiết thì một cuộc cách mạng mới ở Việt Nam không thể lấy bạo lực làm phương tiện. Hơn thế nữa, sự thành công của cách mạng phi bạo lực trên thế giới, nhất là ở các nước cộng sản Đông Âu, càng làm cho các lực lượng dân chủ Việt Nam tin rằng đấu tranh bất bạo động hoàn toàn có thể đưa cuộc cách mạng của họ tới đích. Cụ thể, đó sẽ là biểu tình, đình công và các hình thức phản đối tập thể và ôn hòa khác đòi chính quyền hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quyền con người, quyền công dân, quyền của người lao động được ghi trong Hiến pháp cùng lúc với đòi hủy bỏ các điều 79, 88, 258 Bộ luật hình sự và các điều luật đàn áp nhân quyền khác, trả lại đất đai, nhà cửa đã bị chính quyền cưỡng đoạt…

Về phía chính quyền cộng sản Việt Nam, cũng như bất cứ chế độ độc tài – toàn trị nào khác, chắc chắn chính quyền này sẽ dùng bạo lực kiểu “Thiên An Môn 1989” để chống trả cách mạng đồng nhất máu những người biểu tình sẽ đổ. Việc chính quyền này tấn công, đánh đập dã man bằng công an và côn đồ, bắt bớ, bỏ tù hàng loạt người đấu tranh cho dân chủ – nhân quyền, “dân oan”, nhất là trong thời gian gần đây, đã cho thấy rõ điều đó. Tuy nhiên chắc chắn không kém là máu của người biểu tình ôn hòa một khi đã đổ thì điều này chỉ càng nung nóng quyết tâm “người trước ngã, người sau tiến” của khối người biểu tình, càng gây phẫn nộ và thôi thúc cả nước xuống đường vì một ngày mai dân chủ!

Dù tàn bạo đến đâu giới cầm quyền Việt Nam cũng hiểu không thể nào tránh khỏi sụp đổ, càng đàn áp thì tội với dân, với nước càng lớn nên cách tốt nhất là trì hoãn cái kết cục tất yếu kia được lúc nào hay lúc ấy. Một trong những thủ đoạn “câu giờ” này là tung tin rồi sẽ có một “Gorbachep Việt Nam” để giải thể chế độ cộng sản hay “chế độ cộng sản Việt Nam tự thủ tiêu” và vì vậy cách mạng là không cần thiết.

Sở dĩ tôi khẳng định giải pháp “Gorbachep Việt Nam” hay “chế độ cộng sản Việt Nam tự thủ tiêu” là thủ đoạn “câu giờ”, tức không thể có, bởi giới cầm quyền Việt Nam rất khác với giới cầm quyền Liên Xô. Thực vậy, giới cầm quyền Liên Xô là cộng sản quan liêu, tức ngộ nhận chủ nghĩa cộng sản sẽ mang lại công bằng và hạnh phúc cho con người và vì vậy một khi tỉnh ngộ thì họ dứt bỏ nó. Còn giới cầm quyền Việt Nam hiện nay về tổng thể là kẻ cướp theo đúng nghĩa đen của từ này như trên đã phân tích, mà kẻ cướp thì không thể có chuyện tự nguyện hoàn lương, trả lại tài sản và đền bù cho các nạn nhân của nó.
Như vậy, bỏ qua nhận định không chuẩn của ông về sự đối lập giữa “cách mạng” và “tiến hóa” bởi “tiến hóa” bao gồm “đột biến” hay “cách mạng”, Tiến sĩ Nguyễn Quang A với quan điểm “dẹp cách mạng” và những người có quan điểm tương tự đang tiếp tay, cho dù không cố ý, kéo dài sự tồn tại của chế độ cộng sản Việt Nam gắn với tội ác chống con người và thảm họa mất nước vào tay Trung Quốc.

Thành thử, một cuộc cách mạng bất bạo động là tất yếu, và không những thế, là cấp thiết cho Việt Nam trước khi mọi cái trở nên quá muộn!

