WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đại cục – Tiểu cục là những cục gì mà sao Quốc hội hả hê?

Tap va DCSĐón Tập, Đảng mất cả vốn lẫn lời

Tháng 5/2014 Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đôn đáo đòi gặp trực tiếp tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh. Nghe nói ông Trọng đã ngỏ lời đến 6 lần (nguồn tin không chính thức cho biết đến 20 lần), nhưng phía Trung Quốc vẫn từ chối. Rõ ràng Trung Quốc đã quay lưng lại trước những thỉnh cầu của Việt Nam. Tháng 6/2016 Dương Kiết Trì, Quốc vụ viên đặc trách ngoại giao qua khuyên Đảng Cộng sản Việt Nam: “Đứa con hư nên trở về nhà.”

Lòng yêu nước và niềm kiêu hãnh của người Việt bị tổn thương. Phần vì căm thù bọn bành trướng đại Hán, phần vì khinh bỉ sự nhu nhược của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội. Như một giọt nước tràn ly, biểu tình mang nặng màu sắc hận thù bạo loạn cuồn cuộn nổi lên từ miền đông Nam bộ lan ra bắc Trung bộ. Gió đã đổi chiều.

Hình như sau biến cố này, ông Trọng cùng với Đảng của ông bắt đầu mở mắt to hơn, hướng về phương Tây. Tháng 7/2015 ông Trọng đến thăm Mỹ được nghe lẩy Kiều “Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời.” Tháng 9/2015 ông qua hội kiến với Nhật hoàng. Rồi Đảng phóng thích tù nhân lương tâm nổi tiếng Tạ Phong Tần. Đầu tháng 10/2015 Việt Nam ra nhập TPP.

Ngày 29/10/2015, Thường trực Tòa Trọng tài Quốc tế (CPA) có trụ sở tại La Haye (Hà Lan) cho biết có đủ thẩm quyền giải quyết vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông. Cuối tháng 10/2015 tàu chiến USS Lassen mang tên lửa đạn đạo tiến vào vùng 12 hải lý nơi Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo. Hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt được mệnh danh là “Cây Gậy Lớn” đang neo đậu không xa quần đảo Trường Sa. Nhật, Úc, Mỹ, Ấn với nhiều quốc gia khác đang siết chặt vòng vây ở vành đai tây Thái Bình dương.

Trung Quốc càng hung hăng thì càng bị cô lập và trở nên cô độc, cô đơn chưa từng có, không còn biết níu kéo ai làm bạn, làm đồng minh, chẳng lẽ bám Lào, Cambodia hay cháu Kim Jong Un, nên vội vàng bấu víu nịnh hót Việt Nam.

Một người Việt bình thường cũng dễ dàng nhận ra. Ai cần Ai hơn trong cuộc chơi này? Nhưng Đảng của ông Trọng như một thứ gái lụy tình, dại dột vội vàng giang rộng vòng tay đón tên Sở Khanh đã gây cho mình nhiều phen điêu đứng.

Tất cả những gì ông Trọng cùng với Đảng gầy dựng lại miền tin trong Dân về lòng quyết tâm và thành tâm bảo vệ lãnh thổ Việt Nam đã tiêu tán hết sau chuyến đón Tập lần này.

Chín mươi phần trăm diện tích Biển Đông là của Trung Quốc

Thử điểm sơ qua những trận đòn Trung Quốc giáng cho Việt Nam trong thời đương đại: Trung Quốc chiếm Hoàng Sa từ tay của Việt Nam Cộng Hòa 1974. Đến 1975, Trung Quốc kích động, xúi giục lòng hận thù dân tộc Việt – Cambodia, rồi viện trợ và cố vấn xuống tận cấp đại đội cho tập đoàn Khmer Đỏ Pol Pot đánh Việt Nam. Cuộc chiến vô cùng đẫm máu và kéo dài mãi đến cuối thập kỷ 80s. Đầu năm 1979, Trung Quốc đánh trên toàn tuyến biên giới phía Bắc để “dậy cho Việt Nam một bài học”. Cuộc chiến dai giẳng cho mãi tới đầu thập kỷ 90s. Tháng 3/1988 Trung Quốc bắn chết 64 bộ đội Việt Nam rồi chiếm đảo Gạc Ma, cùng vô vàn những cuộc tranh chấp có đổ máu khác khéo dài cho mãi đến hôm nay. Ải Nam Quan, bãi Tục Lãm, thác Bản Giốc và bao nhiêu những địa danh nổi tiếng đã nằm gọn trong tay đại Hán.

