WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đức Giêsu: Nhà cải cách xã hội

hainhijesusHàng năm vào dịp cuối năm, người Kitô hữu đón mừng sự kiện Chúa Giêsu giáng trần, mặc lấy thân xác con người để chuộc tội nhân loại, tội tổ tông đã lưu truyền từ Adam, thuỷ tổ loài người theo dân Do Thái, lúc còn ở địa đàng đã ăn phải trái cấm của Thiên Chúa do Evà dụ dỗ.

Nhưng người ta chỉ đón mừng sự kiện Chúa Giáng Sinh dưới lăng kính tín ngưỡng, ít người để ý đến tính nhân bản của Chúa Giêsu hay xem ngài như một nhà cải cách xã hội.

Theo Phúc âm, bà Maria, dù có phu quân là Giuse, nhưng do quyền năng của Chúa Thánh Thần, vẫn đồng trinh lúc hạ sinh hài nhi Giêsu trong máng cỏ nơi hang Bêlem. Phúc âm kể rằng khi Chúa Giêsu giáng thế, các mục đồng được thiên thần báo tin đã đến thờ lạy ngài. Từ phương Đông, ba vị đạo sĩ thông thái cũng theo sự dẫn dắt của một vì sao lạ đến chiêm bái ngài.

Đức Giêsu là người sáng lập Kitô giáo, giữ luật Môisê (Moses), là nhà truyền giáo, chữa bệnh bằng phép mầu và thường bất đồng với giáo quyền Do Thái. Cuối đời, ngài bị đóng đinh trên thập giá theo phán quyết của chính quyền La Mã chịu ảnh hưởng bởi giáo quyền Do Thái.

Thời Đức Giêsu sinh sống, xã hội Do Thái đang gặp bế tắc cả về văn hoá và chính trị.

Về văn hoá, họ trăn trở với nền triết học và các giá trị văn minh Hy lạp khi đối chiếu với Kinh Torah, bao gồm ngũ thư đầu tiên trong Kinh Thánh Hebrew (Cựu ước) – Sách Sáng thế, sách Xuất hành, sách Lêvi, sách Dân số và sách Đệ Nhị luật – tường thuật về công trình sáng tạo vạn vật của Thiên Chúa, về đất nước Pa lét tin, về luật lệ (quá nặng nề nghiêm khắc, không còn hợp thời đối với Đức Giêsu), và cuộc vượt thoát của dân Do Thái ra khỏi Ai Cập.

Về chính trị, năm 63 trước Công Nguyên (tr CN), Do Thái bị cai trị bởi đế quốc La Mã. Năm 40 tr CN, Hêrôđê đại đế (Herod the great) được phong vương, cai trị xứ Pa lét tin tới năm thứ 4 tr CN. Chúa Giêsu sinh vào khoảng năm thứ 7 tr CN.

Xã hội Do Thái thời ấy chia thành nhiều giai cấp:

-         Giới tư tế bao gồm các tư tế và các thầy Lêvi, phục vụ và bảo vệ đền thờ, đứng đầu là một vị thượng tế được coi như thủ lãnh của dân. Mỗi năm một lần, chỉ vị này được vào nơi cực thánh dâng lễ xá tội cho dân.

-         Giới kỳ mục gồm các phú ông và các vị niên trưởng.

-         Giới kinh sư hay ký lục, là các luật sĩ thông thạo (lề luật) Kinh Thánh, đa số thuộc nhóm Pharisiêu (Pharisee), chuyên cần suy niệm Kinh Thánh và tỉ mỉ tuân giữ mọi luật lệ.

-         Phần còn lại là dân chúng bao gồm nông dân, thợ thủ công, tiểu thương và những người làm thuê.

Ba giới trên là giáo quyền Do Thái, quyền lực đối nghịch nhau, tranh giành ảnh huởng lẫn nhau, thường huênh hoang hách dịch và xa rời dân chúng. Ngoài ra còn có các nhóm như Samari (Samaria) pha trộn với dân ngoại đạo; nhóm Sađốc (Sadducee) gồm đa số tư tế và kỳ mục tại Jerusalem, rất bảo thủ và tôn trọng ngũ thư hơn các sách thánh khác; nhóm Hêrôđê, không phải là nhóm tôn giáo nhưng ủng hộ Hêrôđê. Sau này nhóm Pharisiêu liên kết với nhóm Hêrôđê chống Chúa Giêsu.

