WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Xoá bỏ chế độ độc tài và các yếu tố làm nên dân chủ

Nhân dịp thành lập Công đoàn Đoàn kết Ba Lan 17/09/1980

EN_00970660_0106

Một trong những điều vĩ đại nhất trong lịch sử thế kỷ 20 là sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống cộng sản tại châu Âu vào cuối thập niên 80 đầu 90.

Điều này có thể xem như huyền thoại, nhưng để xây nên huyền thoại này, các dân tộc Đông Âu và Nga đã phải trải qua nhiều thử thách, nỗ lực rất lớn, thậm chí đổ máu.

Trừ cuộc cách mạng Rumani, hầu hết các  nước đều chuyển hoá từ chế độ cộng sản qua chế độ dân chủ tự do bằng con đường hoà bình.

Tại Ba Lan sẽ không có cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong khối cộng sản vào ngày 4/06/1989 nếu như không có áp lực của các cuộc biểu tình, bãi công liên tục của quần chúng, được tập hợp trong Công đoàn Đoàn kết và sự chấp nhận ngồi vào “Bàn tròn” thuơng lượng của nhà cầm quyền cộng sản.

Sẽ không có các diễn biến dân chủ tiếp theo nếu đảng cộng sản Ba Lan không giải tán và các tổ chức chính trị tranh giành quyền lực một cách bình đẳng bằng lá phiếu của người dân.

Ở Tiệp Khắc (cũ), sẽ không có sự thay đổi chính phủ nếu không có áp lực từ các cuộc biểu tình của sinh sinh viên và lực lượng đối lập tập hợp trong “Diễn đàn Công dân” và Chủ tịch nhà nước Hustav Husak công nhận chính phủ mới bao gồm các thành phần đối lập và từ chức.

Tại Hungary, sẽ không có cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào ngày 25/03/1990 nếu như không có áp lực từ các cuộc biểu tình trên toàn quốc, ở Budapest, dưới sự lãnh đạo của phe đối lập “Diễn đàn Dân chủ”, dẫn đến thoả thuận “Bàn Tam Giác” với nhà cầm quyền cộng sản, thành lập chính phủ mới và chuyển đổi chế độ độc quyền qua mô hình đa đảng.

Bức tường Berlin sẽ không sụp đổ nếu như không có 4 triệu người Đức xin ra khỏi nước vĩnh viễn và áp lực từ các cuộc biểu tình trên toàn quốc và cuộc xuống đường của 1 triệu người tại Berlin đòi thay đổi chính trị, dẫn đến Việc Erich Honecker từ chức, chính phủ mới được thành lập với người đứng đầu là Hans Modrow, một người ôn hoà.

Ngay tại Nga, nếu không có hàng trăm ngàn người đổ ra quảng trường Đỏ ở Moscow ủng hộ dân chủ, hô lớn “Boris, Boris”, thì người hùng Boris Jeltsin cũng không thể làm nên cuộc cách mạng.

Hai mươi năm sau, mùa xuân Ả Rập trở thành niềm hy vọng cho dân chủ của các đất nước bị cai trị với bàn tay sắt của các nhà độc tài.

Nhưng, trừ Tunesia khi các lực lượng chính trị đạt được thoả thuận phân chia quyền lực, trong các nước còn lại như Ai Cập và Libya, loại bỏ được nhà độc tài thì các phe nhóm cực đoan Hồi giáo lên cầm quyền.

Việc tướng Ai Cập Abdel Fattah el-sis làm cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống dân cử Morsi năm 2012 là sự trở lại của một chế độ độc tài quân sự.

Chiến tranh Lạnh kết thúc, nước Mỹ phát động chiến dịch quảng bá dân chủ trên toàn thế giới.

Rất nhiều người dân đã hy vọng rằng cuộc chiến dịch này sẽ kết thúc trong chiến thắng. Nhưng điều đó đã không xảy ra.

Có thể áp đặt nền dân chủ bằng vũ lực, nhưng hậu quả của nó là những gì diễn ra tại Iraq, Afghanistan, chiến tranh triền miên trong cuộc tranh giành quyền lực.

Trong một xã hội mà các đảng phái chính trị không đạt được thoả hiệp và đồng thuận với nhau về các nguyên tắc của cuộc chơi dân chủ, thì nền dân chủ rất khó tồn tại và đất nước sẽ rơi vào nội chiến.

Hệ thống chính trị dân chủ gìn giữ hài hoà giữa sự thống nhất và đa dạng, cũng như sự xung khắc, dựa trên nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số.

