WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tổ chức missio và Phóng viên Không biên giới đòi tự do cho các blogger tại VN

Tổ chức Phóng viên Không biên giới Đức (Reporter ohne Grenzen ROG) và tổ chức truyền giáo missio vừa lên tiếng đòi tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý. Tối hôm qua 26/01/2016 trong một buổi Thảo luận bàn tròn tại Berlin, hai tổ chức này đã khởi động chiến dịch Thỉnh nguyện thư đòi tự do cho các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam. missio là một tổ chức truyền giáo tại Đức, Thụy Sĩ và Áo với sứ mạng hỗ trợ phổ biến đức tin, bảo trợ các chương trình giáo dục, nhân quyền, bác ái và hòa bình. missio Đức do bác sĩ Heinrich Hahn thành lập năm năm 1832 tại Aachen, thành phố mà ngày nay đặt trụ sở chính của missio Đức. Phóng viên Không biên giới Đức (Reporter ohne Grenzen) hoạt động từ 1994 và là thành viên độc lập trong tổ chức quốc tế Reporters sans frontières thành lập năm 1985 với trụ sở chính tại Paris.
Tham dự buổi Thảo luận bàn tròn tại tòa soạn báo ZEIT Online về tình trạng của blogger và tôn giáo Việt Nam có blogger Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió), ông Sven Hansen biên tập viên phụ trách Á châu của nhật báo taz và đức ông Klaus Kramer chủ tịch missio.

openpetitionfreeLy_01
Đức Ông Klaus Kramer Chủ tịch missio và Christian Mihr giám đốc Phóng viên Không biên giới Đức đã thông báo về chiến dịch truyền thông xã hội #freeLy (Tự do cho cha Lý) với Thỉnh nguyện thư kêu gọi chính quyền Đức thúc đẩy Việt Nam trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý cũng như hủy bỏ điều 258 luật hình sự, một điều luật cho phép sự đàn áp tự do ngôn luận và thông tin.

Hai ông Mihr và Kramer đồng ý với nhau rằng tự do thông tin, tự do báo chí, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo liên hệ chặt chẽ và không thể tách rời được, điển hình là ở Việt Nam. Ông Mihr nói “khi chuẩn bị chiến dịch, tôi đã rất ngạc nhiên nhận ra tỷ lệ khá cao của tín đồ công giáo trong số những blogger bị cầm tù tại Việt Nam”.

“Luật mới cho phép áp dụng một cách tùy tiện”

Theo đức ông Kramer, mặc dù mối quan hệ giữa nhà thờ và nhà nước Việt Nam đang có dấu hiệu hoà dịu nhưng các giám mục Việt Nam vẫn lo lắng rằng dự luật tôn giáo đang được bàn thảo sẽ đặt mối quan hệ giữa nhà nước với các tôn giáo trên cơ sở mới. Luật này vẫn còn đặt vấn đề là lạm dụng quyền tự do dân chủ hay tự do tôn giáo sẽ bị trừng trị, và như thế cho phép áp dụng luật một các tùy tiện. “Chúng tôi muốn nhấn mạnh điều này với tất cả những ai hoạt động để đảm bảo cho nhân quyền tại Việt Nam”, đức ông Kramer nói.

“Các blogger bị hành hung ngay trên đường phố”

Blogger Việt Bùi Thanh Hiếu chỉ ra rằng nhà chức trách Việt Nam đã thay đổi chiến thuật đối với các blogger, theo anh việc bắt giam blogger ít khi xẩy ra vì sẽ khuấy động dư luận quốc tế, điều mà chính quyền Việt Nam muốn tránh. “Bây giờ blogger bị kẻ lạ đánh ngay trên đường phố”, và chính quyền và cảnh sát sẽ nói chúng tôi không can dự gì đến việc này, ông Hiếu kể.

openpetitionfreeLy_jobo
“Tôi cảm ơn Phóng viên Không Biên giới và Missio Aachen về chiến dịch này cho cha Nguyễn Văn Lý” ông Hiếu tuyên bố. Nhưng cũng đừng quên các blogger khác, những người ít nổi tiếng hơn nhưng cũng bị đàn áp nghiêm trọng, ông Bùi Thanh Hiếu yêu cầu.