Ra đời trong bối cảnh nhiễu nhương như vậy nên thanh niên Giêsu mong muốn thay đổi xã hội qua lời giảng của ngài.

Muốn thực hiện cuộc cách mạng đó, Đức Giêsu phải mặc lấy thân phận con người, vui buồn cùng nhân sinh, chọn con người làm tiền đề trong các bài giảng cải tạo xã hội. Mặc dù sống giữa một xã hội với niềm tin tuyệt đối vào quyền lực thần linh bên ngoài con người, cho rằng lịch sử được định đoạt bởi Thiên Chúa toàn năng, phải tuân giữ luật lệ tôn giáo và sử dụng nội dung tín ngưỡng để giảng dậy, nhưng với ý thức nhân bản, Đức Giêsu vẫn xưng mình là Con Người (the Son of man – con của loài người), như tường thuật của môn đồ Matthêu, “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8, 20). Danh xưng này đã khẳng định Chúa Giêsu là con người trọn vẹn, muốn cải tổ xã hội bằng đường lối, cách thức của loài người. Nói khác đi, đó là đường lối nhân đạo.

Nhân đạo – đời sống người, đạo làm người – chính là lực đẩy khiến lịch sử chuyển động.

Tự thân xã hội đã mang tính đa nguyên, nhiều thành phần, nhiều giai tầng. Ý thức nhân đạo giúp con người nhận định rằng cần phải tạo cơ hội bình đẳng cho mọi giai tầng, xã hội mới tiến bộ và lịch sử mới hướng thượng. Ý tưởng dành đặc quyền đặc lợi cho một giai tầng nào đó, hay giai cấp này triệt tiêu giai cấp khác chỉ là bệnh thái của xã hội, gây hỗn loạn và tụt hậu, chưa phải lối sống người, còn mang đậm tính chất bầy đoàn động vật mạnh được yếu thua.

Chúa con Giêsu giáng sinh làm người là để thực hiện Thánh ý Chúa Cha. Ý Cha cũng được coi là ý Trời. Theo triết lý Đông phương, người lãnh đạo chăn dắt dân thì phải làm theo ý trời. Làm thế nào để biết được ý trời? Ý trời chính là ý dân. Giêsu coi mình là người chăn dắt đàn chiên của Chúa, tức phải thực hiện ý chí của đa số đáy tầng dân chúng chứ không phải chiều theo ý muốn của thiểu số ăn trên ngồi trốc Pharisiêu thuộc giáo quyền Do Thái, nhóm người bị Giêsu phê phán là bọn chuộng hình thức, đạo đức giả, nói điều nhân nghĩa mà lòng dạ xảo trá, tuân giữ những điều luật cứng ngắc và đôi khi vô nhân đạo.

Trong các cuộc thuyết giáo, ngài thường sử dụng các phương pháp linh hoạt như phép nghịch lý, phép ẩn dụ và truyện dụ ngôn để giảng dạy.

Ẩn dụ (metaphor) là phép dùng sự vật hay sự việc này để mô tả sự vật hay sự việc khác.

Dụ ngôn là những câu chuyện gần gũi với cuộc sống, đơn giản và dễ nhớ. Với người Kitô hữu, dụ ngôn là phần quan trọng trong giáo huấn của Chúa Giêsu. Dụ ngôn là chất liệu tạo nên thuật ngữ thời đại, làm cho các câu chuyện của ngài nằm trong số những chuyện nổi tiếng nhất thế giới.

Một trong những dụ ngôn nổi tiếng là chuyện Người Samari Nhân Hậu, được Luca (Lc 10, 25-37) ghi lại như sau:

Khi ấy, có một luật gia đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” Ông ấy thưa: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.” Đức Giêsu bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.” Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giêsu rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” Đức Giêsu đáp: “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-cô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy, trông thấy người này, ông tránh qua bên kia đường mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Sa-ma-ri đi đường, tới ngang chỗ người ấy. Khi thấy, và chạnh lòng thương, ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, khi lên đường, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém bao nhiêu thì khi trở lại tôi sẽ hoàn lại bác. Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp? “Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Đức Giêsu bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.”