Chính trị dân chủ không phân chia bạn-thù. Vinh quang của nó không phải là chiến tranh, và mục tiêu của nó không phải là tiêu diệt kẻ thù.

Trong xã hội dân chủ có ba nhóm người: ủng hộ, dao động và đối thủ. Mục tiêu của dân chủ là kéo về phía mình những người dao động để nhận được đa số.

Hệ thống chính trị dân chủ không tạo ra sự đối đầu giữa sống và chết, bởi nó không cho phép sử dụng các phương tiện chiến đấu, xung đột vũ trang, giết chết đối thủ.

Trong hệ thống chính trị dân chủ, các đảng phái tìm cách thuyết phục các chương trình của mình để tìm kiếm sự ủng hộ mới nhằm đạt được đa số, mà nhờ đó sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Hệ thống chính trị dân chủ duy trì và phục hồi sự đồng thuận của xã hội và đồng thời giữ gìn, điều chỉnh sự khác biệt và tranh cãi miễn là nó nằm trong khuôn khổ pháp luật.

Hệ thống chính trị dân chủ tìm kiếm điểm cân bằng giữa hai xu hướng tương phản, một trong số đó là sự thống nhất, và hướng kia – những khác biệt và mâu thuẫn.

Một điểm cân bằng – tức là một sự thỏa hiệp, nhượng bộ, tuy nhiên không loại trừ việc giữ lập trường của mình và thuyết phục các khuynh hướng khác chấp nhận. Trong ý nghĩa này – thỏa hiệp là linh hồn của nền dân chủ.

Trong xã hội Việt Nam hôm nay hai xu hướng tương phản dường như hai đường thẳng song song.

Một đường thẳng là không có lực lượng đối lập đông đảo và rộng khắp để làm áp lực mạnh, đòi hỏi thay đổi chính trị với nhà cầm quyền. Mặc dù dân chúng chán ghét chế độ, nhưng văn hoá sợ hãi, cam chịu và tâm lý sợ bạo loạn, đã triệt tiêu tính phản kháng.

Một đường thẳng khác là không một tín hiệu nào cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam có thiện chí chia sẻ quyền lực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố “lực lượng công an không để hình thành lực lượng đối lập”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn lên án mọi phương pháp ‘chuyển hoá hoà bình’, ‘biến đổi hoà bình’, ‘cách mạng hoà bình, và gần đây là ‘cách mạng nhung’, ‘cách mạng màu’, ‘cách mạng đường phố’.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói trong đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam (7/9/1945 – 7/9/2015): “Điều chỉnh, bổ sung các phương án sẵn sàng chiến đấu, đối phó thắng lợi với mọi âm mưu, hoạt động chống phá, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, đe dọa chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”.

Bài học lịch sử đã cho thấy, chế độ độc tài nào, dù cá nhân hay “tập thể”, cũng bảo vệ quyền lực đến cùng, họ chỉ nhân nhượng và chấp nhận thay đổi khi sức ép của xã hội dồn họ vào chân tường.

Ở Việt Nam, hai đường song song không thể gặp nhau tại một điểm giao, đó là sự thoả hiệp.

Trong bối cảnh này, hy vọng lật đổ chế độ độc tài cộng sản Việt Nam bằng bạo lực là ảo tưởng, cho dù hệ thống chính trị này đã và đang tạo nên nhiều bất công xã hội.

Nợ công, nợ xấu cao, hệ thống ngân hàng kém, bội chi ngân sách, v.v… là những yếu tố không làm chế độ cộng sản Việt Nam sụp đổ trong những thập niên tới.

Ngoài ra, Trung Quốc là yếu tố quan trọng bao trùm lên sân khấu chính trị Việt Nam.

Muốn thay đổi, Việt Nam cần có một cuộc cách mạng của quần chúng.

Khi 100 ngàn công nhân nhá máy Pou Yuen xuống đường nhà cầm quyền đã ngay lập tức có thái độ xoa dịu.

Vì vậy, chỉ và chỉ một khả năng làm đường thẳng trở thành cong là tinh thần phản kháng quật khởi có tổ chức và đòi hỏi thay đổi chính trị quyết liệt của đại đa số quần chúng trong nuớc, gây áp lực và chính quyền phải chấp nhận các yêu sách dân chủ, đẩy chính trị Việt Nam bước hẳn về phía trước.