——————————————————————————————

Tác giả là một nhà bất đồng chính kiến và tù nhân chính trị Việt Nam, đã hai lần khởi kiện Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng về các quyết định trái Hiến pháp và pháp luật, hiện là học giả tại Đại học Northwestern, Hoa Kỳ.

(Bài do tác giả gửi đăng)

 

 

60 Phản hồi cho “Một cuộc cách mạng bất bạo động cho VN”

  1. Bà Ba says:

    Công tử đỏ này lên diễn đàn bên Mỹ mà coi bộ như “lãnh tụ” vậy. Khiêm tốn một chút dễ có cảm tình hơn.
    Chuyện các anh tranh cải thì cũng “non arriver où” (không tới đâu).

  2. nguyenha says:

    Đúng như vậy Cách mạng và Tiến hóa là một. Cách mạng là đưa Đất nước đi lên. “Đi xuống” sao gọi là
    CM được.! Lịch sử Thế giới đả Chứng minh điều đó. Do đó Lịch sử của Chủ nghĩa CS ,chưa bao giờ có một cuộc “cách mạng” đúng nghĩa, mà chỉ là những Cuộc “Ăn cướp” chính quyền ! Rất giản đơn, vì CNCS đi ngược lại với sự Tiến hóa của Con người./

  3. Khổng Khuyết says:

    Đề nghị mọi người chống Cộng ủng hộ phương thức Cù Huy Hà Vũ… chống Cộng bất bạo động… để cán Khổng Khuyết tôi cùng toàn Đảng …an tâm mà cười bể bụng lăn ra chết!

    Đã đảo Việt Nam Cộng Hòa- Người Cày Có Ruộng đầy bạo động !

    Khổng Khuyết

  4. nguyễn văn Mẫn says:

    cả hai ô tiến sỹ Nguyễn quang A và Cù huy hà Vũ đều đúng, cách mạng để tiến hóa và khi tiến hóa có tính chất đột biến ta vẫn có thể gọi là cách mạng; Tôi đồng tình với quan điểm của cả hai ông và càng đồng tình với TS Cù huy hà Vũ là với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay rất cần có cuộc cách mạng để thay đổi thể chế chính trị vì tương lai đất nước xong cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng bất bạo động.

  5. Tám Càfê says:

    Là môt nguoi chî biêt bán Càfê, không rành vè chính tri, nhung lai thích theo dõi thòi cuôc và thích hoc höi nhūng dièu tién bô. Tôi dòng ÿ voi giåi thích vè hái chū “Cách Mang” cûa TS Cù Huy Hà Vū. Nhung dòng ÿ vöi ông cho ràng cuôc cuöp chính quyèn cûa CSVN qua phong trào VM tháng 8/1945 là “Cách
    Mang”.

    Tôi càng không dòng ÿ vói TS Nguyen Quang A ràng, VN hiên nay không càn môt cuôc Cách Mang, mà dúng ra, hön bao giò hêt, lúc này VN rât càn môt cuôc Cách Mang , canh tân toàn diên.

    • Tám Càfê says:

      Xin löi bi mât chü.

      Tôi dòng ÿ vói giåi thích vè hai chü “Cách Mang” cûa TS Cù Huy Hà Vū. Nhung không dòng ÿ vói ông cho ràng cuôc cuöp chính quyên cûa CSVN……..

  6. TNT says:

    Tôi đồng tình với quan điểm của ông Cù Huy Hà Vũ: sẽ không bao giờ có ” Gorbachep tại VN hay chế độ cs Vietnam tự thủ tiêu”. Cũng không thể trông chờ vào ” nước lớn”. Thực tế cho thấy Cộng đồng người Việt Hải ngoại đã tác động rất mạnh đến chính phủ Mỹ và các tổ chức quốc tế, nhưng kỳ ” quốc khánh 2/9 vừa qua, cs ” ân xá” 18 ngàn tù nhân, không có một tù nhân chính trị nào được thả. Tù nhân chính trị vẫn tiếp tục được dùng như những con tin trong các cuộc mặc cả quyền lợi giữa cs VN và Hoa kỳ. Sức ép buộc nhà cầm quyền thay đổi phải được tạo ra do chính chúng ta: Những người Việt trong và ngoài nước; Giai cấp công nhân và người lao động sẽ là lực lượng tiên phong. Người Việt khắp nơi cần ủng hộ họ. 90 ngàn công nhân 1 công ty Pou Yuen buộc nhà cầm quyền phải bỏ điều 60 luật bảo hiểm xã hội. 10 ” Công ty Pou Yuen” sẽ buộc nhà cầm quyền phải bỏ điều 4 Hiếp pháp.
    TNT.