Tiếp theo, Trung Quốc công khai đường lưỡi bò chín đoạn mà trong đó chiếm 90% diện tích Biển Đông là của họ. Đây là mục tiêu chiến lược. Họ chưa chiếm được năm nay, họ sẽ chiếm năm sau. Thế hệ này chưa làm xong, thế hệ tới sẽ tiếp tục. Đừng có ai mơ hồ cho rằng họ thay đổi quan điểm. Đó là chưa kể tới Trung Quốc đang biến Việt Nam thành một bãi tha ma của hàng giả, hàng dổm, hàng độc hại.

Một tên đại Hán gian hùng, quyền bính, bậc tổ sư của lừa lọc, lật lọng, tham lam và độc ác đã chơi Việt Nam những vố đớn đau tận tủy cốt, đã đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Họ tìm mọi cách đẩy Mỹ ra để thỏa mãnh mộng bá quyền mà Việt Nam là đích đầu tiên mà họ nhắm tới.

Vậy mà Đảng lại trải thảm đổ, bắn 21 phát đại bác, và tổ chức quốc tiệc chiêu đãi hắn. Chiêu đãi để hắn từ bỏ ý đồ chiếm 90% diện tích Biển Đông chẳng? Mơ hồ lắm Đảng ơi. Nịnh bợ để hắn ban ơn một tỷ Nhân dân tệ tương với 160 triệu Mỹ kim ư? Vừa rẻ mạt vừa nhục nhã cho Đảng quá.

Không có mợ thì chợ vẫn đông

Thực ra Đảng Cộng sản Việt Nam giờ đây chỉ là một nạ dòng đã hết thời, đừng quá kiêu xa, đừng làm eo làm phách, nên biết mình biết ta. TPP vẫn cò lơ lửng giữa trời. Liên minh ma qủy Việt – Trung đừng hòng chơi chò láu cá dùng tư cách thành viên của Việt Nam để tuồn hàng Trung Quốc vào thị trường Mỹ. Thiên hạ có thừa khả năng và đủ phương tiện để chặn đứng những trò ma giáo này.

Nhìn Việt Nam đón Tập, lòng kiên nhẫn của người Mỹ bị xói mòn. Mỹ đã quá mệt mỏi về trò đu dây, lá mặt lá trái, bắt cá hai tay, ngoại giao lừa lọc, chân trong chân ngoài của Việt cộng. Họ quá biết những trò nói một đằng làm một nẻo, tay phải ký hiệp định, mà tay trái xé bỏ ngay.

Nếu Việt Nam cứ quá kiêu căng, kệch cỡm và hợm hĩnh, buộc Mỹ phải tính đến chiến lược phòng vệ tây Thái Bình dương không có Việt Nam. Có Cam Ranh thì tốt, mà không có cũng chẳng chết ai. Việt Nam sẽ bị loại ra khỏi sân chơi, bị cô lập. Đó là thời điểm để Tàu cộng tung đòn, muốt gọn Việt Nam mà không hao tốn gì. Không có mợ thì chợ vẫn đông coi chừng mà Đảng sẽ mất cả chì lẫn chài.

Đại cục – Tiểu cục là những cục gì?

Tháng 9/2015 tại Nhà Trắng, Tập tuyên bố “Biển Đông là lãnh hải của Trung Quốc từ thời cổ đại.”

Ngày 6/11/2015 trước Quốc hội Việt Nam, Tập bảo “Quan tâm đại cục, bỏ qua tiểu cục, khi giải quyết được đại cục thì những tiểu cục tự nhiên sẽ chuyển”.

Đúng một ngày sau tại Singapore, Tập bảo “Islands in South China Sea, since ancient times, are China’s territory – Những hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) từ thời cổ đại đã là lãnh thổ của Trung Quốc.”

Trung Quốc tấn công Việt Nam trên một không gian dài 1500 cây số biên giới (tương đương với chiều dài từ Hà Nội đến Sài Gòn). Số quân tham chiến hơn chục quân đoàn với hàng ngìn xe tăng đại bác. Thời gian kéo dài gần hai thập kỷ. Số thương vong không dưới vài trăm ngàn. Mục đích của cuộc chiến là hủy diệt mọi sinh vật và đánh gục mọi kiến trúc cao trên 20 cm. Thế mà Tập bảo đó chỉ là “Va chạm tất nhiên của những láng giềng”.