Thời ấy, đối với người Do Thái là những người đang nghe Đức Giêsu giảng dụ ngôn này, thì người dân ít ỏi xứ Samari là những kẻ ngoại đạo, bị đố kỵ và khinh miệt, gần như sắp tuyệt chủng, nên không còn mấy ai tiếp xúc hoặc nghe nói về họ. Thế nhưng khi gặp kẻ hoạn nạn bị cướp, họ sẵn sàng ra tay hào hiệp. Còn các thầy tư tế và Lê-vi Do Thái, được xã hội coi là đạo cao đức trọng, có nhiệm vụ chăm sóc và giúp đỡ kẻ cô thế, thì vội lảng tránh xa nạn nhân. Có thể các thầy này nghĩ rằng nếu đưa tay giúp đỡ nạn nhân ngoại giáo, thân thể sẽ bị ô uế và phải thực hiện nghi lễ thanh tẩy theo luật Môsê. Họ thà giữ thân thể thanh tịnh theo quy định của lề luật Cựu Ước hơn là cứu một mạng người. Chúa Giêsu đã cho họ bài học nhân bản rằng, đã là con người, thì dù người đó ngoại đạo hay không, có chung màu da tiếng nói hay không, không thể khinh rẻ hay phân biệt đối xử. Theo quan niệm ngày nay, không được phân biệt chủng tộc.

Một dụ ngôn khác cũng khá nổi tiếng, đó là chuyện Người Đàn Bà Ngoại Tình, được Gioan (7, 53-8, 11) thuật lại rằng:

Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. Lúc đó, các kinh sư và người Pharisiêu dẫn đến trước mặt Đức Giêsu một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: “Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.” Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giêsu, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. Người ngẩng lên và nói: “Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?” Người đàn bà đáp: “Thưa ông, không có ai cả.” Đức Giêsu nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”

Khi Đức Giêsu nói: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi,” ngài muốn mọi người hãy nhìn lại mình, xét đoán mình trước khi kết án người khác. Hơn nữa, xét đoán người khác thuộc thẩm quyền của Chúa, của Trời.

Ý dân tức ý trời. Có thể nhận định sâu hơn: Giêsu gợi ý rằng chỉ trí tuệ tập thể của dân chúng trong các định chế pháp luật mới có thể tạo ra luật pháp nghiêm minh, công bằng và hợp lý. Ném đá đến chết một người đàn bà ngoại tình theo lề luật cũ đã không còn hợp lý dưới nhãn quan Giêsu. Tính nhân bản của ngài không chỉ áp dụng cho những người công chính và vô tội, mà cả với những kẻ tội phạm. Họ cần được giáo dục để trở về đường ngay nẻo chính, trở về với xã hội chứ không phải cứ phạm tội là chỉ việc bỏ tù. Trong trường hợp này, là ném đá đến chết. Đó là hành động trả thù của xã hội chứ không phải tình người mang tính nhân bản. Bài học này cần thiết cho môn Tội Phạm Học ngày nay.

Còn một điểm quan trọng khác. Dụ ngôn Người Đàn Bà Ngoại Tình chỉ nói đến việc xét đoán và kết tội đàn bà ngoại tình. Vậy còn đàn ông ngoại tình thì sao? Không thấy nói đến. Không nói đến không có nghĩa không rút ra được bài học: Không phân biệt đối xử nam nữ.

Chúa Giêsu cũng thường dùng ẩn dụ trong các cuộc thuyết giảng. Khi ngài nói “không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”, hàm ý rằng không ai nắm được mệnh trời, nắm được lòng dân mà không thực hiện những điều giảng dạy đầy tính nhân bản của ngài. Hoặc khi nói “Con người sẽ bị nộp cho các thầy tế lễ cả cùng các thầy thông giáo; họ sẽ định ngài phải bị tử hình và giao ngài cho dân ngoại. Người ta sẽ nhạo báng ngài, nhổ trên ngài, đánh đập ngài mà giết đi; sau ba ngày, ngài sẽ sống lại,” nhằm nói rằng những lời giảng dạy hợp với suy tư và lối sống mới của thời đại sắp tới sẽ không được người đời, nhất là giới giáo quyền Do Thái chấp nhận. Nhưng sau ba ngày, ba năm, ba chục năm, ba trăm năm… sẽ sống lại và tồn tại với thời gian và nhân loại. Đây không phải là một lời tiên đoán, nhưng Đức Giêsu thấy được hướng tiến của nhân đạo, của đời sống người. Đã là người thì phải thế. Sống cho ra người thì phải thế. “Hãy yêu thương kẻ thù như chính mình’’ cũng mang ý nghĩa nhân bản tương tự: Dù là người da trắng đỏ vàng hay  đen, hãy yêu nhau trong tình đồng loại, không phân biệt đối xử. Rất nhiều dụ ngôn khác cũng mang ý nghĩa tương tự.