© Lê Diễn Đức

————————————————–

Bài được đăng trên BBC tiếng Việt tại link: http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/09/150909_ba_lan_dong_au_cach_mang_dan_chu

 

6 Phản hồi cho “Xoá bỏ chế độ độc tài và các yếu tố làm nên dân chủ”

  1. Lê Dân says:

    Trước ông Lê Diễn Đức hàng thập kỷ, nhiều nhà trí thức, kỷ giả, chính trị gia, bình luận gia, chiến lược gia chống cộng triệt để có, cơ hội có, lừng chừng có, nằm vùng có, đã bàn, đã viết, đã đề cập tới hàng bao nhiêu lần cái yếu tố mà Lê Đức Diễn gọi là “quần chúng gây áp lực và “chính quyền (CS) phải chấp nhận các yêu sách dân chủ, đẩy chính trị Việt Nam phải bước hẳn về phía trước”.

    Cũng chẳng cần phải góp ý thêm những dẫn chứng đưa đến sự sụp đổ của hệ thống Sô Viết Xã Hội Chủ Nghĩa ờ Đông Âu, cùng những chế độ cá nhân độc tài ở Trung Đông qua các cuộc cách mạng nhung, bởi các giới nêu trên đã từng phân tách, nhận định sắc xảo với những tài liệu chính xác, những thực tế rõ ràng chứ không vì giới hạn một bài viết ngắn, ông Lê Diễn Đức đã phải nhắc qua một cách sơ sài những điều mà, bất luận người nào quan tâm thời cuộc nhưng kiến thức có hạn cũng đã biết qua.

    Xướng lên một tiếng nói, một vấn hay thậm chí một phương thức đề chống lại cái thể chế độc tài toàn trị trong nước, từ một nơi an toàn ở bên ngoài lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam, qúa dễ, kể cả cái gọi là biểu tình bất bạo động. Nhưng nó đòi hỏi rất nhiều trách nhiệm, kể cả vấn đề đạo đức để phải thận trọng, trước sinh mạng người dân trong cái nước CHXHCN Việt Nam đó. Nếu không, hoặc viết chỉ để làm dáng…sẽ biến người ta thành kẻ “xúi kẻ khác ăn cứt gà” rât ư là vô trách nhiệm. Tại sao thể, thưa vì:

    - Đảng CSVN trước nhất, tuy chỉ là một thứ học trò, đàn em của Liên Sô hay thậm chí là con cái của đảng CS Tầu như ngụ ý của họ khi sang Hà Nội kêu gọi “đưá con hoang quay về”. Nhưng nói về sự đởm lược về gian manh che đậy, ác độc tàn khốc, đảng CSVN đáng bậc thầy của cả thế giớ CS. Tầu Nga đánh không thắng Mỹ. Nhưng chỉ bằng gian manh khôn lường và độc ác cùng tận, họ đã thắng Mỹ. Trong cuộc chiến, ai chạy là kẻ đó thua. Bất kể vì lý do gì. Cón cái thắng đoản kỳ hay thắng trường kỳ hạ hồi khôgn cần biết.

    - Đảng CSVN sau 70 năm cướp chính quyền ở Miền Bắc và sau này ở Miền Nam, chúng đã xây dựng một hệ thống chính quyền chặt chẽ từ Trung ương xuống tới cơ sở tam tam chế dưới tận cùng thôn ấp. Học Thầy Tầu ở những giai đoan “Trăm hoa đua nở” “Cách Mạng Văn Hóa” hay “Bước nhảy vọt” v.v…, chúng cho đảng viên của chúng phát động chống đối Đảng và Nhà nước của chúng. Ai nhẹ dạ cả tin hưởng ứng, cổ xúy hay có tư tưởng tán động là chúng phát hiện ra ngay. Người của chúng thì chúng bắt bớ công khai. từ đó` đi màn khổ nhục kế cho thế giới biết mặt, biết tên, còn đám dân làng chàng, nhất là những ai thường toáy hoáy với kỹ thuật điện toán, lên mạng, xuống mạng, xét thấy có mòi nguy hiểm là chúng cho xe cán chết, hay cho Công An, Dân Phòng, xã hội đen làm thịt, coi như những vụ hình sự còn thua cả tin xe cán chó. Chẳng ai biết. Đó là sự thật, đuợc ghi nhận sau ngày 30-4-1975, qua những vụ vượt biên bị gài. hoặc vụ ông Phan Quang Đán và con trai bị chúng lừa, vào “chiến khu Chí Hòa” chống Cộng. Hoặc các sĩ quan bị bệnh tâm thần trong trại cải tạo. Tuy được chúng đóng vai ngụy quân tử cho về, nhưng về đến nhà ít hôm sau bị “du đãng” đâm chết như tướng Dương Văn Đức của QL/VNCH.