    • tonydo says:

      Trích TNT:
      (Giai cấp công nhân và người lao động sẽ là lực lượng tiên phong. Người Việt khắp nơi cần ủng hộ họ. 90 ngàn công nhân 1 công ty Pou Yuen buộc nhà cầm quyền phải bỏ điều 60 luật bảo hiểm xã hội. 10 ” Công ty Pou Yuen” sẽ buộc nhà cầm quyền phải bỏ điều 4 Hiếp pháp.)
      Đơn giản chỉ có vậy!
      Chơi với Việt Cộng mà cứ lý luận, dân chủ, dân-nhân quyền thì có khác gì nằm mơ.
      Nhận xét đúng và rất hay.
      Kính.

  7. Viễn kiến says:

    Muốn cách mạng thành công thì 2 lực lượng công an và quân đội phải đứng về phía nhân dân nhờ thế cách mạng sẽ ít đổ máu như cuộc cách mạng ở Rumani năm nào vì cách mạng đích thực nổ ra trong tình thế như VN hiện nay rất khó khăn .Chính quyền, công an hiện do đảng chi phối và đôi khi còn phối hợp với bọn xã hội đen ở 1 mức độ cho phép với nhiệm vụ trấn áp,đánh đập các thành phần đấu tranh dân chủ .Trong buổi giao thời nếu không có lực lượng công an thì xã hội sẽ náo loạn vì bọn xã hôi đen sẽ lợi dụng cơ hội ( hiện nay xã hội xuống cấp không phanh ) và người dân lương thiện sẽ khổ .Thêm vào đó chắc chắn TQ không ngồi yên đứng nhìn vì trong nước ngoài bọn gián điệp còn có sự tiếp tay của bọn tay sai bản xứ sẽ nhân cơ hội can thiệp ,đừng cho rằng Mỹ sẽ nhảy vào vì điều này rất khó đoán ( Bài học VNCH còn đó ) .Nguy hiểm cho đất nước hiện nay nếu Mỹ và TQ bắt tay trong bóng tối bán đứng hoặc chia chác quyền lợi ở Châu A .

  8. Bich Dang says:

    Ông Nguyễn Quang A này không biết tốt nghiệp từ đâu mà không định nghĩa được chữ Cách Mạng , nói năng buông xuôi kiểu đầu hàng trước bọn gian ác và gian manh nhất trong giòng lịch sử VN . Không biết ông A có thẩm được những lời phàn biện của TS Hạ Vũ !!!

  9. CÁCH MẠNG VÀ TIẾN HÓA

    Tiêu biểu ở đây là hai ý kiến trái ngược. Ts Nguyễn Quang A bảo ông rất ghét cách mạng, bởi cách mạng là sắt máu nên chỉ chủ trương tiến hóa. Ngược lại điều này Ts Cù Huy Hà Vũ không bằng lòng tiến hóa vì cho nó vô thưởng vô phạt nên kết luận cần phải cách mạng trong hòa bình.

    Trên diễn đàn công khai của một trang mạng toàn cầu, hai ý kiến trên đây của hai người nổi bật hoàn toàn đối lập nhau quả thật là điều thú vị, bổ ích khi cả hai đều nói về yêu cầu thực tế của Việt Nam hiện nay.

    Nhưng rõ ràng tiến hóa là điều hoàn toàn khách quan, tự nhiên của lịch sử thế giới hay nhân loại nói chung. Còn cách mạng vẫn thường xảy ra từ cổ chí kim trong mỗi nước, tùy hoàn cảnh khác nhau, có nhiều màu sắc khác nhau và kết quả đôi khi cũng hoàn toàn khác nhau.