“Chính quyền Việt Nam vẫn khắc nghiệt đối với các lực xã hội dân sự và tôn giáo”

Sven Hansen, biên tập viên Á châu của nhật báo “taz” vừa trở về từ một chuyến đi Việt Nam. Ông quan sát thấy kinh tế phát triển mạnh nhưng quyền tự do dân sự thì không như vậy. Theo ông Hansen, chính quyền ở Việt Nam vẫn khắc nghiệt đối với các lực xã hội dân sự và tôn giáo, lúc nào họ cũng muốn kiểm soát chặt chẽ.

“Người Việt Nam vẫn còn rất thận trọng khi nói ra ý nghĩ của họ. Tuy nhiên các blogger bất đồng ý kiến luôn tìm được cơ hội bày tỏ quan điểm của họ hoặc khởi xướng những hành động bằng phương tiện truyền thông xã hội để chỉ trích chính quyền”. Dù muốn giữ quyền kiểm soát tất cả các ý kiến của dân chúng, nhà nước cũng bị dồn đến giới hạn của nó, ông Hansen nói.

Trong mối quan hệ với các nhà thờ ông Hansen cũng phát hiện một sự thay đổi chiến thuật tại Việt Nam, nhà cầm quyền không đàn áp tôn giáo một cách công khai. Qua cuộc gặp gỡ giữa Nguyễn Phú Trọng và cựu Giáo hoàng Biển Đức XVI năm 2013 họ muốn chứng tỏ là quan hệ với giáo hội đã hòa dịu, nhưng trong cuộc sống hàng ngày vẫn còn áp bức khi các vị đại diện của giáo hội và các tôn giáo khác không hành xử như nhà cầm quyền muốn, ông Hansen nói.

Tin và ảnh của Diễn Đàn VN 21

1 Phản hồi cho “Tổ chức missio và Phóng viên Không biên giới đòi tự do cho các blogger tại VN”

  1. Nguyễn Thi says:

    ‘TBT Trọng phải cải thiện nhân quyền’
    29 tháng 1 2016

    Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế (Amnesty International) kêu gọi ban lãnh đạo mới của Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền.

    Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII đã kết thúc, bầu lại ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư.

    Nhà nghiên cứu về Việt Nam của Ân xá Quốc tế, John Coughlan, nói nhân quyền ở Việt Nam cứ “một bước tiến thì thường lại nhiều bước lùi”.

    “Để đưa đất nước tiến lên, Tổng Bí thư phải đẩy mạnh cải tổ và bảo đảm chấm dứt xu hướng đàn áp của chính phủ trước.”

    Ông John Coughlan dẫn lại số liệu của Bộ Công an Việt Nam nói có 226 người chết khi đang bị công an tạm giữ trong ba năm tính đến tháng Chín 2014.

    Bộ Công an nói đa số các cái chết là do bệnh tật hay nguyên do tự nhiên.

    Bộ Công an cũng cho biết đã bắt và xử l‎ý 1.410 vụ liên quan 2.680 người “vi phạm an ninh quốc gia”.
    Theo ông John Coughlan, các con số này dường như không tính đến các vụ hành hung những người hoạt động nhân quyền và chỉ trích chính phủ.

    Ân xá Quốc tế cho rằng trong năm 2015, 69 người đã là nạn nhân của 36 vụ hành hung của công an hoặc người làm cho công an.

    Ông John Coughlan nói cần có cải tổ rộng khắp để chính phủ “thực thi lời hứa và cam kết luật pháp quốc tế về nhân quyền”.

Leave a Reply to Nguyễn Thi