Đó chính là nhân đạo. Đạo làm người.

Hai ngàn năm trước mà Đức Giêsu đã có những tư tưởng như trên, theo ngôn ngữ hiện đại, quả là quá “cấp tiến”, đi trước thời đại và đầy tính nhân bản trong một xã hội luôn phải nghiêm cẩn tuân giữ lề luật Cựu Ước. Có vậy lời của ngài mới sống mãi cùng thế gian.

Chúa Giêsu chỉ làm được công cuộc cải tạo xã hội, hướng lịch sử đi đúng với nhân đạo khi đã là người, thực hành đạo sống người giữa dòng đời oan khiên nghiệt ngã. Mà lịch sử của nhân đạo theo đúng thánh ý Cha cũng là lịch sử của thiên đạo.

Ngài đích thực là một nhà cải cách xã hội.

© Tạ Dzu

© Đàn Chim Việt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19 Phản hồi cho “Đức Giêsu: Nhà cải cách xã hội”

  1. Thơ Gỉ says:

    SỰ XUẤT HIỆN CỦA LOÀI NGƯỜI

    Kẻ hiền đâu học ác
    Kẻ ác đâu học hiền
    Thằng Ngàn học “Đít Dột”
    Nên chỉ viết : Linh Tinh

  2. x2 says:

    So sánh vói giáo lý của đức Thich Ca thì tội tổ tông chĩ là cái NGHIỆP mà con người phải mang lấy khi sinh ra .Cai NGHIÊP đó là cái NHÂN có từ kiêp nào,trong quá khứ ,trong 3,000 thê giới ,trong các cỏi ,trong các tầng (ngày nay người ta đang tìm cách CM thế giới không riêng trái đất mà còn có thẻ ở các hành tinh khác)… , gâp DUYÊN sẻ trả QUÃ: Cái NGHIÊP đó là cái TỘI ,có thể coi như tôi TỔ TÔNG (ADAM EVA và QUI SATAN (lòng dục vọng ) qua hình ảnh con Răn…)
    Phật không đi từ con ngươi tù đâu mà có mà chỉ tìm cách diệt khổ (phương pháp) nên chỉ là một triết học (Ấn ĐỘ sản sinh nhiều triết gia) ,Nhưng cái học về con người và diệt khổ sâu xa quá nên đệ tử đời sau dã biến thành cái đạo đẻ phổ biến trong khắp cùng dân chúng ,kẻ giàu ,người nghèo đều có thể theo Phật cứu mình và cứu người…
    Đức Giê su ,giữa một xã hôi khác ,cũng đầy thành kiến giai cấp ,bạo loạn độc tài ,đã nương theo xã hôi đó đẻ giãng về giáo lýcủa mình họp với xã hôi và con người .Ngài nói đến Thượng Đế .tức Ông trời và Ngài tụ nhận mình là con 01 do trời sinh ra đẻ thuyết phục mạnh mẻ chúng sanh..và Ngài đã chết trên Tập Tự Giá vơi tử tội đẻ cảnh tinh loài người .Ngài tự nhận mình là là gach nối vói Thương Đê và Thương Đé sai Ngài xuống Trân dẻ cứu chuộc tôi loi cho chúngsanh. Điều này cung như bên Phật giáo ai tin Phật tu theo Phật sẻ lên niết bàn (Ai TIN chúa ,làm theo chúa thí sẻ lên Thiên Đàng !)).
    Học Phật học Chúa Học Một Tôn Giáo Nào cũng lấy mắt .lấy tâm mà đọc hiểu,chiêm nghiệm cái cốt lỏi của NÓ. Cái Tâm phải mở rộng thì mới có tâm hồn thanh thản và nhìn đời thoáng hơn.Không nên ở trong cái sự cuồng tín ,coi đạo mình là NHẤT.khich bác đạo khác . Đó cũng là cái tội :kiêu ngạo hay vọng ngôn vọng ngữ)
    Nói tóm lại ĐẠO là đường đi . Đi sao cho hợp vói con người ,phát huy tính thiện ,thật thà chất phác ,không tham lam ,hung ác , Làm lành lánh ác đó là Phật là Chúa rồi !
    Giãng vè việc làm thiện ,pháp sư Tinh Không ,và thầy Hăng Trường đều cho là NGƯỜ MỸ làm việc thiện nhiều nhất. Đó là họ thấm nhuần tinh thần của Cơ Đốc Giáo . Nó cũng hợp vói giáo lý nhà PHẬT vậy ! (Chắc chắn là Phật không phản đối rồi).
    ADiĐàPhật
    (x2)