    Song xét kỷ hơn, tiến hóa cũng chỉ là cách mạng trong tiệm tiến, trong dài ngày, trong tiềm năng và không có tính chất đột biến. Trái lại cách mạng lại là nhu cầu cấp bách, bột phát của chính sự tiến hóa cần được giải quyết tức thì ngay trước mắt. Nói về mặt khoa học tổng quát, cách mạng chỉ là một khía cạnh của tiến hóa, một giai đoạn đột biến của tiến hóa, nó không thoát ra được quy luật bao quát của tiến hóa. Tiến hóa trái lại là quy luật chung của mọi sự hiện hữu trong cuộc song hay vũ trụ tồn tại nói chung.

    Vậy nhưng ý nghĩa khoa học ở đây chỉ là cái nền còn ý nghĩa chính trị mới là cái hiện thực đang nói đến. Thật ra nói cách mạng chính trị là phải nói đến nguyên nhân hay điều kiện tiền đề của nó, nói đến màu sắc hay bản chất, và cuối cùng nói đến kết quả hay di hại tức là cái kéo theo của nó.

    Qua tất cả những điều như trên, rõ ràng khi cách mạng là cần thiết thì luôn tất yếu nó phải xảy ra dù nhanh dủ chậm. Tuy vậy cách mạng lại có thể bị những lực lượng giả tạo nào đó lợi dụng, và như thế nó trở thành không phải đích thực, mà trở thành ngụy tạo và đôi khi vô cùng nguy hại, cuối cùng lại chỉ đưa lại những cuộc cách mạng khác để nhằm giải quyết nó.

    Cuộc cách mạng vô sản do Các Mác đề xướng chính là trường hợp ở đây. Bởi học thuyết của ông ta không phải là học thuyết khoa học đích thực, do vậy cuộc cách mạng mác xít không bao giờ là cách mạng đích thực nhưng chỉ là thị hiếu và nhân danh. Do vậy nó chỉ là một sự đột phá bất thường và sai đường của lịch sử loài người, do đó cuối cùng hoàn toàn thất bại và cần uốn nắn lại.

    Như vậy nói chung cách mạng và tiến hóa không hề mâu thuẫn nhau mà cần thiết và bổ sung cho nhau. Cách mạng chỉ tốt khi phù hợp với tiến hóa nếu không thì ngược lại. Cuộc cách mạng mác xít chính là trường hợp như thế. Như vậy ý nghĩa của cách mạng chính trị luôn phải là ý nghĩa của yêu cầu khách quan và yêu cầu chân lý. Không có hai yếu tố này nó chỉ là sự bạo loan dưới màu sắc nào đó và kết quả luôn bị triệt tiêu. Đó là ý nghĩa tại sao có sự phá sản trong học thuyết bạo lực cách mạng hay cách mạng bạo lực của Engels và Mác.

    Nên kết luận lại%

    • NON NGÀN says:

      Nên kết luận lại, góc độ nhìn của hai ông Nguyễn Quang A và Cù Huy Hà Vũ thực chất không trái ngược hay tương phản nhau mà bổ sung cho nhau. Cái nền của Nguyễn Quang A chính là cái dụng của Cù Huy Hà Vũ, và tính chất cách mạng hòa bình của Vũ cũng là ý nghĩa trong quan điểm tiến hóa của A. Đó chính là điều mà tôi thấy cần phải nói đến ở đây.

      ĐẠI NGÀN
      (04/9/15)

  10. ming says:

    Thông cảm cho Ông Quang A. Trong nước viết là phải lách, ông Cù biết rỏ điều này, tuy ông là luật sư có thể dùng từ trong pháp luật phải chính xác, nhưng thằng CSVN nó có luật đâu. Vì vậy ngài Quang A nói cần có sự tiến hoá là phải, khi ông ta nói dẹp cách mạng đi thì cái mạng ông ấy sẽ rất mỏng

Leave a Reply to TNT