    - Đảng CSVN là một đảng mang bản chất tàn bạo của đảng CS Quốc tế, đứng đầu là Liên Sô với Stalin, lại thừa hưởng sự nuôi duỡng, bao bọc, đào tạo. quản lý bởi đảng CS Tầu với Mao Trạch Đông và hậu duệ của ông ta là Đặng Tiểu Bình, sẵn sàng cho xe tăng, đại liên xả đạn vào dân biểu tình. Nếu, ví dụ tuy khó xảy ra, CAND và Quân đội Nhân dân của đảng, không chịu thi hành lệnh tàn sát để bảo vệ đảng, thì Tổng Bí Thu và Bộ Chính Trị chỉ cần nhấc điện thoại báo cáo về Trung Nam Hải, thế là sẵn đường trên biển, trên đất, trên trời, chỉ vài tiếng sau là vài sư đoàn Tầu Cộng mặc quần áo bộ đội cụ Hồ tràn xuống ngay, và cái gọi là biều tình bất bạo động, cái “sức mạnh quần chúng” tan ra như giấy bản gặp nước ngay.

    - Đảng CSVN giống như một bầy cá mập, đói quyền, đói lợi như đói thịt, đói máu. Trong tình huống thời tiết nóng như đốt, như thiêu, có một đám lương dân hiền lành đứng bên tren nhìn xuống thấy nước biển xanh rờn, mát rượi, phân vân chưa biết làm sao thì bỗng có người hô cùng nhẩy xuống đi, nguyên tắc là không nên có động thái gì về bạo lực để đám cá mậo thấy rằng mình không tấn công nó. Nó mười thì ta một trăm, một ngàn, một vạn, cùng nhảy xuống là kín hết, lũ cá mập hết chỗ phải đi thôi!

    Đồng ý rằng quần chúng có sức mạnh vạn năng. Nhưng then chốt là người hô nhảy xuống phải có bản khả năng tập họp để tổng hợp và hướng dẫn số đông quần chúng đo, sao cho với những thứ bảo hộ khiến họ lao vào mà cá mập không dám tấn công mình. Khả năng đó xem ra chưa đủ, nếu chỉ nêu lên một vấn đề vốn dĩ mọi người đã từng bàn luận, nhưng chưa đủ nghệ thuật kêu gọi và chế biến, cung cấp thứ đồ bảo hộ, cùng với phương thức ;àm sao để chống trọi với lũ cá mập đó.

    Nhưng dù thế nào, đọc xong bài viết trên của tác giả Lê Diễn Đức, tôi cũng vô cùng cảm khoái và biết ơn vì đã giúp tôi:

    1- Biết cẩn trọng và biết ý thức hơn khi cầm cây bút. Vì lới nói thì bay đi, mà bút tích thì để lại. Đùa với chữ nghĩa như đùa với lửa.

    2- Từ đó thấy rằng, không ai dám đùa với chữ nghĩa như đảng CSVN hôm nay, khi gọ đào tạo ra những nhà trí thức, tiến sĩ, phó tiến sĩ, giáo sư XHCN viết sách về giáo dục, dạy con trẻ Việt Nam để có kỷ năng sống, hãy nếm cứt gà và để chân không đi trên mảnh thỷ tinh. Đúng là xúi trẻ con ăn cứt gà. Thật là vô trách nhiệm mà cứ tưởng nền giáo dục của đảng “mang tính đỉnh cao trí tuệ”.

    3- Cũng từ đó, suy tưởng lại những ngày còn thơ, cắp sách đến trường dưới chế độ VNCH, tôi được cô giáo dạy: Hỏi em là em yêu ai?(đáp) Là em là em yêu cô, yêu mẹ, yêu cha, yêu hết cả nhà. Nên nhờ đó, ngày “cách mạng” vào giải phóng, tuy tôi không có “tính đảng” nhưng có rất nhiều “tính người”. Cám ơn cô, thầy, cha mẹ. anh em và kể cả những ai vất và, gian nguy, đã cho và giữ bình yên để cha mẹ tôi được yên ổn làm ăn, nuôi tôi học hành tử tế, lớn lên biết chút lễ nghĩa, chút đạo đức, chút trách nhiệm với mình, với người và với đời.

  2. Anh Hai Sài Gòn says:

    Dân chủ và độc tài – Nói mãi không thôi .
    Đ. M. cái thằng chiêu hồi ni . Sao mi chửi VNCH thua Cộng Sản VN là đáng đời . Cả lò những đứa nào vào đọc và tung hê đồ chó chết viết láo này heng !

    • Tưởng hán gian - says:

      A ha aaaaa !

      Phải anh Hai Sài Gòn bốp vào mặt gã Lê Diễn Đức và mấy kẻ ăn theo nó đó à ?