Ôi! Miệng lưỡi kẻ thù, miệng lưỡi bành trướng lem lém, lươn lẹo, leo lẻo. Ai có lạ gì thứ đó. Một cuộc chiến tổng lực, có hợp đồng binh chủng tầm cỡ thế giới. Đó là bước ngoặt lịch sử trong khối các quốc gia cộng sản, mà Tập lại bảo đó chỉ là những “va chạm”.

Điều đáng hổ thẹn hơn là các đại biểu Quốc hội lại đứng lên vỗ tay, hò reo như sấm nổ cái “Va chạm” mà Tập vừa nôn ọe ra.

Điều mà người Việt quan tâm nhất lúc này là Biển Đông, là chủ quyền những hòn đảo, là ngư trường đánh cá, là luật biển quốc tế.

Tại Hà Nội, Tập lờ đi điều cốt tử, rồi tung hỏa mù bằng các loại cục: “Đại cục, tiểu cục”. Những cục to cục nhỏ của Tập vừa phọt giữa Quảng trường Ba Đình là những cục gì? Hình thể, kích cỡ, màu sắc mùi vị của nó ra sao? Đã có ai được nếm, được liếm, được ngửi, được hít, được sờ mó, được rờ rẫm, đươc thấy, được ngắm nghía, được vuốt ve, được nghe nó chưa? Mà sao các nghị viên mặt mày hớn hở hân hoan vui mừng đến thế. Có nhục nào hơn cái nhục này.

Nhân Dân sẽ phán xử

Không phải ngẫu nhiên mà tướng Phùng Quang Thanh đã có một lần phải thốt lên đại ý rằng: Chết thật! Không biết tuyên truyền thế nào mà đi đến đâu, ở chỗ nào người ta không ưa Trung Quốc.

Hình như trong Đảng không có ai là nhà sinh học phân tử tử tế để tư vấn cho Phùng biết. Trong dòng máu Việt ít nhiều đều mang một kiểu gen DNA căm thù dòng bành trướng đại Hán. Bởi vậy, Đảng/ Quốc hội đánh giá rất thấp Dân, nếu không nói là rất kinh Dân. Các đại biểu càng vỗ tay to bao nhiêu khi nghe Tập nói thì lòng dân Việt ngoài kia càng quặt thắt bấy nhiêu.

Quốc hội Việt Nam – thực ra chỉ là một con rối của Đảng – cứ việc hả hê mà thưởng thức thỏa mãn những đại cục, tiểu cục, cục to, cục nhỏ của Tập són ra. Quốc hội khóa 13 vĩnh viễn đã đi vào một chương ô nhục trong lịch sử Việt Nam.

Quyền hành trong tay, một mình một chợ, Đảng cứ việc lấy tài nguyên quốc gia để bắn 21 phát đại bác, trải thảm đỏ, tiệc tùng bù khú, chén chú chén anh, ăn uống no say, mừng mừng tỏ tỏ với tên trùm Hán cộng.

Nhưng Đảng phụng sự quyền lợi của Dân Tộc Việt Nam hay vì bọn bành trướng đại Hán hãy để Nhân Dân Việt Nam phán xử.

Ngày 8/11/2015

© Sông Hồng
© Đàn Chim Việt

21 Phản hồi cho “Đại cục – Tiểu cục là những cục gì mà sao Quốc hội hả hê?”

  1. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Nguyễn phú Trọng và toàn đảng csVN có biết cái …vụ việc Trung quốc cướp biển đảo VN, bắn giết, bắt cầm tù đòi tiền chuộc, đâm chìm tàu đánh cả ngư dân VN không?

    Biết quá đi chứ…

    Ngu về cách mần ăn kinh tế tổng quát, vận hành xã hội một cách có giáo dục…

    Nhưng Nguyễn phú Trọng và đảng csVN nhất định không ngu trong cái nhận biết vụ việc… Trung Cộng ngang nhiên cướp của, giết người VN…

    Vậy thì sao thủ lãnh của Trung quốc qua VN chơi, tổng bí thư cùng đảng và nhà nước csVN lại…bắn thần công, tổ chức tiệc lớn trọng thề chào mừng?

    Như thế có khác nào …chửi cha toàn dân VN?
    Nguyễn phú Trọng và đảng csVN không sợ toàn dân VN đứng lên phãn đối hay sao?

    Cò mồi thành tinh, í quên hành tinh, cò mồi Nguyễn văn Thẹo…đâu mất hết rồi, ra …lên lớp vụ này coi?