  3. Viết Mà Chơi says:

    @ Hoài An .
    “ Tội Tổ tông truyền là gì?
    Giáo lý Công Giáo dạy rằng; Khi nói “Tội Tổ tông truyền” không có ý nói đến tội của
    cá nhân, nhưng muốn đề cập đến tình trạng thê thảm mà mỗi người khi vừa được sinh
    ra thì đã vướng mắc, liên lụy bởi tổ tông truyền lại. “

    Xin để ý đến câu“ Nhưng muốn đề cập đến tình trạng THÊ THẢM mà mỗi người khi
    vừa được sinh ra thì đã VƯỚNG MẮC,LIÊN LỤY bởi tổ tông truyền lại.”?

    (Để nêu ý kiến về vấn đề này,nói quanh co không bằng nói thẳng,nói thực,nếu có ai
    mất lòng xin tha thứ.)

    Vậy thì sinh ra con người để làm gì ? khi đã biết trước sẽ bị thê thảm vì vướng mắc
    liên lụy vào cái tội tổ tông. Vậy thì đừng có chổng mông,cong lưng mà ĐỊT để đừng
    có ĐẺ nữa,đừng có cấm phá thai nữa có hơn không ?
    Thượng Đế bẻ sườn ông Adam để tạo ra người đàn bà tên Eva mục đích là ông Adam
    có bạn cho vui khỏi lẻ loi và cấm không được sex,cho đến khi ăn trộm trái cấm của
    Chúa. Vậy thì đàn ông và đàn bà khác nhau ở chỗ nào ? để làm gì ? Sao lại cấm sex.
    Sao không sinh ra một người đàn ông khác nữa để làm bạn Gay với Adam để khỏi có
    sinh đẻ sau này,khỏi phải phạt vạ tổ tông ?
    Cấm sex sao lại sinh ra trái cấm đầy quyến rũ, mê hoặc quên cả lệnh Chúa cấm qua
    sự xúi dục của con rắn,nên bà Eva mới xơi trái cấm,rồi lại xúi dục Adam cùng xơi .
    Đến khi Chúa về,hai người sợ hãi Thượng Đế qúa nên lấy lá che bộ phận sinh dục
    trốn trong bụi rậm. Thượng đế tá hoả biết chúng đã phạm tội hành dâm với nhau rồi
    nên Thượng Đế nổi cơn lôi đình phạt tội Tổ Tông cho loài người,con rắn bị phạt phải
    bò trườn để di chuyển thay vì đi đứng vì hậu quả phải bò trườn để di chuyển là do tội
    xúi dục bà Eva ăn trái cấm chứ trước khi bị Chúa phạt thì loài rắn đi đứng như người
    thường . Quái một nỗi là sau khi đức Chúa Giêsu chịu chết đau đớn để chuộc tội cho
    nhân loại rồi,thì loài người vẫn THÊ THẢM sau khi sinh ra,loài rắn vẫn cứ phải bò
    trườn để di chuyển.
    Không biết Chúa trời đi chơi đâu mà lại không biết rằng vắng mình ờ nhà gà mọc đuôi
    tôm,chúng nó sẽ toa rập xúi bẩy nhau ăn trái cấm của mình ? Như vậy thì Chúa Trời
    không thể nào toàn năng và toàn trí được,không thể nào lòng lành vô cùng được khi
    trừng phạt loài người cũng như loài rắn chỉ vì trái cấm của mình và do chính mình
    sáng tạo ra ……!!!…

    Phải chi được BBT ĐCV đưa lại bài viết “Đức Giêsu: Nhà cải cách xã hội “này lên List
    Ý Kiến Gần Đây Nhất để mọi người cùng tìm đọc thì hay biết mấy.