  3. NON NGÀN says:

    LUẬN VỀ ĐỘC TÀI VÀ DÂN CHỦ

    Nói về cơ bản, chỉ có tự do dân chủ đúng đắn là tốt, còn không có độc tài nào là tốt cả.

    Có nghĩa chỉ vì cảm tính, vì sự hiểu biết hạn chế, thấy độc tài bề ngoài có vẻ như có trật tự, có hiệu quả bó buộc nào đó, nghĩ rằng độc tài là tốt, đó chỉ là sự nông cạn và lầm lẩn.

    Bởi ở đây thiết yếu phải nói về khách quan, về khoa học, về tầm vĩ mô, về ý nghĩa tổng quát mà không thể chỉ sa đà vào trong các ý nghĩa vụn vặt hay trong vòng cảm tính thiển cận, thấp kém, tầm thường.

    Bởi tại sao ? Bởi con người không ai là thần thánh trong đời, bất kỳ ai cũng có thể chủ quan, sai lầm như thế nào đó, do vậy mọi độc tài cá nhân, tập thể, nhóm người hay đảng phái nào đó về lâu về dài nhất thiết đều gây nên những hệ lụy không thể khắc phục hay biện hộ được.

    Trong khi đó dân chủ là dựa trên ý kiến của số đông, của tính khách quan, của tính tổng quát chung trong xã hội, do vậy mọi sự quá khí lệch lạc đều dễ được ngăn ngừa hay ngăn chận hoặc hóa giải một cách hiệu quả nhất.

    Các Mác đưa ra học thuyết của mình dựa trên hai điều sai trái rất nguy hiểm. Thứ nhất tự nhận mình là khoa học do sự ngụy tín (tự tin bừa, tin không khách quan) và điều đó dễ gây ảo tưởng hay dễ đánh lừa moi người cả tin hoặc non dạ. Đã thế còn chủ trường chuyên chính, tức bảo thủ sự sai trái hoặc sai lầm của mình một cách cực đoan lại đưa đến nguy hiểm them một bực. Tức sự sai lầm này chồng thêm sự sai lầm khác càng đưa nhân loại vào vũng lầy không có lối thoát.

    Có nghĩa chỉ có dân chủ thì không ai dám tự chuyên đoán cho mình là đúng, cũng không có cơ sở hay phương tiện nào để buộc người khác phải nhắm mắt theo mình, như vậy mới bảo đảm được sự tự do chính đáng cho mọi người. Và chính sự tự do mới làm phát huy con người còn độc tài chỉ chà đạp, làm hạn hẹp hay khống chế con người.

    Vậy tóm lại, dân chủ tự do đúng đắn luôn đúng về nguyên tắc hay nguyên lý cho xã hội lẫn cho cá nhân. Trái lại độc tài dù trong tính cách nào cũng hoàn toàn ngược lại. Cái tốt của cái trước là cái tốt thật, khách quan. Ngược lại cái “tốt” của cái sau chỉ là chủ quan, ngụy biện, gian dối hay ngụy tạo.

    NGÀN KHƠI
    (11/9/15)

  4. Minh says:

    Muốn thay đổi & phát triển, người dân Việt Nam cần đốt sạch đồn công an, lôi cổ bọn Cán ra xét xử và thiết lập chính thể Việt Nam Cộng Hòa!

  5. Viễn kiến says:

    Có thể nói hiện nay ở VN mọi người dân và kể cả 1 số đảng viên CSVN đều thấy dân chủ hóa VN là điều cần thiết vì nó sẽ mang lại nhiều lợi ích .Trước mắt nạn tham nhũng sẽ bị đẩy lùi vì chánh quyền nói nhiều lần về việc này nhưng đâu cũng vào đấy vì không có tự do báo chí , chính tham nhũng làm suy yếu quốc gia , kẻ thù mới có dịp lủng đoạn nền kinh tế ,đồng thời làm mất sự tin tưởng của nhân dân đối với chánh quyền.TQ hiện giờ chi phối VN kinh tế lẫn chính trị ,thêm vào đó nhóm lợi ích lớn mạnh quyết củng cố quyền lực bằng bạo lực .Dân chủ hóa VN thì yếu tố TQ không thể không nhắc tới như tác giả đã phân tích , VN khó ra khỏi quỹ đạo của TQ vì từ ông Hồ đến các đệ tử đã dày công vun đắp mối quan hệ” môi hở răng lạnh” hay ” 16 chữ vàng , 4 tốt ” mấy chục năm nay , Lê Duẫn cố công làm để thoát Trung nhưng đâu có thành công .

Leave a Reply to Anh Hai Sài Gòn