  2. Tudo.com says:

    Đại CỤC mẫu quốc cộng Trung
    Tiểu CỤC cộng Việt ấy là con hoang
    Đại cục anh Tập là đây
    Tiểu cục Trọng Lú chớ còn ai vô

    Hơn nữa thế kỷ mị dân
    Bốn cục, Mười sáu láu nhau thúi rùm
    Ôi thôi! Dân Việt chán phèo
    Cục lớn, cục nhỏ, bọn mầy. . . đớp đi

  3. tuan says:

    Tàu chiến Nga, Mỹ, Nhật đã vào Cam Ranh. Vậy TQ có sôi máu không?
    Sao tàu chiến TQ không vào Cam Ranh? VN là tay sai TQ cơ mà?

  4. Tú vườn says:

    Bình luận của RFA Mỹ:

    Cam Ranh tiếp vận tàu chiến Nhật: Hiện diện có ý nghĩa
    Nam Nguyên, phóng viên RFA
    2015-11-07
    Email
    Ý kiến của Bạn
    Chia sẻ
    In trang này

    In trang này
    Chia sẻ
    Ý kiến của Bạn
    Email

    Cam Ranh tiếp vận tàu chiến Nhật: Hiện diện có ý nghĩa Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
    viet-nhat-622.jpg
    Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh hội đàm cùng Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Gen Nakatani vào hôm thứ sáu 6/11/2015 tại Hà Nội.
    Courtesy mod.gov.vn

    Your browser does not support the audio element.
    Điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay

    Việt Nam đồng ý cho tàu chiến của Nhật Bản ghé quân cảng Cam Ranh để được tiếp tế nhiên liệu, thực phẩm hoặc sửa chữa. Ngoài ra hải quân hai nước cũng sẽ tham gia diễn tập chung trên biển. Vấn đề này mang ý nghĩa gì đối với Việt Nam trong sách lược Biển Đông của mình.

    Thỏa thuận vừa đạt tới vào hôm thứ sáu 6/11/2015 tại Hà Nội trong cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Gen Nakatani. Theo Reuters, việc tàu chiến Nhật sắp tới ra vào quân cảng Cam Ranh, khá gần với vùng biển tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa có thể làm Trung Quốc khó chịu. Mới đây Hoa Kỳ đã thực thi quyền tự do hàng hải, hàng không đưa tàu chiến máy bay áp sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa.

    Tôi cho rằng đây là thiện chí và hoàn toàn có lợi, nhất là khi có chuyện xảy ra mà nó vi phạm đến quyền và lợi ích của Việt Nam, ảnh hưởng đến quyền lợi ích nước khác, thì chắc chắn sẽ có sự giúp đỡ, không chỉ riêng từ Nhật mà còn của Hoa Kỳ.
    -TS Trần Công Trục

    Trả lời Nam Nguyên vào tối 6/11/2015, TS Trần Công Trục nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ từ Hà Nội cho rằng đây là một bước phát triển trong quan hệ Việt Nhật, mặc dầu Việt Nam chủ trương rộng mở cảng Cam Ranh cho tàu của mọi quốc gia có nhu cầu tiếp vận sửa chữa. TS Trần Công Trục tiếp lời:

    “Điều đó cũng có ý nghĩa đây là một sự hợp tác tạo cơ hội thuận lợi cho những hoạt động bình thường, tuân thủ đúng pháp luật của các nước có mối quan hệ quân sự. Đương nhiên sự hợp tác đó, sự có mặt đó cũng phần nào có ý nghĩa tăng cường hơn nữa việc giúp đỡ lẫn nhau về mặt phương tiện, về kỹ thuật… hay là về sự có mặt khi cần thiết… thì nó có ý nghĩa của nó. Tôi cho rằng đây là thiện chí và hoàn toàn có lợi, nhất là khi có chuyện xảy ra mà nó vi phạm đến quyền và lợi ích của Việt Nam, ảnh hưởng đến quyền lợi ích nước khác, thì chắc chắn sẽ có sự giúp đỡ, không chỉ riêng từ Nhật mà còn của Hoa Kỳ và các nước khác trong khu vực nữa. Theo tôi đấy là điều rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.”

    Trước thông tin lực lượng Hải quân hai nước Việt-Nhật sẽ lần đầu tiên tổ chức diễn tập trên biển, mặc dù chưa xác định cụ thể về thời điểm. Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Viện trưởng Học Viện Hải quân Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế biển TP.HCM nhận định:

    000_Hkg7400179.jpg
    Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói chuyện với các thành viên của tàu USNS Richard E. Byrd khi con tàu thả neo tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam hôm 03 tháng 6 năm 2012.