    • Khổng Đức Thiên Tâm says:

      Ngày xưa tôi là một thằng du côn, đầu gấu! Đầu gấu sang đầu trâu, rồi chuyển sang cả đầu bò, đầu ngựa, ăn nói bậy bạ, kích động, nhạo báng, đểu cáng và ngôn ngữ bẩn thỉu hơn ông Viết Mà Chơi says hơn 1,000 lần.
      Vì vậy ông cũng phải đối tượng của tôi.

      Ở đây, tôi không nói đến bài viết và tác giả, vì bài viết này vô thưởng vô phạt, nếu ai chịu khó đọc sách nhiều, ngấm vào đầu cũng có thể viết được như thế và có thể còn hay hơn nữa.

      Nhưng điều muốn nói và dám thách thức tất cả mọi bằng cấp học vị và kể cả những tên khủng bố:

      Nếu một người đã không được tái sinh (born again) thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.
      1/ Nhìn Thấy Được Bằng Mắt Tâm Linh
      Giăng 3:3 “Đức Chúa Jesus cất tiếng đáp rằng: Qủa thật, qủa thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sinh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.

      2/ Được Vào Nước Đức Chúa Trời
      Tiếp câu 4 ” Ni-cô-đem thưa rằng: Người đã gìa thì sinh lại làm sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sinh lần thứ hai sao?
      Câu 5, Đức Chúa Jesus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sinh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.
      Câu 6. Hễ chi sinh bởi xác thịt là xác thịt, hễ chi sinh bởi Thánh Linh là thần. Chớ lấy làm lạ về điều ta đã nói với ngươi:
      CÁC NGƯƠI PHẢI SINH LẠI.”

      Nói điều này xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân riêng tư với Chúa, Ngài đã thay đổi cuộc đời tôi từ một con người sống trong nguyên tội và kỷ tội. Tâm linh rối loạn, băng hoại tư duy, không hướng đi, không có kế hoạch cho tương lai của mình. Hơn thế, tôi còn quậy phá xã hội, tổn thương cộng đồng!

      Khi sống trong trại cấm, bản chất là sở khanh, nên đã có ý định gia nhập vào thành viên Hội Thánh Tin Lành để cầu lợi đi định cư, làm giầu cho mục đích cá nhân. Nhưng vì không biết đến một câu Kinh Thánh thì sao có thể vào nổi ban trị sự? Mà muốn đi định cư nhanh, phải được bầu trong ban chấp sự. Cổng một đã lọt, nhưng cổng hai bị tắc, nên một lần nữa tôi lại phải bầy độc chiêu lưu manh, nên biết và thuộc nhiều lời Chúa trong Kinh Thánh để vào được trong ban trị sự, ra vẻ ta đây cũng có trí thức hiểu biết lời Chúa trong Thánh Kinh.

      Nhưng ý đồ lưu manh cuả tôi đã không thể lọt qua các Mục Sư Quản Nhiệm, vì có ai dùng lời Chúa để gây ra hỗn mang trong Hội Thánh. Tôi là thủ phạm, chủ mưu xấu xa độc hại này đã làm cho ông Mục Sư đau đầu, cầu nguyện trong nước mắt:
      Lạy Cha yêu thương trên trời! Tất cả anh em xung quanh đây với con là người do Chúa tạo dựng có bản chất của Chúa là Yêu Thương! Xin Cha ban cho họ có sự khôn ngoan thiên thượng, chứ không phải sự khôn ngoan cuả thế gian. Mong cho họ không chỉ có tai nghe về Chúa, nhưng mắt cuả họ trực tiếp nhìn thấy Ngài. Con không thể thay đổi họ được chỉ trừ khi họ được nhìn thấy Chúa và tự họ muốn đổi thay.

      Và Mục Sư tiếp cầu nguyện theo Kinh Thánh Gióp đoạn 42:5 “Trước lỗ tai tôi có nghe đồn về Chúa, nhưng bây giờ, mắt tôi đã thấy Ngài.”

      Quả thật, đêm 9 tháng 11/1983 vì ăn năn tội của tôi nói về Chúa theo ý riêng mình, vẽ và nói về Ngài theo tư duy trần tục, tôn giáo ma mãnh, chọc tức, phá đổ đức tin anh em mình. Nên chưa bao giờ tôi khóc nức nở nhiều nước mắt như thế trong một đêm đông lạnh giá tại trại cấm Hồng Kông. Lúc 11:00 PM, Chúa hiện ra và mắt tôi đã nhìn thấy Ngài và Ngài dắt tôi vào Nước Thiên Đàng, Chúa nói với tôi: Con đã có Quốc Tịch, Vương Quốc của Ta!

      Tạ ơn Chúa! Cũng tròn một năm lúc 11:00 đêm ngày 9 tháng 11 năm 1984, Chúa đã cho tôi định cư Canada. Và không thể nói hết sự nhiệm mầu phép lạ của Chúa khi chính người sáng lập đất nước Canada, khi đọc lịch sử, ông cũng đã là một người đươc Vào và được Nhìn Thấy Nước Đức Chúa Trời như mắt tôi đã nhìn thấy Nước Chúa Rất Ngăn Nắp, Trật Tự và Sống Động. Bởi thế, Chúa đã đồng hành cùng ông dựng quốc gia Canada thật đúng là đỉnh cao của nhân loại.

      Ước gì, tất cả các đọc gỉa của Đàn Chim Viêt đều Vào được và Nhìn được Nước Đức Chúa Trời, cách phát ngôn sẽ thuộc về Chúa. Ý Chúa!

      Câu chuyện này để kết thúc: Khi va chạm tai nạn xe cộ trên đường, cảnh sát Canada cần nhân chứng về hai bên tranh cãi không biết ai đúng ai sai. Đám đông xúm vào xem, có một bà Việt Nam nói với nhân viên cảnh sát xe màu đỏ bị sai. Nhân viên cảnh sát hỏi: mắt bà nhìn thấy gì để viết biên bản và bà có sẵn sàng đến làm nhân chứng tại Toà không? Bà này trả lời: tôi chỉ nghe thấy người khác nói vậy. Nhân viên cảnh sát rất lịch sự trả lời với bà ấy: Cảm ơn tai của bà, nhưng tôi cần đôi mắt của bà phải nhìn thấy, mới thật là chứng nhân cho vụ việc.

      Nếu đọc gỉa của Đàn Chim Việt chưa nhìn thấy Chúa, chớ nên vội nói về Ngài. Có thể tai nạn bất thình lình xảy đến cho quí vị. Đơn sơ nhất, dễ hiểu nhất nên nhận biết rằng: Con người và tất cả các tạo vật đều sống trong tình trạng bị động như không khí thở hít để mà sống. Ai cho?
      Đừng nói chệch về Ngài, giống như con người cũ của tôi trước đây!

    • NGÀN TƠ says:

      SỰ XUẤT HIỆN CỦA LOÀI NGƯỜI

      Con người sinh ở trên đời
      Chuyện này đã có từ thời xa xưa
      Sinh ra đã có tội rồi
      Một là tội nghiệp hai là tội gian

      Một tội nghiệp là điều Phật bảo
      Hai tội gian điều Chúa hiểu ngay
      Tội vì biển khổ là đời
      Gian ăn trái cấm từ đời tổ tông

      Nên thôi đừng có đèo bồng
      Vấn đề xã hội dễ mong tuyệt vời

      Con người vốn làm trời đất sợ
      Kể cả làm thiên hạ đều kinh
      Như ông Các Mác linh tinh
      Đưa ra lý thuyết giật mình thế gian

      Nên dân chủ tự do là chính
      Để con người tự chế lẫn nhau
      Còn mà tâng bốc độc tài
      Con người lại chỉ thành loài yêu ma

      Vài ý vậy thử ai phản đối
      Cứ trần tình đây sẽ xem sao
      Con người đừng có hồ đồ
      Tội gì cũng tội nghẹn ngào vậy thôi

      Nên chi cứ hỏi ông Trời
      Sinh người cốt để trên đời làm chi
      Ông Trời chỉ có cười khì
      Ta còn không biết dễ gì tụi bay

      Ừ nói thế có khi mà tốt
      Tính khiêm nhường như vậy mới hay
      Đâu như nhân thế thày lay
      Làm bao nhiêu chuyện đọa đày thế gian

      THƠ NGÀN
      (07/01/16)

Phản hồi