    “Tôi nghĩ diễn tập có giúp ích, Việt nam rồi sẽ diễn tập với các nước ASEAN và các đối tác khác. Nhật đặt vấn đề Việt Nam tổ chức diễn tập chung với họ là tốt. Và như thế rõ ràng có thêm một đối tác nữa tham gia vào việc bảo vệ sự ổn định, giữ nguyên hiện trạng ở Biển Đông, đây là điều tốt.”

    Sự kiện Hải quân Việt Nam và Nhật Bản sẽ tập trận chung trên Biển Đông có ý nghĩa đặc biệt nào trong bối cảnh Việt Nam cố gắng bảo vệ chủ quyền biển đảo. Theo TS Trần Công Trục, diễn tập, tập trận là hình thưc hợp tác thông thường giữa các nước đối tác. Tuy vậy ông nhấn mạnh:

    “Trong bối cảnh hiện nay có những tình huống xảy ra trên Biển Đông mà có thể nói một số quyền và lợi ích của Việt nam cũng như các nước khác trong khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những hành động bất chấp luật pháp bất chấp các thỏa thuận, điều đó có thể dẫn tới xung đột. Việc tập trận nâng cao hơn nữa khả năng phòng vệ bảo vệ cho Việt Nam cũng như các nước khác có liên quan là điều rất cần thiết và chắc chắn nó sẽ có tác dụng rất mạnh mẽ cho khả năng phòng vệ, bảo vệ, tự vệ cho Việt Nam.”
    Cùng các nước chống tham vọng của TQ

    Sau sự kiện Hoa Kỳ đưa tàu chiến máy bay áp sát một đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa, Nhật Bản tuy hoan nghênh việc thực thi quyền tự do hàng hải, hàng không, nhưng Tokyo cho biết sẽ không thực hiện tuần tra như Hoa Kỳ. Tuy không muốn trực tiếp đối đầu Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa, nhưng ngược lại Nhật Bản thắt chặt quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt nam và Philippines, là các nước chống lại tham vọng của Bắc Kinh trên vùng biển này.

    Theo Công ước Quốc tế Luật Biển 1982, bất cứ đảo nhân tạo nào thì phạm vi không được đi vào chỉ có 500 mét thôi, tôi nghĩ Mỹ đương nhân nhượng Trung Quốc, Mỹ có thể đi vào tới sát 500 mét.
    -Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm

    Được biết Trung Quốc đã bồi đắp 7 bãi đá nửa nổi nửa chìm chiếm của Việt Nam thành các đảo nhân tạo, đồng thời gấp rút xây dựng phi đạo, đài radar và hải đăng trên 3 trong số 7 đảo nhân tạo này. Có ý kiến cho rằng, Việt Nam nếu muốn chứng tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo, thì cũng có thể làm như Hoa Kỳ, đưa tàu chiến và máy bay tuần tra bên trong vùng 12 hải lý các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp từ những bãi đá nửa nổi nửa chìm. Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm nhận định:

    “Theo Công ước Quốc tế Luật Biển 1982, bất cứ đảo nhân tạo nào thì phạm vi không được đi vào chỉ có 500 mét thôi, tôi nghĩ Mỹ đương nhân nhượng Trung Quốc, Mỹ có thể đi vào tới sát 500 mét. Đối với Việt Nam nếu thực hiện theo Luật Biển Quốc tế thì vẫn có quyền đi vào tất cả những đảo nhân tạo bên ngoài 500 mét. Còn vấn đề Việt nam có thực hiện chuyện đi như thế hay không, thực ra trong lúc này đi nếu đi như vậy thì họ sẽ kết luận là khiêu khích lớn. Tôi nghĩ như thế không có lợi cho tình hình chung.”

    Việt Nam được cho là đi theo chiến lược ngoại giao giữ thăng bằng như cách thức một người đi dây, mong muốn tìm kiếm đối trọng để quân bình với áp lực nặng nề từ Trung Quốc. Theo các chuyên gia việc mở cửa Cam Ranh cho tàu chiến Nhật được vào tiếp vận và đồng ý diễn tập hải quân chung trên biển là một bước đi có tính toán. Đặc biệt thỏa thuận này đã đạt tới ngay trong lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có mặt ở Hà Nội.

Leave a Reply to Tudo.com